Trang lá cải
Trang Lá cải 06 tháng 02 -2025:

**************
Kỳ án nữ sinh trường danh giá bị đầu độc trong ký túc xá
Trung QuốcTừ nữ sinh viên thông minh xinh đẹp, Chu Lệnh bị liệt hai chân và khuyết tật trí tuệ sau hai lần trúng độc thallium, nhưng cảnh sát không thể tìm ra thủ phạm.
Chu Lệnh sinh năm 1973, là nữ sinh đa tài chuyên ngành hóa lý và phân tích công cụ tại khoa Hóa học của Đại học Thanh Hoa, khóa 1992.
Ngày 24/11/1994, nhân dịp sinh nhật lần thứ 21 của Lệnh, ông Ngô Thừa Chi đưa con gái ra ngoài ăn tối. Mới ăn được vài miếng, Lệnh nói bị đau bụng và "thấy khó chịu, không ăn được nữa".
Khoảng thời gian đó, Lệnh bận rộn chuẩn bị cho buổi diễn văn nghệ ở trường vì là thành viên quan trọng của dàn nhạc dân gian. Lúc này, Lệnh bắt đầu rụng tóc "tương đối nhiều", theo lời kể của mẹ cô là bà Chu Minh Tân.
Sau buổi biểu diễn tối 11/12, Lệnh về nhà nói với mẹ: "Bụng con đau quá, không chịu nổi nữa".

Chu Lệnh rạng rỡ hồi còn khỏe mạnh. Ảnh: Jinan Times
Gian nan tìm nguyên nhân bệnh
Ngày 23/12, bà Tân đưa con đến Bệnh viện Đồng Nhân ở Bắc Kinh để điều trị. Hôm đó, mái tóc dài của Lệnh rụng hết.
Trong một tháng điều trị tại khoa tiêu hóa, Lệnh cả đêm không ngủ được vì đau bụng, vùng eo mọc mụn nước zona, phải di chuyển bằng xe lăn. Các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chỉ kê đơn thuốc tiêu hóa. Ngày 23/1/1995, Lệnh được xuất viện.
Ngày 20/2/1995, Lệnh nhất quyết đòi đi học khi học kỳ mới bắt đầu. Trong hai tuần tiếp theo, cô bắt đầu đi lại khó khăn.
Lệnh dành phần lớn thời gian ở ký túc xá ôn tập bài vở chuẩn bị thi lại. Cô uống sữa bột tốt cho xương và bánh mì mang từ nhà đến cho bữa sáng, dùng bếp điện hâm nóng thuốc bắc đóng chai cũng mang từ nhà đến và tự mua cơm ở căng tin, từ chối bạn bè giúp đỡ.
Ngày 3/3/1995, Lệnh trở về nhà. Tóc cô đã dài thêm vài cm. Lệnh nói với mẹ: "Toàn thân con đều đau, chân là đau nhất". Bà Tân đưa con đến hai bệnh viện để khám. Thấy điều trị không hiệu quả, bà lại đưa Lệnh đến Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh gặp bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 9/3, chủ nhiệm khoa thần kinh nói với bà Tân rằng các triệu chứng của Lệnh "quá giống với trường hợp ngộ độc thallium tại Đại học Thanh Hoa vào những năm 1960". Thallium là một kim loại nặng cực độc, có thể gây tử vong chỉ với hàm lượng 30 microgram trong 1 lít máu.
Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế, Lệnh không được làm giám định ngộ độc thallium mà chỉ được theo dõi tại phòng cấp cứu của bệnh viện trong khi chờ có giường bệnh nội trú.
Ngày 15/3, Lệnh được đưa vào khoa thần kinh, mái tóc ngắn ngủn mới mọc lại của cô lại rụng sạch.
Theo hồ sơ bệnh án, tình trạng khi nhập viện của Lệnh là "rụng tóc, đau bụng, đau khớp và cơ trong 3 tháng, đau ở cả hai chi dưới trong 7 ngày, chóng mặt trong 3 ngày"... Chẩn đoán ban đầu là "bệnh thần kinh ngoại biên, hội chứng đỏ đau đầu chi, nguyên nhân chưa xác định".
Bác sĩ đã hỏi một giáo viên của khoa Hóa học tại Đại học Thanh Hoa về việc Lệnh tiếp xúc với hóa chất thí nghiệm. Giáo viên xác nhận Lệnh không tiếp xúc với chất độc. Trong thời gian nằm viện, Lệnh phủ nhận từng tiếp xúc với kim loại nặng.
Ngày 23/3, Lệnh phải phẫu thuật mở khí quản và tràn khí màng phổi. Sau đó, bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. Ngày 26/3, Lệnh được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt và phải thở máy. Hai ngày sau, nữ sinh hôn mê sâu suốt hai tháng.
Ngày 10/4, bạn học cũ là Bối Chí Thành, sinh viên Đại học Bắc Kinh khóa 1992, đến bệnh viện thăm Lệnh, nhìn thấy cô hôn mê với đủ loại ống cắm vào cơ thể.
Khi đó, Thành đang làm dự án liên quan đến Internet - khái niệm mới mẻ với hầu hết mọi người thời ấy. Đại học Bắc Kinh là một trong ba trường hiếm hoi có đường truyền mạng. Đau xót trước cảnh ngộ của bạn, Thành và một số bạn học nghĩ ra cách gửi thông tin bệnh tình của Lệnh ra nước ngoài qua email bằng tiếng Anh.
Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5/1995, họ nhận được tổng cộng 1.635 email. Có 211 email cho rằng Lệnh bị ngộ độc thallium, chiếm 79,92% trong số các email đưa ra chẩn đoán. Nhưng khi Thành mang kết quả chẩn đoán đến Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh, không ai lắng nghe. Cuối cùng, bố mẹ Lệnh phải tự tìm đơn vị có liên quan để giám định.
Ngày 18/4, Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh công bố báo cáo về bệnh tình của Lệnh là "có khả năng cao bị viêm dây thần kinh, rễ thần kinh và viêm não tủy rải rác cấp tính". Viện nêu rõ rằng "có thể loại trừ khả năng ngộ độc thallium".
Ngày 28/4, từ một người bạn, bố mẹ Lệnh được biết Viện nghiên cứu Bệnh nghề nghiệp Bắc Kinh có thể giám định ngộ độc thallium. Họ thu thập móng tay, những mảnh da lớn bị rụng và tóc rơi trên áo khi Lệnh bắt đầu phát bệnh vào tháng 12/1994. Họ cũng thu thập máu, nước tiểu, não tủy và các mẫu khác từ bệnh viện để gửi đi xét nghiệm.
Báo cáo xét nghiệm ghi: "Hàm lượng thallium trong nước tiểu là 275 microgam/lít, trong dịch não tủy là 263 microgam/lít, trong huyết thanh là 31 microgam/lít, trong tóc là 532 microgam/kg, trong móng tay là 22,824 mg/kg". Để so sánh, hàm lượng thallium trong nước tiểu của người dân Bắc Kinh là 0-5 microgam/lít. Với các triệu chứng nặng, lượng thallium trong cơ thể Lệnh được suy đoán vượt quá 1.000 mg.
Theo đó, Lệnh được nhận định là ngộ độc thallium, còn bị ngộ độc hai lần. Chuyên gia nói rằng muối nitrate và sulfate của thallium đều không màu, không mùi, rất dễ hòa tan trong nước, "bỏ vào trong bánh mì thì không thể phát giác".
Cùng ngày, Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh bắt đầu sử dụng chất hóa học xanh Phổ để giải độc cho Lệnh. Tuy nhiên, lúc này đã 50 ngày trôi qua kể từ khi Lệnh được đưa đến viện.
Một tháng sau, hàm lượng thallium trong cơ thể Lệnh về cơ bản đã được loại bỏ. Tháng 8/1995, Lệnh tỉnh lại. Nhưng do hệ thần kinh bị tổn thương lâu dài, cô bị mất chức năng vĩnh viễn, để lại các di chứng như teo dây thần kinh thị giác, liệt hai chi dưới, teo cơ, khuyết tật trí tuệ.
Tháng 11/1995, Lệnh được xuất viện, Đại học Thanh Hoa đã trả 600.000 nhân dân tệ chi phí y tế cho cô.

Chu Lệnh vẫn mỉm cười khi đấu tranh với bệnh tật. Ảnh: Jinan Times
Nghi phạm là bạn thân
Sau khi có kết quả giám định, bố mẹ Lệnh lập tức trình báo vụ việc vào tối 28/4/1995. Sáng hôm sau, gia đình yêu cầu nhà trường di chuyển học sinh trong cùng ký túc xá ra ngoài để bảo vệ hiện trường và niêm phong đồ đạc của Lệnh để tiến hành xét nghiệm thêm, tuy nhiên không được đáp ứng.
Ông Chi nhớ lại vào cuối tháng 3/1995, ngay sau khi Lệnh nhập viện, một bạn học nữ gọi điện cho ông, nói rằng: "Còn ít bánh mì Chu Lệnh để thừa lại, tụi cháu chia nhau ăn rồi". Ông Chi khẳng định: "Rõ ràng có người đang tiêu hủy bằng chứng".
Ngày 7/5, hai vợ chồng được cảnh sát triệu tập lấy lời khai. Họ được báo tin đã xảy ra vụ trộm cắp trong ký túc xá của Lệnh vào kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động. Một số đồ dùng cá nhân của Lệnh bị mất, bao gồm một hộp đựng kính áp tròng, son môi, dầu gội, sữa tắm và cốc uống nước. Rất nhiều bằng chứng không còn. Sau đó, cảnh sát lấy đi những vật dụng còn lại của Lệnh. Bà Tân nghi ngờ "kẻ đầu độc muốn phá hủy hiện trường vụ án".
Sau khi cảnh sát lập hồ sơ điều tra, bạn cùng lớp, bạn cùng phòng, bạn cùng dàn nhạc... của Lệnh đều bị thẩm vấn lần lượt.
Tháng 2/1996, công an nói với bố mẹ Lệnh rằng vụ án này rất khó khăn, vẫn đang cố gắng giải quyết. Kể từ đó, họ nhiều lần hỏi thăm nhưng không có hồi âm.
Đầu tháng 4/1997, một cảnh sát đã nghỉ hưu của Cục Công an thành phố Bắc Kinh gợi ý cho vợ chồng bà Tân về một số đặc điểm của thủ phạm: từ ngày 20/2 đến 3/3/1995 có thể tiếp cận đồ ăn thức uống, có thể đầu độc mà không bị Lệnh phát hiện; nắm rõ thói quen sinh hoạt của Lệnh để tìm được thời cơ đầu độc; hiểu độc tính và tính chất của muối thallium; có thể tiếp cận với muối thallium; có động cơ phạm tội; có biểu hiện bất thường.
Qua đó, phạm vi nghi ngờ của họ nhanh chóng thu hẹp. Bà Tân nhớ lại, con gái từng nhiều lần nhắc đến người bạn tốt ở chung ký túc xá là Tôn Duy trước khi xảy ra vụ việc. Lệnh và Duy thân thiết vì đều ở Bắc Kinh. Với sự giới thiệu của Lệnh, Duy cũng tham gia dàn nhạc dân ca.
Lệnh từng hỏi mẹ: "Tại sao một người bạn tốt đến mức vô cùng thân thiết cũng sẽ có điểm không tốt?". Khi đó, Lệnh nhiều lần không vui vì lời nói và hành động của Duy. Như một lần, dàn nhạc mời giáo viên của nhạc viện đến dạy. Duy nói với giáo viên rằng trình độ của Lệnh đã rất cao, không cần hướng dẫn nhiều, rồi đẩy cô xuống hàng ghế sau.
Bà Tân nhớ rằng lần cuối cùng nhìn thấy Duy là vào đầu năm 1996. Cô và hai bạn nữ khác trong ký túc xá đến bệnh viện thăm Lệnh đang được điều trị bằng buồng oxy cao áp, sau đó không bao giờ gặp lại.
Ôm nghi ngờ, gia đình yêu cầu cảnh sát thẩm vấn Duy. Duy kể lại: "Tôi không bao giờ ngờ rằng vào ngày 2/4/1997, ngay trước khi tốt nghiệp, tôi đột nhiên bị đưa đi khỏi phòng thí nghiệm để thẩm vấn. Trong khi không có bất kỳ bằng chứng nào, tôi bị yêu cầu ký vào một tờ giấy có in chữ 'nghi phạm'. Sau 8 giờ thẩm vấn liên tục, họ thông báo cho gia đình đưa tôi về nhà. Tôi nghĩ cảnh sát sẽ hỏi thêm một số câu hỏi, nhưng họ không bao giờ liên lạc với tôi nữa".
Khi bằng chứng bị mất, lời khai là đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Nhưng những gì Duy đã nói trong 8 giờ đó không được công khai.
Về động cơ gây án, Duy bị nghi có mối quan hệ cạnh tranh với Lệnh vì cùng chơi trong dàn nhạc dân ca. Nhưng Duy giải thích rằng hai người chơi loại nhạc cụ khác nhau, không tồn tại việc tranh giành cơ hội lên sân khấu.
Tháng 8/1998, Duy được xóa bỏ hiềm nghi. "Họ thừa nhận không có bằng chứng nào chứng minh rằng tôi có liên quan đến vụ đầu độc Chu Lệnh", Duy nói.
Ai có thể lấy muối thallium?
Theo một bác sĩ của Bệnh viện Phục Hưng ở Bắc Kinh, toàn thủ đô chỉ có khoảng 200 người có thể tiếp cận muối thallium, đều sử dụng để làm thí nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu hoặc một số phòng thí nghiệm đặc biệt tại các trường lớn như Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh.
Vậy những ai xung quanh Lệnh có khả năng tiếp cận muối thallium?
Ngày 9/4/1997, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa nói với bố mẹ Lệnh rằng một nữ sinh ở cùng ký túc xá với Lệnh có khả năng tiếp cận được muối thallium khi giúp giáo viên làm dự án.
Sau đó, giáo sư Đồng Ái Quân, người hướng dẫn luận văn của Duy, thừa nhận rằng bà và Duy đã tiếp xúc với muối thallium vì nhu cầu nghiên cứu. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng có một nhóm nghiên cứu lớn đến từ nhiều đơn vị, không chỉ mình bà và Duy tiếp xúc với muối thallium. Giáo sư Đồng nói đã trình bày rõ ràng với khoa và cảnh sát những gì mình biết.
Tháng 5/1997, Vương Hiểu Long, nam sinh khóa 1994 của khoa Hóa học, Đại học Bắc Kinh, đầu độc bạn học tên Uông Lâm bằng muối thallium, lý do là "Lâm từng có quan hệ rất tốt với tôi, nhưng giờ lại không thèm để ý đến tôi nữa". Vụ việc khiến dư luận xôn xao. Ngày 28/7 cùng năm, chính phủ ban hành quy định tăng cường quản lý hóa chất nguy hiểm trong phòng thí nghiệm trường học, vụ đầu độc của Chu Lệnh cũng được nhắc đến.
Ngày 25/8/1998, cuộc họp chính thức giữa Cục Công an thành phố Bắc Kinh và gia đình Lệnh xác nhận: Lệnh bị đầu độc bằng muối thallium; phòng thí nghiệm của Đại học Thanh Hoa đã mua muối thallium nhưng không quản lý chặt chẽ việc sử dụng chúng; loại trừ việc Lệnh cùng người thân từng tiếp xúc với muối thallium.
Năm 2005, 10 năm sau vụ việc, Duy đưa ra tuyên bố bác bỏ bản thân là sinh viên duy nhất tiếp cận được với muối thallium. Theo cô, nhà trường không quản lý chặt các hóa chất thí nghiệm, dung dịch thallium và các chất độc hại khác được để trên bàn, cửa phòng thí nghiệm đôi khi không khóa, sinh viên từ các khoa khác cũng có thể vào. Khi làm thí nghiệm, sinh viên thường mượn dụng cụ và hóa chất của nhau. Tình trạng này diễn ra trong nhiều năm và không có sự cải thiện đáng kể nào ngay cả sau vụ án Chu Lệnh.
Vụ án không lời giải
Gia đình Lệnh gặp vô vàn khó khăn khi tìm kiếm sự thật. Vào nửa đầu năm 1997, trước khi các bạn cùng lớp của Lệnh tốt nghiệp, họ đến Đại học Thanh Hoa hỏi thăm, hy vọng được cung cấp thông tin chi tiết về cuộc sống ở trường của Lệnh. Nhưng không ai đồng ý kể cho họ nghe những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian đó.
Bà Tân đã chạy qua chạy lại giữa các bộ phận của Cục Công an và Đội Cảnh sát Hình sự không biết bao nhiêu lần. Nhìn con gái biến thành người khuyết tật và thiểu năng trí tuệ, hai vợ chồng bà thấy bất lực.

Chu Lệnh được mẹ chải đầu, bố chuẩn bị bữa sáng trong ảnh chụp năm 2009. Ảnh: Jinan Times
Những năm qua, có nhiều giả thuyết khác nhau về thủ phạm. Thông tin về bối cảnh gia đình Duy cũng âm thầm lan truyền. "Xuất thân đặc biệt" với ông nội, bác họ là quan chức cấp cao của Duy được đồn là nguyên nhân vụ việc bị bưng bít.
Năm 1999, gia đình Lệnh kiện Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh vì sơ suất y khoa do chẩn đoán và điều trị chậm trễ. Vụ kiện được xét xử hai lần, gia đình Lệnh đều thua kiện.
Ngày 26/11/2000, tòa án ra phán quyết rằng Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh phải bồi thường cho Lệnh chi phí y tế là 100.000 nhân dân tệ với lý do "có hành vi thiếu trách nhiệm dẫn đến sự chậm trễ trong việc chẩn đoán bệnh".
Tháng 9/2007, chính quyền thông báo rằng "vụ án Chu Lệnh" đã khép lại vào ngày 25/8/1998 vì "bằng chứng đã bị mất và vụ án chưa bao giờ được giải quyết". Gia đình Lệnh bị từ chối cung cấp thông tin.
Gần 30 năm qua, cảnh sát chưa bao giờ tiết lộ bất kỳ tiến triển hay thông tin nào của vụ án cho công chúng. Vụ án Chu Lệnh giống như một chiếc hộp đen, bao quanh là vô vàn lời đồn đại.
Ngày 22/12/2023, Lệnh qua đời ở tuổi 50. Trong khi đó, Duy đã đổi tên, cùng chồng sang Australia sinh sống, đầu tư bất động sản và kinh doanh homestay.
Tuệ Anh (Theo Xinmin Weekly, Jinan Times)
************
Phát hiện thi thể cụ ông 73 tuổi bị cháy trong lều, hiện trường ám ảnh
Vụ cháy xảy ra ở Làng 6, tiểu khu Non Sila Loeng, huyện Khong Chai, tỉnh Kalasin, Thái Lan đã khiến ông Boonliang (73 tuổi) tử vong. Nạn nhân được phát hiện trong tình trạng tay phải bị dây điện quấn quanh và một con dao sắc đặt cạnh thi thể.
Cảnh sát cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 10h tối ngày 31/1. Sau sự việc, các điều tra viên đã thu thập bằng chứng để phân tích pháp y và thi thể nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Srinagarind ở Khon Kaen để khám nghiệm tử thi nhằm xác định nguyên nhân tử vong chính xác.
Cơ quan điều tra có mặt tại hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ việc. Ảnh: KhaoSod
Các điều tra viên đã lấy lời khai hơn 10 người, bao gồm người thân và con gái út của nạn nhân, người cuối cùng ở bên cạnh nạn nhân cũng như những người khác có liên quan đến vụ việc.
Theo The Thaiger , nạn nhân thường xuyên uống rượu và sống một mình trong túp lều. Ông Boonliang không có mâu thuẫn hay xung đột với ai.
Hiện tại, nguyên nhân gây ra vụ cháy và cái chết của người đàn ông vẫn chưa được xác định. Vụ việc có thể là chập điện do tai nạn, tự tử hoặc án mạng, tờ KhaoSod đưa tin.
Kết luận sẽ được đưa ra sau khi có kết quả của các cuộc điều tra tiếp theo và kết quả pháp y. Tất cả những người liên quan hiện được coi là vô tội, vì không có bằng chứng hoặc động cơ nào cho thấy có hành vi giết người ở giai đoạn này.
Minh Hoa (t/h)
***********
Bé 15 tháng tuổi tử vong do bị để quên trên xe ô tô ở Australia
Vào khoảng 5h30 phút chiều 4/2, theo giờ địa phương, một người đàn ông sống tại vùng Earlwood, thuộc thành phố Sydney, Australia đã hét lên “tôi đã giết con gái của mình” khi phát hiện đã để quên em bé 15 tháng tuổi trên xe ô tô vào một buổi chiều nắng nóng.
Người bố hoảng loảng trong lúc trao đổi với cảnh sát tại hiện trường. Nguồn: TNV
Sau khi phát hiện, người đàn ông đã nhanh chóng đưa cháu bé ra khỏi xe và hô hấp nhân tạo trong lúc những người hàng xóm dội nước vào người cháu bé với hy vọng cháu sẽ tỉnh lại. Tuy vậy, cháu bé được xác định là đã tử vong tại hiện trường. Vụ việc diễn ra vào một buổi chiều nắng nóng khoảng 30 độ C-31 độ C.
Theo thông tin ban đầu, có thể người đàn ông đã đón con từ trường mẫu giáo về nhà song sau đó có thể để quên cháu ở trên xe. Tuy vậy đến lúc này cảnh sát chưa công bố thêm thông tin về vụ việc cũng như khoảng thời gian mà cháu bé bị bỏ lại trên xe ô tô.
Theo lời kể của người hàng xóm có tên là Gomes, sau khi phát hiện cháu bé, người bố liên tục hét lên “tôi đã giết con gái mình”. Sau đó người bố được đưa vào bệnh viện để điều trị ổn định tâm lý. Cảnh sát thành phố Sydney cũng đã nói chuyện với cha mẹ của cháu bé để lấy lời khai và không bắt giữ hai người này. Vụ việc đang khiến cộng đồng bất ngờ và đau xót.
Việc để quên con trên xe ô tô khiến các cháu tử vong rất ít khi xảy ra. Theo Tổ chức an toàn trẻ em của Australia, từ năm 2019 đến năm 2023, tại nước này xảy ra khoảng 10 vụ trẻ em tử vong theo kiểu này. Trong đó không thể không kể đến vụ một em bé 3 tuổi sống cùng gia đình tại vùng Guilford thuộc bang New South Wales cũng bị người bố bỏ quên trên ghế sau của xe ô tô vào tháng 2/2023. Sau hơn 6 tiếng sau, khi người bố phát hiện ra thì em bé đã ra đi. Người bố nói với nhân chứng rằng anh đã để con trên xe để đưa đi học song đã quên việc này và không đưa con đến trường.
Gần hơn, vào tháng 12/2024, một bé trai 10 tuổi đã tử vong sau khi bị kẹt trong cốp xe ô tô trong lúc chơi trốn tìm. Nhiệt độ ngoài trời hôm đó lên đến 35 độ C.
Theo giáo sư Matthew Mundy thuộc trường Đại học Torren, để tránh xảy ra các vụ việc tương tự, cơ quan chức năng cần yêu cầu lắp cảm ứng trên các xe chở trẻ em để các thiết bị này phát ra tín hiệu khi thấy các em nhỏ đang được để trên xe ô tô một mình. Bên cạnh đó, một biện pháp tạm thời khác được khuyến nghị đó là cha mẹ nên để túi xách, ví hoặc điện thoại ở ghế bên cạnh ghế ngồi của con ở phía sau để hạn chế việc bỏ quên con trên xe một mình.
Hoặc cũng có một gợi ý khác là để ba lô của con có các hình con vật gây chú ý ở ghế trên của xe, bên cạnh ghế lái để trước khi xuống xe cha mẹ có thể nhìn vào ba lô đó để nhớ đến con mình. Đồng thời, giáo sư Mundy cũng gợi ý các cha mẹ nên hình thành thói quen kiểm tra xe trước khi đóng cửa để tránh xảy ra các vụ việc thương tâm.
***********
Âm mưu trả thù vì bị bạn cùng ký túc xá tẩy chay
Trung QuốcTừ những mâu thuẫn nhỏ trong ký túc xá, Chu Lợi mua thuốc độc về trộn vào bột yến mạch của bạn cùng phòng, nhưng một người bạn khác vô tình ăn phải.
Ngày 7/4/2024, Trương Hải Lam, 25 tuổi, nghiên cứu sinh tại Đại học Tương Đàm ở tỉnh Hồ Nam, lấy lon bột yến mạch để trên bàn bạn cùng phòng ký túc xá để ăn nhưng thấy có vị đắng.
Trưa hôm đó, Lam bị đau bụng dai dẳng, nôn mửa và tiêu chảy hơn 10 lần. Đến chiều, anh đến phòng khám, được chẩn đoán mắc viêm dạ dày ruột cấp tính, sau đó thấy đỡ hơn. Ngày 8/4, tình trạng của Lam trở nên tệ hơn, phải đi cấp cứu và nhập viện điều trị.
Ngày 9/4/2024, Lam được thông báo đang trong tình trạng nguy kịch do bị nhiễm trùng đa cơ quan, chức năng gan và thận bị tổn thương nghiêm trọng. Ngày hôm sau, Lam được chuyển đến khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện, được chẩn đoán bị suy đa tạng, phải đặt máy thở và lọc máu nhiều lần.
Khi hội chẩn, các bác sĩ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm nhưng bệnh viện không có khoa xét nghiệm chất độc nên đã thu thập hai ống máu và một túi nước tiểu giao cho cơ quan xét nghiệm. Tối 10/4/2024, kết quả kiểm tra không tìm thấy thuốc trừ sâu hay thuốc diệt chuột trong các mẫu.
Ngày 12/4/2024, gia đình Lam cầm nửa ống máu gốc còn lại đem đi xét nghiệm kim loại nặng, sau đó đưa kết quả cho bạn bè học y xem giúp, gọi đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, tìm mọi cách để tìm ra loại độc trong cơ thể Lam, nhưng vẫn không thể chạy đua với tử thần.
Chiều 13/4/2024, Lam qua đời, bệnh viện vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Gia đình cho biết bị ám ảnh khi Lam cầu cứu bố giữa lúc cơn đau giày vò: "Con mới 25 tuổi, con vẫn muốn sống".
Nghi ngờ nguyên nhân cái chết của Lam, gia đình báo cảnh sát. Ngày 20/4/2024, cảnh sát thông báo bạn cùng phòng của Lam là Châu Lợi, 27 tuổi, bị bắt với cáo buộc cố ý giết người.
Vụ án được TAND trung cấp thành phố Tương Đàm xét xử vào sáng 9/1/2025.
Chất độc chết người trong lon yến mạch
Báo cáo khám nghiệm cho thấy colchicine được phát hiện trong gan, máu, dạ dày và các cơ quan khác của nạn nhân. Loại trừ nguyên nhân tử vong khác, Lam chết vì suy đa tạng do ngộ độc colchicine cấp tính.
Colchicine có thể điều trị bệnh gout, nhưng liều lượng cần được kiểm soát chặt chẽ. Viên colchicine điều trị bệnh gout chỉ chứa một lượng rất nhỏ colchicine và không nên uống quá 6 mg trong vòng 24 giờ. Loại hóa chất này bị Cục Quản lý Dược phẩm Trung Quốc đưa vào danh sách cấm bán trực tuyến từ ngày 1/12/2022.
Sau vụ việc, cảnh sát tìm thấy một chai nhỏ màu nâu tại nơi ở của Châu Lợi, đã bị xé nhãn. Họ tìm thấy nhiều viên thuốc trong túi thuốc anh ta mang theo bên người, đồng thời phát hiện lượng colchicum bất thường trong số bột yến mạch được Lam giữ lại.
Điều tra hồ sơ mua sắm trực tuyến của Lợi, cảnh sát phát hiện ba tháng trước vụ án, Lợi nói định làm thí nghiệm với trái kiwi và mua 1g colchicine trên mạng, chai đựng colchicine được dán nhãn "nồng độ 98%, không thể ăn". Địa chỉ giao hàng là ký túc xá sinh viên Đại học Tương Đàm, tên người nhận là tên giả. Lợi cũng lên mạng tải về 96 tài liệu liên quan đến chất colchicine.
Mâu thuẫn trong ký túc xá
Lợi tốt nghiệp ngành kỹ thuật sinh học tại Đại học Nông nghiệp Giang Tây, sau khi làm việc được hai năm, anh ta lại thi tuyển sinh sau đại học và theo ngành triết học tại Đại học Tương Đàm. Năm 2023, Lợi chuyển đến ký túc xá của Đại học Tương Đàm, giường anh ta nằm đối diện với sinh viên tên Lâm Khê, Lam ở chéo phía đối diện.
Theo Lợi, khi mới chuyển đến phòng ký túc xá bốn người, anh ta và Lam là bạn bè tốt. Đến nửa cuối năm, mối quan hệ trong ký túc xá bắt đầu xấu đi vì những chuyện vặt vãnh. Đầu tháng 4/2024, Lợi được thông báo rằng ba bạn cùng phòng yêu cầu anh ta dọn ra khỏi ký túc xá.
Lịch sử tin nhắn giữa Lam và bạn thân cho thấy vào tháng 7/2023, ngay khi Lợi chuyển đến ký túc xá, Lam đã nhiều lần bày tỏ bực tức vì thường xuyên xích mích với Lợi. Theo lời kể của Lam, Lợi thích tra hỏi hoàn cảnh gia đình, quan sát bạn cùng phòng rồi đánh giá với ý dạy bảo và mỉa mai, cố ý tiếp xúc thân thể với Lam dù bị phản đối. Lam nói thấy ngột ngạt khi ở cùng phòng với Lợi.

Khu ký túc xá xảy ra vụ đầu độc. Ảnh: Jimu News
Đầu tháng 3/2024, Lam và ba bạn cùng phòng đến gặp cố vấn nhà trường yêu cầu chuyển phòng cho Lợi. Ngày 27/3, họ một lần nữa yêu cầu chuyển phòng, đồng thời nộp đơn lên trường vào ngày 30/3 nêu rõ những xung đột trong ký túc xá. Đoạn ghi âm kèm theo đơn cho thấy Khê và Lợi cãi vã gay gắt trong khi Lam cố gắng can ngăn, đây là một trong khoảng 20 lần tranh cãi giữa họ. Trong đơn ghi Lợi không xả toilet, thường xuyên về lúc nửa đêm, gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác nghỉ ngơi, nướng thịt ngoài ban công. Mâu thuẫn lớn nhất là Lợi không cho phép ai đóng cửa sổ khi anh ta ở trong ký túc xá.
Cơ quan công tố phát hiện trong một ghi chú, Lợi chửi mắng Lam và tuyên bố "gene kém cỏi phải bị loại bỏ".
Lợi khai rằng bị bạn cùng phòng cô lập, tẩy chay. Về ghi chú này, trước tòa, Lợi khai rằng chỉ viết cho vui và không có ý định thực hiện, mâu thuẫn với bạn cùng phòng chỉ là "mâu thuẫn bình thường mà ai cũng có", không vì nảy sinh oán giận mà cố ý giết người.
'Đầu độc bạn để thử nghiệm thuốc'
Dù nhận tội đầu độc, Lợi tuyên bố trước tòa rằng động cơ sử dụng colchicine của anh ta không phải là cố ý giết người. Lợi cho biết khám sức khỏe thấy "axit uric cao", dù chưa có triệu chứng bệnh gout nhưng muốn tự chế thuốc phòng ngừa, vì thế mới nghiên cứu tài liệu và mua colchicine. Về lý do phải tự chế thuốc thay vì đến bệnh viện mua, anh ta nói là "sở thích cá nhân".
Sau khi nhận hàng, đầu tiên anh ta hòa tan một phần bột colchicine vào nước, tự nếm thử để "xác định hàng thật hay giả". Nhãn sau đó đã được gỡ bỏ "để xem liều lượng bên trong còn lại bao nhiêu".
Với mục đích thử nghiệm, Lợi chọn Lâm Khê là người ở gần nhất và có thể chất tốt, thích hợp để "quan sát phản ứng sau khi dùng thuốc", sau đó sẽ phối thuốc điều trị bệnh gout cho bản thân.
Ngày gây án, Lợi đi cùng bố ra ngoài thuê nhà trọ, sau đó bắt taxi về trường. Nhân lúc ký túc xá không có ai khác, anh ta đã bỏ một lượng colchicine lớn bằng móng tay vào lon yến mạch đặt giữa bàn của Khê. Lợi nói không nhớ liều lượng cụ thể, khoảng 100 mg. Ban đầu anh ta muốn cho colchicine vào sữa tắm của Khê, nhưng không mở được nắp.
Sau khi cho colchicine vào yến mạch, Lợi lại dùng một phần để pha chế ít thuốc mang theo bên mình, phần còn lại được trung hòa bằng axit clohydric trước khi vứt đi.
'Thấy chết không cứu'
Theo ý kiến chuyên gia được cơ quan công tố cung cấp, nếu phát hiện ngộ độc colchicine và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sót cao.
Khê cho biết vào ngày 6/4/2024, một ngày trước khi Lam ăn yến mạch, Lợi không về ký túc xá. Ngày thứ ba Lam nhập viện, Lợi mới trở lại. Câu đầu tiên anh ta nói sau khi vào phòng là hỏi Khê: "Cậu có thấy khó chịu ở đâu không?". Khê nói không, sau đó nhắc tới việc Lam phải nhập viện.
Lợi không hỏi thăm tình hình của Lam, chỉ nói mình bị đau họng do cúm. Anh ta còn sang phòng bên cạnh để hỏi những người khác xem họ có khỏe không. Lúc đó, Khê không cảm thấy bất thường nên không hỏi chi tiết.
Công tố viên chỉ ra rằng sau khi Lam nhập viện, phía nhà trường và gia đình Lam từng nghi ngờ Lợi và nhiều lần hỏi anh ta có phải là kẻ đầu độc không. "Đáng tiếc, tôi đã không thừa nhận", Lợi bình tĩnh nói trước tòa lý do là "sợ hãi và ôm tâm lý may mắn sẽ thoát tội".
Hành vi của Lợi bị người nhà Lam chỉ trích "thấy chết không cứu", kiên quyết không tha thứ và đề nghị tòa đưa ra hình phạt nghiêm khắc nhất.

Trương Hải Lam được bạn bè nhận xét có tính cách ôn hòa, tốt bụng, hay xấu hổ, được nhiều người yêu mến. Ảnh: Jimu News
Lời hối hận muộn màng
Trước phiên tòa xét xử, Lợi đã nộp đơn xin giám định tâm thần nhưng bị bác bỏ vì không có tiền sử bệnh tâm thần và có ý thức tỉnh táo vào thời điểm gây án.
Khi bào chữa trước tòa, Lợi luôn phủ nhận có âm mưu từ trước.
Bên công tố cáo buộc Lợi đã tham gia một khóa học về colchicine ở trường đại học để tìm hiểu về độc tính của nó. Anh ta nói đã bỏ học và chưa bao giờ lên lớp.
Bên công tố chỉ ra Lợi liên tục đọc tin tức liên quan đến các vụ đầu độc trong khuôn viên trường vào tháng 1/2024, anh ta biện giải rằng đó là do điện thoại tự động đẩy tin. Bên công tố cũng cáo buộc Lợi biết các bạn cùng phòng có thói quen chia sẻ đồ ăn vặt, nhưng anh ta khăng khăng phủ nhận.
Trên tòa, Lợi nói thấy tự trách và hối hận vì hành vi bản thân gây ra, nhiều lần xin lỗi gia đình bị hại.
Luật sư bào chữa cho rằng đối tượng đầu độc của Lợi là Khê, như vậy đây là hành vi giết người bằng cách đầu độc bất thành đối với Khê và sơ suất gây chết người đối với Lam.
Luật sư nói Lợi có "cách tư duy khác với người thường". Anh ta sống khép kín, không có bạn bè thân thiết, không trò chuyện với cha mẹ và thích nghiên cứu quân sự. Anh ta thường giao tiếp với người khác trên mạng nhưng thiếu kinh nghiệm xã hội trong đời thực và "không có trí tuệ cảm xúc".
Còn bên công tố cho rằng, Lợi có kiến thức về colchicine hơn người thường và hiểu rõ về tiêu chuẩn liều lượng của colchicine, nhưng đã bỏ một lượng đủ gây chết người vào đồ ăn của bạn. Động cơ gây án là do mâu thuẫn kéo dài với bạn cùng phòng, tích lũy thành hận thù. Sau khi bạn trúng độc nhập viện, anh ta vẫn che giấu sự thật.
Lợi bị công tố viên đề nghị án tử hình về tội Cố ý giết người.
Tòa chưa tuyên án.
Tuệ Anh (Theo Jimu News)
**********
Bắt giữ người phụ nữ lừa tình với số tiền kỷ lục
Thông tin do Cục Điều tra Trung ương Thái Lan (CIB) mới tiết lộ.
Cảnh sát CIB đã bắt giữ Orathai, 52 tuổi, tại nhà ga đến sau khi ngườ phụ này xuống máy bay từ Malaysia hôm 1/2. Orathai bị truy nã theo lệnh bắt giữ vì là thành viên của một hiệp hội kín, tham gia vào tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, trộm cắp danh tính cá nhân, rửa tiền và lừa tình với số tiền lớn từ năm 2022.
Vụ án của Orathai được mệnh danh là vụ lừa đảo tình cảm tốn kém nhất lịch sử Thái Lan, liên quan đến một băng đảng xuyên quốc gia sử dụng hồ sơ LinkedIn giả mạo của một bác sĩ quân đội Mỹ làm việc tại Afghanistan, để lừa giám đốc tài chính chi nhánh Thái Lan của một công ty đa quốc gia, rồi đánh cắp 6,3 tỷ baht (86 triệu USD).
Giám đốc tài chính người Thái đã bị bắt và bị buộc tội nhiều tội danh bao gồm cả tội trộm cắp. Lệnh bắt giữ còn được ban hành đối với gần 100 công dân Thái Lan và Nigeria. Những nỗ lực để bắt giữ những nghi phạm vẫn đang được tiến hành.
Thái Lan cắt điện ở khu vực biên giới giáp Myanmar, nơi bị nghi ngờ là sào huyệt của các tổ chức tội phạm viễn thông (Ảnh: Thai PBS)
Theo tuyên bố của CIB, Orathai đã thú nhận mình là người có tên trong lệnh bắt giữ của cảnh sát. Bà này khẳng định rằng đối tác người Nigeria đã yêu cầu bà mở tài khoản ngân hàng ở Thái Lan vì anh ta không thể làm như vậy do mang quốc tịch nước ngoài.
Bà Orathai sau đó đã mở nhiều tài khoản và để đối tác của mình phụ trách mọi giao dịch gửi và rút tiền thông qua các tài khoản đó.
Orathai đã đến Malaysia để làm việc tại một tiệm mát-xa vào năm 2017, tại đó bà đã gặp và yêu một người đàn ông Nigeria.
"Sau khi sống với anh ta trong hai năm, với việc chi trả mọi chi phí để tôi không phải đi làm, anh ta đã yêu cầu tôi mở tài khoản ngân hàng vì muốn điều hành một doanh nghiệp ở Thái Lan", Orathai khai.
"Anh ta trả cho tôi 6.500 baht cho mỗi tài khoản. Sau đó tôi mới biết rằng các tài khoản ngân hàng của mình đã được sử dụng để nhận tiền từ những người đã bị lừa đảo".
Thời gian gần đây, sự quan tâm của dư luận châu Á đối với tội phạm lừa đảo của Thái Lan tăng vọt, nhất là sau khi cảnh sát nước này triệt phá đường dây buôn người sang Myanmar, với việc nhiều người mẫu, diễn viên Trung Quốc đột ngột mất tích khi đến làm việc tại "xứ sở chùa vàng".
*************
Gỡ quảng cáo có Từ Hy Viên
Ngày 5/2, UDN đưa tin ngay sau cái chết đột ngột của Từ Hy Viên, hãng mỹ phẩm nổi tiếng Đài Loan (Trung Quốc) mà người đẹp sinh năm 1976 làm người đại diện phát ngôn có thông báo chính thức trên Facebook.
Quảng cáo mỹ phẩm do Từ Hy Viên đóng bị gỡ bỏ sau cái chết của nữ diễn viên.
Thông báo mở đầu bằng những dòng tri ân đến người đẹp bạc mệnh: “Chúng tôi vô cùng đau buồn khi biết rằng người phát ngôn thương hiệu được yêu mến của chúng tôi là Đại S Từ Hy Viên đã qua đời. Trong 3 năm hợp tác với Đại S, chúng tôi cảm nhận sâu sắc sự theo đuổi cái đẹp và tình yêu vô bờ của cô ấy đối với cuộc sống”.
Hãng mỹ phẩm quyết định tạm thời gỡ bỏ quảng cáo có Từ Hy Viên làm người mẫu với lý do “bày tỏ lòng tôn kính với người đã khuất”.
Thương hiệu kêu gọi người dùng dành thời gian tưởng nhớ những khoảng thời gian tốt đẹp mà Đại S mang lại cho cuộc đời, đồng thời nhấn mạnh lòng tốt và vẻ đẹp của cô luôn mãi tồn tại trong trái tim những người yêu mến cô.
Thông báo nhận được sự đồng tình từ đông đảo cư dân mạng, với hàng nghìn lượt Thích. Họ đánh giá cao sự tinh tế của thương hiệu và cam kết tiếp tục ủng hộ. Nhiều người cho biết mua sản phẩm chỉ vì tin tưởng vào Từ Hy Viên.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng không cần phải xóa quảng cáo. Họ hy vọng quảng cáo tồn tại mãi mãi để mọi người luôn có thể nhìn thấy Đại S.
Cùng thời điểm, một người nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc có tên là “Trung S” (đặt theo biệt danh Đại S và Tiểu S của Từ Hy Viên và Từ Hy Đệ) tuyên bố ngừng bắt chước nữ diễn viên xấu số.
Bản sao Từ Hy Viên tuyên bố ngừng bắt chước nữ diễn viên.
Trong video chia sẻ công khai, Trung S cho biết khi nghe nhiều người nói cô trông giống Đại S, cô thực sự cảm thấy vui vì “ai mà không muốn có khuôn mặt của người nổi tiếng chứ?”.
Kể từ đó, cô bắt đầu tìm hiểu về Đại S và xem tất cả tác phẩm liên quan cũng như những phát biểu của nữ diễn viên trong các cuộc phỏng vấn. Theo Trung S, đối với cô, Đại S giống như một nữ anh hùng.
Trung S cũng tận dụng đặc điểm ngoại hình sẵn có để tự quảng bá bản thân và phát triển công việc kinh doanh.
Khi báo chí rộ lên tin Đại S qua đời, Trung S cho rằng đó là tin giả. Nhiều cư dân mạng tràn vào trang cá nhân của cô và để lại bình luận: “Hãy ngừng bắt chước đi”.
Đáp lại, Trung S khẳng định không tiếp tục làm bản sao của Từ Hy Viên nữa. Cô tiết lộ sẽ chuyển sang làm video về cuộc sống hàng ngày, từ đó khuyến khích phụ nữ học cách độc lập và mạnh mẽ, trở thành nhân vật chính trong cuộc sống của họ.
***********
**********
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trang Lá cải 06 tháng 02 -2025:

**************
Kỳ án nữ sinh trường danh giá bị đầu độc trong ký túc xá
Trung QuốcTừ nữ sinh viên thông minh xinh đẹp, Chu Lệnh bị liệt hai chân và khuyết tật trí tuệ sau hai lần trúng độc thallium, nhưng cảnh sát không thể tìm ra thủ phạm.
Chu Lệnh sinh năm 1973, là nữ sinh đa tài chuyên ngành hóa lý và phân tích công cụ tại khoa Hóa học của Đại học Thanh Hoa, khóa 1992.
Ngày 24/11/1994, nhân dịp sinh nhật lần thứ 21 của Lệnh, ông Ngô Thừa Chi đưa con gái ra ngoài ăn tối. Mới ăn được vài miếng, Lệnh nói bị đau bụng và "thấy khó chịu, không ăn được nữa".
Khoảng thời gian đó, Lệnh bận rộn chuẩn bị cho buổi diễn văn nghệ ở trường vì là thành viên quan trọng của dàn nhạc dân gian. Lúc này, Lệnh bắt đầu rụng tóc "tương đối nhiều", theo lời kể của mẹ cô là bà Chu Minh Tân.
Sau buổi biểu diễn tối 11/12, Lệnh về nhà nói với mẹ: "Bụng con đau quá, không chịu nổi nữa".

Chu Lệnh rạng rỡ hồi còn khỏe mạnh. Ảnh: Jinan Times
Gian nan tìm nguyên nhân bệnh
Ngày 23/12, bà Tân đưa con đến Bệnh viện Đồng Nhân ở Bắc Kinh để điều trị. Hôm đó, mái tóc dài của Lệnh rụng hết.
Trong một tháng điều trị tại khoa tiêu hóa, Lệnh cả đêm không ngủ được vì đau bụng, vùng eo mọc mụn nước zona, phải di chuyển bằng xe lăn. Các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chỉ kê đơn thuốc tiêu hóa. Ngày 23/1/1995, Lệnh được xuất viện.
Ngày 20/2/1995, Lệnh nhất quyết đòi đi học khi học kỳ mới bắt đầu. Trong hai tuần tiếp theo, cô bắt đầu đi lại khó khăn.
Lệnh dành phần lớn thời gian ở ký túc xá ôn tập bài vở chuẩn bị thi lại. Cô uống sữa bột tốt cho xương và bánh mì mang từ nhà đến cho bữa sáng, dùng bếp điện hâm nóng thuốc bắc đóng chai cũng mang từ nhà đến và tự mua cơm ở căng tin, từ chối bạn bè giúp đỡ.
Ngày 3/3/1995, Lệnh trở về nhà. Tóc cô đã dài thêm vài cm. Lệnh nói với mẹ: "Toàn thân con đều đau, chân là đau nhất". Bà Tân đưa con đến hai bệnh viện để khám. Thấy điều trị không hiệu quả, bà lại đưa Lệnh đến Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh gặp bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 9/3, chủ nhiệm khoa thần kinh nói với bà Tân rằng các triệu chứng của Lệnh "quá giống với trường hợp ngộ độc thallium tại Đại học Thanh Hoa vào những năm 1960". Thallium là một kim loại nặng cực độc, có thể gây tử vong chỉ với hàm lượng 30 microgram trong 1 lít máu.
Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế, Lệnh không được làm giám định ngộ độc thallium mà chỉ được theo dõi tại phòng cấp cứu của bệnh viện trong khi chờ có giường bệnh nội trú.
Ngày 15/3, Lệnh được đưa vào khoa thần kinh, mái tóc ngắn ngủn mới mọc lại của cô lại rụng sạch.
Theo hồ sơ bệnh án, tình trạng khi nhập viện của Lệnh là "rụng tóc, đau bụng, đau khớp và cơ trong 3 tháng, đau ở cả hai chi dưới trong 7 ngày, chóng mặt trong 3 ngày"... Chẩn đoán ban đầu là "bệnh thần kinh ngoại biên, hội chứng đỏ đau đầu chi, nguyên nhân chưa xác định".
Bác sĩ đã hỏi một giáo viên của khoa Hóa học tại Đại học Thanh Hoa về việc Lệnh tiếp xúc với hóa chất thí nghiệm. Giáo viên xác nhận Lệnh không tiếp xúc với chất độc. Trong thời gian nằm viện, Lệnh phủ nhận từng tiếp xúc với kim loại nặng.
Ngày 23/3, Lệnh phải phẫu thuật mở khí quản và tràn khí màng phổi. Sau đó, bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. Ngày 26/3, Lệnh được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt và phải thở máy. Hai ngày sau, nữ sinh hôn mê sâu suốt hai tháng.
Ngày 10/4, bạn học cũ là Bối Chí Thành, sinh viên Đại học Bắc Kinh khóa 1992, đến bệnh viện thăm Lệnh, nhìn thấy cô hôn mê với đủ loại ống cắm vào cơ thể.
Khi đó, Thành đang làm dự án liên quan đến Internet - khái niệm mới mẻ với hầu hết mọi người thời ấy. Đại học Bắc Kinh là một trong ba trường hiếm hoi có đường truyền mạng. Đau xót trước cảnh ngộ của bạn, Thành và một số bạn học nghĩ ra cách gửi thông tin bệnh tình của Lệnh ra nước ngoài qua email bằng tiếng Anh.
Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5/1995, họ nhận được tổng cộng 1.635 email. Có 211 email cho rằng Lệnh bị ngộ độc thallium, chiếm 79,92% trong số các email đưa ra chẩn đoán. Nhưng khi Thành mang kết quả chẩn đoán đến Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh, không ai lắng nghe. Cuối cùng, bố mẹ Lệnh phải tự tìm đơn vị có liên quan để giám định.
Ngày 18/4, Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh công bố báo cáo về bệnh tình của Lệnh là "có khả năng cao bị viêm dây thần kinh, rễ thần kinh và viêm não tủy rải rác cấp tính". Viện nêu rõ rằng "có thể loại trừ khả năng ngộ độc thallium".
Ngày 28/4, từ một người bạn, bố mẹ Lệnh được biết Viện nghiên cứu Bệnh nghề nghiệp Bắc Kinh có thể giám định ngộ độc thallium. Họ thu thập móng tay, những mảnh da lớn bị rụng và tóc rơi trên áo khi Lệnh bắt đầu phát bệnh vào tháng 12/1994. Họ cũng thu thập máu, nước tiểu, não tủy và các mẫu khác từ bệnh viện để gửi đi xét nghiệm.
Báo cáo xét nghiệm ghi: "Hàm lượng thallium trong nước tiểu là 275 microgam/lít, trong dịch não tủy là 263 microgam/lít, trong huyết thanh là 31 microgam/lít, trong tóc là 532 microgam/kg, trong móng tay là 22,824 mg/kg". Để so sánh, hàm lượng thallium trong nước tiểu của người dân Bắc Kinh là 0-5 microgam/lít. Với các triệu chứng nặng, lượng thallium trong cơ thể Lệnh được suy đoán vượt quá 1.000 mg.
Theo đó, Lệnh được nhận định là ngộ độc thallium, còn bị ngộ độc hai lần. Chuyên gia nói rằng muối nitrate và sulfate của thallium đều không màu, không mùi, rất dễ hòa tan trong nước, "bỏ vào trong bánh mì thì không thể phát giác".
Cùng ngày, Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh bắt đầu sử dụng chất hóa học xanh Phổ để giải độc cho Lệnh. Tuy nhiên, lúc này đã 50 ngày trôi qua kể từ khi Lệnh được đưa đến viện.
Một tháng sau, hàm lượng thallium trong cơ thể Lệnh về cơ bản đã được loại bỏ. Tháng 8/1995, Lệnh tỉnh lại. Nhưng do hệ thần kinh bị tổn thương lâu dài, cô bị mất chức năng vĩnh viễn, để lại các di chứng như teo dây thần kinh thị giác, liệt hai chi dưới, teo cơ, khuyết tật trí tuệ.
Tháng 11/1995, Lệnh được xuất viện, Đại học Thanh Hoa đã trả 600.000 nhân dân tệ chi phí y tế cho cô.

Chu Lệnh vẫn mỉm cười khi đấu tranh với bệnh tật. Ảnh: Jinan Times
Nghi phạm là bạn thân
Sau khi có kết quả giám định, bố mẹ Lệnh lập tức trình báo vụ việc vào tối 28/4/1995. Sáng hôm sau, gia đình yêu cầu nhà trường di chuyển học sinh trong cùng ký túc xá ra ngoài để bảo vệ hiện trường và niêm phong đồ đạc của Lệnh để tiến hành xét nghiệm thêm, tuy nhiên không được đáp ứng.
Ông Chi nhớ lại vào cuối tháng 3/1995, ngay sau khi Lệnh nhập viện, một bạn học nữ gọi điện cho ông, nói rằng: "Còn ít bánh mì Chu Lệnh để thừa lại, tụi cháu chia nhau ăn rồi". Ông Chi khẳng định: "Rõ ràng có người đang tiêu hủy bằng chứng".
Ngày 7/5, hai vợ chồng được cảnh sát triệu tập lấy lời khai. Họ được báo tin đã xảy ra vụ trộm cắp trong ký túc xá của Lệnh vào kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động. Một số đồ dùng cá nhân của Lệnh bị mất, bao gồm một hộp đựng kính áp tròng, son môi, dầu gội, sữa tắm và cốc uống nước. Rất nhiều bằng chứng không còn. Sau đó, cảnh sát lấy đi những vật dụng còn lại của Lệnh. Bà Tân nghi ngờ "kẻ đầu độc muốn phá hủy hiện trường vụ án".
Sau khi cảnh sát lập hồ sơ điều tra, bạn cùng lớp, bạn cùng phòng, bạn cùng dàn nhạc... của Lệnh đều bị thẩm vấn lần lượt.
Tháng 2/1996, công an nói với bố mẹ Lệnh rằng vụ án này rất khó khăn, vẫn đang cố gắng giải quyết. Kể từ đó, họ nhiều lần hỏi thăm nhưng không có hồi âm.
Đầu tháng 4/1997, một cảnh sát đã nghỉ hưu của Cục Công an thành phố Bắc Kinh gợi ý cho vợ chồng bà Tân về một số đặc điểm của thủ phạm: từ ngày 20/2 đến 3/3/1995 có thể tiếp cận đồ ăn thức uống, có thể đầu độc mà không bị Lệnh phát hiện; nắm rõ thói quen sinh hoạt của Lệnh để tìm được thời cơ đầu độc; hiểu độc tính và tính chất của muối thallium; có thể tiếp cận với muối thallium; có động cơ phạm tội; có biểu hiện bất thường.
Qua đó, phạm vi nghi ngờ của họ nhanh chóng thu hẹp. Bà Tân nhớ lại, con gái từng nhiều lần nhắc đến người bạn tốt ở chung ký túc xá là Tôn Duy trước khi xảy ra vụ việc. Lệnh và Duy thân thiết vì đều ở Bắc Kinh. Với sự giới thiệu của Lệnh, Duy cũng tham gia dàn nhạc dân ca.
Lệnh từng hỏi mẹ: "Tại sao một người bạn tốt đến mức vô cùng thân thiết cũng sẽ có điểm không tốt?". Khi đó, Lệnh nhiều lần không vui vì lời nói và hành động của Duy. Như một lần, dàn nhạc mời giáo viên của nhạc viện đến dạy. Duy nói với giáo viên rằng trình độ của Lệnh đã rất cao, không cần hướng dẫn nhiều, rồi đẩy cô xuống hàng ghế sau.
Bà Tân nhớ rằng lần cuối cùng nhìn thấy Duy là vào đầu năm 1996. Cô và hai bạn nữ khác trong ký túc xá đến bệnh viện thăm Lệnh đang được điều trị bằng buồng oxy cao áp, sau đó không bao giờ gặp lại.
Ôm nghi ngờ, gia đình yêu cầu cảnh sát thẩm vấn Duy. Duy kể lại: "Tôi không bao giờ ngờ rằng vào ngày 2/4/1997, ngay trước khi tốt nghiệp, tôi đột nhiên bị đưa đi khỏi phòng thí nghiệm để thẩm vấn. Trong khi không có bất kỳ bằng chứng nào, tôi bị yêu cầu ký vào một tờ giấy có in chữ 'nghi phạm'. Sau 8 giờ thẩm vấn liên tục, họ thông báo cho gia đình đưa tôi về nhà. Tôi nghĩ cảnh sát sẽ hỏi thêm một số câu hỏi, nhưng họ không bao giờ liên lạc với tôi nữa".
Khi bằng chứng bị mất, lời khai là đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Nhưng những gì Duy đã nói trong 8 giờ đó không được công khai.
Về động cơ gây án, Duy bị nghi có mối quan hệ cạnh tranh với Lệnh vì cùng chơi trong dàn nhạc dân ca. Nhưng Duy giải thích rằng hai người chơi loại nhạc cụ khác nhau, không tồn tại việc tranh giành cơ hội lên sân khấu.
Tháng 8/1998, Duy được xóa bỏ hiềm nghi. "Họ thừa nhận không có bằng chứng nào chứng minh rằng tôi có liên quan đến vụ đầu độc Chu Lệnh", Duy nói.
Ai có thể lấy muối thallium?
Theo một bác sĩ của Bệnh viện Phục Hưng ở Bắc Kinh, toàn thủ đô chỉ có khoảng 200 người có thể tiếp cận muối thallium, đều sử dụng để làm thí nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu hoặc một số phòng thí nghiệm đặc biệt tại các trường lớn như Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh.
Vậy những ai xung quanh Lệnh có khả năng tiếp cận muối thallium?
Ngày 9/4/1997, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa nói với bố mẹ Lệnh rằng một nữ sinh ở cùng ký túc xá với Lệnh có khả năng tiếp cận được muối thallium khi giúp giáo viên làm dự án.
Sau đó, giáo sư Đồng Ái Quân, người hướng dẫn luận văn của Duy, thừa nhận rằng bà và Duy đã tiếp xúc với muối thallium vì nhu cầu nghiên cứu. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng có một nhóm nghiên cứu lớn đến từ nhiều đơn vị, không chỉ mình bà và Duy tiếp xúc với muối thallium. Giáo sư Đồng nói đã trình bày rõ ràng với khoa và cảnh sát những gì mình biết.
Tháng 5/1997, Vương Hiểu Long, nam sinh khóa 1994 của khoa Hóa học, Đại học Bắc Kinh, đầu độc bạn học tên Uông Lâm bằng muối thallium, lý do là "Lâm từng có quan hệ rất tốt với tôi, nhưng giờ lại không thèm để ý đến tôi nữa". Vụ việc khiến dư luận xôn xao. Ngày 28/7 cùng năm, chính phủ ban hành quy định tăng cường quản lý hóa chất nguy hiểm trong phòng thí nghiệm trường học, vụ đầu độc của Chu Lệnh cũng được nhắc đến.
Ngày 25/8/1998, cuộc họp chính thức giữa Cục Công an thành phố Bắc Kinh và gia đình Lệnh xác nhận: Lệnh bị đầu độc bằng muối thallium; phòng thí nghiệm của Đại học Thanh Hoa đã mua muối thallium nhưng không quản lý chặt chẽ việc sử dụng chúng; loại trừ việc Lệnh cùng người thân từng tiếp xúc với muối thallium.
Năm 2005, 10 năm sau vụ việc, Duy đưa ra tuyên bố bác bỏ bản thân là sinh viên duy nhất tiếp cận được với muối thallium. Theo cô, nhà trường không quản lý chặt các hóa chất thí nghiệm, dung dịch thallium và các chất độc hại khác được để trên bàn, cửa phòng thí nghiệm đôi khi không khóa, sinh viên từ các khoa khác cũng có thể vào. Khi làm thí nghiệm, sinh viên thường mượn dụng cụ và hóa chất của nhau. Tình trạng này diễn ra trong nhiều năm và không có sự cải thiện đáng kể nào ngay cả sau vụ án Chu Lệnh.
Vụ án không lời giải
Gia đình Lệnh gặp vô vàn khó khăn khi tìm kiếm sự thật. Vào nửa đầu năm 1997, trước khi các bạn cùng lớp của Lệnh tốt nghiệp, họ đến Đại học Thanh Hoa hỏi thăm, hy vọng được cung cấp thông tin chi tiết về cuộc sống ở trường của Lệnh. Nhưng không ai đồng ý kể cho họ nghe những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian đó.
Bà Tân đã chạy qua chạy lại giữa các bộ phận của Cục Công an và Đội Cảnh sát Hình sự không biết bao nhiêu lần. Nhìn con gái biến thành người khuyết tật và thiểu năng trí tuệ, hai vợ chồng bà thấy bất lực.

Chu Lệnh được mẹ chải đầu, bố chuẩn bị bữa sáng trong ảnh chụp năm 2009. Ảnh: Jinan Times
Những năm qua, có nhiều giả thuyết khác nhau về thủ phạm. Thông tin về bối cảnh gia đình Duy cũng âm thầm lan truyền. "Xuất thân đặc biệt" với ông nội, bác họ là quan chức cấp cao của Duy được đồn là nguyên nhân vụ việc bị bưng bít.
Năm 1999, gia đình Lệnh kiện Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh vì sơ suất y khoa do chẩn đoán và điều trị chậm trễ. Vụ kiện được xét xử hai lần, gia đình Lệnh đều thua kiện.
Ngày 26/11/2000, tòa án ra phán quyết rằng Viện y học Hiệp Hòa Bắc Kinh phải bồi thường cho Lệnh chi phí y tế là 100.000 nhân dân tệ với lý do "có hành vi thiếu trách nhiệm dẫn đến sự chậm trễ trong việc chẩn đoán bệnh".
Tháng 9/2007, chính quyền thông báo rằng "vụ án Chu Lệnh" đã khép lại vào ngày 25/8/1998 vì "bằng chứng đã bị mất và vụ án chưa bao giờ được giải quyết". Gia đình Lệnh bị từ chối cung cấp thông tin.
Gần 30 năm qua, cảnh sát chưa bao giờ tiết lộ bất kỳ tiến triển hay thông tin nào của vụ án cho công chúng. Vụ án Chu Lệnh giống như một chiếc hộp đen, bao quanh là vô vàn lời đồn đại.
Ngày 22/12/2023, Lệnh qua đời ở tuổi 50. Trong khi đó, Duy đã đổi tên, cùng chồng sang Australia sinh sống, đầu tư bất động sản và kinh doanh homestay.
Tuệ Anh (Theo Xinmin Weekly, Jinan Times)
************
Phát hiện thi thể cụ ông 73 tuổi bị cháy trong lều, hiện trường ám ảnh
Vụ cháy xảy ra ở Làng 6, tiểu khu Non Sila Loeng, huyện Khong Chai, tỉnh Kalasin, Thái Lan đã khiến ông Boonliang (73 tuổi) tử vong. Nạn nhân được phát hiện trong tình trạng tay phải bị dây điện quấn quanh và một con dao sắc đặt cạnh thi thể.
Cảnh sát cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 10h tối ngày 31/1. Sau sự việc, các điều tra viên đã thu thập bằng chứng để phân tích pháp y và thi thể nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Srinagarind ở Khon Kaen để khám nghiệm tử thi nhằm xác định nguyên nhân tử vong chính xác.
Cơ quan điều tra có mặt tại hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ việc. Ảnh: KhaoSod
Các điều tra viên đã lấy lời khai hơn 10 người, bao gồm người thân và con gái út của nạn nhân, người cuối cùng ở bên cạnh nạn nhân cũng như những người khác có liên quan đến vụ việc.
Theo The Thaiger , nạn nhân thường xuyên uống rượu và sống một mình trong túp lều. Ông Boonliang không có mâu thuẫn hay xung đột với ai.
Hiện tại, nguyên nhân gây ra vụ cháy và cái chết của người đàn ông vẫn chưa được xác định. Vụ việc có thể là chập điện do tai nạn, tự tử hoặc án mạng, tờ KhaoSod đưa tin.
Kết luận sẽ được đưa ra sau khi có kết quả của các cuộc điều tra tiếp theo và kết quả pháp y. Tất cả những người liên quan hiện được coi là vô tội, vì không có bằng chứng hoặc động cơ nào cho thấy có hành vi giết người ở giai đoạn này.
Minh Hoa (t/h)
***********
Bé 15 tháng tuổi tử vong do bị để quên trên xe ô tô ở Australia
Vào khoảng 5h30 phút chiều 4/2, theo giờ địa phương, một người đàn ông sống tại vùng Earlwood, thuộc thành phố Sydney, Australia đã hét lên “tôi đã giết con gái của mình” khi phát hiện đã để quên em bé 15 tháng tuổi trên xe ô tô vào một buổi chiều nắng nóng.
Người bố hoảng loảng trong lúc trao đổi với cảnh sát tại hiện trường. Nguồn: TNV
Sau khi phát hiện, người đàn ông đã nhanh chóng đưa cháu bé ra khỏi xe và hô hấp nhân tạo trong lúc những người hàng xóm dội nước vào người cháu bé với hy vọng cháu sẽ tỉnh lại. Tuy vậy, cháu bé được xác định là đã tử vong tại hiện trường. Vụ việc diễn ra vào một buổi chiều nắng nóng khoảng 30 độ C-31 độ C.
Theo thông tin ban đầu, có thể người đàn ông đã đón con từ trường mẫu giáo về nhà song sau đó có thể để quên cháu ở trên xe. Tuy vậy đến lúc này cảnh sát chưa công bố thêm thông tin về vụ việc cũng như khoảng thời gian mà cháu bé bị bỏ lại trên xe ô tô.
Theo lời kể của người hàng xóm có tên là Gomes, sau khi phát hiện cháu bé, người bố liên tục hét lên “tôi đã giết con gái mình”. Sau đó người bố được đưa vào bệnh viện để điều trị ổn định tâm lý. Cảnh sát thành phố Sydney cũng đã nói chuyện với cha mẹ của cháu bé để lấy lời khai và không bắt giữ hai người này. Vụ việc đang khiến cộng đồng bất ngờ và đau xót.
Việc để quên con trên xe ô tô khiến các cháu tử vong rất ít khi xảy ra. Theo Tổ chức an toàn trẻ em của Australia, từ năm 2019 đến năm 2023, tại nước này xảy ra khoảng 10 vụ trẻ em tử vong theo kiểu này. Trong đó không thể không kể đến vụ một em bé 3 tuổi sống cùng gia đình tại vùng Guilford thuộc bang New South Wales cũng bị người bố bỏ quên trên ghế sau của xe ô tô vào tháng 2/2023. Sau hơn 6 tiếng sau, khi người bố phát hiện ra thì em bé đã ra đi. Người bố nói với nhân chứng rằng anh đã để con trên xe để đưa đi học song đã quên việc này và không đưa con đến trường.
Gần hơn, vào tháng 12/2024, một bé trai 10 tuổi đã tử vong sau khi bị kẹt trong cốp xe ô tô trong lúc chơi trốn tìm. Nhiệt độ ngoài trời hôm đó lên đến 35 độ C.
Theo giáo sư Matthew Mundy thuộc trường Đại học Torren, để tránh xảy ra các vụ việc tương tự, cơ quan chức năng cần yêu cầu lắp cảm ứng trên các xe chở trẻ em để các thiết bị này phát ra tín hiệu khi thấy các em nhỏ đang được để trên xe ô tô một mình. Bên cạnh đó, một biện pháp tạm thời khác được khuyến nghị đó là cha mẹ nên để túi xách, ví hoặc điện thoại ở ghế bên cạnh ghế ngồi của con ở phía sau để hạn chế việc bỏ quên con trên xe một mình.
Hoặc cũng có một gợi ý khác là để ba lô của con có các hình con vật gây chú ý ở ghế trên của xe, bên cạnh ghế lái để trước khi xuống xe cha mẹ có thể nhìn vào ba lô đó để nhớ đến con mình. Đồng thời, giáo sư Mundy cũng gợi ý các cha mẹ nên hình thành thói quen kiểm tra xe trước khi đóng cửa để tránh xảy ra các vụ việc thương tâm.
***********
Âm mưu trả thù vì bị bạn cùng ký túc xá tẩy chay
Trung QuốcTừ những mâu thuẫn nhỏ trong ký túc xá, Chu Lợi mua thuốc độc về trộn vào bột yến mạch của bạn cùng phòng, nhưng một người bạn khác vô tình ăn phải.
Ngày 7/4/2024, Trương Hải Lam, 25 tuổi, nghiên cứu sinh tại Đại học Tương Đàm ở tỉnh Hồ Nam, lấy lon bột yến mạch để trên bàn bạn cùng phòng ký túc xá để ăn nhưng thấy có vị đắng.
Trưa hôm đó, Lam bị đau bụng dai dẳng, nôn mửa và tiêu chảy hơn 10 lần. Đến chiều, anh đến phòng khám, được chẩn đoán mắc viêm dạ dày ruột cấp tính, sau đó thấy đỡ hơn. Ngày 8/4, tình trạng của Lam trở nên tệ hơn, phải đi cấp cứu và nhập viện điều trị.
Ngày 9/4/2024, Lam được thông báo đang trong tình trạng nguy kịch do bị nhiễm trùng đa cơ quan, chức năng gan và thận bị tổn thương nghiêm trọng. Ngày hôm sau, Lam được chuyển đến khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện, được chẩn đoán bị suy đa tạng, phải đặt máy thở và lọc máu nhiều lần.
Khi hội chẩn, các bác sĩ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm nhưng bệnh viện không có khoa xét nghiệm chất độc nên đã thu thập hai ống máu và một túi nước tiểu giao cho cơ quan xét nghiệm. Tối 10/4/2024, kết quả kiểm tra không tìm thấy thuốc trừ sâu hay thuốc diệt chuột trong các mẫu.
Ngày 12/4/2024, gia đình Lam cầm nửa ống máu gốc còn lại đem đi xét nghiệm kim loại nặng, sau đó đưa kết quả cho bạn bè học y xem giúp, gọi đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, tìm mọi cách để tìm ra loại độc trong cơ thể Lam, nhưng vẫn không thể chạy đua với tử thần.
Chiều 13/4/2024, Lam qua đời, bệnh viện vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Gia đình cho biết bị ám ảnh khi Lam cầu cứu bố giữa lúc cơn đau giày vò: "Con mới 25 tuổi, con vẫn muốn sống".
Nghi ngờ nguyên nhân cái chết của Lam, gia đình báo cảnh sát. Ngày 20/4/2024, cảnh sát thông báo bạn cùng phòng của Lam là Châu Lợi, 27 tuổi, bị bắt với cáo buộc cố ý giết người.
Vụ án được TAND trung cấp thành phố Tương Đàm xét xử vào sáng 9/1/2025.
Chất độc chết người trong lon yến mạch
Báo cáo khám nghiệm cho thấy colchicine được phát hiện trong gan, máu, dạ dày và các cơ quan khác của nạn nhân. Loại trừ nguyên nhân tử vong khác, Lam chết vì suy đa tạng do ngộ độc colchicine cấp tính.
Colchicine có thể điều trị bệnh gout, nhưng liều lượng cần được kiểm soát chặt chẽ. Viên colchicine điều trị bệnh gout chỉ chứa một lượng rất nhỏ colchicine và không nên uống quá 6 mg trong vòng 24 giờ. Loại hóa chất này bị Cục Quản lý Dược phẩm Trung Quốc đưa vào danh sách cấm bán trực tuyến từ ngày 1/12/2022.
Sau vụ việc, cảnh sát tìm thấy một chai nhỏ màu nâu tại nơi ở của Châu Lợi, đã bị xé nhãn. Họ tìm thấy nhiều viên thuốc trong túi thuốc anh ta mang theo bên người, đồng thời phát hiện lượng colchicum bất thường trong số bột yến mạch được Lam giữ lại.
Điều tra hồ sơ mua sắm trực tuyến của Lợi, cảnh sát phát hiện ba tháng trước vụ án, Lợi nói định làm thí nghiệm với trái kiwi và mua 1g colchicine trên mạng, chai đựng colchicine được dán nhãn "nồng độ 98%, không thể ăn". Địa chỉ giao hàng là ký túc xá sinh viên Đại học Tương Đàm, tên người nhận là tên giả. Lợi cũng lên mạng tải về 96 tài liệu liên quan đến chất colchicine.
Mâu thuẫn trong ký túc xá
Lợi tốt nghiệp ngành kỹ thuật sinh học tại Đại học Nông nghiệp Giang Tây, sau khi làm việc được hai năm, anh ta lại thi tuyển sinh sau đại học và theo ngành triết học tại Đại học Tương Đàm. Năm 2023, Lợi chuyển đến ký túc xá của Đại học Tương Đàm, giường anh ta nằm đối diện với sinh viên tên Lâm Khê, Lam ở chéo phía đối diện.
Theo Lợi, khi mới chuyển đến phòng ký túc xá bốn người, anh ta và Lam là bạn bè tốt. Đến nửa cuối năm, mối quan hệ trong ký túc xá bắt đầu xấu đi vì những chuyện vặt vãnh. Đầu tháng 4/2024, Lợi được thông báo rằng ba bạn cùng phòng yêu cầu anh ta dọn ra khỏi ký túc xá.
Lịch sử tin nhắn giữa Lam và bạn thân cho thấy vào tháng 7/2023, ngay khi Lợi chuyển đến ký túc xá, Lam đã nhiều lần bày tỏ bực tức vì thường xuyên xích mích với Lợi. Theo lời kể của Lam, Lợi thích tra hỏi hoàn cảnh gia đình, quan sát bạn cùng phòng rồi đánh giá với ý dạy bảo và mỉa mai, cố ý tiếp xúc thân thể với Lam dù bị phản đối. Lam nói thấy ngột ngạt khi ở cùng phòng với Lợi.

Khu ký túc xá xảy ra vụ đầu độc. Ảnh: Jimu News
Đầu tháng 3/2024, Lam và ba bạn cùng phòng đến gặp cố vấn nhà trường yêu cầu chuyển phòng cho Lợi. Ngày 27/3, họ một lần nữa yêu cầu chuyển phòng, đồng thời nộp đơn lên trường vào ngày 30/3 nêu rõ những xung đột trong ký túc xá. Đoạn ghi âm kèm theo đơn cho thấy Khê và Lợi cãi vã gay gắt trong khi Lam cố gắng can ngăn, đây là một trong khoảng 20 lần tranh cãi giữa họ. Trong đơn ghi Lợi không xả toilet, thường xuyên về lúc nửa đêm, gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác nghỉ ngơi, nướng thịt ngoài ban công. Mâu thuẫn lớn nhất là Lợi không cho phép ai đóng cửa sổ khi anh ta ở trong ký túc xá.
Cơ quan công tố phát hiện trong một ghi chú, Lợi chửi mắng Lam và tuyên bố "gene kém cỏi phải bị loại bỏ".
Lợi khai rằng bị bạn cùng phòng cô lập, tẩy chay. Về ghi chú này, trước tòa, Lợi khai rằng chỉ viết cho vui và không có ý định thực hiện, mâu thuẫn với bạn cùng phòng chỉ là "mâu thuẫn bình thường mà ai cũng có", không vì nảy sinh oán giận mà cố ý giết người.
'Đầu độc bạn để thử nghiệm thuốc'
Dù nhận tội đầu độc, Lợi tuyên bố trước tòa rằng động cơ sử dụng colchicine của anh ta không phải là cố ý giết người. Lợi cho biết khám sức khỏe thấy "axit uric cao", dù chưa có triệu chứng bệnh gout nhưng muốn tự chế thuốc phòng ngừa, vì thế mới nghiên cứu tài liệu và mua colchicine. Về lý do phải tự chế thuốc thay vì đến bệnh viện mua, anh ta nói là "sở thích cá nhân".
Sau khi nhận hàng, đầu tiên anh ta hòa tan một phần bột colchicine vào nước, tự nếm thử để "xác định hàng thật hay giả". Nhãn sau đó đã được gỡ bỏ "để xem liều lượng bên trong còn lại bao nhiêu".
Với mục đích thử nghiệm, Lợi chọn Lâm Khê là người ở gần nhất và có thể chất tốt, thích hợp để "quan sát phản ứng sau khi dùng thuốc", sau đó sẽ phối thuốc điều trị bệnh gout cho bản thân.
Ngày gây án, Lợi đi cùng bố ra ngoài thuê nhà trọ, sau đó bắt taxi về trường. Nhân lúc ký túc xá không có ai khác, anh ta đã bỏ một lượng colchicine lớn bằng móng tay vào lon yến mạch đặt giữa bàn của Khê. Lợi nói không nhớ liều lượng cụ thể, khoảng 100 mg. Ban đầu anh ta muốn cho colchicine vào sữa tắm của Khê, nhưng không mở được nắp.
Sau khi cho colchicine vào yến mạch, Lợi lại dùng một phần để pha chế ít thuốc mang theo bên mình, phần còn lại được trung hòa bằng axit clohydric trước khi vứt đi.
'Thấy chết không cứu'
Theo ý kiến chuyên gia được cơ quan công tố cung cấp, nếu phát hiện ngộ độc colchicine và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sót cao.
Khê cho biết vào ngày 6/4/2024, một ngày trước khi Lam ăn yến mạch, Lợi không về ký túc xá. Ngày thứ ba Lam nhập viện, Lợi mới trở lại. Câu đầu tiên anh ta nói sau khi vào phòng là hỏi Khê: "Cậu có thấy khó chịu ở đâu không?". Khê nói không, sau đó nhắc tới việc Lam phải nhập viện.
Lợi không hỏi thăm tình hình của Lam, chỉ nói mình bị đau họng do cúm. Anh ta còn sang phòng bên cạnh để hỏi những người khác xem họ có khỏe không. Lúc đó, Khê không cảm thấy bất thường nên không hỏi chi tiết.
Công tố viên chỉ ra rằng sau khi Lam nhập viện, phía nhà trường và gia đình Lam từng nghi ngờ Lợi và nhiều lần hỏi anh ta có phải là kẻ đầu độc không. "Đáng tiếc, tôi đã không thừa nhận", Lợi bình tĩnh nói trước tòa lý do là "sợ hãi và ôm tâm lý may mắn sẽ thoát tội".
Hành vi của Lợi bị người nhà Lam chỉ trích "thấy chết không cứu", kiên quyết không tha thứ và đề nghị tòa đưa ra hình phạt nghiêm khắc nhất.

Trương Hải Lam được bạn bè nhận xét có tính cách ôn hòa, tốt bụng, hay xấu hổ, được nhiều người yêu mến. Ảnh: Jimu News
Lời hối hận muộn màng
Trước phiên tòa xét xử, Lợi đã nộp đơn xin giám định tâm thần nhưng bị bác bỏ vì không có tiền sử bệnh tâm thần và có ý thức tỉnh táo vào thời điểm gây án.
Khi bào chữa trước tòa, Lợi luôn phủ nhận có âm mưu từ trước.
Bên công tố cáo buộc Lợi đã tham gia một khóa học về colchicine ở trường đại học để tìm hiểu về độc tính của nó. Anh ta nói đã bỏ học và chưa bao giờ lên lớp.
Bên công tố chỉ ra Lợi liên tục đọc tin tức liên quan đến các vụ đầu độc trong khuôn viên trường vào tháng 1/2024, anh ta biện giải rằng đó là do điện thoại tự động đẩy tin. Bên công tố cũng cáo buộc Lợi biết các bạn cùng phòng có thói quen chia sẻ đồ ăn vặt, nhưng anh ta khăng khăng phủ nhận.
Trên tòa, Lợi nói thấy tự trách và hối hận vì hành vi bản thân gây ra, nhiều lần xin lỗi gia đình bị hại.
Luật sư bào chữa cho rằng đối tượng đầu độc của Lợi là Khê, như vậy đây là hành vi giết người bằng cách đầu độc bất thành đối với Khê và sơ suất gây chết người đối với Lam.
Luật sư nói Lợi có "cách tư duy khác với người thường". Anh ta sống khép kín, không có bạn bè thân thiết, không trò chuyện với cha mẹ và thích nghiên cứu quân sự. Anh ta thường giao tiếp với người khác trên mạng nhưng thiếu kinh nghiệm xã hội trong đời thực và "không có trí tuệ cảm xúc".
Còn bên công tố cho rằng, Lợi có kiến thức về colchicine hơn người thường và hiểu rõ về tiêu chuẩn liều lượng của colchicine, nhưng đã bỏ một lượng đủ gây chết người vào đồ ăn của bạn. Động cơ gây án là do mâu thuẫn kéo dài với bạn cùng phòng, tích lũy thành hận thù. Sau khi bạn trúng độc nhập viện, anh ta vẫn che giấu sự thật.
Lợi bị công tố viên đề nghị án tử hình về tội Cố ý giết người.
Tòa chưa tuyên án.
Tuệ Anh (Theo Jimu News)
**********
Bắt giữ người phụ nữ lừa tình với số tiền kỷ lục
Thông tin do Cục Điều tra Trung ương Thái Lan (CIB) mới tiết lộ.
Cảnh sát CIB đã bắt giữ Orathai, 52 tuổi, tại nhà ga đến sau khi ngườ phụ này xuống máy bay từ Malaysia hôm 1/2. Orathai bị truy nã theo lệnh bắt giữ vì là thành viên của một hiệp hội kín, tham gia vào tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, trộm cắp danh tính cá nhân, rửa tiền và lừa tình với số tiền lớn từ năm 2022.
Vụ án của Orathai được mệnh danh là vụ lừa đảo tình cảm tốn kém nhất lịch sử Thái Lan, liên quan đến một băng đảng xuyên quốc gia sử dụng hồ sơ LinkedIn giả mạo của một bác sĩ quân đội Mỹ làm việc tại Afghanistan, để lừa giám đốc tài chính chi nhánh Thái Lan của một công ty đa quốc gia, rồi đánh cắp 6,3 tỷ baht (86 triệu USD).
Giám đốc tài chính người Thái đã bị bắt và bị buộc tội nhiều tội danh bao gồm cả tội trộm cắp. Lệnh bắt giữ còn được ban hành đối với gần 100 công dân Thái Lan và Nigeria. Những nỗ lực để bắt giữ những nghi phạm vẫn đang được tiến hành.
Thái Lan cắt điện ở khu vực biên giới giáp Myanmar, nơi bị nghi ngờ là sào huyệt của các tổ chức tội phạm viễn thông (Ảnh: Thai PBS)
Theo tuyên bố của CIB, Orathai đã thú nhận mình là người có tên trong lệnh bắt giữ của cảnh sát. Bà này khẳng định rằng đối tác người Nigeria đã yêu cầu bà mở tài khoản ngân hàng ở Thái Lan vì anh ta không thể làm như vậy do mang quốc tịch nước ngoài.
Bà Orathai sau đó đã mở nhiều tài khoản và để đối tác của mình phụ trách mọi giao dịch gửi và rút tiền thông qua các tài khoản đó.
Orathai đã đến Malaysia để làm việc tại một tiệm mát-xa vào năm 2017, tại đó bà đã gặp và yêu một người đàn ông Nigeria.
"Sau khi sống với anh ta trong hai năm, với việc chi trả mọi chi phí để tôi không phải đi làm, anh ta đã yêu cầu tôi mở tài khoản ngân hàng vì muốn điều hành một doanh nghiệp ở Thái Lan", Orathai khai.
"Anh ta trả cho tôi 6.500 baht cho mỗi tài khoản. Sau đó tôi mới biết rằng các tài khoản ngân hàng của mình đã được sử dụng để nhận tiền từ những người đã bị lừa đảo".
Thời gian gần đây, sự quan tâm của dư luận châu Á đối với tội phạm lừa đảo của Thái Lan tăng vọt, nhất là sau khi cảnh sát nước này triệt phá đường dây buôn người sang Myanmar, với việc nhiều người mẫu, diễn viên Trung Quốc đột ngột mất tích khi đến làm việc tại "xứ sở chùa vàng".
*************
Gỡ quảng cáo có Từ Hy Viên
Ngày 5/2, UDN đưa tin ngay sau cái chết đột ngột của Từ Hy Viên, hãng mỹ phẩm nổi tiếng Đài Loan (Trung Quốc) mà người đẹp sinh năm 1976 làm người đại diện phát ngôn có thông báo chính thức trên Facebook.
Quảng cáo mỹ phẩm do Từ Hy Viên đóng bị gỡ bỏ sau cái chết của nữ diễn viên.
Thông báo mở đầu bằng những dòng tri ân đến người đẹp bạc mệnh: “Chúng tôi vô cùng đau buồn khi biết rằng người phát ngôn thương hiệu được yêu mến của chúng tôi là Đại S Từ Hy Viên đã qua đời. Trong 3 năm hợp tác với Đại S, chúng tôi cảm nhận sâu sắc sự theo đuổi cái đẹp và tình yêu vô bờ của cô ấy đối với cuộc sống”.
Hãng mỹ phẩm quyết định tạm thời gỡ bỏ quảng cáo có Từ Hy Viên làm người mẫu với lý do “bày tỏ lòng tôn kính với người đã khuất”.
Thương hiệu kêu gọi người dùng dành thời gian tưởng nhớ những khoảng thời gian tốt đẹp mà Đại S mang lại cho cuộc đời, đồng thời nhấn mạnh lòng tốt và vẻ đẹp của cô luôn mãi tồn tại trong trái tim những người yêu mến cô.
Thông báo nhận được sự đồng tình từ đông đảo cư dân mạng, với hàng nghìn lượt Thích. Họ đánh giá cao sự tinh tế của thương hiệu và cam kết tiếp tục ủng hộ. Nhiều người cho biết mua sản phẩm chỉ vì tin tưởng vào Từ Hy Viên.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng không cần phải xóa quảng cáo. Họ hy vọng quảng cáo tồn tại mãi mãi để mọi người luôn có thể nhìn thấy Đại S.
Cùng thời điểm, một người nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc có tên là “Trung S” (đặt theo biệt danh Đại S và Tiểu S của Từ Hy Viên và Từ Hy Đệ) tuyên bố ngừng bắt chước nữ diễn viên xấu số.
Bản sao Từ Hy Viên tuyên bố ngừng bắt chước nữ diễn viên.
Trong video chia sẻ công khai, Trung S cho biết khi nghe nhiều người nói cô trông giống Đại S, cô thực sự cảm thấy vui vì “ai mà không muốn có khuôn mặt của người nổi tiếng chứ?”.
Kể từ đó, cô bắt đầu tìm hiểu về Đại S và xem tất cả tác phẩm liên quan cũng như những phát biểu của nữ diễn viên trong các cuộc phỏng vấn. Theo Trung S, đối với cô, Đại S giống như một nữ anh hùng.
Trung S cũng tận dụng đặc điểm ngoại hình sẵn có để tự quảng bá bản thân và phát triển công việc kinh doanh.
Khi báo chí rộ lên tin Đại S qua đời, Trung S cho rằng đó là tin giả. Nhiều cư dân mạng tràn vào trang cá nhân của cô và để lại bình luận: “Hãy ngừng bắt chước đi”.
Đáp lại, Trung S khẳng định không tiếp tục làm bản sao của Từ Hy Viên nữa. Cô tiết lộ sẽ chuyển sang làm video về cuộc sống hàng ngày, từ đó khuyến khích phụ nữ học cách độc lập và mạnh mẽ, trở thành nhân vật chính trong cuộc sống của họ.
***********
**********