Hình Ảnh & Sự Kiện

Trận chiến Carthage vượt dãy Alps

Ít ai biết rằng, danh tướng Hannibal Barca của đế chế Carthage đã dẫn 70.000 quân băng qua dãy Alps, lập nên kỳ tích có 1-0-2 trong lịch sử.
Ít ai biết rằng, danh tướng Hannibal Barca của đế chế Carthage đã dẫn 70.000 quân băng qua dãy Alps, lập nên kỳ tích có 1-0-2 trong lịch sử.
 
5540a4460df6ab.img.jpg
La Mã và đế chế Carthage trước Chiến tranh Punic. 

La Mã là một trong số những đế chế hùng mạnh nhất vào thời cổ đại. Đế chế này đã quật khởi từ một vùng đất nhỏ để trở thành một cường quốc rộng lớn bậc nhất.

Trong quá trình bành trướng của mình, đế chế La Mã đã gây chiến tranh và tiêu diệt rất nhiều đế chế, nền văn minh khác, tiêu biểu trong đó là nền văn minh của người Carthage (đế chế Carthage - đế chế hùng mạnh từng bá chủ khu vực Địa Trung Hải trước thời La Mã).

Đế chế này bị người La Mã hủy diệt qua ba cuộc Chiến tranh Punic (người La Mã gọi người Carthage là Punici, thế nên ba cuộc chiến tranh giữa La Mã và Carthage được gọi là những cuộc Chiến tranh Punic).

Khởi nguồn xung đột giữa người Carthage và người La Mã

Theo nhiều sử liệu, khoảng thế kỷ thứ 9 hoặc thứ 8 TCN, những người đi biển Phoenicia nổi tiếng đã lập nên nhiều thành phố ở ven bờ biển Bắc Phi (ngày nay còn lại các dấu tích của thành phố Carthage ở Tunisia).

Những thành phố này nhanh chóng phát triển, xâm lược các vùng đất xung quanh, hình thành thuộc địa Carthage của người Phoenicia. Vào khoảng năm 650 TCN, Carthage giành được độc lập, thoát ly khỏi người Phoenicia.

Đến thế kỷ thứ 6 TCN, Carthage đã trở thành một đế chế hùng mạnh và xinh đẹp, được nhiều người ca ngợi là “hòn ngọc của Địa Trung Hải”.
Trước khi La Mã trỗi dậy, Carthage là “chúa tể” chân chính của vùng biển Địa Trung Hải với những hạm đội hải quân hùng mạnh và thiện chiến.
1280px-HannibalFrescoCapitolinec1510-f413d.jpg

Sự quật khởi và bành trướng của người La Mã trên khu vực Địa Trung Hải quá mạnh mẽ nên xung đột giữa Carthage và La Mã là không thể tránh khỏi.

Cuộc Chiến tranh Punic đầu tiên nổ ra từ năm 264 - 241 TCN và đây cũng là lần đầu tiên mà người Carthage nhận lấy thất bại cay đắng trên mặt biển.

Họ phải ký hiệp ước với người La Mã từ bỏ đảo Sicily (thuộc Ý ngày nay). Vì lo ngại sức mạnh của Carthage, La Mã muốn xây dựng một vùng đệm giữa hai đế chế nhằm đảm bảo một sự an toàn nhất định từ trên biển.

1a-76872.gif.jpg

Kết quả, họ đã đẩy người Carthage ra khỏi nhiều đảo trên vùng biển Địa Trung Hải. Sau cuộc Chiến tranh Punic lần I, người Carthage đã đáp trả bằng cách gây sức ép cho La Mã khi tăng cường sức mạnh tại châu Âu, đặc biệt tại thuộc địa Tây Ban Nha. Và cũng chính nơi đây, cuộc hành trình của Hannibal bắt đầu.

Hannibal Barca và kỳ tích vượt qua dãy núi Alps

Hannibal Barca (247 – 183 TCN) là một danh tướng người Carthage nổi danh với những chiến công trong cuộc Chiến tranh Punic lần II.
Tên gọi của ông - Hannibal nghĩa là “niềm vui của thần Baal” - vị chủ thần trong tôn giáo người Carthage, còn họ Barca có nghĩa là “tia chớp”.
2.-Danh-tuong-Hannibal-_247---183-TCN_-fd1b4.jpg
Chân dung danh tướng Hannibal Barca.

Ông được xem là một trong những vị tướng quân vĩ đại nhất trong lịch sử cổ đại. Trong chiến trận, ông là vị tướng linh hoạt, sáng tạo, thường có những hành động bất ngờ, độc đáo nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Hannibal cũng là một nhà quân sự có tầm nhìn chiến lược và một nhà chính trị xuất sắc. Ông đã để lại nhiều bài học trong chiến lược và chiến thuật cho nghệ thuật quân sự thế giới.
PunicWars1-f413d.jpg

Hannibal Barca là con trai của Hamilcar Barca, tổng chỉ huy của quân đội Carthage trong cuộc Chiến tranh Punic lần I. Từ nhỏ, ông đã được giáo dục về rất nhiều những lĩnh vực bởi các danh sư người Hy Lạp và tỏ ra là người toàn diện về nhiều lĩnh vực.

Từ năm 10 tuổi, ông đã hành quân theo cha mình lên vùng đất phía Nam Tây Ban Nha. Trưởng thành, Hannibal nhanh chóng bộc lộ khả năng của mình và trở thành một tài năng quân sự kiệt xuất, lãnh đạo đội kỵ binh chiến đấu ở Tây Ban Nha lập rất nhiều chiến tích huy hoàng.

Ông đã luôn nung nấu trong mình sự căm thù với đế chế La Mã và vẫn mong muốn dẫn quân phục thù đối thủ truyền kiếp của người Carthage.
king-Hannibal1-600x326-869de.jpg
Hannibal Barca quả quyết:“Chúng ta sẽ hoặc tìm hoặc tạo một con đường”.

Trên đất Tây Ban Nha, cha của Hannibal - Hamilcar Barca hy sinh trong một trận đánh. Anh rể của ông, Hasdrubal thay thế trở thành tổng chỉ huy quân đội. Thế nhưng, năm 221 TCN, Hasdrubal bị ám sát. Do vậy, Hannibal Barca được tôn lên làm tổng chỉ huy quân đội thay cho anh rể ông và được chính quyền Carthage chấp thuận.

Từ đó đến năm 218 TCN, ông đã ráo riết chuẩn bị cho cuộc hành quân sang La Mã. Hannibal nhanh chóng liên minh với các vùng đất có mâu thuẫn với người La Mã nhằm tạo lợi thế cho cuộc hành quân của mình và đặt La Mã vào tình trạng bị bao vây.

Vào năm 219 TCN, Hannibal bao vây, tấn công thành Saguntum - đồng minh của La Mã trên đất Tây Ban Nha và triệt hạ được ngôi thành này sau 8 tháng. Đây là cái cớ để cho cuộc Chiến tranh Punic lần II nhanh chóng bùng nổ.
hannibal-869de.jpg
Hannibal và hành trình vượt dãy Alps.

Người La Mã ráo riết tập trung quân đội chuẩn bị cho cuộc chiến tranh, với kế hoạch dự tính sẽ là cho quân đánh vào đất Tây Ban Nha sau đó tiếp tục đổ bộ sang châu Phi để giao chiến với đế chế Carthage. Thế nhưng, Hannibal đã "nhanh hơn một bước" khi tiến hành cuộc hành trình “không tưởng”.

Mùa thu năm 218 TCN, Hannibal đã cho quân đội Carthage tiến hành một cuộc hành quân chưa từng có. Với số lượng 80.000 - 100.000 quân, ông đã cùng đội quân của mình vượt qua dãy núi Pyrenee, sau đó là dãy Alps - ranh giới tự nhiên tưởng chừng không thể vượt qua của La Mã với nhiều vùng đất khác ở châu Âu để tiến đánh bất ngờ vào hậu phương của La Mã.

hannibal-_1_-1c3f7.jpg

Bất chấp sự khắc nghiệt của của khí hậu trên núi cao cùng những kháng cự mạnh mẽ của các bộ lạc, đội quân của Hannibal vẫn quyết chí lên đường. Dọc đường hành quân, Hannibal luôn nói chuyện cùng quân lính, động viên họ hăng hái tiến về phía trước.

Hannibal luôn bình tĩnh để có thể đưa ra những quyết sách lạnh lùng, tỉnh táo. Mặc dù đã nghiên cứu rất kỹ con đường đi cũng như có sự chuẩn bị nhất định nhưng đội quân của Hannibal vẫn gặp một vài khó khăn nhất định như nguồn nước khan hiếm, thời tiết không ủng hộ, núi chắn đường, tuyết lở...
1397610173119-1c3f7.jpg

Những khi cùng đường, quân đội của Hannibal đã phải cùng nhau phá vỡ tảng đá to, hay đắp đường cho voi đi để lấy đường tiến quân.
Thậm chí, nhiều binh sĩ, voi, ngựa chiến đã bỏ mạng giữa đường vì lở tuyết và bão tuyết do phải hành quân trong mùa đông giá lạnh trên núi cao.

Cuộc hành trình “không tưởng” này dài đến 1.600 km. Ròng rã sau 5 tháng, đội quân của Hannibal đã vượt qua dãy Apls, đặt chân lên miền Bắc nước Ý, bắt đầu những cuộc tấn công vào hậu phương của người La Mã.
Hannibal3-243d3.jpg
Hannibal và đội quân của ông vượt qua dãy Alps.

Với kỳ tích vượt qua dãy Alps, quân đội Carthage cũng phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Ước tính có khoảng 1/3 đội quân của Hannibal đã vĩnh viễn nằm lại trên con đường đầy khắc nghiệt và gian khổ vượt qua dãy Alps từ Tây Ban Nha sang miền Bắc nước Ý.

Đến được lãnh thổ của La Mã, quân đội của ông chỉ còn lại gần 50.000 người gồm cả bộ binh, kỵ binh và voi chiến. Tại đây, sau khi nhận được một số chi viện từ những đồng minh, ông bắt đầu cuộc tấn công của mình vào vùng đất hậu phương của người La Mã theo kế hoạch.

Cuộc chiến tranh đầy gian khó và kết cục bi thảm

Sau khi đến miền Bắc của La Mã, ưu thế bất ngờ nhanh chóng được thể hiện đội quân của Hannibal đã đánh bại người La Mã ở các trận chiến lớn trên chính đất của người Ý, tiêu biểu là trận Cannae - trận chiến đưa Hannibal trở thành một tượng đài trong lịch sử quân sự thế giới.

Quân đội của ông đã tiêu diệt được một lượng lớn quân đội La Mã, phá hủy nhiều vật tư, công trình xây dựng, cướp được rất nhiều thứ mang về Carthage. Đội quân cô lập thủ đô Roma và buộc người La Mã rơi vào thế bị động trong suốt một thời gian dài.
4.-Quan-doi-cua-Hannibal-Barca-tung-hoanh-tren-dat-La-Ma-c26e6.jpg
Quân đội của Hannibal Barca tung hoành trên đất La Mã.

Thế nhưng, một mình Hannibal không thể xoay chuyển được tình thế thất bại của người Carthage. Từ năm 212 TCN, quyền chủ động lại trở lại trong tay người La Mã.

Đến năm 202 TCN, trong trận chiến Zama, Hannibal bị tướng Scipio Africanus của La Mã đánh bại. Đế chế Carthage thất bại trong trận chiến Punic lần II, nền thống trị của Carthage ở Địa Trung Hải sụp đổ.

Hannibal chạy trốn qua nhiều nơi nhưng luôn luôn bị người La Mã săn lùng, đe dọa. La Mã luôn coi ông là mối họa tiềm tàng.
Cuối cùng, vào năm 183 TCN, tại Libyssa trên bờ biển phía đông của biển Marmara (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), Hannibal đã buộc phải uống thuốc độc tự sát vì lo sợ rơi vào tay người La Mã.

punic_wars01-bae27.jpg

Vị tướng lừng danh một thời trong lịch sử cổ đại cuối đời lại sống trong sự lo lắng cho vận mệnh và có một kết thúc đầy bi thảm. Đế chế Carthage sau Chiến tranh Punic lần II như ngọn lửa tàn trước gió, họ mất đi hầu hết lãnh thổ.

Cuối cùng đến năm 146 TCN, trong cuộc Chiến tranh Punic lần III - cũng là lần cuối cùng do người La Mã phát động, đế chế Carthage một thời huy hoàng bị tiêu diệt hoàn toàn. Phần đất đai còn lại bị sáp nhập và trở thành lãnh thổ của La Mã, Carthage hoàn toàn biến mất trong dòng chảy lịch sử.
Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trận chiến Carthage vượt dãy Alps

Ít ai biết rằng, danh tướng Hannibal Barca của đế chế Carthage đã dẫn 70.000 quân băng qua dãy Alps, lập nên kỳ tích có 1-0-2 trong lịch sử.
Ít ai biết rằng, danh tướng Hannibal Barca của đế chế Carthage đã dẫn 70.000 quân băng qua dãy Alps, lập nên kỳ tích có 1-0-2 trong lịch sử.
 
5540a4460df6ab.img.jpg
La Mã và đế chế Carthage trước Chiến tranh Punic. 

La Mã là một trong số những đế chế hùng mạnh nhất vào thời cổ đại. Đế chế này đã quật khởi từ một vùng đất nhỏ để trở thành một cường quốc rộng lớn bậc nhất.

Trong quá trình bành trướng của mình, đế chế La Mã đã gây chiến tranh và tiêu diệt rất nhiều đế chế, nền văn minh khác, tiêu biểu trong đó là nền văn minh của người Carthage (đế chế Carthage - đế chế hùng mạnh từng bá chủ khu vực Địa Trung Hải trước thời La Mã).

Đế chế này bị người La Mã hủy diệt qua ba cuộc Chiến tranh Punic (người La Mã gọi người Carthage là Punici, thế nên ba cuộc chiến tranh giữa La Mã và Carthage được gọi là những cuộc Chiến tranh Punic).

Khởi nguồn xung đột giữa người Carthage và người La Mã

Theo nhiều sử liệu, khoảng thế kỷ thứ 9 hoặc thứ 8 TCN, những người đi biển Phoenicia nổi tiếng đã lập nên nhiều thành phố ở ven bờ biển Bắc Phi (ngày nay còn lại các dấu tích của thành phố Carthage ở Tunisia).

Những thành phố này nhanh chóng phát triển, xâm lược các vùng đất xung quanh, hình thành thuộc địa Carthage của người Phoenicia. Vào khoảng năm 650 TCN, Carthage giành được độc lập, thoát ly khỏi người Phoenicia.

Đến thế kỷ thứ 6 TCN, Carthage đã trở thành một đế chế hùng mạnh và xinh đẹp, được nhiều người ca ngợi là “hòn ngọc của Địa Trung Hải”.
Trước khi La Mã trỗi dậy, Carthage là “chúa tể” chân chính của vùng biển Địa Trung Hải với những hạm đội hải quân hùng mạnh và thiện chiến.
1280px-HannibalFrescoCapitolinec1510-f413d.jpg

Sự quật khởi và bành trướng của người La Mã trên khu vực Địa Trung Hải quá mạnh mẽ nên xung đột giữa Carthage và La Mã là không thể tránh khỏi.

Cuộc Chiến tranh Punic đầu tiên nổ ra từ năm 264 - 241 TCN và đây cũng là lần đầu tiên mà người Carthage nhận lấy thất bại cay đắng trên mặt biển.

Họ phải ký hiệp ước với người La Mã từ bỏ đảo Sicily (thuộc Ý ngày nay). Vì lo ngại sức mạnh của Carthage, La Mã muốn xây dựng một vùng đệm giữa hai đế chế nhằm đảm bảo một sự an toàn nhất định từ trên biển.

1a-76872.gif.jpg

Kết quả, họ đã đẩy người Carthage ra khỏi nhiều đảo trên vùng biển Địa Trung Hải. Sau cuộc Chiến tranh Punic lần I, người Carthage đã đáp trả bằng cách gây sức ép cho La Mã khi tăng cường sức mạnh tại châu Âu, đặc biệt tại thuộc địa Tây Ban Nha. Và cũng chính nơi đây, cuộc hành trình của Hannibal bắt đầu.

Hannibal Barca và kỳ tích vượt qua dãy núi Alps

Hannibal Barca (247 – 183 TCN) là một danh tướng người Carthage nổi danh với những chiến công trong cuộc Chiến tranh Punic lần II.
Tên gọi của ông - Hannibal nghĩa là “niềm vui của thần Baal” - vị chủ thần trong tôn giáo người Carthage, còn họ Barca có nghĩa là “tia chớp”.
2.-Danh-tuong-Hannibal-_247---183-TCN_-fd1b4.jpg
Chân dung danh tướng Hannibal Barca.

Ông được xem là một trong những vị tướng quân vĩ đại nhất trong lịch sử cổ đại. Trong chiến trận, ông là vị tướng linh hoạt, sáng tạo, thường có những hành động bất ngờ, độc đáo nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Hannibal cũng là một nhà quân sự có tầm nhìn chiến lược và một nhà chính trị xuất sắc. Ông đã để lại nhiều bài học trong chiến lược và chiến thuật cho nghệ thuật quân sự thế giới.
PunicWars1-f413d.jpg

Hannibal Barca là con trai của Hamilcar Barca, tổng chỉ huy của quân đội Carthage trong cuộc Chiến tranh Punic lần I. Từ nhỏ, ông đã được giáo dục về rất nhiều những lĩnh vực bởi các danh sư người Hy Lạp và tỏ ra là người toàn diện về nhiều lĩnh vực.

Từ năm 10 tuổi, ông đã hành quân theo cha mình lên vùng đất phía Nam Tây Ban Nha. Trưởng thành, Hannibal nhanh chóng bộc lộ khả năng của mình và trở thành một tài năng quân sự kiệt xuất, lãnh đạo đội kỵ binh chiến đấu ở Tây Ban Nha lập rất nhiều chiến tích huy hoàng.

Ông đã luôn nung nấu trong mình sự căm thù với đế chế La Mã và vẫn mong muốn dẫn quân phục thù đối thủ truyền kiếp của người Carthage.
king-Hannibal1-600x326-869de.jpg
Hannibal Barca quả quyết:“Chúng ta sẽ hoặc tìm hoặc tạo một con đường”.

Trên đất Tây Ban Nha, cha của Hannibal - Hamilcar Barca hy sinh trong một trận đánh. Anh rể của ông, Hasdrubal thay thế trở thành tổng chỉ huy quân đội. Thế nhưng, năm 221 TCN, Hasdrubal bị ám sát. Do vậy, Hannibal Barca được tôn lên làm tổng chỉ huy quân đội thay cho anh rể ông và được chính quyền Carthage chấp thuận.

Từ đó đến năm 218 TCN, ông đã ráo riết chuẩn bị cho cuộc hành quân sang La Mã. Hannibal nhanh chóng liên minh với các vùng đất có mâu thuẫn với người La Mã nhằm tạo lợi thế cho cuộc hành quân của mình và đặt La Mã vào tình trạng bị bao vây.

Vào năm 219 TCN, Hannibal bao vây, tấn công thành Saguntum - đồng minh của La Mã trên đất Tây Ban Nha và triệt hạ được ngôi thành này sau 8 tháng. Đây là cái cớ để cho cuộc Chiến tranh Punic lần II nhanh chóng bùng nổ.
hannibal-869de.jpg
Hannibal và hành trình vượt dãy Alps.

Người La Mã ráo riết tập trung quân đội chuẩn bị cho cuộc chiến tranh, với kế hoạch dự tính sẽ là cho quân đánh vào đất Tây Ban Nha sau đó tiếp tục đổ bộ sang châu Phi để giao chiến với đế chế Carthage. Thế nhưng, Hannibal đã "nhanh hơn một bước" khi tiến hành cuộc hành trình “không tưởng”.

Mùa thu năm 218 TCN, Hannibal đã cho quân đội Carthage tiến hành một cuộc hành quân chưa từng có. Với số lượng 80.000 - 100.000 quân, ông đã cùng đội quân của mình vượt qua dãy núi Pyrenee, sau đó là dãy Alps - ranh giới tự nhiên tưởng chừng không thể vượt qua của La Mã với nhiều vùng đất khác ở châu Âu để tiến đánh bất ngờ vào hậu phương của La Mã.

hannibal-_1_-1c3f7.jpg

Bất chấp sự khắc nghiệt của của khí hậu trên núi cao cùng những kháng cự mạnh mẽ của các bộ lạc, đội quân của Hannibal vẫn quyết chí lên đường. Dọc đường hành quân, Hannibal luôn nói chuyện cùng quân lính, động viên họ hăng hái tiến về phía trước.

Hannibal luôn bình tĩnh để có thể đưa ra những quyết sách lạnh lùng, tỉnh táo. Mặc dù đã nghiên cứu rất kỹ con đường đi cũng như có sự chuẩn bị nhất định nhưng đội quân của Hannibal vẫn gặp một vài khó khăn nhất định như nguồn nước khan hiếm, thời tiết không ủng hộ, núi chắn đường, tuyết lở...
1397610173119-1c3f7.jpg

Những khi cùng đường, quân đội của Hannibal đã phải cùng nhau phá vỡ tảng đá to, hay đắp đường cho voi đi để lấy đường tiến quân.
Thậm chí, nhiều binh sĩ, voi, ngựa chiến đã bỏ mạng giữa đường vì lở tuyết và bão tuyết do phải hành quân trong mùa đông giá lạnh trên núi cao.

Cuộc hành trình “không tưởng” này dài đến 1.600 km. Ròng rã sau 5 tháng, đội quân của Hannibal đã vượt qua dãy Apls, đặt chân lên miền Bắc nước Ý, bắt đầu những cuộc tấn công vào hậu phương của người La Mã.
Hannibal3-243d3.jpg
Hannibal và đội quân của ông vượt qua dãy Alps.

Với kỳ tích vượt qua dãy Alps, quân đội Carthage cũng phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Ước tính có khoảng 1/3 đội quân của Hannibal đã vĩnh viễn nằm lại trên con đường đầy khắc nghiệt và gian khổ vượt qua dãy Alps từ Tây Ban Nha sang miền Bắc nước Ý.

Đến được lãnh thổ của La Mã, quân đội của ông chỉ còn lại gần 50.000 người gồm cả bộ binh, kỵ binh và voi chiến. Tại đây, sau khi nhận được một số chi viện từ những đồng minh, ông bắt đầu cuộc tấn công của mình vào vùng đất hậu phương của người La Mã theo kế hoạch.

Cuộc chiến tranh đầy gian khó và kết cục bi thảm

Sau khi đến miền Bắc của La Mã, ưu thế bất ngờ nhanh chóng được thể hiện đội quân của Hannibal đã đánh bại người La Mã ở các trận chiến lớn trên chính đất của người Ý, tiêu biểu là trận Cannae - trận chiến đưa Hannibal trở thành một tượng đài trong lịch sử quân sự thế giới.

Quân đội của ông đã tiêu diệt được một lượng lớn quân đội La Mã, phá hủy nhiều vật tư, công trình xây dựng, cướp được rất nhiều thứ mang về Carthage. Đội quân cô lập thủ đô Roma và buộc người La Mã rơi vào thế bị động trong suốt một thời gian dài.
4.-Quan-doi-cua-Hannibal-Barca-tung-hoanh-tren-dat-La-Ma-c26e6.jpg
Quân đội của Hannibal Barca tung hoành trên đất La Mã.

Thế nhưng, một mình Hannibal không thể xoay chuyển được tình thế thất bại của người Carthage. Từ năm 212 TCN, quyền chủ động lại trở lại trong tay người La Mã.

Đến năm 202 TCN, trong trận chiến Zama, Hannibal bị tướng Scipio Africanus của La Mã đánh bại. Đế chế Carthage thất bại trong trận chiến Punic lần II, nền thống trị của Carthage ở Địa Trung Hải sụp đổ.

Hannibal chạy trốn qua nhiều nơi nhưng luôn luôn bị người La Mã săn lùng, đe dọa. La Mã luôn coi ông là mối họa tiềm tàng.
Cuối cùng, vào năm 183 TCN, tại Libyssa trên bờ biển phía đông của biển Marmara (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), Hannibal đã buộc phải uống thuốc độc tự sát vì lo sợ rơi vào tay người La Mã.

punic_wars01-bae27.jpg

Vị tướng lừng danh một thời trong lịch sử cổ đại cuối đời lại sống trong sự lo lắng cho vận mệnh và có một kết thúc đầy bi thảm. Đế chế Carthage sau Chiến tranh Punic lần II như ngọn lửa tàn trước gió, họ mất đi hầu hết lãnh thổ.

Cuối cùng đến năm 146 TCN, trong cuộc Chiến tranh Punic lần III - cũng là lần cuối cùng do người La Mã phát động, đế chế Carthage một thời huy hoàng bị tiêu diệt hoàn toàn. Phần đất đai còn lại bị sáp nhập và trở thành lãnh thổ của La Mã, Carthage hoàn toàn biến mất trong dòng chảy lịch sử.
Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm