Thân Hữu Tiếp Tay...
Trận đấu đã kết thúc
Tôi nhớ nhiều lần đi xem những trận đá bóng quan trọng, nghĩ là hai đội rất cân xứng và mọi người sẽ được chứng kiến một trận đấu thật hào hứng. Nhưng vì lý do gì đó, một đội vượt lên thắng quá xa, nên dù còn 20 hay 30 phút, khán giả bắt đầu rời sân vận động để đi về sớm. Trong số này, những cổ động viên cho bên thua có lẽ không muốn đau lòng nhìn thêm thảm cảnh. Còn những cổ động viên của bên thắng thì hân hoan và hớn hở về nhà để tiếp tục liên hoan. Riêng tôi, chỉ muốn tránh nạn kẹt xe khi cả trăm ngàn người đổ ra về cùng một lúc.
Ở những sân đấu “lạ” với những quy luật dưới gầm bàn, phe thua thường có lý do chánh đáng để nán lại. Họ đã “mua” trọng tài, nên vài cái thẻ đỏ hay vài cú phạt đền có thể làm thay đổi cuộc diện? Trọng tài có thể kéo dài trận đấu đến bất tận để phe thua lật ngược tình thế? Tôi nghe kể trong vài trường hợp, cả toán trọng tài thay sắc phục để gia nhập đội thua. Ôi, những trò đá bóng theo những định hướng khác đời.
Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng chỉ có 2 tình huống khi trận đấu sắp kết thúc. Một là trọng tài còn nể nang khán giả nên sau vài cú phạt đền “free” cho bên thua, tỷ số bây giờ là 15-3 (thay vì 15-0). Vẫn thua, nhưng trọng tài cũng cho thấy cố gắng của mình sau khi nhận tiền. Tình huống thứ hai là trọng tài không quan tâm gì đến khán giả hay luật chơi theo sách vở, cứ tặng phạt đền liên tiếp để bên thua trở thành bên thắng. Dĩ nhiên, khán giả cũng biết điều này, nên mọi người bỏ về và cả sân vận động chỉ còn cầu thủ và trọng tài.
Gần đây nhiều bạn BCA hỏi tại sao tôi đã ngừng phân tích về
Game is over, my friends.
Alan Phan
BLOG CỦA ALAN PHAN NGÀY THỨ SÁU 26 APRIL 2013
Trận đấu đã kết thúc
Tôi nhớ nhiều lần đi xem những trận đá bóng quan trọng, nghĩ là hai đội rất cân xứng và mọi người sẽ được chứng kiến một trận đấu thật hào hứng. Nhưng vì lý do gì đó, một đội vượt lên thắng quá xa, nên dù còn 20 hay 30 phút, khán giả bắt đầu rời sân vận động để đi về sớm. Trong số này, những cổ động viên cho bên thua có lẽ không muốn đau lòng nhìn thêm thảm cảnh. Còn những cổ động viên của bên thắng thì hân hoan và hớn hở về nhà để tiếp tục liên hoan. Riêng tôi, chỉ muốn tránh nạn kẹt xe khi cả trăm ngàn người đổ ra về cùng một lúc.
Ở những sân đấu “lạ” với những quy luật dưới gầm bàn, phe thua thường có lý do chánh đáng để nán lại. Họ đã “mua” trọng tài, nên vài cái thẻ đỏ hay vài cú phạt đền có thể làm thay đổi cuộc diện? Trọng tài có thể kéo dài trận đấu đến bất tận để phe thua lật ngược tình thế? Tôi nghe kể trong vài trường hợp, cả toán trọng tài thay sắc phục để gia nhập đội thua. Ôi, những trò đá bóng theo những định hướng khác đời.
Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng chỉ có 2 tình huống khi trận đấu sắp kết thúc. Một là trọng tài còn nể nang khán giả nên sau vài cú phạt đền “free” cho bên thua, tỷ số bây giờ là 15-3 (thay vì 15-0). Vẫn thua, nhưng trọng tài cũng cho thấy cố gắng của mình sau khi nhận tiền. Tình huống thứ hai là trọng tài không quan tâm gì đến khán giả hay luật chơi theo sách vở, cứ tặng phạt đền liên tiếp để bên thua trở thành bên thắng. Dĩ nhiên, khán giả cũng biết điều này, nên mọi người bỏ về và cả sân vận động chỉ còn cầu thủ và trọng tài.
Gần đây nhiều bạn BCA hỏi tại sao tôi đã ngừng phân tích về
Game is over, my friends.
Alan Phan
BLOG CỦA ALAN PHAN NGÀY THỨ SÁU 26 APRIL 2013