Trang lá cải

Trang Lá Cải Thứ Tư Ngày 04- 11 -2015 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí

Có dáng đẹp, có nhan sắc, một số chân dài trong nghề tiếp thị đã tận dụng “vũ khí trời cho” để tìm đến đại gia mong đổi vận. Có người thành công, nhưng lắm kẻ phải chịu chung cuộc 10

**********************

700 hộ dân ven quốc lộ bất ngờ “chìm nghỉm” trong nước

Sau khi dự án nâng cấp quốc lộ 1A đoạn qua TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thông tuyến chưa lâu, 700 hộ dân sinh sống ven trục đường này bất ngờ bị “nhấn chìm” trong nước sau trận mưa lớn.

Người dân phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh cho hay, suốt hơn 2 thập kỷ qua, chưa khi nào nhà dân sống ven quốc lộ 1A lại bị ngập nặng như đêm 2/11, kéo dài đến 9h sáng ngày 3/11.

“Lũ” lên nhanh, dân trở tay không kịp!

Trưa ngày 3/11, sau khi bị “lũ” tấn công, gia đình ông Hoàng Thiện Nam (số nhà 590, Đại lộ Hùng Vương, quốc lộ 1A, phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh) sống trong... nước. Áo quần, đồ đạc chất từng đống, tivi, tủ lạnh… được kê cao cả mét.

 

Nhà dân ven Quốc lộ 1A đoạn qua tổ dân phố Hòa Bình, phường Cam Nghĩa (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) bị nhấn chìm trong nước
Nhà dân ven Quốc lộ 1A đoạn qua tổ dân phố Hòa Bình, phường Cam Nghĩa (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) bị nhấn chìm trong nước
 

 

Ở các phòng phía sau căn nhà, vợ ông Nam có vẻ khá mệt mỏi để cố lùa nước ra khỏi nhà sau khi thức trắng đêm. Ông Nam kể lại, vào tối ngày 2/11, trên tuyến quốc lộ 1A đoạn chạy phường Cam Nghĩa có mưa to kéo dài. Đến khoảng 23h cùng ngày, nước lên nhanh khiến hàng loạt nhà cửa ngập nặng.

“Thời điểm đó, nhà nào cũng hốt hoảng lo chất đồ đạc lên cao, cứu lấy các tài sản có giá trị. Tuy nhiên, ở phía đường quốc lộ 1A ngập nặng, ép nước xô bung đường ray cửa sắt nhà tôi. Tôi đã phải lội ra đường vẫy xe lớn chạy chậm lại để cửa sắt khỏi bị bung ngã. Tôi sống ở đây hơn 25 năm nhưng đây là lần đầu nước trong nhà ngập lên đến đầu gối”, ông Nam bàng hoàng.

Tương tự, gia đình anh Phạm Minh Thành (số nhà 608-610, Đại lộ Hùng Vương, quốc lộ 1A), một trong nhiều hộ dân bị ngập ở phường Cam Nghĩa (TP Cam Ranh), cho biết, vào khoảng 4h ngày 3/11, nước ngấp nghé dải phân cách trên quốc lộ 1A đoạn qua khu vực này. Là hộ kinh doanh vật liệu xây dựng, trận “lũ” kinh hoàng đã khiến gia đình anh Thành thiệt hại nặng.

 

Theo phường Cam Nghĩa, ước tính có 700 nhà trên địa bàn bị ngập
Theo phường Cam Nghĩa, ước tính có 700 nhà trên địa bàn bị ngập
 

 

“Nước lên nhanh khiến gia đình chúng tôi không trở tay kịp! Nhiều đồ đạc trong nhà tôi bị hư hại do ngấm nước. Đêm 2/11, xe trên quốc lộ 1A chạy thành sóng đánh sập 2 cửa sắt, còn kho xi măng 10 tấn bị ngập hơn nửa mét, một đoạn tường phía sau nhà cũng bị sập”, anh Thành than.

Vì sao sống bên quốc lộ 1A lại bị ngập?

Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Minh Hòa, một nhà dân bị ngập ven quốc lộ 1A ở phường Cam Nghĩa, cho biết, trước đây khi quốc lộ 1A chưa mở rộng, 2 bên là mương hở nên khi có mưa, nước thoát nhanh. Hiện nay các hố ga diện tích nhỏ đã khiến nước không thoát kịp khi có mưa lớn.

 

700 hộ dân ven quốc lộ 1A bất ngờ “chìm nghỉm” trong nước

 

“Dải phân cách trên quốc lộ 1A hiện nay là quá cao đã ngăn nước lại và tràn vào nhà chúng tôi? Ở dưới dải phân cách có các lỗ thông nước nhưng quá nhỏ, không thoát được? Cần làm rộng các hố ga để thoát nước, chứ như thế này thì dân chúng tôi còn khổ”, ông Hòa kiến nghị.

Trao đổi với báo chí vào chiều 3/11, ông Lê Ngọc Thạch, Chủ tịch UBND phường Cam Nghĩa (TP Cam Ranh), cho biết, ước tính có khoảng 700 nhà dân ở các tổ dân phố Nghĩa Lộc, Nghĩa Thuận, Hòa Bình, Hòa Tiến ven Quốc lộ 1A bị ngập cục bộ vào đêm 2/11 đến trưa ngày 3/11.

 

Người dân Cam Nghĩa (TP Cam Ranh) thu dọn đồ đạc sau lũ
Người dân Cam Nghĩa (TP Cam Ranh) thu dọn đồ đạc sau "lũ"
 

 

Theo ông Thạch, trước tình hình hàng loạt nhà dân ven quốc lộ 1A bị ngập nặng, các đơn vị thi công đã tháo dỡ các nắp hố ga cho nước rút, giải phóng ách tắc trên quốc lộ.

Chủ tịch phường Cam Nghĩa thừa nhận, việc hàng trăm hộ dân ven quốc lộ 1A bị ngập nhà là bất thường vì lượng mưa vừa qua không quá lớn. Theo ông Thạch, có thể do nước từ trên núi đổ về nhưng hệ thống thu nước trên quốc lộ 1A không kịp tiêu thoát nên dẫn đến bị ngập.

Trong khi đó, trả lời báo chí vào chiều 3/11, Chánh văn phòng UBND TP Cam Ranh - ông Nguyễn Khiêm, cho biết, hiện thành phố đã yêu cầu nhà đầu tư BOT là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng 194 (dự án QL1A đoạn Km 1488-Km1525, Khánh Hòa) khẩn trương rà soát, kiện toàn hệ thống thoát nước trên quốc lộ. Cùng ngày, ông Bùi Đức Hưởng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 7 (chủ đầu tư, quản lý dự án nâng cấp quốc lộ 1), thừa nhận trong mấy ngày qua do mưa lớn, một số nơi trên quốc lộ 1A bị ngập, nước ùn ứ.

Viết Hảo



 

******************

Nữ đại gia 8X mua lâu đài cổ 35 triệu USD Sài Gòn

Theo thông tin mà chúng tôi có được, chủ nhân mới thực sự của ngôi biệt thự là một nữ doanh nhân thuộc thế hệ 8X, nhờ người khác đứng tên mua, bán.

Buổi chiều nhập nhoạng, giờ tan tầm, xe cộ như mắc cửi. Dì Liên có dáng người nhỏ thó, đang lúi húi dọn tủ thuốc lá, chuẩn bị đẩy qua đường gửi trước khi kết thúc một ngày mưu sinh.

Chỉ tay vào ngôi biệt thự triệu đô vừa mới sang tên, đổi chủ (số 112 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP.HCM), dì chép miệng buồn: “Trước đây, mỗi buổi tối tui vẫn đẩy tủ thuốc vào sân ngôi biệt thự cổ này gửi. Bà chủ cũ tốt bụng lắm. Giờ đổi chủ mới, họ không cho tui gửi tủ nữa”.

Quê ở Tân Châu, Hồng Ngự, từ thời con gái, dì Liên đã bôn ba lên Sài Gòn kiếm sống. Lục lọi ký ức, dì Liên hồi tưởng: “Trước giải phóng tui theo má lên đây sống bằng nghề rửa chén cho mấy bà bán hàng ăn ở chợ Đũi. Quần quật như trâu, ngựa nhưng cuộc sống bấp bênh lắm”.

“Thế hệ của chú không biết chợ Đũi đâu, chỉ nghe trên sách vở thôi. Nó biến mất theo thời gian từ lâu lắm rồi”, dì Liên cười, cho biết thêm.

Nữ đại gia, 8X, lâu đài, biệt thự, triệu USD, Sài Gòn

Cận cảnh ngôi biệt thự triệu đô.

Khi tìm đến đây làm chỗ dừng chân, sau những năm tháng đằng đẵng tha phương cầu thực, dì được bà chủ ngôi biệt thự tạo điều kiện, giúp đỡ buôn bán.

Những buổi tối, trước khi về nhà với chồng con, dì Liên được bà chủ ngôi biệt thự cho gửi tủ thuốc, bàn ghế, những vật dụng linh tinh vào sân ngôi biệt thự…

Giữa tiếng ồn ào, náo nhiệt của xe cộ giờ tan tầm, dì Liên co ro tựa lưng vào hàng rào sắt của ngôi biệt thự cổ, nhẩm tính thời gian mình đã gắn bó ở đây: “Tui bắt đầu bán nước, thuốc lá trước vỉa hè ngôi biệt thự này từ năm 1981. Đã trên 30 năm rồi đó, từ cái thời người ta pha cà phê bằng vợt, chứ không pha phin như bây giờ”.

Dì Liên nói tiếp: “Tui không biết rõ bà chủ ngôi biệt thự tên gì, thấy bà lớn tuổi nên tụi tui quen miệng gọi bằng ngoại. Nghe đâu ngoại tuổi Tý (theo một số nguồn tin, 15 năm về trước, chủ sở hữu trên giấy tờ là cụ Nguyễn Kim S.D và cụ Đặng K.C).

Ngoại đẹp lắm, tóc bạc trắng, da hồng hào. Tuy giàu có nhưng sống đức độ, khiêm tốn, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo. Ngoại đối xử với người ăn, kẻ ở trong nhà rất tốt. Tui buôn bán ở đây, nhiều khi ế ẩm, ngoại cũng hay cho tiền xài. Ở phía trong sân ngôi biệt thự có cây xoài, tui thường vào đó hái trái nhưng không bao giờ bị ngoại la rầy. Bây giờ con cháu được hưởng đức của ngoại đó.

Ngoại mất khoảng giữa năm 1990, đám tang lớn lắm…”.

Nữ đại gia, 8X, lâu đài, biệt thự, triệu USD, Sài Gòn

Dì Liên bán thuốc lá kiếm sống trước ngôi biệt thự này đã hơn 30 năm nay.

Theo lời dì Liên, người chủ cũ của ngôi biệt thự triệu đô có 2 người con trai và 6 người con gái. Tất cả những hậu duệ của bà hiện đang sống ở nước ngoài và cách đây khoảng 2 tuần, đã về Việt Nam làm thủ tục sang nhượng lại ngôi biệt thự cho người khác với giá 35 triệu đô la (tương đương gần 780 tỉ đồng).

Dưới ánh đèn nhập nhoạng, dì Liên lúi húi dọn dẹp tủ thuốc lá, chuẩn bị đẩy sang bên kia đường gửi. Dì buồn bã: “Hôm nghe tin ngôi biệt thự sắp được sang nhượng, tôi chạy vào định lấy bức ảnh của ngoại về thờ, nhưng người ta không cho. Tui nghèo thiệt, nhưng tui trọng tình nghĩa, chứ không có ham tiền của người khác. Họ sợ tui lấy ảnh của ngoại rồi đi làm tiền họ đó”.

Cùng chung nỗi buồn với dì Liên, còn có chú Thơ. Người đàn ông khắc khổ này đã có trên 30 năm làm nghề sửa ổ khóa trước ngôi biệt thự cổ, cắc củm kiếm tiền nuôi vợ và 4 đứa con ăn học. Chú Thơ cũng có rất nhiều tình cảm với “ngoại”.

Nữ đại gia, 8X, lâu đài, biệt thự, triệu USD, Sài Gòn

Trước khi ngôi biệt thự được sang tên, đổi chủ, có nhiều người tận dụng mặt bằng làm nơi buôn bán.  

Nữ đại gia, 8X, lâu đài, biệt thự, triệu USD, Sài Gòn

Có thể thấy cái thùng có dòng chữ "pepsi" của một người buôn bán lề đường được xích vào hàng rào ngôi biệt thự, đề phòng trộm vào buổi tối.


Rất rành rẽ, chú Thơ cho biết: “Căn biệt thự này có từ thời chú Hỏa, Sáu Nhiều. Ngày xưa ngoại phất lên nhờ làm nghề cầm đồ. Người ta cầm ngôi biệt thự này cho ngoại, không có tiền chuộc nên bán lại luôn. Ngoại sở hữu căn nhà này trước ngày giải phóng lận”.

Phóng viên hỏi thông tin về vị đại gia nào mới mua căn biệt thự cổ, cả dì Liên và chú Thơ đều lắc đầu. 

Chú Thơ cười: “Tui hổng biết. Tui nghèo rớt mùng tơi, lo kiếm sống nuôi vợ con, chứ làm sao dám biết chuyện của người giàu hả chú?”. 

Theo thông tin mà chúng tôi có được, chủ nhân mới thực sự của ngôi biệt thự là một nữ doanh nhân thuộc thế hệ 8X, nhờ người khác đứng tên mua, bán.

Phóng viên quan sát, dù đã được sang tên, đổi chủ nhưng hai bảng hiệu kinh doanh đồ gỗ và bún bò, mì quảng, cơm tấm ở hai cổng chính ngôi biệt thự vẫn chưa được tháo dỡ. Buổi tối, người kinh doanh lề đường vẫn kéo tủ, bàn ghế vào sát hàng rào của ngôi biệt thự, móc dây xích khóa lại, đề phòng bị trộm cắp!

Trò chuyện với một bảo vệ ở đây, anh này cho biết: "Từ ngày thông tin mua bán ngôi biệt thự bị lan ra, nhiều phóng viên đến đây tìm hiểu, chụp ảnh. Chúng tôi làm bảo vệ, rất vui vẻ, chưa hề đánh đuổi ai. Thế nhưng không biết sao có những thông tin không đúng sự thật về chúng tôi?".

(Theo Một thế giới)



  



 

*******************

Cách nuôi con của mẹ Mỹ khiến phụ huynh 5 châu kinh ngạc

Tờ Cupofjo đã trò chuyện với các bà mẹ nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ để tìm hiểu xem điều gì khiến họ ngạc nhiên trong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ Mỹ. Dưới đây là chia sẻ của những bà mẹ khắp 5 châu.

nuôi con, dạy con, mẹ Mỹ, ngạc nhiên, khác biệt, văn hóa

Thực phẩm

Thứ khiến tôi ngạc nhiên nhất là hộp cơm trưa. Ở Nhật Bản, chúng tôi làm rất tỉ mỉ. Một hộp cơm trưa chuẩn mực của chúng tôi sẽ có trứng, gà chiên và rau. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy chồng chuẩn bị cơm trưa cho con trai gồm có bánh mỳ, bơ đậu phộng, khoai tây chiên, tôi đã rất ngạc nhiên. Nhưng anh ấy khẳng định rằng như thế là bình thường ở đây.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.

An toàn

nuôi con, dạy con, mẹ Mỹ, ngạc nhiên, khác biệt, văn hóa
Chị Reika Yo Alexander - một bà mẹ Nhật Bản

Tôi đã rất ngạc nhiên về cách giám sát trẻ con ở đây. Ở Nhật Bản, trẻ con đi học một mình. Khi con tôi vào lớp 1, chúng đi bộ, rồi đi tàu, bắt xe buýt tới trường – thậm chí là ở Tokyo. Tôi rất ngạc nhiên khi ở New York, bạn tôi dắt con trai 12 tuổi đi học hằng ngày. Con trai tôi 5 tuổi và đang học lớp 1, mất 10 phút để đi bộ tới trường. Nếu tôi để thằng bé tự đi, tôi sẽ phải ngồi tù.

- Reika Yo Alexander, mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.

Ở Mỹ có hẳn một “ngành công nghiệp lớn” dành cho trẻ con mà ở Romania không có. Có đồ ăn riêng dành cho trẻ con, các đồ dùng đặc biệt, các dụng cụ đảm bảo an toàn và cả nội thất riêng dành cho chúng. Ở Romania, trẻ con ăn bằng thìa bình thường, uống bằng cốc bình thường. Chúng chơi những thứ đồ chơi không được sản xuất “để phát triển não bộ cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi”. Trước khi tới đây, tôi cũng chưa từng nghe nói đến những dụng cụ đảm bảo an toàn. Bây giờ trong khi tôi lúc nào cũng lo con gái tự làm đau mình, thì mẹ tôi và bạn bè tôi ở Romania thì chỉ cười.

- Arabella Hester – mẹ Romania đang sống ở California.

Cộng đồng

nuôi con, dạy con, mẹ Mỹ, ngạc nhiên, khác biệt, văn hóa
Chị Sandra Ajanaku - một bà mẹ Hà Lan

Mọi người ở đây sợ chạm vào nhau! Lần đầu tiên tới đây, tôi đang bầu rất to, lại còn phải chăm sóc con gái 2 tuổi nữa. Con bé phải làm quen dần dần với hệ thống các tòa nhà ở Brooklyn – dừng đèn đỏ ở mỗi ngã tư. Thỉnh thoảng con bé chạy khỏi vỉa hè mà chẳng thèm quan tâm xung quanh. Mỗi lần như thế, tim tôi như thắt lại. Tôi hét lên phía sau, yêu cầu con bé dừng lại. Đôi khi tôi cũng hét lên nhờ mọi người ngăn nó lại. Họ muốn giúp nhưng có vẻ họ sợ phải ngăn con bé lại. Ở Hà Lan, chuyện này rất bình thường. Một phụ huynh khác nói với tôi rằng có lẽ họ lo đứa trẻ sẽ sợ hãi khi người lạ chạm vào nó. Đùa à? Tất nhiên là tôi muốn ngăn con mình bị ô tô cán hơn là lo lắng về cách xử sự đúng đắn chứ! Chúng tôi đánh giá cao tất cả những giúp đỡ.

- Sandra Ajanaku – mẹ Hà Lan đang sống New York.

Một khác biệt lớn mà tôi nhớ là việc chào hỏi. Đôi khi dắt con trai tới trường, giáo viên thậm chí còn không chào chúng tôi. Ở Nhật Bản, việc chào hỏi mọi người rất quan trọng. Bạn chào rất to với tất cả mọi người, từ giáo viên cho tới lái xe, những người mà bạn gặp. Đó là một cách tốt để bắt đầu một ngày mới.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York

Tôi thực sự ngạc nhiên khi những buổi tụ họp và tiệc sinh nhật ở Mỹ có quy định về giờ bắt đầu và kết thúc. Vì tôi tới từ Brazil – đất nước của tiệc tùng – nên tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc quy định thời gian kết thúc bữa tiệc. Chúng tôi chỉ nghĩ “đi dự tiệc thôi, ai biết là nó sẽ kéo dài 2 tiếng hay 6 tiếng”.

- Ana Willenbrock – mẹ Brazil đang sống ở Montana.

Cách ứng xử

nuôi con, dạy con, mẹ Mỹ, ngạc nhiên, khác biệt, văn hóa
Chị Nitya Karthik - một bà mẹ Ấn Độ

Tôi rất ngạc nhiên khi trẻ em Mỹ từ lúc 1 tuổi đã học cách nói “làm ơn”, “cảm ơn”, “xin lỗi”, “xin phép”. Những điều này không được dạy nhiều ở Ấn Độ. Một khác biệt nữa là phụ huynh rất tránh nói những câu kiểu như “vì mẹ đã nói thế”. Thay vào đó, họ giải thích cho bọn trẻ. Tôi rất ngưỡng mộ cái cách mà phụ huynh đưa ra những lý do cơ bản để giúp trẻ hiểu tại sao lại thế này thế kia. Lần gần nhất khi về Bombay, tôi đã giải thích với con trai 4 tuổi tại sao chúng tôi không thể mua quá nhiều thứ vì quy định trọng lượng của máy bay. Còn người thân của tôi thì cứ hỏi tại sao tôi không chỉ nói “không” mà lại phải giải thích.

- Nitya Karthik – mẹ Ấn Độ đang sống ở New Jersey.

Trẻ con ở Mỹ có quyền tự do tuyệt vời mà ở Romania không có. Ở đây, trẻ con được phép đưa ra quyết định từ khi còn rất nhỏ. Chúng cũng được cha mẹ hỏi ý kiến. Trẻ con ở Romania thì ngoan hơn nhưng lại rụt rè, nhút nhát hơn. Nhiệm vụ rất khó khăn của tôi là phải cân bằng giữa 2 cách nuôi dạy đó.

- Arabella Hester – mẹ Romania đang sống ở California.

Gia đình tôi rất hoảng sợ trước cách cư xử của con trai tôi khi ngồi vào bàn ăn. Thằng bé không tập trung, không ăn hết phần của mình và không chịu ăn một số món nhất định… Ở Mỹ, chuyện đó là bình thường. Nhưng ở Pháp, như thế bị coi là thô lỗ. Đôi khi gia đình tôi nghĩ rằng thằng bé rất hư và tôi là một bà mẹ tồi.

- Johanna Trainer – mẹ Pháp đang sống California.

Trường học

Các trường học ở Mỹ luôn cố gắng đề nghị sự tham gia của bố mẹ nhiều hơn. Phụ huynh thường tham gia vào các chuyến đi hoặc các sự kiện của lớp. Ở Nhật Bản không giống như vậy. Chúng tôi chỉ giúp con làm bài tập về nhà. Bố mẹ tôi thậm chí còn chưa từng giúp tôi làm bài tập về nhà.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.

Cân bằng cuộc sống – công việc

Ở Mỹ, thuê người trông trẻ buổi tối rất phổ biến. Ở Nhật, hầu hết các gia đình không có người trông trẻ. Cá nhân tôi thì cho rằng việc dành thời gian cho con cái là rất quan trọng, nhưng nhận sự giúp đỡ từ người khác cũng vẫn rất ổn. Cha mẹ cũng cần có cuộc sống riêng của mình. Ở Mỹ, bạn thực sự được khuyến khích nên ra ngoài và tận hưởng cuộc sống cho chính mình.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York

nuôi con, dạy con, mẹ Mỹ, ngạc nhiên, khác biệt, văn hóa
Chị Ana Willenbrock - một bà mẹ người Brazil

Bạn bè tôi ở Brazil đều có vú em và người giúp việc. Điều này rất bình thường trong văn hóa của chúng tôi. Nhưng ở đây phí chăm sóc trẻ em rất đắt đỏ. Tôi thấy các bà mẹ Mỹ rất thực tế và thông minh. Nhiều thứ ở Mỹ giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn và giúp bạn làm được nhiều việc hơn, như bỉm, khăn ướt, địu, máy xay sinh tố, các dụng cụ đặc biệt. Những thứ này thực sự hữu ích.

- Ana Willenbrock – mẹ Brazil đang sống ở Montana.

Quan điểm 

Một trong những điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là sự lo lắng thái quá của các bậc cha mẹ. Vô số những bài đăng trên blog, diễn đàn, các cuộc thảo luận, tranh cãi về những vấn đề khác nhau trong việc nuôi dạy con cái: nuôi con sữa mẹ hay sữa công thức, cho con ngủ cùng hay ngủ riêng, dạy ở nhà hay cho đến trường… Ở Ấn Độ, không có những cuộc tranh luận như thế này. Ở đây, phụ huynh lo lắng về việc phải đưa ra những lựa chọn “đúng”, khiến áp lực trở nên ngột ngạt.

- Nitya Karthik – mẹ Ấn Độ đang sống ở New Jersey.

Ở Hà Lan, người lớn sẽ nói với bọn trẻ rất nhanh về những gì chúng nên làm và không nên làm. Ở đây, luôn có những lựa chọn và gợi ý: “Chúng ta sẽ về nhà bây giờ chứ?”, “Con muốn uống nước cam hay nước lọc?”, “Mẹ nghĩ bạn con sẽ thích nếu con chia sẻ”.

- Sandra Ajanaku – mẹ Hà Lan đang sống ở New York.

  • Nguyễn Thảo(Theo Cupofjo)


 
 
 
*******************

"Nữ sinh" 97 tuổi nhận bằng tốt nghiệp phổ thông trung học

Cụ Margaret Thome Bekema người Michigan (Mỹ) cuối cùng cũng được nhận bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, chậm 79 năm so với bạn bè đồng trang lứa.

Nếu không có những biến cố trong đời, Margaret lẽ ra đã có thể tiến bước trên con đường cùng các bạn của mình tại trường trung học Catholic Central tại Grand Rapids từ năm 1939.

Song cụ phải bỏ dở việc học giữa chừng để ở nhà chăm mẹ ung thư. Margaret sau đó làm công việc văn phòng trong lực lượng quân đội rồi đi làm cô giáo mầm non.

Trong suốt mùa Hè vừa qua, gia đình của cụ Margaret đã liên hệ với nhà trường và chia sẻ câu chuyện của cụ.

Ngày vinh dự đến nhận bằng tốt nghiệp tại hội đồng cấp cao Yorkshire và Stonebridge, cụ Margaret chất phác xúc động đến rơi nước mắt và "phát biểu" mình chẳng biết nói gì để diễn tả lời cảm ơn.

 

 

 

 

 

 

HA
Theo Time



  

*****************

Bố bán nhà, bỏ việc dể dẫn con gái đi du lịch vòng quanh thế giới

Một người đàn ông tại Trung Quốc đã được cư dân mạng tại nước này trao tặng danh hiệu “ông bố tuyệt vời nhất” khi quyết định bán nhà và công ty của mình để mua một chiếc xe dã ngoại và đưa con gái 2 tuổi đi du lịch vòng quanh thế giới.

Zhu Chunxie đến từ tỉnh Cát Lâm và đã sống tại thành phố Thượng Hải trong 10 năm qua. Zhu có công ty riêng, cuộc sống thoải mái, dư dả.

Tuy nhiên, nửa năm trước, Zhu đã đưa ra một quyết định khiến nhiều người bất ngờ: Bán cả công ty và căn nhà rộng hơn 100 mét vuông có giá trị hơn 2 triệu Nhân Dân Tệ để đưa đứa con gái 2 tuổi đi du lịch vòng quanh thế giới.

 

Zhu Chunxie và con gái 2 tuổi bên trong chiếc xe dã ngoại mà cả 2 đang rong ruổi trên đường
Zhu Chunxie và con gái 2 tuổi bên trong chiếc xe dã ngoại mà cả 2 đang rong ruổi trên đường
 

Sau 3 tháng chuẩn bị, Zhu đã mua một chiếc xe dã ngoại (xe có đầy đủ giường ngủ, bếp, nhà vệ sinh... để đi du lịch) và hai cha con anh bắt đầu lên đường từ tháng 8 vừa qua. Zhu quyết tâm sẽ không trở về Thượng Hải trong vòng 5 năm tới để đưa con gái đến nhiều nơi nhất có thể.

Giải thích cho quyết định mà nhiều người xem là “bốc đồng”, Zhu cho rằng ngày nay các bậc cha mẹ đều quá bận rộn với công việc và không còn thời gian dành cho con cái, khiến chúng thiếu sự quan tâm cần thiết.

“Trong mắt những đứa trẻ, có một người cha đồng hành cùng chúng trải qua thời thơ ấu là điều quan trọng nhất”, Zhu chia sẻ.

Anh cũng thừa nhận rằng cuộc sống trên một chiếc xe dã ngoại không dễ dàng như khi ở trong một ngôi nhà thực sự, nhưng anh tin rằng đây sẽ là trải nghiệm khó quên trong đời con gái mình và Zhu tin rằng quyết định của mình là đúng đắn.

Câu chuyện về hành trình của Zhu Chunxie lập tức “gây sốt” trên mạng xã hội tại Trung Quốc. Nhiều cư dân mạng tại nước này đã gọi anh là “ông bố tuyệt vời nhất” vì đã hy sinh mọi thứ mình có cho con gái bé nhỏ, tuy nhiên nhiều ý kiến cũng phản đối hành động của Zhu khi cho rằng cô bé 2 tuổi còn quá nhỏ để có thể trải nghiệm chuyến đi dài và nhiều thử thách như vậy.

T.Thủy
Theo NetEase



 



 


*******************

Tại sao nên sắm một cái kính mắt

Có 101 lý do khiến bạn nên tậu ngay một cái.
cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat

Đây là hoàng từ, và kia là tình yêu của anh ấy. :3

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-1

Chỉ cần thế thôi, chẳng cần trang điểm gì nhiều.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-2

Từ dụng cụ này, bao tác phẩm trên mặt bàn đã ra đời.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-3

Cứ ngày mai, rồi lại ngày mai nữa.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-4

Em cũng có ưu điểm chứ bộ.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-5

Tác phẩm của người say.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-6

Anh ấy có phải hậu bối của Dương Quá Cô Cô không.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-7

Ờ thì tớ cũng có lap chứ bộ.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-8

Bọn chúng sẽ chẳng bao giờ dại đi trộm tiền cả, trộm luôn đồ í chứ.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-9

Sắm ngay sắm khẩn trương đê.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2

Cốc bia ngày Halloween.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-1

Chuẩn khỏi chỉnh luôn.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-2

Trai xấu cũng thế à nha.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-3

Tình yêu đích thực đây nè.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-4

Con nó chỉ nghe lời mẹ thui mà.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-5

Mỗi lần quảng cáo là đọc như chưa bao giờ được đọc.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-6

Của thiên trả địa thôi.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-7

Ai từng rơi vào hoàn cảnh thú vị này chưa ạ?

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-8
cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-9

Và thế là em đã có "gấu".

Zon zon



*****************

Thực hư chuyện cụ bà bị con dâu bóp cổ, bỏ đói

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một người phụ nữ cao tuổi bị nhốt trong ngôi nhà khóa trái cửa. Qua câu chuyện với người hàng xóm, người phụ nữ tố bị người con dâu bỏ đói...

Mẹ bị con dâu nhốt trong nhà, kêu đói?

Đoạn clip đăng tải vào ngày 29/10, khiến cộng đồng mạng vô cùng bất bình. Theo lời dẫn của người đăng tải đoạn clip: “Cụ già bị tai biến, sáng cụ đái ra quần đứa con dâu nhảy vào bóp cổ và tát cụ đỏ hết cả mặt lên. Hàng xóm sang để can ngăn, gọi thằng con trai về nó cũng không thèm về, đứa con gái sang thì chúng nó cho bà vào nhà nhốt từ sáng đến giờ không cho cụ ăn...Cụ kêu khóc trong nhà, kêu đói thì mọi người phải mang đồ ăn sang cho cụ. Thật lắm kiểu đời trái ngang, khổ thân cho cụ…”.

Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ, khiến cư dân mạng bất bình.

 

Hình ảnh cụ bà than khóc trong ngôi nhà khóa cửa ngoài (ảnh cắt từ clip)
Hình ảnh cụ bà than khóc trong ngôi nhà khóa cửa ngoài (ảnh cắt từ clip)
 

Theo nội dung của đoạn clip, một người phụ nữ đứng bên ngoài nói chuyện với người phụ nữ khoảng ngoài 70 tuổi, bị nhốt trong nhà, trông bà có vẻ yếu ớt, nói không rõ ràng. Phía bên ngoài người phụ nữ hỏi bà: "Bà không được ăn à? Vì sao sáng nay con bà nó lại đánh bà?". Người bị nhốt vừa khóc vừa nói: "Từ sáng đến giờ tôi đâu có ăn cái gì. Cô ơi, cô giúp chị. Sống thế này chị chết mất".

 

Ngôi nhà con trai bà N. đang ở đóng cửa vì 2 vợ chồng phải đi làm cả ngày
Ngôi nhà con trai bà N. đang ở đóng cửa vì 2 vợ chồng phải đi làm cả ngày
 

 

Được biết, sự việc trên xảy ra tại một gia đình ở phường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định. Cụ bà trong clip là N.T.N. (75 tuổi), quê ở huyện Trực Ninh, Nam Định. Nhà bà N. có 5 người con, 3 người sống ở Hà Nội. Do chồng bà N. đang nằm viện cấp cứu nên bà N. lên thành phố Nam Định ở cùng người con trai thứ 3 của mình ở phường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định.

Để làm rõ thực hư nội dung đoạn video clip nói trên, sáng ngày 30/10, PV Dân trí đã tìm đến ngôi nhà nơi bà N. đang ở cùng người con trai.  Tuy nhiên, ngôi nhà khóa cửa ngoài, không có ai ở nhà.

Biết PV đến tìm hiểu về vụ việc bà N. bị con ngược đãi như nội dung clip trên mạng, một số người hàng xóm tỏ ra vô cùng bức xúc.

Theo bà N.T.C. (60 tuổi) hàng xóm nhà con trai bà N. kể: “Sáng ngày hôm qua (29/10), tôi thấy có tiếng ồn ào nên chạy ra xem, mới biết mọi  người kể thấy con dâu bà N. là cái O. đang đánh bà ấy. Mọi người can ngăn là không được...

Đến đầu giờ chiều tôi thấy có đứa trẻ nhắn là bà N. gọi tôi, tôi mới chạy sang xem thế nào thì thấy bà N. kêu đói. Tôi chạy về nhà lấy cơm, xé thịt gà bỏ vào túi bóng đưa cho bà ấy, vì cả nhà đóng kín mít cửa, chỉ có mỗi cái lỗ nhỏ. Lúc ấy tôi thấy bức xúc quá nên mới nhờ người quay video lại…

Khoảng 16h chiều thì công an khu vực đến giải quyết vụ việc, lúc này con trai bà N. về còn chửi mẹ ngay trước mặt các chú công an”.

Bà N.T.C kể lại sự việc bà đưa cơm cho bà N.
Bà N.T.C kể lại sự việc bà đưa cơm cho bà N.

Cũng theo bà C., khi công an đến phá cửa ngoài để vào nhà thì trong nhà không có điện, quạt cũng không bật, cả nhà tối kín mít, chỉ có một  cái lỗ bé ở trước cửa chính.

Chị T. là người chứng kiến việc con dâu bà N. tát bà N. cho biết: “Sáng hôm qua khoảng 8h tôi đưa con đi học trên đường về qua nhà cái O., thấy cái O. đang tát bà N. một cái. Bức xúc quá nên tôi mới lớn tiếng nói lại. Thấy tôi lớn tiếng nên mọi người trong khu phố mới chạy ra, sau đấy tôi có việc nên đi luôn”.

"Không có chuyện chúng tôi ngược đãi mẹ mình"

Tuy nhiên, ông Tống Xuân Mạc, Tổ trưởng tổ dân phố số 23, ngõ 91, phường Trần Tế Xương, nơi con trai bà N. đang sinh sống cho biết, sự việc không đến mức như phản ánh trên báo. “Sự việc không phải như thế, khi nhận được tin báo tôi đã đến kiểm tra nhưng trên người bà N. làm gì có dấu vết bị đánh hay bóp cổ đâu. Sự việc cũng chỉ là nội bộ gia đình, cũng đã được giải quyết ổn thỏa. Khi chúng tôi vào nhà vẫn có cái quạt đặt trên giường. Với lại người già ở nhà, bản thân bà N. bị tai biến, con cái đi làm lại còn chăm sóc chồng bà N. cũng bị tai biến đang nằm viện cấp cứu, không khóa cửa và cắt điện đi thì nguy hiểm lắm”, ông Mạc nói.

 


Ông Tống Xuân Mạc: Sự việc không như clip đăng tải.

Ông Tống Xuân Mạc: Sự việc không như clip đăng tải.

 

 

Để làm rõ thực hư, ông Mạc còn dẫn chúng tôi đến nhà chị T., con gái út của bà N (sau khi xảy ra sự việc, bà N. được cô con gái út đón về nhà mình ở cùng khu phố, cách nhà con trai bà N. không xa).

 

Chị T. bức xúc: “Đây là sự việc hoàn toàn không có thật, gia đình chúng tôi bị hãm hại, chúng tôi sẽ yêu cầu làm rõ sự việc này. Mẹ tôi bị tai biến nên nói linh tinh chứ chúng tôi ai đánh bà, đầu óc bà già rồi không minh mẫn đâu. Nếu đánh bà thì bà đâu có được béo tốt như thế này?...”.

Khi hỏi tại sao khóa cửa để mẹ mình trong nhà, chị T. cho biết: “Nhà ở phố, mẹ tôi bị tai biến, không khóa lại để người ta vào lấy trộm hết đồ  à. Giờ sểnh cái gì là mất cái đó nên tôi phải khóa cửa lại”.

Chị T. còn cho biết, mấy ngày nay mấy anh chị em phải thay nhau chăm sóc bố đang nằm viện cấp cứu. Sáng hôm xảy ra sự việc bà N. đã được các con mua cho bánh cuốn nhưng do gia đình bận việc, lại thường xuyên ăn muộn nên chưa mang cho bà N. ăn được, chứ không phải khóa cửa bỏ đói bà N.

 

Bà N. hiện nay đã về ở với cô con út và khá minh mẫn
Bà N. hiện nay đã về ở với cô con út và khá minh mẫn
 

Khi PV hỏi chuyện bà N., bà tỏ ra khá minh mẫn, bà vẫn nhớ được quê mình, nhớ từng tên người con. Nói về câu chuyện xảy ra gây xôn xao, bà N. cho hay: “Sáng hôm qua tôi có ăn một ít bánh cuốn. Trưa thì bà C. đưa cho một ít cơm với thịt gà. Sáng hôm qua, tôi hỏi con dâu là “Con ơi, cái T. (con gái út) đâu mà chưa về nhà?". Con O. bảo bà hỏi làm gì nhiều, chị T. về nhà chị chứ đi đâu. Tôi bảo, đi vào bố về qua thì mẹ hỏi xem bố mày như thế nào, thế là nó vùng vằng”.

Trao đổi về vấn đề trên, phía lãnh đạo Công an thành phố Nam Định cho biết, hiện nay sự việc đang giao cho phía Công an phường Trần Tế Xương xác minh và xử lý.

Đức Văn  




 

************************

Chân dài làm nghề tiếp thị: Từ nạn nhân đến “thợ săn” đại gia

Có dáng đẹp, có nhan sắc, một số chân dài trong nghề tiếp thị đã tận dụng “vũ khí trời cho” để tìm đến đại gia mong đổi vận. Có người thành công, nhưng lắm kẻ phải chịu chung cuộc là sự ê chề, tủi nhục và sa ngã vào những con đường tội lỗi. Đằng sau đó còn là những góc khuất ít ai biết được của những cô gái lao thân vào nghề tiếp thị mong thực hiện cuộc đánh đổi ngầm.

 


Những tiếp thị viên sản phẩm luôn phải đối diện với nhiều rủi ro, cạm bẫy. Ảnh minh họa.

Những tiếp thị viên sản phẩm luôn phải đối diện với nhiều rủi ro, cạm bẫy. Ảnh minh họa.

 

 

Mô típ “tiếp thị chân dài cặp đại gia”

Không chỉ được biết đến là nghề “hốt ra tiền”, gần đây, dân trong nghề còn rỉ tai nhau về môtíp “tiếp thị chân dài cặp đại gia”, khi một số nữ tiếp thị viên - với suy nghĩ quá đơn giản - đã coi đây là cơ hội để đổi vận. Từng được coi là nạn nhân của đủ thứ tai nạn, rủi ro trong ngành nghề lắm thị phi, được người đời nhìn với sự cảm thông thì nay, không ít nhân viên tiếp thị lại chủ động tận dụng những lợi thế ngoại hình sẵn có để tìm kiếm cơ hội đổi đời bên đại gia.

Thông qua một người quen, chúng tôi biết tới Nguyễn Thị T - người từng là nữ tiếp thị cho một hãng rượu lớn của nước ngoài có cơ sở tại Việt Nam. Nơi T hay lui tới tiếp thị sản phẩm là những nhà hàng có tiếng ở Hà thành. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, T kể, sau 3 năm ra trường, cô vẫn chưa thể xin được việc làm. Trong lúc chờ tuyển dụng, cô trở lại với nghề tiếp thị từng làm lúc sinh viên với mong muốn kiếm thêm tiền trang trải sinh hoạt giữa chốn đô thị đắt đỏ. Lợi thế dáng cao, làn da trắng và khuôn mặt ưa nhìn, T mau chóng lọt vào mắt xanh của nhiều đại gia hay lui tới nhà hàng. Những trò chòng ghẹo, lợi dụng để sàm sỡ của thực khách, T đã nhẵn mặt cả và cô không bận tâm nhiều mà chỉ tìm cách lảng tránh, hạn chế sự chú ý để ảnh hưởng tới công việc. Tuy nhiên, cũng vẫn có không ít khách hàng dáng vẻ sang trọng, giao tiếp lễ độ muốn làm quen với T.

Thời gian đầu, T không để tâm, nhưng nhiều lần nghe bạn trong giới truyền tai nhau về những trường hợp lấy được đại gia, cuộc sống hạnh phúc, cô bắt đầu thay đổi suy nghĩ. “Là dân tỉnh lẻ, ai lại không mong muốn lấy chồng giàu sang, được đổi đời trên thành phố. Số phận may mắn cho mình lấy được chồng giàu, có gì lạ!”. Nghĩ là làm, chỉ sau một thời gian ngắn trở lại với nghề, T đã thay đổi cách ứng xử. Thay vì khéo léo từ chối lời bắt chuyện của đại gia, cô đã tìm đủ mọi cách, thậm chí có phần lả lơi để tiếp cận.

Điều đáng nói, trên thực tế, những trường hợp như T không phải là hiếm. Theo lời kể của Nguyễn Thị H - nhân viên tiếp thị của một hãng thuốc lá, chuyện tiếp thị viên có những biểu hiện vượt quá quy tắc ứng xử đã từng được công ty nhắc nhở và cảnh báo. Nguyên cớ là do trong thời gian gần đây, quản lý của công ty phát hiện trường hợp nữ tiếp thị viên có biểu hiện không đúng đắn, không tập trung vào công việc, thậm chí là “tự ý xây dựng mối quan hệ riêng tư với khách”. Đặc biệt, theo H, hiện tượng tiếp thị viên không tập trung vào công việc mà chỉ chăm chăm “bắt sóng” với đại gia đã không còn là chuyện hiếm. “Vừa rồi, công ty em cũng có mấy trường hợp bị nêu tên và phải nghỉ việc vì vi phạm quy định”. Lí giải thêm, H cho biết, nghề tiếp thị lương cao, nhưng chỉ là nghề tạm thời nên nhiều người vào nghề đã có sẵn tâm lí tìm kiếm đại gia, bởi thế khi có cơ hội, nhiều người không ngại ngần vi phạm.

Trong vai thực khách tại nhà hàng có tiếng trên phố Láng Hạ (Hà Nội), không khó để ghi nhận những mẩu đối thoại từ một chân dài tiếp thị rượu với người đàn ông dáng vẻ sang trọng. “Anh dùng thử rượu nhé!”, “Anh có gia đình chưa ạ”, hay “Anh cho em xin số nhé, nếu anh cần gọi rượu, chúng em sẽ cung cấp tận nơi”..., kèm theo đó là những cử chỉ thân mật, điệu bộ như để người đối diện không thể nghĩ khác: “Anh em mình làm quen nhé!”. Sau những màn tung hứng của nữ tiếp thị và thực khách, cuối buổi chuyện, cả hai đã ghé vào một chỗ kín và thì thầm nhỏ to...

Một nữ tiếp thị rượu bị hành hung ngày 21.10 tại thành phố Thanh Hóa. 
Một nữ tiếp thị rượu bị hành hung ngày 21.10 tại thành phố Thanh Hóa. 

Nhiều bóng hồng nếm trái đắng

Là nghề lắm thị phi và khá nhạy cảm song các cô gái hành nghề tiếp thị phải đảm bảo những tiêu chuẩn không kém gì thi tuyển... hoa hậu. Chân dài, dáng đẹp, có nhan sắc luôn là những tiêu chí tuyển dụng hàng đầu của các công ty đối với lực lượng nữ nhân viên này.

Tương xứng với đó, các chân dài theo nghề có mức thu nhập khá cao. Theo một nữ nhân viên, so với các công việc làm thêm chỉ kiếm được khoảng 100.000 đồng cho một ca khoảng vài tiếng thì những tiếp thị viên cố định cho các hãng rượu bia, thuốc lá, mỹ phẩm (một tuần làm 3 - 4 buổi, mỗi buổi 4 tiếng) thường có lương khoảng 4 triệu đồng/tháng là chuyện dễ gặp. Chưa kể, thu nhập của các tiếp thị viên phục vụ tiệc còn lên đến con số tiền triệu mỗi buổi (kéo dài từ 2 - 3 tiếng). Tuy nhiên, những tiếp thị viên này thuộc đẳng cấp… khác, phân biệt với các tiếp thị viên làm theo mùa vụ và kém sắc hơn.

Hậu đãi là vậy, nhưng nghề tiếp thị không chỉ toàn “màu hồng” như người ta vẫn thấy. Ngoài những rủi ro thường gặp trong nghề như bị khách lợi dụng sàm sỡ, bị khách làm nhục, các tiếp thị viên còn là nạn nhân của những kiểu cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng sản phẩm, hoặc mâu thuẫn giữa các tiếp thị viên trong lúc hành nghề. Điển hình như sự việc xảy ra mới đây, tại thành phố Thanh Hóa, một nữ tiếp thị đã bị đánh hội đồng và phải nhập viện trong tình trạng đau nhức khắp người, tâm lý hoảng loạn. Dù chưa xác định rõ động cơ, nguyên nhân, nhưng nữ tiếp thị viên đã lãnh đủ những thương tật từ đòn thù.

Đối với nghề tiếp thị, nhiều người sau thời gian đi làm đã nhận định, nghề này rất “chua chát và đau đớn”. Không dừng lại ở những lời chòng ghẹo, sàm sỡ giữa chốn đông người, nhiều thực khách còn không ngại ngần ra giá với các chân dài, và không ít cô gái, vì không vượt qua được sự cám dỗ của đồng tiền, đã sa chân vào nghề mới. Sau một lần trót dại, để có cuộc sống xa hoa, sung túc, từ nghề tiếp thị các cô đã trở thành gái gọi.

Trầm ngâm kể về câu chuyện cặp với đại gia không thành, T như muốn dìm sâu nỗi tủi hổ mà cô suýt phải ôm hận. Với mong muốn cảnh báo cho những người đang có suy nghĩ đổi vận, cô đã lên tiếng. “Sau khi nghỉ việc tiếp thị, chúng tôi thường xuyên liên lạc và hẹn hò với nhau. Thời gian đầu, anh ấy rất tử tế và tâm lí nên tôi mừng thầm vì ngỡ đã chọn đúng người”, T tâm sự.

Được đưa đón bằng ôtô và phủ bóng bởi những cuộc hẹn, những lần đi ăn tại nhà hàng sang trọng, T đã quên mất việc hỏi rõ gốc gác gia đình người tình. T nhớ lại: Buổi tối hôm đó, dùng xong bữa tối, lại có hơi men nên cô được người yêu đề nghị đưa về nhà nghỉ ngơi, tiện thể thăm gia đình luôn. Một mình trong xe, tình cờ T phát hiện người yêu chỉ là một tài xế lái taxi đã có gia đình, nhà không ở phố như anh ta nói mà là dân ngoại tỉnh lên đây mưu sinh. Chiếc “xế” đưa đón cô mỗi lần cũng là xe đi thuê, không phải xe riêng như hắn vẫn “nổ”. “Sau khi biết được sự thật, tôi cố sống cố chết lén rời khỏi xe, tắt máy di động và bắt xe về nhà trọ. Về đến nhà mà tim vẫn đập thình thịch vì sợ”, T nhớ lại.

Theo T, với sự chuẩn bị bài bản, kĩ lưỡng như vậy, rất có thể đây là đối tượng chuyên dùng chiêu trò để lừa đảo các cô gái tiếp thị cả tin. “Không biết người khác thế nào, chứ chắc mình cạch đến già và cách xa nghề này thôi”, T cho biết.

Theo Bình Minh

Lao Động




 

********************
Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 1

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 2

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 3

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 4

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 5

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 6

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 7

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 8

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 9



********************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang Lá Cải Thứ Tư Ngày 04- 11 -2015 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí

Có dáng đẹp, có nhan sắc, một số chân dài trong nghề tiếp thị đã tận dụng “vũ khí trời cho” để tìm đến đại gia mong đổi vận. Có người thành công, nhưng lắm kẻ phải chịu chung cuộc 10

**********************

700 hộ dân ven quốc lộ bất ngờ “chìm nghỉm” trong nước

Sau khi dự án nâng cấp quốc lộ 1A đoạn qua TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thông tuyến chưa lâu, 700 hộ dân sinh sống ven trục đường này bất ngờ bị “nhấn chìm” trong nước sau trận mưa lớn.

Người dân phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh cho hay, suốt hơn 2 thập kỷ qua, chưa khi nào nhà dân sống ven quốc lộ 1A lại bị ngập nặng như đêm 2/11, kéo dài đến 9h sáng ngày 3/11.

“Lũ” lên nhanh, dân trở tay không kịp!

Trưa ngày 3/11, sau khi bị “lũ” tấn công, gia đình ông Hoàng Thiện Nam (số nhà 590, Đại lộ Hùng Vương, quốc lộ 1A, phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh) sống trong... nước. Áo quần, đồ đạc chất từng đống, tivi, tủ lạnh… được kê cao cả mét.

 

Nhà dân ven Quốc lộ 1A đoạn qua tổ dân phố Hòa Bình, phường Cam Nghĩa (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) bị nhấn chìm trong nước
Nhà dân ven Quốc lộ 1A đoạn qua tổ dân phố Hòa Bình, phường Cam Nghĩa (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) bị nhấn chìm trong nước
 

 

Ở các phòng phía sau căn nhà, vợ ông Nam có vẻ khá mệt mỏi để cố lùa nước ra khỏi nhà sau khi thức trắng đêm. Ông Nam kể lại, vào tối ngày 2/11, trên tuyến quốc lộ 1A đoạn chạy phường Cam Nghĩa có mưa to kéo dài. Đến khoảng 23h cùng ngày, nước lên nhanh khiến hàng loạt nhà cửa ngập nặng.

“Thời điểm đó, nhà nào cũng hốt hoảng lo chất đồ đạc lên cao, cứu lấy các tài sản có giá trị. Tuy nhiên, ở phía đường quốc lộ 1A ngập nặng, ép nước xô bung đường ray cửa sắt nhà tôi. Tôi đã phải lội ra đường vẫy xe lớn chạy chậm lại để cửa sắt khỏi bị bung ngã. Tôi sống ở đây hơn 25 năm nhưng đây là lần đầu nước trong nhà ngập lên đến đầu gối”, ông Nam bàng hoàng.

Tương tự, gia đình anh Phạm Minh Thành (số nhà 608-610, Đại lộ Hùng Vương, quốc lộ 1A), một trong nhiều hộ dân bị ngập ở phường Cam Nghĩa (TP Cam Ranh), cho biết, vào khoảng 4h ngày 3/11, nước ngấp nghé dải phân cách trên quốc lộ 1A đoạn qua khu vực này. Là hộ kinh doanh vật liệu xây dựng, trận “lũ” kinh hoàng đã khiến gia đình anh Thành thiệt hại nặng.

 

Theo phường Cam Nghĩa, ước tính có 700 nhà trên địa bàn bị ngập
Theo phường Cam Nghĩa, ước tính có 700 nhà trên địa bàn bị ngập
 

 

“Nước lên nhanh khiến gia đình chúng tôi không trở tay kịp! Nhiều đồ đạc trong nhà tôi bị hư hại do ngấm nước. Đêm 2/11, xe trên quốc lộ 1A chạy thành sóng đánh sập 2 cửa sắt, còn kho xi măng 10 tấn bị ngập hơn nửa mét, một đoạn tường phía sau nhà cũng bị sập”, anh Thành than.

Vì sao sống bên quốc lộ 1A lại bị ngập?

Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Minh Hòa, một nhà dân bị ngập ven quốc lộ 1A ở phường Cam Nghĩa, cho biết, trước đây khi quốc lộ 1A chưa mở rộng, 2 bên là mương hở nên khi có mưa, nước thoát nhanh. Hiện nay các hố ga diện tích nhỏ đã khiến nước không thoát kịp khi có mưa lớn.

 

700 hộ dân ven quốc lộ 1A bất ngờ “chìm nghỉm” trong nước

 

“Dải phân cách trên quốc lộ 1A hiện nay là quá cao đã ngăn nước lại và tràn vào nhà chúng tôi? Ở dưới dải phân cách có các lỗ thông nước nhưng quá nhỏ, không thoát được? Cần làm rộng các hố ga để thoát nước, chứ như thế này thì dân chúng tôi còn khổ”, ông Hòa kiến nghị.

Trao đổi với báo chí vào chiều 3/11, ông Lê Ngọc Thạch, Chủ tịch UBND phường Cam Nghĩa (TP Cam Ranh), cho biết, ước tính có khoảng 700 nhà dân ở các tổ dân phố Nghĩa Lộc, Nghĩa Thuận, Hòa Bình, Hòa Tiến ven Quốc lộ 1A bị ngập cục bộ vào đêm 2/11 đến trưa ngày 3/11.

 

Người dân Cam Nghĩa (TP Cam Ranh) thu dọn đồ đạc sau lũ
Người dân Cam Nghĩa (TP Cam Ranh) thu dọn đồ đạc sau "lũ"
 

 

Theo ông Thạch, trước tình hình hàng loạt nhà dân ven quốc lộ 1A bị ngập nặng, các đơn vị thi công đã tháo dỡ các nắp hố ga cho nước rút, giải phóng ách tắc trên quốc lộ.

Chủ tịch phường Cam Nghĩa thừa nhận, việc hàng trăm hộ dân ven quốc lộ 1A bị ngập nhà là bất thường vì lượng mưa vừa qua không quá lớn. Theo ông Thạch, có thể do nước từ trên núi đổ về nhưng hệ thống thu nước trên quốc lộ 1A không kịp tiêu thoát nên dẫn đến bị ngập.

Trong khi đó, trả lời báo chí vào chiều 3/11, Chánh văn phòng UBND TP Cam Ranh - ông Nguyễn Khiêm, cho biết, hiện thành phố đã yêu cầu nhà đầu tư BOT là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng 194 (dự án QL1A đoạn Km 1488-Km1525, Khánh Hòa) khẩn trương rà soát, kiện toàn hệ thống thoát nước trên quốc lộ. Cùng ngày, ông Bùi Đức Hưởng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 7 (chủ đầu tư, quản lý dự án nâng cấp quốc lộ 1), thừa nhận trong mấy ngày qua do mưa lớn, một số nơi trên quốc lộ 1A bị ngập, nước ùn ứ.

Viết Hảo



 

******************

Nữ đại gia 8X mua lâu đài cổ 35 triệu USD Sài Gòn

Theo thông tin mà chúng tôi có được, chủ nhân mới thực sự của ngôi biệt thự là một nữ doanh nhân thuộc thế hệ 8X, nhờ người khác đứng tên mua, bán.

Buổi chiều nhập nhoạng, giờ tan tầm, xe cộ như mắc cửi. Dì Liên có dáng người nhỏ thó, đang lúi húi dọn tủ thuốc lá, chuẩn bị đẩy qua đường gửi trước khi kết thúc một ngày mưu sinh.

Chỉ tay vào ngôi biệt thự triệu đô vừa mới sang tên, đổi chủ (số 112 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP.HCM), dì chép miệng buồn: “Trước đây, mỗi buổi tối tui vẫn đẩy tủ thuốc vào sân ngôi biệt thự cổ này gửi. Bà chủ cũ tốt bụng lắm. Giờ đổi chủ mới, họ không cho tui gửi tủ nữa”.

Quê ở Tân Châu, Hồng Ngự, từ thời con gái, dì Liên đã bôn ba lên Sài Gòn kiếm sống. Lục lọi ký ức, dì Liên hồi tưởng: “Trước giải phóng tui theo má lên đây sống bằng nghề rửa chén cho mấy bà bán hàng ăn ở chợ Đũi. Quần quật như trâu, ngựa nhưng cuộc sống bấp bênh lắm”.

“Thế hệ của chú không biết chợ Đũi đâu, chỉ nghe trên sách vở thôi. Nó biến mất theo thời gian từ lâu lắm rồi”, dì Liên cười, cho biết thêm.

Nữ đại gia, 8X, lâu đài, biệt thự, triệu USD, Sài Gòn

Cận cảnh ngôi biệt thự triệu đô.

Khi tìm đến đây làm chỗ dừng chân, sau những năm tháng đằng đẵng tha phương cầu thực, dì được bà chủ ngôi biệt thự tạo điều kiện, giúp đỡ buôn bán.

Những buổi tối, trước khi về nhà với chồng con, dì Liên được bà chủ ngôi biệt thự cho gửi tủ thuốc, bàn ghế, những vật dụng linh tinh vào sân ngôi biệt thự…

Giữa tiếng ồn ào, náo nhiệt của xe cộ giờ tan tầm, dì Liên co ro tựa lưng vào hàng rào sắt của ngôi biệt thự cổ, nhẩm tính thời gian mình đã gắn bó ở đây: “Tui bắt đầu bán nước, thuốc lá trước vỉa hè ngôi biệt thự này từ năm 1981. Đã trên 30 năm rồi đó, từ cái thời người ta pha cà phê bằng vợt, chứ không pha phin như bây giờ”.

Dì Liên nói tiếp: “Tui không biết rõ bà chủ ngôi biệt thự tên gì, thấy bà lớn tuổi nên tụi tui quen miệng gọi bằng ngoại. Nghe đâu ngoại tuổi Tý (theo một số nguồn tin, 15 năm về trước, chủ sở hữu trên giấy tờ là cụ Nguyễn Kim S.D và cụ Đặng K.C).

Ngoại đẹp lắm, tóc bạc trắng, da hồng hào. Tuy giàu có nhưng sống đức độ, khiêm tốn, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo. Ngoại đối xử với người ăn, kẻ ở trong nhà rất tốt. Tui buôn bán ở đây, nhiều khi ế ẩm, ngoại cũng hay cho tiền xài. Ở phía trong sân ngôi biệt thự có cây xoài, tui thường vào đó hái trái nhưng không bao giờ bị ngoại la rầy. Bây giờ con cháu được hưởng đức của ngoại đó.

Ngoại mất khoảng giữa năm 1990, đám tang lớn lắm…”.

Nữ đại gia, 8X, lâu đài, biệt thự, triệu USD, Sài Gòn

Dì Liên bán thuốc lá kiếm sống trước ngôi biệt thự này đã hơn 30 năm nay.

Theo lời dì Liên, người chủ cũ của ngôi biệt thự triệu đô có 2 người con trai và 6 người con gái. Tất cả những hậu duệ của bà hiện đang sống ở nước ngoài và cách đây khoảng 2 tuần, đã về Việt Nam làm thủ tục sang nhượng lại ngôi biệt thự cho người khác với giá 35 triệu đô la (tương đương gần 780 tỉ đồng).

Dưới ánh đèn nhập nhoạng, dì Liên lúi húi dọn dẹp tủ thuốc lá, chuẩn bị đẩy sang bên kia đường gửi. Dì buồn bã: “Hôm nghe tin ngôi biệt thự sắp được sang nhượng, tôi chạy vào định lấy bức ảnh của ngoại về thờ, nhưng người ta không cho. Tui nghèo thiệt, nhưng tui trọng tình nghĩa, chứ không có ham tiền của người khác. Họ sợ tui lấy ảnh của ngoại rồi đi làm tiền họ đó”.

Cùng chung nỗi buồn với dì Liên, còn có chú Thơ. Người đàn ông khắc khổ này đã có trên 30 năm làm nghề sửa ổ khóa trước ngôi biệt thự cổ, cắc củm kiếm tiền nuôi vợ và 4 đứa con ăn học. Chú Thơ cũng có rất nhiều tình cảm với “ngoại”.

Nữ đại gia, 8X, lâu đài, biệt thự, triệu USD, Sài Gòn

Trước khi ngôi biệt thự được sang tên, đổi chủ, có nhiều người tận dụng mặt bằng làm nơi buôn bán.  

Nữ đại gia, 8X, lâu đài, biệt thự, triệu USD, Sài Gòn

Có thể thấy cái thùng có dòng chữ "pepsi" của một người buôn bán lề đường được xích vào hàng rào ngôi biệt thự, đề phòng trộm vào buổi tối.


Rất rành rẽ, chú Thơ cho biết: “Căn biệt thự này có từ thời chú Hỏa, Sáu Nhiều. Ngày xưa ngoại phất lên nhờ làm nghề cầm đồ. Người ta cầm ngôi biệt thự này cho ngoại, không có tiền chuộc nên bán lại luôn. Ngoại sở hữu căn nhà này trước ngày giải phóng lận”.

Phóng viên hỏi thông tin về vị đại gia nào mới mua căn biệt thự cổ, cả dì Liên và chú Thơ đều lắc đầu. 

Chú Thơ cười: “Tui hổng biết. Tui nghèo rớt mùng tơi, lo kiếm sống nuôi vợ con, chứ làm sao dám biết chuyện của người giàu hả chú?”. 

Theo thông tin mà chúng tôi có được, chủ nhân mới thực sự của ngôi biệt thự là một nữ doanh nhân thuộc thế hệ 8X, nhờ người khác đứng tên mua, bán.

Phóng viên quan sát, dù đã được sang tên, đổi chủ nhưng hai bảng hiệu kinh doanh đồ gỗ và bún bò, mì quảng, cơm tấm ở hai cổng chính ngôi biệt thự vẫn chưa được tháo dỡ. Buổi tối, người kinh doanh lề đường vẫn kéo tủ, bàn ghế vào sát hàng rào của ngôi biệt thự, móc dây xích khóa lại, đề phòng bị trộm cắp!

Trò chuyện với một bảo vệ ở đây, anh này cho biết: "Từ ngày thông tin mua bán ngôi biệt thự bị lan ra, nhiều phóng viên đến đây tìm hiểu, chụp ảnh. Chúng tôi làm bảo vệ, rất vui vẻ, chưa hề đánh đuổi ai. Thế nhưng không biết sao có những thông tin không đúng sự thật về chúng tôi?".

(Theo Một thế giới)



  



 

*******************

Cách nuôi con của mẹ Mỹ khiến phụ huynh 5 châu kinh ngạc

Tờ Cupofjo đã trò chuyện với các bà mẹ nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ để tìm hiểu xem điều gì khiến họ ngạc nhiên trong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ Mỹ. Dưới đây là chia sẻ của những bà mẹ khắp 5 châu.

nuôi con, dạy con, mẹ Mỹ, ngạc nhiên, khác biệt, văn hóa

Thực phẩm

Thứ khiến tôi ngạc nhiên nhất là hộp cơm trưa. Ở Nhật Bản, chúng tôi làm rất tỉ mỉ. Một hộp cơm trưa chuẩn mực của chúng tôi sẽ có trứng, gà chiên và rau. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy chồng chuẩn bị cơm trưa cho con trai gồm có bánh mỳ, bơ đậu phộng, khoai tây chiên, tôi đã rất ngạc nhiên. Nhưng anh ấy khẳng định rằng như thế là bình thường ở đây.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.

An toàn

nuôi con, dạy con, mẹ Mỹ, ngạc nhiên, khác biệt, văn hóa
Chị Reika Yo Alexander - một bà mẹ Nhật Bản

Tôi đã rất ngạc nhiên về cách giám sát trẻ con ở đây. Ở Nhật Bản, trẻ con đi học một mình. Khi con tôi vào lớp 1, chúng đi bộ, rồi đi tàu, bắt xe buýt tới trường – thậm chí là ở Tokyo. Tôi rất ngạc nhiên khi ở New York, bạn tôi dắt con trai 12 tuổi đi học hằng ngày. Con trai tôi 5 tuổi và đang học lớp 1, mất 10 phút để đi bộ tới trường. Nếu tôi để thằng bé tự đi, tôi sẽ phải ngồi tù.

- Reika Yo Alexander, mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.

Ở Mỹ có hẳn một “ngành công nghiệp lớn” dành cho trẻ con mà ở Romania không có. Có đồ ăn riêng dành cho trẻ con, các đồ dùng đặc biệt, các dụng cụ đảm bảo an toàn và cả nội thất riêng dành cho chúng. Ở Romania, trẻ con ăn bằng thìa bình thường, uống bằng cốc bình thường. Chúng chơi những thứ đồ chơi không được sản xuất “để phát triển não bộ cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi”. Trước khi tới đây, tôi cũng chưa từng nghe nói đến những dụng cụ đảm bảo an toàn. Bây giờ trong khi tôi lúc nào cũng lo con gái tự làm đau mình, thì mẹ tôi và bạn bè tôi ở Romania thì chỉ cười.

- Arabella Hester – mẹ Romania đang sống ở California.

Cộng đồng

nuôi con, dạy con, mẹ Mỹ, ngạc nhiên, khác biệt, văn hóa
Chị Sandra Ajanaku - một bà mẹ Hà Lan

Mọi người ở đây sợ chạm vào nhau! Lần đầu tiên tới đây, tôi đang bầu rất to, lại còn phải chăm sóc con gái 2 tuổi nữa. Con bé phải làm quen dần dần với hệ thống các tòa nhà ở Brooklyn – dừng đèn đỏ ở mỗi ngã tư. Thỉnh thoảng con bé chạy khỏi vỉa hè mà chẳng thèm quan tâm xung quanh. Mỗi lần như thế, tim tôi như thắt lại. Tôi hét lên phía sau, yêu cầu con bé dừng lại. Đôi khi tôi cũng hét lên nhờ mọi người ngăn nó lại. Họ muốn giúp nhưng có vẻ họ sợ phải ngăn con bé lại. Ở Hà Lan, chuyện này rất bình thường. Một phụ huynh khác nói với tôi rằng có lẽ họ lo đứa trẻ sẽ sợ hãi khi người lạ chạm vào nó. Đùa à? Tất nhiên là tôi muốn ngăn con mình bị ô tô cán hơn là lo lắng về cách xử sự đúng đắn chứ! Chúng tôi đánh giá cao tất cả những giúp đỡ.

- Sandra Ajanaku – mẹ Hà Lan đang sống New York.

Một khác biệt lớn mà tôi nhớ là việc chào hỏi. Đôi khi dắt con trai tới trường, giáo viên thậm chí còn không chào chúng tôi. Ở Nhật Bản, việc chào hỏi mọi người rất quan trọng. Bạn chào rất to với tất cả mọi người, từ giáo viên cho tới lái xe, những người mà bạn gặp. Đó là một cách tốt để bắt đầu một ngày mới.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York

Tôi thực sự ngạc nhiên khi những buổi tụ họp và tiệc sinh nhật ở Mỹ có quy định về giờ bắt đầu và kết thúc. Vì tôi tới từ Brazil – đất nước của tiệc tùng – nên tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc quy định thời gian kết thúc bữa tiệc. Chúng tôi chỉ nghĩ “đi dự tiệc thôi, ai biết là nó sẽ kéo dài 2 tiếng hay 6 tiếng”.

- Ana Willenbrock – mẹ Brazil đang sống ở Montana.

Cách ứng xử

nuôi con, dạy con, mẹ Mỹ, ngạc nhiên, khác biệt, văn hóa
Chị Nitya Karthik - một bà mẹ Ấn Độ

Tôi rất ngạc nhiên khi trẻ em Mỹ từ lúc 1 tuổi đã học cách nói “làm ơn”, “cảm ơn”, “xin lỗi”, “xin phép”. Những điều này không được dạy nhiều ở Ấn Độ. Một khác biệt nữa là phụ huynh rất tránh nói những câu kiểu như “vì mẹ đã nói thế”. Thay vào đó, họ giải thích cho bọn trẻ. Tôi rất ngưỡng mộ cái cách mà phụ huynh đưa ra những lý do cơ bản để giúp trẻ hiểu tại sao lại thế này thế kia. Lần gần nhất khi về Bombay, tôi đã giải thích với con trai 4 tuổi tại sao chúng tôi không thể mua quá nhiều thứ vì quy định trọng lượng của máy bay. Còn người thân của tôi thì cứ hỏi tại sao tôi không chỉ nói “không” mà lại phải giải thích.

- Nitya Karthik – mẹ Ấn Độ đang sống ở New Jersey.

Trẻ con ở Mỹ có quyền tự do tuyệt vời mà ở Romania không có. Ở đây, trẻ con được phép đưa ra quyết định từ khi còn rất nhỏ. Chúng cũng được cha mẹ hỏi ý kiến. Trẻ con ở Romania thì ngoan hơn nhưng lại rụt rè, nhút nhát hơn. Nhiệm vụ rất khó khăn của tôi là phải cân bằng giữa 2 cách nuôi dạy đó.

- Arabella Hester – mẹ Romania đang sống ở California.

Gia đình tôi rất hoảng sợ trước cách cư xử của con trai tôi khi ngồi vào bàn ăn. Thằng bé không tập trung, không ăn hết phần của mình và không chịu ăn một số món nhất định… Ở Mỹ, chuyện đó là bình thường. Nhưng ở Pháp, như thế bị coi là thô lỗ. Đôi khi gia đình tôi nghĩ rằng thằng bé rất hư và tôi là một bà mẹ tồi.

- Johanna Trainer – mẹ Pháp đang sống California.

Trường học

Các trường học ở Mỹ luôn cố gắng đề nghị sự tham gia của bố mẹ nhiều hơn. Phụ huynh thường tham gia vào các chuyến đi hoặc các sự kiện của lớp. Ở Nhật Bản không giống như vậy. Chúng tôi chỉ giúp con làm bài tập về nhà. Bố mẹ tôi thậm chí còn chưa từng giúp tôi làm bài tập về nhà.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.

Cân bằng cuộc sống – công việc

Ở Mỹ, thuê người trông trẻ buổi tối rất phổ biến. Ở Nhật, hầu hết các gia đình không có người trông trẻ. Cá nhân tôi thì cho rằng việc dành thời gian cho con cái là rất quan trọng, nhưng nhận sự giúp đỡ từ người khác cũng vẫn rất ổn. Cha mẹ cũng cần có cuộc sống riêng của mình. Ở Mỹ, bạn thực sự được khuyến khích nên ra ngoài và tận hưởng cuộc sống cho chính mình.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York

nuôi con, dạy con, mẹ Mỹ, ngạc nhiên, khác biệt, văn hóa
Chị Ana Willenbrock - một bà mẹ người Brazil

Bạn bè tôi ở Brazil đều có vú em và người giúp việc. Điều này rất bình thường trong văn hóa của chúng tôi. Nhưng ở đây phí chăm sóc trẻ em rất đắt đỏ. Tôi thấy các bà mẹ Mỹ rất thực tế và thông minh. Nhiều thứ ở Mỹ giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn và giúp bạn làm được nhiều việc hơn, như bỉm, khăn ướt, địu, máy xay sinh tố, các dụng cụ đặc biệt. Những thứ này thực sự hữu ích.

- Ana Willenbrock – mẹ Brazil đang sống ở Montana.

Quan điểm 

Một trong những điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là sự lo lắng thái quá của các bậc cha mẹ. Vô số những bài đăng trên blog, diễn đàn, các cuộc thảo luận, tranh cãi về những vấn đề khác nhau trong việc nuôi dạy con cái: nuôi con sữa mẹ hay sữa công thức, cho con ngủ cùng hay ngủ riêng, dạy ở nhà hay cho đến trường… Ở Ấn Độ, không có những cuộc tranh luận như thế này. Ở đây, phụ huynh lo lắng về việc phải đưa ra những lựa chọn “đúng”, khiến áp lực trở nên ngột ngạt.

- Nitya Karthik – mẹ Ấn Độ đang sống ở New Jersey.

Ở Hà Lan, người lớn sẽ nói với bọn trẻ rất nhanh về những gì chúng nên làm và không nên làm. Ở đây, luôn có những lựa chọn và gợi ý: “Chúng ta sẽ về nhà bây giờ chứ?”, “Con muốn uống nước cam hay nước lọc?”, “Mẹ nghĩ bạn con sẽ thích nếu con chia sẻ”.

- Sandra Ajanaku – mẹ Hà Lan đang sống ở New York.

  • Nguyễn Thảo(Theo Cupofjo)


 
 
 
*******************

"Nữ sinh" 97 tuổi nhận bằng tốt nghiệp phổ thông trung học

Cụ Margaret Thome Bekema người Michigan (Mỹ) cuối cùng cũng được nhận bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, chậm 79 năm so với bạn bè đồng trang lứa.

Nếu không có những biến cố trong đời, Margaret lẽ ra đã có thể tiến bước trên con đường cùng các bạn của mình tại trường trung học Catholic Central tại Grand Rapids từ năm 1939.

Song cụ phải bỏ dở việc học giữa chừng để ở nhà chăm mẹ ung thư. Margaret sau đó làm công việc văn phòng trong lực lượng quân đội rồi đi làm cô giáo mầm non.

Trong suốt mùa Hè vừa qua, gia đình của cụ Margaret đã liên hệ với nhà trường và chia sẻ câu chuyện của cụ.

Ngày vinh dự đến nhận bằng tốt nghiệp tại hội đồng cấp cao Yorkshire và Stonebridge, cụ Margaret chất phác xúc động đến rơi nước mắt và "phát biểu" mình chẳng biết nói gì để diễn tả lời cảm ơn.

 

 

 

 

 

 

HA
Theo Time



  

*****************

Bố bán nhà, bỏ việc dể dẫn con gái đi du lịch vòng quanh thế giới

Một người đàn ông tại Trung Quốc đã được cư dân mạng tại nước này trao tặng danh hiệu “ông bố tuyệt vời nhất” khi quyết định bán nhà và công ty của mình để mua một chiếc xe dã ngoại và đưa con gái 2 tuổi đi du lịch vòng quanh thế giới.

Zhu Chunxie đến từ tỉnh Cát Lâm và đã sống tại thành phố Thượng Hải trong 10 năm qua. Zhu có công ty riêng, cuộc sống thoải mái, dư dả.

Tuy nhiên, nửa năm trước, Zhu đã đưa ra một quyết định khiến nhiều người bất ngờ: Bán cả công ty và căn nhà rộng hơn 100 mét vuông có giá trị hơn 2 triệu Nhân Dân Tệ để đưa đứa con gái 2 tuổi đi du lịch vòng quanh thế giới.

 

Zhu Chunxie và con gái 2 tuổi bên trong chiếc xe dã ngoại mà cả 2 đang rong ruổi trên đường
Zhu Chunxie và con gái 2 tuổi bên trong chiếc xe dã ngoại mà cả 2 đang rong ruổi trên đường
 

Sau 3 tháng chuẩn bị, Zhu đã mua một chiếc xe dã ngoại (xe có đầy đủ giường ngủ, bếp, nhà vệ sinh... để đi du lịch) và hai cha con anh bắt đầu lên đường từ tháng 8 vừa qua. Zhu quyết tâm sẽ không trở về Thượng Hải trong vòng 5 năm tới để đưa con gái đến nhiều nơi nhất có thể.

Giải thích cho quyết định mà nhiều người xem là “bốc đồng”, Zhu cho rằng ngày nay các bậc cha mẹ đều quá bận rộn với công việc và không còn thời gian dành cho con cái, khiến chúng thiếu sự quan tâm cần thiết.

“Trong mắt những đứa trẻ, có một người cha đồng hành cùng chúng trải qua thời thơ ấu là điều quan trọng nhất”, Zhu chia sẻ.

Anh cũng thừa nhận rằng cuộc sống trên một chiếc xe dã ngoại không dễ dàng như khi ở trong một ngôi nhà thực sự, nhưng anh tin rằng đây sẽ là trải nghiệm khó quên trong đời con gái mình và Zhu tin rằng quyết định của mình là đúng đắn.

Câu chuyện về hành trình của Zhu Chunxie lập tức “gây sốt” trên mạng xã hội tại Trung Quốc. Nhiều cư dân mạng tại nước này đã gọi anh là “ông bố tuyệt vời nhất” vì đã hy sinh mọi thứ mình có cho con gái bé nhỏ, tuy nhiên nhiều ý kiến cũng phản đối hành động của Zhu khi cho rằng cô bé 2 tuổi còn quá nhỏ để có thể trải nghiệm chuyến đi dài và nhiều thử thách như vậy.

T.Thủy
Theo NetEase



 



 


*******************

Tại sao nên sắm một cái kính mắt

Có 101 lý do khiến bạn nên tậu ngay một cái.
cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat

Đây là hoàng từ, và kia là tình yêu của anh ấy. :3

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-1

Chỉ cần thế thôi, chẳng cần trang điểm gì nhiều.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-2

Từ dụng cụ này, bao tác phẩm trên mặt bàn đã ra đời.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-3

Cứ ngày mai, rồi lại ngày mai nữa.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-4

Em cũng có ưu điểm chứ bộ.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-5

Tác phẩm của người say.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-6

Anh ấy có phải hậu bối của Dương Quá Cô Cô không.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-7

Ờ thì tớ cũng có lap chứ bộ.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-8

Bọn chúng sẽ chẳng bao giờ dại đi trộm tiền cả, trộm luôn đồ í chứ.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-9

Sắm ngay sắm khẩn trương đê.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2

Cốc bia ngày Halloween.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-1

Chuẩn khỏi chỉnh luôn.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-2

Trai xấu cũng thế à nha.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-3

Tình yêu đích thực đây nè.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-4

Con nó chỉ nghe lời mẹ thui mà.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-5

Mỗi lần quảng cáo là đọc như chưa bao giờ được đọc.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-6

Của thiên trả địa thôi.

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-7

Ai từng rơi vào hoàn cảnh thú vị này chưa ạ?

cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-8
cuoi-te-ghe-1-11-tai-sao-nen-sam-mot-cai-kinh-mat-page-2-9

Và thế là em đã có "gấu".

Zon zon



*****************

Thực hư chuyện cụ bà bị con dâu bóp cổ, bỏ đói

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một người phụ nữ cao tuổi bị nhốt trong ngôi nhà khóa trái cửa. Qua câu chuyện với người hàng xóm, người phụ nữ tố bị người con dâu bỏ đói...

Mẹ bị con dâu nhốt trong nhà, kêu đói?

Đoạn clip đăng tải vào ngày 29/10, khiến cộng đồng mạng vô cùng bất bình. Theo lời dẫn của người đăng tải đoạn clip: “Cụ già bị tai biến, sáng cụ đái ra quần đứa con dâu nhảy vào bóp cổ và tát cụ đỏ hết cả mặt lên. Hàng xóm sang để can ngăn, gọi thằng con trai về nó cũng không thèm về, đứa con gái sang thì chúng nó cho bà vào nhà nhốt từ sáng đến giờ không cho cụ ăn...Cụ kêu khóc trong nhà, kêu đói thì mọi người phải mang đồ ăn sang cho cụ. Thật lắm kiểu đời trái ngang, khổ thân cho cụ…”.

Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ, khiến cư dân mạng bất bình.

 

Hình ảnh cụ bà than khóc trong ngôi nhà khóa cửa ngoài (ảnh cắt từ clip)
Hình ảnh cụ bà than khóc trong ngôi nhà khóa cửa ngoài (ảnh cắt từ clip)
 

Theo nội dung của đoạn clip, một người phụ nữ đứng bên ngoài nói chuyện với người phụ nữ khoảng ngoài 70 tuổi, bị nhốt trong nhà, trông bà có vẻ yếu ớt, nói không rõ ràng. Phía bên ngoài người phụ nữ hỏi bà: "Bà không được ăn à? Vì sao sáng nay con bà nó lại đánh bà?". Người bị nhốt vừa khóc vừa nói: "Từ sáng đến giờ tôi đâu có ăn cái gì. Cô ơi, cô giúp chị. Sống thế này chị chết mất".

 

Ngôi nhà con trai bà N. đang ở đóng cửa vì 2 vợ chồng phải đi làm cả ngày
Ngôi nhà con trai bà N. đang ở đóng cửa vì 2 vợ chồng phải đi làm cả ngày
 

 

Được biết, sự việc trên xảy ra tại một gia đình ở phường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định. Cụ bà trong clip là N.T.N. (75 tuổi), quê ở huyện Trực Ninh, Nam Định. Nhà bà N. có 5 người con, 3 người sống ở Hà Nội. Do chồng bà N. đang nằm viện cấp cứu nên bà N. lên thành phố Nam Định ở cùng người con trai thứ 3 của mình ở phường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định.

Để làm rõ thực hư nội dung đoạn video clip nói trên, sáng ngày 30/10, PV Dân trí đã tìm đến ngôi nhà nơi bà N. đang ở cùng người con trai.  Tuy nhiên, ngôi nhà khóa cửa ngoài, không có ai ở nhà.

Biết PV đến tìm hiểu về vụ việc bà N. bị con ngược đãi như nội dung clip trên mạng, một số người hàng xóm tỏ ra vô cùng bức xúc.

Theo bà N.T.C. (60 tuổi) hàng xóm nhà con trai bà N. kể: “Sáng ngày hôm qua (29/10), tôi thấy có tiếng ồn ào nên chạy ra xem, mới biết mọi  người kể thấy con dâu bà N. là cái O. đang đánh bà ấy. Mọi người can ngăn là không được...

Đến đầu giờ chiều tôi thấy có đứa trẻ nhắn là bà N. gọi tôi, tôi mới chạy sang xem thế nào thì thấy bà N. kêu đói. Tôi chạy về nhà lấy cơm, xé thịt gà bỏ vào túi bóng đưa cho bà ấy, vì cả nhà đóng kín mít cửa, chỉ có mỗi cái lỗ nhỏ. Lúc ấy tôi thấy bức xúc quá nên mới nhờ người quay video lại…

Khoảng 16h chiều thì công an khu vực đến giải quyết vụ việc, lúc này con trai bà N. về còn chửi mẹ ngay trước mặt các chú công an”.

Bà N.T.C kể lại sự việc bà đưa cơm cho bà N.
Bà N.T.C kể lại sự việc bà đưa cơm cho bà N.

Cũng theo bà C., khi công an đến phá cửa ngoài để vào nhà thì trong nhà không có điện, quạt cũng không bật, cả nhà tối kín mít, chỉ có một  cái lỗ bé ở trước cửa chính.

Chị T. là người chứng kiến việc con dâu bà N. tát bà N. cho biết: “Sáng hôm qua khoảng 8h tôi đưa con đi học trên đường về qua nhà cái O., thấy cái O. đang tát bà N. một cái. Bức xúc quá nên tôi mới lớn tiếng nói lại. Thấy tôi lớn tiếng nên mọi người trong khu phố mới chạy ra, sau đấy tôi có việc nên đi luôn”.

"Không có chuyện chúng tôi ngược đãi mẹ mình"

Tuy nhiên, ông Tống Xuân Mạc, Tổ trưởng tổ dân phố số 23, ngõ 91, phường Trần Tế Xương, nơi con trai bà N. đang sinh sống cho biết, sự việc không đến mức như phản ánh trên báo. “Sự việc không phải như thế, khi nhận được tin báo tôi đã đến kiểm tra nhưng trên người bà N. làm gì có dấu vết bị đánh hay bóp cổ đâu. Sự việc cũng chỉ là nội bộ gia đình, cũng đã được giải quyết ổn thỏa. Khi chúng tôi vào nhà vẫn có cái quạt đặt trên giường. Với lại người già ở nhà, bản thân bà N. bị tai biến, con cái đi làm lại còn chăm sóc chồng bà N. cũng bị tai biến đang nằm viện cấp cứu, không khóa cửa và cắt điện đi thì nguy hiểm lắm”, ông Mạc nói.

 


Ông Tống Xuân Mạc: Sự việc không như clip đăng tải.

Ông Tống Xuân Mạc: Sự việc không như clip đăng tải.

 

 

Để làm rõ thực hư, ông Mạc còn dẫn chúng tôi đến nhà chị T., con gái út của bà N (sau khi xảy ra sự việc, bà N. được cô con gái út đón về nhà mình ở cùng khu phố, cách nhà con trai bà N. không xa).

 

Chị T. bức xúc: “Đây là sự việc hoàn toàn không có thật, gia đình chúng tôi bị hãm hại, chúng tôi sẽ yêu cầu làm rõ sự việc này. Mẹ tôi bị tai biến nên nói linh tinh chứ chúng tôi ai đánh bà, đầu óc bà già rồi không minh mẫn đâu. Nếu đánh bà thì bà đâu có được béo tốt như thế này?...”.

Khi hỏi tại sao khóa cửa để mẹ mình trong nhà, chị T. cho biết: “Nhà ở phố, mẹ tôi bị tai biến, không khóa lại để người ta vào lấy trộm hết đồ  à. Giờ sểnh cái gì là mất cái đó nên tôi phải khóa cửa lại”.

Chị T. còn cho biết, mấy ngày nay mấy anh chị em phải thay nhau chăm sóc bố đang nằm viện cấp cứu. Sáng hôm xảy ra sự việc bà N. đã được các con mua cho bánh cuốn nhưng do gia đình bận việc, lại thường xuyên ăn muộn nên chưa mang cho bà N. ăn được, chứ không phải khóa cửa bỏ đói bà N.

 

Bà N. hiện nay đã về ở với cô con út và khá minh mẫn
Bà N. hiện nay đã về ở với cô con út và khá minh mẫn
 

Khi PV hỏi chuyện bà N., bà tỏ ra khá minh mẫn, bà vẫn nhớ được quê mình, nhớ từng tên người con. Nói về câu chuyện xảy ra gây xôn xao, bà N. cho hay: “Sáng hôm qua tôi có ăn một ít bánh cuốn. Trưa thì bà C. đưa cho một ít cơm với thịt gà. Sáng hôm qua, tôi hỏi con dâu là “Con ơi, cái T. (con gái út) đâu mà chưa về nhà?". Con O. bảo bà hỏi làm gì nhiều, chị T. về nhà chị chứ đi đâu. Tôi bảo, đi vào bố về qua thì mẹ hỏi xem bố mày như thế nào, thế là nó vùng vằng”.

Trao đổi về vấn đề trên, phía lãnh đạo Công an thành phố Nam Định cho biết, hiện nay sự việc đang giao cho phía Công an phường Trần Tế Xương xác minh và xử lý.

Đức Văn  




 

************************

Chân dài làm nghề tiếp thị: Từ nạn nhân đến “thợ săn” đại gia

Có dáng đẹp, có nhan sắc, một số chân dài trong nghề tiếp thị đã tận dụng “vũ khí trời cho” để tìm đến đại gia mong đổi vận. Có người thành công, nhưng lắm kẻ phải chịu chung cuộc là sự ê chề, tủi nhục và sa ngã vào những con đường tội lỗi. Đằng sau đó còn là những góc khuất ít ai biết được của những cô gái lao thân vào nghề tiếp thị mong thực hiện cuộc đánh đổi ngầm.

 


Những tiếp thị viên sản phẩm luôn phải đối diện với nhiều rủi ro, cạm bẫy. Ảnh minh họa.

Những tiếp thị viên sản phẩm luôn phải đối diện với nhiều rủi ro, cạm bẫy. Ảnh minh họa.

 

 

Mô típ “tiếp thị chân dài cặp đại gia”

Không chỉ được biết đến là nghề “hốt ra tiền”, gần đây, dân trong nghề còn rỉ tai nhau về môtíp “tiếp thị chân dài cặp đại gia”, khi một số nữ tiếp thị viên - với suy nghĩ quá đơn giản - đã coi đây là cơ hội để đổi vận. Từng được coi là nạn nhân của đủ thứ tai nạn, rủi ro trong ngành nghề lắm thị phi, được người đời nhìn với sự cảm thông thì nay, không ít nhân viên tiếp thị lại chủ động tận dụng những lợi thế ngoại hình sẵn có để tìm kiếm cơ hội đổi đời bên đại gia.

Thông qua một người quen, chúng tôi biết tới Nguyễn Thị T - người từng là nữ tiếp thị cho một hãng rượu lớn của nước ngoài có cơ sở tại Việt Nam. Nơi T hay lui tới tiếp thị sản phẩm là những nhà hàng có tiếng ở Hà thành. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, T kể, sau 3 năm ra trường, cô vẫn chưa thể xin được việc làm. Trong lúc chờ tuyển dụng, cô trở lại với nghề tiếp thị từng làm lúc sinh viên với mong muốn kiếm thêm tiền trang trải sinh hoạt giữa chốn đô thị đắt đỏ. Lợi thế dáng cao, làn da trắng và khuôn mặt ưa nhìn, T mau chóng lọt vào mắt xanh của nhiều đại gia hay lui tới nhà hàng. Những trò chòng ghẹo, lợi dụng để sàm sỡ của thực khách, T đã nhẵn mặt cả và cô không bận tâm nhiều mà chỉ tìm cách lảng tránh, hạn chế sự chú ý để ảnh hưởng tới công việc. Tuy nhiên, cũng vẫn có không ít khách hàng dáng vẻ sang trọng, giao tiếp lễ độ muốn làm quen với T.

Thời gian đầu, T không để tâm, nhưng nhiều lần nghe bạn trong giới truyền tai nhau về những trường hợp lấy được đại gia, cuộc sống hạnh phúc, cô bắt đầu thay đổi suy nghĩ. “Là dân tỉnh lẻ, ai lại không mong muốn lấy chồng giàu sang, được đổi đời trên thành phố. Số phận may mắn cho mình lấy được chồng giàu, có gì lạ!”. Nghĩ là làm, chỉ sau một thời gian ngắn trở lại với nghề, T đã thay đổi cách ứng xử. Thay vì khéo léo từ chối lời bắt chuyện của đại gia, cô đã tìm đủ mọi cách, thậm chí có phần lả lơi để tiếp cận.

Điều đáng nói, trên thực tế, những trường hợp như T không phải là hiếm. Theo lời kể của Nguyễn Thị H - nhân viên tiếp thị của một hãng thuốc lá, chuyện tiếp thị viên có những biểu hiện vượt quá quy tắc ứng xử đã từng được công ty nhắc nhở và cảnh báo. Nguyên cớ là do trong thời gian gần đây, quản lý của công ty phát hiện trường hợp nữ tiếp thị viên có biểu hiện không đúng đắn, không tập trung vào công việc, thậm chí là “tự ý xây dựng mối quan hệ riêng tư với khách”. Đặc biệt, theo H, hiện tượng tiếp thị viên không tập trung vào công việc mà chỉ chăm chăm “bắt sóng” với đại gia đã không còn là chuyện hiếm. “Vừa rồi, công ty em cũng có mấy trường hợp bị nêu tên và phải nghỉ việc vì vi phạm quy định”. Lí giải thêm, H cho biết, nghề tiếp thị lương cao, nhưng chỉ là nghề tạm thời nên nhiều người vào nghề đã có sẵn tâm lí tìm kiếm đại gia, bởi thế khi có cơ hội, nhiều người không ngại ngần vi phạm.

Trong vai thực khách tại nhà hàng có tiếng trên phố Láng Hạ (Hà Nội), không khó để ghi nhận những mẩu đối thoại từ một chân dài tiếp thị rượu với người đàn ông dáng vẻ sang trọng. “Anh dùng thử rượu nhé!”, “Anh có gia đình chưa ạ”, hay “Anh cho em xin số nhé, nếu anh cần gọi rượu, chúng em sẽ cung cấp tận nơi”..., kèm theo đó là những cử chỉ thân mật, điệu bộ như để người đối diện không thể nghĩ khác: “Anh em mình làm quen nhé!”. Sau những màn tung hứng của nữ tiếp thị và thực khách, cuối buổi chuyện, cả hai đã ghé vào một chỗ kín và thì thầm nhỏ to...

Một nữ tiếp thị rượu bị hành hung ngày 21.10 tại thành phố Thanh Hóa. 
Một nữ tiếp thị rượu bị hành hung ngày 21.10 tại thành phố Thanh Hóa. 

Nhiều bóng hồng nếm trái đắng

Là nghề lắm thị phi và khá nhạy cảm song các cô gái hành nghề tiếp thị phải đảm bảo những tiêu chuẩn không kém gì thi tuyển... hoa hậu. Chân dài, dáng đẹp, có nhan sắc luôn là những tiêu chí tuyển dụng hàng đầu của các công ty đối với lực lượng nữ nhân viên này.

Tương xứng với đó, các chân dài theo nghề có mức thu nhập khá cao. Theo một nữ nhân viên, so với các công việc làm thêm chỉ kiếm được khoảng 100.000 đồng cho một ca khoảng vài tiếng thì những tiếp thị viên cố định cho các hãng rượu bia, thuốc lá, mỹ phẩm (một tuần làm 3 - 4 buổi, mỗi buổi 4 tiếng) thường có lương khoảng 4 triệu đồng/tháng là chuyện dễ gặp. Chưa kể, thu nhập của các tiếp thị viên phục vụ tiệc còn lên đến con số tiền triệu mỗi buổi (kéo dài từ 2 - 3 tiếng). Tuy nhiên, những tiếp thị viên này thuộc đẳng cấp… khác, phân biệt với các tiếp thị viên làm theo mùa vụ và kém sắc hơn.

Hậu đãi là vậy, nhưng nghề tiếp thị không chỉ toàn “màu hồng” như người ta vẫn thấy. Ngoài những rủi ro thường gặp trong nghề như bị khách lợi dụng sàm sỡ, bị khách làm nhục, các tiếp thị viên còn là nạn nhân của những kiểu cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng sản phẩm, hoặc mâu thuẫn giữa các tiếp thị viên trong lúc hành nghề. Điển hình như sự việc xảy ra mới đây, tại thành phố Thanh Hóa, một nữ tiếp thị đã bị đánh hội đồng và phải nhập viện trong tình trạng đau nhức khắp người, tâm lý hoảng loạn. Dù chưa xác định rõ động cơ, nguyên nhân, nhưng nữ tiếp thị viên đã lãnh đủ những thương tật từ đòn thù.

Đối với nghề tiếp thị, nhiều người sau thời gian đi làm đã nhận định, nghề này rất “chua chát và đau đớn”. Không dừng lại ở những lời chòng ghẹo, sàm sỡ giữa chốn đông người, nhiều thực khách còn không ngại ngần ra giá với các chân dài, và không ít cô gái, vì không vượt qua được sự cám dỗ của đồng tiền, đã sa chân vào nghề mới. Sau một lần trót dại, để có cuộc sống xa hoa, sung túc, từ nghề tiếp thị các cô đã trở thành gái gọi.

Trầm ngâm kể về câu chuyện cặp với đại gia không thành, T như muốn dìm sâu nỗi tủi hổ mà cô suýt phải ôm hận. Với mong muốn cảnh báo cho những người đang có suy nghĩ đổi vận, cô đã lên tiếng. “Sau khi nghỉ việc tiếp thị, chúng tôi thường xuyên liên lạc và hẹn hò với nhau. Thời gian đầu, anh ấy rất tử tế và tâm lí nên tôi mừng thầm vì ngỡ đã chọn đúng người”, T tâm sự.

Được đưa đón bằng ôtô và phủ bóng bởi những cuộc hẹn, những lần đi ăn tại nhà hàng sang trọng, T đã quên mất việc hỏi rõ gốc gác gia đình người tình. T nhớ lại: Buổi tối hôm đó, dùng xong bữa tối, lại có hơi men nên cô được người yêu đề nghị đưa về nhà nghỉ ngơi, tiện thể thăm gia đình luôn. Một mình trong xe, tình cờ T phát hiện người yêu chỉ là một tài xế lái taxi đã có gia đình, nhà không ở phố như anh ta nói mà là dân ngoại tỉnh lên đây mưu sinh. Chiếc “xế” đưa đón cô mỗi lần cũng là xe đi thuê, không phải xe riêng như hắn vẫn “nổ”. “Sau khi biết được sự thật, tôi cố sống cố chết lén rời khỏi xe, tắt máy di động và bắt xe về nhà trọ. Về đến nhà mà tim vẫn đập thình thịch vì sợ”, T nhớ lại.

Theo T, với sự chuẩn bị bài bản, kĩ lưỡng như vậy, rất có thể đây là đối tượng chuyên dùng chiêu trò để lừa đảo các cô gái tiếp thị cả tin. “Không biết người khác thế nào, chứ chắc mình cạch đến già và cách xa nghề này thôi”, T cho biết.

Theo Bình Minh

Lao Động




 

********************
Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 1

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 2

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 3

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 4

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 5

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 6

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 7

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 8

Bộ ảnh sexy bikini của Maria Ozawa 9



********************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm