Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trận Lam Sơn 60 - Trương Dưỡng
Từ vùng Phi Quân Sự, tiểu đoàn được xe chở về làng An Hoà, nằm cạnh bờ thành phía Tây của cổ thành Huế, các đại đội bố trí dọc theo các nhà dân từ An Hoà tới cầu Bạch Hổ.
Thiếu Tá Nguyễn Thế Nhã về làm Tiểu đoàn trưởng, Đại úy Nguyễn Đình Bảo lên Tiểu đoàn phó, Trung úy Mễ làm Đại đội trưởng Đại đội 91, Trung úy Thành là ĐĐT/ĐĐ92ND (thay thế Trung úy Đức bị thương trận DMZ vừa rồi). Các tân binh từ Sài gòn ra để bổ sung cho những tổn thất trong mặt trận ở vùng giới tuyến. Đạn dược, vũ khí, và quân dụng được tái trang bị đầy đủ. Mọi người đều lãnh 1 ngày lương khô và 3 ngày đồ ăn tươi gồm thịt heo, rau cải,...để chuẩn bị ra quân. Tiểu đoàn được lệnh sẽ tấn công vào mật khu Đồng Xuyên Mỹ Xá (quê của tướng VC Nguyễn Chí Thanh). Hành quân nầy tên là Lam Sơn 60.
Tiểu đoàn phát xuất từ cửa Đông Ba, băng qua thôn La Vân Thượng, đi theo đội hình quả trám. Đại đội 91 dẫn đầu, tiếp đến là Đại Đội 90, theo sau là ĐĐ 92. Bên cánh trái có ĐĐ 93, và sườn phải là Đại đội 94. Khoảng 10 giờ sáng, đại đội đi đầu đã đến Mục Tiêu A (xin xem sơ đồ hành quân Lam Sơn 60 đính kèm). Đây là một cái làng bề ngang khoảng 500 thước, bề dài khoảng 1500 thước, trải rộng tới sát bờ sông. Trung uý Mễ cho Trung đội 1 của Thiếu uý Miên làm mũi nhọn để tấn kích. Trách nhiệm chiếm bờ làng làm đầu cầu là Trung sĩ Của, một hạ sĩ quan tài giỏi nhất tiểu đoàn, anh đã lập nhiều chiến công trong các cuộc hành quân ở Vùng II và vùng DMZ vừa qua. Trung sĩ Của đích thân điều động 3 khinh binh đi đội hình chân vạc, bắn yểm trợ cho nhau để tiến vào mục tiêu.
Khi khinh binh đầu tiên tới gần cách bờ làng chừng 10 thước, anh nhìn thoáng thấy không có ai, nên vội vã ngoắc tay gọi toàn bộ trung đội vào. Miên không ngờ địch đã núp kỹ dưới giao thông hào, nên cứ cho trung đội tiến vô làng. Khi cách bờ làng chừng 10 thước, bỗng địch từ giao thông hào chồm lên, đồng loạt ria vào đội hình của anh. Chỉ một loạt đạn đầu mà đã gây cho trung đội Miên tổn thất gần phân nửa!
Trung sĩ Của và hai chiến sĩ khác đã hy sinh, còn Miên thì bị bắn rách tả tơi áo quần và luôn cả bao đựng băng đạn cũng bị bay mất tiêu! Anh hú hồn vội nhảy vào bờ ruộng, vừa bắn trả vừa coi mình có bị thương chỗ nào không? Quả thật mỗi người đều có số mạng riêng, nhìn anh giống như trưởng lão cái bang, vậy mà chỉ bị rách một mảnh da nhỏ ở khuỷu tay, thật là tốt số!
Vì thấy đây là một chòm nhà, nên Tr úy Mễ mới không dùng chiến thuật tiền pháo hậu xung. Nhưng bây giờ thì kẹt cứng, anh vội điều động đơn vị dàn quân lên bờ ruộng, bắn cầm chừng để yểm trợ cho trung đội của Miên. Mặt khác anh điều chỉnh súng cối 81 ly và pháo binh bắn vào mục tiêu. Thiếu tá Nhã cho lệnh ĐĐ 93 tiến lên bắn yểm trợ sườn trái cho ĐĐ 91. Địch bị hỏa lực hùng hậu từ hai mặt và bị cả pháo binh lẫn súng cối; rồi ba phi tuần khu trục và gunship nhào tới bắn ào ào. Họ không ngờ gặp phải hỏa lực hùng hậu quá sức tưởng tượng. Mới đó mà mục tiêu A muốn thành bình địa, giống như gặp phải ổ kiến lửa. Chúng vội cuốn vó chạy bán mạng về mục tiêu C và D.
Trung úy Mễ thấy tiếng súng địch đã thưa, anh bảo Trung đội của Phạm Văn Thành xung phong tiến vào bờ làng. Cả trung đội của Thành đồng loạt vừa bắn vừa hô “Xung phong” vang trời, làm những tên thương binh còn kẹt lại hoảng sợ, dơ hai tay lên cao hàng phục. Tr sĩ Trường, Tr sĩ Lương dẫn tiểu đội nhào lên chiếm lấy bờ làng, làm đầu cầu cho toàn bộ đơn vị vào thu dọn nốt mục tiêu. Th tá Nhã điều động ĐĐ 93 lên chiếm Mục Tiêu B, trong khi đó thì ĐĐ91 bố trí hướng về Mục Tiêu D chờ lệnh.
Đại đội 93 vào mục tiêu B dễ dàng, vì địch đã bị đuổi về dựa lưng ở bờ sông để gượng gạo chống cự “Ổ kiến lửa” nầy. Lúc ấy đã hơn 4 giờ chiều, phép hành binh thì kỵ nhất là “Giặc cùng chớ đuổi”, nhưng đã thấy địch mà chẳng lẽ bỏ cho chúng rút yên. Tiểu đoàn trưởng quyết định dùng pháo binh (Thiếu tá Nhã xuất thân từ pháo binh Dù) đập nát 2 mục tiêu cuối cùng, rồi cho Đại đội 91 thanh toán Mục tiêu D và Đại đội 92 đánh chiếm Mục tiêu C. Tưởng rằng pháo đã dập nát, thì có thể dễ dàng thanh toán các mục tiêu còn lại, nhưng không ngờ địch lại vẫn còn gan lỳ chống trả (có thể nào tiểu đoàn cứng đầu nầy đang liều chết bảo vệ cho Tướng VC về quê thăm thân nhân?).
Hai ĐĐ 91 và ĐĐ 92 đã nhiều lần xung phong, nhưng gặp sự kháng cự quá mạnh! Thấy trời đã ngả bóng rồi mà các binh sĩ vẫn không lên nổi, Phạm Văn Thành tức giận nói:
- Tụi bây không dám vô thì để tao!
Rồi anh nhào lên vừa bắn vừa hô “Xung phong”, binh sĩ thấy thầy mình dũng cảm quá cũng đứng lên xung phong tiến nhanh vào mục tiêu. Nhưng khi mục tiêu đã được thanh toán thì đại đội phải trả một giá quá đắt: Thiếu uý Phạm Văn Thành và một Chuẩn uý đã bị hy sinh! Tại Mục tiêu C càng thảm thiết hơn! Cũng giống như Thành, vì nóng lòng thanh toán địch cho xong trước tối. Thiếu uý Thuận Văn Chàng đã mở sẵn chốt lựu đạn, định nhào tới phóng vào giao thông hào của địch, để dọn đường cho binh sĩ chiếm vào bờ làng. Nhưng!!! Than ôi! Chàng chưa kịp tung quả lựu đạn, thì bị một viên CKC bắn trúng đầu, khiến anh chết mà tay còn nắm chặc quả lựu đạn đã tháo chốt an toàn. Cả thân hình anh đè lên trái lựu đạn vẫn còn chưa nổ!
Buồn ơi là buồn! Hai đứa bạn đồng khóa của tôi đã cùng hy sinh trong một một buổi chiều ảm đạm!!! Chàng và Thành là hai đứa hiền lành nhất trong 16 thiếu úy cùng khóa 20 ở Tiểu Đoàn 9 Dù nầy. Có lần Thành dẫn tôi lại nhà ba má nó, ở cư xá nằm trong khuôn viên dinh Độc Lập (có lẽ ba của Thành làm nhân viên hoặc quân nhân gác Phủ Tổng Thống). Ba má Thành là người Bắc di cư và rất hiền từ, ông bà rất sốt sắng, đối xử với bạn của con mình thật tử tế và cởi mở.
Còn Thuận Văn Chàng, như đã nói, là một người rất thông minh, hiền lành, ăn nói nhẹ nhàng giống ca sĩ Chế Linh vậy, chúng tôi ai cũng mến anh vì đức tính hết sức hòa nhã đó. Nhưng không ngờ khi ra trận mạc, anh thật là dũng mãnh, lúc nào cũng tiến lên như để che chở cho thuộc cấp, sợ họ xung phong trước sẽ gặp nguy hiểm.
Chàng có một hoài bảo rất lớn, theo lời người yêu duy nhất của anh, nử sĩ Trần Thị Bông Giấy kể (trong quyển Nhật Nguyệt Buồn Như Nhau II) qua chuyện đối thoại giữa người anh cả và Thuận Văn Chàng như sau:
- Tại sao mầy bỏ học đi lính?
- Thứ nhất, nhà tao nghèo quá. Thứ hai, có một lẽ quan trọng như một mối tâm huyết từ bé tao đã cưu mang: “Khôi phục lại đất Chàm”.
- Mầy có nghĩ đó là một điều khó thực hiện?
Chàng suy nghĩ một lúc, rồi nói:
- Tao biết! Nhưng tao quyết không thay đổi. Giờ đây, chỉ gia nhập binh chủng Nhảy Dù mới mong lên Tướng. Nếu không có quân trong tay, làm sao thi hành được ước vọng riêng ?
Tiếng đàn guitare lại vang lên một đoạn nhạc buồn, Chàng ngưng tay đàn nói giọng trầm trầm:
- Đúng! Tao vẫn biết khôi phục đất Chàm không phải là điều dễ dàng thực hiện. Nhưng, từ hàng trăm năm qua, dân tộc tao chìm đắm quá sâu trong khốn khổ. Người dân xứ tao phải chịu sống kiếp tha hương ngay chính cái nơi đã chôn nhau cắt rốn. Tao may mắn được ăn học đàng hoàng, kiếm ra đồng tiền bằng sự hiểu biết của mình. Nhưng còn vô số những người mù chữ, bao người lớn, con nít hằng ngày không biết lấy gì mà ăn, hằng đêm không đủ tấm chăng đấp cho ấ bụng?
Qua giọng nói anh, nghe ra một nỗi u trầm đặc biệt, cát u trầm trong các điệu nhạc người Hời, mà trong tiếng hát lúc nào cũng pha niềm thống hận hoài cố hương của dân tộc Chàm.
Anh tiếp:
- Mầy là bạn chí cốt của tao, hẳn cũng hiểu sở dĩ tao đạt được thành quả dẫn đầu trong suốt nhiều năm còn đi học là bởi tao có con đường riêng, không dám chút nào xao lãng. Bây giờ việc lao vào Nhảy Dù cũng không ra ngoài cái chí ấy. Nay chí chưa tròn, công danh chưa đạt, Thuận Văn Chàng (đọc trại như Chàm chăng?) đã chôn vùi hoài bảo lớn lao của mình tại đây!!!
Trên đường rút quân về, lòng tôi buồn rười rượi, miệng cứ lẩm bẩm ca khẻ bài hát buồn :
“ Một ngày, ngày đã qua! Ôi một ngày, ngày chóng qua!”
“ Một chiều,.... một ngày ..... không còn nữa, đã trôi qua
...... không còn gì!”
“ Ôi chinh chiến .... đã mang đi .... bạn bè!!!”
“ Ngựa hồng đã mỏi gót, chết trên đồi quê hương!!”
Bạn bè trong thời buổi chinh chiến là chuyện bạn bè sát cánh bên nhau, sớm còn chiều mất! Sắt đá cũng đổ lệ! Núi rừng cũng để tang! Mười sáu thiếu úy khóa 20 Đà Lạt về TĐ9ND tính từ ngày ra trường đến Tết Mậu Thân thì đúng 2 năm 2 tháng, mà hy sinh hết 6 bạn (Phương, Thành, Lộc, Đại, Chàng, và Hổ)!!!
Trận Lam Sơn 60 nầy thật là thảm thiết nhất trong các trận mà tôi đã tham dự từ ngày trình diện bổ sung cho tiểu đoàn. Mặc dù đơn vị tịch thu hằng trăm súng và được tặng thưởng rất nhiều huy chương và cấp bậc, nhưng phải trả một giá rất đắt: có tới 4 sĩ quan và một số binh sĩ hy sinh!!! Cuộc hành trình của Tiểu đoàn 9 Dù kỳ nầy, chưa đầy hai tháng mà đã tham gia tới hai trận đánh lớn và tổn thất quá nhiều sĩ quan. Trong đó có cố Trung tá Lê Văn Huệ, vị tiểu đoàn trưởng khả kính, hai người bạn đồng khoá thân thương của tôi! Mới một năm rưởi mà đã xảy ra rất nhiều chuyện buồn thảm.
Tôi ra trường vào thời kỳ cuộc chiến bắt đầu sôi động, mỗi ngày mỗi thêm ác liệt. Vì vậy những trận chiến sau mà tôi sắp kể sẽ còn hung hiểm và gay go hơn nhiều!
Trương Dưỡng
( Tân Sơn Hòa chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trận Lam Sơn 60 - Trương Dưỡng
Từ vùng Phi Quân Sự, tiểu đoàn được xe chở về làng An Hoà, nằm cạnh bờ thành phía Tây của cổ thành Huế, các đại đội bố trí dọc theo các nhà dân từ An Hoà tới cầu Bạch Hổ.
Thiếu Tá Nguyễn Thế Nhã về làm Tiểu đoàn trưởng, Đại úy Nguyễn Đình Bảo lên Tiểu đoàn phó, Trung úy Mễ làm Đại đội trưởng Đại đội 91, Trung úy Thành là ĐĐT/ĐĐ92ND (thay thế Trung úy Đức bị thương trận DMZ vừa rồi). Các tân binh từ Sài gòn ra để bổ sung cho những tổn thất trong mặt trận ở vùng giới tuyến. Đạn dược, vũ khí, và quân dụng được tái trang bị đầy đủ. Mọi người đều lãnh 1 ngày lương khô và 3 ngày đồ ăn tươi gồm thịt heo, rau cải,...để chuẩn bị ra quân. Tiểu đoàn được lệnh sẽ tấn công vào mật khu Đồng Xuyên Mỹ Xá (quê của tướng VC Nguyễn Chí Thanh). Hành quân nầy tên là Lam Sơn 60.
Tiểu đoàn phát xuất từ cửa Đông Ba, băng qua thôn La Vân Thượng, đi theo đội hình quả trám. Đại đội 91 dẫn đầu, tiếp đến là Đại Đội 90, theo sau là ĐĐ 92. Bên cánh trái có ĐĐ 93, và sườn phải là Đại đội 94. Khoảng 10 giờ sáng, đại đội đi đầu đã đến Mục Tiêu A (xin xem sơ đồ hành quân Lam Sơn 60 đính kèm). Đây là một cái làng bề ngang khoảng 500 thước, bề dài khoảng 1500 thước, trải rộng tới sát bờ sông. Trung uý Mễ cho Trung đội 1 của Thiếu uý Miên làm mũi nhọn để tấn kích. Trách nhiệm chiếm bờ làng làm đầu cầu là Trung sĩ Của, một hạ sĩ quan tài giỏi nhất tiểu đoàn, anh đã lập nhiều chiến công trong các cuộc hành quân ở Vùng II và vùng DMZ vừa qua. Trung sĩ Của đích thân điều động 3 khinh binh đi đội hình chân vạc, bắn yểm trợ cho nhau để tiến vào mục tiêu.
Khi khinh binh đầu tiên tới gần cách bờ làng chừng 10 thước, anh nhìn thoáng thấy không có ai, nên vội vã ngoắc tay gọi toàn bộ trung đội vào. Miên không ngờ địch đã núp kỹ dưới giao thông hào, nên cứ cho trung đội tiến vô làng. Khi cách bờ làng chừng 10 thước, bỗng địch từ giao thông hào chồm lên, đồng loạt ria vào đội hình của anh. Chỉ một loạt đạn đầu mà đã gây cho trung đội Miên tổn thất gần phân nửa!
Trung sĩ Của và hai chiến sĩ khác đã hy sinh, còn Miên thì bị bắn rách tả tơi áo quần và luôn cả bao đựng băng đạn cũng bị bay mất tiêu! Anh hú hồn vội nhảy vào bờ ruộng, vừa bắn trả vừa coi mình có bị thương chỗ nào không? Quả thật mỗi người đều có số mạng riêng, nhìn anh giống như trưởng lão cái bang, vậy mà chỉ bị rách một mảnh da nhỏ ở khuỷu tay, thật là tốt số!
Vì thấy đây là một chòm nhà, nên Tr úy Mễ mới không dùng chiến thuật tiền pháo hậu xung. Nhưng bây giờ thì kẹt cứng, anh vội điều động đơn vị dàn quân lên bờ ruộng, bắn cầm chừng để yểm trợ cho trung đội của Miên. Mặt khác anh điều chỉnh súng cối 81 ly và pháo binh bắn vào mục tiêu. Thiếu tá Nhã cho lệnh ĐĐ 93 tiến lên bắn yểm trợ sườn trái cho ĐĐ 91. Địch bị hỏa lực hùng hậu từ hai mặt và bị cả pháo binh lẫn súng cối; rồi ba phi tuần khu trục và gunship nhào tới bắn ào ào. Họ không ngờ gặp phải hỏa lực hùng hậu quá sức tưởng tượng. Mới đó mà mục tiêu A muốn thành bình địa, giống như gặp phải ổ kiến lửa. Chúng vội cuốn vó chạy bán mạng về mục tiêu C và D.
Trung úy Mễ thấy tiếng súng địch đã thưa, anh bảo Trung đội của Phạm Văn Thành xung phong tiến vào bờ làng. Cả trung đội của Thành đồng loạt vừa bắn vừa hô “Xung phong” vang trời, làm những tên thương binh còn kẹt lại hoảng sợ, dơ hai tay lên cao hàng phục. Tr sĩ Trường, Tr sĩ Lương dẫn tiểu đội nhào lên chiếm lấy bờ làng, làm đầu cầu cho toàn bộ đơn vị vào thu dọn nốt mục tiêu. Th tá Nhã điều động ĐĐ 93 lên chiếm Mục Tiêu B, trong khi đó thì ĐĐ91 bố trí hướng về Mục Tiêu D chờ lệnh.
Đại đội 93 vào mục tiêu B dễ dàng, vì địch đã bị đuổi về dựa lưng ở bờ sông để gượng gạo chống cự “Ổ kiến lửa” nầy. Lúc ấy đã hơn 4 giờ chiều, phép hành binh thì kỵ nhất là “Giặc cùng chớ đuổi”, nhưng đã thấy địch mà chẳng lẽ bỏ cho chúng rút yên. Tiểu đoàn trưởng quyết định dùng pháo binh (Thiếu tá Nhã xuất thân từ pháo binh Dù) đập nát 2 mục tiêu cuối cùng, rồi cho Đại đội 91 thanh toán Mục tiêu D và Đại đội 92 đánh chiếm Mục tiêu C. Tưởng rằng pháo đã dập nát, thì có thể dễ dàng thanh toán các mục tiêu còn lại, nhưng không ngờ địch lại vẫn còn gan lỳ chống trả (có thể nào tiểu đoàn cứng đầu nầy đang liều chết bảo vệ cho Tướng VC về quê thăm thân nhân?).
Hai ĐĐ 91 và ĐĐ 92 đã nhiều lần xung phong, nhưng gặp sự kháng cự quá mạnh! Thấy trời đã ngả bóng rồi mà các binh sĩ vẫn không lên nổi, Phạm Văn Thành tức giận nói:
- Tụi bây không dám vô thì để tao!
Rồi anh nhào lên vừa bắn vừa hô “Xung phong”, binh sĩ thấy thầy mình dũng cảm quá cũng đứng lên xung phong tiến nhanh vào mục tiêu. Nhưng khi mục tiêu đã được thanh toán thì đại đội phải trả một giá quá đắt: Thiếu uý Phạm Văn Thành và một Chuẩn uý đã bị hy sinh! Tại Mục tiêu C càng thảm thiết hơn! Cũng giống như Thành, vì nóng lòng thanh toán địch cho xong trước tối. Thiếu uý Thuận Văn Chàng đã mở sẵn chốt lựu đạn, định nhào tới phóng vào giao thông hào của địch, để dọn đường cho binh sĩ chiếm vào bờ làng. Nhưng!!! Than ôi! Chàng chưa kịp tung quả lựu đạn, thì bị một viên CKC bắn trúng đầu, khiến anh chết mà tay còn nắm chặc quả lựu đạn đã tháo chốt an toàn. Cả thân hình anh đè lên trái lựu đạn vẫn còn chưa nổ!
Buồn ơi là buồn! Hai đứa bạn đồng khóa của tôi đã cùng hy sinh trong một một buổi chiều ảm đạm!!! Chàng và Thành là hai đứa hiền lành nhất trong 16 thiếu úy cùng khóa 20 ở Tiểu Đoàn 9 Dù nầy. Có lần Thành dẫn tôi lại nhà ba má nó, ở cư xá nằm trong khuôn viên dinh Độc Lập (có lẽ ba của Thành làm nhân viên hoặc quân nhân gác Phủ Tổng Thống). Ba má Thành là người Bắc di cư và rất hiền từ, ông bà rất sốt sắng, đối xử với bạn của con mình thật tử tế và cởi mở.
Còn Thuận Văn Chàng, như đã nói, là một người rất thông minh, hiền lành, ăn nói nhẹ nhàng giống ca sĩ Chế Linh vậy, chúng tôi ai cũng mến anh vì đức tính hết sức hòa nhã đó. Nhưng không ngờ khi ra trận mạc, anh thật là dũng mãnh, lúc nào cũng tiến lên như để che chở cho thuộc cấp, sợ họ xung phong trước sẽ gặp nguy hiểm.
Chàng có một hoài bảo rất lớn, theo lời người yêu duy nhất của anh, nử sĩ Trần Thị Bông Giấy kể (trong quyển Nhật Nguyệt Buồn Như Nhau II) qua chuyện đối thoại giữa người anh cả và Thuận Văn Chàng như sau:
- Tại sao mầy bỏ học đi lính?
- Thứ nhất, nhà tao nghèo quá. Thứ hai, có một lẽ quan trọng như một mối tâm huyết từ bé tao đã cưu mang: “Khôi phục lại đất Chàm”.
- Mầy có nghĩ đó là một điều khó thực hiện?
Chàng suy nghĩ một lúc, rồi nói:
- Tao biết! Nhưng tao quyết không thay đổi. Giờ đây, chỉ gia nhập binh chủng Nhảy Dù mới mong lên Tướng. Nếu không có quân trong tay, làm sao thi hành được ước vọng riêng ?
Tiếng đàn guitare lại vang lên một đoạn nhạc buồn, Chàng ngưng tay đàn nói giọng trầm trầm:
- Đúng! Tao vẫn biết khôi phục đất Chàm không phải là điều dễ dàng thực hiện. Nhưng, từ hàng trăm năm qua, dân tộc tao chìm đắm quá sâu trong khốn khổ. Người dân xứ tao phải chịu sống kiếp tha hương ngay chính cái nơi đã chôn nhau cắt rốn. Tao may mắn được ăn học đàng hoàng, kiếm ra đồng tiền bằng sự hiểu biết của mình. Nhưng còn vô số những người mù chữ, bao người lớn, con nít hằng ngày không biết lấy gì mà ăn, hằng đêm không đủ tấm chăng đấp cho ấ bụng?
Qua giọng nói anh, nghe ra một nỗi u trầm đặc biệt, cát u trầm trong các điệu nhạc người Hời, mà trong tiếng hát lúc nào cũng pha niềm thống hận hoài cố hương của dân tộc Chàm.
Anh tiếp:
- Mầy là bạn chí cốt của tao, hẳn cũng hiểu sở dĩ tao đạt được thành quả dẫn đầu trong suốt nhiều năm còn đi học là bởi tao có con đường riêng, không dám chút nào xao lãng. Bây giờ việc lao vào Nhảy Dù cũng không ra ngoài cái chí ấy. Nay chí chưa tròn, công danh chưa đạt, Thuận Văn Chàng (đọc trại như Chàm chăng?) đã chôn vùi hoài bảo lớn lao của mình tại đây!!!
Trên đường rút quân về, lòng tôi buồn rười rượi, miệng cứ lẩm bẩm ca khẻ bài hát buồn :
“ Một ngày, ngày đã qua! Ôi một ngày, ngày chóng qua!”
“ Một chiều,.... một ngày ..... không còn nữa, đã trôi qua
...... không còn gì!”
“ Ôi chinh chiến .... đã mang đi .... bạn bè!!!”
“ Ngựa hồng đã mỏi gót, chết trên đồi quê hương!!”
Bạn bè trong thời buổi chinh chiến là chuyện bạn bè sát cánh bên nhau, sớm còn chiều mất! Sắt đá cũng đổ lệ! Núi rừng cũng để tang! Mười sáu thiếu úy khóa 20 Đà Lạt về TĐ9ND tính từ ngày ra trường đến Tết Mậu Thân thì đúng 2 năm 2 tháng, mà hy sinh hết 6 bạn (Phương, Thành, Lộc, Đại, Chàng, và Hổ)!!!
Trận Lam Sơn 60 nầy thật là thảm thiết nhất trong các trận mà tôi đã tham dự từ ngày trình diện bổ sung cho tiểu đoàn. Mặc dù đơn vị tịch thu hằng trăm súng và được tặng thưởng rất nhiều huy chương và cấp bậc, nhưng phải trả một giá rất đắt: có tới 4 sĩ quan và một số binh sĩ hy sinh!!! Cuộc hành trình của Tiểu đoàn 9 Dù kỳ nầy, chưa đầy hai tháng mà đã tham gia tới hai trận đánh lớn và tổn thất quá nhiều sĩ quan. Trong đó có cố Trung tá Lê Văn Huệ, vị tiểu đoàn trưởng khả kính, hai người bạn đồng khoá thân thương của tôi! Mới một năm rưởi mà đã xảy ra rất nhiều chuyện buồn thảm.
Tôi ra trường vào thời kỳ cuộc chiến bắt đầu sôi động, mỗi ngày mỗi thêm ác liệt. Vì vậy những trận chiến sau mà tôi sắp kể sẽ còn hung hiểm và gay go hơn nhiều!
Trương Dưỡng
( Tân Sơn Hòa chuyển )