Trung QuốcNhờ
vỏ bọc "anh hàng xóm tốt bụng", Trần Bình thoát nghi ngờ trong cuộc
điều tra cái chết của bé gái 10 tuổi năm 2004, chỉ phải trả giá sau khi
bị công nghệ ADN vạch trần.
Cô bé Tiêu Doanh sống tại
ngôi làng nhỏ ở thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, bị khuyết tật bẩm sinh
không thể đứng thẳng, đi thẳng. Khi 2 tuổi, Doanh lại bị bệnh nặng
khiến miệng méo, khó nói chuyện, răng không thể nhai, phải dựa vào lưỡi
đưa thức ăn lỏng vào cổ họng. Để chữa bệnh cho cô bé, gia đình chạy khắp
nơi tìm bác sĩ và thử đủ phương thuốc dân gian.
Năm 8 tuổi, Doanh
mới bắt đầu tập đi và phải mất hai năm mới bỏ được nạng, nhưng cũng chỉ
có thể đi khập khiễng. Từ đó, bố mẹ giao cho em trai chăm sóc Doanh để
ra ngoài làm việc.
Ngày 14/3/2004, em trai chạy ra hồ bắt cá cùng
các bạn, không để ý đến Doanh. Gia đình tìm kiếm và tối hôm đó cô bé 10
tuổi được phát hiện nằm úp mặt trong hố chất thải cạnh chuồng lợn, tử
vong từ lâu.
Xung quanh hố mọc đầy cỏ dại, cành cây khô chất đống,
chỉ có một đường mòn gồ ghề dẫn đến, bình thường hiếm người qua lại.
Cho rằng con gái không thể đến đây chơi rồi trượt chân ngã xuống, bố mẹ
Doanh báo cảnh sát.
Cảnh
sát xác định Doanh chết do đuối nước. Cô bé bị xâm hại tình dục, đầu và
mặt bầm tím do bị đánh rất mạnh... Thời điểm tử vong vào khoảng 16h
ngày 14/3, lúc này phần lớn dân làng đang làm việc ngoài đồng.
Thôn
này nằm ở vùng hẻo lánh, dân số chỉ hơn 200 người với vài chục hộ gia
đình, ngày thường rất ít người lạ ra vào, nếu có cũng sẽ nhanh chóng bị
nhận ra, vì vậy cảnh sát suy đoán thủ phạm là người trong làng. Sau khi
điều tra sơ bộ tất cả nam giới, cảnh sát xác định tổng cộng 100 nghi
phạm, sau đó rồi sàng lọc, thẩm vấn lần lượt nhưng không thu được manh
mối nào.
Do thiếu manh mối và hạn chế về công nghệ điều tra, vụ án bế tắc. Tổ chuyên án rút khỏi thôn sau ba tháng điều tra.
Đến
năm 2020, lực lượng công an toàn Trung Quốc phát động chiến dịch xử lý
các vụ án tồn đọng. Lúc này, công nghệ điều tra tội phạm đã có bước nhảy
vọt. Vụ án cô bé Tiêu Doanh cũng được thành phố Ngạc Châu tái điều tra
sau 16 năm.
Tháng 4/2020, qua các mẫu xét nghiệm được bảo quản từ
năm 2004, kỹ thuật viên trích xuất được một lượng cực nhỏ ADN của nam
giới. Đối chiếu với cơ sở dữ liệu, một gia đình họ Trần ở cùng làng với
Doanh có kết quả trùng khớp. Trong ba đời nhà họ Trần chỉ có bốn người
đàn ông trưởng thành, đều bị coi là nghi phạm.
Trần Bình được xác
định là nghi phạm số một. Bình sinh năm 1989, mới 15 tuổi khi vụ sát hại
bé gái xảy ra. Bình thường xuyên đi làm xa, chưa kết hôn.
Bình
từng bị thẩm vấn trong cuộc điều tra năm 2004, khi đó hắn đã bỏ học, cả
ngày lang thang khắp làng trên xóm dưới. Bình khai hôm đó có gặp Doanh
trên đường, còn lấy bánh của cô bé, sau đó về nhà và không biết Doanh đi
đâu. Vì Bình vẫn còn nhỏ tuổi, cảnh sát và dân làng đều không nghi ngờ.
Gia đình Doanh cũng có ấn tượng tốt với Bình vì vẻ ngoài nhút nhát,
thành thật, thường xuyên dìu cô bé đi chơi.
Phát hiện Bình đang
làm việc tại một công trường xây dựng ở tỉnh Hà Nam, cảnh sát lập tức
bao vây, khống chế hắn. Nghe cảnh sát hỏi tên bằng giọng địa phương quen
thuộc, Bình sửng sốt, sau đó lập tức nói "Tôi không giết Tiêu Doanh",
phản ứng đầu tiên này khiến cảnh sát tin chắc hắn chính là kẻ giết
người.
Cảnh sát đối chiếu mẫu ADN của Bình với mẫu thu thập được
từ thi thể nạn nhân, xác định là cùng một người. Trước những bằng chứng,
Bình khai nhận. Những gì hắn khai năm đó là sự thật nhưng phần sau của
câu chuyện đã bị che giấu.
Theo lời thú tội, sau khi lấy bánh của
Doanh rồi vào nhà, Bình lại đi ra. Lúc đó trên đường không có ai, chỉ có
cô bé khập khiễng từng bước chậm rãi, Bình bỗng nảy ý đồ xấu. Hắn gọi
Doanh lại, dụ dỗ bằng cách nói sẽ dẫn cô bé đi xem lợn con mới sinh
trong chuồng phía sau..
Thoát khỏi cuộc điều tra năm đó nhưng Bình
nói luôn mơ thấy ác mộng suốt 16 năm qua. Bị ám ảnh với việc nạn nhân
đến tìm mình báo thù trong mơ, Bình dần thấy sợ phụ nữ, sợ cảnh sát,
không dám giao du với ai. Hắn thường tìm đọc các bản tin điều tra tội
phạm, lo một ngày nào đó sẽ bị vạch trần tội ác.
Tháng 12/2021,
Tòa án Tối cao tỉnh Hồ Bắc xác định dù Bình mới 15 tuổi khi gây án nhưng
do mức độ nghiêm trọng vẫn kết án tù chung thân và bị tước quyền chính
trị suốt đời.
Tuệ Anh (Theo Toutiao)
***********
Hé lộ khoảnh khắc cuối cùng trước khi qua đời của Nữ hoàng Anh Elizabeth
Hà Linh
4–5 minutes
Đã
hơn một năm kể từ khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời ở tuổi 96 và
giờ đây, những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời bà được hé lộ trong
cuốn tiểu sử Charles III: New King, New Court. The Inside Story. Trong cuốn tiểu sử, Edward Young - thư ký riêng và cũng là nhân viên cao cấp nhất của Nữ hoàng - đã chia sẻ về sự ra đi của bà.
Edward
Young đã có mặt tại Lâu đài Balmoral khi Nữ hoàng qua đời vào 8/9/2022.
Theo những gì thư ký riêng của Nữ hoàng Elizabeth chứng kiến, bà qua
đời một cách "rất bình yên".
"Bà qua đời trong giấc ngủ vì tuổi già. Bà ấy không nhận thức được bất cứ điều gì và không đau đớn", Edward Young chia sẻ.
(Ảnh: Getty Images)
Trong
những khoảnh khắc cuối cùng, Nữ hoàng Elizabeth II cũng còn rất nhiều
người thân cận tới thăm. Trong đó, Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla
đã dành riêng một tiếng đồng hồ ở bên cạnh bà trước khi bà qua đời.
Con
gái duy nhất của cố Nữ hoàng Anh - Công chúa Anne - cùng người phụ
trách trang phục cao cấp (đồng thời là người bạn tâm giao của Nữ hoàng)
Angela Kelly thay phiên nhau túc trực bên giường bệnh của bà. Mục sư
Kenneth MacKenzie cũng dành thời gian ở bên Nữ hoàng và đọc Kinh thánh
cho bà nghe.
Một thời gian sau khi Edward Young viết về sự ra đi
của Nữ hoàng Elizabeth, một người hầu đã mang đến một hộp giấy tờ màu đỏ
có khóa trên giường bệnh của bà. Chiếc hộp này chứa hai bức thư được
niêm phong, trong đó một bức gửi cho con trai bà tức Vua Charles III và
bức còn lại gửi cho chính thư ký riêng Edward Young. Bức thư cũng nhắc
tới việc bà đã lựa chọn các ứng cử viên cho Huân chương Công trạng vì đã
có những "thành tích đặc biệt".
"Ngay cả khi nằm trên giường
bệnh, Nữ hoàng vẫn còn việc phải làm và bà đã làm hết những việc đó",
người viết tư liệu Hoàng gia Anh Robert Hardman tiết lộ.
Edward
Young - thư ký thân cận nhất của Nữ hoàng Elizabeth - cũng có mặt bên
cạnh bà trong những khoảnh khắc cuối cùng trước khi bà qua đời. (Ảnh: PA
Images/Getty Images)
Sau khi ở bên cạnh mẹ, Vua Charles đã
ra ngoài hái nấm để giải tỏa căng thẳng và nhận tin mẹ qua đời trên
đường trở về Balmoral. Trợ lý cấp cao của Vua Charles là người đã thông
báo tin tức này và đó cũng là lần đầu tiên ông được gọi là "Bệ hạ". Ngay
sau khi nhận tin dữ, ông đã phải tấp xe vào lề đường để trấn tĩnh lại.
Cái
chết của Nữ hoàng xảy ra quá đột ngột đến nỗi Vua Charles được cho là
lập tức tới lâu đài Balmoral bằng trực thăng, đọc ghi chú "London
Bridge" (kế hoạch hành động trong trường hợp Elizabeth qua đời) trên
đường đi. Mọi chuyện quá gấp gáp tới mức nhân viên không có thời gian
chuẩn bị xe để tiếp đón ông.
Theo cuốn tiểu sử này, Vua Charles đã
gọi điện cho hai con trai là Hoàng tử William và Hoàng tử Harry, yêu
cầu họ tới Scotland càng sớm càng tốt để bày tỏ lòng kính trọng lần cuối
tới Nữ hoàng Elizabeth.
Vào thời điểm Nữ hoàng Anh qua đời, Vua
Charles III đưa ra một tuyên bố chân thành: "Cái chết của người mẹ yêu
dấu của tôi - Nữ hoàng - là khoảnh khắc đau buồn nhất với tôi và các
thành viên trong gia đình. Chúng tôi vô cùng thương tiếc sự ra đi của
một đấng tối cao đáng kính và một người mẹ yêu quý. Tôi biết sự mất mát
này sẽ được cả đất nước cũng như vô số người trên toàn thế giới cảm nhận
sâu sắc".
**********
10 khoảnh khắc đẹp nhất trong Lễ đăng quang của Nhà vua và Hoàng hậu Đan Mạch
Thanh Tâm
3–4 minutes
Ngày
14/1, người dân Đan Mạch đã vô cùng vui mừng khi chứng kiến một trong
những bước ngoặt quan trọng của lịch sử của nước này sau khi Nữ hoàng
Margrethe II chính thức thoái vị và nhường ngôi cho con trai của mình -
Thái tử Frederik.
Đây được cho là một sự kiện lịch sử đầy cảm xúc
đối với hoàng gia Đan Mạch khi cả nước bày tỏ lòng kính trọng đối với
triều đại kéo dài 52 năm của Nữ hoàng Margrethe II. Đồng thời, khoảnh
khắc Vua Frederik chính thức lên ngôi và cùng gia đình xuất hiện tại Ban
công Cung điện Christianborg cũng trở thành khoảnh khắc đi vào lịch sử.
Nữ
hoàng Margrethe chính thức thức ký tuyên bố thoái vị tại cuộc họp của
Hội đồng Nhà nước dưới sự chứng kiến của Thái tử Frederik và Hoàng tử
Christian
Với
đôi mắt đẫm lệ, Nữ hoàng Margrethe đầy xúc động trước khi quay lại và
nói những lời cuối cùng với tư cách là nữ hoàng: "Chúa phù hộ cho nhà
vua!"
Khoảnh
khắc Nữ hoàng Margrethe nhường vị trí đầu bàn cho Thái tử Frederik và
Hoàng tử Christian di chuyển vào vị trí ngồi bên cạnh cha mình
Tại
Cung điện Christiansborg, Thủ tướng Mette Frederiksen tuyên bố: "Nữ
hoàng Margrethe II đã thoái vị, Bệ hạ Frederik X vạn tuế".
Vua Frederik đầy xúc động đã có bài phát biểu đầu tiên trước hàng nghìn người đang tập trung trước cung điện
Hoàng hậu Mary cùng nhà vua vẫy chào dân chúng trên ban công cung điện
Hoàng
hậu Mary thanh lịch trong trang phục trắng, kết hợp với một chiếc cài
tóc bằng hồng ngọc và kim cương cùng trang sức tinh tế
Vua và Hoàng hậu có khoảnh khắc cực ngọt trên ban công trước ánh mắt của các con
Vua
Frederik và Hoàng hậu Mary cùng 4 người con của họ: Hoàng tử Christian
(18 tuổi), Công chúa Isabella (16 tuổi) và cặp song sinh 13 tuổi, Hoàng
tử Vincent và Công chúa Josephine.
Vua Frederik và Hoàng hậu Mary xuất hiện lần thứ hai trên ban công khi họ trở về nhà tại Cung điện tại Amalienborg.
Giải
thưởng là mô hình trưng bày Chú Lính Chì Hoàng Gia Đan Mạch sản xuất
bởi Kaj Bojesen, nhà cung cấp Hoàng Gia dưới triều đại của Nữ Hoàng
Margerth II.
Hạn chót để tham gia là ngày 15 tháng 2 năm 2024.
Người chiến thắng sẽ được liên hệ ngay sau đó và thông báo trên trang
Facebook của Đại sứ quán Đan Mạch.
Nguồn: Hello ***********
Buồn của vợ cũ Bill Gates hậu ly hôn: Tuyên bố sẵn sàng bước vào cuộc ...
Nguyễn Phượng
7–9 minutes
Bà
Melinda tốt nghiệp ngành kỹ sư công nghệ, bắt đầu sự nghiệp từ làm gia
sư cho trẻ em, sau đó vào làm giám đốc tiếp thị cho Microsoft. Bà gặp
ông Gates trong một hội chợ thương mại ở New York và hai người kết hôn
năm 1994, sinh được ba người con. Năm 1996, bà rời công ty để chăm nom
gia đình.
Năm 2000, họ thành lập Bill & Melinda Gates, quỹ từ
thiện lớn nhất thế giới, hỗ trợ các dự án giáo dục, bình đẳng giới, phát
triển vaccine. Tới năm 2014, họ quyên góp khoảng 28 tỷ USD tài sản cá
nhân cho quỹ từ thiện.
Vợ chồng tỷ phú Bill Gates ly hôn sau 27 năm chung sống - Ảnh: AP
Cuộc
hôn nhân kéo dài 27 năm của bà và ông Gates chính thức kết thúc vào
tháng 8/2021, vài tháng sau khi hai người công bố quyết định ly hôn trên
Twitter. Họ cho biết "không còn tin có thể phát triển cùng nhau như vợ
chồng trong giai đoạn tiếp theo của cuộc đời" và "quyết định chia tay
sau khi suy nghĩ và chuẩn bị đầy đủ".
Bà Melinda cho biết những
trải nghiệm trong cuộc ly hôn nhắc nhở rằng quỹ từ thiện đòi hỏi bà phải
luôn nỗ lực hết mình, cũng như mối quan tâm chính của bà là "bảo vệ các
con vượt qua cuộc hôn nhân bất thành của bố mẹ".
Sau ly hôn, cuộc sống của bà Melinda Gates đã có nhiều thay đổi và tuyên bố sẵn sàng bước sang một trang mới.
Tự mình trở thành tỷ phú sau ly hôn
Theo
hãng tin Bloomberg, công ty Cascade Investment của ông Gates đã chuyển
3,3 triệu cổ phiếu của công ty AutoNation, trị giá khoảng 378 triệu USD
cho bà French Gates. Ngoài ra, vợ cũ của "ông trùm" phần mềm cũng nhận
2,8 triệu cổ phiếu Deere trị giá khoảng 1 tỷ USD, và 9,5 triệu cổ phiếu
Canadian National Railway, trị giá hơn 1 tỷ USD.
Tất cả việc
chuyển nhượng cổ phiếu trên đều được báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán và
Sàn giao dịch Mỹ (SEC) - cơ quan giám sát thị trường chứng khoán nước
này.
Trước đó, ông Gates đã chuyển số cổ phiếu trị giá khoảng 3 tỷ
USD, bao gồm cổ phần trong 3 công ty nói trên, sang cho bà French
Gates, ở thời điểm vài tuần sau khi cặp đôi bất ngờ tuyên bố ly dị.
Bà Melinda Gates trở thành một trong những người giàu có nhất hành tinh hậu ly hôn
Như
vậy, bà French Gates đến hiện tại đã nhận được hơn 5,7 tỷ USD cổ phiếu
từ chồng cũ, đủ để bà trở thành một trong những người giàu nhất hành
tinh. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là một phần nhỏ của bức tranh phân chia
tài sản trong vụ ly hôn vào hàng đắt đỏ nhất lịch sử thế giới. Bởi chi
tiết của việc chia tài sản giữa ông Gates và bà French Gates không được
công bố, nên không rõ bà French Gates sẽ được nhận tổng cộng bao nhiêu.
Sau
ly hôn, bà Melinda Gates vẫn tiếp tục đồng hành cùng quỹ Bill &
Melinda Gates nhưng sẽ chia sẻ cho các hoạt động ngoài Quỹ Gates, nguồn
tin giấu tên tiết lộ.
"Tôi nhận ra thật phi lý khi tập trung quá
nhiều của cải vào tay một người và tin rằng trách nhiệm duy nhất với
khối tài sản lớn như vậy là cho đi, càng chu đáo và tác động mạnh mẽ
càng tốt. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ nhà từ thiện nào đều là làm cho
nhu cầu từ thiện không còn nữa", Melinda viết trong lá thư mới nhất.
Còn
tỷ phú Bill Gates, trong thư gần đây, nhắc lại sẽ dành phần lớn tài sản
cho từ thiện thông qua quỹ Gates. "Quỹ là ưu tiên từ thiện hàng đầu của
tôi, ngay cả khi tôi cũng tài trợ những lĩnh vực khác trong thời gian
qua, chủ yếu là giảm thiểu biến đổi khí hậu và giải quyết bệnh
Alzheimer", ông viết.
Bạn trai dính phốt từng bạo hành vợ cũ
Trong
một cuộc phỏng vấn, bà Melinda Gates hào hứng tiết lộ bản thân đã sẵn
sàng để bước sang một trang mới. Từ những động thái này, nhiều người
phỏng đoán rằng bà đã tìm được tình yêu mới.
Bà Melinda Gates và Jon Du Pre cùng đi xem trận đấu bóng rổ với các con của Melinda
Theo
TMZ, bà Melinda đã bí mật hẹn hò với một cựu phóng viên Fox News tên là
Jon Du Pre, 68 tuổi. Họ đã được phát hiện cùng nhau đi xem một trận đấu
bóng rổ ở Brooklyn Nets với các con của bà Melinda.
Ngoài ra còn
có thông tin cho biết cặp đôi đã nghỉ tại Pelican Hill - khách sạn 5 sao
ở Newport Beach, Calif, cùng một số thành viên trong gia đình. Những
người theo dõi Melinda thường xuyên cũng nhận ra sự thay đổi này. Trong
buổi phỏng vấn với CBS Mornings Gayle King, Melinda thừa nhận rằng mình
đang trở lại thế giới lãng mạn sau khi ly hôn với Bill Gates.
Đây là lần đầu tiên nữ tỷ phú bị đồn hẹn hò kể từ khi kết thúc cuộc hôn nhân với Bill Gates.
Tờ
New York Post cho biết, Du Pre từng là phóng viên của Fox News trong 4
năm, và từng dẫn bản tin cho nhiều nhà đài khác nhau, bao gồm KPNX-TV ở
Arizona, KTVX-TV ở Utah và KUSI-TV ở San Diego, California. Trong 11 năm
qua, ông là bậc thầy truyền thông chiến lược cho công ty riêng Du Pre
Media, LLC.
Trên tài khoản mạng xã hội, ngoài khoe ảnh ở phòng gym
và tập luyện để tham gia các cuộc đua triathon, Du Pre còn đăng ảnh bên
ba con đã trưởng thành, gồm hai trai và một gái, với vợ cũ.
Du Pre thường đăng ảnh khoe thân hình săn chắc trên Instagram - Ảnh: Planet Photos
Đáng
nói, ông ta đã tự thú nhận trong cuốn hồi ký rằng, đã bạo hành người vợ
đầu tiên của mình, cựu Hoa hậu Utah - Gina Larsen Du Pre.
Trong
cuốn "The Prodigal Father" (kể về hành trình khó khăn đi tìm cha đẻ, một
luật sư quyền công dân nhưng sau này trở thành đặc vụ FBI), Jon Du Pre
nói mối quan hệ với Gina rất hỗn loạn và ông đã bạo hành bằng lời nói
với vợ ngay cả khi cô đang mang thai đứa con thứ 3 của họ vào năm 1995.
"Tôi
đứng dậy và chạy qua phòng khách với người vợ đang mang thai của mình.
Cô ấy co rúm người lại khi tôi nóng nảy, giận dữ và tung ra lời lẽ tấn
công tồi tệ nhất mà cô ấy từng phải chịu đựng", Du Pre viết về sự ngược
đãi đối với người vợ đầu tiên của mình.
"Chào mừng đến với thế giới thực, công chúa, nơi không phải ai cũng hạnh phúc", ông viết tiếp.
Jon
Du Pre đổ lỗi cho sự căng thẳng là do chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu
bị cha đẻ bỏ rơi đã dẫn đến những hành vi bộc phát với vợ mình. Ông đưa
ra kết luận này sau một cuộc gặp tình cờ với một bác sĩ tâm thần trên
máy bay.
"Nhờ lời giải thích nhất thời nhưng cực kỳ chính xác về
tình trạng của tôi từ một người có chuyên môn nổi tiếng, tôi không còn
phải nghĩ mình là một mớ hỗn độn nữa. Tôi đã mắc chứng rối loạn tâm
thần", Jon Du Pre viết.
Jon Du Pre hiện làm chuyên gia truyền thông - Ảnh: ABC
Ông
gặp người vợ đầu tiên khi cả hai đang theo học ngành báo chí tại Đại
học Brigham Young ở Utah vào giữa những năm 1980. Cô nàng sinh viên xinh
đẹp khi ấy đã giành chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Utah năm
1985 và tham gia cuộc thi Hoa hậu Mỹ vào năm sau. Du Pre viết: "Mặc dù
không giành được vương miện nhưng cô ấy đã giành được giải thưởng cho
màn trình diễn của mình trong cuộc thi tài năng, được trả vài nghìn đô
la tiền học bổng".
Sau đó, cặp đôi kết hôn tại Đền Mormon ở Thành phố Salt Lake ngay sau khi Gina tốt nghiệp cử nhân ngành truyền thông năm 1986.
Nhưng
gia đình nhỏ không sống hạnh phúc mãi mãi về sau. Hồ sơ tòa án tiết lộ
rằng vào năm 2005, 5 năm sau khi cuốn sách được phát hành, Gina đã nộp
đơn yêu cầu cấp dưỡng nuôi con và ly hôn tại Tòa án Quận Maricopa ở
Arizona.
Trong một bài đăng gần đây trên mạng xã hội, con trai cả
Kasey Du Pre của cặp đôi đã ghi nhận công lao của mẹ anh, vì đã làm việc
chăm chỉ để nuôi dạy anh và các em nhỏ Jessie và Jonny.
Anh so
sánh mẹ anh với huyền thoại NBA. "Khi làm mẹ đơn thân nuôi ba đứa con,
Gina đã cho cả ba đứa con của mình vào đại học vì tinh thần làm việc
không ngừng nghỉ của mình."
Không rõ khi nào Melinda French Gates
bắt đầu hẹn hò với Du Pre. Đại diện của bà Melinda Gates chưa đưa ra
bình luận, trong khi ông Du Pre vẫn mô tả mình "độc thân" trên mạng xã
hội.
Theo NY Post
*********
Đôi vợ chồng Việt ở Mỹ bán phở có doanh thu 14 triệu USD/năm, đóng thuế tới 1 triệu USD
6–8 minutes
Thương
hiệu Phở Hà Nội của họ Nguyễn có doanh thu khoảng 14 triệu USD/năm,
đóng thuế hơn 1 triệu USD năm 2023, với 3 tiệm phở nằm vị trí đắc địa
tại thung lũng Silicon, bang California, Mỹ.
Tính đến tháng
9.2023, nước Mỹ có khoảng 6.340 tiệm phở. Phở đã đem lại dấu ấn sâu đậm
cho cộng đồng người Việt tại Mỹ. Theo trang The Food Institute, nếu như
bánh mì Việt được coi là món ăn tinh túy của nước Mỹ thì phở đang trở
nên ngày càng phổ biến.
Bí quyết kinh doanh phở doanh thu hàng triệu đô la
Chị
Huyền Nguyễn (Helen Nguyễn) và anh Harry Nguyễn là chủ của thương hiệu
Phở Hà Nội đang được nhiều tờ báo Mỹ nhắc đến nhiều như là một tấm gương
thành công về kinh doanh phở và giúp đỡ cộng đồng.
Khi nước Mỹ
còn trong dịch Covid-19 vào năm 2020, chị Huyền Nguyễn và các nhân viên
tiệm Phở Hà Nội đã gửi hàng ngàn phần ăn miễn phí tới những người làm
việc ở tuyến đầu chống dịch ở khu vực Bay Area (California, Mỹ). Đây là
"những bữa ăn của lòng biết ơn" (meals of gratitude) được chế biến từ
nguyên liệu organic, đem tặng các y bác sĩ để động viên tinh thần của
họ.
Chị
Huyền Nguyễn và Harry Nguyễn đứng tại nhà hàng phở địa điểm Milpitas
với thiết kế phong cách Indochine thiết kế và nhập nội thất từ Việt Nam
qua. Ảnh: GIANG VŨ
Sau dịch, tiếng tăm của Phở Hà Nội bắt đầu lan
xa hơn do có nhiều báo nhắc đến, đồng thời, chị Huyền Nguyễn cũng có cơ
hội lấy thêm được mặt bằng mới cho tiệm phở, do nhiều nhà hàng phải trả
mặt bằng vì khó khăn hậu dịch Covid-19.
Chị Huyền Nguyễn chia sẻ
bí quyết nhà hàng phở vẫn đứng vững và thành công sau dịch: "Rất nhiều
nhà hàng đã không trụ được vì kinh tế đi xuống, phải đóng cửa, trả mặt
bằng, thậm chí khách vắng hoe, nhưng ba nhà hàng Phở Hà Nội tại địa khu
Vietnam Town, Cupertino và Palo Alto vẫn đông khách nườm nượp, khách
hàng vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ ăn phở. Để có được điều này, chúng tôi
đã cố gắng bằng chất lượng trong nhiều năm, lấy nguồn thịt tươi ngon từ
trang trại địa phương".
Cụ thể, nhà hàng Phở Hà Nội của chị Huyền
Nguyễn là nhà hàng phở duy nhất có thể mua thịt bò trực tiếp từ trang
trại bò Harris Ranch tươi mỗi tuần, có giá tốt nhập vào để rồi có giá
tốt cho tô phở bán ra, không những thế, thịt bò của trang trại này là
giống bò đen Angus cho loại thịt rất ngon, vì vậy, tô phở tái tại Phở Hà
Nội trở nên vô cùng xuất sắc nhờ sử dụng loại thịt chất lượng cao, đồng
thời cũng vang danh với tô phở sườn bò "short-rib" (sườn non) hiếm nhà
hàng phở nào có được.
Không gian nhà hàng tại Milpitas sắp khai trương rất ấn tượng và lạ với người dân Mỹ. Ảnh: GIANG VŨ
Trang
trại bò Harris Ranch chỉ bán cho các nhà hàng, siêu thị… có sức mua
lớn, vì vậy chỉ có Phở Hà Nội và chuỗi In-N-Out Burger mới có thể mua
trực tiếp. Hàng ngày, có khoảng 1.200 tô phở được bán ra tại mỗi nhà
hàng, riêng cuối tuần là hơn 2.500 tô phở mỗi ngày, doanh thu mỗi ngày
cuối tuần có thể lên đến 1 tỉ đồng.
Shark Louis Nguyễn (tên thật
là Nguyễn Thế Lữ), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty
Quản lý Quỹ Saigon (Saigon Assets Management SAM) cho biết, ông không
ngạc nhiên về sự thành công của Phở Hà Nội trên đất Mỹ, vì “họ đã làm
được quy trình để có được trong 15 giây đã hoàn thành xong tô phở để
mang ra cho khách hàng”.
Shark Louis Nguyễn đã từng sống 30 năm
tại Mỹ, hiện đang sống tại TP.HCM, cho biết, người Mỹ ngày càng yêu
thích phở Việt vì thơm ngon bổ dưỡng, mà giá cả lại không bị cao như mì
udon của Nhật. Tại thung lũng Silicon, Phở Hà Nội có giá bán từ 15 đến
20 đô la một tô rất lớn, đầy ắp thịt và bánh, nước súp. Ông nhấn mạnh:
Việc Phở Hà Nội lấy được vị trí bán phở đắc địa ở khu Palo Alto trên
trục đường “hái ra tiền”, gần đại học Standford là một dấu hiệu cho thấy
sự thành công rất lớn của họ.
Tô phở nức tiếng của Phở Hà Nội: gồm thịt bò tái và sườn short rib. Ảnh: GIANG VŨ
Theo
chị Huyền Nguyễn, để có được tô phở “15 đến 20 giây”, chồng chị là anh
Harry Nguyễn đã nghiên cứu được quy trình “ra phở” sử dụng nhiều máy móc
để giảm thiểu sức người, sử dụng nồi hầm xương 500 lít, đến máy cắt
hành, máy cắt thịt… Để hoàn thành một tô phở thì cần có 3 người (đứng
bếp, bốc bánh, cho thịt và chan nước dùng), vận hành thoăn thoắt, nhịp
nhàng thì mới đủ công suất đáp ứng lượng khách hàng đông.
Tại Mỹ,
giờ nghỉ trưa chỉ có khoảng 1 giờ đồng hồ, vì vậy, nếu không phục vụ
nhanh người làm việc sẽ không đủ thời gian ăn trưa tại nhà hàng. Nhìn
dòng người xếp hàng mỗi ngày, chị Huyền và anh Harry càng quyết tâm
nghiên cứu dịch vụ tốt nhất có thể để thực khách đỡ phải chờ lâu.
Thành công hơn nhờ thúc đẩy nhập khẩu từ Việt Nam qua Mỹ
Cũng
vì khó khăn hậu Covid-19, chị Huyền Nguyễn đã tìm mọi cách giảm chi phí
và tăng chất lượng. Sau sự thành công của ba nhà hàng chị tiếp tục dành
tiền để lấy mặt bằng mới bị người ta trả lại vì vắng khách. Chi phí mở
một nhà hàng mới bên Mỹ rất đắt đỏ, vì vậy chị đã tìm ra được cách thức
là thiết kế toàn bộ nhà hàng tại một công ty chuyên thiết kế nhà hàng
cao cấp tại TP.HCM, sau đó vận chuyển toàn bộ thiết kế và nội thất của
nhà hàng sang Mỹ bằng đường biển.
Nhờ quay về lựa chọn những ưu
thế từ quê hương, Phở Hà Nội ở địa điểm mới là Milpitas sẽ khai trương
trong tháng 1.2024, cái thứ năm tại Fremont sẽ khai trương tháng 4.2024,
nâng lên số nhà hàng phở là 5 cái.
Để có mùi thơm tốt nhất cho
phở, chị đã dừng mua gia vị quế, hồi, thảo quả nấu phở ở Mỹ mà nhập từ
Việt Nam qua, vì vậy nồi phở vốn đã thơm nay càng thơm hơn nữa.
Nhiều
nguyên liệu khác của nhà hàng chị cũng tìm cách để mua càng nhiều ở
Việt Nam càng tốt. Với cách thức này, chất lượng món ăn càng cao và giữ
hương vị Việt nhiều hơn mà chi phí tiết kiệm hơn mua tại Mỹ.
Với
tốc độ mở nhà hàng và tối ưu chi phí, mục tiêu bán 1 triệu tô phở vào
năm 2025 của anh chị Huyền Nguyễn và Harry Nguyễn hy vọng sẽ sớm thành
sự thực. Thị trưởng và cảnh sát trưởng thành phố San Jose, cũng như thị
trưởng thành phố Fremont luôn tạo điều kiện và giúp đỡ cho Phở Hà Nội
bởi những đóng góp giá trị cho thành phố.
Cái tên Phở Hà Nội tại
Mỹ được đặt tên cho nhà hàng nhằm nhấn mạnh nguồn gốc của phở xuất thân
từ Hà Nội. Vị của nhà hàng Phở Hà Nội cố gắng giữ hương phở Bắc, nhưng
vẫn có lai hương vị Nam vì có bỏ chút đường và ăn phở kèm rau, giá nếu
thực khách yêu cầu.
************
Đôi vợ chồng Việt ở Mỹ bán phở có doanh thu 14 triệu USD/năm, đóng thuế tới 1 triệu USD
6–8 minutes
Thương
hiệu Phở Hà Nội của họ Nguyễn có doanh thu khoảng 14 triệu USD/năm,
đóng thuế hơn 1 triệu USD năm 2023, với 3 tiệm phở nằm vị trí đắc địa
tại thung lũng Silicon, bang California, Mỹ.
Tính đến tháng
9.2023, nước Mỹ có khoảng 6.340 tiệm phở. Phở đã đem lại dấu ấn sâu đậm
cho cộng đồng người Việt tại Mỹ. Theo trang The Food Institute, nếu như
bánh mì Việt được coi là món ăn tinh túy của nước Mỹ thì phở đang trở
nên ngày càng phổ biến.
Bí quyết kinh doanh phở doanh thu hàng triệu đô la
Chị
Huyền Nguyễn (Helen Nguyễn) và anh Harry Nguyễn là chủ của thương hiệu
Phở Hà Nội đang được nhiều tờ báo Mỹ nhắc đến nhiều như là một tấm gương
thành công về kinh doanh phở và giúp đỡ cộng đồng.
Khi nước Mỹ
còn trong dịch Covid-19 vào năm 2020, chị Huyền Nguyễn và các nhân viên
tiệm Phở Hà Nội đã gửi hàng ngàn phần ăn miễn phí tới những người làm
việc ở tuyến đầu chống dịch ở khu vực Bay Area (California, Mỹ). Đây là
"những bữa ăn của lòng biết ơn" (meals of gratitude) được chế biến từ
nguyên liệu organic, đem tặng các y bác sĩ để động viên tinh thần của
họ.
Chị
Huyền Nguyễn và Harry Nguyễn đứng tại nhà hàng phở địa điểm Milpitas
với thiết kế phong cách Indochine thiết kế và nhập nội thất từ Việt Nam
qua. Ảnh: GIANG VŨ
Sau dịch, tiếng tăm của Phở Hà Nội bắt đầu lan
xa hơn do có nhiều báo nhắc đến, đồng thời, chị Huyền Nguyễn cũng có cơ
hội lấy thêm được mặt bằng mới cho tiệm phở, do nhiều nhà hàng phải trả
mặt bằng vì khó khăn hậu dịch Covid-19.
Chị Huyền Nguyễn chia sẻ
bí quyết nhà hàng phở vẫn đứng vững và thành công sau dịch: "Rất nhiều
nhà hàng đã không trụ được vì kinh tế đi xuống, phải đóng cửa, trả mặt
bằng, thậm chí khách vắng hoe, nhưng ba nhà hàng Phở Hà Nội tại địa khu
Vietnam Town, Cupertino và Palo Alto vẫn đông khách nườm nượp, khách
hàng vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ ăn phở. Để có được điều này, chúng tôi
đã cố gắng bằng chất lượng trong nhiều năm, lấy nguồn thịt tươi ngon từ
trang trại địa phương".
Cụ thể, nhà hàng Phở Hà Nội của chị Huyền
Nguyễn là nhà hàng phở duy nhất có thể mua thịt bò trực tiếp từ trang
trại bò Harris Ranch tươi mỗi tuần, có giá tốt nhập vào để rồi có giá
tốt cho tô phở bán ra, không những thế, thịt bò của trang trại này là
giống bò đen Angus cho loại thịt rất ngon, vì vậy, tô phở tái tại Phở Hà
Nội trở nên vô cùng xuất sắc nhờ sử dụng loại thịt chất lượng cao, đồng
thời cũng vang danh với tô phở sườn bò "short-rib" (sườn non) hiếm nhà
hàng phở nào có được.
Không gian nhà hàng tại Milpitas sắp khai trương rất ấn tượng và lạ với người dân Mỹ. Ảnh: GIANG VŨ
Trang
trại bò Harris Ranch chỉ bán cho các nhà hàng, siêu thị… có sức mua
lớn, vì vậy chỉ có Phở Hà Nội và chuỗi In-N-Out Burger mới có thể mua
trực tiếp. Hàng ngày, có khoảng 1.200 tô phở được bán ra tại mỗi nhà
hàng, riêng cuối tuần là hơn 2.500 tô phở mỗi ngày, doanh thu mỗi ngày
cuối tuần có thể lên đến 1 tỉ đồng.
Shark Louis Nguyễn (tên thật
là Nguyễn Thế Lữ), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty
Quản lý Quỹ Saigon (Saigon Assets Management SAM) cho biết, ông không
ngạc nhiên về sự thành công của Phở Hà Nội trên đất Mỹ, vì “họ đã làm
được quy trình để có được trong 15 giây đã hoàn thành xong tô phở để
mang ra cho khách hàng”.
Shark Louis Nguyễn đã từng sống 30 năm
tại Mỹ, hiện đang sống tại TP.HCM, cho biết, người Mỹ ngày càng yêu
thích phở Việt vì thơm ngon bổ dưỡng, mà giá cả lại không bị cao như mì
udon của Nhật. Tại thung lũng Silicon, Phở Hà Nội có giá bán từ 15 đến
20 đô la một tô rất lớn, đầy ắp thịt và bánh, nước súp. Ông nhấn mạnh:
Việc Phở Hà Nội lấy được vị trí bán phở đắc địa ở khu Palo Alto trên
trục đường “hái ra tiền”, gần đại học Standford là một dấu hiệu cho thấy
sự thành công rất lớn của họ.
Tô phở nức tiếng của Phở Hà Nội: gồm thịt bò tái và sườn short rib. Ảnh: GIANG VŨ
Theo
chị Huyền Nguyễn, để có được tô phở “15 đến 20 giây”, chồng chị là anh
Harry Nguyễn đã nghiên cứu được quy trình “ra phở” sử dụng nhiều máy móc
để giảm thiểu sức người, sử dụng nồi hầm xương 500 lít, đến máy cắt
hành, máy cắt thịt… Để hoàn thành một tô phở thì cần có 3 người (đứng
bếp, bốc bánh, cho thịt và chan nước dùng), vận hành thoăn thoắt, nhịp
nhàng thì mới đủ công suất đáp ứng lượng khách hàng đông.
Tại Mỹ,
giờ nghỉ trưa chỉ có khoảng 1 giờ đồng hồ, vì vậy, nếu không phục vụ
nhanh người làm việc sẽ không đủ thời gian ăn trưa tại nhà hàng. Nhìn
dòng người xếp hàng mỗi ngày, chị Huyền và anh Harry càng quyết tâm
nghiên cứu dịch vụ tốt nhất có thể để thực khách đỡ phải chờ lâu.
Thành công hơn nhờ thúc đẩy nhập khẩu từ Việt Nam qua Mỹ
Cũng
vì khó khăn hậu Covid-19, chị Huyền Nguyễn đã tìm mọi cách giảm chi phí
và tăng chất lượng. Sau sự thành công của ba nhà hàng chị tiếp tục dành
tiền để lấy mặt bằng mới bị người ta trả lại vì vắng khách. Chi phí mở
một nhà hàng mới bên Mỹ rất đắt đỏ, vì vậy chị đã tìm ra được cách thức
là thiết kế toàn bộ nhà hàng tại một công ty chuyên thiết kế nhà hàng
cao cấp tại TP.HCM, sau đó vận chuyển toàn bộ thiết kế và nội thất của
nhà hàng sang Mỹ bằng đường biển.
Nhờ quay về lựa chọn những ưu
thế từ quê hương, Phở Hà Nội ở địa điểm mới là Milpitas sẽ khai trương
trong tháng 1.2024, cái thứ năm tại Fremont sẽ khai trương tháng 4.2024,
nâng lên số nhà hàng phở là 5 cái.
Để có mùi thơm tốt nhất cho
phở, chị đã dừng mua gia vị quế, hồi, thảo quả nấu phở ở Mỹ mà nhập từ
Việt Nam qua, vì vậy nồi phở vốn đã thơm nay càng thơm hơn nữa.
Nhiều
nguyên liệu khác của nhà hàng chị cũng tìm cách để mua càng nhiều ở
Việt Nam càng tốt. Với cách thức này, chất lượng món ăn càng cao và giữ
hương vị Việt nhiều hơn mà chi phí tiết kiệm hơn mua tại Mỹ.
Với
tốc độ mở nhà hàng và tối ưu chi phí, mục tiêu bán 1 triệu tô phở vào
năm 2025 của anh chị Huyền Nguyễn và Harry Nguyễn hy vọng sẽ sớm thành
sự thực. Thị trưởng và cảnh sát trưởng thành phố San Jose, cũng như thị
trưởng thành phố Fremont luôn tạo điều kiện và giúp đỡ cho Phở Hà Nội
bởi những đóng góp giá trị cho thành phố.
Cái tên Phở Hà Nội tại
Mỹ được đặt tên cho nhà hàng nhằm nhấn mạnh nguồn gốc của phở xuất thân
từ Hà Nội. Vị của nhà hàng Phở Hà Nội cố gắng giữ hương phở Bắc, nhưng
vẫn có lai hương vị Nam vì có bỏ chút đường và ăn phở kèm rau, giá nếu
thực khách yêu cầu.
Trung QuốcNhờ
vỏ bọc "anh hàng xóm tốt bụng", Trần Bình thoát nghi ngờ trong cuộc
điều tra cái chết của bé gái 10 tuổi năm 2004, chỉ phải trả giá sau khi
bị công nghệ ADN vạch trần.
Cô bé Tiêu Doanh sống tại
ngôi làng nhỏ ở thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, bị khuyết tật bẩm sinh
không thể đứng thẳng, đi thẳng. Khi 2 tuổi, Doanh lại bị bệnh nặng
khiến miệng méo, khó nói chuyện, răng không thể nhai, phải dựa vào lưỡi
đưa thức ăn lỏng vào cổ họng. Để chữa bệnh cho cô bé, gia đình chạy khắp
nơi tìm bác sĩ và thử đủ phương thuốc dân gian.
Năm 8 tuổi, Doanh
mới bắt đầu tập đi và phải mất hai năm mới bỏ được nạng, nhưng cũng chỉ
có thể đi khập khiễng. Từ đó, bố mẹ giao cho em trai chăm sóc Doanh để
ra ngoài làm việc.
Ngày 14/3/2004, em trai chạy ra hồ bắt cá cùng
các bạn, không để ý đến Doanh. Gia đình tìm kiếm và tối hôm đó cô bé 10
tuổi được phát hiện nằm úp mặt trong hố chất thải cạnh chuồng lợn, tử
vong từ lâu.
Xung quanh hố mọc đầy cỏ dại, cành cây khô chất đống,
chỉ có một đường mòn gồ ghề dẫn đến, bình thường hiếm người qua lại.
Cho rằng con gái không thể đến đây chơi rồi trượt chân ngã xuống, bố mẹ
Doanh báo cảnh sát.
Cảnh
sát xác định Doanh chết do đuối nước. Cô bé bị xâm hại tình dục, đầu và
mặt bầm tím do bị đánh rất mạnh... Thời điểm tử vong vào khoảng 16h
ngày 14/3, lúc này phần lớn dân làng đang làm việc ngoài đồng.
Thôn
này nằm ở vùng hẻo lánh, dân số chỉ hơn 200 người với vài chục hộ gia
đình, ngày thường rất ít người lạ ra vào, nếu có cũng sẽ nhanh chóng bị
nhận ra, vì vậy cảnh sát suy đoán thủ phạm là người trong làng. Sau khi
điều tra sơ bộ tất cả nam giới, cảnh sát xác định tổng cộng 100 nghi
phạm, sau đó rồi sàng lọc, thẩm vấn lần lượt nhưng không thu được manh
mối nào.
Do thiếu manh mối và hạn chế về công nghệ điều tra, vụ án bế tắc. Tổ chuyên án rút khỏi thôn sau ba tháng điều tra.
Đến
năm 2020, lực lượng công an toàn Trung Quốc phát động chiến dịch xử lý
các vụ án tồn đọng. Lúc này, công nghệ điều tra tội phạm đã có bước nhảy
vọt. Vụ án cô bé Tiêu Doanh cũng được thành phố Ngạc Châu tái điều tra
sau 16 năm.
Tháng 4/2020, qua các mẫu xét nghiệm được bảo quản từ
năm 2004, kỹ thuật viên trích xuất được một lượng cực nhỏ ADN của nam
giới. Đối chiếu với cơ sở dữ liệu, một gia đình họ Trần ở cùng làng với
Doanh có kết quả trùng khớp. Trong ba đời nhà họ Trần chỉ có bốn người
đàn ông trưởng thành, đều bị coi là nghi phạm.
Trần Bình được xác
định là nghi phạm số một. Bình sinh năm 1989, mới 15 tuổi khi vụ sát hại
bé gái xảy ra. Bình thường xuyên đi làm xa, chưa kết hôn.
Bình
từng bị thẩm vấn trong cuộc điều tra năm 2004, khi đó hắn đã bỏ học, cả
ngày lang thang khắp làng trên xóm dưới. Bình khai hôm đó có gặp Doanh
trên đường, còn lấy bánh của cô bé, sau đó về nhà và không biết Doanh đi
đâu. Vì Bình vẫn còn nhỏ tuổi, cảnh sát và dân làng đều không nghi ngờ.
Gia đình Doanh cũng có ấn tượng tốt với Bình vì vẻ ngoài nhút nhát,
thành thật, thường xuyên dìu cô bé đi chơi.
Phát hiện Bình đang
làm việc tại một công trường xây dựng ở tỉnh Hà Nam, cảnh sát lập tức
bao vây, khống chế hắn. Nghe cảnh sát hỏi tên bằng giọng địa phương quen
thuộc, Bình sửng sốt, sau đó lập tức nói "Tôi không giết Tiêu Doanh",
phản ứng đầu tiên này khiến cảnh sát tin chắc hắn chính là kẻ giết
người.
Cảnh sát đối chiếu mẫu ADN của Bình với mẫu thu thập được
từ thi thể nạn nhân, xác định là cùng một người. Trước những bằng chứng,
Bình khai nhận. Những gì hắn khai năm đó là sự thật nhưng phần sau của
câu chuyện đã bị che giấu.
Theo lời thú tội, sau khi lấy bánh của
Doanh rồi vào nhà, Bình lại đi ra. Lúc đó trên đường không có ai, chỉ có
cô bé khập khiễng từng bước chậm rãi, Bình bỗng nảy ý đồ xấu. Hắn gọi
Doanh lại, dụ dỗ bằng cách nói sẽ dẫn cô bé đi xem lợn con mới sinh
trong chuồng phía sau..
Thoát khỏi cuộc điều tra năm đó nhưng Bình
nói luôn mơ thấy ác mộng suốt 16 năm qua. Bị ám ảnh với việc nạn nhân
đến tìm mình báo thù trong mơ, Bình dần thấy sợ phụ nữ, sợ cảnh sát,
không dám giao du với ai. Hắn thường tìm đọc các bản tin điều tra tội
phạm, lo một ngày nào đó sẽ bị vạch trần tội ác.
Tháng 12/2021,
Tòa án Tối cao tỉnh Hồ Bắc xác định dù Bình mới 15 tuổi khi gây án nhưng
do mức độ nghiêm trọng vẫn kết án tù chung thân và bị tước quyền chính
trị suốt đời.
Tuệ Anh (Theo Toutiao)
***********
Hé lộ khoảnh khắc cuối cùng trước khi qua đời của Nữ hoàng Anh Elizabeth
Hà Linh
4–5 minutes
Đã
hơn một năm kể từ khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời ở tuổi 96 và
giờ đây, những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời bà được hé lộ trong
cuốn tiểu sử Charles III: New King, New Court. The Inside Story. Trong cuốn tiểu sử, Edward Young - thư ký riêng và cũng là nhân viên cao cấp nhất của Nữ hoàng - đã chia sẻ về sự ra đi của bà.
Edward
Young đã có mặt tại Lâu đài Balmoral khi Nữ hoàng qua đời vào 8/9/2022.
Theo những gì thư ký riêng của Nữ hoàng Elizabeth chứng kiến, bà qua
đời một cách "rất bình yên".
"Bà qua đời trong giấc ngủ vì tuổi già. Bà ấy không nhận thức được bất cứ điều gì và không đau đớn", Edward Young chia sẻ.
(Ảnh: Getty Images)
Trong
những khoảnh khắc cuối cùng, Nữ hoàng Elizabeth II cũng còn rất nhiều
người thân cận tới thăm. Trong đó, Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla
đã dành riêng một tiếng đồng hồ ở bên cạnh bà trước khi bà qua đời.
Con
gái duy nhất của cố Nữ hoàng Anh - Công chúa Anne - cùng người phụ
trách trang phục cao cấp (đồng thời là người bạn tâm giao của Nữ hoàng)
Angela Kelly thay phiên nhau túc trực bên giường bệnh của bà. Mục sư
Kenneth MacKenzie cũng dành thời gian ở bên Nữ hoàng và đọc Kinh thánh
cho bà nghe.
Một thời gian sau khi Edward Young viết về sự ra đi
của Nữ hoàng Elizabeth, một người hầu đã mang đến một hộp giấy tờ màu đỏ
có khóa trên giường bệnh của bà. Chiếc hộp này chứa hai bức thư được
niêm phong, trong đó một bức gửi cho con trai bà tức Vua Charles III và
bức còn lại gửi cho chính thư ký riêng Edward Young. Bức thư cũng nhắc
tới việc bà đã lựa chọn các ứng cử viên cho Huân chương Công trạng vì đã
có những "thành tích đặc biệt".
"Ngay cả khi nằm trên giường
bệnh, Nữ hoàng vẫn còn việc phải làm và bà đã làm hết những việc đó",
người viết tư liệu Hoàng gia Anh Robert Hardman tiết lộ.
Edward
Young - thư ký thân cận nhất của Nữ hoàng Elizabeth - cũng có mặt bên
cạnh bà trong những khoảnh khắc cuối cùng trước khi bà qua đời. (Ảnh: PA
Images/Getty Images)
Sau khi ở bên cạnh mẹ, Vua Charles đã
ra ngoài hái nấm để giải tỏa căng thẳng và nhận tin mẹ qua đời trên
đường trở về Balmoral. Trợ lý cấp cao của Vua Charles là người đã thông
báo tin tức này và đó cũng là lần đầu tiên ông được gọi là "Bệ hạ". Ngay
sau khi nhận tin dữ, ông đã phải tấp xe vào lề đường để trấn tĩnh lại.
Cái
chết của Nữ hoàng xảy ra quá đột ngột đến nỗi Vua Charles được cho là
lập tức tới lâu đài Balmoral bằng trực thăng, đọc ghi chú "London
Bridge" (kế hoạch hành động trong trường hợp Elizabeth qua đời) trên
đường đi. Mọi chuyện quá gấp gáp tới mức nhân viên không có thời gian
chuẩn bị xe để tiếp đón ông.
Theo cuốn tiểu sử này, Vua Charles đã
gọi điện cho hai con trai là Hoàng tử William và Hoàng tử Harry, yêu
cầu họ tới Scotland càng sớm càng tốt để bày tỏ lòng kính trọng lần cuối
tới Nữ hoàng Elizabeth.
Vào thời điểm Nữ hoàng Anh qua đời, Vua
Charles III đưa ra một tuyên bố chân thành: "Cái chết của người mẹ yêu
dấu của tôi - Nữ hoàng - là khoảnh khắc đau buồn nhất với tôi và các
thành viên trong gia đình. Chúng tôi vô cùng thương tiếc sự ra đi của
một đấng tối cao đáng kính và một người mẹ yêu quý. Tôi biết sự mất mát
này sẽ được cả đất nước cũng như vô số người trên toàn thế giới cảm nhận
sâu sắc".
**********
10 khoảnh khắc đẹp nhất trong Lễ đăng quang của Nhà vua và Hoàng hậu Đan Mạch
Thanh Tâm
3–4 minutes
Ngày
14/1, người dân Đan Mạch đã vô cùng vui mừng khi chứng kiến một trong
những bước ngoặt quan trọng của lịch sử của nước này sau khi Nữ hoàng
Margrethe II chính thức thoái vị và nhường ngôi cho con trai của mình -
Thái tử Frederik.
Đây được cho là một sự kiện lịch sử đầy cảm xúc
đối với hoàng gia Đan Mạch khi cả nước bày tỏ lòng kính trọng đối với
triều đại kéo dài 52 năm của Nữ hoàng Margrethe II. Đồng thời, khoảnh
khắc Vua Frederik chính thức lên ngôi và cùng gia đình xuất hiện tại Ban
công Cung điện Christianborg cũng trở thành khoảnh khắc đi vào lịch sử.
Nữ
hoàng Margrethe chính thức thức ký tuyên bố thoái vị tại cuộc họp của
Hội đồng Nhà nước dưới sự chứng kiến của Thái tử Frederik và Hoàng tử
Christian
Với
đôi mắt đẫm lệ, Nữ hoàng Margrethe đầy xúc động trước khi quay lại và
nói những lời cuối cùng với tư cách là nữ hoàng: "Chúa phù hộ cho nhà
vua!"
Khoảnh
khắc Nữ hoàng Margrethe nhường vị trí đầu bàn cho Thái tử Frederik và
Hoàng tử Christian di chuyển vào vị trí ngồi bên cạnh cha mình
Tại
Cung điện Christiansborg, Thủ tướng Mette Frederiksen tuyên bố: "Nữ
hoàng Margrethe II đã thoái vị, Bệ hạ Frederik X vạn tuế".
Vua Frederik đầy xúc động đã có bài phát biểu đầu tiên trước hàng nghìn người đang tập trung trước cung điện
Hoàng hậu Mary cùng nhà vua vẫy chào dân chúng trên ban công cung điện
Hoàng
hậu Mary thanh lịch trong trang phục trắng, kết hợp với một chiếc cài
tóc bằng hồng ngọc và kim cương cùng trang sức tinh tế
Vua và Hoàng hậu có khoảnh khắc cực ngọt trên ban công trước ánh mắt của các con
Vua
Frederik và Hoàng hậu Mary cùng 4 người con của họ: Hoàng tử Christian
(18 tuổi), Công chúa Isabella (16 tuổi) và cặp song sinh 13 tuổi, Hoàng
tử Vincent và Công chúa Josephine.
Vua Frederik và Hoàng hậu Mary xuất hiện lần thứ hai trên ban công khi họ trở về nhà tại Cung điện tại Amalienborg.
Giải
thưởng là mô hình trưng bày Chú Lính Chì Hoàng Gia Đan Mạch sản xuất
bởi Kaj Bojesen, nhà cung cấp Hoàng Gia dưới triều đại của Nữ Hoàng
Margerth II.
Hạn chót để tham gia là ngày 15 tháng 2 năm 2024.
Người chiến thắng sẽ được liên hệ ngay sau đó và thông báo trên trang
Facebook của Đại sứ quán Đan Mạch.
Nguồn: Hello ***********
Buồn của vợ cũ Bill Gates hậu ly hôn: Tuyên bố sẵn sàng bước vào cuộc ...
Nguyễn Phượng
7–9 minutes
Bà
Melinda tốt nghiệp ngành kỹ sư công nghệ, bắt đầu sự nghiệp từ làm gia
sư cho trẻ em, sau đó vào làm giám đốc tiếp thị cho Microsoft. Bà gặp
ông Gates trong một hội chợ thương mại ở New York và hai người kết hôn
năm 1994, sinh được ba người con. Năm 1996, bà rời công ty để chăm nom
gia đình.
Năm 2000, họ thành lập Bill & Melinda Gates, quỹ từ
thiện lớn nhất thế giới, hỗ trợ các dự án giáo dục, bình đẳng giới, phát
triển vaccine. Tới năm 2014, họ quyên góp khoảng 28 tỷ USD tài sản cá
nhân cho quỹ từ thiện.
Vợ chồng tỷ phú Bill Gates ly hôn sau 27 năm chung sống - Ảnh: AP
Cuộc
hôn nhân kéo dài 27 năm của bà và ông Gates chính thức kết thúc vào
tháng 8/2021, vài tháng sau khi hai người công bố quyết định ly hôn trên
Twitter. Họ cho biết "không còn tin có thể phát triển cùng nhau như vợ
chồng trong giai đoạn tiếp theo của cuộc đời" và "quyết định chia tay
sau khi suy nghĩ và chuẩn bị đầy đủ".
Bà Melinda cho biết những
trải nghiệm trong cuộc ly hôn nhắc nhở rằng quỹ từ thiện đòi hỏi bà phải
luôn nỗ lực hết mình, cũng như mối quan tâm chính của bà là "bảo vệ các
con vượt qua cuộc hôn nhân bất thành của bố mẹ".
Sau ly hôn, cuộc sống của bà Melinda Gates đã có nhiều thay đổi và tuyên bố sẵn sàng bước sang một trang mới.
Tự mình trở thành tỷ phú sau ly hôn
Theo
hãng tin Bloomberg, công ty Cascade Investment của ông Gates đã chuyển
3,3 triệu cổ phiếu của công ty AutoNation, trị giá khoảng 378 triệu USD
cho bà French Gates. Ngoài ra, vợ cũ của "ông trùm" phần mềm cũng nhận
2,8 triệu cổ phiếu Deere trị giá khoảng 1 tỷ USD, và 9,5 triệu cổ phiếu
Canadian National Railway, trị giá hơn 1 tỷ USD.
Tất cả việc
chuyển nhượng cổ phiếu trên đều được báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán và
Sàn giao dịch Mỹ (SEC) - cơ quan giám sát thị trường chứng khoán nước
này.
Trước đó, ông Gates đã chuyển số cổ phiếu trị giá khoảng 3 tỷ
USD, bao gồm cổ phần trong 3 công ty nói trên, sang cho bà French
Gates, ở thời điểm vài tuần sau khi cặp đôi bất ngờ tuyên bố ly dị.
Bà Melinda Gates trở thành một trong những người giàu có nhất hành tinh hậu ly hôn
Như
vậy, bà French Gates đến hiện tại đã nhận được hơn 5,7 tỷ USD cổ phiếu
từ chồng cũ, đủ để bà trở thành một trong những người giàu nhất hành
tinh. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là một phần nhỏ của bức tranh phân chia
tài sản trong vụ ly hôn vào hàng đắt đỏ nhất lịch sử thế giới. Bởi chi
tiết của việc chia tài sản giữa ông Gates và bà French Gates không được
công bố, nên không rõ bà French Gates sẽ được nhận tổng cộng bao nhiêu.
Sau
ly hôn, bà Melinda Gates vẫn tiếp tục đồng hành cùng quỹ Bill &
Melinda Gates nhưng sẽ chia sẻ cho các hoạt động ngoài Quỹ Gates, nguồn
tin giấu tên tiết lộ.
"Tôi nhận ra thật phi lý khi tập trung quá
nhiều của cải vào tay một người và tin rằng trách nhiệm duy nhất với
khối tài sản lớn như vậy là cho đi, càng chu đáo và tác động mạnh mẽ
càng tốt. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ nhà từ thiện nào đều là làm cho
nhu cầu từ thiện không còn nữa", Melinda viết trong lá thư mới nhất.
Còn
tỷ phú Bill Gates, trong thư gần đây, nhắc lại sẽ dành phần lớn tài sản
cho từ thiện thông qua quỹ Gates. "Quỹ là ưu tiên từ thiện hàng đầu của
tôi, ngay cả khi tôi cũng tài trợ những lĩnh vực khác trong thời gian
qua, chủ yếu là giảm thiểu biến đổi khí hậu và giải quyết bệnh
Alzheimer", ông viết.
Bạn trai dính phốt từng bạo hành vợ cũ
Trong
một cuộc phỏng vấn, bà Melinda Gates hào hứng tiết lộ bản thân đã sẵn
sàng để bước sang một trang mới. Từ những động thái này, nhiều người
phỏng đoán rằng bà đã tìm được tình yêu mới.
Bà Melinda Gates và Jon Du Pre cùng đi xem trận đấu bóng rổ với các con của Melinda
Theo
TMZ, bà Melinda đã bí mật hẹn hò với một cựu phóng viên Fox News tên là
Jon Du Pre, 68 tuổi. Họ đã được phát hiện cùng nhau đi xem một trận đấu
bóng rổ ở Brooklyn Nets với các con của bà Melinda.
Ngoài ra còn
có thông tin cho biết cặp đôi đã nghỉ tại Pelican Hill - khách sạn 5 sao
ở Newport Beach, Calif, cùng một số thành viên trong gia đình. Những
người theo dõi Melinda thường xuyên cũng nhận ra sự thay đổi này. Trong
buổi phỏng vấn với CBS Mornings Gayle King, Melinda thừa nhận rằng mình
đang trở lại thế giới lãng mạn sau khi ly hôn với Bill Gates.
Đây là lần đầu tiên nữ tỷ phú bị đồn hẹn hò kể từ khi kết thúc cuộc hôn nhân với Bill Gates.
Tờ
New York Post cho biết, Du Pre từng là phóng viên của Fox News trong 4
năm, và từng dẫn bản tin cho nhiều nhà đài khác nhau, bao gồm KPNX-TV ở
Arizona, KTVX-TV ở Utah và KUSI-TV ở San Diego, California. Trong 11 năm
qua, ông là bậc thầy truyền thông chiến lược cho công ty riêng Du Pre
Media, LLC.
Trên tài khoản mạng xã hội, ngoài khoe ảnh ở phòng gym
và tập luyện để tham gia các cuộc đua triathon, Du Pre còn đăng ảnh bên
ba con đã trưởng thành, gồm hai trai và một gái, với vợ cũ.
Du Pre thường đăng ảnh khoe thân hình săn chắc trên Instagram - Ảnh: Planet Photos
Đáng
nói, ông ta đã tự thú nhận trong cuốn hồi ký rằng, đã bạo hành người vợ
đầu tiên của mình, cựu Hoa hậu Utah - Gina Larsen Du Pre.
Trong
cuốn "The Prodigal Father" (kể về hành trình khó khăn đi tìm cha đẻ, một
luật sư quyền công dân nhưng sau này trở thành đặc vụ FBI), Jon Du Pre
nói mối quan hệ với Gina rất hỗn loạn và ông đã bạo hành bằng lời nói
với vợ ngay cả khi cô đang mang thai đứa con thứ 3 của họ vào năm 1995.
"Tôi
đứng dậy và chạy qua phòng khách với người vợ đang mang thai của mình.
Cô ấy co rúm người lại khi tôi nóng nảy, giận dữ và tung ra lời lẽ tấn
công tồi tệ nhất mà cô ấy từng phải chịu đựng", Du Pre viết về sự ngược
đãi đối với người vợ đầu tiên của mình.
"Chào mừng đến với thế giới thực, công chúa, nơi không phải ai cũng hạnh phúc", ông viết tiếp.
Jon
Du Pre đổ lỗi cho sự căng thẳng là do chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu
bị cha đẻ bỏ rơi đã dẫn đến những hành vi bộc phát với vợ mình. Ông đưa
ra kết luận này sau một cuộc gặp tình cờ với một bác sĩ tâm thần trên
máy bay.
"Nhờ lời giải thích nhất thời nhưng cực kỳ chính xác về
tình trạng của tôi từ một người có chuyên môn nổi tiếng, tôi không còn
phải nghĩ mình là một mớ hỗn độn nữa. Tôi đã mắc chứng rối loạn tâm
thần", Jon Du Pre viết.
Jon Du Pre hiện làm chuyên gia truyền thông - Ảnh: ABC
Ông
gặp người vợ đầu tiên khi cả hai đang theo học ngành báo chí tại Đại
học Brigham Young ở Utah vào giữa những năm 1980. Cô nàng sinh viên xinh
đẹp khi ấy đã giành chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Utah năm
1985 và tham gia cuộc thi Hoa hậu Mỹ vào năm sau. Du Pre viết: "Mặc dù
không giành được vương miện nhưng cô ấy đã giành được giải thưởng cho
màn trình diễn của mình trong cuộc thi tài năng, được trả vài nghìn đô
la tiền học bổng".
Sau đó, cặp đôi kết hôn tại Đền Mormon ở Thành phố Salt Lake ngay sau khi Gina tốt nghiệp cử nhân ngành truyền thông năm 1986.
Nhưng
gia đình nhỏ không sống hạnh phúc mãi mãi về sau. Hồ sơ tòa án tiết lộ
rằng vào năm 2005, 5 năm sau khi cuốn sách được phát hành, Gina đã nộp
đơn yêu cầu cấp dưỡng nuôi con và ly hôn tại Tòa án Quận Maricopa ở
Arizona.
Trong một bài đăng gần đây trên mạng xã hội, con trai cả
Kasey Du Pre của cặp đôi đã ghi nhận công lao của mẹ anh, vì đã làm việc
chăm chỉ để nuôi dạy anh và các em nhỏ Jessie và Jonny.
Anh so
sánh mẹ anh với huyền thoại NBA. "Khi làm mẹ đơn thân nuôi ba đứa con,
Gina đã cho cả ba đứa con của mình vào đại học vì tinh thần làm việc
không ngừng nghỉ của mình."
Không rõ khi nào Melinda French Gates
bắt đầu hẹn hò với Du Pre. Đại diện của bà Melinda Gates chưa đưa ra
bình luận, trong khi ông Du Pre vẫn mô tả mình "độc thân" trên mạng xã
hội.
Theo NY Post
*********
Đôi vợ chồng Việt ở Mỹ bán phở có doanh thu 14 triệu USD/năm, đóng thuế tới 1 triệu USD
6–8 minutes
Thương
hiệu Phở Hà Nội của họ Nguyễn có doanh thu khoảng 14 triệu USD/năm,
đóng thuế hơn 1 triệu USD năm 2023, với 3 tiệm phở nằm vị trí đắc địa
tại thung lũng Silicon, bang California, Mỹ.
Tính đến tháng
9.2023, nước Mỹ có khoảng 6.340 tiệm phở. Phở đã đem lại dấu ấn sâu đậm
cho cộng đồng người Việt tại Mỹ. Theo trang The Food Institute, nếu như
bánh mì Việt được coi là món ăn tinh túy của nước Mỹ thì phở đang trở
nên ngày càng phổ biến.
Bí quyết kinh doanh phở doanh thu hàng triệu đô la
Chị
Huyền Nguyễn (Helen Nguyễn) và anh Harry Nguyễn là chủ của thương hiệu
Phở Hà Nội đang được nhiều tờ báo Mỹ nhắc đến nhiều như là một tấm gương
thành công về kinh doanh phở và giúp đỡ cộng đồng.
Khi nước Mỹ
còn trong dịch Covid-19 vào năm 2020, chị Huyền Nguyễn và các nhân viên
tiệm Phở Hà Nội đã gửi hàng ngàn phần ăn miễn phí tới những người làm
việc ở tuyến đầu chống dịch ở khu vực Bay Area (California, Mỹ). Đây là
"những bữa ăn của lòng biết ơn" (meals of gratitude) được chế biến từ
nguyên liệu organic, đem tặng các y bác sĩ để động viên tinh thần của
họ.
Chị
Huyền Nguyễn và Harry Nguyễn đứng tại nhà hàng phở địa điểm Milpitas
với thiết kế phong cách Indochine thiết kế và nhập nội thất từ Việt Nam
qua. Ảnh: GIANG VŨ
Sau dịch, tiếng tăm của Phở Hà Nội bắt đầu lan
xa hơn do có nhiều báo nhắc đến, đồng thời, chị Huyền Nguyễn cũng có cơ
hội lấy thêm được mặt bằng mới cho tiệm phở, do nhiều nhà hàng phải trả
mặt bằng vì khó khăn hậu dịch Covid-19.
Chị Huyền Nguyễn chia sẻ
bí quyết nhà hàng phở vẫn đứng vững và thành công sau dịch: "Rất nhiều
nhà hàng đã không trụ được vì kinh tế đi xuống, phải đóng cửa, trả mặt
bằng, thậm chí khách vắng hoe, nhưng ba nhà hàng Phở Hà Nội tại địa khu
Vietnam Town, Cupertino và Palo Alto vẫn đông khách nườm nượp, khách
hàng vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ ăn phở. Để có được điều này, chúng tôi
đã cố gắng bằng chất lượng trong nhiều năm, lấy nguồn thịt tươi ngon từ
trang trại địa phương".
Cụ thể, nhà hàng Phở Hà Nội của chị Huyền
Nguyễn là nhà hàng phở duy nhất có thể mua thịt bò trực tiếp từ trang
trại bò Harris Ranch tươi mỗi tuần, có giá tốt nhập vào để rồi có giá
tốt cho tô phở bán ra, không những thế, thịt bò của trang trại này là
giống bò đen Angus cho loại thịt rất ngon, vì vậy, tô phở tái tại Phở Hà
Nội trở nên vô cùng xuất sắc nhờ sử dụng loại thịt chất lượng cao, đồng
thời cũng vang danh với tô phở sườn bò "short-rib" (sườn non) hiếm nhà
hàng phở nào có được.
Không gian nhà hàng tại Milpitas sắp khai trương rất ấn tượng và lạ với người dân Mỹ. Ảnh: GIANG VŨ
Trang
trại bò Harris Ranch chỉ bán cho các nhà hàng, siêu thị… có sức mua
lớn, vì vậy chỉ có Phở Hà Nội và chuỗi In-N-Out Burger mới có thể mua
trực tiếp. Hàng ngày, có khoảng 1.200 tô phở được bán ra tại mỗi nhà
hàng, riêng cuối tuần là hơn 2.500 tô phở mỗi ngày, doanh thu mỗi ngày
cuối tuần có thể lên đến 1 tỉ đồng.
Shark Louis Nguyễn (tên thật
là Nguyễn Thế Lữ), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty
Quản lý Quỹ Saigon (Saigon Assets Management SAM) cho biết, ông không
ngạc nhiên về sự thành công của Phở Hà Nội trên đất Mỹ, vì “họ đã làm
được quy trình để có được trong 15 giây đã hoàn thành xong tô phở để
mang ra cho khách hàng”.
Shark Louis Nguyễn đã từng sống 30 năm
tại Mỹ, hiện đang sống tại TP.HCM, cho biết, người Mỹ ngày càng yêu
thích phở Việt vì thơm ngon bổ dưỡng, mà giá cả lại không bị cao như mì
udon của Nhật. Tại thung lũng Silicon, Phở Hà Nội có giá bán từ 15 đến
20 đô la một tô rất lớn, đầy ắp thịt và bánh, nước súp. Ông nhấn mạnh:
Việc Phở Hà Nội lấy được vị trí bán phở đắc địa ở khu Palo Alto trên
trục đường “hái ra tiền”, gần đại học Standford là một dấu hiệu cho thấy
sự thành công rất lớn của họ.
Tô phở nức tiếng của Phở Hà Nội: gồm thịt bò tái và sườn short rib. Ảnh: GIANG VŨ
Theo
chị Huyền Nguyễn, để có được tô phở “15 đến 20 giây”, chồng chị là anh
Harry Nguyễn đã nghiên cứu được quy trình “ra phở” sử dụng nhiều máy móc
để giảm thiểu sức người, sử dụng nồi hầm xương 500 lít, đến máy cắt
hành, máy cắt thịt… Để hoàn thành một tô phở thì cần có 3 người (đứng
bếp, bốc bánh, cho thịt và chan nước dùng), vận hành thoăn thoắt, nhịp
nhàng thì mới đủ công suất đáp ứng lượng khách hàng đông.
Tại Mỹ,
giờ nghỉ trưa chỉ có khoảng 1 giờ đồng hồ, vì vậy, nếu không phục vụ
nhanh người làm việc sẽ không đủ thời gian ăn trưa tại nhà hàng. Nhìn
dòng người xếp hàng mỗi ngày, chị Huyền và anh Harry càng quyết tâm
nghiên cứu dịch vụ tốt nhất có thể để thực khách đỡ phải chờ lâu.
Thành công hơn nhờ thúc đẩy nhập khẩu từ Việt Nam qua Mỹ
Cũng
vì khó khăn hậu Covid-19, chị Huyền Nguyễn đã tìm mọi cách giảm chi phí
và tăng chất lượng. Sau sự thành công của ba nhà hàng chị tiếp tục dành
tiền để lấy mặt bằng mới bị người ta trả lại vì vắng khách. Chi phí mở
một nhà hàng mới bên Mỹ rất đắt đỏ, vì vậy chị đã tìm ra được cách thức
là thiết kế toàn bộ nhà hàng tại một công ty chuyên thiết kế nhà hàng
cao cấp tại TP.HCM, sau đó vận chuyển toàn bộ thiết kế và nội thất của
nhà hàng sang Mỹ bằng đường biển.
Nhờ quay về lựa chọn những ưu
thế từ quê hương, Phở Hà Nội ở địa điểm mới là Milpitas sẽ khai trương
trong tháng 1.2024, cái thứ năm tại Fremont sẽ khai trương tháng 4.2024,
nâng lên số nhà hàng phở là 5 cái.
Để có mùi thơm tốt nhất cho
phở, chị đã dừng mua gia vị quế, hồi, thảo quả nấu phở ở Mỹ mà nhập từ
Việt Nam qua, vì vậy nồi phở vốn đã thơm nay càng thơm hơn nữa.
Nhiều
nguyên liệu khác của nhà hàng chị cũng tìm cách để mua càng nhiều ở
Việt Nam càng tốt. Với cách thức này, chất lượng món ăn càng cao và giữ
hương vị Việt nhiều hơn mà chi phí tiết kiệm hơn mua tại Mỹ.
Với
tốc độ mở nhà hàng và tối ưu chi phí, mục tiêu bán 1 triệu tô phở vào
năm 2025 của anh chị Huyền Nguyễn và Harry Nguyễn hy vọng sẽ sớm thành
sự thực. Thị trưởng và cảnh sát trưởng thành phố San Jose, cũng như thị
trưởng thành phố Fremont luôn tạo điều kiện và giúp đỡ cho Phở Hà Nội
bởi những đóng góp giá trị cho thành phố.
Cái tên Phở Hà Nội tại
Mỹ được đặt tên cho nhà hàng nhằm nhấn mạnh nguồn gốc của phở xuất thân
từ Hà Nội. Vị của nhà hàng Phở Hà Nội cố gắng giữ hương phở Bắc, nhưng
vẫn có lai hương vị Nam vì có bỏ chút đường và ăn phở kèm rau, giá nếu
thực khách yêu cầu.
************
Đôi vợ chồng Việt ở Mỹ bán phở có doanh thu 14 triệu USD/năm, đóng thuế tới 1 triệu USD
6–8 minutes
Thương
hiệu Phở Hà Nội của họ Nguyễn có doanh thu khoảng 14 triệu USD/năm,
đóng thuế hơn 1 triệu USD năm 2023, với 3 tiệm phở nằm vị trí đắc địa
tại thung lũng Silicon, bang California, Mỹ.
Tính đến tháng
9.2023, nước Mỹ có khoảng 6.340 tiệm phở. Phở đã đem lại dấu ấn sâu đậm
cho cộng đồng người Việt tại Mỹ. Theo trang The Food Institute, nếu như
bánh mì Việt được coi là món ăn tinh túy của nước Mỹ thì phở đang trở
nên ngày càng phổ biến.
Bí quyết kinh doanh phở doanh thu hàng triệu đô la
Chị
Huyền Nguyễn (Helen Nguyễn) và anh Harry Nguyễn là chủ của thương hiệu
Phở Hà Nội đang được nhiều tờ báo Mỹ nhắc đến nhiều như là một tấm gương
thành công về kinh doanh phở và giúp đỡ cộng đồng.
Khi nước Mỹ
còn trong dịch Covid-19 vào năm 2020, chị Huyền Nguyễn và các nhân viên
tiệm Phở Hà Nội đã gửi hàng ngàn phần ăn miễn phí tới những người làm
việc ở tuyến đầu chống dịch ở khu vực Bay Area (California, Mỹ). Đây là
"những bữa ăn của lòng biết ơn" (meals of gratitude) được chế biến từ
nguyên liệu organic, đem tặng các y bác sĩ để động viên tinh thần của
họ.
Chị
Huyền Nguyễn và Harry Nguyễn đứng tại nhà hàng phở địa điểm Milpitas
với thiết kế phong cách Indochine thiết kế và nhập nội thất từ Việt Nam
qua. Ảnh: GIANG VŨ
Sau dịch, tiếng tăm của Phở Hà Nội bắt đầu lan
xa hơn do có nhiều báo nhắc đến, đồng thời, chị Huyền Nguyễn cũng có cơ
hội lấy thêm được mặt bằng mới cho tiệm phở, do nhiều nhà hàng phải trả
mặt bằng vì khó khăn hậu dịch Covid-19.
Chị Huyền Nguyễn chia sẻ
bí quyết nhà hàng phở vẫn đứng vững và thành công sau dịch: "Rất nhiều
nhà hàng đã không trụ được vì kinh tế đi xuống, phải đóng cửa, trả mặt
bằng, thậm chí khách vắng hoe, nhưng ba nhà hàng Phở Hà Nội tại địa khu
Vietnam Town, Cupertino và Palo Alto vẫn đông khách nườm nượp, khách
hàng vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ ăn phở. Để có được điều này, chúng tôi
đã cố gắng bằng chất lượng trong nhiều năm, lấy nguồn thịt tươi ngon từ
trang trại địa phương".
Cụ thể, nhà hàng Phở Hà Nội của chị Huyền
Nguyễn là nhà hàng phở duy nhất có thể mua thịt bò trực tiếp từ trang
trại bò Harris Ranch tươi mỗi tuần, có giá tốt nhập vào để rồi có giá
tốt cho tô phở bán ra, không những thế, thịt bò của trang trại này là
giống bò đen Angus cho loại thịt rất ngon, vì vậy, tô phở tái tại Phở Hà
Nội trở nên vô cùng xuất sắc nhờ sử dụng loại thịt chất lượng cao, đồng
thời cũng vang danh với tô phở sườn bò "short-rib" (sườn non) hiếm nhà
hàng phở nào có được.
Không gian nhà hàng tại Milpitas sắp khai trương rất ấn tượng và lạ với người dân Mỹ. Ảnh: GIANG VŨ
Trang
trại bò Harris Ranch chỉ bán cho các nhà hàng, siêu thị… có sức mua
lớn, vì vậy chỉ có Phở Hà Nội và chuỗi In-N-Out Burger mới có thể mua
trực tiếp. Hàng ngày, có khoảng 1.200 tô phở được bán ra tại mỗi nhà
hàng, riêng cuối tuần là hơn 2.500 tô phở mỗi ngày, doanh thu mỗi ngày
cuối tuần có thể lên đến 1 tỉ đồng.
Shark Louis Nguyễn (tên thật
là Nguyễn Thế Lữ), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty
Quản lý Quỹ Saigon (Saigon Assets Management SAM) cho biết, ông không
ngạc nhiên về sự thành công của Phở Hà Nội trên đất Mỹ, vì “họ đã làm
được quy trình để có được trong 15 giây đã hoàn thành xong tô phở để
mang ra cho khách hàng”.
Shark Louis Nguyễn đã từng sống 30 năm
tại Mỹ, hiện đang sống tại TP.HCM, cho biết, người Mỹ ngày càng yêu
thích phở Việt vì thơm ngon bổ dưỡng, mà giá cả lại không bị cao như mì
udon của Nhật. Tại thung lũng Silicon, Phở Hà Nội có giá bán từ 15 đến
20 đô la một tô rất lớn, đầy ắp thịt và bánh, nước súp. Ông nhấn mạnh:
Việc Phở Hà Nội lấy được vị trí bán phở đắc địa ở khu Palo Alto trên
trục đường “hái ra tiền”, gần đại học Standford là một dấu hiệu cho thấy
sự thành công rất lớn của họ.
Tô phở nức tiếng của Phở Hà Nội: gồm thịt bò tái và sườn short rib. Ảnh: GIANG VŨ
Theo
chị Huyền Nguyễn, để có được tô phở “15 đến 20 giây”, chồng chị là anh
Harry Nguyễn đã nghiên cứu được quy trình “ra phở” sử dụng nhiều máy móc
để giảm thiểu sức người, sử dụng nồi hầm xương 500 lít, đến máy cắt
hành, máy cắt thịt… Để hoàn thành một tô phở thì cần có 3 người (đứng
bếp, bốc bánh, cho thịt và chan nước dùng), vận hành thoăn thoắt, nhịp
nhàng thì mới đủ công suất đáp ứng lượng khách hàng đông.
Tại Mỹ,
giờ nghỉ trưa chỉ có khoảng 1 giờ đồng hồ, vì vậy, nếu không phục vụ
nhanh người làm việc sẽ không đủ thời gian ăn trưa tại nhà hàng. Nhìn
dòng người xếp hàng mỗi ngày, chị Huyền và anh Harry càng quyết tâm
nghiên cứu dịch vụ tốt nhất có thể để thực khách đỡ phải chờ lâu.
Thành công hơn nhờ thúc đẩy nhập khẩu từ Việt Nam qua Mỹ
Cũng
vì khó khăn hậu Covid-19, chị Huyền Nguyễn đã tìm mọi cách giảm chi phí
và tăng chất lượng. Sau sự thành công của ba nhà hàng chị tiếp tục dành
tiền để lấy mặt bằng mới bị người ta trả lại vì vắng khách. Chi phí mở
một nhà hàng mới bên Mỹ rất đắt đỏ, vì vậy chị đã tìm ra được cách thức
là thiết kế toàn bộ nhà hàng tại một công ty chuyên thiết kế nhà hàng
cao cấp tại TP.HCM, sau đó vận chuyển toàn bộ thiết kế và nội thất của
nhà hàng sang Mỹ bằng đường biển.
Nhờ quay về lựa chọn những ưu
thế từ quê hương, Phở Hà Nội ở địa điểm mới là Milpitas sẽ khai trương
trong tháng 1.2024, cái thứ năm tại Fremont sẽ khai trương tháng 4.2024,
nâng lên số nhà hàng phở là 5 cái.
Để có mùi thơm tốt nhất cho
phở, chị đã dừng mua gia vị quế, hồi, thảo quả nấu phở ở Mỹ mà nhập từ
Việt Nam qua, vì vậy nồi phở vốn đã thơm nay càng thơm hơn nữa.
Nhiều
nguyên liệu khác của nhà hàng chị cũng tìm cách để mua càng nhiều ở
Việt Nam càng tốt. Với cách thức này, chất lượng món ăn càng cao và giữ
hương vị Việt nhiều hơn mà chi phí tiết kiệm hơn mua tại Mỹ.
Với
tốc độ mở nhà hàng và tối ưu chi phí, mục tiêu bán 1 triệu tô phở vào
năm 2025 của anh chị Huyền Nguyễn và Harry Nguyễn hy vọng sẽ sớm thành
sự thực. Thị trưởng và cảnh sát trưởng thành phố San Jose, cũng như thị
trưởng thành phố Fremont luôn tạo điều kiện và giúp đỡ cho Phở Hà Nội
bởi những đóng góp giá trị cho thành phố.
Cái tên Phở Hà Nội tại
Mỹ được đặt tên cho nhà hàng nhằm nhấn mạnh nguồn gốc của phở xuất thân
từ Hà Nội. Vị của nhà hàng Phở Hà Nội cố gắng giữ hương phở Bắc, nhưng
vẫn có lai hương vị Nam vì có bỏ chút đường và ăn phở kèm rau, giá nếu
thực khách yêu cầu.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .