Đoạn Đường Chiến Binh

Trận chiến ở Tuyên Nhơn *

Sau ngày ra tù, tôi vượt biên qua định cư ở Mỹ. Tôi đã gặp quá nhiều chuyện đau lòng trong quá khứ. Tôi muốn lặng im tất cả để sống âm thầm với kỷ niệm.

Đoàn Quang Vũ

Đôi Dòng Tâm Sự
Sau ngày ra tù, tôi vượt biên qua định cư ở Mỹ. Tôi đã gặp quá nhiều chuyện đau lòng trong quá khứ. Tôi muốn lặng im tất cả để sống âm thầm với kỷ niệm. Nhưng định mệnh vẫn không để cho tôi yên, tôi vẫn muốn làm một cái gì đó để rửa mối hận trong lòng và trả thù cho các chiến hữu thân yêu của mình trong đó có chiến hữu Lê Anh Tuấn. Tôi mong có một ngày trở lại Việt Nam, cùng đoàn quân chiến thắng, cải táng hài cốt của Tuấn và vinh danh người chiến sĩ anh hùng này.
Nhiều người hỏi tôi về cái chết của Tuấn, nhưng tôi tránh né, cho đến hôm nay sau hơn 25 năm, tôi đến nhà hàng Paracel ăn cơm tình cờ gặp lại Đại Tá Nguyễn Văn Thông. Đại Tá Thông trước đây là Tư Lệnh Lực Lượng Thuỷ Bộ kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 214, tôi ở Liên Đoàn 214.1 của Đại Tá và Thiếu Tá Lê Anh Tuấn là Giang Đoàn Trưởng Giang Đoàn 43 Thuỷ Bộ. Đại tá Thông đưa tôi xem tập hồ sơ trong đó có bức ảnh và tiểu sử của Lê Anh Tuấn cùng tiến trình hoạt động của căn cứ Tuyên Nhơn. Mộc Hoá. Chợt nhìn thấy hình ảnh của người chiến hữu thân yêu của mình, tôi không khỏi ngậm ngùi đau xót. Dòng lịch sử hiện thực đã lướt qua trong óc tôi, tôi miên man nhớ lại dĩ vãng vui buồn bên nhau, bên các đồng đội đã cùng nhau chiến đấu trong một trận chiến kéo dài hôm 6 tháng.


HQ/Th.Tá Lê Anh Tuấn

Sau ngày rã ngũ, người chết đã không yên mồ, yên mả. Kẻ sống lưu lạc khắp bốn phương trời không biết ra sao !!!! Đại Tá Thông và Đô Đốc Đào đã nhắc lại quá khứ của Hải Quân kiêu hùng bất khuất và khuyên tôi nên kể lại sự thật về trận chiến ở Tuyên Nhơn.
Hôm nay trận mưa đầu muà và bất thường ở Cali, tôi lại nhớ đến tiếng dế nỉ non như thương tiếc các chiến hữu đã nằm xuống cho đất nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do được trường tồn. Tôi không tô điểm cho cuộc chiến mà chỉ ghi lại.

I. Những trận thư hùng:
Vào tháng 10 năm 1974, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam họp hành quân ở Tiểu Khu Mộc Hoá ra lệnh cho Trung Đoàn 15 Bộ Binh, Tiểu Khu Mộc Hoá, Thiết Đoàn M113 dưới sự yểm trợ hoả lực và chuyển quân của Liên Đoàn 214.1; lợi dụng mùa nước nổi đột kích thẳng vào Mật Khu Tam Biên của Cộng Sản.
Sau 10 ngày hành quân, quân ta đã vào được hậu cần của địch, bên trong biên giới Miên, phá huỷ vô số tiếp liệu phẩm củ địch đủ để cung cấp cho một sư đoàn trong vòng 1 tháng và lần đầu tiên tịch thu được xe vận tải Molotova của Bắc Việt tại chiến trường miền Nam. Hải Quân Đại Úy Trương Minh Hoàng, Giang Đoàn Trưởng Giang Đoàn 64 Tuần Thám đã yểm trợ tích cực và hữu hiệu cho cuộc hành quân nên đã được Thiếu Tướng Nam hết lời khen thưởng.
Đến đầu tháng 11 năm 1974. Tàu tuần tiễu của Giang Đoàn 64 Tuần Thám lại phát hiện nhiều ghe muối đi từ Long An lên Mộc Hoá để tiếp tế cho quân Bắc Việt vừa mới xâm nhập. Tin tình báo cũng cho biết Trung Đoàn Z15 cộng sản được tăng cường 1 đại đội pháo, hỏa tiễn 122 ly và 12 hỏa tiễn SA7 sẽ có kế hoạch tấn công các căn cứ quân sự của ta nằm dọc theo sông Vàm Cỏ Tây.


Trung tuần tháng 11, tàu tuần tiễu của ta lại phát hiện và tấn công quân cộng sản qua sông ngang rừng tràm cách chợ Tuyên Nhơn về hướng Nam khoảng 10 cây số. Sư Đoàn 7 Bộ Binh lập tức mở cuộc hành quân và tịch thu được nhiều chiến lợi phẩm. Chi Khu Tuyên Nhơn và Liên Đoàn Hải Quân cũng tịch thu được nhiều quân trang, quân dụng và thực phẩm của địch.
Tin điện thám cho biết có một tướng địch vào vùng hành quân để triển khai kế hoạch tấn công. Bên ta đặt trong tình trạng báo động 100% phòng hờ địch. Đô Đốc Đặng Cao Thăng, Đại Tá Nguyễn Văn Thông đã đến Tuyên Nhơn duyệt xét lại khả năng tác chiến và tăng cường hệ thống phòng thủ cùng hệ thống điện báo.
Đêm 6 tháng 12 năm 1974, một Trung Đoàn cộng sản Bắc Việt đã tấn công đồn Ba Thắng Minh cách Tuyên Nhơn khoảng 15 cây số về hướng Bắc. Đồn có một Đại Đội Điạ Phương Quân và Tiểu đội Pháo Binh 105 ly, gia đình binh sĩ ở trong đồn.
Từ giữa đêm địch bắt đầu tấn công, đến 3 giờ sáng, Tiểu Đội Pháo Binh bị triệt hạ. Đến 4 giờ địch xung phong tràn vào đồn, đồn hình tam giác đã bị san bằng 2 góc. Đàn bà và trẻ con tiếp đạn, cầm súng thay chồng chống giặc, lùi dần về cứ điểm cuối cùng ở phiá Nam. Thiếu Tướng Nam ở đầu máy truyền tin (nhờ đài truyền tin của căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn làm trung gian chuyển tiếp) ra lệnh cho pháo binh Tiểu Khu yểm trợ. Đại Úy Đại Đội Trưởng uất nghẹn trong máy xin từ biệt Thiếu Tướng và xin pháo binh san bằng căn cứ địa vì địch đã tràn ngập trong đồn.
Đến 5 giờ sáng, Thiếu Tướng Nam ra lệnh phải cố thủ đồn để đưa viện binh đến. Hải Quân phải lập tức lên đường để giải vây đồn từ hướng Nam; Bộ Binh tháp tùng M113 đi xuống từ phiá Bắc. Hải Quân Đại Úy Trương Minh Hoàng, Hải Quân Trung Uý Mã Hùng Cường dẫn đoàn tàu vào vùng địch lúc tờ mờ sáng, tác xạ dữ dội vào hai bên hông đồn khiến địch phải rút lui. Nhưng đáng tiếc đồn đã tan nát; Đại Úy Đại Đội Trưởng đã tử trận, còn lại khoảng 20 binh sĩ và vợ con bê bết máu được đưa về Mộc Hoá.
Ngay ngày hôm sau để trả đũa Hải Quân, căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn đã bị địch pháo hoả tiễn 122 ly và cối 82 ly từ hướng Đông bắn sang. Ta phản pháo.
Ngày 8 tháng 12, Hải Quân chở quân từ Ấp Bắc vào kinh Đồng Tiến triệt hạ căn cứ hậu cần của địch. Ta tịch thu được nhiều tấn gạo của địch, nhưng khi hành quân xong, 1 Đại đội Trinh Sát của Sư Đoàn 9 đã theo trực thăng Chinook về hậu cứ đã bị SA7 của cộng quân bắn rớt cách Ấp Bắc khoảng 5 cây số về hướng Bắc.

II. Tấn công căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn
Địch đã căm hận Hải Quân, quyết tâm phải tiệt hạ căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn cho bằng được nếu muốn đưa quân vào tấn công Long An. Hải Quân đã phá vỡ nhiều kế hoạch chuyển quân và làm tiêu hao tiềm lực tác chiến của chúng (theo lời của 1 Chuẩn Uý Đặc Công cộng sản bị bắt sau đó). Chúng đã cho đặc công nhiều lần bò vào căn cứ dọ thám nhưng thất bại. Sau cùng kế hoạch tấn công Căn Cứ Hải Quân Tuyên Nhơn đã thành hình: – Hai Tiểu Đoàn thuộc Z15 tấn công từ hướng Bắc – Một Tiểu Đoàn điạ phương và một Đại Đội đặc công tấn công từ hướng Nam Khi nào toán đặc công vào được căn cứ mới có lệnh tổng tấn công.

PDD Dang Cao Thang.

Tết Âm Lịch, Đô Đốc Đặng Cao Thăng và Đại tá Nguyễn Văn Thông đến viếng Tuyên Nhơn thăm hỏi anh em binh sĩ và khuyến cáo là căn cứ có thể bị tấn công (theo tin tình báo), nên chuyển đạn từ trong kho xuống giang đỉnh và các tổ tác chiến (Sau khi rút quân về nước, Hải Quân Hoa Kỳ bàn giao cho Căn cứ Tuyên Nhơn hơn hai cấp số đạn ngoài kế toán dự trù. Đạn đại liên 50 còn hơn 200 ngàn viên). Không thể nói là một sự tình cờ hay một định mệnh an bài mà là một sự nghiên cứu cặn kẽ của địch đối với mọi hoạt động của ta để thừa cơ hội tấn công. Cứ mỗi lần Liên đoàn trưởng đi họp là địch lại tấn công; thứ đến là địch pháo kích vào căn cứ Hải Quân, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn và Phòng Hành Quân rất chính xác mà không một trái đạn nào rơi vào chi khu Tuyên Nhơn (chi khu Tuyên Nhơn chỉ cách căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn bằng một mô đất dài và một cổng sắt. Ngay kế hoạch tấn công của chúng không đá động gì đến chi khu Tuyên Nhơn, chúng tôi có đặt dấu hỏi này với Thiếu Tá Quang chi khu Trưởng chi khu Tuyên Nhơn. Phải chăng có nội tuyến trong chi khu !!!)
Ngày 25/3/1975 Liên Đoàn Trưởng về Mỹ Tho để họp Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, Liên Đoàn Phó Hành Quân và Đại Úy Khải, Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 64 Tuần Thám trông coi đơn vị. Ngay hôm đó địch triển khai kế hoạch tấn công.

Đêm 26/3/1975 Đại Đội đặc công Việt Cộng đã vào sát hàng rào kẽm gai ở phía Nam và phiá Bắc, Việt Cộng đã vào đến hàng rào B40. 12:00 đêm Thiếu tá Tuấn từ giã Chi Khu Trưởng về tuần tra căn cứ. Phòng hành quân khẩn báo là máy điện thám báo động không ngừng từ đầu hôm nhiều hơn mọi khi. Theo kế hoạch đã định sẵn Thiếu tá Tuấn lập tức cho kéo còi báo động. Các chiến đỉnh và các ổ phòng thủ đã sẵn sàng ở nhiệm sở tác chiến hằng đêm. Địch lầm tưởng đã bị phát hiện vội tấn công, ta phản công dữ dội, một số B40 đã gác lên hàng rào cũng không bắn kịp, đặc công nằm chết tại hàng rào kẽm gai. Địch tấn công bằng B40 và súng cá nhân, ta phản công bằng Đại Liên, M79, cối 81. Chiến trường ngẹt mùi thuốc súng. Sau 2 giờ giao tranh chỉ còn nghe tiếng súng của ta phản công địch mà không còn nghe tiếng địch. Đạn cối và đại liên của ta liên tục nổ cho tới sáng mới thôi. Kết qủa bên ta hoàn toàn vô sự. Thiếu tá Tuấn xin Chi Khu lục soát quanh căn cứ thấy hơn 30 xác địch và 50 súng cá nhân B40. Việt Cộng đã cấm ghe thuyền qua lại trên sông để chúng tải thương. Tin dân chúng cho biết địch có thể tử thương trên 200 người.

Sau trận chiến Đô Đốc Lâm Ngươn Tánh, Đô Đốc Thăng, Đại tá Thông, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã đáp trực thăng xuống tận căn cứ để khen thưởng Thiếu Tá Tuấn và anh em binh sĩ Hải Quân. Chợ Tuyên Nhơn chỉ cách căn cứ Hải Quân 5 cây số đã bị Việt Cộng chiếm đóng từ 25 tháng 3, dân chúng tản cư ra Mộc Hóa. Hải Quân bị cô lập không ra sông Vàm Cỏ được, mọi tiếp tế đều phải chở bằng đường bộ.


Sau một tuần an binh bất động, chi khu Tuyên Nhơn và Hải Quân đột kích phá vòng vây triệt hạ một trung đôi địch tịch thu 12 súng cá nhân. Đến chiều ngày 29 tháng 3 Trung Đoàn 15 bộ binh và M113 hành quân bờ kinh phiá đông sông Vàm Cỏ cách căn cứ Hải Quân 15 cây số. Hai chiếc F5 đến dội bom yểm trợ, một chiếc bị trúng SA7 lảo đảo, bốc khói rơi thật chậm trước mặt mọi người .Chiếc còn lại bay lượn, nhào lộn dội bom, bắn phá dữ dội không biết làm sao để cứu bạn mình đang trên dù rơi xuống lòng địch, trông thật thảm thương !!!

III. Ngày 2 tháng 4 năm 1975, đến phiên Hải Quân khóc bạn .
Vừa nhận được lệnh hành quân Đại Úy Khải, Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 64 Tuần Thám vội vã lên đường để kịp chuyển quân từ Ấp Bắc vào Đồng Tiến, 30 phút sau toán giang đỉnh báo cáo là Đại úy Khải đã bị mìn tử trận cùng 7 anh em trên giang đỉnh. Đại úy Khải là một người rất vui tính, được sự cảm mến mọi người. Cái tang của Đại úy Khải làm đau lòng tất cả anh em trong trại. Ngày 5 tháng 4 năm 1975 chúng tôi họp với Trung Tá Tập, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 Bộ Binh, xin hành quân giải tỏa chợ Tuyên Nhơn và mở đường giao thông về Bến Lức.
Ngày 10 tháng 4 đoàn tàu tiếp tế nhiên liệu và lương thực do Thiếu Tá Trần Ngọc Anh đã vào được căn cứ Tuyên Nhơn. Chúng tôi gặp nhau rất mừng rỡ, hỏi thăm tin tức chiến sự trên toàn quốc, được biết rõ hơn cộng sản Bắc Việt đã tấn công Ban Mê Thuột, Bình Long An Lộc. Riêng tại Vùng 4 Công Trường 7 VC dự tính sẽ cắt đường từ Long An về Sài Gòn, Thiếu tướng Nam ra lệnh cho Trung đoàn và Liên đoàn Hải Quân phải kịp thời ngăn chặn địch.
Từ tháng 12 năm 1974 đến 29 tháng 4 năm 1975 địch pháo kích ngày đêm vào căn cứ Hải quân để cầm chân ta. Ta đã bị thiệt hại nhiều vì pháo kích -10 Tử thương, 40 bị thương – Phòng hành quân bị sập một góc – Máy đèn bị cháy – Đồn trại nhiều nơi bị sập – Dãy nhà Liên đoàn bị phá hủy.

Thiếu Tá Tuấn sau khi đi phép Sài Gòn về có nói với tôi là Bộ Tư Lệnh định thuyên chuyễn Thiếu tá Tuấn đi đơn vị khác nhưng Thiếu tá Tuấn xin ở lại. Thiếu tá Hoàng, Giang đoàn Trưởng Giang Đoàn 64 Tuần Thám được lệnh thuyên chuyển đi học cũng xin ở lại Tuyên Nhơn .
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, tôi vào Bộ Tư Lệnh Hải Quân để liên lạc về Tuyên Nhơn, lính gác cổng không cho tôi vào bảo là có lệnh không cho bất cứ ai được vào Bộ Tư Lệnh, dù lúc đó tôi mặc quân phục và đi xe quân đội. Tôi chạy xuống Bến Lức liên lạc được với Thiếu tá Tuấn cho Tuấn biết là tôi không vào Tuyên Nhơn được vì đường quốc lộ đã bị cắt, và nói rõ với Tuấn là tôi còn ở lại!.

Giang toc dinh PPR  tuan tieu tren song
Sự kiên trì chống địch của căn cứ Tuyên Nhơn phải kể đến sự góp công lớn của 2 người:
Người thứ nhất là Hải Quân Thiếu Tá Trương Minh Hoàng, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 64 Tuần Thám, Thủ Khoa Khoá 14 Hải Quân Nha Trang. Hoàng là một người rất hoà nhã, bình tĩnh và can đảm. Có lần địch pháo trúng Phòng Hành Quân, lửa phát cháy dữ dội. Dù địch đang pháo kích, Hoàng đã rời nơi ẩn núp chỉ huy toán cấp cứu dập tắt ngọn lửa, tôi bị kẹt bên trong mới ra thoát được. Có lần đang dùng cơm trưa tại Tiểu Khu Mộc Hoá, Thiếu Tướng Nam có nói với tôi: “Có lẽ cần một Chi Khu Trưởng ở Tuyên Nhơn thì hữu hiệu hơn vì vùng này sông rạch quá nhiều; theo anh nghĩ ai là người thích hợp.” Tôi đáp: “Thiếu Tá Hoàng là người trầm tĩnh và can đảm rất xứng đáng giữ chức vụ hành chánh kiêm hành quân.”
Người thứ hai là Đại Úy Mã Hùng Cường, Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 43 Thuỷ Bộ, nhờ có Đại Úy Cường hết lòng trông nom, huấn luyện binh sĩ nên giang đoàn của Thiếu Tá Tuấn lúc nào cũng sẵn sàng trong tư thế tác chiến, do đó khi chạm địch binh sĩ rất can đảm chiến đấu, đàn áp được địch ngay từ phút đầu.
Trong suốt thời gian chạm địch tinh thần binh sĩ rất cao, tình huynh đệ chi binh thật khắng khít, thương yêu đùm bọc lẫn nhau nên không có lính đào ngũ. Ở căn cứ Tuyên Nhơn địch không pháo kích dữ dội như Bình Long An Lộc nhưng bất chợt pháo lúc nào không hay. Có khi 10 quả có khi 20 quả rồi lại ngưng làm điên đầu mọi người, không biết sống chết lúc nào, chỉ mong đạn tránh mình. Căn cứ chằng chịt giao thông hào để tránh pháo.
Bình Long An Lộc đã đi vào lịch sử chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, rất xứng đáng với lời ca tụng.
Bình long An Lộc địa danh lưu chiến sử
Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân
    Tôi chỉ xin ghi lại lời của Đô Đốc Lâm Nguơn Tánh khi thăm viếng căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn: Bộ binh có Bình Long An Lộc, Hải Quân có Tuyên Nhơn Mộc Hoá.

Đoàn Quang Vũ

http://hqvnch.net/default.asp?id=773&lstid=62


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trận chiến ở Tuyên Nhơn *

Sau ngày ra tù, tôi vượt biên qua định cư ở Mỹ. Tôi đã gặp quá nhiều chuyện đau lòng trong quá khứ. Tôi muốn lặng im tất cả để sống âm thầm với kỷ niệm.

Đoàn Quang Vũ

Đôi Dòng Tâm Sự
Sau ngày ra tù, tôi vượt biên qua định cư ở Mỹ. Tôi đã gặp quá nhiều chuyện đau lòng trong quá khứ. Tôi muốn lặng im tất cả để sống âm thầm với kỷ niệm. Nhưng định mệnh vẫn không để cho tôi yên, tôi vẫn muốn làm một cái gì đó để rửa mối hận trong lòng và trả thù cho các chiến hữu thân yêu của mình trong đó có chiến hữu Lê Anh Tuấn. Tôi mong có một ngày trở lại Việt Nam, cùng đoàn quân chiến thắng, cải táng hài cốt của Tuấn và vinh danh người chiến sĩ anh hùng này.
Nhiều người hỏi tôi về cái chết của Tuấn, nhưng tôi tránh né, cho đến hôm nay sau hơn 25 năm, tôi đến nhà hàng Paracel ăn cơm tình cờ gặp lại Đại Tá Nguyễn Văn Thông. Đại Tá Thông trước đây là Tư Lệnh Lực Lượng Thuỷ Bộ kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 214, tôi ở Liên Đoàn 214.1 của Đại Tá và Thiếu Tá Lê Anh Tuấn là Giang Đoàn Trưởng Giang Đoàn 43 Thuỷ Bộ. Đại tá Thông đưa tôi xem tập hồ sơ trong đó có bức ảnh và tiểu sử của Lê Anh Tuấn cùng tiến trình hoạt động của căn cứ Tuyên Nhơn. Mộc Hoá. Chợt nhìn thấy hình ảnh của người chiến hữu thân yêu của mình, tôi không khỏi ngậm ngùi đau xót. Dòng lịch sử hiện thực đã lướt qua trong óc tôi, tôi miên man nhớ lại dĩ vãng vui buồn bên nhau, bên các đồng đội đã cùng nhau chiến đấu trong một trận chiến kéo dài hôm 6 tháng.


HQ/Th.Tá Lê Anh Tuấn

Sau ngày rã ngũ, người chết đã không yên mồ, yên mả. Kẻ sống lưu lạc khắp bốn phương trời không biết ra sao !!!! Đại Tá Thông và Đô Đốc Đào đã nhắc lại quá khứ của Hải Quân kiêu hùng bất khuất và khuyên tôi nên kể lại sự thật về trận chiến ở Tuyên Nhơn.
Hôm nay trận mưa đầu muà và bất thường ở Cali, tôi lại nhớ đến tiếng dế nỉ non như thương tiếc các chiến hữu đã nằm xuống cho đất nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do được trường tồn. Tôi không tô điểm cho cuộc chiến mà chỉ ghi lại.

I. Những trận thư hùng:
Vào tháng 10 năm 1974, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam họp hành quân ở Tiểu Khu Mộc Hoá ra lệnh cho Trung Đoàn 15 Bộ Binh, Tiểu Khu Mộc Hoá, Thiết Đoàn M113 dưới sự yểm trợ hoả lực và chuyển quân của Liên Đoàn 214.1; lợi dụng mùa nước nổi đột kích thẳng vào Mật Khu Tam Biên của Cộng Sản.
Sau 10 ngày hành quân, quân ta đã vào được hậu cần của địch, bên trong biên giới Miên, phá huỷ vô số tiếp liệu phẩm củ địch đủ để cung cấp cho một sư đoàn trong vòng 1 tháng và lần đầu tiên tịch thu được xe vận tải Molotova của Bắc Việt tại chiến trường miền Nam. Hải Quân Đại Úy Trương Minh Hoàng, Giang Đoàn Trưởng Giang Đoàn 64 Tuần Thám đã yểm trợ tích cực và hữu hiệu cho cuộc hành quân nên đã được Thiếu Tướng Nam hết lời khen thưởng.
Đến đầu tháng 11 năm 1974. Tàu tuần tiễu của Giang Đoàn 64 Tuần Thám lại phát hiện nhiều ghe muối đi từ Long An lên Mộc Hoá để tiếp tế cho quân Bắc Việt vừa mới xâm nhập. Tin tình báo cũng cho biết Trung Đoàn Z15 cộng sản được tăng cường 1 đại đội pháo, hỏa tiễn 122 ly và 12 hỏa tiễn SA7 sẽ có kế hoạch tấn công các căn cứ quân sự của ta nằm dọc theo sông Vàm Cỏ Tây.


Trung tuần tháng 11, tàu tuần tiễu của ta lại phát hiện và tấn công quân cộng sản qua sông ngang rừng tràm cách chợ Tuyên Nhơn về hướng Nam khoảng 10 cây số. Sư Đoàn 7 Bộ Binh lập tức mở cuộc hành quân và tịch thu được nhiều chiến lợi phẩm. Chi Khu Tuyên Nhơn và Liên Đoàn Hải Quân cũng tịch thu được nhiều quân trang, quân dụng và thực phẩm của địch.
Tin điện thám cho biết có một tướng địch vào vùng hành quân để triển khai kế hoạch tấn công. Bên ta đặt trong tình trạng báo động 100% phòng hờ địch. Đô Đốc Đặng Cao Thăng, Đại Tá Nguyễn Văn Thông đã đến Tuyên Nhơn duyệt xét lại khả năng tác chiến và tăng cường hệ thống phòng thủ cùng hệ thống điện báo.
Đêm 6 tháng 12 năm 1974, một Trung Đoàn cộng sản Bắc Việt đã tấn công đồn Ba Thắng Minh cách Tuyên Nhơn khoảng 15 cây số về hướng Bắc. Đồn có một Đại Đội Điạ Phương Quân và Tiểu đội Pháo Binh 105 ly, gia đình binh sĩ ở trong đồn.
Từ giữa đêm địch bắt đầu tấn công, đến 3 giờ sáng, Tiểu Đội Pháo Binh bị triệt hạ. Đến 4 giờ địch xung phong tràn vào đồn, đồn hình tam giác đã bị san bằng 2 góc. Đàn bà và trẻ con tiếp đạn, cầm súng thay chồng chống giặc, lùi dần về cứ điểm cuối cùng ở phiá Nam. Thiếu Tướng Nam ở đầu máy truyền tin (nhờ đài truyền tin của căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn làm trung gian chuyển tiếp) ra lệnh cho pháo binh Tiểu Khu yểm trợ. Đại Úy Đại Đội Trưởng uất nghẹn trong máy xin từ biệt Thiếu Tướng và xin pháo binh san bằng căn cứ địa vì địch đã tràn ngập trong đồn.
Đến 5 giờ sáng, Thiếu Tướng Nam ra lệnh phải cố thủ đồn để đưa viện binh đến. Hải Quân phải lập tức lên đường để giải vây đồn từ hướng Nam; Bộ Binh tháp tùng M113 đi xuống từ phiá Bắc. Hải Quân Đại Úy Trương Minh Hoàng, Hải Quân Trung Uý Mã Hùng Cường dẫn đoàn tàu vào vùng địch lúc tờ mờ sáng, tác xạ dữ dội vào hai bên hông đồn khiến địch phải rút lui. Nhưng đáng tiếc đồn đã tan nát; Đại Úy Đại Đội Trưởng đã tử trận, còn lại khoảng 20 binh sĩ và vợ con bê bết máu được đưa về Mộc Hoá.
Ngay ngày hôm sau để trả đũa Hải Quân, căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn đã bị địch pháo hoả tiễn 122 ly và cối 82 ly từ hướng Đông bắn sang. Ta phản pháo.
Ngày 8 tháng 12, Hải Quân chở quân từ Ấp Bắc vào kinh Đồng Tiến triệt hạ căn cứ hậu cần của địch. Ta tịch thu được nhiều tấn gạo của địch, nhưng khi hành quân xong, 1 Đại đội Trinh Sát của Sư Đoàn 9 đã theo trực thăng Chinook về hậu cứ đã bị SA7 của cộng quân bắn rớt cách Ấp Bắc khoảng 5 cây số về hướng Bắc.

II. Tấn công căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn
Địch đã căm hận Hải Quân, quyết tâm phải tiệt hạ căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn cho bằng được nếu muốn đưa quân vào tấn công Long An. Hải Quân đã phá vỡ nhiều kế hoạch chuyển quân và làm tiêu hao tiềm lực tác chiến của chúng (theo lời của 1 Chuẩn Uý Đặc Công cộng sản bị bắt sau đó). Chúng đã cho đặc công nhiều lần bò vào căn cứ dọ thám nhưng thất bại. Sau cùng kế hoạch tấn công Căn Cứ Hải Quân Tuyên Nhơn đã thành hình: – Hai Tiểu Đoàn thuộc Z15 tấn công từ hướng Bắc – Một Tiểu Đoàn điạ phương và một Đại Đội đặc công tấn công từ hướng Nam Khi nào toán đặc công vào được căn cứ mới có lệnh tổng tấn công.

PDD Dang Cao Thang.

Tết Âm Lịch, Đô Đốc Đặng Cao Thăng và Đại tá Nguyễn Văn Thông đến viếng Tuyên Nhơn thăm hỏi anh em binh sĩ và khuyến cáo là căn cứ có thể bị tấn công (theo tin tình báo), nên chuyển đạn từ trong kho xuống giang đỉnh và các tổ tác chiến (Sau khi rút quân về nước, Hải Quân Hoa Kỳ bàn giao cho Căn cứ Tuyên Nhơn hơn hai cấp số đạn ngoài kế toán dự trù. Đạn đại liên 50 còn hơn 200 ngàn viên). Không thể nói là một sự tình cờ hay một định mệnh an bài mà là một sự nghiên cứu cặn kẽ của địch đối với mọi hoạt động của ta để thừa cơ hội tấn công. Cứ mỗi lần Liên đoàn trưởng đi họp là địch lại tấn công; thứ đến là địch pháo kích vào căn cứ Hải Quân, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn và Phòng Hành Quân rất chính xác mà không một trái đạn nào rơi vào chi khu Tuyên Nhơn (chi khu Tuyên Nhơn chỉ cách căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn bằng một mô đất dài và một cổng sắt. Ngay kế hoạch tấn công của chúng không đá động gì đến chi khu Tuyên Nhơn, chúng tôi có đặt dấu hỏi này với Thiếu Tá Quang chi khu Trưởng chi khu Tuyên Nhơn. Phải chăng có nội tuyến trong chi khu !!!)
Ngày 25/3/1975 Liên Đoàn Trưởng về Mỹ Tho để họp Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, Liên Đoàn Phó Hành Quân và Đại Úy Khải, Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 64 Tuần Thám trông coi đơn vị. Ngay hôm đó địch triển khai kế hoạch tấn công.

Đêm 26/3/1975 Đại Đội đặc công Việt Cộng đã vào sát hàng rào kẽm gai ở phía Nam và phiá Bắc, Việt Cộng đã vào đến hàng rào B40. 12:00 đêm Thiếu tá Tuấn từ giã Chi Khu Trưởng về tuần tra căn cứ. Phòng hành quân khẩn báo là máy điện thám báo động không ngừng từ đầu hôm nhiều hơn mọi khi. Theo kế hoạch đã định sẵn Thiếu tá Tuấn lập tức cho kéo còi báo động. Các chiến đỉnh và các ổ phòng thủ đã sẵn sàng ở nhiệm sở tác chiến hằng đêm. Địch lầm tưởng đã bị phát hiện vội tấn công, ta phản công dữ dội, một số B40 đã gác lên hàng rào cũng không bắn kịp, đặc công nằm chết tại hàng rào kẽm gai. Địch tấn công bằng B40 và súng cá nhân, ta phản công bằng Đại Liên, M79, cối 81. Chiến trường ngẹt mùi thuốc súng. Sau 2 giờ giao tranh chỉ còn nghe tiếng súng của ta phản công địch mà không còn nghe tiếng địch. Đạn cối và đại liên của ta liên tục nổ cho tới sáng mới thôi. Kết qủa bên ta hoàn toàn vô sự. Thiếu tá Tuấn xin Chi Khu lục soát quanh căn cứ thấy hơn 30 xác địch và 50 súng cá nhân B40. Việt Cộng đã cấm ghe thuyền qua lại trên sông để chúng tải thương. Tin dân chúng cho biết địch có thể tử thương trên 200 người.

Sau trận chiến Đô Đốc Lâm Ngươn Tánh, Đô Đốc Thăng, Đại tá Thông, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã đáp trực thăng xuống tận căn cứ để khen thưởng Thiếu Tá Tuấn và anh em binh sĩ Hải Quân. Chợ Tuyên Nhơn chỉ cách căn cứ Hải Quân 5 cây số đã bị Việt Cộng chiếm đóng từ 25 tháng 3, dân chúng tản cư ra Mộc Hóa. Hải Quân bị cô lập không ra sông Vàm Cỏ được, mọi tiếp tế đều phải chở bằng đường bộ.


Sau một tuần an binh bất động, chi khu Tuyên Nhơn và Hải Quân đột kích phá vòng vây triệt hạ một trung đôi địch tịch thu 12 súng cá nhân. Đến chiều ngày 29 tháng 3 Trung Đoàn 15 bộ binh và M113 hành quân bờ kinh phiá đông sông Vàm Cỏ cách căn cứ Hải Quân 15 cây số. Hai chiếc F5 đến dội bom yểm trợ, một chiếc bị trúng SA7 lảo đảo, bốc khói rơi thật chậm trước mặt mọi người .Chiếc còn lại bay lượn, nhào lộn dội bom, bắn phá dữ dội không biết làm sao để cứu bạn mình đang trên dù rơi xuống lòng địch, trông thật thảm thương !!!

III. Ngày 2 tháng 4 năm 1975, đến phiên Hải Quân khóc bạn .
Vừa nhận được lệnh hành quân Đại Úy Khải, Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 64 Tuần Thám vội vã lên đường để kịp chuyển quân từ Ấp Bắc vào Đồng Tiến, 30 phút sau toán giang đỉnh báo cáo là Đại úy Khải đã bị mìn tử trận cùng 7 anh em trên giang đỉnh. Đại úy Khải là một người rất vui tính, được sự cảm mến mọi người. Cái tang của Đại úy Khải làm đau lòng tất cả anh em trong trại. Ngày 5 tháng 4 năm 1975 chúng tôi họp với Trung Tá Tập, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 Bộ Binh, xin hành quân giải tỏa chợ Tuyên Nhơn và mở đường giao thông về Bến Lức.
Ngày 10 tháng 4 đoàn tàu tiếp tế nhiên liệu và lương thực do Thiếu Tá Trần Ngọc Anh đã vào được căn cứ Tuyên Nhơn. Chúng tôi gặp nhau rất mừng rỡ, hỏi thăm tin tức chiến sự trên toàn quốc, được biết rõ hơn cộng sản Bắc Việt đã tấn công Ban Mê Thuột, Bình Long An Lộc. Riêng tại Vùng 4 Công Trường 7 VC dự tính sẽ cắt đường từ Long An về Sài Gòn, Thiếu tướng Nam ra lệnh cho Trung đoàn và Liên đoàn Hải Quân phải kịp thời ngăn chặn địch.
Từ tháng 12 năm 1974 đến 29 tháng 4 năm 1975 địch pháo kích ngày đêm vào căn cứ Hải quân để cầm chân ta. Ta đã bị thiệt hại nhiều vì pháo kích -10 Tử thương, 40 bị thương – Phòng hành quân bị sập một góc – Máy đèn bị cháy – Đồn trại nhiều nơi bị sập – Dãy nhà Liên đoàn bị phá hủy.

Thiếu Tá Tuấn sau khi đi phép Sài Gòn về có nói với tôi là Bộ Tư Lệnh định thuyên chuyễn Thiếu tá Tuấn đi đơn vị khác nhưng Thiếu tá Tuấn xin ở lại. Thiếu tá Hoàng, Giang đoàn Trưởng Giang Đoàn 64 Tuần Thám được lệnh thuyên chuyển đi học cũng xin ở lại Tuyên Nhơn .
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, tôi vào Bộ Tư Lệnh Hải Quân để liên lạc về Tuyên Nhơn, lính gác cổng không cho tôi vào bảo là có lệnh không cho bất cứ ai được vào Bộ Tư Lệnh, dù lúc đó tôi mặc quân phục và đi xe quân đội. Tôi chạy xuống Bến Lức liên lạc được với Thiếu tá Tuấn cho Tuấn biết là tôi không vào Tuyên Nhơn được vì đường quốc lộ đã bị cắt, và nói rõ với Tuấn là tôi còn ở lại!.

Giang toc dinh PPR  tuan tieu tren song
Sự kiên trì chống địch của căn cứ Tuyên Nhơn phải kể đến sự góp công lớn của 2 người:
Người thứ nhất là Hải Quân Thiếu Tá Trương Minh Hoàng, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 64 Tuần Thám, Thủ Khoa Khoá 14 Hải Quân Nha Trang. Hoàng là một người rất hoà nhã, bình tĩnh và can đảm. Có lần địch pháo trúng Phòng Hành Quân, lửa phát cháy dữ dội. Dù địch đang pháo kích, Hoàng đã rời nơi ẩn núp chỉ huy toán cấp cứu dập tắt ngọn lửa, tôi bị kẹt bên trong mới ra thoát được. Có lần đang dùng cơm trưa tại Tiểu Khu Mộc Hoá, Thiếu Tướng Nam có nói với tôi: “Có lẽ cần một Chi Khu Trưởng ở Tuyên Nhơn thì hữu hiệu hơn vì vùng này sông rạch quá nhiều; theo anh nghĩ ai là người thích hợp.” Tôi đáp: “Thiếu Tá Hoàng là người trầm tĩnh và can đảm rất xứng đáng giữ chức vụ hành chánh kiêm hành quân.”
Người thứ hai là Đại Úy Mã Hùng Cường, Chỉ Huy Phó Giang Đoàn 43 Thuỷ Bộ, nhờ có Đại Úy Cường hết lòng trông nom, huấn luyện binh sĩ nên giang đoàn của Thiếu Tá Tuấn lúc nào cũng sẵn sàng trong tư thế tác chiến, do đó khi chạm địch binh sĩ rất can đảm chiến đấu, đàn áp được địch ngay từ phút đầu.
Trong suốt thời gian chạm địch tinh thần binh sĩ rất cao, tình huynh đệ chi binh thật khắng khít, thương yêu đùm bọc lẫn nhau nên không có lính đào ngũ. Ở căn cứ Tuyên Nhơn địch không pháo kích dữ dội như Bình Long An Lộc nhưng bất chợt pháo lúc nào không hay. Có khi 10 quả có khi 20 quả rồi lại ngưng làm điên đầu mọi người, không biết sống chết lúc nào, chỉ mong đạn tránh mình. Căn cứ chằng chịt giao thông hào để tránh pháo.
Bình Long An Lộc đã đi vào lịch sử chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, rất xứng đáng với lời ca tụng.
Bình long An Lộc địa danh lưu chiến sử
Người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân
    Tôi chỉ xin ghi lại lời của Đô Đốc Lâm Nguơn Tánh khi thăm viếng căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn: Bộ binh có Bình Long An Lộc, Hải Quân có Tuyên Nhơn Mộc Hoá.

Đoàn Quang Vũ

http://hqvnch.net/default.asp?id=773&lstid=62


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm