Những bức ảnh hiếm cho thấy cuộc sống thường ngày ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc 100 năm trước chẳng khác một làng quê nghèo nằm ở khu vực xa xôi hẻo lánh
**************************
Bạch Long Vĩ, Cô Tô bắt đầu có gió cấp 9, 10
- Nằm trong
đất liền nhưng Mẫu Sơn (Lạng Sơn) đang có gió giật mạnh cấp 11 do chịu ảnh hưởng
của bão số 3. Đảo Bạch Long Vĩ có gió cấp 10, giật cấp 12, đảo Cô Tô gió giật
cấp 9. Toàn vùng ven biển Hải Phòng – Nam Định gió giật cấp 6 – 8. Nhiều nơi ở
miền Bắc bắt đầu có mưa to...
* Tiếp tục cập nhật...
Tâm bão Quảng Ninh sẵn sàng Hình ảnh sẵn sàng đón bão tại huyện đảo Vân Đồn và TP Hạ Long ở tâm bão Quảng
Ninh trước khi bão đổ bộ vào đêm nay (16/9) và rạng sáng mai (17/9). |
Bắt đầu ảnh hưởng đất liền
Đây là cơn bão mạnh, có bán kính khoảng 350km. Khi đi vào đất liền, bán kính
bão suy giảm còn khoảng 250km, diện ảnh hưởng vẫn rất rộng.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết lúc 16 giờ chiều nay, vị trí
tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển Hải
Phòng – Quảng Ninh khoảng 220km về phía Đông Đông Nam.
|
Bắt đầu có mưa, gió giật tại TP Hải Phòng - Ảnh: T.Nhị
|
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133km một
giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi
được khoảng 25 - 30km.
Ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8 - 9, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm
cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) cấp 10 – 11, vùng gần
tâm bão đi qua cấp 12, giật cấp 14 – 15, sóng biển cao 5 - 6m. Biển động dữ dội.
Tối nay vùng tâm bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sức gió
mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, sau đó bão đi sâu vào đất liền
và suy yếu thêm.
Đến 4 giờ ngày 17/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ
Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần
tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
|
Trung tâm dự báo khí tượng thủy
văn TƯ cho biết lúc 4 giờ chiều nay, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,7 độ
Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh khoảng 220km về
phía Đông Đông Nam. |
Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định và các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải
Dương có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 –
13. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Ở Bắc Bộ
có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to đến rất
to.
Quảng Ninh: Bắt đầu có mưa to, gió giật mạnh
Tại Quảng Ninh, theo phản ánh của người dân trên địa bàn TP. Hạ Long, hiện
tại đã có mưa rất to và gió giật cấp mạnh.
Trên đường phố đã vắng người đi lại. Do làm tốt công tác chuẩn bị phòng chống
bão, chằng chống nhà cửa nên hầu hết người dân đã yên vị trong nhà.
|
Tàu thuyền ở Vân Đồn neo đậu sẵn sàng chống bão
|
Thời điểm 18h30, tại huyện đảo Vân Đồn đang có mưa rất to, gió giật cấp 9,
cấp 10.
Huyện đã kêu gọi toàn bộ
1.650 tàu, thuyền về nơi tránh trú bão an toàn, trong đó có 3 chiếc đã về điểm
tránh trú bão tại huyện Cô Tô. 450 lồng, bè (với 1.559 lao động) đã được thông
báo gia cố, di dời đến nơi an toàn.
Toàn bộ công nhân lao động đang thi công công trình trên các tuyến xã đảo; du
khách đã được chính quyền địa phương có phương án đảm bảo an toàn. 439 hộ (với
1.929 người) có nguy cơ tốc mái, sạt lở đã được di dời đến nơi kiên cố như
trường học, trụ sở UBND xã, trạm y tế nơi gần nhất. 1 số tuyến đê xung yếu đã
được chính quyền địa phương xử lý, gia cố và có lực lượng túc trực ứng cứu, đặc
biệt là tuyến đê Tân Phong, xã Quan Lạn.
Quảng Ninh gấp rút đối phó bão số 3 Huyện Vân Đồn đã thực hiện các biện pháp, kể cả là cưỡng chế để di
dời dân trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản, các nhà yếu về nơi tránh
trú bão an toàn. |
Hải Phòng: Sơ tán dân đến nơi an toàn
Hiện tại, TP Hải Phòng bắt đầu có mưa, gió giật mạnh. Trên các đường phố là
hình ảnh công nhân, học sinh tan ca trở về nhà trong làn mưa, gió. Nhiều đường
phố trở nên vắng tanh trước khi bão về.
Trước đó, để chủ động phòng tránh cơn bão số 3, trong các ngày 15 và 16/9,
thành phố Hải Phòng đã tổ chức 6 đoàn công tác của Lãnh đạo Thành ủy, UBND thành
phố kiểm tra, chỉ đạo phòng chống bão tại các địa bàn trọng điểm.
|
Người dân Đồ Sơn được sơ tán đến nơi an toàn
|
Cũng trong chiều ngày 16/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã về kiểm tra
công tác phòng chống bão tại cảng cá Mắt Rồng (xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải
Phòng).
Theo tin từ Văn phòng UBPCLB và TKCN Hải Phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
chỉ đạo các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tổ chức thường trực sẵn sàng thực
hiện nhiệm vụ PCLB và TKCN với lực lượng 8.669 người và 82 phương tiện các loại.
Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải KVI đã điều động tàu SAR273 ra ứng trực tại
vùng biển thuộc xã Gia Luận, huyện Cát Hải.
Sinh viên, học sinh ở Hải Phòng trở về nhà sau khi tan trường trong làn mưa
|
Chiều tối 16/9, nhiều đường phố ở Hải Phòng đã vắng bóng người - Ảnh: T.Nhị
|
* Tiếp tục cập nhật...
VNNET**************
Cuộc sống nghèo khó ở Bắc Kinh hơn 100 năm trước
Những bức ảnh hiếm cho thấy cuộc sống thường
ngày ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc 100 năm trước chẳng khác một làng quê
nghèo nằm ở khu vực xa xôi hẻo lánh.
|
Gerd Kaminski, chuyên gia tại Viện nghiên cứu về Trung
Quốc và Đông Bắc Á của Áo, tình cờ phát hiện bộ ảnh hiếm về Trung Quốc
những năm 1900 trong gia đình một quân nhân Áo-Hung. Bộ ảnh lột tả toàn
bộ cuộc sống đô thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ
20. Vào thời điểm đó, Trung Quốc vẫn là đất nước thuần nông nên phần lớn
dân số sống dựa vào nông nghiệp.
|
|
Lối vào Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh sau một cuộc nổi loạn năm
1901. Thời điểm này, Trung Quốc vẫn là quốc gia tồn tại dưới chế độ
phong kiến.
|
|
Đôi chân dị thường của một phụ nữ Trung Quốc. Tục bó chân
khiến các thiếu nữ chịu đau đớn để có bàn chân nhỏ, chuẩn mực của cái
đẹp trong quá khứ ở đất nước này.
|
|
Những gương mặt khắc khổ của người dân Bắc Kinh. Tuy
nhiên, cuộc sống ở xứ kinh kỳ dễ chịu hơn rất nhiều so với những khu vực
khác.
|
|
Một người đàn ông bán hàng rong vào buổi đêm ở Bắc Kinh.
|
|
Quán trà, nơi tập trung khá nhiều người tới thưởng thức.
Người ta thường biểu diễn kinh kịch, một loại hình nghệ thuật dân gian
của Trung Quốc, trong các quán trà hoặc quán rượu.
|
|
Một tiết mục nghệ thuật trên đường phố.
|
|
Một khu chợ nằm ngay bên ngoài cổng thành Bắc Kinh.
|
|
Bữa cơm tối đạm bạc của những công nhân lao động chân tay
ở Bắc Kinh. Đầu thế kỷ 20 cũng là giai đoạn rối ren trong xã hội Trung
Quốc, với ảnh hưởng của các nước đế quốc phương Tây cùng sự suy yếu của
nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc.
|
************************
Những 'lão cây' hơn 500 năm tuổi vô giá ở miền Tây
Miền
Tây còn sót lại những đại cổ thụ có tuổi đời hơn nửa thiên niên kỷ, như
cây me 600 năm tuổi, cây dầu rái 700 năm,... đã được công nhận là "Cây
di sản Việt Nam".
|
Ông Châu Phi (75 tuổi, ở ấp Tô
Trung, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang) là chủ nhân cây me cổ thụ 600
năm tuổi. Ông cho biết: "Cây me của gia đình đã sống qua 7 đời. Cứ hết
đời này đến đời khác, con cháu trong dòng họ có nhiệm vụ chăm sóc và gìn
giữ. Hiện cây me cao khoảng 40 m, hơn 15 người lớn nắm tay nhau ôm mới
giáp gốc".
|
|
Cây me cổ thụ năm nào cũng ra
hoa, kết trái. Tháng 8/2013, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt
Nam phối hợp Chi cục Kiểm lâm An Giang tổ chức lễ công bố đây là “Cây di
sản Việt Nam”.
|
|
Ông Phi cho biết trước đây đã có người đến hỏi mua cây me với giá hơn 100 triệu đồng nhưng ông từ chối.
|
|
Tại An Giang, cây dầu với tán khổng lồ ở xã An Cư, huyện Tịnh Biên có tuổi thọ hơn 700 năm.
|
|
Có tuổi họ hàng trăm năm nên
người dân nơi đây lập bàn thờ cúng... cây. "Lão dầu" cao gần 50 m, tán
cành rộng 20 m, gốc rễ nổi trên mặt đất.
|
|
Còn cây dầu rái ở xã Cô Tô,
huyện Tri Tôn (An Giang) "chỉ" có 600 năm tuổi và cũng được công nhận
cây di sản. Ông Chau Pone là chủ nhân của cổ thụ này.
|
|
Theo lời kể của những cao niên,
trước đây có một số người định hạ cây mang bán nhưng lưỡi cưa bị hỏng
mỗi khi họ thực hiện ý định. Họ cho rằng cây có thần linh phù hộ. Gốc
cây khoảng 8 - 10 người vòng tay ôm mới giáp, cao 40 m.
|
|
Chùa Svây Ta Hôn (ấp Ninh Lợi, xã An Tức, Tri Tôn, An Giang ) sở hữu 2 cây vải thiều hơn 500 năm tuổi.
|
|
Sư cả Chau Sa Dớt, trụ trì chùa
Svây Ta Hôn, cho biết vải thiều chỉ thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng
miền Bắc, nhưng lại xuất hiện ở vùng Bảy Núi là điều lạ lùng.
|
|
Gần Ao Bà Om ở TP.Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) có một cây sao trên 610 năm tuổi.
|
|
Cũng tại Trà Vinh, cây dầu trồng ven đường Sơn Thông (khóm 1, phường 7, TP.Trà Vinh) đã gần 300 năm tuổi.
|
|
Còn cây bồ đề thọ hơn 400 năm ở
chùa Bãi Xàu (thị trấn Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) có gốc 6 người ôm mới hết,
cao 30 m. Hàng ngày người dân đến thắp nhang dưới gốc cây.
|
|
Tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) có cây xoài quý 300 năm tuổi.
|
|
Cây xoài cao hơn 20 m, gốc to khoảng 5 người ôm, có hàng chục cành to vươn rộng ra xung quanh.
|
*******************
Mùa na: chợ Đồng Bành_Chi Lăng, Lạng Sơn
Hoạt
động mua bán diễn ra sôi động mỗi buổi sáng tại chợ Đồng Bành (Chi Lăng, Lạng
Sơn) - nơi được coi là chợ na lớn nhất miền Bắc.
Chợ
Đồng Bành những ngày này tấp nập cảnh mua bán mỗi sáng. Hàng nghìn người trồng
na từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc... mang quả thu hoạch được tập
trung về đây, tạo nên một khu chợ na kéo dài hơn 1 km bên Quốc lộ 1A đoạn qua
thị trấn Chi Lăng.
Từ
sáng sớm tới trưa, những chiếc xe ba gác chất đầy na từ Quốc lộ 1A liên tục rẽ
vào chợ.
Người
bán na tại chợ Đồng Bành hầu hết là phụ nữ. Mỗi người thường gánh theo hai
thúng nặng khoảng 40kg, bán trong buổi sáng. Giá na loại thường dao động khoảng
20.000-30.000 đồng mỗi kg. Loại quả to đẹp có giá cao hơn, khoảng 40.000-50.000
đồng.
Chị
Son (35 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) cho biết năm nay vườn na nhà chị được ít quả
hơn năm ngoái, những bù lại quả to đẹp nên dễ bán.
Na
Đồng Bành thơm, ngọt đậm và ít có vị chua vì được trồng trên núi đá. Người dân
cho biết, năng suất mùa này thấp hơn năm trước. Nhưng do vùng trồng mở rộng nên
sản lượng vẫn tăng cao, khiến giá rẻ hơn.
Quả
na mà bà Nguyễn Thị Tị, 58 tuổi đang giới thiệu ở chợ Đồng Bành được gọi là na
đầu, bán với giá rất cao, khoảng 70.000-80.000 đồng mỗi kg, dù vị ngon không
khác biệt nhiều so với những quả na khác.
Để
hái được na, người dân phải mất hàng giờ leo núi đá. Thời gian này đang là mùa
mưa khiến cho việc thu hoạch càng thêm vất vả. Sau hơn một giờ đi bộ từ nhà ở
thị trấn Chi Lăng lên nương, chị Hà Thị Hiên, 36 tuổi, bắt tay vào hái na cho
đến khi đầy hai sọt (khoảng 40kg) mang về nhà trước khi trời tối.
Việc
gánh na xuống núi còn khó khăn hơn nhiều. Chị Đỗ Thị Nuôi (41 tuổi, ở thôn Minh
Hõa, Chi Lăng) cố giữ thăng bằng, lần từng nước trên lối mòn dọc theo dốc đá
dựng đứng. Gần một tháng nay, ngày nào chị Nuôi cũng hai lần lên núi hái na để
mang ra chợ bán. Trong năm, chị cũng phải vào núi chăm na, thường xuyên tới mức
thuộc từng hốc đá trên lối mòn.
Na
tại chợ Đồng Bành được lái buôn từ khắp các tỉnh miền Bắc về tận nơi thu mua từ
từng người bán rồi mang về trung tâm buôn na đóng thùng chuyển đi.
Bà
Nguyễn Thị Nhị (60 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh) đã lên Đồng Bành từ rất sớm để
chọn mua được na đẹp mang về bán ở chợ gần nhà. "Na Đồng Bành nổi tiếng
thơm ngon nên mang về bán chạy. Cứ hai ngày tôi lại lên đây lấy hàng mới về
bán", bác Nhị cho biết.
Na
Đồng Bành được đóng vào các thùng xốp có lót lá xanh, giấy báo cẩn thận, rồi
được chất lên xe tải để chuyển đi các tỉnh khắp miền Bắc. Quả na sau khi hái
chín rất nhanh, có khi chỉ vài giờ đã chín mềm, nên không thể mang đi các tỉnh
quá xa.
Phút
nghỉ ngơi của anh Vi Văn Hải (44 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) sau một buổi sáng
mệt nhoài với na. Anh dậy từ 4h sáng lên nương na trên núi hái tổng cộng 1,8 tạ
quả mang xuống chợ bán. "Cũng may là bán hết nhanh, nên vất vả chút vẫn
vui", anh Hải chia sẻ.
Quý
Đoàn
http://baomai.blogspot.com/2014/09/mua-na-tai-cho-ong-banhchi-lang-lang-son.html
******************
Nỗi cô đơn của bà hoàng hậu cuối cùng
Đất Gò Công có hai thứ nổi tiếng là gạo Nàng Thơm chợ Đào và… Nam Phương Hoàng hậu.
Gạo
Nàng Thơm chợ Đào màu trắng nõn, giữa hạt có eo nhỏ mà các cụ xưa ví
như cái eo thon của thiếu nữ. Cô Nguyễn Hữu Thị Lan sinh trưởng trong
một gia đình giàu có, theo Tây học và Thiên Chúa giáo. Bố cô là đại điền
chủ Nguyễn Hữu Hào. Nguyễn Hữu Hào không chỉ nổi tiếng ở Gò Công mà còn
là một trong những người giàu có nhất nhì ở miền Nam thời Pháp thuộc.
|
Vợ chồng Vua Bảo Đại cùng hai con đầu
lòng là thái tử Bảo Long và công chúa Phương Mai trong buổi dạo chơi
vườn hoa tại cung Nam Phương Hoàng hậu ở Đà Lạt
|
Địa vị cao sang nhưng bất hạnh
Ông
Nguyễn Hữu Hào có hai người con gái, nhưng cô em Nguyễn Hữu Thị Lan,
sinh năm 1914, xinh đẹp hơn chị. Cô được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi
và theo học trường Trung học Couvent Des Oiseaux ở Paris - Pháp. Cô Lan
nổi tiếng xinh đẹp và đã đoạt vương miện Hoa hậu Đông Dương. Cô đỗ tú
tài toàn phần năm 1932, khi vừa đúng 18 tuổi. Sau khi đỗ tú tài, cô lên
tàu về nước theo lệnh cha.
Trên chuyến tàu định mệnh của
hãng Messagerie Maritime đưa người đẹp trở về nước từ Marseille, Pháp,
đến Cap Saint Jacque (Vũng Tàu), Nguyễn Hữu Thị Lan đã có dịp diện kiến
dung nhan của Hoàng đế Bảo Đại. Tuy nhiên, suốt hơn một tháng lênh đênh
trên biển, Nguyễn Hữu Thị Lan chỉ dám đứng từ xa nhìn vị vua nước Nam,
còn rất trẻ, chỉ mới 19 tuổi và rất đẹp trai.
Về Việt
Nam được ít lâu, vua Bảo Đại lên nghỉ mát ở Đà Lạt và với sự dàn xếp của
vị Toàn quyền Pháp Pasquier và viên Đốc lý Darle, Thị trưởng Đà Lạt,
tại khách sạn Langbian Palace, cô Nguyễn Hữu Thị Lan được giới thiệu đến
diện kiến vị vua trẻ đang còn độc thân. Cuộc gặp gỡ này là cầu nối đưa
Nguyễn Hữu Thị Lan vào cuộc hôn nhân đầy hào nhoáng nhưng cũng đầy sầu
thảm với Hoàng đế Bảo Đại sau này.
Cuối cùng, người con
gái đến từ phương Nam đã trở thành Nam Phương Hoàng hậu. Bảo Đại ra khẩu
dụ: "Trẫm chọn tên cho Hoàng hậu là Nam Phương. Trẫm cũng ra một chỉ dụ
cho phép Hoàng hậu được phục sức màu vàng - màu trước giờ chỉ dành
riêng cho Hoàng đế".
Đám cưới của vị vua trẻ hào hoa Bảo
Đại và thiếu nữ sắc nước hương trời Nguyễn Hữu Thị Lan, diễn ra ngày
23/4/1934 tại điện Cần Chính, trước sự hiện diện của đình thần và đại
diện nước Pháp. Cô Lan mặc áo thụng, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương
miện đính 9 con chim phượng bằng vàng thật và nhiều ngọc ngà châu báu
óng ánh. Ngay ngày hôm đó, Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng
hậu với danh hiệu Nam Phương.
Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan
được tấn phong làm Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với
các bà vợ vua triều Nguyễn vì 11 đời vua nhà Nguyễn trước Bảo Đại, các
bà vợ vua chỉ được phong tước Vương phi và chỉ đến khi chết mới được
truy phong Hoàng hậu.
Lần đầu tiên, trong hoàng cung
triều đình nhà Nguyễn, vóc dáng một người phụ nữ uy nghi, đoan trang đem
lại những nét đổi mới trong sinh hoạt cung đình: Giản dị hóa lễ nghi,
giản dị hóa những tương quan giao tiếp giữa bầy tôi và chủ, tư tưởng
phóng khoáng, ngay thẳng, ghét những xum xoe xu nịnh, những lời sàm tấu.
Nam Phương Hoàng hậu là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên cùng vua tiếp
đón các vị quốc khách khác trong vai trò đệ nhất phu nhân như thời đại
hiện nay. Toàn Quyền Decoux đã hết lời khen ngợi bà Nam Phương là người
đức hạnh, nề nếp, một sự tổng hợp hai nền văn hoá Đông-Tây.
Đêm
4/1/1936, người dân Huế nghe những tiếng súng bắn mừng, báo tin Nam
Phương đã hạ sinh hoàng tử. Đó chính là Đông Cung Thái tử Bảo Long.
Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại có tất cả 5 người con: Thái tử Bảo
Long; Công chúa Phương Mai sinh ngày 01/08/1937; Công chúa Phương Liên
sinh ngày 03/11/1938; Công chúa Phương Dung sinh ngày 05/02/1942 và
Hoàng tử út Bảo Thắng sinh ngày 09/12/1943.
Tuy nhiên,
vua Bảo Đại lại là người có tính trăng hoa. Là người có sở học, văn
minh, nên Hoàng hậu Nam Phương cắn răng chịu đựng với nỗi bất hạnh của
người vợ có chồng ngoại tình.
Bà có ý chờ con trai lên
ngôi (khi đó bà sẽ là Hoàng thái hậu), có uy quyền để cải cách, xây dựng
nước Việt Nam giàu mạnh và độc lập. Ý nguyện này thể hiện rõ, ngay sau
khi Cách mạng tháng Tám thành công, bà đã ra trụ sở phường Vĩnh An, nơi
đặt thùng lạc quyên quỹ kháng chiến, cởi hết vòng vàng bỏ vào thùng với
nét mặt hân hoan.
Sau biến cố lịch sử tháng 8/1945, vua
Bảo Đại thoái vị. Một thời gian sau trong bối cảnh nhà Nguyễn suy vong,
Bảo Đại mất hết quyền lực, nhưng danh sách những người đẹp lăng nhăng
với Bảo Đại vẫn tiếp tục kéo dài, ngay cả khi ông được mời ra Hà Nội
làm cố vấn cho Chính phủ cụ Hồ.
Ở Hà Nội, ông "dính" vũ
nữ người Bắc Ninh Mộng Điệp; rồi Lý Lệ Hà, vũ nữ gốc Thái Bình; Hoàng
Tiếu Lang -tức Jenny Woong- vũ nữ gốc Trung Hoa. Thời gian sau là Phi
Ánh, gốc Huế, Vicky gốc Pháp, vũ nữ Clément và Monique Baudot, người
Pháp. Nói đến những "chuyện tình lẻ tẻ" khác của vua Bảo Đại, mà một cận
vệ của ông đã tóm gọn: "Ngày săn cọp, tối săn gái"…
Cứ
thế, bà Nam Phương ẩn nhẫn trong cô đơn chịu đựng một mình theo cái cách
của một bậc mẫu nghi thiên hạ được ăn học, có nhân cách. Để rồi cuối
cùng, bà tự chọn con đường của mình là phải đi xa, giã từ vinh hoa phú
quý. Kể từ năm 1950, dòng họ Nguyễn và Bảo Đại kể như không còn trong
mắt bà nữa...
Cuộc sống tha hương của một bà Hoàng
Năm
1950, Nam Phương Hoàng hậu quyết định mang các con sang Pháp, sống ở
Paris, phần lo chuyện học hành cho các con, phần tránh xa dư luận trong
nước. Đến năm 1958, để tránh mặt gia đình, người quen và báo chí, bà Nam
Phương mua lại một khu nhà của một quý tộc tại làng Chabrignac, tỉnh
Corrèze cách Paris 500km về phía Nam. Khu nhà có 32 phòng, trong đó có 4
phòng khách và 7 phòng tắm tọa lạc trên một khu đất rộng 160 mẫu có tên
là Trang trại La Perche Domain De La Perche. Tại đây, bà sống trong yên
bình và đơn độc.
Các con của bà học hành và làm việc ở
xa, thỉnh thoảng mới về thăm. Riêng cựu hoàng Bảo Đại rất ít khi về thăm
bà. Dân trong làng cho biết có vài lần Bảo Đại ghé thăm, nhưng mới nghe
tiếng xe ông về một lát đã lại nghe tiếng xe đi!
Sống
trong cô đơn, héo mòn, sức khoẻ của bà Nam Phương ngày càng suy yếu do
bệnh suyễn và tim. Một lần, đi chơi về, bà thấy đau ở cổ. Bác sĩ đến
khám bệnh nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó bà bị khó thở. Người
giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ ở làng bên, cách mươi cây số và khi
bác sĩ đến, tim bà đã ngừng đập. Đó là ngày 14/9/1963, khi đó, bà mới 49
tuổi.
Theo Tôn Thất An Cựu viết trong Đặc san Huế, thì
đám tang của bà Hoàng hậu Việt Nam lưu vong được tổ chức một cách rất sơ
sài. Hôm đưa đám, ngoài hai Hoàng tử và ba Công chúa đi bên cạnh quan
tài mẹ, không có một người bà con nào khác. Cả cựu Hoàng Bảo Đại cũng
không có mặt, dù vẫn được con gái báo tin.
Mộ của bà Nam
Phương rất đơn sơ, trên phần mộ dựng một tấm bia nhỏ quen thuộc của
người bình dân Việt Nam. Hai mặt bia có khắc chữ Hán và chữ Pháp. Mặt
trước khắc chữ Hán: "Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Lăng" (Lăng mộ của
Hoàng Hậu Nam Phương nước Đại Nam). Mặt sau khắc chữ Pháp: "Ici Repose
L'Impératrice D'Annam Née Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan" (Đây là
nơi an nghỉ Hoàng Hậu nước An Nam Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan).
Ba điều kiện để “chọn” vua làm con rể
Vốn được các nữ tu chỉ dạy các lễ nghi Tây
phương đối với vua chúa nên hôm đó, lúc vừa diện kiến Bảo Đại, Nguyễn
Hữu Thị Lan đã quỳ gối và cúi đầu sát đất để tỏ lòng tôn kính nhà vua.
Lẽ tất nhiên, một vị vua trẻ tuổi và hào hoa như vua Bảo Đại thì làm
sao không thể không xiêu lòng trước sắc đẹp nghiêng thành của Nguyễn
Hữu Thị Lan. Và chuyện gì đến đã đến. Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị
Lan. Khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình ông Nguyễn Hữu Hào ra 3 điều
kiện: Thứ nhất, Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng hậu ngay
trong ngày cưới. Thứ hai, Hoàng hậu được giữ đạo Thiên Chúa và các con
khi sinh ra phải được rửa tội theo luật Công giáo, mặc dù nhà vua vẫn
giữ đạo Phật theo truyền thống hoàng tộc. Thứ ba, hai người phải được
Tòa Thánh La Mã cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn
giáo khác nhau.
Đây cũng chính là lý do khiến cuộc hôn nhân giữa
Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều sự phản đối của triều
đình vì đa số người trong hoàng tộc thời đó đều theo Phật giáo. Một
lần, trước hoàng tộc, vua Bảo Đại nói: 'Trẫm cưới vợ cho trẫm chứ đâu
phải cưới vợ cho cụ Tôn Thất Hân và triều đình". Cụ Tôn Thất Hân là
một đại thần,Viện trưởng Viện Cơ mật kiêm Thượng thư Bộ Hình, là người
chống đối quyết liệt nhất khi Bảo Đại quyết định thành hôn với Nguyễn
Hữu Thị Lan.
*******************
6 dịch vụ thuê kỳ quặc nhất thế giới khi đi du lịch
Nếu đang muốn đi
phượt nhưng còn lo lắng nhiều thứ về nơi mình sắp đến, du khách có thể
dùng dịch vụ thuê bạn đồng hành là người bản địa với giá 10 USD mỗi giờ.
1. Người xếp hàng hộ
Thông thường, du khách phải mất rất nhiều thời gian xếp hàng mua vé xem
chương trình hay vào cổng khu vui chơi, danh lam thắng cảnh nào đó. Tuy
vậy, đến New York (Mỹ), bạn có thể tung tăng dạo chơi và ăn uống trong
khu Central Park mà không phải lo chuyện mua vé. Với dịch vụ cho thuê
người xếp hàng, chỉ mất 10 USD, bạn sẽ có ngay người đứng chờ mua vé hộ
trong vòng 30 phút. Nếu xếp hàng cả ngày, giá cho giờ đầu tiên là 25
USD.
2. Cầu nối viên (wingman)
Là dịch vụ tương đối phổ biến ở Mỹ, bạn có thể dễ dàng thuê một người
đàn ông để cổ vũ tinh thần trong những trường hợp cần thiết, chẳng hạn
tìm hiểu hoặc tán tỉnh người khác giới. Những người đàn ông này có tên
gọi chung là "wingman".
Ví dụ, bạn nhìn thấy hai cô gái ở một quán bar và muốn làm quen với một trong số họ. Nhiệm vụ của wingman là
phải chủ động bắt chuyện với một cô nàng và tạo điều kiện cho bạn tiếp
cận với đối tượng còn lại. Ở New York, Los Angeles hay Boston (Mỹ), dịch
vụ này còn cung cấp những anh chàng ngoại hình ưa nhìn cùng diễn xuất
hoàn hảo để hộ tống bạn vào quán bar, trở thành cầu nối thu hẹp khoảng
cách đến những cô gái bản địa.
3. Cún cưng
Với 15 USD, những du khách yêu chó du lịch đến Utah (Mỹ) có thể sở hữu
một chú cún đáng yêu và vui đùa cùng chúng trong thời gian ngắn. Những
đơn vị cho thuê thú cưng này còn sẵn lòng vận chuyển đến tận tay bạn với
kỳ vọng chúng sẽ sớm có một mái nhà mới. Thậm chí, những người đàn ông
độc thân còn được khuyên nên dùng thú nuôi để thu hút sự chú ý của phụ
nữ thay vì tốn cả đống tiền đi thuê wingman.
4. Đám đông paparazzi
Ngoài những kỳ nghỉ dưỡng thư giãn trên bãi biển hẻo lánh, bạn cũng có
thể tận hưởng cảm giác bận rộn như một ngôi sao nổi tiếng bằng việc thuê
nguyên đội người hâm mộ cùng những tay săn ảnh chuyên nghiệp. Ở một số
bang tại Mỹ như Los Angeles, San Francisco và New York, giá khởi điểm
cho dịch vụ khoảng 500 USD và đội ngũ này sẽ theo chân bạn tới bất cứ
đâu, giúp bạn sống trong vầng hào quang danh vọng khoảng 15 phút.
5. Bạn đồng hành
Nhiều người ấp ủ giấc mơ du lịch từ lâu nhưng vẫn chưa thể thực hiện vì
nhiều lý do, bao gồm cả chuyện khó tìm bạn đồng hành. Vì lẽ này, một
trang web dịch vụ có tên RentAFriend.com ra đời giúp du khách
từ mọi nơi trên thế giới dễ dàng tìm bạn là người bản địa. Hoạt động từ
năm 2009 đến nay, website này có trên 526.873 người sẵn sàng cho thuê
khắp toàn cầu. Điểm trừ là giá dịch vụ này không rẻ khi bạn phải chi tới
10 USD mỗi giờ.
6. Người ngoại quốc
Ngoài những dịch vụ kỳ lạ bậc nhất thế giới như máy bán đồ lót tự động,
khách sạn tình nhân, nhà vệ sinh biết hát hay cho thuê đùi làm quảng
cáo, một đơn vị Nhật Bản mới đây cũng vừa triển khai chương trình cho
thuê người ngoại quốc. Đa phần đối tượng được thuê là người phương Tây
với nhiều mục đích khác nhau, phổ biến nhất vẫn là luyện tiếng Anh. Một
số yêu cầu cần có để được gia nhập đội ngũ này bao gồm cả kỹ năng hát
ru, uống rượu hay am hiểu về nghệ thuật và thậm chí là cả bitcoin,
robot.
Ngoài những vật dụng phổ biến và dễ thuê như xe đạp, ván trượt, dưới
đây là một số dịch vụ cho thuê độc đáo, thậm chí là kỳ quặc nhằm đáp ứng
tối đa nhu cầu của du khách.
Trần Hằng (theo
Thrillist*********************
Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định
Dù hoang tàn, nhà
thờ đổ thuộc xã Văn Lý, huyện Hải Hậu vẫn thu hút nhiều du khách và tay
máy nhờ sự hội tụ của trời biển, nắng gió và cát trắng.
Trước đây, ngay bên bờ biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu này là một quần thể gồm nhiều nhà thờ lớn nhỏ.
Tuy nhiên, theo thời gian, nước biển dần dần xâm lấn đất liền làm ảnh
hưởng lớn đến các công trình. Giáo dân trong vùng đã 3 lần chuyển nhà
thờ vào đất liền để tránh sự "xâm chiến" của biển .
Nhà thờ đổ ở bờ biển Xương Điền này mang tên Trái Tim, bị bỏ hoang từ năm 1996.
Để đến nhà thờ đổ, từ Hà Nội, đi theo quốc lộ 1A, rẽ vào quốc lộ 21, về
thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan, hỏi đường về huyện Hải Hậu. Đến
trung tâm huyện (cầu Yên Định) hỏi đường ra thị trấn Cồn (cách cầu Yên
Định khoảng 8 km). Ở đây có biển chỉ dẫn (phía bên trái): Văn Lý 3 km.
Đi theo biển chỉ dẫn, hỏi Nhà thờ đổ.
Nếu đi ô tô khách: đón xe ở bến Giáp Bát, đi chuyến Hà Nội - Nam Định -
thị trấn Cồn (hoặc Thịnh Long). Xuống xe, bắt xe ôm vào khu Nhà thờ đổ
(3 km).
Thời gian chụp hình nhà thờ đổ đẹp nhất là bình minh (khoảng 5h) và hoàng hôn (khoảng 18h).
Quanh nhà thờ đổ là làng chài, không có dịch vụ nhà nghỉ. Tuy nhiên, ở
đây có nhiều lán, chòi dựng tạm để người dân thu mua hải sản. Bạn có thể
xin ở nhờ để sáng dậy sớm chụp bình minh và xem kéo lưới, cũng để hiểu
hơn cuộc sống người dân làng chài.
Vẻ đẹp hoang sơ bên cạnh cuộc sống mưu sinh của những người dân
chài cần cù, chất phác giữa thiên nhiên thanh bình mang lại
những cảm giác mới lạ cho du khách ghé thăm.
Có rất nhiểu đặc sản biển như cua, ghẹ, tôm (tôm he, tôm thuyền, tôm
đanh, tôm rảo), cá khoai, mực... tuy không to nhưng tươi, ngon do người
dân đánh bắt gần bờ, sáng đi, chiều về.
Ở đây cá cơm hay còn gọi là cá trổng có rất nhiều. Cá dùng để làm nước mắm.
Du khách có thể mua hải sản ngay trên bãi biển, nhờ người dân nấu và thưởng thức ngay trên bãi cát.
Chiều đến là lúc người dân ra đây tận hưởng không khí biển
trong lành, mát dịu. Ngoài nhà thờ đổ và làng chài, bạn có thể đến cánh
đồng muối cách đó chừng một km để tham quan, chụp ảnh, hoặc xa hơn là
biển Thịnh Long, Quất Lâm (cách 10 km).
*******************
Chỉ có thể là ánh mắt nam giới
Trò chơi mới sáng chế, kiểu làm đẹp hết hồn, hay so sánh xưa và nay của điện thoại...
|
Trò mới.
|
|
Ngôn ngữ giới trẻ ngày nay.
|
|
Đúng là "quạt cây".
|
|
Càng trí thức càng không thấy "Khôn" đâu.
|
|
Đúng là nam giới.
|
|
Trang điểm dọa ma mà.
|
|
Cáo cũng nâng cấp level rồi.
|
|
Xu hướng điện thoại theo thời gian.
|
|
Làm đẹp mọi lúc mọi nơi.
|
|
Ôtô mini.
|
|
Một vòng tuần hoàn.
|
|
Ăn sao hết nhỉ?
|
|
So sánh tivi ngày xưa, ngày nay.
|
|
Thiết kế xe sau nhiều năm của các nước. |
Ốc Sên
********************
Vợ cắt 'của quý' của chồng trong đêm
Giận chồng vì thói trăng hoa, chị Dung đã ra tay cắt phăng “của quý” của anh Hải lúc đang ngủ say.
Sự việc xảy ra,
ai cũng nghĩ rằng gia đình chị sẽ “tan đàn xẻ nghé”. Thế nhưng nhờ lòng
vị tha của người chồng, cặp đôi này đã có màn tái hợp khiến nhiều người
không khỏi ngạc nhiên.
Bi kịch từ “máu Hoạn Thư”
Phải
mất khá nhiều thời gian hỏi thăm, chúng tôi mới đến được ngôi nhà ngói
mới nằm bên doi cát của chị Nguyễn Thị Dung (36 tuổi) và anh Trần Thanh
Hải (39 tuổi), tại xã Vĩnh Kim (Vĩnh Linh, Quảng Trị). Nhắc lại chuyện
cũ cách đây 6 năm khiến dư luận bàn tán xôn xao, cặp vợ chồng “nổi
tiếng” bất đắc dĩ này vẫn chưa hết ngại ngùng.
Vợ
chồng anh quen nhau khi trong thời gian làm việc tại TP. Đông Hà (Quảng
Trị). Sau đó vì cuộc sống khó khăn, hai người phải về quê sinh sống. Anh
Hải là một thanh niên có tiếng hiền lành, chịu khó ở Vĩnh Kim. Chị Dung
cũng là cô gái được nhiều chàng trai để ý bởi sự nết na, thùy mị.
|
Vợ chồng anh Hải chia sẻ về sự việc gây ồn ào dư luận năm nào |
Ban đầu, tình yêu của hai người cũng gặp khá nhiều trắc
trở bởi bố mẹ chị Dung đã ưng ý một chàng rể khác. Mặc dù bị gia đình
phản đối kịch liệt, chị Dung vẫn quyết đến với người đàn ông mình yêu
thương. Đám cưới của hai người chỉ có vài mâm cơm và đại diện gia đình
nhà trai. Sau đám cưới, anh Hải dẫn luôn vợ đi làm theo các công trình.
Hạnh
phúc đơm hoa khi cô con gái đầu tiên của họ ra đời. Thời gian này, bên
nhà gái cũng đã nguôi ngoai và đón nhận anh Hải khiến hạnh phúc đôi vợ
chồng trẻ càng thêm viên mãn. Thế nhưng đúng lúc ấy, lục đục gia đình
bắt đầu xảy ra.
Nguyên nhân là trong thời gian sinh
nở và ở nhà chăm con, chị Dung nghi ngờ chồng có bồ nhí. Ban đầu, anh
Hải một mực khẳng định chung thủy với vợ. Nhưng trong một lần cao hứng
khi ngồi với đám bạn nhậu, anh lại lộ ra chuyện “có em theo đuổi”. Những lời “tự khai” ấy nhanh chóng đến tai chị Dung.
Thời
gian sau đó, chị thường để ý kiểm tra điện thoại của chồng. Thỉnh
thoảng, chị lại phát hiện có vài tin nhắn từ số lạ trong điện thoại anh
Hải nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy anh đang ngoại tình. Tuy nhiên
“lửa ghen” trong lòng chị vẫn bốc lên ngùn ngụt.
Không
thể chịu đựng hơn, một lần chị thẳng thắn hỏi: “Anh đang quen cô nào
phải không?”. Mặc cho chồng khẳng định không có, cô vợ hay ghen vẫn đay
nghiến chuyện anh khoe “chiến tích gái gú” với bạn bè hôm nào. Bực mình,
anh Hải bỏ ra ngoài kiếm thêm hai người bạn gần nhà “chén chú chén
anh”.
Hai tiếng sau về nhà, chị Dung vẫn chưa thôi
“máu Hoạn Thư”. Cuộc tranh cãi giữa hai vợ chồng càng căng thẳng thêm.
Trước đó, chị Dung đã nhiều lần thể hiện sự ghen tuông nhưng rồi nhanh
chóng dịu lại (vì không có chứng cứ). Do đó, anh Hải không hề biết vợ
đang âm thầm chuẩn bị kế hoạch “chống ngoại tình vĩnh viễn”.
Một
buổi tối mùa hè 2008, hàng xóm thấy mẹ và em trai anh Hải vội vã đi
tới, xe cấp cứu hụ còi đỗ xịch trước nhà rồi cấp tốc đưa anh đi bệnh
viện. Hóa ra trong lúc nóng giận, người vợ đã ra tay triệt hạ “dụng cụ
sung sướng” để khỏi lo chồng ngoại tình nữa.
|
Ngôi nhà mới xây của vợ chồng anh Hải. |
“Thương nhau lắm, cắn nhau đau”
Nói về gia đình anh Hải – chị Dung, chị Trần Thị
Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vĩnh Kim cho biết: “Chuyện gia đình chị Dung
đúng là khá éo le, chỉ vì nóng giận, ghen tuông mà chị đã suýt làm gia
đình “tan đàn xẻ nghé”. Nhưng rất may, mọi chuyện đã được giải quyết êm
đẹp nhờ sự vị tha của người chồng. Hiện tại gia đình họ rất êm ấm, hạnh
phúc, không có điều tiếng gì trong xã. Câu chuyện của gia đình họ cũng
là bài học cho các cặp đôi khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Vợ chồng
phải tin tưởng, thông cảm và vị tha cho nhau thì hạnh phúc mới bền lâu
được”.
|
Anh Hải may mắn được các bác sĩ giúp cứu vãn “bản lĩnh
đàn ông”. Ngày anh nằm điều trị tại bệnh viện, chị Dung rất ân hận vì
hành động dại dột nên vẫn thường len lén đến thăm chồng. Sợ chồng nổi
giận, chị chỉ dám đứng bên ngoài phòng điều trị nhìn vào trong nước
mắt.
Chị Dung sau đó bị tòa tuyên phạt án treo.
Người phụ nữ cuồng ghen ngượng ngùng kể lại: “Lúc ấy tôi suy nghĩ nông
cạn, lại giận chồng nữa nên mới hành động dại dột. Cũng vì vậy, khi Hội
đồng xét xử hỏi đến đâu, tôi đều thật thà khai báo đến đó. Trong phiên
tòa, tôi chỉ biết khóc vì vẫn còn yêu thương chồng nhiều lắm. Nếu không
yêu anh và thật sự muốn giữ anh cho riêng mình, tôi đã không làm việc
ích kỷ như thế”.
Sau khi xuất viện, hiểu và thông cảm
cho hành động của vợ nên anh Hải đã làm đơn xin bãi nại cho chị Dung.
Tuy nhiên anh vẫn không thể hàn gắn với vợ. Thời gian sau đó, người
chồng bất hạnh gần như suy sụp tinh thần. Anh mặc cảm trước những ánh
mắt soi mói, những lời bàn tán và cả những nụ cười thương hại của mọi
người về chuyện mình suýt mất “của quý”.
Một
thời gian dài, anh sống khép kín và tránh tiếp xúc với với bên ngoài.
Có lúc, anh còn muốn bỏ đi thật xa để quên hết mọi chuyện. “Nhưng nghĩ
lại, sự việc dù sao đã xảy ra. Vết thương cũng đã lành lại nên tôi dần
chấp nhận mọi chuyện”, anh Hải cho biết.
Về phần chị
Dung, sau khi nhận phán quyết của tòa án, chị trở về địa phương trong
sự gièm pha, bàn tán của mọi người. Lúc đầu, chị cũng nghĩ quẩn, thậm
chí còn nghĩ đến cái chết để tạ tội với chồng và gia đình. Thế nhưng gia
đình hiểu rõ nổi khổ của chị nên lúc nào cũng động viên, an ủi. Đặc
biệt, bố mẹ chồng chị lúc nào cũng có ý nghĩ hàn gắn cho hai con.
Nghe
bố mẹ khuyên bảo nên tha thứ cho vợ, lúc đầu anh Hải nhất quyết không
đồng ý. Nỗi ám ảnh trong cái đêm suýt bị phế bỏ “bản lĩnh đàn ông” vẫn
còn quá lớn. Nhưng dần dần, anh cũng nguôi ngoai. Được gia đình tích cực
“vận động”, anh đã nghĩ tới việc tái hợp với vợ. Thế nhưng mỗi lần cầm
điện thoại lên định gọi cho chị Dung, anh lại không đủ can đảm, đành
buông máy rồi tiếp tục suy nghĩ.
Rồi một ngày, anh
bỗng nhớ vợ hơn bao giờ hết. Anh quyết định bấm số điện thoại đã thuộc
làu trong đầu nhưng chưa kịp ấn nút gọi thì chợt thấy máy đổ chuông. Thì
ra trong khoảng thời gian ăn năn, hối hận về hành động nông nổi gây ra,
chị Dung cũng luôn nhớ nhung chồng.
“Lúc đó, tôi cứ
nghĩ anh sẽ không nghe máy vì còn giận. Tôi cũng vì nhớ quá mà đánh
liều gọi điện để nghe giọng anh chứ không có hi vọng quay lại được nữa.
Nhưng nghe những suy nghĩ của anh, biết anh vẫn yêu thương và tha thứ
cho hành động dại dột vừa qua, tôi biết mình vẫn còn cơ hội để níu giữ
hạnh phúc”, chị Dung nhớ lại.
Sau cuộc điện thoại ấy,
cặp vợ chồng những tưởng “đường ai nấy đi” vì sự việc bi hài kia đã
quay lại với nhau. Sau thử thách hôn nhân này, họ biết trân quý nhau
hơn. Chị Dung không còn ghen tuông vô lối và anh Hải cũng hết lòng quan
tâm đến vợ, con. Cả hai mới chung tay xây dựng được ngôi nhà mới khang
trang. Một điều may mắn nữa là anh chị đã sinh được thêm đứa con trai, năm nay đã hơn 3 tuổi.
Anh
Hải cho biết, sau sự việc xấu hổ năm nào, anh vốn chẳng nghĩ mình còn
có thể “chinh chiến” được. Nhưng cũng nhờ các bác sĩ kịp thời và tận
tình cứu chữa mà khi quay lại với vợ, anh thấy “cậu nhỏ” của mình vẫn
“hoạt động tích cực”. Hiện giờ, chị Dung không còn tự trách mình nữa,
nhưng chị vẫn cố gắng bù đắp cho chồng từ những quan tâm nhỏ nhặt nhất.
Theo Hướng Hoá / Gia đình.net
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lạ*************************
*********************