Ra đời khoảng 25–30 triệu năm về trước, biển hồ Baikal được ví như một phòng thí nghiệm khổng lồ của tạo hóa.
Hồ Baikal là điểm du lịch hấp dẫn với hệ sinh thái đa dạng.
Ra đời khoảng 25–30 triệu năm về trước, biển hồ Baikal được ví như một phòng thí nghiệm khổng lồ của tạo hóa.
Phương tiện công cộng luôn phải đúng giờ Văn hóa “đến muộn” khác nhau ở mỗi quốc gia và tại Nhật, xe buýt hay tàu hỏa bị xem là muộn giờ nếu chậm hơn lịch trình chỉ chưa đầy một phút. Nhiều người Nhật có thể sẽ nổi cáu hoặc bực bội nếu xe buýt đến muộn hơn giờ quy định dù chỉ 1-3 phút. Ảnh: jimmykuehnle |
Các phương pháp vệ sinh cá nhân Người Nhật thường bị ám ảnh bởi vấn đề sạch sẽ. Các đồ dùng cá nhân như giấy ăn, khẩu trang y tế hay gel rửa tay là những thứ không thể thiếu. Hầu hết người Nhật đều đeo khẩu trang khi ra đường hay du lịch sang nước khác. Ảnh: sputniknews |
Những show truyền hình Nhật Bản là quốc gia có nhiều các gameshow truyền hình thú vị, nhưng cũng không kém phần kỳ quặc. Các nhà sản xuất luôn phải nghĩ ra những show truyền hình mới để làm hài lòng nhu cầu của khán giả không ngừng tăng cao. Ảnh:jpninfo. |
Hạn sử dụng và nhãn hiệu sản phẩm đồ ăn Bạn không nên ngạc nhiên nếu thấy một bà nội trợ đứng đọc hết nhãn sản phẩm khi đi siêu thị để mua món đồ còn hạn sử dụng lâu nhất. Nhiều người Nhật sẵn sàng vứt những đồ ăn đã mua nếu hạn sử dụng chỉ còn vài ngày. Ảnh: amazonaws |
Trẻ con không được làm ồn khi chơi trong khu dân cư Đã có nhiều trường hợp những người cao tuổi phàn nàn về tiếng ồn từ nhà trẻ, trường tiểu học hay sân chơi tập thể. Những người cao tuổi ở Nhật không thích sự ồn ào của trẻ con và đôi khi có phản ứng thái quá. Ảnh: japanphotojournal |
Bạn phải hoàn toàn yên lặng trong thang máy Nếu vào thang máy mà vẫn tiếp tục nói chuyện, bạn có thể bắt gặp những cái nhìn khó chịu từ người xung quanh. Với nhiều người trẻ, họ coi đây là những “luật bất thành văn” không cần thiết. Thay vì tỏ ra khó chịu, họ nên vui mừng vì ít nhất mình không bị mắc kẹt trong thang máy. Ảnh: mthai. |
Khán giả không được nói chuyện trong rạp chiếu phim Nếu bạn muốn đi xem phim ở Nhật, hãy xem xét kỹ nếu đó là bộ phim hài, tình cảm lãng mạn hay kinh dị vì người Nhật không thích việc gây tiếng động trong rạp, dù bạn cười hay khóc. Ảnh: thefashionatetraveller |
Chính trị gia hay người nổi tiếng không được phép phát ngôn sai Những người nổi tiếng ở Nhật không được phép phát ngôn sai hay gây mếch lòng công chúng. Nếu ở các nước khác, những câu nói “buột miệng” có thể là điều bình thường trong thế giới người nổi tiếng thì ở Nhật, nó có thể dẫn tới sự sụp đổ trong sự nghiệp của họ. Ảnh: nationalpostcom |
Tàu hỏa là nơi không được phép nói chuyện Du khách có thể thấy ấn tượng với sự lịch sự và tộn trọng cá nhân của người Nhật tại những khu vực công cộng, nhưng đây là một điều làm cho nhiều người Nhật thấy mệt mỏi khi họ luôn phải giữ yên lặng trên xe buýt, tàu hỏa sau một ngày làm việc căng thẳng. Ảnh: mthai |
Dưới đây là một số ngôi làng nổi tiếng trên thế giới về mức độ kỳ lạ của nó, có làng thu hút rất nhiều du khách tham quan, nhưng có nơi không phải ai cũng đủ can đảm ghé thăm.
Làng phụ nữ đi tắm không cần đóng cửa
Nằm ở bang Maharashtra, Shani Shingnapur là ngôi làng nổi tiếng Ấn Độ với hơn 300 công trình không có cửa. Ngay cả cửa vào nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm ở đây cũng không có cánh che.
Tuy nhiên ngày nay, để đảm bảo sự riêng tư và đáp ứng yêu cầu của phụ nữ, gần đây làng đã đồng ý treo một tấm rèm mỏng gần lối ra vào.
Ở một số ngôi nhà, người ta dùng rèm che để thay cửa. Ảnh: Odd. |
Ở Shani Shingnapur, việc sử dụng cánh cửa là xúc phạm thần linh. Bởi họ có một niềm tin mãnh liệt vào thần Shani - vị thần có khả năng bảo vệ người dân trong làng khỏi mọi mối nguy hiểm. Họ tin bất kỳ ai gây tội lỗi trong làng sẽ gặp xui xẻo trong suốt 7,5 năm.
Ngôi làng 'người đẹp ngủ mê'
Nằm cách thủ đô Astana 445 km, Kalachi là một trong những thị trấn chứa nhiều bí mật ở Kazakhstan. Kể từ mùa xuân năm 2013, người dân ở đây phải đối mặt với một hiện tượng kỳ lạ: cứ 10 người lại có một người bỗng nhiên ngủ thiếp đi mà không ai đánh thức được, dù trước đó họ đang làm việc hay giữa ban ngày. Thậm chí có người còn ngủ một giấc say đến 6 ngày sau mới tỉnh dậy.
Người dân trong làng cũng thừa nhận, họ luôn trong tình trạng buồn ngủ, có thể ngủ bất thình lình tại bất kỳ nơi đâu. Và không ai có thể giải thích được nguyên nhân hay kiểm soát được giấc ngủ.
Nhiều du khách đã gọi vui đây là ngôi làng của những "người đẹp ngủ mê" - đặt theo tên của tác phẩm văn học nổi tiếng của Kawabata Yasunari. Đây là tác giả người Nhật và từng đoạt giải Nobel văn học. Ảnh: News. |
Ngôi làng lạnh nhất thế gian
Oymyakon là một ngôi làng thuộc huyện Oymyakonsky, cộng hòa Sakha, Nga. Do chỉ cách vòng Cực Bắc 350km nên nơi đây vô cùng lạnh lẽo. Nhiệt độ kỉ lục được đo là - 71,2 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình từ -40 độ C đến -50 độ C.
Nơi này ngoài người Nga sinh sống còn có nhiều dân tộc thiểu số khác. Dù có thể bị chết ngay nếu ra ngoài mà không mặc đủ quần áo và đồ bảo hộ, ngôi làng vẫn là nơi sinh sống của gần 800 người.
Thời tiết ở đây rất khắc nghiệt. Mùa hè nhiệt độ có cao hơn nhưng không đáng là bao. Ảnh: Slavorum. |
Xem thêm Vẻ đẹp những ngôi làng thần tiên bên vách núi
Anh Minh
Phố ngắn nhất Ebenezer Place ở Wick, Caithness, Scotland là con phố được công nhận kỷ lục Guinness ngắn nhất thế giới, vỏn vẹn 2,06 m. Con phố chỉ có một tòa nhà thuộc khách sạn Mackays. Khi công trình đưa vào sử dụng năm 1883, chủ nhân của nó được hướng dẫn viết tên trên mặt ngắn nhất của khách sạn. Năm 1887, Ebenezer Place được công nhận là một con phố. |
Đường dốc nhất |
Đường rộng nhất Đại lộ 9/7 (9 de Julio) tại Buenos Aires, Argentina được mệnh danh là đường rộng nhất thế giới với 140 m và có tới 14 làn xe. Tên đường được đặt để kỷ niệm ngày Độc lập của Argentina. |
Đường gấp khúc nhất Đường Lombard, San Francisco, Mỹ là con đường khúc khuỷu nhất thế giới với 8 lượt cua kiểu zíc zắc ngắn và đều nhau. Đường đủ rộng cho 2 ô tô đi ngược chiều. Viêc đi bộ hoặc thử lái xe tại con đường này là một trong những trải nghiệm du lịch. Lý do của sự uốn lượn này là vì đường phố quá dốc. Các đường gấp khúc lần lượt được xây nối tiếp nhau để đảm bảo an toàn cho xe cộ. |
Đường hẹp nhất Dài chưa đầy 4 m, Spreuerhofstraße trên thực tế là một con hẻm hẹp, nằm lọt thỏm giữa hai ngôi nhà ở thị trấn Reutlingen, Đức. Theo sách kỷ lục Guinness, đây là con phố hẹp nhất thế giới với chiều rộng trung bình 40 cm, khoảng cách tại điểm nhỏ nhất là 31 cm. Cũng chính vì khoảng cách chật hẹp này mà nơi đây được sử dụng như thước đo chuẩn cho vóc dáng của mỗi người. Người dân nếu đi lọt qua con đường này, nghĩa là họ đang sở hữu vóc dáng chuẩn. |
Xem thêm Những ngôi làng độc nhất vô nhị trên thế giới
Anh Minh
Dạo này hay có nhiều người hú hí dưới gốc cây lắm nên biển báo này có ích đấy :)) |
Liên tưởng thú vị ghê. |
Tìm được bạn ngu đâu có dễ. |
Đừng hỏi vì sao bị ăn đấm. |
Chữ duyên kia mới bằng ba chữ tình. |
Hức, hồi đó em đã lo lắng biết bao nhiêu.
Zon zon
Một em bé được cha mẹ nhúng trên đống phân bò lớn với hy vọng sẽ không bị đau ốm và gặp may mắn. Ảnh: Mirror |
Theo Mirror, nghi lễ kỳ lạ này đã tồn tại nhiều thế kỷ ở ngôi làng Betul nhỏ bé thuộc bang Madhya Pradesh. Nhiều cha mẹ tin rằng con cái họ sau khi được nhúng qua phân bò sẽ có cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật.
Ngoài ra, họ cũng tin rằng phân bò sẽ khiến những đứa trẻ gặp nhiều may mắn.
Nghi lễ diễn ra một ngày sau lễ hội Diwali, còn gọi là lễ hội ánh sáng của người Ấn Độ. Trước đó nhiều tuần, dân làng sẽ đi thu gom phân bò và tập trung lại thành một đống lớn.
Vào buổi sáng, sau khi tiến hành lễ cầu nguyện đặc biệt tới các vị thần Hindu, người dân ở đây sẽ bế con, ít nhất là một tuổi, ra đống phân trên và thả chúng xuống. Nghi lễ sẽ diễn ra từ sáng sớm tinh mơ tới tối mịt, khi mỗi đứa trẻ trong làng đều được trải qua thủ tục này.
Theo đạo Hindu, bò được xem là một trong những con vật linh thiêng nhất. Những người giảng đạo Hindu còn tin rằng nước tiểu và phân bò đều có những tác dụng chữa bệnh riêng.
Hướng Dương
Abdul Halim al-Attar đưa con cùng đi bán bút dạo trên đường phố Beirut. Ảnh: Mirror |
Ba tháng trước, hình ảnh Abdul Halim al-Attar ôm con gái đang ngủ, tay xách túi, tay cầm nắm bút bi bán dạo trên đường phố Beirut, Lebanon, lan truyền mạnh mẽ khắp mạng xã hội Twitter và trở thành một ví dụ điển hình về những khó khăn mà người tị nạn Syria phải đối mặt.
Giờ đây, cuộc sống của người đàn ông 33 tuổi đã khá lên. Anh trở thành chủ của ba cửa hàng nhỏ. Theo Telegraph, al-Attar mở một tiệm bánh ngọt vào hai tháng trước, sau đó là một tiệm bánh kebab và một nhà hàng nhỏ. Anh cũng thuê 16 nhân viên là người tị nạn Syria làm việc cho mình.
Người cha đơn thân đã được chiến dịch trực tuyến mang tên "BuyPen" giúp đỡ để anh thoát khỏi khó khăn. Chiến dịch do nhà báo kiêm lập trình viên Gissur Simonarson khởi xướng và sử dụng một tài khoản cá nhân trên Twitter để huy động tiền đã nhận được hơn 180.000 USD.
Al-Attar đã dùng số tiền này để lập nghiệp và ủng hộ hơn 24.000 USD cho bạn bè và gia đình ở Syria.
"Không chỉ cuộc sống của tôi mà cuộc sống của con tôi và của những người dân ở Syria mà tôi đã giúp đỡ cũng thay đổi", anh nói.
Al-Attar và con gái Reem. Ảnh: Telegraph |
Con gái anh 4 tuổi rưỡi, tên là Reem. Anh còn một cậu con trai Abdelillah, 9 tuổi. Cách đây ba năm, ba cha con chạy trốn khỏi trại tị nạn ở thành phố Damascus, Syria, và hiện sống ở Lebanon. Nhờ được hỗ trợ, cha con anh đã chuyển đến sống ở một căn hộ hai phòng ngủ và cậu con trai của al-Attar cũng được trở lại trường học.
Tuy nhiên, al-Attar mới chỉ nhận được 40% số tiền ủng hộ, sau khi tốn tới 21.000 USD phí dịch vụ chuyển tiền. Vì dịch vụ chuyển tiền Paypal không hoạt động tại Lebanon nên anh phải nhờ một người bạn ở Dubai rút tiền mặt và chuyển dần cho mình.
Dù vậy, al-Attar vẫn rất biết ơn sự giúp đỡ của những người xa lạ. Anh cho hay công việc kinh doanh đang tiến triển tốt với những đơn đặt hàng ổn định.
"Tôi phải đầu tư tiền, nếu không tiền sẽ mất đi", anh vừa nói vừa đóng gói một cái bánh sandwich gà.
Al-Attar đang là chủ của ba cửa hàng nhỏ ở Beirut. Ảnh: AP |
Anh cũng cảm thấy mình đã thực sự trở thành một phần của cộng đồng chứ không còn lạc lõng như trước. Anh cho rằng cả người Lebanon cũng như Syria đều trở nên thân thiện hơn với mình.
"Bây giờ họ chào tôi nhiều hơn khi gặp. Họ tôn trọng tôi hơn", al-Attar mỉm cười nói.
Tuấn Vũ
Mùa đông lạnh lẽo nên em phải mặc chiếc áo hở hang thế này đây.
Ra đời khoảng 25–30 triệu năm về trước, biển hồ Baikal được ví như một phòng thí nghiệm khổng lồ của tạo hóa.
Phương tiện công cộng luôn phải đúng giờ Văn hóa “đến muộn” khác nhau ở mỗi quốc gia và tại Nhật, xe buýt hay tàu hỏa bị xem là muộn giờ nếu chậm hơn lịch trình chỉ chưa đầy một phút. Nhiều người Nhật có thể sẽ nổi cáu hoặc bực bội nếu xe buýt đến muộn hơn giờ quy định dù chỉ 1-3 phút. Ảnh: jimmykuehnle |
Các phương pháp vệ sinh cá nhân Người Nhật thường bị ám ảnh bởi vấn đề sạch sẽ. Các đồ dùng cá nhân như giấy ăn, khẩu trang y tế hay gel rửa tay là những thứ không thể thiếu. Hầu hết người Nhật đều đeo khẩu trang khi ra đường hay du lịch sang nước khác. Ảnh: sputniknews |
Những show truyền hình Nhật Bản là quốc gia có nhiều các gameshow truyền hình thú vị, nhưng cũng không kém phần kỳ quặc. Các nhà sản xuất luôn phải nghĩ ra những show truyền hình mới để làm hài lòng nhu cầu của khán giả không ngừng tăng cao. Ảnh:jpninfo. |
Hạn sử dụng và nhãn hiệu sản phẩm đồ ăn Bạn không nên ngạc nhiên nếu thấy một bà nội trợ đứng đọc hết nhãn sản phẩm khi đi siêu thị để mua món đồ còn hạn sử dụng lâu nhất. Nhiều người Nhật sẵn sàng vứt những đồ ăn đã mua nếu hạn sử dụng chỉ còn vài ngày. Ảnh: amazonaws |
Trẻ con không được làm ồn khi chơi trong khu dân cư Đã có nhiều trường hợp những người cao tuổi phàn nàn về tiếng ồn từ nhà trẻ, trường tiểu học hay sân chơi tập thể. Những người cao tuổi ở Nhật không thích sự ồn ào của trẻ con và đôi khi có phản ứng thái quá. Ảnh: japanphotojournal |
Bạn phải hoàn toàn yên lặng trong thang máy Nếu vào thang máy mà vẫn tiếp tục nói chuyện, bạn có thể bắt gặp những cái nhìn khó chịu từ người xung quanh. Với nhiều người trẻ, họ coi đây là những “luật bất thành văn” không cần thiết. Thay vì tỏ ra khó chịu, họ nên vui mừng vì ít nhất mình không bị mắc kẹt trong thang máy. Ảnh: mthai. |
Khán giả không được nói chuyện trong rạp chiếu phim Nếu bạn muốn đi xem phim ở Nhật, hãy xem xét kỹ nếu đó là bộ phim hài, tình cảm lãng mạn hay kinh dị vì người Nhật không thích việc gây tiếng động trong rạp, dù bạn cười hay khóc. Ảnh: thefashionatetraveller |
Chính trị gia hay người nổi tiếng không được phép phát ngôn sai Những người nổi tiếng ở Nhật không được phép phát ngôn sai hay gây mếch lòng công chúng. Nếu ở các nước khác, những câu nói “buột miệng” có thể là điều bình thường trong thế giới người nổi tiếng thì ở Nhật, nó có thể dẫn tới sự sụp đổ trong sự nghiệp của họ. Ảnh: nationalpostcom |
Tàu hỏa là nơi không được phép nói chuyện Du khách có thể thấy ấn tượng với sự lịch sự và tộn trọng cá nhân của người Nhật tại những khu vực công cộng, nhưng đây là một điều làm cho nhiều người Nhật thấy mệt mỏi khi họ luôn phải giữ yên lặng trên xe buýt, tàu hỏa sau một ngày làm việc căng thẳng. Ảnh: mthai |
Dưới đây là một số ngôi làng nổi tiếng trên thế giới về mức độ kỳ lạ của nó, có làng thu hút rất nhiều du khách tham quan, nhưng có nơi không phải ai cũng đủ can đảm ghé thăm.
Làng phụ nữ đi tắm không cần đóng cửa
Nằm ở bang Maharashtra, Shani Shingnapur là ngôi làng nổi tiếng Ấn Độ với hơn 300 công trình không có cửa. Ngay cả cửa vào nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm ở đây cũng không có cánh che.
Tuy nhiên ngày nay, để đảm bảo sự riêng tư và đáp ứng yêu cầu của phụ nữ, gần đây làng đã đồng ý treo một tấm rèm mỏng gần lối ra vào.
Ở một số ngôi nhà, người ta dùng rèm che để thay cửa. Ảnh: Odd. |
Ở Shani Shingnapur, việc sử dụng cánh cửa là xúc phạm thần linh. Bởi họ có một niềm tin mãnh liệt vào thần Shani - vị thần có khả năng bảo vệ người dân trong làng khỏi mọi mối nguy hiểm. Họ tin bất kỳ ai gây tội lỗi trong làng sẽ gặp xui xẻo trong suốt 7,5 năm.
Ngôi làng 'người đẹp ngủ mê'
Nằm cách thủ đô Astana 445 km, Kalachi là một trong những thị trấn chứa nhiều bí mật ở Kazakhstan. Kể từ mùa xuân năm 2013, người dân ở đây phải đối mặt với một hiện tượng kỳ lạ: cứ 10 người lại có một người bỗng nhiên ngủ thiếp đi mà không ai đánh thức được, dù trước đó họ đang làm việc hay giữa ban ngày. Thậm chí có người còn ngủ một giấc say đến 6 ngày sau mới tỉnh dậy.
Người dân trong làng cũng thừa nhận, họ luôn trong tình trạng buồn ngủ, có thể ngủ bất thình lình tại bất kỳ nơi đâu. Và không ai có thể giải thích được nguyên nhân hay kiểm soát được giấc ngủ.
Nhiều du khách đã gọi vui đây là ngôi làng của những "người đẹp ngủ mê" - đặt theo tên của tác phẩm văn học nổi tiếng của Kawabata Yasunari. Đây là tác giả người Nhật và từng đoạt giải Nobel văn học. Ảnh: News. |
Ngôi làng lạnh nhất thế gian
Oymyakon là một ngôi làng thuộc huyện Oymyakonsky, cộng hòa Sakha, Nga. Do chỉ cách vòng Cực Bắc 350km nên nơi đây vô cùng lạnh lẽo. Nhiệt độ kỉ lục được đo là - 71,2 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình từ -40 độ C đến -50 độ C.
Nơi này ngoài người Nga sinh sống còn có nhiều dân tộc thiểu số khác. Dù có thể bị chết ngay nếu ra ngoài mà không mặc đủ quần áo và đồ bảo hộ, ngôi làng vẫn là nơi sinh sống của gần 800 người.
Thời tiết ở đây rất khắc nghiệt. Mùa hè nhiệt độ có cao hơn nhưng không đáng là bao. Ảnh: Slavorum. |
Xem thêm Vẻ đẹp những ngôi làng thần tiên bên vách núi
Anh Minh
Phố ngắn nhất Ebenezer Place ở Wick, Caithness, Scotland là con phố được công nhận kỷ lục Guinness ngắn nhất thế giới, vỏn vẹn 2,06 m. Con phố chỉ có một tòa nhà thuộc khách sạn Mackays. Khi công trình đưa vào sử dụng năm 1883, chủ nhân của nó được hướng dẫn viết tên trên mặt ngắn nhất của khách sạn. Năm 1887, Ebenezer Place được công nhận là một con phố. |
Đường dốc nhất |
Đường rộng nhất Đại lộ 9/7 (9 de Julio) tại Buenos Aires, Argentina được mệnh danh là đường rộng nhất thế giới với 140 m và có tới 14 làn xe. Tên đường được đặt để kỷ niệm ngày Độc lập của Argentina. |
Đường gấp khúc nhất Đường Lombard, San Francisco, Mỹ là con đường khúc khuỷu nhất thế giới với 8 lượt cua kiểu zíc zắc ngắn và đều nhau. Đường đủ rộng cho 2 ô tô đi ngược chiều. Viêc đi bộ hoặc thử lái xe tại con đường này là một trong những trải nghiệm du lịch. Lý do của sự uốn lượn này là vì đường phố quá dốc. Các đường gấp khúc lần lượt được xây nối tiếp nhau để đảm bảo an toàn cho xe cộ. |
Đường hẹp nhất Dài chưa đầy 4 m, Spreuerhofstraße trên thực tế là một con hẻm hẹp, nằm lọt thỏm giữa hai ngôi nhà ở thị trấn Reutlingen, Đức. Theo sách kỷ lục Guinness, đây là con phố hẹp nhất thế giới với chiều rộng trung bình 40 cm, khoảng cách tại điểm nhỏ nhất là 31 cm. Cũng chính vì khoảng cách chật hẹp này mà nơi đây được sử dụng như thước đo chuẩn cho vóc dáng của mỗi người. Người dân nếu đi lọt qua con đường này, nghĩa là họ đang sở hữu vóc dáng chuẩn. |
Xem thêm Những ngôi làng độc nhất vô nhị trên thế giới
Anh Minh
Dạo này hay có nhiều người hú hí dưới gốc cây lắm nên biển báo này có ích đấy :)) |
Liên tưởng thú vị ghê. |
Tìm được bạn ngu đâu có dễ. |
Đừng hỏi vì sao bị ăn đấm. |
Chữ duyên kia mới bằng ba chữ tình. |
Hức, hồi đó em đã lo lắng biết bao nhiêu.
Zon zon
Một em bé được cha mẹ nhúng trên đống phân bò lớn với hy vọng sẽ không bị đau ốm và gặp may mắn. Ảnh: Mirror |
Theo Mirror, nghi lễ kỳ lạ này đã tồn tại nhiều thế kỷ ở ngôi làng Betul nhỏ bé thuộc bang Madhya Pradesh. Nhiều cha mẹ tin rằng con cái họ sau khi được nhúng qua phân bò sẽ có cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật.
Ngoài ra, họ cũng tin rằng phân bò sẽ khiến những đứa trẻ gặp nhiều may mắn.
Nghi lễ diễn ra một ngày sau lễ hội Diwali, còn gọi là lễ hội ánh sáng của người Ấn Độ. Trước đó nhiều tuần, dân làng sẽ đi thu gom phân bò và tập trung lại thành một đống lớn.
Vào buổi sáng, sau khi tiến hành lễ cầu nguyện đặc biệt tới các vị thần Hindu, người dân ở đây sẽ bế con, ít nhất là một tuổi, ra đống phân trên và thả chúng xuống. Nghi lễ sẽ diễn ra từ sáng sớm tinh mơ tới tối mịt, khi mỗi đứa trẻ trong làng đều được trải qua thủ tục này.
Theo đạo Hindu, bò được xem là một trong những con vật linh thiêng nhất. Những người giảng đạo Hindu còn tin rằng nước tiểu và phân bò đều có những tác dụng chữa bệnh riêng.
Hướng Dương
Abdul Halim al-Attar đưa con cùng đi bán bút dạo trên đường phố Beirut. Ảnh: Mirror |
Ba tháng trước, hình ảnh Abdul Halim al-Attar ôm con gái đang ngủ, tay xách túi, tay cầm nắm bút bi bán dạo trên đường phố Beirut, Lebanon, lan truyền mạnh mẽ khắp mạng xã hội Twitter và trở thành một ví dụ điển hình về những khó khăn mà người tị nạn Syria phải đối mặt.
Giờ đây, cuộc sống của người đàn ông 33 tuổi đã khá lên. Anh trở thành chủ của ba cửa hàng nhỏ. Theo Telegraph, al-Attar mở một tiệm bánh ngọt vào hai tháng trước, sau đó là một tiệm bánh kebab và một nhà hàng nhỏ. Anh cũng thuê 16 nhân viên là người tị nạn Syria làm việc cho mình.
Người cha đơn thân đã được chiến dịch trực tuyến mang tên "BuyPen" giúp đỡ để anh thoát khỏi khó khăn. Chiến dịch do nhà báo kiêm lập trình viên Gissur Simonarson khởi xướng và sử dụng một tài khoản cá nhân trên Twitter để huy động tiền đã nhận được hơn 180.000 USD.
Al-Attar đã dùng số tiền này để lập nghiệp và ủng hộ hơn 24.000 USD cho bạn bè và gia đình ở Syria.
"Không chỉ cuộc sống của tôi mà cuộc sống của con tôi và của những người dân ở Syria mà tôi đã giúp đỡ cũng thay đổi", anh nói.
Al-Attar và con gái Reem. Ảnh: Telegraph |
Con gái anh 4 tuổi rưỡi, tên là Reem. Anh còn một cậu con trai Abdelillah, 9 tuổi. Cách đây ba năm, ba cha con chạy trốn khỏi trại tị nạn ở thành phố Damascus, Syria, và hiện sống ở Lebanon. Nhờ được hỗ trợ, cha con anh đã chuyển đến sống ở một căn hộ hai phòng ngủ và cậu con trai của al-Attar cũng được trở lại trường học.
Tuy nhiên, al-Attar mới chỉ nhận được 40% số tiền ủng hộ, sau khi tốn tới 21.000 USD phí dịch vụ chuyển tiền. Vì dịch vụ chuyển tiền Paypal không hoạt động tại Lebanon nên anh phải nhờ một người bạn ở Dubai rút tiền mặt và chuyển dần cho mình.
Dù vậy, al-Attar vẫn rất biết ơn sự giúp đỡ của những người xa lạ. Anh cho hay công việc kinh doanh đang tiến triển tốt với những đơn đặt hàng ổn định.
"Tôi phải đầu tư tiền, nếu không tiền sẽ mất đi", anh vừa nói vừa đóng gói một cái bánh sandwich gà.
Al-Attar đang là chủ của ba cửa hàng nhỏ ở Beirut. Ảnh: AP |
Anh cũng cảm thấy mình đã thực sự trở thành một phần của cộng đồng chứ không còn lạc lõng như trước. Anh cho rằng cả người Lebanon cũng như Syria đều trở nên thân thiện hơn với mình.
"Bây giờ họ chào tôi nhiều hơn khi gặp. Họ tôn trọng tôi hơn", al-Attar mỉm cười nói.
Tuấn Vũ
Mùa đông lạnh lẽo nên em phải mặc chiếc áo hở hang thế này đây.