Trang lá cải
Trang Lá Cải Thứ Sáu Ngày 27 - 11 - 2015 :Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí
**********************
Siêu trộm giành vương miện hoa khôi
Danh hiệu danh giá nhất cuộc thi Hoa khôi tội phạm 2015 được tổ chức trong nhà tù nữ Talavera Bruce ở thành phố Rio de Janeiro (Brazil) đã thuộc về một người đẹp mang án tù 39 năm vì tội trộm cắp.
Hoa khôi tội phạm là sự kiện được tổ chức hằng năm tại thành phố Rio de Janeiro nhằm tôn vinh vẻ đẹp của các nữ tù nhân. Không phải cuộc thi người đẹp nào cũng có đội ngũ cảnh sát được trang bị vũ khí đứng ra canh gác, có đài quan sát và hàng rào dây gai như hội thi độc đáo này.
Người chiến thắng năm nay là Michelle Neri Rangel, 27 tuổi. Cô vào tù từ năm 2010 vì tội trộm cắp. Sau khi bắt quả tang Michelle hành nghề mại dâm trong trại cải tạo, các nhà chức trách đã gia hạn án tù của cô thêm 9 năm. Nếu không có gì thay đổi, 43 năm nữa hoa khôi tù nhân mới được nhìn thấy ánh sáng bên ngoài song sắt.
Nhà tù Talavera Bruce, nằm trong trại cải tạo trung tâm Bangu, là nhà tù duy nhất ở Brazil dành riêng cho nữ giới. Nơi đây tập trung những nữ tội phạm nguy hiểm nhất nước.
Cuộc thi Hoa khôi tội phạm diễn ra nhằm tôn vinh lòng tự tôn và ý thức về chân thiện mỹ của các nữ tù nhân. Sự kiện này được tài trợ bởi quỹ đóng góp từ cộng đồng và các tổ chức từ thiện của nhà thờ.
Nữ tù nhân này đã trang điểm và làm tóc xong
Các nữ tù nhân có cơ hội mặc nhiều kiểu váy áo, được các tình nguyện viên đến trang điểm, làm tóc miễn phí. Họ cũng trình diễn màn catwalk không khác gì thí sinh hoa hậu thế giới.
May
Theo Mirror
*******************
Một góc tối xứ Hàn: Khi những cụ bà 70 tuổi phải ra đường bán dâm
Giữa sự phồn hoa, phát triển của Hàn Quốc lại tồn tại một góc khuất nhơ nhuốc, đó là nạn bán dâm từ những người phụ nữ trong độ tuổi 60-70.
************
Giữa sự phồn hoa, phát triển của Hàn Quốc lại tồn tại một góc khuất nhơ nhuốc, đó là nạn bán dâm từ những người phụ nữ trong độ tuổi 60-70.
15 sự thật nghe như... đùa về nước Nga
Xứ sở bạch dương tươi đẹp ẩn chứa rất nhiều điều mà bạn thậm chí còn chưa nghe tới bao giờ, dưới đây là những bí mật về quốc gia rộng lớn nhất hành tinh này.
**************
Hàn Quốc: Đằng sau sự hào nhoáng của khu phố Gangnam
Đằng sau sự giàu có, xa hoa với những căn biệt thự sang trọng trong khu nhà giàu Gangnam lại là cảnh tượng hoàn toàn đối lập đến từ khu làng ổ chuột nằm kế bên: Guryong.
Theo
Hương Cherry******************
Phải làm gì khi 'gấu' đùa dai
Gái đâu ra đây anh chơi đàn cho nghe nè. |
Con gái thường hay tức giận vì những thứ rất nhỏ nhặt thế này. |
Một khi đã chán thì lý do gì cũng có thể chia tay. |
Hớ hớ, hóa ra ở Việt Nam cũng có bản sao của "cướp biển" nè, danh hài Xuân Hinh đó. |
Phim Hollywood mới sang quay ở Việt Nam hả các chế? |
Nhờn với chị là không xong đâu nhé. |
Có ai chơi thử trò nút rốn này chưa ạ? |
Đời nó phũ vậy đó. |
Đúng rồi các chế, đừng để khi người ta ra đi mới thấm thía được điều đó. |
Phải tuyên thệ trước mới được vào chơi game nha. |
Hớ hớ, em đoán có thể một vài chế sẽ bất ngờ :)) |
Không yêu nhau nữa đừng nói lời cay đắng mà. |
Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết photoshop mà thôi. |
Các cụ thường hay đãng trí mà. |
Cảm giác lúc đó thật thốn quá đi mà. |
Tiền lẻ chắc chắn không bằng mình đâu, tự tin lên mà sống. |
Em phải làm gì khi "gấu" suốt ngày đùa dai thế này?
Zon zon
******************
Tuyệt vọng bao trùm lò đẻ thuê ở Ấn Độ
Một bác sĩ đang khám thai cho người phụ nữ đẻ thuê. Ảnh: BBC |
"Trai hay gái thế?" một người cất tiếng hỏi ngoài phòng mổ. "Con gái", có tiếng nữ y tá đáp lại. Cô quấn chặt em bé sơ sinh trong tấm khăn màu xanh, đem đến giường người vừa sinh nở. Cô này nở một nụ cười mệt nhọc, vỗ về đứa trẻ, rồi y tá mang nó đi.
Đây có thể là lần cuối cùng Meena Macwan nhìn thấy đứa trẻ - cô là một người mẹ đẻ thuê. Theo BBC, người nhà của Macwan cho biết cô sẽ nhận trông trẻ để kiếm tiền, cho đến khi đủ xây nhà, sau khi không được phép đẻ thuê nữa.
Ấn Độ là một trong số ít quốc gia thương mại hóa ngành đẻ thuê, cho phép trả tiền để phụ nữ mang thai hộ. Do đó, nơi đây trở thành một trung tâm lớn của thế giới, hàng nghìn cặp đôi đổ về, với hy vọng có được một đứa con.
Phần lớn những người phụ nữ ở trung tâm đẻ thuê tại Anand, một huyện thị ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ, đang mang thai hộ những cặp đôi người nước ngoài.
Bên trong phòng khám nổi tiếng nhất ở Anand vẫn chật ních người. Tuy nhiên, con số này sẽ sớm sụt giảm. Trong góc phòng, một đôi vợ chồng người Mỹ gốc Ấn đang tỏ vẻ tuyệt vọng.
"Sốc và thất vọng", họ nói rồi rời đi. Người phụ nữ có vẻ đang khóc, nói rằng không biết nên làm gì nữa.
Rekha Patel, sống ở Epping, Anh, có bé gái hai tuổi nhờ thuê đẻ ở Anand. Patel bắt đầu một chiến dịch trực tuyến phản đối lệnh cấm của chính phủ Ấn Độ.
"Đó là cơ hội cuối cùng để chúng tôi có một gia đình thực sự, chúng tôi đã nắm lấy, và có hàng nghìn gia đình khác cũng như vậy. Nếu cơ hội này bị tước đi, bi kịch có lẽ đã xảy ra. Lúc đó, chúng tôi đã rất tuyệt vọng, thực sự tuyệt vọng".
Rekha Patel cùng chồng và cô con gái hai tuổi nhờ đẻ thuê ở Ấn Độ. Ảnh: BBC |
Thái Lan, một quốc gia từng là trung tâm đẻ thuê lớn của thế giới, cũng ban hành lệnh cấm đầu năm nay. Một số tiểu bang ở Mỹ cũng cho phép, nhưng quy định rất nghiêm ngặt và chi phí cực đắt.
Ấn Độ là trung tâm đẻ thuê lớn vì dễ tìm phụ nữ sẵn sàng mang thai và đẻ hộ, ngoài ra, y tế ở đây tốt, chi phí lại rẻ. Đẻ thuê đã trở thành ngành công nghiệp trị giá 2,3 tỷ USD theo ước tính của chính phủ. 5.000 trẻ sinh ra mỗi năm nhờ đẻ thuê.
Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ cho rằng, phụ nữ nghèo và mù chữ ở đây đang bị lợi dụng.
"Thật là đáng buồn, những người đó tuyệt vọng đến nỗi, họ sẵn sàng cho thuê cơ thể vào những việc như thế", bác sĩ Soumya Swaminathan, giám đốc Hồi đồng Nghiên cứu Y tế Ấn Độ (ICMR), nói, cho rằng các phòng khám thai đang lợi dụng phụ nữ, khai thác triệt để các cặp vợ chồng.
Trong khi đó, bác sĩ Nayna Patel, điều hành cơ sở y tế Akanksha ở Anand, nói rằng những phụ nữ mang thai hộ được chăm sóc tốt.
"Những người thuê đẻ trả khoảng 25.000 USD. Trong đó, 10.000 USD cho người đẻ thuê, số còn lại dành cho thăm khám thai trong 9 tháng, làm thủ tục y tế và sinh nở", bà cho biết, nhấn mạnh chính phủ nên ban hành quy chế nghiêm ngặt, thay vì cấm hoàn toàn.
Tất cả những người mang thai hộ mà phóng viên gặp ở Anand đều xác nhận điều này. Chỉ một số được trả ít hơn, nếu mang thai hộ vợ chồng người Ấn Độ. Có lẽ, đó là lý do họ thích người ngoại quốc hơn.
Ấn Độ không có luật đẻ thuê, chỉ có hướng dẫn do ICMR ban hành, quy định phụ nữ không được đẻ thuê nếu chưa có con riêng, và chỉ được đẻ thuê một lần. Một dự thảo luật mới về sinh sản hỗ trợ đang được quốc hội xem xét.
Thông báo mới cấm đẻ thuê của chính phủ vấp phải phản đối, những người phản đối đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao Ấn Độ. Luật mới không quy định rõ, đối tượng áp dụng là mọi đôi vợ chồng, gồm cả ngoại quốc và Ấn Độ; hay chỉ nhằm vào người ngoại quốc?
Những người phụ nữ mang thai hộ được chăm sóc tập trung tại một nơi gọi là "nhà đẻ thuê". Ảnh: BBC |
"Khó mà đoán được dự thảo luật mới quy định gì, nhưng phần lớn những bên liên quan cho rằng dịch vụ đẻ thuê chỉ nên áp dụng với những cặp vợ chồng Ấn Độ vô sinh và không còn cách nào khác", bác sĩ Swaminathan cho biết.
Những bên liên quan bao gồm các bộ ngành chính phủ, bác sĩ, tổ chức vì quyền lợi phụ nữ, và không rõ đã thăm dò qua ý kiến của những người mang thai hộ chưa.
"Chính phủ đang làm sai. Liệu họ có định đến nhà, hỏi chúng tôi gặp khó khăn gì, và cho chúng tôi ăn nếu chúng tôi chết đói không?" Devi Parmar, một người mang thai hộ tức giận nói.
Hồng Hạnh
**********************
Bức thư vua cha gửi Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày cưới
Vua George VI bên con gái lớn, Công chúa Elizabeth. Ảnh: Hello Magazine |
Trao gửi con gái cho chồng mới cưới là giây phút buồn vui lẫn lộn của bất kỳ người cha nào, và đối với nhà vua George VI, đây cũng không phải là một ngoại lệ.
Theo Hello Magazine, đức vua đã viết một bức thư gửi cho cô con gái lớn - người tại thời điểm đó vẫn được gọi là Công chúa Elizabeth - vào đám cưới năm 1947. Bức thư được gửi đi không lâu sau khi hôn lễ diễn ra.
Bức thư được điện Buckingham công bố trên trang Twitter chính thức hôm 20/11 nhân kỷ niệm 68 năm ngày cưới của Nữ hoàng. Trong thư, vua George nói rằng ngài cảm thấy như "vừa mất đi một thứ gì đó rất quý giá".
"Cha rất tự hào và vui mừng vì luôn có con ở bên khi ở Wesminster Abbey", vua George VI viết. "Nhưng khi cha trao tay con cho vị tổng giám mục, cha có cảm giác mình vừa mất đi một cái thứ gì đó rất quý giá. Con rất điềm tĩnh suốt buổi lễ, con nói ra những lời thề ước một cách đầy tự tin và cha biết mọi chuyện đều sẽ tốt đẹp.
Đám cưới của công chúa Elizabeth, hiện là Nữ hoàng Elizabeth II, được tổ chức vào tháng 11/1947. Ảnh: Royal Collection Trust |
Cha đã chứng kiến con lớn lên suốt những năm tháng qua với sự tự hào, dưới sự hướng dẫn đầy khéo léo của mẹ con, người mà như con biết đấy, là người tuyệt vời nhất trên thế giới này trong mắt cha. Và cha biết cha có thể luôn tin tưởng con và bây giờ là cả Philip để cùng nhau thực hiện mọi công việc.
Con chuyển nhà sẽ để lại một khoảng trống lớn trong cuộc sống của cha mẹ. Nhưng hãy luôn nhớ rằng đây vẫn luôn là nhà của con và hãy quay về càng nhiều càng tốt nhé.
Cha có thể nhận thấy con đang rất hạnh phúc khi ở bên Philip, điều đó là đúng nhưng đừng quên chúng ta nhé. Chúc hai con luôn yêu thương, gắn bó nhau...Papa".
Nữ hoàng Elizabeth II kết hôn với Hoàng thân Philip khi bà 21 tuổi. Họ quen nhau khi bà Elizabeth mới 13 tuổi và chỉ sau một thời gian ngắn, cả hai đã gửi thư tình cho nhau. 8 năm sau, hoàng gia Anh tuyên bố lễ đính hôn vào ngày 9/7/1947 và đám cưới diễn ra vào tháng 11 năm đó.
Hướng Dương
*********************
Chàng trai suýt chết vì tự phẫu thuật chuyển giới tại nhà
Hướng Dương
Ảnh: Shanghaiist
***********************
âm vào cảnh điên cuồng trước sự diễn xuất của cô,
*******************
Trang Lá Cải Thứ Sáu Ngày 27 - 11 - 2015 :Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí
**********************
Siêu trộm giành vương miện hoa khôi
Danh hiệu danh giá nhất cuộc thi Hoa khôi tội phạm 2015 được tổ chức trong nhà tù nữ Talavera Bruce ở thành phố Rio de Janeiro (Brazil) đã thuộc về một người đẹp mang án tù 39 năm vì tội trộm cắp.
Hoa khôi tội phạm là sự kiện được tổ chức hằng năm tại thành phố Rio de Janeiro nhằm tôn vinh vẻ đẹp của các nữ tù nhân. Không phải cuộc thi người đẹp nào cũng có đội ngũ cảnh sát được trang bị vũ khí đứng ra canh gác, có đài quan sát và hàng rào dây gai như hội thi độc đáo này.
Người chiến thắng năm nay là Michelle Neri Rangel, 27 tuổi. Cô vào tù từ năm 2010 vì tội trộm cắp. Sau khi bắt quả tang Michelle hành nghề mại dâm trong trại cải tạo, các nhà chức trách đã gia hạn án tù của cô thêm 9 năm. Nếu không có gì thay đổi, 43 năm nữa hoa khôi tù nhân mới được nhìn thấy ánh sáng bên ngoài song sắt.
Nhà tù Talavera Bruce, nằm trong trại cải tạo trung tâm Bangu, là nhà tù duy nhất ở Brazil dành riêng cho nữ giới. Nơi đây tập trung những nữ tội phạm nguy hiểm nhất nước.
Cuộc thi Hoa khôi tội phạm diễn ra nhằm tôn vinh lòng tự tôn và ý thức về chân thiện mỹ của các nữ tù nhân. Sự kiện này được tài trợ bởi quỹ đóng góp từ cộng đồng và các tổ chức từ thiện của nhà thờ.
Nữ tù nhân này đã trang điểm và làm tóc xong
Các nữ tù nhân có cơ hội mặc nhiều kiểu váy áo, được các tình nguyện viên đến trang điểm, làm tóc miễn phí. Họ cũng trình diễn màn catwalk không khác gì thí sinh hoa hậu thế giới.
May
Theo Mirror
*******************
Một góc tối xứ Hàn: Khi những cụ bà 70 tuổi phải ra đường bán dâm
Giữa sự phồn hoa, phát triển của Hàn Quốc lại tồn tại một góc khuất nhơ nhuốc, đó là nạn bán dâm từ những người phụ nữ trong độ tuổi 60-70.
************
Giữa sự phồn hoa, phát triển của Hàn Quốc lại tồn tại một góc khuất nhơ nhuốc, đó là nạn bán dâm từ những người phụ nữ trong độ tuổi 60-70.
15 sự thật nghe như... đùa về nước Nga
Xứ sở bạch dương tươi đẹp ẩn chứa rất nhiều điều mà bạn thậm chí còn chưa nghe tới bao giờ, dưới đây là những bí mật về quốc gia rộng lớn nhất hành tinh này.
**************
Hàn Quốc: Đằng sau sự hào nhoáng của khu phố Gangnam
Đằng sau sự giàu có, xa hoa với những căn biệt thự sang trọng trong khu nhà giàu Gangnam lại là cảnh tượng hoàn toàn đối lập đến từ khu làng ổ chuột nằm kế bên: Guryong.
Theo
Hương Cherry******************
Phải làm gì khi 'gấu' đùa dai
Gái đâu ra đây anh chơi đàn cho nghe nè. |
Con gái thường hay tức giận vì những thứ rất nhỏ nhặt thế này. |
Một khi đã chán thì lý do gì cũng có thể chia tay. |
Hớ hớ, hóa ra ở Việt Nam cũng có bản sao của "cướp biển" nè, danh hài Xuân Hinh đó. |
Phim Hollywood mới sang quay ở Việt Nam hả các chế? |
Nhờn với chị là không xong đâu nhé. |
Có ai chơi thử trò nút rốn này chưa ạ? |
Đời nó phũ vậy đó. |
Đúng rồi các chế, đừng để khi người ta ra đi mới thấm thía được điều đó. |
Phải tuyên thệ trước mới được vào chơi game nha. |
Hớ hớ, em đoán có thể một vài chế sẽ bất ngờ :)) |
Không yêu nhau nữa đừng nói lời cay đắng mà. |
Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết photoshop mà thôi. |
Các cụ thường hay đãng trí mà. |
Cảm giác lúc đó thật thốn quá đi mà. |
Tiền lẻ chắc chắn không bằng mình đâu, tự tin lên mà sống. |
Em phải làm gì khi "gấu" suốt ngày đùa dai thế này?
Zon zon
******************
Tuyệt vọng bao trùm lò đẻ thuê ở Ấn Độ
Một bác sĩ đang khám thai cho người phụ nữ đẻ thuê. Ảnh: BBC |
"Trai hay gái thế?" một người cất tiếng hỏi ngoài phòng mổ. "Con gái", có tiếng nữ y tá đáp lại. Cô quấn chặt em bé sơ sinh trong tấm khăn màu xanh, đem đến giường người vừa sinh nở. Cô này nở một nụ cười mệt nhọc, vỗ về đứa trẻ, rồi y tá mang nó đi.
Đây có thể là lần cuối cùng Meena Macwan nhìn thấy đứa trẻ - cô là một người mẹ đẻ thuê. Theo BBC, người nhà của Macwan cho biết cô sẽ nhận trông trẻ để kiếm tiền, cho đến khi đủ xây nhà, sau khi không được phép đẻ thuê nữa.
Ấn Độ là một trong số ít quốc gia thương mại hóa ngành đẻ thuê, cho phép trả tiền để phụ nữ mang thai hộ. Do đó, nơi đây trở thành một trung tâm lớn của thế giới, hàng nghìn cặp đôi đổ về, với hy vọng có được một đứa con.
Phần lớn những người phụ nữ ở trung tâm đẻ thuê tại Anand, một huyện thị ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ, đang mang thai hộ những cặp đôi người nước ngoài.
Bên trong phòng khám nổi tiếng nhất ở Anand vẫn chật ních người. Tuy nhiên, con số này sẽ sớm sụt giảm. Trong góc phòng, một đôi vợ chồng người Mỹ gốc Ấn đang tỏ vẻ tuyệt vọng.
"Sốc và thất vọng", họ nói rồi rời đi. Người phụ nữ có vẻ đang khóc, nói rằng không biết nên làm gì nữa.
Rekha Patel, sống ở Epping, Anh, có bé gái hai tuổi nhờ thuê đẻ ở Anand. Patel bắt đầu một chiến dịch trực tuyến phản đối lệnh cấm của chính phủ Ấn Độ.
"Đó là cơ hội cuối cùng để chúng tôi có một gia đình thực sự, chúng tôi đã nắm lấy, và có hàng nghìn gia đình khác cũng như vậy. Nếu cơ hội này bị tước đi, bi kịch có lẽ đã xảy ra. Lúc đó, chúng tôi đã rất tuyệt vọng, thực sự tuyệt vọng".
Rekha Patel cùng chồng và cô con gái hai tuổi nhờ đẻ thuê ở Ấn Độ. Ảnh: BBC |
Thái Lan, một quốc gia từng là trung tâm đẻ thuê lớn của thế giới, cũng ban hành lệnh cấm đầu năm nay. Một số tiểu bang ở Mỹ cũng cho phép, nhưng quy định rất nghiêm ngặt và chi phí cực đắt.
Ấn Độ là trung tâm đẻ thuê lớn vì dễ tìm phụ nữ sẵn sàng mang thai và đẻ hộ, ngoài ra, y tế ở đây tốt, chi phí lại rẻ. Đẻ thuê đã trở thành ngành công nghiệp trị giá 2,3 tỷ USD theo ước tính của chính phủ. 5.000 trẻ sinh ra mỗi năm nhờ đẻ thuê.
Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ cho rằng, phụ nữ nghèo và mù chữ ở đây đang bị lợi dụng.
"Thật là đáng buồn, những người đó tuyệt vọng đến nỗi, họ sẵn sàng cho thuê cơ thể vào những việc như thế", bác sĩ Soumya Swaminathan, giám đốc Hồi đồng Nghiên cứu Y tế Ấn Độ (ICMR), nói, cho rằng các phòng khám thai đang lợi dụng phụ nữ, khai thác triệt để các cặp vợ chồng.
Trong khi đó, bác sĩ Nayna Patel, điều hành cơ sở y tế Akanksha ở Anand, nói rằng những phụ nữ mang thai hộ được chăm sóc tốt.
"Những người thuê đẻ trả khoảng 25.000 USD. Trong đó, 10.000 USD cho người đẻ thuê, số còn lại dành cho thăm khám thai trong 9 tháng, làm thủ tục y tế và sinh nở", bà cho biết, nhấn mạnh chính phủ nên ban hành quy chế nghiêm ngặt, thay vì cấm hoàn toàn.
Tất cả những người mang thai hộ mà phóng viên gặp ở Anand đều xác nhận điều này. Chỉ một số được trả ít hơn, nếu mang thai hộ vợ chồng người Ấn Độ. Có lẽ, đó là lý do họ thích người ngoại quốc hơn.
Ấn Độ không có luật đẻ thuê, chỉ có hướng dẫn do ICMR ban hành, quy định phụ nữ không được đẻ thuê nếu chưa có con riêng, và chỉ được đẻ thuê một lần. Một dự thảo luật mới về sinh sản hỗ trợ đang được quốc hội xem xét.
Thông báo mới cấm đẻ thuê của chính phủ vấp phải phản đối, những người phản đối đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao Ấn Độ. Luật mới không quy định rõ, đối tượng áp dụng là mọi đôi vợ chồng, gồm cả ngoại quốc và Ấn Độ; hay chỉ nhằm vào người ngoại quốc?
Những người phụ nữ mang thai hộ được chăm sóc tập trung tại một nơi gọi là "nhà đẻ thuê". Ảnh: BBC |
"Khó mà đoán được dự thảo luật mới quy định gì, nhưng phần lớn những bên liên quan cho rằng dịch vụ đẻ thuê chỉ nên áp dụng với những cặp vợ chồng Ấn Độ vô sinh và không còn cách nào khác", bác sĩ Swaminathan cho biết.
Những bên liên quan bao gồm các bộ ngành chính phủ, bác sĩ, tổ chức vì quyền lợi phụ nữ, và không rõ đã thăm dò qua ý kiến của những người mang thai hộ chưa.
"Chính phủ đang làm sai. Liệu họ có định đến nhà, hỏi chúng tôi gặp khó khăn gì, và cho chúng tôi ăn nếu chúng tôi chết đói không?" Devi Parmar, một người mang thai hộ tức giận nói.
Hồng Hạnh
**********************
Bức thư vua cha gửi Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày cưới
Vua George VI bên con gái lớn, Công chúa Elizabeth. Ảnh: Hello Magazine |
Trao gửi con gái cho chồng mới cưới là giây phút buồn vui lẫn lộn của bất kỳ người cha nào, và đối với nhà vua George VI, đây cũng không phải là một ngoại lệ.
Theo Hello Magazine, đức vua đã viết một bức thư gửi cho cô con gái lớn - người tại thời điểm đó vẫn được gọi là Công chúa Elizabeth - vào đám cưới năm 1947. Bức thư được gửi đi không lâu sau khi hôn lễ diễn ra.
Bức thư được điện Buckingham công bố trên trang Twitter chính thức hôm 20/11 nhân kỷ niệm 68 năm ngày cưới của Nữ hoàng. Trong thư, vua George nói rằng ngài cảm thấy như "vừa mất đi một thứ gì đó rất quý giá".
"Cha rất tự hào và vui mừng vì luôn có con ở bên khi ở Wesminster Abbey", vua George VI viết. "Nhưng khi cha trao tay con cho vị tổng giám mục, cha có cảm giác mình vừa mất đi một cái thứ gì đó rất quý giá. Con rất điềm tĩnh suốt buổi lễ, con nói ra những lời thề ước một cách đầy tự tin và cha biết mọi chuyện đều sẽ tốt đẹp.
Đám cưới của công chúa Elizabeth, hiện là Nữ hoàng Elizabeth II, được tổ chức vào tháng 11/1947. Ảnh: Royal Collection Trust |
Cha đã chứng kiến con lớn lên suốt những năm tháng qua với sự tự hào, dưới sự hướng dẫn đầy khéo léo của mẹ con, người mà như con biết đấy, là người tuyệt vời nhất trên thế giới này trong mắt cha. Và cha biết cha có thể luôn tin tưởng con và bây giờ là cả Philip để cùng nhau thực hiện mọi công việc.
Con chuyển nhà sẽ để lại một khoảng trống lớn trong cuộc sống của cha mẹ. Nhưng hãy luôn nhớ rằng đây vẫn luôn là nhà của con và hãy quay về càng nhiều càng tốt nhé.
Cha có thể nhận thấy con đang rất hạnh phúc khi ở bên Philip, điều đó là đúng nhưng đừng quên chúng ta nhé. Chúc hai con luôn yêu thương, gắn bó nhau...Papa".
Nữ hoàng Elizabeth II kết hôn với Hoàng thân Philip khi bà 21 tuổi. Họ quen nhau khi bà Elizabeth mới 13 tuổi và chỉ sau một thời gian ngắn, cả hai đã gửi thư tình cho nhau. 8 năm sau, hoàng gia Anh tuyên bố lễ đính hôn vào ngày 9/7/1947 và đám cưới diễn ra vào tháng 11 năm đó.
Hướng Dương
*********************
Chàng trai suýt chết vì tự phẫu thuật chuyển giới tại nhà
Hướng Dương
Ảnh: Shanghaiist
***********************
âm vào cảnh điên cuồng trước sự diễn xuất của cô,
*******************