Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trận Tân Châu Hồng Ngự ( Từ ngày 2 đến 4 Tháng 3 năm 1964 )
Lực lượng bạn :
Lữ Đoàn Nhảy Dù do Đại Tá Cao Văn Viên làm Tư Lệnh tham chiến với 2 Tiểu Đoàn.
- TĐ1ND, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Đoàn Văn Nu, TĐP là Đại Úy Lê Văn Đặng.
- TĐ8ND, TĐT là Đại Úy Trần Văn Hai. TĐP là Đại Úy Đào Văn Hùng.
- Chi Đoàn Chiến Xa do Đại Úy Lý Tòng Bá làm Chi Đoàn Trưởng.
Lực lượng địch :
Trung Đoàn Z14 Việt cộng gồm Tiểu Đoàn 502 và các đơn vị địa phương tập trung tại biên giới Miên Việt, khu vực Tân Châu Hồng Ngự. để tấn chiếm vùng đất chiến lược nầy.
Hồng Ngự là một quận lỵ cực Bắc của tỉnh Kiến Phong, nằm trên bờ Đông của Sông Cửu Long. Chỉ có một con đường bộ duy nhất nối liền với tỉnh lỵ Cao Lãnh, xuyên qua kinh Đồng Tiến và quận Kiến Văn. Đối diện với quận lỵ là cù lao Long Khánh trù phú, dân cư đông đúc với những vườn cây trái xum xuê, rậm rạp. Đặc biệt, mỏm Bắc của Cù Lao là vùng đất bồi do phù sa của Sông Cửu Long tích tụ lâu đời. Trên đầu doi này có một ngôi đình cổ Long Khánh không biết được xây cất từ bao giờ tọa lạc trên một thế đất cao như một ngọn đồi. Từ ngôi đình cổ hoang vắng, người ta có thể quan sát được một vùng sông nước mênh mông bát ngát với những bờ sông cát trắng, nước trong xanh, phong cảnh hùng vĩ hữu tình tuyệt đẹp.
Ranh giới của quận Hồng Ngự về phía Bắc và Đông Bắc là vùng biên giới Miên-Việt, chạy dài tới tận tiền đồn biên phòng Cái Cái giáp ranh tỉnh Kiến Tường (Mộc Hóa). Phía Tây là sông Cửu Long giáp quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang (Long Xuyên). Về phía Tây Bắc, nằm trên bờ Tây của sông Cửu Long chỉ cách Hồng Ngự chừng 5, 6 cây số là quận Tân Châu cũng thuộc tỉnh An Giang. Tại Tân Châu có một đơn vị Hải Quân là Giang Đoàn 58 Tuần Thám trấn đóng, Phía Nam giáp kinh Đồng Tiến với khu vực Phước Xuyên trong vùng Đồng Tháp Mười nổi tiếng chạy dài tới quận Mỹ An.
Hồng Ngự chiếm địa thế quan trọng nằm ngay yết hầu thủy lộ sông Cửu Long và chặn đường xâm nhập của Cộng Quân từ Cam Bốt tràn xuống. Vì vậy Quân Lực VNCH đã thiết lập Trại LLĐB A432 tại Thường Thới nằm tại phía Bắc của cù lao Long Khánh để quan sát dọc ven sông và vùng biên giới nhằm phát hiện và ngăn chặn mọi di chuyển của địch quân. ( Trại LLĐB A432 tại Thường Thới do Thiếu Tá Phạm Công Danh làm Chỉ Huy Trưởng; Trại có ba Đại Đội Biệt Kích giữ nhiệm vụ biên phòng, một trong 3 Đại Đội Trưởng là Nguyễn Duy Thanh sau nầy là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Địa Phương Quân 543 nổi tiếng của Biệt Khu 44)
Vào khoảng tháng 3 năm 1964, chiến cuộc tại Miền Nam Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động sau cuộc chạm súng với Cộng Quân tại Âp Bắc vào năm 1963. Bên quốc gia láng giềng Cam Bốt, Cộng Sản Bắc Việt đã lập nhiều căn cứ trong nội địa Cam Bốt và tập trung một số đơn vị chủ lực để tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Theo tin tức tình báo và sự ghi nhận của đơn vị lực lượng đặc biệt A432 tại Thường Thới, Quận Hồng Ngự, thì Cộng quân đã điều động lực lượng chủ lực cấp Trung đoàn Z14 tại Giồng Bàn sát biên giới Miên Việt. Cộng quân đã đào giao thông hào trên 10 km để di chuyển từ “Cồn Bà Ca” Bến Đình dọc theo lằn ranh biên giới đến tận Rạch Hồng Ngự nhằm che mắt quan sat của quân lực VNCH, quyết tâm dành quyền kiểm soát khu vực có tầm mức chiến lược quan yếu này để củng cố các trục xâm nhập vào Việt Nam.
Để truy lùng lực lượng nầy của cộng sản, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH gấp rút điều động một Chiến Đoàn đặc nhiệm gồm Lữ Đoàn Nhảy Dù với 2 Tiểu Đoàn 1 và 8 ND cùng với giang đoàn 22 xung kích, Giang pháo Hạm Thiên Kích 329 và một Chi Đoàn Thiết Vận Xa M113 do Đại Tá Cao Văn Viên, Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù trực tiếp chỉ huy khởi động cuộc hành quân quy mô vào đầu tháng 3/1964.
Cuộc hành quân được giữ bí mật đặc biệt, các quân nhân tham chiến không được mang bất cứ giấy tờ tùy thân gì liên quan đến QLVNCH. Mục tiêu của cuộc hành quân phía bên kia biên giới, Chiến Đoàn được lịnh đánh bọc hậu địch quân và trở về trước 8.00 giờ sáng. Cộng quân thường lợi dụng luật Quốc Tế về đường biên giới, ẩn núp để tấn công Quân Đội VNCH rồi rút trốn sang lảnh thổ Campuchia như một nơi an toàn bất khả xâm phạm.
Ngày 2/3/1964 để đánh lạc hướng tình báo địch, các đơn vị Nhảy Dù được xuống tàu tại Mỹ Tho được Giang Pháo Hạm 329 và lực lượng Hải Quân xung kích chuyển vận 2 ngày một đêm tới đổ quân tại Trại lực lượng Đặc Biệt Thường Thới ở phía Bắc của thị trấn Tân Châu. Tại đây, LLĐB cung cấp một Tổ Thám Sát hướng dẩn lộ trình.
Đổ quân xong khoảng 8.00 giờ đêm ngày 3/3/1964, trời tối đen, phải di chuyển ngay đến mục tiêu. Tiểu Đoàn 1 ND được lịnh đi đầu, BCH Lữ Đoàn đi với TĐ1ND.Tiểu Đoàn 8ND đi bọc hậu. Tất cả đơn vị đều được lấy hướng đi tiêu chuẩn theo địa bàn, giới hạn tối đa ánh sáng, tiếng động và ước lượng đến 5.00 giờ sáng sẽ tới mục tiêu rồi dàn đội hình tác chiến tấn công, thanh toán mục tiêu trước khi mặt trời mọc.
Đến 5.00 giờ sáng ngày 4/3/1964 mà đơn vị dẩn đầu chưa tới mục tiêu chỉ định. Đại Tá Tư Lệnh Lữ Đoàn cho lệnh các đơn vị dừng quân và bố trí cho các anh em binh sỉ nghỉ ngơi chờ sáng.
Đến khi trời sáng dần, để khỏi bị lộ, Đại Tá LĐT cho lệnh hủy bỏ cuộc tấn công và các đơn vị dàn đội hính chuẩn bị lui binh, TĐ1ND vẫn giữ nhiệm vụ đi đầu và xoay về hướng Đông Nam trở về biên giới Việt Nam.
Khi các chiến sỉ Dù vừa chuẩn bi đội hình di chuyển xong. Bổng nhiên từ hướng Đông Bắc, ở rặng cây xanh cách vị trí dừng quân chưa tới 100 m (Giồng Ổ Quạ), địch quân vừa phát hiện được sự hiện diện của quân ta và khai hỏa dữ dội. Một quả đạn 57 ly trúng vào BCH Hành Quân và BCH/Tiểu Đoàn 1, Đại Tá Chiến Đoàn Trưởng bị thương ở cánh tay phải, Đại Úy Nguyễn Minh Tiến, Sĩ Quan Hành Quân bị thương nặng gảy xương chân và mù một mắt, Cố Vấn Trưởng của Tiểu Đoàn 1ND là Đại Úy Mc Cathy và Binh I Trần Văn Đức thuộc đơn vị Công Binh Nhảy Dù bị tử thương ngay tức khắc.
Trước tình thế nguy hiểm, không một chút nao núng, Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng điều động chiến đoàn phản công quyết liệt, Tất cả chiến binh Nhảy Dù dàn đội hình nhắm hướng vị trí địch quân xung phong. Tiếng hô xung phong, tiếng đạn reo xé gió, đoàn quân mủ đỏ tiến như nước vở bờ, áp đảo tinh thần quân địch. Trong khoảnh khắc lực lượng Nhảy Dù đã tràn ngập phòng tuyến của đối phương. Cộng quân bỏ chạy tán loạn.
Khởi đầu, Đại Đội 13/TĐ1ND ( sau nầy đổi lại là ĐĐ15) chiếm đuợc đầu giao thông hào phía Đông của địch quân, Khẩu đại liên 30 bắt đầu khai hỏa khoá mồm các họng súng dưới chiến hào , địch quân hoảng loạn bỏ chạy. Các đơn vị Nhảy Dù khác nương theo đó tấn chiếm chiến hào của địch.
Sau đó, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù cùng Chi Đoàn Thiết Vận Xa M113 bọc hậu sang phía tay phải để chận đường lui binh của địch. Sau hai giờ giao tranh, Chiến Đoàn Nhảy Dù kiểm soát chiến trường, địch quân rút chạy về phía bên kia biên giới và bỏ lại trên 60 xác, một số vũ khí đủ loại kể cả một đại bác 57 ly và khoảng 20 thủy lôi. Nhảy Dù có 9 quân nhân hy sinh kể cả viên cố vấn Mỹ, 15 bị thương trong đó có Đại Tá Tư Lệnh Lữ Đoàn và Đại Úy Nguyễn Minh Tiến. Sau đó chiến đoàn đặc nhiệm thu dọn chiến trường và rút nhanh về bên nầy biên giới. Các thương binh được đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa, trong số đó có Đại Tá Cao Văn Viên, Chiến Đoàn Trưởng. Riêng TĐ8ND được duy trì ở lại để tiếp tục hành quân truy lùng tàn quân Cộng Sản trong vùng đến gần một tháng sau mới trở về hậu cứ.
Chiều ngày hôm sau Trung Tướng Nguyễn Khánh với chức vụ Quốc Trưởng và Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng đến tận giường bệnh trao gắng cấp bậc Thiếu Tướng, đặc cách mặt trận cho Đại Tá Cao Văn Viên. và một thời gian ngắn sau đó Tướng Viên bàn giao nhiệm vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù cho Trung Tá Dư Quốc Đống để nhận nhiệm vụ khác.
Tài Liệu Tham Khảo :
- Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù của La Trịnh Tường trên trang nhà www.nhaydu.com.
- Hồi ký Đôi Dòng Ghi Nhớ của Phạm Bá Hoa, nxb Ngày Nay ấn bản lần thứ 4 năm 2007.
- Giang Ðoàn 26 Xung Phong Tại Chiến Trường Tân Châu - Hồng Ngự (Phần 2) của Trần Ðỗ Cẩm trên trang nhà vietnam.ictglobal.net.
- Lời tường thuật của Thiếu Tá Nguyễn Duy Thanh Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 543ĐPQ/Đặc Khu 44.
- Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND
Đại Úy Võ Trung Tín
Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933
Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót vì vấn đề thời gian đã trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Email: votrungtin@hotmail.com
Đại Tá CAO-VĂN-VIÊN Tư Lệnh Liên Đòan Nhẩy Dù và Trung Tá J.H. HAYES, Cố Vấn Trưởng
trên Quân Vận Đỉnh của Hải Đòan 22 Xung Phong tiến ra vùng hành quân
Đại Tá CAO-VĂN-VIÊN bị thương cùng với Trung Tá HAYES đang ngồi tại mặt trận
sau khi đã tiến chiếm mục tiêu .( Hình ảnh do cựu Trung Úy J.G. Campbell cung cấp )
Trung Sĩ QUÍ và Trung Sĩ Nhất TRẦM ( Ban 2 / TĐ1ND ) Đang thu dọn chiến trường ( thủy lôi của V.C )
Đại Úy TOM MC.CARTHY Cố vấn Tiểu Đòan 1 Nhẩy Dù đang nằm nghĩ ngơi trên Quân vận đỉnh
trên đường ra vùng hành quân ( đã anh dũng hy sinh khi tấn chiếm vào mục tiêu )
http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TanChauHongNgu.htm
Sinh Tồn chuyểnBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trận Tân Châu Hồng Ngự ( Từ ngày 2 đến 4 Tháng 3 năm 1964 )
Lực lượng bạn :
Lữ Đoàn Nhảy Dù do Đại Tá Cao Văn Viên làm Tư Lệnh tham chiến với 2 Tiểu Đoàn.
- TĐ1ND, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Đoàn Văn Nu, TĐP là Đại Úy Lê Văn Đặng.
- TĐ8ND, TĐT là Đại Úy Trần Văn Hai. TĐP là Đại Úy Đào Văn Hùng.
- Chi Đoàn Chiến Xa do Đại Úy Lý Tòng Bá làm Chi Đoàn Trưởng.
Lực lượng địch :
Trung Đoàn Z14 Việt cộng gồm Tiểu Đoàn 502 và các đơn vị địa phương tập trung tại biên giới Miên Việt, khu vực Tân Châu Hồng Ngự. để tấn chiếm vùng đất chiến lược nầy.
Hồng Ngự là một quận lỵ cực Bắc của tỉnh Kiến Phong, nằm trên bờ Đông của Sông Cửu Long. Chỉ có một con đường bộ duy nhất nối liền với tỉnh lỵ Cao Lãnh, xuyên qua kinh Đồng Tiến và quận Kiến Văn. Đối diện với quận lỵ là cù lao Long Khánh trù phú, dân cư đông đúc với những vườn cây trái xum xuê, rậm rạp. Đặc biệt, mỏm Bắc của Cù Lao là vùng đất bồi do phù sa của Sông Cửu Long tích tụ lâu đời. Trên đầu doi này có một ngôi đình cổ Long Khánh không biết được xây cất từ bao giờ tọa lạc trên một thế đất cao như một ngọn đồi. Từ ngôi đình cổ hoang vắng, người ta có thể quan sát được một vùng sông nước mênh mông bát ngát với những bờ sông cát trắng, nước trong xanh, phong cảnh hùng vĩ hữu tình tuyệt đẹp.
Ranh giới của quận Hồng Ngự về phía Bắc và Đông Bắc là vùng biên giới Miên-Việt, chạy dài tới tận tiền đồn biên phòng Cái Cái giáp ranh tỉnh Kiến Tường (Mộc Hóa). Phía Tây là sông Cửu Long giáp quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang (Long Xuyên). Về phía Tây Bắc, nằm trên bờ Tây của sông Cửu Long chỉ cách Hồng Ngự chừng 5, 6 cây số là quận Tân Châu cũng thuộc tỉnh An Giang. Tại Tân Châu có một đơn vị Hải Quân là Giang Đoàn 58 Tuần Thám trấn đóng, Phía Nam giáp kinh Đồng Tiến với khu vực Phước Xuyên trong vùng Đồng Tháp Mười nổi tiếng chạy dài tới quận Mỹ An.
Hồng Ngự chiếm địa thế quan trọng nằm ngay yết hầu thủy lộ sông Cửu Long và chặn đường xâm nhập của Cộng Quân từ Cam Bốt tràn xuống. Vì vậy Quân Lực VNCH đã thiết lập Trại LLĐB A432 tại Thường Thới nằm tại phía Bắc của cù lao Long Khánh để quan sát dọc ven sông và vùng biên giới nhằm phát hiện và ngăn chặn mọi di chuyển của địch quân. ( Trại LLĐB A432 tại Thường Thới do Thiếu Tá Phạm Công Danh làm Chỉ Huy Trưởng; Trại có ba Đại Đội Biệt Kích giữ nhiệm vụ biên phòng, một trong 3 Đại Đội Trưởng là Nguyễn Duy Thanh sau nầy là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Địa Phương Quân 543 nổi tiếng của Biệt Khu 44)
Vào khoảng tháng 3 năm 1964, chiến cuộc tại Miền Nam Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động sau cuộc chạm súng với Cộng Quân tại Âp Bắc vào năm 1963. Bên quốc gia láng giềng Cam Bốt, Cộng Sản Bắc Việt đã lập nhiều căn cứ trong nội địa Cam Bốt và tập trung một số đơn vị chủ lực để tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Theo tin tức tình báo và sự ghi nhận của đơn vị lực lượng đặc biệt A432 tại Thường Thới, Quận Hồng Ngự, thì Cộng quân đã điều động lực lượng chủ lực cấp Trung đoàn Z14 tại Giồng Bàn sát biên giới Miên Việt. Cộng quân đã đào giao thông hào trên 10 km để di chuyển từ “Cồn Bà Ca” Bến Đình dọc theo lằn ranh biên giới đến tận Rạch Hồng Ngự nhằm che mắt quan sat của quân lực VNCH, quyết tâm dành quyền kiểm soát khu vực có tầm mức chiến lược quan yếu này để củng cố các trục xâm nhập vào Việt Nam.
Để truy lùng lực lượng nầy của cộng sản, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH gấp rút điều động một Chiến Đoàn đặc nhiệm gồm Lữ Đoàn Nhảy Dù với 2 Tiểu Đoàn 1 và 8 ND cùng với giang đoàn 22 xung kích, Giang pháo Hạm Thiên Kích 329 và một Chi Đoàn Thiết Vận Xa M113 do Đại Tá Cao Văn Viên, Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù trực tiếp chỉ huy khởi động cuộc hành quân quy mô vào đầu tháng 3/1964.
Cuộc hành quân được giữ bí mật đặc biệt, các quân nhân tham chiến không được mang bất cứ giấy tờ tùy thân gì liên quan đến QLVNCH. Mục tiêu của cuộc hành quân phía bên kia biên giới, Chiến Đoàn được lịnh đánh bọc hậu địch quân và trở về trước 8.00 giờ sáng. Cộng quân thường lợi dụng luật Quốc Tế về đường biên giới, ẩn núp để tấn công Quân Đội VNCH rồi rút trốn sang lảnh thổ Campuchia như một nơi an toàn bất khả xâm phạm.
Ngày 2/3/1964 để đánh lạc hướng tình báo địch, các đơn vị Nhảy Dù được xuống tàu tại Mỹ Tho được Giang Pháo Hạm 329 và lực lượng Hải Quân xung kích chuyển vận 2 ngày một đêm tới đổ quân tại Trại lực lượng Đặc Biệt Thường Thới ở phía Bắc của thị trấn Tân Châu. Tại đây, LLĐB cung cấp một Tổ Thám Sát hướng dẩn lộ trình.
Đổ quân xong khoảng 8.00 giờ đêm ngày 3/3/1964, trời tối đen, phải di chuyển ngay đến mục tiêu. Tiểu Đoàn 1 ND được lịnh đi đầu, BCH Lữ Đoàn đi với TĐ1ND.Tiểu Đoàn 8ND đi bọc hậu. Tất cả đơn vị đều được lấy hướng đi tiêu chuẩn theo địa bàn, giới hạn tối đa ánh sáng, tiếng động và ước lượng đến 5.00 giờ sáng sẽ tới mục tiêu rồi dàn đội hình tác chiến tấn công, thanh toán mục tiêu trước khi mặt trời mọc.
Đến 5.00 giờ sáng ngày 4/3/1964 mà đơn vị dẩn đầu chưa tới mục tiêu chỉ định. Đại Tá Tư Lệnh Lữ Đoàn cho lệnh các đơn vị dừng quân và bố trí cho các anh em binh sỉ nghỉ ngơi chờ sáng.
Đến khi trời sáng dần, để khỏi bị lộ, Đại Tá LĐT cho lệnh hủy bỏ cuộc tấn công và các đơn vị dàn đội hính chuẩn bị lui binh, TĐ1ND vẫn giữ nhiệm vụ đi đầu và xoay về hướng Đông Nam trở về biên giới Việt Nam.
Khi các chiến sỉ Dù vừa chuẩn bi đội hình di chuyển xong. Bổng nhiên từ hướng Đông Bắc, ở rặng cây xanh cách vị trí dừng quân chưa tới 100 m (Giồng Ổ Quạ), địch quân vừa phát hiện được sự hiện diện của quân ta và khai hỏa dữ dội. Một quả đạn 57 ly trúng vào BCH Hành Quân và BCH/Tiểu Đoàn 1, Đại Tá Chiến Đoàn Trưởng bị thương ở cánh tay phải, Đại Úy Nguyễn Minh Tiến, Sĩ Quan Hành Quân bị thương nặng gảy xương chân và mù một mắt, Cố Vấn Trưởng của Tiểu Đoàn 1ND là Đại Úy Mc Cathy và Binh I Trần Văn Đức thuộc đơn vị Công Binh Nhảy Dù bị tử thương ngay tức khắc.
Trước tình thế nguy hiểm, không một chút nao núng, Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng điều động chiến đoàn phản công quyết liệt, Tất cả chiến binh Nhảy Dù dàn đội hình nhắm hướng vị trí địch quân xung phong. Tiếng hô xung phong, tiếng đạn reo xé gió, đoàn quân mủ đỏ tiến như nước vở bờ, áp đảo tinh thần quân địch. Trong khoảnh khắc lực lượng Nhảy Dù đã tràn ngập phòng tuyến của đối phương. Cộng quân bỏ chạy tán loạn.
Khởi đầu, Đại Đội 13/TĐ1ND ( sau nầy đổi lại là ĐĐ15) chiếm đuợc đầu giao thông hào phía Đông của địch quân, Khẩu đại liên 30 bắt đầu khai hỏa khoá mồm các họng súng dưới chiến hào , địch quân hoảng loạn bỏ chạy. Các đơn vị Nhảy Dù khác nương theo đó tấn chiếm chiến hào của địch.
Sau đó, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù cùng Chi Đoàn Thiết Vận Xa M113 bọc hậu sang phía tay phải để chận đường lui binh của địch. Sau hai giờ giao tranh, Chiến Đoàn Nhảy Dù kiểm soát chiến trường, địch quân rút chạy về phía bên kia biên giới và bỏ lại trên 60 xác, một số vũ khí đủ loại kể cả một đại bác 57 ly và khoảng 20 thủy lôi. Nhảy Dù có 9 quân nhân hy sinh kể cả viên cố vấn Mỹ, 15 bị thương trong đó có Đại Tá Tư Lệnh Lữ Đoàn và Đại Úy Nguyễn Minh Tiến. Sau đó chiến đoàn đặc nhiệm thu dọn chiến trường và rút nhanh về bên nầy biên giới. Các thương binh được đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa, trong số đó có Đại Tá Cao Văn Viên, Chiến Đoàn Trưởng. Riêng TĐ8ND được duy trì ở lại để tiếp tục hành quân truy lùng tàn quân Cộng Sản trong vùng đến gần một tháng sau mới trở về hậu cứ.
Chiều ngày hôm sau Trung Tướng Nguyễn Khánh với chức vụ Quốc Trưởng và Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng đến tận giường bệnh trao gắng cấp bậc Thiếu Tướng, đặc cách mặt trận cho Đại Tá Cao Văn Viên. và một thời gian ngắn sau đó Tướng Viên bàn giao nhiệm vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù cho Trung Tá Dư Quốc Đống để nhận nhiệm vụ khác.
Tài Liệu Tham Khảo :
- Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù của La Trịnh Tường trên trang nhà www.nhaydu.com.
- Hồi ký Đôi Dòng Ghi Nhớ của Phạm Bá Hoa, nxb Ngày Nay ấn bản lần thứ 4 năm 2007.
- Giang Ðoàn 26 Xung Phong Tại Chiến Trường Tân Châu - Hồng Ngự (Phần 2) của Trần Ðỗ Cẩm trên trang nhà vietnam.ictglobal.net.
- Lời tường thuật của Thiếu Tá Nguyễn Duy Thanh Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 543ĐPQ/Đặc Khu 44.
- Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND
Đại Úy Võ Trung Tín
Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933
Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót vì vấn đề thời gian đã trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Email: votrungtin@hotmail.com
Đại Tá CAO-VĂN-VIÊN Tư Lệnh Liên Đòan Nhẩy Dù và Trung Tá J.H. HAYES, Cố Vấn Trưởng
trên Quân Vận Đỉnh của Hải Đòan 22 Xung Phong tiến ra vùng hành quân
Đại Tá CAO-VĂN-VIÊN bị thương cùng với Trung Tá HAYES đang ngồi tại mặt trận
sau khi đã tiến chiếm mục tiêu .( Hình ảnh do cựu Trung Úy J.G. Campbell cung cấp )
Trung Sĩ QUÍ và Trung Sĩ Nhất TRẦM ( Ban 2 / TĐ1ND ) Đang thu dọn chiến trường ( thủy lôi của V.C )
Đại Úy TOM MC.CARTHY Cố vấn Tiểu Đòan 1 Nhẩy Dù đang nằm nghĩ ngơi trên Quân vận đỉnh
trên đường ra vùng hành quân ( đã anh dũng hy sinh khi tấn chiếm vào mục tiêu )
http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TanChauHongNgu.htm
Sinh Tồn chuyển