Một hòn đảo với diện tích chỉ hơn 1km2, nằm rất gần đất liền nhưng lại giữ được một khu rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó 35 cây đa búp đỏ được công nhận là cây di sản Việt Nam.
****************************
Chánh Tín từ chối tiết lộ nhà mới sau khi ngân hàng thu nhà
Đến thời hạn nhưng nam diễn viên vẫn chưa trả
đủ số nợ cho ngân hàng Phương Nam, nên Chi cục Thi hành án quận 10
(TP.HCM) đã yêu cầu ông phải dọn đồ đạc ra khỏi nhà.
Sáng ngày 16/9, gia đình
nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín đã dọn đồ đạc tại căn nhà ở đường Ba Vì (quận
10 - TP.HCM) theo yêu cầu bàn giao nhà của Ngân hàng Phương Nam.
Trước
đó, vào tháng 3, khi chính thức vỡ nợ và bị ngân hàng Phương Nam cưỡng
chế căn nhà, Nguyễn Chánh Tín đã 2 lần gửi đơn đến TAND Tối cao, VKSND
Tối cao, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM để tạm hoãn thi hành án từ tháng 3
đến tháng 9/2014 với lý do: “Vì hiện nay tôi đang bị bệnh hiểm nghèo
nên chưa đủ điều kiện tìm chỗ ở mới sau khi phải thi hành án”. Đơn xin
tạm hoãn thi hành án này đã được ngân hàng Phương Nam đồng ý.
Tuy
nhiên, đến thời hạn như hứa hẹn nhưng Nguyễn Chánh Tín vẫn chưa trả đủ
số nợ cho ngân hàng Phương Nam, nên Chi cục Thi hành án quận 10 (TP.HCM)
đã yêu cầu ông phải dọn đồ đạc và bàn giao căn nhà.
Được biết, gia đình Nguyễn Chánh Tín đã dọn về ở trong một căn hộ tại chung cư nhỏ hơn ở quận Tân Phú.
|
Đồ đạc trong nhà Nguyễn Chánh Tín được chuyển ra ngoài vào sáng 16/9. |
Thời điểm này, căn nhà nơi Nguyễn Chánh Tín và vợ sinh sống
trước đây đã khóa kín, không gian bên trong khá im ắng, khi gọi và nhấn
chuông không nhận thấy phản hồi. Liên lạc với nam diễn viên một thời,
ông từ chối chia sẻ và cho biết nhà đã mất nên không muốn nói gì thêm.
|
Hiện tại, căn nhà trên đường Ba Vì khóa kín và không có động tĩnh bên trong. |
Vào giữa tháng 3 vừa qua, trong buổi gặp gỡ báo chí để chia
sẻ về hoàn cảnh của mình, Nguyễn Chánh Tín cho biết sự việc bắt đầu sau
khi ông phải gánh chịu món nợ lên đến hàng tỷ đồng từ chi phí sản xuất
bộ phim Dòng máu anh hùng vào năm 2005.
Chi
phí sản xuất bộ phim là 1,5 triệu USD. Do thiếu tiền nên Chánh Tín phải
đứng ra bảo lãnh vay Ngân hàng Phương Nam 8,3 tỷ đồng để làm phim.
Phim
công chiếu trong nước, sau khi trừ chi phí thu về được 3,5 tỷ đồng, số
tiền này rõ ràng không thấm vào đâu so với số tiền mà Chánh Tín đã bỏ ra
làm phim. Đến khi mang ra nước ngoài chiếu thì không ai đến xem vì họ
đã mua... đĩa lậu trước đó. Từ đó, Chánh Tín lâm vào cảnh nợ nần chồng
chất, cho đến năm 2009 số nợ lên đến 10,5 tỷ đồng.
Giữa năm 2008,
Chánh Tín cùng vợ là bà Bích Trâm nghe theo lời một vị lãnh đạo trong
ngân hàng Phương Nam khuyên ông thế chấp căn nhà mà mình đang ở nằm trên
đường Ba Vì (quận 10, TP.HCM) với giá 8 tỷ đồng để trả nợ. Đồng thời,
người này cũng hứa sẽ cho ông mượn thêm 4 tỷ đồng để mua một căn hộ nhỏ ở
vùng ven sống tạm.
Nghe lời gợi ý có vẻ hợp lý, vợ chồng nam diễn
viên thống nhất đem ngôi nhà của gia đình thế chấp cho Ngân hàng Phương
Nam để bảo lãnh số tiền 8,3 tỷ đồng vay trước đây.
Tuy nhiên vì
không hiểu luật, Chánh Tín đã thực hiện giao dịch bán nhà mà chưa có sự
đồng ý của con trai là Nguyễn Chánh Minh Thức (Tổng Giám đốc công ty
Chánh Tín), là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Vì thế, giao dịch
mua bán nhà của Chánh Tín là trái luật, vì nhà đang thế chấp không được
đem ra mua bán.
Sau đó, Ngân hàng Phương Nam đã đưa vụ việc ra
tòa. Ngày 18/7/2012, TAND quận 10 tuyên Chánh Tín thua kiện và ông phải
giao ngôi nhà cho Ngân hàng Phương Nam.
|
Liên lạc với nam diễn viên một thời, ông từ chối chia sẻ và cho biết nhà đã mất nên không muốn nói gì thêm.
|
Trong thời gian này, Chánh Tín đầu tư hàng tỷ đồng vào dự án
trồng rau sạch tại tỉnh Lâm Đồng. Dự án cũng thất bại khiến nam diễn
viên lâm vào cảnh trắng tay. Khi lên tiếng cầu cứu, Nguyễn Chánh Tín đã
nhận được nhiều sự ủng hộ của người hâm mộ, bên cạnh đó cũng không ít
những tranh cãi xung quanh phát biểu của nam diễn viên rằng không muốn
dọn ra ở chung cư vì… sợ chật.
Hiện tại NSƯT Nguyễn Chánh Tín
cũng đã trở lại với hoạt động giải trí. Ông tham gia viết kịch bản, làm
đạo diễn và đóng một vai trong MV ca nhạc của Long Nhật vừa ra mắt trailer gần đây.
Phương Giang
**********************
Cặp đôi nắm tay nhau suốt 700 năm
Các nhà khảo cổ người Anh vừa phát hiện hài cốt của một cặp đôi tay trong tay suốt 7 thế kỷ tại Leicestershire, Anh.
|
Hai bộ hài cốt được chôn cất trong tư thế nắm tay nhau. Ảnh: MailOnline |
Các bộ xương có niên đại hàng thế kỷ được tìm thấy ở nhà
nguyện St Morrell, nơi từng diễn ra cuộc hành hương Hallaton hồi thế kỷ
14.
"Chúng tôi đã tìm thấy những hài cốt tương tự ở Leicester",
Vicky Score, nhà khảo cổ đến từ Đại học Leicester, nói trong cuộc phỏng
vấn với tờ Mail Online.
"Điểm mấu chốt là tại sao họ lại
được chôn ở đây, thay vì tại một nhà thờ hoàn hảo ở Hallaton. Phải
chăng đây là một nơi đặc biệt?", bà nói thêm.
Các nhà khảo cổ đặt
giả thuyết, có thể nhà nguyện St Morrell từng là một địa điểm hành
hương. Ngoài ra, các thi thể có thể đã bị từ chối chôn cất ở nhà thờ
chính nếu họ là tù nhân, người ngoại quốc hoặc đang bị bệnh.
Mặc
dù khẳng định các thi thể được chôn cất cùng thời điểm, bà Score vẫn cho
rằng, phải có một cuộc điều tra kỹ hơn để xác định độ tuổi họ qua đời.
Hai
bộ hài cốt được phát hiện cùng với 9 thi thể khác có cùng niên đại,
trong đó có một người đàn ông cao tuổi bị thương nghiêm trọng vào đầu.
Các nhà khoa học cho rằng ông đã chết trong một trận chiến. Một người
khác được đặt thẳng xuống hố, với hai chân vắt lên ngực. Anh ta có thể
đã mắc bệnh hiểm nghèo trước khi chết.
"Một trong những phát hiện
thú vị nhất là chiếc huy hiệu ghi chữ 'Morrell'. Đó là bằng chứng cho
thấy nơi này từng là địa điểm hành hương", Score nói.
Nhà nguyện ở
Hallaton lần đầu được nhắc đến trong một bản di chúc hồi năm 1532,
nhưng chỉ được tìm thấy mới đây sau nghiên cứu của John Morrison, một sử
gia địa phương.
"Các hoạt động khảo cổ đã nhắc tới một nhà nguyện ở đâu đó tại Hallaton", ông nói.
Theo
Score, đợt khai quật mới nhất đã phát hiện những bức tường cổ và một
sàn nhà lát gạch, nhiều khả năng thuộc về nhà nguyện xưa kia, cùng một
số mảnh vỡ của đá, gạch và cửa sổ.
Họ cũng tìm thấy những đồng xu
bạc có niên đại từ thế kỷ 11 tới 15. Đây chính là những bằng chứng quý
giá nhất cho thấy sự tồn tại của nhà nguyện.
Bà Score, người đứng
đầu nhóm khai quật, hy vọng nhà nguyện St Morrell sẽ giúp các sử gia
lấp đầy những lỗ hổng về thời đại giao thoa giữa La Mã và Trung Cổ.
***********************
Bắt mực khổng lồ dài ngang chiếc xe buýt nhỏ
Thủy thủ đoàn một chiếc tàu đánh cá ở Nam Cực vô cùng kinh ngạc khi phát hiện con mực nặng 350 kg nằm gọn trong lưới.
|
Trong lần thả lưới ở khu vực Ross của Nam Cực, thuyền
trưởng John Bennett và các thuyền viên trên tàu cá San Aspiring bắt con
mực dài như một chiếc xe buýt nhỏ. Đôi mắt của nó lớn tương đương một
chiếc đĩa đựng đồ ăn. Đó là con mực cái với tổng cộng 8 xúc tu với mỗi
chiếc dài khoảng 1 m. Ảnh: Daily Mail
|
|
Tuy nhiên, các nhà khoa học đánh giá xúc tu của con vật
có thể dài tới 2 m nếu nó không bị đứt trong quá trình vật lộn trong
lưới. Người ta ướp lạnh sinh vật khó bắt nhất hành tinh trước khi đưa
vào đất liền để các nhà khoa học có cơ hội tìm hiểu con vật. Ảnh: AP
|
|
Kat Bolstad, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về mực của
Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand, dẫn đầu nhóm chuyên gia nghiên
cứu mực khổng lồ. Bà mô tả nó là sinh vật rất lớn và đẹp. “Đây là cá thể
mực gần như còn nguyên vẹn”, Bolstad cho biết. Ảnh: Daily Mail
|
|
Sau khi nghiên cứu một phần sinh vật, nhóm của bà Bolstad
khẳng định nó là một con cái và đang mang trứng. “Những điểm này giúp
sinh vật vừa bị bắt vượt xa những con mực khổng lồ hoàn hảo nhất mà tôi
từng thấy”. Ảnh: Daily Mail
|
|
Các nhà nghiên cứu hy vọng cá
thể mực sẽ giúp khám phá chuỗi thức ăn của loài cùng sự khác biệt di
truyền giữa chúng và những con mực khác. Ngoài ra, người ta cũng mong
nắm giữ những thông tin cơ bản về con mực khổng lồ vừa bị bắt. Họ sẽ
tính toán và quyết định trưng bày con vật hay không. Ảnh: AFP |
************************
Kỳ bí khu rừng cây cổ thụ lớn nhất Việt Nam
Một hòn đảo với diện tích chỉ hơn 1km2, nằm
rất gần đất liền nhưng lại giữ được một khu rừng nguyên sinh với những
cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó 35 cây đa búp đỏ được công nhận
là cây di sản Việt Nam.
|
Hòn đảo cách đất liền chỉ 2km, có nhiều cây cổ thụ hàng trăm tuổi. |
Những câu chuyện nhuốm màu huyền bí về vị thần thiêng trấn
giữ đảo đã giúp cả hòn đảo vẫn giữ được vẻ hoang sơ, quyến rũ vì chẳng
ai dám đến đây bẻ một cành cây, nhặt một hòn đá.
Quần thể cây di sản đa búp đỏ lớn nhất Việt Nam
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa cấp bằng công nhận cây
di sản đối với quần thể đa búp đỏ ở đảo Dấu, thuộc P.Vạn Hương, quận Đồ
Sơn (Hải Phòng). Một điều đặc biệt là thông thường hội này chỉ cấp giấy
chứng nhận đối với từng cá thể cây thì trong giấy chứng nhận này họ cấp
chứng nhận cho… 35 cây.
Lần đầu đến đảo, chúng tôi thật không ngờ hòn đảo này lại gần đất liền
đến vậy, chỉ chừng chưa đầy 2km (nghe nói người ta đang dự định làm một
chiếc cầu nối từ đất liền ra đảo). Theo địa giới hành chính thì hòn đảo
này thuộc P.Vạn Hương, Q.Đồ Sơn và như vậy nó vẫn là đất… nội thành. Có
lẽ đây là khu rừng nguyên sinh duy nhất ở Việt Nam nằm trong lòng một
quận nội thành.
Bước chân lên đảo là một không khí khoáng đạt với tầng tầng, lớp lớp tán
cây cổ thụ, trên những lớp lá mục dày đặc các loại cây leo dương xỉ.
Trong số hàng trăm loài cây ở đảo Dấu, một loại cây mọc nhiều nhất, sinh
trưởng phổ biến, bao phủ là cây đa búp đỏ. Hàng chục cây đa búp đỏ xòe
tán lá, thân cây với đường kính hơn 20m, tuổi đời hàng trăm năm tuổi.
Tầng tầng, lớp lớp những cây đa búp đỏ mọc trải dài khắp đảo khiến nhìn
từ xa cả hòn đảo ngập màu xanh chen lẫn màu đỏ của búp đa. Chẳng biết
loài đa búp đỏ mọc lên ở đây từ khi nào nhưng bất cứ ai ở Đồ Sơn cũng
đều xem đây là những thần đa nên chẳng ai dám động đến.
Ngôi đền thiêng
Trên đảo Dấu có một ngôi đền mà bất cứ người dân Đồ Sơn nào khi nhắc đến
cũng đều thành kính gọi là đền Dấu hay đền Cụ. Tương truyền đền thờ một
vị tướng nhà Trần hy sinh trong trận chiến chống quân Nguyên Mông.
Người Đồ Sơn còn lưu truyền câu chuyện về nguồn gốc ngôi đền: Sau một
trận chiến nơi cửa biển, những ngư dân câu đêm gặp một xác người không
đầu dạt vào đảo Dấu. Nhìn y phục, biết là một vị tướng nhà Trần tử trận,
mọi người liền vớt lên thành kính khói nhang chờ trời sáng mai táng.
Nhưng khi mặt trời mọc, chỗ xác vị tướng nọ, mối đùn lên che kín thành
một ngôi mộ. Thấy sự lạ, dân làng bèn lập đền để đèn nhang thờ phụng,
tôn vinh là Nam Hải Thần Vương.
|
Theo truyền thuyết mà nhiều đời qua, người dân Đồ Sơn thường
kể cho con cháu và khách phương xa nghe, đó là 3 lần Nam Hải Thần Vương
hiển linh trước các bậc quân vương.
Xưa, có một vị vua (chưa rõ đời nào) đi tuần thú bằng đường biển. Khi
thuyền rồng qua khu vực đảo Dấu, thấy phong cảnh đẹp, lại lắm tôm cá,
ngài bèn lệnh cho dừng thuyền, lên đảo buông cần câu cá. Lưỡi câu của
nhà vua, không cong có ngạnh như lưỡi câu thường, mà là lưỡi thẳng không
ngạnh giống như lưỡi câu của ông Lã Vọng xưa kia. Vì vua chỉ định câu
chơi chứ không bắt cá. Sau khi cắm mồi, nhà vua thả lưỡi câu xuống nước.
Lạ kỳ, cá nhiều nhưng chẳng con nào ăn mồi.
Lúc lâu, nhà vua thấy có một con cá rất lớn cứ nổi lên rồi lặn xuống
chung quanh. Bực mình vì con cá quẩn quanh mồi trêu chọc, nhà vua liền
khấn, nếu thần đảo có linh thiêng, cho câu được con cá này, sẽ tạ ơn.
Dứt lời, không hiểu bằng cách nào mà lưỡi câu thẳng lại mắc được vào
miệng con cá. Tùy tùng giúp nhà vua kéo con cá nặng hơn 10 kg lên bờ.
Lần thứ hai, vào thời Hậu Lê, có vị vua đi kinh lý ở Đồ Sơn, đậu thuyền
nghỉ đêm cạnh đảo Dấu. Nằm chiêm bao, nhà vua thấy một ông già tóc bạc
phơ đến ra mắt và xưng là thần đảo. Tỉnh dậy, vua phán, nếu thực sự là
thần linh thì hãy hiển linh cho ta xem. Vua vừa dứt lời, một con cá to
nhảy lên thuyền rồng. Thấy linh nghiệm, nhà vua phong cho ngài là “Lão
Đảo Đại Thần Vương”.
Lần sau cùng ngài hiển linh trước một vị quân vương, đó là trong một dịp
kinh lý ra Bắc, qua khu vực Đồ Sơn, thuyền rồng của Vua Tự Đức gặp sóng
to, gió lớn, mưa tầm tã. Nghe các quan lại địa phương bẩm tấu về sự
linh thiêng của ngôi đền trên đảo Dấu, vua liền lên đền khấn vái. Thật
lạ kỳ, sau khi nhà vua khấn xong, bỗng nhiên trời quang mây tạnh, gió
yên biển lặng. Vua Tự Đức liền sắc phong cho ngài là Nam Hải Thần Vương.
Ông Đỗ Văn Viết, Trưởng phòng Du lịch - văn hóa và thể thao Q.Đồ Sơn,
tiết lộ: Tưởng nhớ công ơn của vị tướng hy sinh thân mình cho đất nước,
người dân Đồ Sơn mở lễ hội đảo Dấu. Đây là lễ hội truyền thống của người
đi biển vùng duyên hải Bắc Bộ. Lễ hội diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15/2
âm lịch, trong đó thời điểm chính hội vào đêm ngày 9, rạng ngày 10/2.
Ông Viết cho biết: Vào dịp lễ hội đảo Dấu, năm nào tôi cũng ra đảo Dấu
dự tế lễ. Một điều rất đặc biệt lặp đi lặp lại nhiều năm là cứ vào
khoảng 23h đêm, khi buổi tế lễ chuẩn bị bắt đầu là sóng biển quanh đảo
Dấu lại cồn lên dữ dội. Theo lý giải của người dân, đó là khi thần hiển
linh, chứng kiến lòng thành của con người.
Thần giữ đảo
Đem thắc mắc tại sao một khu rừng trên một hòn đảo chỉ cách đất liền
chưa đầy 2km mà không bị tàn phá hỏi ông Đỗ Văn Viết, ông thẳng thắn:
Nếu ở những nơi khác thì chắc chắn khu rừng này đã bị tàn phá từ lâu
rồi. Tuy vậy ở đảo Dấu, chúng tôi chẳng cần làm gì bảo vệ thì người dân
cũng không dám ra đó mà phá. Những câu chuyện về những người “cả gan”
lấy của thần, bị trừng phạt khiến chẳng ai dám ra đảo Dấu bẻ một cành
cây, nhặt một hòn sỏi đem về.
Anh Nguyễn Quang Luận, ở P.Vạn Hương, làm nghề lái tàu chở khách du lịch
ra đảo Dấu tâm sự: Theo lời kể của các bậc cao niên, từ khi xây đền thờ
cụ Dấu, cá heo kéo đến hàng đàn tung tăng bơi lội quanh đảo. Cứ mỗi lần
cá heo nối đuôi nhau bơi từ ngoài khơi vào gần bờ, là trời yên biển
lặng.
Nhưng khi thấy cá heo bơi từ bờ ra khơi xa, vừa bơi, vừa nhảy vút lên
khỏi mặt biển, là sắp có biển động. Từ đó, cứ thấy cá heo bơi vào bờ, là
ngư dân Đồ Sơn yên tâm ra khơi, lần nào về cũng tôm cá đầy khoang. Cho
rằng cụ Đảo hiển linh qua đàn cá heo để giúp đỡ, bảo vệ mọi người, nên
vào dịp lễ hội đầu năm, ngư dân Đồ Sơn đến đền thờ làm lễ xin ngài phù
hộ thì đều cá tôm đầy thuyền.
Người dân Đồ Sơn đến nay vẫn còn kể cho nhau nghe một câu chuyện rùng
mình: Thời Pháp thuộc, có một người đàn ông ở phường Ngọc Hải đi lính
cho Pháp, ra đảo Dấu canh gác. Người này cả gan lấy lưỡi lê ở đầu súng
chọc vào tượng Nam Hải Thần Vương. Sau đó về nhà, thấy trên người nổi
lên những cục u, mổ ra toàn giun sán, rồi chết. Người nhà đếm ông ta
chọc vào bức tượng bao nhiêu chỗ, thì trên người có bấy nhiêu cục u.
Chị Phạm Thị Lệ, thủ hương đền thờ Nam Hải Thần Vương, kể: Có một người
trong vùng ra đảo Dấu chơi, thấy đá cuội đẹp, bèn lấy 3 viên đem về nhà
bày. Sau nghe mọi người chung quanh khuyên, liền đem đá ra trả lại cụ
Đảo. Tối hôm trước, người này đến nghỉ nhà người thân ở gần đảo Dấu, 3
viên đá để trên thuyền nan đậu gần bờ định sáng sau chở ra đảo.
Thế nhưng, đêm đó, thuyền bị 1 chiếc tàu đâm đứt neo, trôi ra biển. Sáng
hôm sau, lại bị một con tàu khác từ cửa Nam đâm phải làm lật úp, xác
thuyền trôi vào đảo. Điều lạ kỳ là khi thuyền nan bị lật úp, mọi vật
dụng trên trôi đi hết, chỉ còn 3 viên đá mắc lại. Lần khác, một gia đình
cả gan lên đảo chặt một thuyền đầy củi đem về. Đi được chẳng bao xa,
biển đang lặng bỗng nổi sóng dữ dội, chiếc thuyền lật úp khiến cả gia
đình đó chết, còn toàn bộ số củi, gỗ mà họ đã chặt trôi dạt lại vào đảo
Dấu.
Tới đảo Dấu, ngắm khu rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ, nghe những
câu chuyện nhuốm màu liêu trai, ly kỳ, dù là người vô thần nhưng tôi
cũng chẳng dám “thí nghiệm” lấy một nhành cây về nhà. Những câu chuyện
không biết có bao nhiều phần thực, bao phần hư, nhưng rõ ràng là đã giúp
hòn đảo nhỏ nằm ngay sát thành phố vẫn giữ được vẻ hoang sơ, quyến rũ.
***********************
Ước mơ... đổi phận (nót chuyển giới)
Nhại bà chúa thơ nôm rằng:
Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì đứng hay ngồi cũng vậy thôi.
Nguồn hình ảnh:
Sưu tầm trên internet.
*******************
Sốc với cặp đôi ngang nhiên “mây mưa” ngay trên sân ga tàu điện ngầm
Hành khách trên một chuyến tàu điện ngầm đi qua sân
ga Schönleinstraße (Berlin, Đức) đã rất sốc khi chứng kiến cảnh một cặp
đôi nam nữ đang ngang nhiên “mây mưa” ngay trên sân ga.
Sự việc xảy ra vào sáng sớm ngày thứ 5 vừa qua trên một sân
ga tàu điện ngầm tại thủ đô Berlin (Đức). Nhiều nhân chứng cho biết họ
đã thực sự sốc khi chứng kiến một cặp đôi ngang nhiên “mây mưa” ngay
giữa ban ngày, trong khi đó nhiều người khác lại cho biết họ rất hứng
thú khi chứng kiến vụ việc.
Những hành khách chứng kiến vụ việc đã nhanh chóng sử dụng điện thoại di động để quay lại “cảnh tượng hiếm gặp”.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, ngay khi phát hiện ra mọi người đang quay phim và hướng
về phía mình, thay vì bối rối, cặp đôi này thậm chí còn đưa “ngón tay
thối” để thách thức những người đang quay phim và vẫn tiếp tục hành động
của mình.
Trang phục của cặp đôi đang mặc trên người cho thấy nhiều khả năng
họ đã tham dự một bữa tiệc vào đêm hôm trước, khi người đang ông mặc
trang phục vest còn cô gái mặc váy dạ hội.
Hiện cơ quan giao thông của Đức từ chối đưa ra bình luận về vụ
việc, trong khi cảnh sát Đức cho biết họ sẽ không tiến hành điều tra vụ
việc vì không có ai khiếu nại về sự việc xảy ra.
Ngược lại, giới truyền thông Đức đang tiến hành tìm kiếm danh tính
cặp đôi và thậm chí còn treo giải thưởng cho những ai cung cấp thông tin
về cặp đôi này.
Theo truyền thông nước Đức, ngày có càng nhiều những cặp đôi ngang
nhiên "mây mưa" tại nơi công cộng ở thủ đô Berlin. Năm ngoái đã có 239
trường hợp "mây mưa" nơi công cộng được ghi nhận, cao gấp 3 lần so với
thời điểm 3 năm trước đây.
T.Thủy
Theo Mirror
*******************
Thung lũng Bắc Sơn, làng chài Vịnh Hạ Long: Điểm đến không nên bỏ lỡ
Trái đất bao la có biết bao cảnh đẹp khiến người ta không
dễ quên khi đã đặt chân đến. Dù là cánh đồng lúa vàng óng ngút ngàn của
thung lũng Bắc Sơn, một làng chài trên Vịnh Hạ Long hay mặt hồ yên tĩnh
của Canada, tất cả đều đáng để khám phá.
Trang du lịch Youramazingplaces vừa
giới thiệu chùm ảnh về những điểm đến mà du khách không nên bỏ lỡ trong
hành trình khám phá của mình, trong đó có Thung lũng Bắc Sơn và chợ nổi
trên Vịnh Hạ Long của Việt Nam.
Thung
lũng Bắc Sơn nằm cách Hà Nội khoảng 160 km, có khí hậu trong lành, tươi
mát xen lẫn sự hoang dã của núi đá và những con đường đèo chênh vênh.
Lúa tại đây được trồng làm nhiều vụ và đan xen lẫn nhau. Du khách sẽ
thấy khung cảnh ruộng đang cấy, ruộng đã chín vàng. Ở Bắc Sơn do địa
hình bằng phẳng và thời tiết thuận lợi nên lúa ở đây được trồng chia
thành 2 vụ mùa. Lúa chín vàng sẽ rơi vào tầm cuối tháng 7 và giữa tháng
11.
Làng
chài Cửa Vạn đã từng được trang du lịch Journeyetc.com bình chọn nằm
trong danh sách 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới, là một điểm đến hấp
dẫn khách du lịch.Đến
với làng chài Cửa Vạn, du khách sẽ được đắm mình trong không gian êm ả,
thanh bình, quyến rũ đến kỳ lạ, được tận mắt ngắm cảnh thiên nhiên sơn
thuỷ hữu tình, tìm hiểu đời sống văn hoá của ngư dân...
Thung
Lũng Blue Moon tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, có hình bán nguyệt, nằm
dưới núi Ngọc Long Tuyết Sơn. Nước trong thung lũng có màu xanh khi trời
nắng, vì vậy, nhìn từ xa thung lũng giống như một vầng trăng khuyết có
màu xanh.
Nằm
cách Venice khoảng một tiếng đi phà, hòn đảo nhỏ Burano ở Italy với
những ngôi nhà hình hộp đủ màu sắc là thiên đường cho người yêu nhiếp
ảnh.
La Grotta Cove, Đảo Corfu, Hy Lạp đây là vị trí lí tưởng cho môn bơi lặn bởi có khá nhiều cá và mực ống ở vịnh này.
Hồ
Louise, Canada, là một hồ nước rất đẹp do sông băng tan ra tạo thành,
nước màu xanh lơ long lanh dưới ánh mặt trời. Hồ Louise được bao quanh
bởi một số ngọn núi.
Đảo Mount San Michel, Pháp, là một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi bờ biển khu vực phía Bắc Normandy, thuộc Pháp.
Hoàng hôn ở đường tàu Romania
Khu Đồi Nga tại San Francisco
Hồ chứa nước Schlegeisspeicher, nước Áo
Đảo Sentosa, Singapore
“Hồ máu” bang Texas, Mỹ, nơi nước trong hồ đỏ như màu máu
Phương Nam
Theo Youramazingplaces
******************
Thực hư bức ảnh chụp "quái vật" hồ Loch Ness bơi tới Anh
Khi đang chụp ảnh phong cảnh vùng Lake District ở phía Tây Bắc
nước Anh, cô Ellie Williams, 24 tuổi đã tình cờ ghi lại được khoảnh khắc
một sinh vật lạ bơi trên hồ.
Bức ảnh của cô Ellie. (Nguồn: Rex)
Sau khi xem lại bức ảnh, cô Ellie đã thực sự bất ngờ bởi sinh vật lạ
mà cô chụp được có hình dáng khá giống với "quái vật" hồ Loch Ness (theo
đồn đại). Điều đáng nói là sinh vật trên xuất hiện ở khu vực cách hồ
Loch Ness ở Scotland khoảng 241 km.
"Khi tôi nhìn bức ảnh, tôi nghĩ rằng đó chỉ là một con thiên nga hay
con ngỗng. Dù nhiều người còn hoài nghi nhưng tôi rất mừng vì có thể
chụp đúng khoảnh khắc độc đáo đó" - cô Ellie chia sẻ với tờ The Mirror.
James Ebdon, một chuyên gia tại công ty máy ảnh Autographer, tỏ ra
hoài nghi về tính chân thực các tấm ảnh: "Ban đầu chúng tôi rất thích
thú, nhưng sau đó bắt đầu nghi ngờ. Lúc đầu chúng tôi nghĩ đây có thể là
một động vật lớn như con ngựa với cái yên trên lưng. Sau đó chúng tôi
lại nghĩ rằng đây có thể là một con lươn lớn hoặc một con cá da trơn như
trong phim tài liệu."
Những câu chuyện bí ẩn vể "quái vật" hồ Loch Ness là Nessie luôn thu
hút được rất nhiều sự quan tâm. Bên cạnh những bức ảnh thật khá mờ ảo,
cũng không ít người lợi dụng câu chuyện này để chuộc lợi hay hù dọa
người khác bằng những hình ảnh chỉnh sửa.
Theo tờ The Mirror, đây không phải là lần đầu tiên người ta nhìn thấy
một con "quái vật" dưới nước ở Lake District. Hồi năm 2006, một người
dân đã thấy sinh vật giống như con rắn có bướu.
Câu chuyện lần này có phần ly kỳ bởi nó diễn ra trong bối cảnh
Scotland chuẩn bị trưng cầu dân ý để xem có tách khỏi Vương quốc Anh để
trở thành một quốc gia độc lập hay không, mà "Quái vật Nessie" từ lâu đã
được coi như biểu tượng của nước này. Nếu nó bơi đến Anh thì đó quả là
một "tổn thất lớn" cho Scotland.
Theo Huy Đồng
********************
Tuyển tập những kỷ lục Guinness độc đáo và khác thường
Tổ chức sách kỷ lục Guinness vừa phát hành ấn bản
lần thứ 60, tập hợp những kỷ lục thế giới mới nhất, trong đó có những kỷ
lục độc đáo và khác thường. Dưới đây là một vài kỷ lục trong số đó.
Nhà lưu động nhỏ nhất
Nhà lưu động (caravan) thường có kích cỡ lớn để có thể phục vụ cuộc
sống và sinh hoạt hàng ngày của ít nhất một người trưởng thành. Tuy
nhiên chiếc xe caravan của Yannick Read, một biên tập viên website người
Anh, lại được ghi vào sách kỷ lục Guinness với danh hiệu “nhà lưu động
nhỏ nhất”.
Căn nhà dài 2,93m, chiều rộng 1,53m và cao 0,79m, bên trong vẫn đày
đủ tiện nghi với giường ngủ, đèn, tivi, bồn rửa và ấm đun nước.
Con lừa cao nhất thế giới
Romulus, một chú lừa 9 tuổi sống tại Mỹ được ghi vào sách kỷ lục
Guinness với danh hiệu “con lừa cao nhất thế giới”, khi sở hữu chiều cao
1,72m, tương đương một chú ngựa trưởng thành.
Chú lừa này được cặp vợ chồng Cara và Phill Yellott (bang Texas,
Mỹ) cứu sống khi bị chó sói tấn công vào năm 2012. Cặp đôi này hiện đang
nuôi dưỡng chú lừa “khủng” này.
Màn tung hứng “nặng ký” nhất thế giới
Lực sĩ kiêm diễn viên xiếc Denys Ilchenko (Ukraina) đã lập kỷ lục
Guinness thế giới khi thực hiện màn tung hứng bằng 3 chiếc lốp xe, với
trọng lượng tổng cộng 26,98kg.
Không chỉ giỏi tung hứng, Ilchenko còn có thể kéo một chiếc xe bằng
răng, quay năm người cùng một lúc trên vai mình hoặc cho phép một chiếc
xe chạy cán qua người...
Lưỡi dài nhất thế giới
Nick Stoeberl, 24 tuổi sống tại bang California (Mỹ) được công nhận
là người có chiếc lưỡi dài nhất thế giới với chiều dài lên đến 10,1cm.
Stoeberl cho biết chiếc lưỡi dài của mình không chỉ giúp anh liếm
đến mũi mà thậm chí có thể liếm được khuỷu tay của mình, là điều mà hầu
hết mọi người không thể làm được.
Bộ sưu tập về James Bond lớn nhất
Nick Bennett, 47 tuổi sống tại thị trấn Leigh (Anh) sở hữu 12.463
mặt hàng lưu niệm khác nhau liên quan đến chàng điệp viên tài hoa 007
James Bond. Điều này giúp Bennett có tên trong sách kỷ lục Guinness thế
giới.
Bennett cho biết lần đầu tiên xem một bộ phim của James Bond từ năm
7 tuổi và anh đã bắt đầu bộ sưu tập của mình vào năm 28 tuổi cho đến
nay.
Bắn tên xa và chính xác nhất bằng chân
Nghệ sĩ xiếc Nancy Siefker , 26 tuổi sống tại bang California (Mỹ)
đã kết hợp giữa kỹ thuật uốn dẻo và kỹ năng bắn cung để lập nên kỷ lục
Guinness thế giới khi có thể bắn mũi tên vào một mục tiêu kích cỡ 14cm ở
khoảng cách hơn 6m.
Siefker cho biết trong tương lai sẽ thực hiện nỗ lực tương tự, nhưng sẽ thay mũi tên bằng cách phóng dao.
Cây gậy đánh golf dài nhất có thể sử dụng
Tay golf chuyên nghiệp Karsten Maas, 46 tuổi đến từ Đan Mạch, có
thể đánh quả bóng golf đi được khoảng cách 165,4m bằng cây gậy đánh golf
có chiều dài lên đến 4,37m.
Điều này giúp cây gậy đánh golf của Maas được ghi vào sách kỷ lục
Guinness khi trở thành gây golf “khủng” nhất thế giới nhưng vẫn có thể
sử dụng được. Tuy nhiên Maas cho biết không dễ dàng gì khi sử dụng cây
gậy đánh golf này vì kích cỡ và khối lượng khá nặng của nó.
Cây guitar lớn nhất thế giới
Với kích cỡ gần 12 lần cây guitar điện Gibson Flying V đời 1967,
cây guitar của Scott Rippetoe (sống tại thành phố Conroe, bang Texas) là
cây guitar điện lớn nhất thế giới, với chiều dài 13,29m, chiều rộng
5,01m và có khối lượng lên đến 907kg.
Scott Rippetoe đã bỏ ra 1.975 bảng Anh để tạo nên chiếc đang guitar
này, với thân làm bằng gỗ và dây đàn được làm từ cáp máy bay.
Kỷ lục ăn được nhiều ớt cay nhất
Ớt ma được xem là giống ớt cay nhất thế giới, với độ cay cao gấp
400 lần loại nước sốt làm từ hạt tiêu. Tuy nhiên điều này không ngăn
được Jason McNabb (sống tại California) lập kỷ lục thế giới với loại ớt
này khi ăn được 66g ớt ma chỉ trong 2 phút .
Xe đẩy hàng có gắn động cơ lớn nhất
Chàng trai người Mỹ Frederick Reifsteck đã ghi tên mình vào sách kỷ
lục Guinness khi tạo ra chiếc xe đẩy hàng có chiều dài 8,23m, chiều
rộng 2,43m và cao 4,57m. Reifsteck cũng đã gắn động cơ cho chiếc xe đẩy
hàng của mình để di chuyển, thay vì tốn sức để đẩy chiếc xe “khủng” này.
Trò chơi Yoyo lớn nhất thế giới
Beth Johnson, sống tại bang Ohio (Mỹ), đã phải mất 18 tháng để tạo
ra chiếc Yoyo có kích cỡ “khủng”, với đường kính 3,65m, nặng đến 2,095
tấn và được treo trên một chiếc cần cẩu.
Beth cho biết cô bắt đầu dự án của mình để tạo ra một cái gì đó lớn hơn và tốt hơn so với bất kỳ ai khác đã làm trước đó.
“Mọi người nghĩ tôi bị điên, nhưng tôi không phải là một người hèn nhát từ bỏ các thử thách”, Beth Johnson chia sẻ.
T.Thủy
Tổng hợp
*******************
Vũ khí siêu lợi hại
Cô nàng hớ hênh, người nhện thất nghiệp, hay đưa khỉ dạo phố...
|
Việc nặng nhọc cứ để anh lo.
|
|
Thích ăn đòn không?
|
|
Wow! Làm sao đứng được hay quá vậy?
|
|
Chút thư giãn giữa giờ nào.
|
|
Đi thang máy cũng phải khác người nữa.
|
|
Khi người nhện thất nghiệp.
|
|
Cô nàng hớ hênh.
|
|
Nhà lộn ngược hay ghê.
|
|
Tác phẩm thú vị.
|
|
Đưa em dạo phố.
|
|
Ghép ảnh xưa - nay độc đáo.
|
|
Cẩn thận kẻo nhìn nhầm nhé.
|
|
Wow! Chiếc dù này độc đấy.
|
|
Hóng đường. |
Ốc Sên
********************
Những sáng tạo 'độc lạ' làm thay đổi cuộc sống
Những món đồ gia dụng tưởng chừng đơn giản, lại giúp cuộc sống thuận tiện hơn rất nhiều.
|
Đôi giày có thể thay đổi gót với chiều cao tùy ý.
|
|
Vắt chanh, cam chưa bao giờ trở nên dễ dàng hơn thế!
|
|
Bình nước có thể thu gọn, rất phù hợp cho những chuyến pinic.
|
|
Nhà kiêm thuyền lưu động.
|
|
An toàn cho thú cưng không còn là nỗi lo nữa nhé!
|
|
Chiếc túi đa năng giúp thu dọn đồ chơi nhanh gọn nhẹ.
|
|
Thiết bị tìm chìa khóa đặc biệt hữu ích cho teen mắc tính hay quên.
|
|
Chiếc phễu cao su thần kỳ nè!
|
|
Kể từ ngày có chiếc vòi mới này, tớ tích cực uống sữa hơn.
|
Mr.Bull (tổng hợp)
*****************
Vua Bảo Đại cưới vợ và chuyện ‘phá lệ’ tấn phong hoàng hậu
Cho dù rình rang hay đơn mọn, nói chung đều là
lễ cưới của dân hoặc quan. Nhưng ở thời phong kiến, là dân thì hiếm ai
có dịp nhìn thấy, chứng kiến lễ cưới của nhà vua.
Năm
2014 tròn 80 năm vua Bảo Đại cưới vợ (1934), và 100 năm ngày sinh Hoàng
hậu Nam Phương (1914). Dù “chú rễ và cô dâu” đều đã qua đời, nhưng nhờ
tư liệu báo chí thời ấy, chúng ta biết được đại nét diễn tiến về cuộc
đại hôn này.Thời Nguyễn, theo lệnh của vua Thiệu Trị, một số
quan lại ở Kinh đô phụng mạng soạn sách Đại Nam hội điển sự lệ ghi chép
những điển lệ chính yếu do chính quyền phong kiến Việt Nam ban hành từ
1802 – 1851. Sách khởi làm năm 1843, hoàn thành năm 1851, gồm có cả thảy
262 quyển.
Vì quá rườm rà nên về sau, sách Đại Nam điển lệ toát
yếu tóm tắt cho gọn. Trong sách này, phần Tuyên sách văn lập Hoàng hậu,
do Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Giác phiên âm và dịch nghĩa (Nxb. Tp. Hồ Chí Minh,
1993) ghi: lệ mỗi khi gặp đại lễ sách lập Hoàng hậu, trước ngày lễ,
phụng chỉ vua cho hội họp các Bộ phụ trách chế tạo sách vàng, ấn vàng và
lỗ bộ nghi trượng.
|
Hoàng hậu Nam Phuong và vua Bảo Đại.. |
Viện Hàn lâm nghĩ soạn bài sách văn [bài để dâng tôn hiệu, để
tuyên ngôn trong lễ lập Hoàng hậu], tờ chiếu cáo và các tờ biểu, tiên.
Chọn ngày tốt Bộ Lễ tâu xin vua sai quan Khâm mạng kính cáo đàn Nam giao
và Thái miếu. Phụng Hoàng đế thân đến điện Phụng tiên kính cáo việc lễ;
kế đó đến cung Từ thọ đem ngày sách lập tâu cho Thái hậu biết.
Đến
ngày lễ, đặt nghi lễ đại triều, phụng Hoàng đế ngự điện Cần chánh ban
cờ tiết mao và kim sách kim bảo; quan Khâm mạng đem các thứ ấy vào cung,
rồi do các hoạn quan chuyển tiến lên Hoàng hậu. Hoàng hậu bèn theo nghi
lễ đến bái yết điện Phụng tiên, bái yết cung Từ thọ, và lạy tạ Hoàng
đế.
Các quan lần lượt dâng tờ biểu và tiền chúc mừng [tiền là
giấy vẽ rồng cũng như tờ biểu; văn biểu viết bằng thể tứ lục, còn thể
văn tờ tiền thì không rõ thể nào]. Lễ sách lập xong, ban tờ chiếu bá cáo
cho thiên hạ. Các địa phương đều dâng tờ biểu và tiền chúc mừng, do Bộ
Lễ dâng lên Hoàng đế.
Tuy “sự lệ” chỉ ghi chép đến năm 1851
(thời vua Thiệu Trị, 1847-1883), tức trước khi vua Bảo Đại (1925-1945)
cưới vợ năm 1934 những 83 năm, nhưng việc đại hôn về cơ bản vẫn diễn ra
theo trình tự thủ tục của sách đã ghi.
Vì là tư liệu, nên tác giả xin trích dẫn đúng cách viết thời ấy của Nam phong tạp chí, số 193 tháng 2 + 3.1934:
Đức Bảo Đại gặp Hoàng hậu lần thứ nhất Hồi
tháng Giêng năm ngoái (năm Bảo Đại thứ 8) đức Bảo Đại nhân dịp ngự giá
Nam tuần lần thứ hai, Ngài ngự lên Dalat, quan Công sứ Dalat có thết
tiệc, nhân mời cả các thân hào Tây Nam ở Dalat đến dự, tình cờ Hoàng hậu
đi cùng ông cậu là ông Lê Phát An ra chơi Dalat, nên cũng mời đến dự
tiệc, đức Bảo Đại mới bắt đầu quen biết mà duyên trời cũng bởi từ đấy mà
nên.
Gia thế Hoàng hậu
Trong Nam Kỳ ai
cũng biết tiếng ông huyện Sĩ xưa là người giàu nhất xứ ấy. Nguyên ông
tên là Lê Phát Đạt sinh ở Chợ Quán tỉnh Gò Công, là người đã giao thiệp
với người Pháp khi mới bước chân đến xứ này trước nhất. Ông có công
trạng to với các nhà đồn điền lớn ở Nam Kỳ, vả lại có đức cần kiệm, cho
nên dần dần lên một vị cự phú ông ở xứ ấy.
|
Tem Bưu chính Hoàng hậu Nam Phương |
Ông có ba người con trai là Lê Phát An, Lê Phát Tân, Lê Phát
Thanh và một người con gái là bà Bảy. Bà Bảy lấy ông Nguyễn Hữu Hào sinh
ra Hoàng hậu. Vậy thì Hoàng hậu là lệnh ái của ông Nguyễn Hữu Hào và bà
Bảy, mà là cháu ngoại ông huyện Sĩ, lại là cháu gọi ông Lê Phát An (là
một nhà triệu phú hiện thời ở Nam Kỳ) bằng cậu.
Hoàng hậu có đủ
tài văn chương, thể thao và âm nhạc, năm nay 21 tuổi, có nhập tịch dân
Pháp và là người bên giáo, đã xin phép đức Giáo hoàng bên La Mã cho được
kết duyên với đức Bảo Đại.
Đức Bảo Đại làm lễ Đại hôn và tấn phong Hoàng hậu
Ngày
6 Mars 1934, đức Bảo Đại phụng mệnh ba Tôn cung và hợp nghị cùng Lục
bộ, phủ Tôn nhân, cùng Hoàng tộc rồi xuống Dụ định làm lễ Đại hôn và lập
Hoàng hậu như sau này:
Dụ số 4 ngày 21 tháng giêng năm Bảo Đại thứ 9
Trẫm theo Ý chỉ của ba Tôn cung, Trẫm định lập nội cung để có người nội trợ.
Nhưng muốn lập một người cho có học
thức hoàn toàn, sách lập liền làm Hoàng hậu, để chánh vị trong cung,
thời ba Tôn cung đã chuẩn doãn rồi.
Đối với văn minh bây giờ, thì phong
tục đã mở mang, thế mà còn nạp vào nội cung cho nhiều người, chia giai
cấp cho nhiều bậc, tất không thích hợp với trình độ tiến hóa ngày nay.
Ấy cho nên Trẫm định bỏ tục xưa ấy đi.
Vả chăng Trẫm chọn người làm cổ
quăng, đã không câu nệ người Nam với Bắc, thời nay lựa người nội trợ,
chỉ cần lấy hiền đức, chớ cũng không nệ là người ở xứ nào.
Vậy nên Trẫm lựa một người thiếu nữ
quán ở Nam Kỳ, tên là Nguyễn Hữu Thị Lan tức là Mariette Jeanne Nguyễn
Hữu Hào, con một nhà có danh giá trong lục tỉnh.
Nguyên xứ Nam Kỳ trước đây đã có
một vị quốc mẫu đáng tôn kính, làm tiêu biểu ở chốn cung vi, đến bây giờ
nhắc đến đức Từ Dụ là đức Nghi thiên Chương Hoàng hậu, người trong
Hoàng tộc hãy còn ghi nhớ luôn.
Đến Trẫm bây giờ mà nối được lề xưa, để tỏ lòng hoài niệm với nhân dân trong Lục tỉnh thời Trẫm lấy làm vui mừng.
Người
mà Trẫm sách lập làm Hoàng hậu đây, đã từng du học bên quí Pháp quốc
lâu năm cũng như Trẫm vậy, cho nên đã dung hòa được văn hóa tốt đẹp của
Tây Âu và tinh thần vẻ vang của Đông Á, mà trở nên một người nhân cách
hoàn toàn.
Trẫm đã từng biết rồi, đức hạnh người ấy đáng
làm hiền phối cho Trẫm, và cũng đáng làm khuôn mẫu ở ngôi chánh vị
trong cung. Hễ người ấy vào cung, thời Trẫm cho lập liền làm Hoàng hậu.
Bà
Hoàng hậu là người giáo đức cho vua và việc lập hậu là việc quan hệ,
vậy Trẫm cho sở quan sắp đặt sự nghi thế nào cho xứng đáng và trọng sự
thể.
Khâm thử.
|
Tem Bưu chính Hoàng hậu Nam Phương.. |
Dụ tại Cung An Định ngày 21 tháng giêng năm Bảo Đại thứ 9. Ngự tiền Văn phòng cung lục.
Các nghi lễ Đại hôn và tấn phong Hoàng hậu
-
Ngày mồng một tháng Hai (15 mars 1934). Đức Bảo Đại ngự khăn vàng áo
thụng vàng ngự đến điện Phụng Tiên, có các quan nội thần đi hầu, để làm
lễ kỳ cáo; rồi tâu với Lưỡng tôn cung và Hoàng thái hậu về việc làm lễ
Đại hôn.
- Ngày 3 tháng Hai (17 mars). Hoàng thân Bửu Liêm cùng
Phủ thiếp và Hoàng tùng đệ vào Lăng Cô đón Hoàng hậu rước về Kinh đô.
Khi tới cung Trú tất ở Kinh đô, Hoàng hậu trú ở cung ấy suốt ngày mồng
3, 4 và 5 tháng 2 (17, 18 và 19 mars).
- Ngày 6 tháng Hai (20 mars).
+
9 giờ sáng đón Hoàng hậu vào Đại nội. Khi ở cung Trú tất khởi hành,
Hoàng hậu đội khăn thiên thanh, mặc áo thụng thêu đỏ, có các bà Phủ
thiếp, các công chúa, các bà mệnh phụ đều thịnh phục đến đón Hoàng hậu
vào Đại nội. Có bốn lọng đỏ, mười lá cờ đứng giàn trước cung Trú tất.
Hoàng hậu và quý quyến ngồi trên chiếc ô tô đi giữa các ô tô khác.
Quan Đề đốc hộ thành mặc binh phục, cưỡi ngựa, có các toán lính đi theo để hộ vệ đám rước từ cung Trú tất đến cửa Chương đức.
Mé
trong cửa ấy có quan Đô thống đứng đón, đưa đám rước vào cung Dưỡng
tâm. Suốt hai bên đường từ cửa Chương đức đến cung Dưỡng tâm đều có cắm
cờ.
+ 10 giờ rưỡi, đức Bảo Đại ngự khăn áo vàng ngự ra điện Cần
chánh, có các quan nội thần đi hầu. Hoàng hậu yết kiến tại điện Càn
thành. Đoạn đức Bảo Đại ngự vào điện Kiến trung, rồi Hoàng hậu lui ra
cung Dưỡng tâm.
+ 11 giờ, các quan đình thần, các bà mệnh phụ đều
mặc áo gấm, đeo huy chương vào mừng Hoàng hậu. Các quan thì do quan Lại
bộ Thượng thư giới thiệu; các bà mệnh phụ thì do bà Hiệp Lại giới
thiệu.
+ 4 giờ chiều, Hoàng hậu vào chầu Lưỡng tôn cung và Hoàng thái hậu.
- Ngày 8 tháng Hai (22 mars). 9 giờ sáng, Hoàng hậu đến bái yết miếu Phụng tiên. Rồi vào chầu Lưỡng tôn cung và Hoàng thái hậu.
- Ngày 10 tháng Hai (24 mars).
+
8 giờ sáng. Các quan Khâm mệnh làm lễ bái mệnh tại điện Cần chánh, lĩnh
cờ mao tiết, có nhạc công rước kim ấn và kim thư do cửa Đại cung môn
tới Thái bình lâu.
+ 8 giờ rưỡi. Đám rước tới Thái bình lâu, có
Hoàng hậu đã tới đấy, sai các nội quan ra lĩnh cờ mao tiết, kim ấn cùng
kim thư đặt trên bàn phủ vóc vàng để ở giữa điện ấy.
Hoàng hậu xá ba xá bái mệnh, các nội quan dâng kim ấn và kim thư, Hoàng hậu tiếp nhận dâng lên ngang trán xá ba xá để tạ ân.
Hoàng hậu giữ lấy kim ấn và kim thư, còn cờ mao tiết thì giao cho các quan Khâm mệnh đem về phục mệnh tại điện Cần chánh.
+
9 giờ. Quan quyền Toàn quyền Graffeuil, quan Khâm sứ Thibaudeau, quan
Thống sứ Tholance cùng các quan chức văn phòng các ngài vào điện Kiến
trung chúc mừng Hoàng hậu.
+ 3 giờ chiều. Hoàng hậu mặc mũ áo
Hoàng hậu đến bái yết tại miếu Phụng tiên. Đoạn, Hoàng hậu đến bái yết
Lưỡng tôn cung và Hoàng thái hậu. Ba Tôn cung có ban tặng phẩm và lời
huấn thị.
Đoạn, Hoàng hậu đến điện Cần thành, có các quan nội thần đi theo, làm lễ xá ba xá tạ ân đức Bảo Đại.
Ngày
làm lễ tấn phong Hoàng hậu này các công sở của Nam triều và các trường
học đều được nghỉ một ngày. Khắp các công sở đều treo cờ, đốt đèn. Có
bày các trò du hí trước Phu văn lâu cho công chúng xem. Ở Bắc Kỳ quan
Thống sứ cũng hạ lệnh cho các công sở và các trường học đều nghỉ một
ngày để tỏ ý kính mừng Hoàng thượng cùng Hoàng hậu.
Buổi tối, đức
Bảo Đại đặt đại yến tại cung An định, có quan quyền Toàn quyền
Graffeuil, Lưỡng tôn cung, Hoàng thái hậu, quan nguyên Phụ chánh thân
thần Tôn Thất Hân, quan Khâm sứ Trung Kỳ, quan Thống sứ Bắc Kỳ, các quan
Đại thần Nam triều, các viên chức Tây Nam cả thảy chừng bảy trăm người
dự tiệc.
- Ngày 12 tháng 2 (26 mars). Buổi sáng, tại điện Thái
hòa có đặt lễ Đại triều hạ để các quan làm lễ mừng đức Bảo Đại về dịp
Đại hôn Ngài. Đến dự có quan quyền Toàn quyền Graffeuil, quan Khâm sứ
Trung Kỳ, quan Thống sứ Bắc Kỳ, quan Thống đốc Nam Kỳ cùng đông các quan
chức Bảo hộ. Quan quyền Toàn quyền thay mặt đức Giám quốc Lebrun, quan
Tổng trưởng Thuộc địa Pierre Laval, quan Toàn quyền thực thụ Robin cùng
tất cả các người Pháp ở Đông dương tỏ lời chúc mừng đức Bảo Đại. Đức Bảo
Đại đứng dậy nói mấy lời cảm ơn.
Đến các quan trong triều, các quan đại biểu quan lại các tỉnh Trung Kỳ cùng Bắc Kỳ dâng các biểu mừng rồi cùng xá ba xá.
Về
dịp lễ Đại hôn của đức Bảo Đại này, đức Giám quốc Đại Pháp Albert
Lebrun, quan Thượng thư Thuộc địa Pierre Laval, đều có gửi điện tín sang
chúc mừng đức Bảo Đại và Hoàng hậu.
Ân chiếu về dịp lễ Đại hôn và tấn phong Hoàng hậu đã thành
Đức Bảo Đại làm lễ Đại hôn tấn phong Hoàng hậu đã thành rồi, Ngài có ban ân chiếu như sau này:
Chiếu ban ngày 12 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 9 (26 mars 1934)
Vâng mệnh Trời, dấy vận nước, Hoàng đế xuống chiếu rằng:
Giữa vũ trụ xây nên trời đất, có
mặt trăng đối chiếu với mặt trời; chốn cung vi lập đạo cương thường,
ngôi Hoàng hậu sánh vai cùng Hoàng đế. Lễ nên tôn quí là lẽ thiên nhiên.
Trẫm tuân theo Ý chỉ của ba Tôn
cung, định lập Nội cung để có người nội trợ, nhưng muốn lựa một người
học thức hoàn toàn, hiền đức có tiếng, sách lập liền làm Hoàng hậu, để
chính vị trong cung.
Người ấy là Nguyễn Hữu Thị Lan, quán ở Nam Kỳ, con nhà khuê tú, có danh giá ở trong Lục tỉnh.
Xứ Nam Kỳ là đất khánh nguyên của
các bà Hoàng hậu tiên triều, cho nên người của Trẫm chọn đây, là một
người đứng đắn, đã từng du học bên quí Pháp quốc lâu năm, kiến thức rộng
rãi, học hạnh kiêm toàn, nên dung hòa được văn hóa của Âu và Á, Trẫm
biết chắc người này đáng làm hiền phối cho Trẫm ở ngôi Chánh hậu trong
cung.
Trẫm đã thỉnh mạng ba Tôn cung du doãn rồi. Ngày 21 tháng
giêng đã xuống dụ cho biết việc Trẫm lập Hậu; ngày mồng một tháng này đã
kỳ cáo Liệt miếu; ngày mồng 6 đưa vào Cung; ngày mồng 10 đã phái Mệnh
quan đệ kim sách, kim bửu tấn phong làm Hoàng hậu rồi.
Nay đại lễ đã thành, hồng ân ban bố, có các khoản thi ân và thích giảm sẽ do các bộ sở quan thương thỏa công bố thi hành.
Đạo sinh thành quẻ Khôn đối với quẻ
Càn, chữ “Quí quí” cũng thể theo kinh Dịch; nền phong hóa việc nhà suy
ra việc nước, thơ “Quan quan” là chép trước kinh Thi. Vậy nên bá cáo mọi
người cùng hay.
Khâm tai!
Qua trên ta thấy trong việc cưới, chỉ có Bảo Đại, vị vua cuối cùng triều Nguyễn đã mạnh dạn “phá lệ”:
1.
Chúng ta đều biết, các vị vua tiền triều đều có lệnh cấm rất khắc
nghiệt mọi sự hoạt động của các thừa sai, tùy từng thời mà mức độ đàn áp
có khác nhau, đôi lúc “gặp đâu giết đó”; những người tin nghe, nhẹ lắm
cũng phải bị nhục hình bằng cách thích chữ “tả đạo” lên trán! Nay Bảo
Đại chọn cô Nguyễn Hữu Thị Lan là người theo đạo Cơ Đốc, lại là “đạo
dòng” làm vợ, nên triều đình không thể không phản đối. Nhưng ông bất
chấp, quyết vượt mọi rào cản của những người trong hoàng tộc, đến mức
lớn tiếng: “Cưới vợ cho Trẫm, hay cho triều đình?”.
2. Kể từ khi
Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến 12 đời vua nối tiếp, các vị chỉ
phong cho vợ tước vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.
Nhưng vua Bảo Đại thì khác, ông không ngần ngại tấn phong Hoàng hậu cho
vợ ngay trong lễ cưới đúng như yêu cầu trước đó của gia đình bên vợ; bà
vẫn được theo đạo Chúa; và các con khi sinh ra đều phải rửa tội theo
đạo của mẹ. Còn vua thì được giữ đạo cũ là Phật giáo. Do Marie Thérèse
Nguyễn Hữu Thị Lan (hay Mariette Jeanne hoặc Jeanne Mariette Nguyễn Hữu
Hào) “có vẻ đẹp dịu dàng của người con gái phương Nam, thùy mị và quyến
rũ”, nên nhà vua đặt cho danh hiệu Hoàng hậu là Nam Phương.
Vấn
đề lập ngôi Hoàng hậu, ngoài những áp lực từ bên ngoài (gia đình bên vợ
và các quan chức người Pháp – cụ thể, tác giả của kịch bản này chính là
ông Charles, cựu khâm sứ Pháp, cha nuôi của Bảo Đại, người “bảo trợ”
hoàng đế suốt những năm học tập ở Pháp), ta có thể truy tìm duyên cớ để
nghiệm giải thêm chuyện hết sức tế nhị này:
Vua Gia Long có rất
nhiều phi tần, mỹ nữ hầu hạ. Truyền rằng chính thức có đến 17, 18 bà.
Sống giữa một tập thể nữ giới rần rần như vậy chắc ông đã gặp không biết
bao nhiêu là rắc rối! Theo tiết lộ của một quan chức người Pháp khá
thân cận với Ngài là Michel Chaigneau (quan đại thần, được vua Gia Long
ban cho tên Việt là Nguyễn Văn Đức), thì vua rất ngao ngán cái đám nữ
giới này, thậm chí ông còn gọi họ là “một lũ quỷ sứ” thì quả tình trạng
nơi thâm cung tồi tệ biết chừng nào! Phải chăng đó chính là nguyên nhân?
Kinh nghiệm thực tiễn này nhà vua không thể không nghiêm dạy trong nội
bộ hoàng tộc, và bản thân ông cũng như các vị nối ngôi – ngoại trừ Bảo
Đại – đều không lập Hoàng hậu.
Như vậy việc vua Bảo Đại cưới vợ
là người Công giáo, và lập ngôi Hoàng hậu ngay trong lễ cưới là những
hình thức phá lệ tích cực, rất đáng ghi nhận, coi như triều đình đã
chính thức xóa bỏ sự kỳ thị giữa lương và giáo; “mở bửng” để người dân
quen dần với nếp sống văn minh phương Tây, mà hơn hết là tôn vinh người
phụ nữ.
* Cho đến nay người dân vẫn cảm mến đức độ và luôn thể
hiện sự tôn kính đối với hai vị Hoàng hậu triều Nguyễn (đều người tỉnh
Tiền Giang nay): bà Từ Dụ (hay Từ Dũ, tên thật Phạm Thị Hằng 20.6.1810 –
12.5.1902), vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức, và bà Nam Phương (tên thật
Nguyễn Hữu Thị Lan, 14.12.1914 – 16.12.1963), vợ vua Bảo Đại, người đã
chủ tọa Tuần lễ vàng ủng hộ Cách mạng Tháng tám năm 1945, và từng gửi
thông điệp cho bạn bè trên thế giới yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành
động xâm lăng của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Theo Nguyễn Hữu Hiệp/ Dân Việt
**********************
.
**********************