Đâm chết người thân trước mặt đoàn thẩm định tranh chấp tài sản
Do
mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, Nguyễn Tấn Phát đã ra tay đâm chết
một người thân và làm ba người khác bị thương khi đoàn thẩm tra vể tranh
chấp tài sản thừa kế có mặt.
Nguyễn Tấn Phát tại cơ quan công an - Ảnh: ANH TUẤN
Tối
8-4, nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an tỉnh Sóc Trăng vừa tạm giữ Nguyễn Tấn Phát (43 tuổi, trú tại thị xã
Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) để điều tra hành vi giết người.
Trước đó, vào khoảng 15h ngày 3-4, đoàn thẩm định về tranh chấp tài sản
thừa kế thị xã Ngã Năm đến khu đất của gia đình ông Nguyễn Văn Trị,
thuộc khóm Tân Thành A, phường 2, thị xã Ngã Năm để thẩm định tài sản
trong việc chia thừa kế.
Khi đoàn chuẩn bị đo đạc phần đất ruộng
tại địa chỉ trên thì Nguyễn Tấn Phát đã xảy ra mâu thuẫn với bốn người
anh, em vợ của Phát là Nguyễn Triều Thuấn, Nguyễn Triều Thu, Nguyễn
Triều Thảo (cùng ngụ phường 2, thị xã Ngã Năm) và Nguyễn Triều Thuận
(ngụ phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau).
Trong lúc cự cãi, đánh
nhau, Phát đi vào chuồng heo lấy một cây dao đi ra, sau đó liền đâm vào
bụng ông Thuận. Thấy vậy, ông Thuấn, Thu và Thảo lao vào giằng co giật
dao của Phát.
Tuy nhiên, Phát tiếp tục cầm dao đâm vào vùng bụng
ông Thuấn khiến ông này tử vong tại chỗ rồi chém nhiều nhát về phía Thu
và Thảo, làm hai người này bị thương ở chân và tay.
Ngay sau khi
xảy ra vụ án, lực lượng công an tiến hành bắt giữ Nguyễn Tấn Phát và thu
giữ tang vật. Hiện ông Thuận, Thu và Thảo đang được điều trị tại bệnh
viện.
**********
Cứu người nhảy cầu Bình Lợi, lại phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ dưới dạ cầu
Người
đàn ông trèo qua lan can cầu Bình Lợi cố gắng cứu nam thanh niên nhảy
cầu nhưng không kịp. Sau đó người này phát hiện xác chết dưới dạ cầu
trong tư thế treo cổ.
Lực
lượng chức năng phường Hiệp Bình Chánh có mặt tại hiện trường vụ nhảy
cầu và phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ dưới dạ cầu Bình Lợi,
chiều 8-4 - Ảnh: MINH HÒA
Tối 8-4, lực lượng Công an TP.HCM tổ địa bàn TP Thủ Đức phối hợp Công an phường Hiệp Bình Chánh điều tra vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ dưới dạ cầu Bình Lợi và vụ nam thanh niên nhảy xuống sông từ cây cầu này.
Khoảng
16h40, người dân đi trên cầu Bình Lợi, hướng từ công viên Gia Định về
cầu vượt Linh Xuân. Khi đến đoạn giữa cầu Bình Lợi thấy nam thanh niên
đi bộ, bất ngờ trèo qua lan can cầu.
Thấy chuyện chẳng lành, anh
N.T.T. (35 tuổi) đi xe máy liền dừng lại, leo qua lan can cầu định giữ
nam thanh niên lại nhưng không kịp, nam thanh niên đã nhảy xuống sông.
Phát hiện người nghi nhảy cầu Bình Lợi và một người đã chết dưới dạ cầu
00:01:41
Đang phát
Phát hiện người nghi nhảy cầu Bình Lợi và một người đã chết dưới dạ cầu
Anh
T. hô hoán cho những người đi ghe phía dưới cầu đến ứng cứu nhưng do
nước chảy xiết, nam thanh niên chìm nhanh, mất tích. Lúc này anh T. định
quay trở lên thì bất ngờ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ dưới
cầu Bình Lợi nên trình báo cơ quan chức năng về hai vụ việc.
Lực
lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an
TP.HCM phối hợp cùng cảnh sát đường thủy thuộc Phòng cảnh sát giao thông
(PC08) Công an TP.HCM nhanh chóng dùng ca nô quần thảo, tìm kiếm người mất tích nhưng chưa có kết quả.
Đến
19h, lực lượng cứu nạn cứu hộ vẫn đang tích cực xác định vị trí, lặn
tìm người mất tích. Nam thanh niên nhảy cầu để lại đôi dép và chiếc ví
có giấy tờ tùy thân tên N.N.H. (28 tuổi, ngụ tỉnh Phú Yên).
Hay
tin, người vợ đến hiện trường xác nhận người vừa nhảy cầu là chồng mình
tên H.. Người vợ liên tục ngồi xuống đất ôm mặt khóc, đôi lúc đứng lên
dựa vào lan can cầu khóc, luôn miệng nói "lý do gì mà anh nhảy vậy anh
ơi" rồi quay mặt tựa vào vai người thân.
Theo người thân anh H.,
sáng nay anh H. vẫn chạy xe máy đi làm bình thường. Anh H. không có cãi
nhau hay mâu thuẫn với vợ, không có bệnh hiểm nghèo hoặc nợ nần gì. Cả
vợ và người thân anh H. vẫn chưa biết lý do anh H. nhảy cầu.
Hiện vụ việc nhảy cầu và phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang được lực lượng chức năng điều tra.
Bước
đầu lực lượng chức năng xác định thi thể được phát hiện trong tư thế
treo cổ dưới cầu Bình Lợi là nam giới, độ tuổi 30-35, mặc quần thun dài
màu đen, áo thun đen ngắn tay.
Lực
lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và cảnh sát đường
thủy quần thảo, lặn tìm nam thanh niên nhảy cầu, mất tích - Ảnh: MINH
HÒA
Vợ anh H. (đeo khẩu trang trắng) tức tốc đến hiện trường và khóc ngất - Ảnh: MINH HÒA
Người
dân đi đường chạy chậm để theo dõi vụ việc khiến giao thông qua khu vực
ùn ứ nghiêm trọng. Lực lượng chức năng liên tục nhắc nhở người dân di
chuyển - Ảnh: VĂN NHẬT
***********
Nam nghệ sĩ là ông chủ cưu mang nhiều ca sĩ: "Tôi mời anh Chế Linh về thì không có lợi gì hết"
Tùng Ninh
3–4 minutes
Mới đây, tại chương trình Vân Sơn cùng người nổi tiếng, danh hài Vân Sơn đã chia sẻ về việc mình cưu mang các nghệ sĩ.
Vân Sơn và Lương Tùng Quang
Anh
nói: "Trung tâm Vân Sơn của tôi từ đầu tiên chuyên về hài thôi. Nhưng
trong quá trình làm việc, xây dựng trung tâm, tôi gặp được nhiều ca sĩ
trẻ tài năng đang tìm kiếm cơ hội như Nguyễn Hồng Nhung, Lương Tùng
Quang, Hoàng Thục Linh…
Tôi cho tất cả nghệ sĩ tôi gặp được vào
trung tâm của mình để họ được cơ hội biểu diễn như Tâm Đoan, Trường Vũ,
Lương Tùng Quang…
Song song đó, tôi còn thấy nhiều ca sĩ lớn tuổi
nhưng không làm việc được với các trung tâm lớn khác thời đó nên tôi
cũng đứng ra giúp họ.
Thời đó, các trung tâm lớn khi ký hợp đồng
với ca sĩ ngoài việc ghi hình còn được hưởng lợi từ việc bán CD. Ví dụ,
anh Chế Linh thu cả trăm CD, cả ngàn bài hát cho các trung tâm.
Vì
thế, nếu tôi mời anh Chế Linh về thì không có lợi gì hết, chỉ lợi cho
các trung tâm kia vì họ mới bán CD. Tôi chỉ mời những ca sĩ không hợp
tác được với các trung tâm lớn.
Ngoài những ca sĩ trẻ, tôi còn cưu mang những ca sĩ lớn tuổi nhưng không được các trung tâm lớn mời hát.
Tôi
vốn không chuyên về nhạc, chỉ chuyên về hài. Nhưng tôi nghĩ, nếu mình
mở rộng sang âm nhạc thì có thể cưu mang được những ca sĩ trẻ đang cần
cơ hội hay ca sĩ lớn tuổi mà không được mời hát.
Hôm đó tôi đang
đứng ở quầy thì ca sĩ Nguyễn Thắng vào gặp được tôi, đưa tôi đĩa CD của
Nguyễn Thắng. Tôi mở lên nghe xong liền bảo: "Anh thấy em hát được đó
Thắng, em hát rất hay.
Nhưng anh nói thật, trung tâm anh không chuyên về nhạc. Em sang trung tâm Thúy Nga đối diện bên đường hoặc các trung tâm khác".
Nguyễn
Thắng bảo tôi, em nói thói thật với anh, em gửi CD cho họ lâu lắm rồi
nhưng họ không trả lời. Em tới đó cũng không ai đón tiếp em. Em gặp được
anh ở đây nên muốn được cộng tác với anh.
Đó là lí do vì sao Nguyễn Thắng chỉ đi hát cho trung tâm Vân Sơn".
Ca
sĩ Lương Tùng Quang lên tiếng: "Phải cảm ơn anh Vân Sơn rất nhiều. Nhờ
anh Vân Sơn cưu mang ca sĩ trẻ chúng tôi ngày đó mà chúng tôi được biểu
diễn khắp nơi, có cơ hội để khán giả biết đến".
***********
Sài Gòn thời say mê cải lương
Không
còn thời vàng son nhưng cải lương vẫn giữ mạch nguồn văn hóa, ghi dấu
qua các ngôi sao như Phùng Há, Thanh Nga, Minh Vương, Lệ Thủy...
Một
ngày tháng 3, trong căn nhà hai tầng ở trung tâm TP HCM, Nghệ sĩ Nhân
dân Minh Vương đón nhà báo đến phỏng vấn theo cung cách của kép hát lừng
danh một thời. Trong câu chuyện về cải lương, ánh mắt, cử chỉ của nghệ
sĩ gần 80 tuổi trở nên tinh anh. "Cái thật và đẹp của cải lương, tình
cảm của khán giả luôn khiến tôi xúc động, biết ơn những gì tổ nghề ban
tặng", ông nói.
Minh Vương có hơn 60 năm gắn bó TP HCM, khi ông
còn là cậu bé 12 tuổi quê Long An lên Sài Gòn, mê vọng cổ nên được một
thầy đàn dưới chân cầu chữ Y, quận 8, truyền nghề ca hát. Từ thành phố
này, nhiều thế hệ nghệ sĩ trước và cùng thời ông trải qua những thập
niên vàng, chứng kiến giai đoạn rực rỡ của nghệ thuật cổ truyền.
Sài Gòn - trung tâm sân khấu cải lương miền Nam
Nét
"thật và đẹp" nghệ sĩ Minh Vương nhắc đến chính là tuyên ngôn nghệ
thuật nổi tiếng một thời mà NSND Năm Châu (Nguyễn Thành Châu) dành tâm
huyết xây dựng bản sắc cho cải lương. Cải lương có tuổi đời non trẻ hơn
tuồng (hát bội), chèo, quan họ hay đờn ca tài tử, nhưng bộ môn này, như
Giáo sư Trần Văn Khê từng nói: "Động mà không tĩnh, phá chấp, không theo
một khuôn khổ nào, từ đó phát triển thêm ra".
Khoảng 120 năm
trước, hát bội là loại hình chủ yếu trong đời sống sân khấu người miền
Nam, với nhiều ban nhóm đình đám tụ hội ở Sài Gòn. Những vở tuồng thường
dựa theo điển tích, câu chuyện xưa cũ trong và ngoài nước. Sự du nhập
của văn hóa phương Tây vào đời sống từ tầng lớp trí thức đến bình dân
khiến sân khấu có nhu cầu phải thay đổi, là tiền đề cải lương tuồng cổ
ra đời: Một loại hình ca kịch kết hợp nhạc tài tử với lối diễn xuất cách
tân nghệ thuật hát bội.
Nghệ sĩ cải lương Phùng Há bên cạnh chiếc đài radio vào thập niên 1930. Nguồn: L’Asie Nouvelle, tháng 3/1933.
Sài
Gòn không phải là nơi sinh ra môn nghệ thuật này. Các tỉnh Nam kỳ xưa
như Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bạc Liêu là chiếc nôi của cải lương nhờ nền tảng
của đờn ca tài tử. Nhưng với vị thế là trung tâm kinh tế, xã hội và văn
hóa - nghệ thuật, cùng sự phát triển mạnh mẽ của báo chí chữ quốc ngữ,
Sài Gòn mau chóng trở thành "vùng đất của cải lương", sôi động cùng hàng
trăm đoàn hát. Rạp Cô Tám (ở đường rue des Marins, đường Trần Hưng Đạo
ngày nay) là nơi trình làng tuồng Vì nghĩa quên tình - được xem là một trong những vở cải lương đầu tiên ở miền Nam, năm 1917.
Những
năm 1920, nhiều gánh như Tái Đồng Ban, Tân Thịnh, Văn Hí Ban nở rộ,
hoặc những gánh hát ở các tình miền Tây cũng tập trung về, gây dựng
tiếng tăm rồi tỏa nhiều tỉnh thành, tiếp cận sâu rộng vào đời sống.
Do
những biểu hiện bên ngoài của loại hình ca nhạc kịch - thể thức biểu
diễn dựa trên âm nhạc cổ truyền, cải lương có thể được cho là gắn với
nội dung bi lụy và "sến". Nhưng ngay từ bối cảnh ra đời bộ môn này, cải
lương chính là "một sự cải tiến, cách tân và tiến bộ" (reformist), với
những tác phẩm phản ánh hiện thực, tâm tư tình cảm của nhiều người.
Văn hóa thưởng thức cải lương
Thập
niên 1960, Sài Gòn - Chợ Lớn có gần 40 rạp hát cải lương và liên tục
sáng đèn để phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả. Người xem đến rạp vào
những tối cuối tuần, quây kín các sân khấu lớn lẫn điểm diễn ở vùng
ven. Các suất diễn tại các rạp Hưng Đạo, Quốc Thanh, Nguyễn Văn Hảo, Hào
Huê, Lao Động luôn "cháy" vé. Nghệ sĩ Bảo Quốc nhớ lại cuộc sống của
mọi người lúc này còn khó khăn, thậm chí ăn cơm độn, nhưng vẫn ùn ùn đi
xem cải lương.
"Vé vừa bán một tiếng sau đã hết sạch. Nhiều người
sẵn sàng bỏ tiền ra mua vé chợ đen giá gấp ba, bốn lần. Có fan chấp nhận
ngồi ghế đẩu để được vào rạp xem vở diễn yêu thích, ngắm nhìn thần
tượng", Bảo Quốc cho biết.
Sau mỗi suất diễn, khán giả không chịu
về, chen chân khu vực cửa sau rạp hát để chờ được nhìn tận mặt nghệ sĩ
mình yêu thích. Họ mong được nắm tay, ôm hôn nghệ sĩ để thể hiện tình
cảm.
Với đoàn Thanh Minh - Thanh Nga của bà bầu Thơ, khán giả đi
xem đoàn hát ăn mặc rất lịch sự. "Đàn ông mặc vest lịch lãm, phụ nữ mặc
áo dài thướt tha nhìn rất đẹp mắt", nghệ sĩ Bảo Quốc nói.
Truyện
ngắn "Bàn thờ tổ của một cô đào" (nhà văn Nguyễn Quang Sáng). Tác phẩm
nằm trong tập truyện cùng tên, khai thác chủ đề tín ngưỡng sân khấu,
được Hội đồng chuyên môn của TP HCM bầu chọn vào danh sách tác phẩm văn
học tiêu biểu qua 50 năm. Video: YouTube Song Lang
Thời
hát cho đoàn Minh Tơ, nghệ sĩ Bạch Long vẫn còn nhớ có nhiều người mê
cải lương đến mức đặt chỗ ngồi nguyên tuần cho các suất hát. Khi nghệ sĩ
vừa đến, họ reo hò: Vũ Linh, Tài Linh, Minh Vương, Lệ Thủy vang cả một
góc phố.
Không ồn ào, náo nhiệt như bên ngoài rạp, khi màn nhung
sân khấu mở ra, mọi người chăm chú nghe các nghệ sĩ ca. Nhất là lúc diễn
viên trên sân khấu vô câu vọng cổ, lập tức, khán giả im phăng phắc để
thưởng thức từng lời, cách nhả chữ, luyến láy. Khi nghệ sĩ xuống câu
vọng cổ, khán phòng rào rào vỗ tay tán thưởng. Mỗi đoàn thường có cặp
đào, kép chánh, như đoàn Minh Tơ có Điền Thanh - Bạch Lê, Sài Gòn 2 là
Minh Vương - Lệ Thủy. Khán giả thích nghệ sĩ nào sẽ theo người đó trên
từng sân khấu và vào tận hậu trường chăm sóc, động viên.
Sinh
thời, nghệ sĩ cải lương Vũ Linh từng có những đêm diễn thu hút chục
nghìn khán giả, tiền thù lao đựng trong bao tải chưa hết. Vũ Linh hát ở
Đầm Môn (Khánh Hòa) đón 12.000 khán giả. Mọi người đốt đuốc, lội suối
đến điểm diễn để xem trực tiếp nghệ sĩ.
Nghệ sĩ Minh Vương trong vở "Sông dài" (2007). Ảnh: Thanh Hiệp
Nghệ
sĩ Lệ Thủy kể hồi xưa đi hát, khoảng 200 vé là diễn viên chê, bán cả
nghìn vé trở lên thì đêm hát mới diễn ra. Từ sáng sớm, các xe đi phát tờ
bướm đông vui, rôm rả. Băng rôn quảng cáo về các suất diễn treo rợp
khắp các tuyến đường.
"Không chỉ khán giả ở Sài Gòn, khán giả ở
miền Tây, miền Trung thời đó rất ái mộ nghệ sĩ cải lương. Đoàn diễn
xong, họ mời đến nhà chơi, đãi tiệc, tặng trái cây, thức ăn. Họ coi nghệ
sĩ như người trong gia đình", nghệ sĩ Bạch Long nhớ lại.
Những giai đoạn thăng hoa
Hơn
một thế kỷ, sự phát triển của cải lương gắn với các dấu mốc quan trọng ở
giai đoạn 1955-1975 hay 1980-1990. Trước biến động của xã hội, thời
cuộc và nhu cầu thưởng thức của khán giả, cải lương định hình là bộ môn
hoàn thiện, chuyên nghiệp trong các khía cạnh: Tác phẩm (kịch bản, bài
ca), nghệ sĩ, sân khấu.
Không chỉ ở Sài Gòn, cải lương còn lan tỏa
trên cả nước. Những năm 1940, công tử Trần Viết Long (Bầu Long) phải
lòng cô đào cải lương Kim Chung nên lập gánh Kim Chung tại Hà Nội. Danh
cầm đất Bắc Trần Văn Vân và vợ là danh hài Vân Quý cũng từng hát cho Kim
Chung ở Hà Nội. Đôi vợ chồng có con đều theo nghiệp cải lương, sau
1975, họ vào Nam đóng góp cho cải lương tại TP HCM những tên tiêu biểu
như: NSƯT Thanh Dậu (nguyên giám đốc Nhà hát Cải lương Trung Ương), NSND
Thanh Vy (Nàng Xê Đa lừng danh), nhạc Văn Hai, nhạc sĩ Văn Thắng. Sui
gia của đôi vợ chồng nhạc sĩ, danh hài này có cô Ái Liên, một nghệ sĩ
cải lương lừng danh trong Nam ngoài Bắc ở thập niên 1940-1950.
Tại
Sài Gòn, nhiều gia tộc cả đời với nghiệp diễn, như gia tộc Huỳnh Long,
Minh Tơ, Đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga, gánh hát Phước Cương.
Trong đó, đoàn Thanh Minh - Thanh Nga với 30 năm phát triển vang dội
(khoảng 1950-1980) góp cho nghệ thuật cải lương hàng loạt ngôi sao: Út
Trà Ôn, Hoàng Giang, Thanh Nga, Thành Được, Út Bạch Lan, Bảo Quốc, Thành
Được. Những vở tuồng của đoàn này, như Tiếng trống Mê Linh hay Sân khấu về khuya (Năm Châu) là minh chứng cho khái niệm "thánh đường nghệ thuật" trong lòng công chúng.
"Nữ hoàng cải lương Thanh Nga" - một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương miền Nam. Ảnh: Tư liệu
Thời
kỳ vàng son của cải lương còn kéo dài sang 50 năm sau ngày giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. NSND Thanh Tòng, con của ông bầu Minh Tơ
và chú ruột là nhạc sĩ Đức Phú có công lớn trong việc thay đổi mạnh mẽ
cải lương tuồng cổ, từ cải cách dàn nhạc dân tộc đến tạo những nội dung
thuần Việt cho sân khấu.
Trước năm 1975, miền Nam có khoảng 60
đoàn cải lương, sau năm này, riêng ở TP HCM có khoảng 22 đoàn, trong đó,
có hai đoàn quốc doanh được nhà nước bao cấp. Vốn quý của sân khấu là
thể loại cải lương tuồng cổ, hình thành thêm nhiều nghệ nhân, đạo diễn
tên tuổi như Bích Lâm, Bá Huỳnh, Huỳnh Nga, Minh Trị.
Từ loại hình
kịch hát dân tộc mang tính vùng miền, cải lương còn Bắc tiến, cũng như
chinh phục khán giả cả nước. Đạo diễn Đoàn Bá dựng vở Người trong cõi nhớ của Lưu Quang Vũ, tạo dấu ấn ở Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1985. Nhiều vở diễn hay, như Tiếng hò sông Hậu, quy tụ dàn diễn viên thanh sắc, kịch bản trau chuốt, sân khấu được đầu tư kỹ càng.
Cuối 1980 và đầu 1990, do quy luật tất yếu của sự chuyển mình trong đời sống kinh tế - xã hội, cải lương dần thoái trào.
Các loại hình nghệ thuật - giải trí nghe nhìn, phim ảnh, nhạc trẻ lên
ngôi. Nghệ thuật truyền thống đối diện thách thức về kịch bản khan hiếm,
sân khấu cũ kỹ, chưa có thế hệ lứa nghệ sĩ trẻ kế thừa.
Từ một
thời kỳ huy hoàng với hàng chục sân khấu liên tục sáng đèn, hiện tại
nhiều sân khấu cải lương xưa ở thành phố đóng cửa. Dẫu còn nhiều khó
khăn, sức sống của cải lương vẫn như mạch ngầm len lỏi trong đời sống
phố thị náo nhiệt. Các đơn vị nghệ thuật công lập và xã hội hóa bám trụ,
tổ chức nhiều buổi biểu diễn để đưa loại hình này đến lớp khán giả mới.
Các nhà hát vẫn nỗ lực sáng đèn, như nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang,
rạp Hồng Liên (quận ), Sân khấu Sen Việt (Hội Sân khấu TP HCM).
Từ
trái qua: Nghệ sĩ Xuân Trúc, Tú Sương và Lê Thanh Thảo - các nghệ sĩ
thế hệ tiếp nối của Đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ biểu diễn trích đoạn
cải lương "Câu thơ yên ngựa" (2024). Ảnh: Thúy Bình
Tiến
sĩ Trần Thị Minh Thu - trưởng ban Nghiên cứu Nghệ thuật, Viện Văn hóa,
Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam - cho biết trong một lần dẫn
sinh viên khoa Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội, đi xem vở Người đi tìm minh chủ
(2018) của Nhà hát Cải lương Việt Nam, một sinh viên bật khóc nói: "Cô
ơi, em từng nghĩ cải lương chỉ có ủy mị, sướt mướt, tình yêu nhạt nhẽo.
Nhưng sau khi xem vở diễn, em thấy mình đã hiểu sai. Em không nghĩ cải
lương lại hay đến thế".
Nhờ sự năng động, dung nạp và tiếp biến
văn hóa để chọn lọc nét hay của nhiều loại hình biểu diễn, cải lương một
thời không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là dòng chủ lưu của
nghệ thuật sân khấu. Kho tàng hàng trăm bản vọng cổ, cải lương còn được
lưu giữ đến hôm nay chứa đựng ngôn ngữ giàu và đẹp, văn hóa dân gian,
nếp sống, lối ứng xử, phong tục và phẩm chất của người Việt.
Nghệ
sĩ Minh Vương khép lại buổi trò chuyện với nụ cười ấm áp khi nhắc về bạn
diễn vàng - nghệ sĩ Lệ Thủy. Ông cho biết vừa được lưu diễn ở Hà Nội và
chờ Lệ Thủy từ Australia về để tiếp tục "chạy show". Với "Ông hoàng của
sân khấu cải lương", được hát đến cuối cuộc đời và còn khán giả nghe
hát là hạnh phúc.
Hà Linh Dung
************
'Ngọc nữ' màn ảnh Nhật bị bắt
Minh tinh Nhật Bản Ryoko Hirosue bị cảnh sát bắt do đạp, cào một y tá trong bệnh viện.
Theo các kênh ANNnewsCH, TBS News,
tối 7/4, Ryoko Hirosue lái xe trên đường cao tốc, xảy ra tai nạn với
một chiếc xe đầu kéo. Cô và người đàn ông trên xe được đưa vào bệnh viện
ở tỉnh Shizuoka để thăm khám, cả hai đều không gặp nguy hiểm, tài xế
cũng không bị thương. Tuy nhiên, ở bệnh viện, Ryoko Hirosue đạp và cào
cấu y tá, khiến người này bị thương nhẹ.
Diễn viên Ryoko Hirosue. Ảnh: Yahoo
Lúc
đó, cảnh sát ở bệnh viện để điều tra vụ tai nạn giao thông, Ryoko
Hirosue bị bắt do hành vi tấn công người khác, cơ quan chức năng hiện
điều tra động cơ sự việc. Scandal của Ryoko Hirosue gây xôn xao dư luận,
dẫn đầu top chủ đề được quan tâm trên mạng xã hội X tại Nhật, Weibo tại Trung Quốc.
Sáng
8/4, đại diện công ty quản lý Ryoko Hirosue cho biết diễn viên sợ hãi,
khủng hoảng tinh thần khi được kiểm tra sức khỏe, dẫn đến hành vi làm
tổn thương nhân viên y tế. Minh tinh ngừng mọi công việc để phản tỉnh.
Lần xuất hiện công khai gần nhất của Ryoko Hirosue là tại chương trình âm nhạc ở Cao Hùng, Đài Loan, cuối tháng 2. Theo trang GQ Taiwan, tên tuổi minh tinh thu hút đông đảo khán giả địa phương.
Ryoko
Hirosue, 45 tuổi, hoạt động ở làng giải trí 30 năm, có lượng fan đông ở
châu Á nhờ thành tựu ở cả mảng âm nhạc lẫn phim ảnh. Giai đoạn mới vào
nghề, cô được gọi là "ngọc nữ". Năm 2003, người đẹp gây sốt khi phát
hành cuốn sách ảnh đầu tiên, bán được gần 470.000 bản. Cô từng được khán
giả mệnh danh "Thiếu nữ xinh đẹp cuối cùng của thế kỷ 20".
Diễn viên tham gia nhiều phim nổi tiếng, trong đó có Departures (2008) - thắng giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Người đẹp còn từng đóng Shōta no Sushi, The Beach Boys, Seija no koushin, The Secret.
MV "Jeans" của Ryoko Hirosue. Video: Warn Music
Năm 2023, sự nghiệp của Ryoko Hirosue gặp biến cố khi cô vướng scandal ngoại tình
với đầu bếp Toba. Sau đó, diễn viên ly hôn chồng - nhà điêu khắc Jun
Izutsu, Ryoko Hirosue giữ vai trò người giám hộ của hai con với chồng
cũ. Vì bê bối, Ryoko Hirosue phải ngừng hoạt động giải trí, đền bù các
hợp đồng quảng cáo, đóng phim.
Như Anh (theo TBS News, Yahoo)
***********
Hiệu trưởng buộc học sinh ăn món chay để biển thủ tiền
Trung QuốcHiệu
trưởng Triệu Mạnh Tỏa bị cáo buộc biển thủ 4,2 triệu tệ (15 tỷ đồng)
tiền ăn trưa của học sinh, giảm thịt để thay bằng món chay hoặc thực
phẩm không rõ nguồn gốc.
Theo People's Daily ngày 7/4, ông
Triệu nằm trong số gần 2.000 người bị xử phạt, truy cứu hình sự trong
chiến dịch trấn áp nạn tham nhũng bữa ăn trong trường học ở tỉnh Sơn
Tây.
Chiến dịch đặc biệt này được Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật và Giám
sát tỉnh này phát động tháng 4 năm ngoái, nhằm chấn chỉnh những vấn đề
nổi cộm về an toàn thực phẩm và quản lý quỹ dinh dưỡng tại các trường
tiểu học và trung học.
Nhà chức trách đã phát hiện và cáo buộc
thầy Triệu Mạnh Tỏa, cựu hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Huyện Phần
Tây, Thành phố Lâm Phần, đã biển thủ hơn 4,2 triệu nhân dân tệ (15 tỷ
đồng) trong quỹ dinh dưỡng học đường của học sinh. Các nhà điều tra đã
phát hiện ra manh mối từ dữ liệu camera an ninh tại căng tin.
Cựu hiệu trưởng Triệu Mạnh Tỏa đang bị điều tra tội tham ô. Ảnh: HK01
Các
điều tra viên từ Ủy ban giám sát và kiểm tra kỷ luật chỉ ra trọng lượng
thực phẩm được lưu trữ tại trường không khớp nghiêm trọng với biên lai.
Qua các chuyến đi thực tế, nhà chức trách phát hiện người cung cấp thực
phẩm thực sự cho căng tin là Lượng, em trai của hiệu trưởng Triệu Mạnh
Tỏa. Người quản lý căng tin cũng là bạn của thầy Triệu.
Kết quả
điều tra cho thấy, năm 2021, sau khi được điều động về làm hiệu trưởng
Trường Trung học cơ sở số 2 Phần Tây, thầy Triệu phát hiện có sự chênh
lệch giữa chi phí ăn uống mà nhà trường báo cáo với các phòng ban liên
quan và chi phí thực tế. Vì vậy, ông bắt đầu lợi dụng kẽ hở trong hệ
thống để trục lợi cá nhân.
Theo thống kê, từ tháng 9/2021 đến
tháng 5/2024, tổng số tiền mà ông thực tế phải dùng để mua thực phẩm là
hơn 10,72 triệu nhân dân tệ. Thầy Triệu và những người khác đã giữ lại,
biển thủ và chiếm đoạt hơn 4,2 triệu nhân dân tệ chi phí thực phẩm,
chiếm tới 40% tổng chi phí thực phẩm.
Cuộc điều tra chỉ ra còn có
những tình huống như nguyên liệu kém chất lượng được dùng thay nguyên
liệu tốt, các món thịt được thay bằng món chay hoặc thịt không rõ nguồn
gốc. "Thực tế chỉ có chưa đến 60% lượng thực phẩm đến được miệng học
sinh", kết quả điều tra cáo buộc
Tháng 8/2024, hiệu trưởng này đã bị khai trừ Đảng và cách chức. Vụ án đang được điều tra.
Sau
khi hiệu trưởng bị bắt, trường bắt đầu đẩy mạnh phương thức "thanh toán
bằng nhận diện khuôn mặt" và lập bảng thông báo công khai về thu chi
tiền ăn trong trường, đấu thầu với công ty lương thực nhà nước, tuyển
dụng một số phụ huynh làm nhân viên tham gia chế biến suất ăn để tăng
tính giám sát.
Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước xác định năm
2012-2023 có 66 trong 159 quận, huyện thuộc diện kiểm tra bị phát hiện
biển thủ 1,951 tỷ nhân dân tệ (7.000 tỷ) tiền trợ cấp bữa ăn dinh dưỡng
cho học sinh. Đó là lý do trong năm 2024, các cuộc tổng kiểm tra trên
các trường học toàn quốc được đồng loạt tiến hành.
Điều 383 Bộ
luật Hình sự nước này quy định người tham ô từ 100.000 nhân dân tệ (356
triệu đồng) trở lên thì bị phạt tù có thời hạn từ 10 năm trở lên hoặc tù
chung thân, có thể bị phạt tịch thu tài sản; nếu tình tiết đặc biệt
nghiêm trọng thì bị phạt tử hình, có thể bị phạt tịch thu tài sản.
Hải Thư (Theo People's Daily, HK01)
***********
Bị truy tố quấy rối tình dục khi ôm an ủi người lạ khóc
VnExpress
~2 minutes
Vụ
việc xảy ra vào khoảng trưa ngày 23/10/2024. Nạn nhân nữ ngoài 20 tuổi,
vừa rời khỏi phòng khám thú y và đến cửa hàng tiện lợi trên phố Long
Giang, quận Trung Sơn để rút tiền tại máy ATM.
Sau khi rút tiền
viện phí cho chú mèo yêu quý của mình, cô đứng bên ngoài cửa hàng và nói
chuyện điện thoại với gia đình. Vì nhắc đến con mèo bị bệnh nặng, cô
liên tục khóc khi đứng bên lề đường, thu hút sự chú ý của nhiều người
qua lại.
Lúc này, người đàn ông Lý, khoảng 40 tuổi, tiến lại
gần. Đầu tiên, anh đưa khăn giấy và tò mò hỏi "Có chuyện gì vậy?" song
cô gái không trả lời. Thấy vậy, Lý tiến lại ôm cô gái, để đầu áp vào
ngực mình và xoa nhẹ đầu. Cô gái khi này vẫn nghe điện thoại, nhanh
chóng đẩy Lý ra và bỏ đi. Lý vẫn tiếp tục đi theo cho đến khi cô hét
lên: "Đừng đi theo tôi nữa".
Sau khi nạn nhân tố cáo, cảnh sát đã
lần ra được Lý. Anh ta phủ nhận mọi ý định phạm pháp và cho rằng chỉ
muốn an ủi nạn nhân đang khóc trên phố. Tuy nhiên, nạn nhân cảm thấy bị
sỉ nhục nên nhất quyết nộp đơn tố cáo, không muốn hòa giải.
Sau
khi xem xét video giám sát và các bằng chứng khác, công tố viên cáo buộc
Lý vi phạm Điều 25 của Đạo luật Phòng chống Quấy rối tình dục khi ôm ai
đó trái với ý muốn của họ.
Theo luật, Lý có thể bị phạt tù tối đa hai năm, giam giữ hoặc phạt tiền không quá 100.000 Đài tệ (80 triệu đồng).
Hải Thư (Theo ETToday)
************
Vợ cũ ra sân bay về Việt Nam, Bằng Kiều gửi ngay 1000 USD để làm một việc
Tùng Ninh
3–4 minutes
Mới
đây, vợ cũ Bằng Kiều là ca sĩ Trizzie Phương Trinh đã chia sẻ trên
trang Facebook cá nhân về việc được anh chuyển khoản thằng 1000 USD ngay
khi chuẩn bị ra sân bay về Việt Nam.
Trizzie Phương Trinh
Cô
viết: "Đến hẹn lại về. Mình đang ngồi trên máy bay, trên đường bay về
Việt Nam. Trước khi ra sân bay, nhận được tin nhắn từ ông bạn Bằng Kiều.
"Cho anh gửi 1000 USD làm quà cho tụi nhỏ nhé".
"Tụi nhỏ" ở đây
không phải là 3 đứa con trai của mình mà là những em bé khuyết tật,
những trẻ mồ côi ở các mái ấm mà mình sẽ ghé thăm ở Đồng Nai trong hai
ngày tới.
Lúc còn là vợ chồng, tụi mình có thể không hợp nhau
trong nhiều chuyện nhưng riêng việc làm từ thiện thì luôn đồng lòng. Cảm
ơn ông bạn đã luôn đồng hành.
Gần như cùng lúc, mình cũng nhận
được tin nhắn từ cô em người mẫu, Bảo Hân. Em nói muốn góp chút tấm lòng
và đã chuyển cho mình 100 USD qua Zelle. Chị cảm ơn em nhiều nha, Hân.
Nếu
có thể giúp ai đó có được một tương lai, đó là điều vô cùng quý giá.
Nhưng nếu chưa làm được điều đó thì ít nhất hãy giúp họ có một hiện tại
bớt khó khăn hơn. Khi giúp người, ta không cần đợi đến lúc dư dả vì
chẳng ai dám chắc tương lai mình sẽ có tiền.
Bây giờ mình sẽ tranh
thủ ngủ một giấc thật ngon trên máy bay vì những ngày tới biết chắc là
sẽ bận xấp mặt cho mà xem. Không biết có ai đang chờ mình ở Sài Gòn
không ta?".
Được biết, dù đã ly hôn nhiều năm, Bằng Kiều cũng có
gia đình riêng nhưng đến hiện tại Trizzie Phương Trinh và Bằng Kiều vẫn
giữ mối quan hệ tốt đẹp. Lần nào về Việt Nam, Trizzie Phương Trinh cũng
qua nhà Bằng Kiều chơi, thăm hỏi. Có lần, Trizzie Phương Trinh còn tổ
chức sinh nhật cho con trai ở nhà Bằng Kiều và vợ mới.
Thậm chí,
Trizzie Phương Trinh còn thân thiết với cả vợ mới của Bằng Kiều, tới mức
trong một lần tiễn cô ra sân bay về lại Mỹ, vợ Bằng Kiều còn bật khóc.
Trizzie Phương Trinh sang đến Mỹ, vợ mới Bằng Kiều còn mua hộ đồ đạc gửi
sang.
Không chỉ vậy, Trizzie Phương Trinh còn thân thiết với mẹ
Bằng Kiều ở Mỹ, được bà coi như con gái. Cô thường dẫn các con tới thăm
mẹ chồng cũ. Và hầu như năm nào Trizzie Phương Trinh cũng về nước một
lần để làm từ thiện.
***********
Cầm súng xông vào phòng trọ khống chế bạn gái và 'tình địch'
~2 minutes
Bình DươngMâu
thuẫn tình cảm với bạn gái, Lê Thành Vinh, 29 tuổi, cầm hai khẩu súng
xông vào phòng trọ khống chế cô và "tình địch" rồi cố thủ bên trong.
Sáng
8/4, Vinh bất ngờ xông vào phòng trọ của cô gái 26 tuổi tại phường Hưng
Định, TP Thuận An. Anh ta khống chế cô gái và người đàn ông đang có mặt
tại đây, đe dọa nổ súng. Một lúc sau người đàn ông chạy thoát, trong
phòng còn Vinh và cô gái.
Hai khẩu súng của Lê Thành Vinh tại hiện trường. Ảnh: Yên Khánh
Hàng
trăm cảnh sát có mặt ngay sau đó, phong tỏa hiện trường, tìm cách giải
cứu nạn nhân. Sau thời gian được vận động, Vinh đồng ý thả cô gái ra
nhưng vẫn cố thủ bên trong.
Công an tiếp tục thuyết phục thêm 2
giờ nhưng Vinh không buông súng, không ra làm việc, đe dọa sẽ bắn. Các
trinh sát sau đó quăng lựu đạn hơi cay vào trong phòng, đồng thời ập vào
khống chế anh ta. Vinh cố chống trả nhưng không thoát.
Nghi can tại cơ quan cảnh sát điều tra. Ảnh: Yên Khánh
Người dân sống gần đó cho biết Vinh và cô gái 26 tuổi có quan hệ tình cảm với nhau.
Bước
đầu, nhà chức trách xác định nguyên nhân Vinh thực hiện hành vi là mâu
thuẫn tình cảm với bạn gái. Hai nạn nhân bị thương nhẹ.
Đâm chết người thân trước mặt đoàn thẩm định tranh chấp tài sản
Do
mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, Nguyễn Tấn Phát đã ra tay đâm chết
một người thân và làm ba người khác bị thương khi đoàn thẩm tra vể tranh
chấp tài sản thừa kế có mặt.
Nguyễn Tấn Phát tại cơ quan công an - Ảnh: ANH TUẤN
Tối
8-4, nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an tỉnh Sóc Trăng vừa tạm giữ Nguyễn Tấn Phát (43 tuổi, trú tại thị xã
Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) để điều tra hành vi giết người.
Trước đó, vào khoảng 15h ngày 3-4, đoàn thẩm định về tranh chấp tài sản
thừa kế thị xã Ngã Năm đến khu đất của gia đình ông Nguyễn Văn Trị,
thuộc khóm Tân Thành A, phường 2, thị xã Ngã Năm để thẩm định tài sản
trong việc chia thừa kế.
Khi đoàn chuẩn bị đo đạc phần đất ruộng
tại địa chỉ trên thì Nguyễn Tấn Phát đã xảy ra mâu thuẫn với bốn người
anh, em vợ của Phát là Nguyễn Triều Thuấn, Nguyễn Triều Thu, Nguyễn
Triều Thảo (cùng ngụ phường 2, thị xã Ngã Năm) và Nguyễn Triều Thuận
(ngụ phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau).
Trong lúc cự cãi, đánh
nhau, Phát đi vào chuồng heo lấy một cây dao đi ra, sau đó liền đâm vào
bụng ông Thuận. Thấy vậy, ông Thuấn, Thu và Thảo lao vào giằng co giật
dao của Phát.
Tuy nhiên, Phát tiếp tục cầm dao đâm vào vùng bụng
ông Thuấn khiến ông này tử vong tại chỗ rồi chém nhiều nhát về phía Thu
và Thảo, làm hai người này bị thương ở chân và tay.
Ngay sau khi
xảy ra vụ án, lực lượng công an tiến hành bắt giữ Nguyễn Tấn Phát và thu
giữ tang vật. Hiện ông Thuận, Thu và Thảo đang được điều trị tại bệnh
viện.
**********
Cứu người nhảy cầu Bình Lợi, lại phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ dưới dạ cầu
Người
đàn ông trèo qua lan can cầu Bình Lợi cố gắng cứu nam thanh niên nhảy
cầu nhưng không kịp. Sau đó người này phát hiện xác chết dưới dạ cầu
trong tư thế treo cổ.
Lực
lượng chức năng phường Hiệp Bình Chánh có mặt tại hiện trường vụ nhảy
cầu và phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ dưới dạ cầu Bình Lợi,
chiều 8-4 - Ảnh: MINH HÒA
Tối 8-4, lực lượng Công an TP.HCM tổ địa bàn TP Thủ Đức phối hợp Công an phường Hiệp Bình Chánh điều tra vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ dưới dạ cầu Bình Lợi và vụ nam thanh niên nhảy xuống sông từ cây cầu này.
Khoảng
16h40, người dân đi trên cầu Bình Lợi, hướng từ công viên Gia Định về
cầu vượt Linh Xuân. Khi đến đoạn giữa cầu Bình Lợi thấy nam thanh niên
đi bộ, bất ngờ trèo qua lan can cầu.
Thấy chuyện chẳng lành, anh
N.T.T. (35 tuổi) đi xe máy liền dừng lại, leo qua lan can cầu định giữ
nam thanh niên lại nhưng không kịp, nam thanh niên đã nhảy xuống sông.
Phát hiện người nghi nhảy cầu Bình Lợi và một người đã chết dưới dạ cầu
00:01:41
Đang phát
Phát hiện người nghi nhảy cầu Bình Lợi và một người đã chết dưới dạ cầu
Anh
T. hô hoán cho những người đi ghe phía dưới cầu đến ứng cứu nhưng do
nước chảy xiết, nam thanh niên chìm nhanh, mất tích. Lúc này anh T. định
quay trở lên thì bất ngờ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ dưới
cầu Bình Lợi nên trình báo cơ quan chức năng về hai vụ việc.
Lực
lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an
TP.HCM phối hợp cùng cảnh sát đường thủy thuộc Phòng cảnh sát giao thông
(PC08) Công an TP.HCM nhanh chóng dùng ca nô quần thảo, tìm kiếm người mất tích nhưng chưa có kết quả.
Đến
19h, lực lượng cứu nạn cứu hộ vẫn đang tích cực xác định vị trí, lặn
tìm người mất tích. Nam thanh niên nhảy cầu để lại đôi dép và chiếc ví
có giấy tờ tùy thân tên N.N.H. (28 tuổi, ngụ tỉnh Phú Yên).
Hay
tin, người vợ đến hiện trường xác nhận người vừa nhảy cầu là chồng mình
tên H.. Người vợ liên tục ngồi xuống đất ôm mặt khóc, đôi lúc đứng lên
dựa vào lan can cầu khóc, luôn miệng nói "lý do gì mà anh nhảy vậy anh
ơi" rồi quay mặt tựa vào vai người thân.
Theo người thân anh H.,
sáng nay anh H. vẫn chạy xe máy đi làm bình thường. Anh H. không có cãi
nhau hay mâu thuẫn với vợ, không có bệnh hiểm nghèo hoặc nợ nần gì. Cả
vợ và người thân anh H. vẫn chưa biết lý do anh H. nhảy cầu.
Hiện vụ việc nhảy cầu và phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang được lực lượng chức năng điều tra.
Bước
đầu lực lượng chức năng xác định thi thể được phát hiện trong tư thế
treo cổ dưới cầu Bình Lợi là nam giới, độ tuổi 30-35, mặc quần thun dài
màu đen, áo thun đen ngắn tay.
Lực
lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và cảnh sát đường
thủy quần thảo, lặn tìm nam thanh niên nhảy cầu, mất tích - Ảnh: MINH
HÒA
Vợ anh H. (đeo khẩu trang trắng) tức tốc đến hiện trường và khóc ngất - Ảnh: MINH HÒA
Người
dân đi đường chạy chậm để theo dõi vụ việc khiến giao thông qua khu vực
ùn ứ nghiêm trọng. Lực lượng chức năng liên tục nhắc nhở người dân di
chuyển - Ảnh: VĂN NHẬT
***********
Nam nghệ sĩ là ông chủ cưu mang nhiều ca sĩ: "Tôi mời anh Chế Linh về thì không có lợi gì hết"
Tùng Ninh
3–4 minutes
Mới đây, tại chương trình Vân Sơn cùng người nổi tiếng, danh hài Vân Sơn đã chia sẻ về việc mình cưu mang các nghệ sĩ.
Vân Sơn và Lương Tùng Quang
Anh
nói: "Trung tâm Vân Sơn của tôi từ đầu tiên chuyên về hài thôi. Nhưng
trong quá trình làm việc, xây dựng trung tâm, tôi gặp được nhiều ca sĩ
trẻ tài năng đang tìm kiếm cơ hội như Nguyễn Hồng Nhung, Lương Tùng
Quang, Hoàng Thục Linh…
Tôi cho tất cả nghệ sĩ tôi gặp được vào
trung tâm của mình để họ được cơ hội biểu diễn như Tâm Đoan, Trường Vũ,
Lương Tùng Quang…
Song song đó, tôi còn thấy nhiều ca sĩ lớn tuổi
nhưng không làm việc được với các trung tâm lớn khác thời đó nên tôi
cũng đứng ra giúp họ.
Thời đó, các trung tâm lớn khi ký hợp đồng
với ca sĩ ngoài việc ghi hình còn được hưởng lợi từ việc bán CD. Ví dụ,
anh Chế Linh thu cả trăm CD, cả ngàn bài hát cho các trung tâm.
Vì
thế, nếu tôi mời anh Chế Linh về thì không có lợi gì hết, chỉ lợi cho
các trung tâm kia vì họ mới bán CD. Tôi chỉ mời những ca sĩ không hợp
tác được với các trung tâm lớn.
Ngoài những ca sĩ trẻ, tôi còn cưu mang những ca sĩ lớn tuổi nhưng không được các trung tâm lớn mời hát.
Tôi
vốn không chuyên về nhạc, chỉ chuyên về hài. Nhưng tôi nghĩ, nếu mình
mở rộng sang âm nhạc thì có thể cưu mang được những ca sĩ trẻ đang cần
cơ hội hay ca sĩ lớn tuổi mà không được mời hát.
Hôm đó tôi đang
đứng ở quầy thì ca sĩ Nguyễn Thắng vào gặp được tôi, đưa tôi đĩa CD của
Nguyễn Thắng. Tôi mở lên nghe xong liền bảo: "Anh thấy em hát được đó
Thắng, em hát rất hay.
Nhưng anh nói thật, trung tâm anh không chuyên về nhạc. Em sang trung tâm Thúy Nga đối diện bên đường hoặc các trung tâm khác".
Nguyễn
Thắng bảo tôi, em nói thói thật với anh, em gửi CD cho họ lâu lắm rồi
nhưng họ không trả lời. Em tới đó cũng không ai đón tiếp em. Em gặp được
anh ở đây nên muốn được cộng tác với anh.
Đó là lí do vì sao Nguyễn Thắng chỉ đi hát cho trung tâm Vân Sơn".
Ca
sĩ Lương Tùng Quang lên tiếng: "Phải cảm ơn anh Vân Sơn rất nhiều. Nhờ
anh Vân Sơn cưu mang ca sĩ trẻ chúng tôi ngày đó mà chúng tôi được biểu
diễn khắp nơi, có cơ hội để khán giả biết đến".
***********
Sài Gòn thời say mê cải lương
Không
còn thời vàng son nhưng cải lương vẫn giữ mạch nguồn văn hóa, ghi dấu
qua các ngôi sao như Phùng Há, Thanh Nga, Minh Vương, Lệ Thủy...
Một
ngày tháng 3, trong căn nhà hai tầng ở trung tâm TP HCM, Nghệ sĩ Nhân
dân Minh Vương đón nhà báo đến phỏng vấn theo cung cách của kép hát lừng
danh một thời. Trong câu chuyện về cải lương, ánh mắt, cử chỉ của nghệ
sĩ gần 80 tuổi trở nên tinh anh. "Cái thật và đẹp của cải lương, tình
cảm của khán giả luôn khiến tôi xúc động, biết ơn những gì tổ nghề ban
tặng", ông nói.
Minh Vương có hơn 60 năm gắn bó TP HCM, khi ông
còn là cậu bé 12 tuổi quê Long An lên Sài Gòn, mê vọng cổ nên được một
thầy đàn dưới chân cầu chữ Y, quận 8, truyền nghề ca hát. Từ thành phố
này, nhiều thế hệ nghệ sĩ trước và cùng thời ông trải qua những thập
niên vàng, chứng kiến giai đoạn rực rỡ của nghệ thuật cổ truyền.
Sài Gòn - trung tâm sân khấu cải lương miền Nam
Nét
"thật và đẹp" nghệ sĩ Minh Vương nhắc đến chính là tuyên ngôn nghệ
thuật nổi tiếng một thời mà NSND Năm Châu (Nguyễn Thành Châu) dành tâm
huyết xây dựng bản sắc cho cải lương. Cải lương có tuổi đời non trẻ hơn
tuồng (hát bội), chèo, quan họ hay đờn ca tài tử, nhưng bộ môn này, như
Giáo sư Trần Văn Khê từng nói: "Động mà không tĩnh, phá chấp, không theo
một khuôn khổ nào, từ đó phát triển thêm ra".
Khoảng 120 năm
trước, hát bội là loại hình chủ yếu trong đời sống sân khấu người miền
Nam, với nhiều ban nhóm đình đám tụ hội ở Sài Gòn. Những vở tuồng thường
dựa theo điển tích, câu chuyện xưa cũ trong và ngoài nước. Sự du nhập
của văn hóa phương Tây vào đời sống từ tầng lớp trí thức đến bình dân
khiến sân khấu có nhu cầu phải thay đổi, là tiền đề cải lương tuồng cổ
ra đời: Một loại hình ca kịch kết hợp nhạc tài tử với lối diễn xuất cách
tân nghệ thuật hát bội.
Nghệ sĩ cải lương Phùng Há bên cạnh chiếc đài radio vào thập niên 1930. Nguồn: L’Asie Nouvelle, tháng 3/1933.
Sài
Gòn không phải là nơi sinh ra môn nghệ thuật này. Các tỉnh Nam kỳ xưa
như Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bạc Liêu là chiếc nôi của cải lương nhờ nền tảng
của đờn ca tài tử. Nhưng với vị thế là trung tâm kinh tế, xã hội và văn
hóa - nghệ thuật, cùng sự phát triển mạnh mẽ của báo chí chữ quốc ngữ,
Sài Gòn mau chóng trở thành "vùng đất của cải lương", sôi động cùng hàng
trăm đoàn hát. Rạp Cô Tám (ở đường rue des Marins, đường Trần Hưng Đạo
ngày nay) là nơi trình làng tuồng Vì nghĩa quên tình - được xem là một trong những vở cải lương đầu tiên ở miền Nam, năm 1917.
Những
năm 1920, nhiều gánh như Tái Đồng Ban, Tân Thịnh, Văn Hí Ban nở rộ,
hoặc những gánh hát ở các tình miền Tây cũng tập trung về, gây dựng
tiếng tăm rồi tỏa nhiều tỉnh thành, tiếp cận sâu rộng vào đời sống.
Do
những biểu hiện bên ngoài của loại hình ca nhạc kịch - thể thức biểu
diễn dựa trên âm nhạc cổ truyền, cải lương có thể được cho là gắn với
nội dung bi lụy và "sến". Nhưng ngay từ bối cảnh ra đời bộ môn này, cải
lương chính là "một sự cải tiến, cách tân và tiến bộ" (reformist), với
những tác phẩm phản ánh hiện thực, tâm tư tình cảm của nhiều người.
Văn hóa thưởng thức cải lương
Thập
niên 1960, Sài Gòn - Chợ Lớn có gần 40 rạp hát cải lương và liên tục
sáng đèn để phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả. Người xem đến rạp vào
những tối cuối tuần, quây kín các sân khấu lớn lẫn điểm diễn ở vùng
ven. Các suất diễn tại các rạp Hưng Đạo, Quốc Thanh, Nguyễn Văn Hảo, Hào
Huê, Lao Động luôn "cháy" vé. Nghệ sĩ Bảo Quốc nhớ lại cuộc sống của
mọi người lúc này còn khó khăn, thậm chí ăn cơm độn, nhưng vẫn ùn ùn đi
xem cải lương.
"Vé vừa bán một tiếng sau đã hết sạch. Nhiều người
sẵn sàng bỏ tiền ra mua vé chợ đen giá gấp ba, bốn lần. Có fan chấp nhận
ngồi ghế đẩu để được vào rạp xem vở diễn yêu thích, ngắm nhìn thần
tượng", Bảo Quốc cho biết.
Sau mỗi suất diễn, khán giả không chịu
về, chen chân khu vực cửa sau rạp hát để chờ được nhìn tận mặt nghệ sĩ
mình yêu thích. Họ mong được nắm tay, ôm hôn nghệ sĩ để thể hiện tình
cảm.
Với đoàn Thanh Minh - Thanh Nga của bà bầu Thơ, khán giả đi
xem đoàn hát ăn mặc rất lịch sự. "Đàn ông mặc vest lịch lãm, phụ nữ mặc
áo dài thướt tha nhìn rất đẹp mắt", nghệ sĩ Bảo Quốc nói.
Truyện
ngắn "Bàn thờ tổ của một cô đào" (nhà văn Nguyễn Quang Sáng). Tác phẩm
nằm trong tập truyện cùng tên, khai thác chủ đề tín ngưỡng sân khấu,
được Hội đồng chuyên môn của TP HCM bầu chọn vào danh sách tác phẩm văn
học tiêu biểu qua 50 năm. Video: YouTube Song Lang
Thời
hát cho đoàn Minh Tơ, nghệ sĩ Bạch Long vẫn còn nhớ có nhiều người mê
cải lương đến mức đặt chỗ ngồi nguyên tuần cho các suất hát. Khi nghệ sĩ
vừa đến, họ reo hò: Vũ Linh, Tài Linh, Minh Vương, Lệ Thủy vang cả một
góc phố.
Không ồn ào, náo nhiệt như bên ngoài rạp, khi màn nhung
sân khấu mở ra, mọi người chăm chú nghe các nghệ sĩ ca. Nhất là lúc diễn
viên trên sân khấu vô câu vọng cổ, lập tức, khán giả im phăng phắc để
thưởng thức từng lời, cách nhả chữ, luyến láy. Khi nghệ sĩ xuống câu
vọng cổ, khán phòng rào rào vỗ tay tán thưởng. Mỗi đoàn thường có cặp
đào, kép chánh, như đoàn Minh Tơ có Điền Thanh - Bạch Lê, Sài Gòn 2 là
Minh Vương - Lệ Thủy. Khán giả thích nghệ sĩ nào sẽ theo người đó trên
từng sân khấu và vào tận hậu trường chăm sóc, động viên.
Sinh
thời, nghệ sĩ cải lương Vũ Linh từng có những đêm diễn thu hút chục
nghìn khán giả, tiền thù lao đựng trong bao tải chưa hết. Vũ Linh hát ở
Đầm Môn (Khánh Hòa) đón 12.000 khán giả. Mọi người đốt đuốc, lội suối
đến điểm diễn để xem trực tiếp nghệ sĩ.
Nghệ sĩ Minh Vương trong vở "Sông dài" (2007). Ảnh: Thanh Hiệp
Nghệ
sĩ Lệ Thủy kể hồi xưa đi hát, khoảng 200 vé là diễn viên chê, bán cả
nghìn vé trở lên thì đêm hát mới diễn ra. Từ sáng sớm, các xe đi phát tờ
bướm đông vui, rôm rả. Băng rôn quảng cáo về các suất diễn treo rợp
khắp các tuyến đường.
"Không chỉ khán giả ở Sài Gòn, khán giả ở
miền Tây, miền Trung thời đó rất ái mộ nghệ sĩ cải lương. Đoàn diễn
xong, họ mời đến nhà chơi, đãi tiệc, tặng trái cây, thức ăn. Họ coi nghệ
sĩ như người trong gia đình", nghệ sĩ Bạch Long nhớ lại.
Những giai đoạn thăng hoa
Hơn
một thế kỷ, sự phát triển của cải lương gắn với các dấu mốc quan trọng ở
giai đoạn 1955-1975 hay 1980-1990. Trước biến động của xã hội, thời
cuộc và nhu cầu thưởng thức của khán giả, cải lương định hình là bộ môn
hoàn thiện, chuyên nghiệp trong các khía cạnh: Tác phẩm (kịch bản, bài
ca), nghệ sĩ, sân khấu.
Không chỉ ở Sài Gòn, cải lương còn lan tỏa
trên cả nước. Những năm 1940, công tử Trần Viết Long (Bầu Long) phải
lòng cô đào cải lương Kim Chung nên lập gánh Kim Chung tại Hà Nội. Danh
cầm đất Bắc Trần Văn Vân và vợ là danh hài Vân Quý cũng từng hát cho Kim
Chung ở Hà Nội. Đôi vợ chồng có con đều theo nghiệp cải lương, sau
1975, họ vào Nam đóng góp cho cải lương tại TP HCM những tên tiêu biểu
như: NSƯT Thanh Dậu (nguyên giám đốc Nhà hát Cải lương Trung Ương), NSND
Thanh Vy (Nàng Xê Đa lừng danh), nhạc Văn Hai, nhạc sĩ Văn Thắng. Sui
gia của đôi vợ chồng nhạc sĩ, danh hài này có cô Ái Liên, một nghệ sĩ
cải lương lừng danh trong Nam ngoài Bắc ở thập niên 1940-1950.
Tại
Sài Gòn, nhiều gia tộc cả đời với nghiệp diễn, như gia tộc Huỳnh Long,
Minh Tơ, Đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga, gánh hát Phước Cương.
Trong đó, đoàn Thanh Minh - Thanh Nga với 30 năm phát triển vang dội
(khoảng 1950-1980) góp cho nghệ thuật cải lương hàng loạt ngôi sao: Út
Trà Ôn, Hoàng Giang, Thanh Nga, Thành Được, Út Bạch Lan, Bảo Quốc, Thành
Được. Những vở tuồng của đoàn này, như Tiếng trống Mê Linh hay Sân khấu về khuya (Năm Châu) là minh chứng cho khái niệm "thánh đường nghệ thuật" trong lòng công chúng.
"Nữ hoàng cải lương Thanh Nga" - một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương miền Nam. Ảnh: Tư liệu
Thời
kỳ vàng son của cải lương còn kéo dài sang 50 năm sau ngày giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. NSND Thanh Tòng, con của ông bầu Minh Tơ
và chú ruột là nhạc sĩ Đức Phú có công lớn trong việc thay đổi mạnh mẽ
cải lương tuồng cổ, từ cải cách dàn nhạc dân tộc đến tạo những nội dung
thuần Việt cho sân khấu.
Trước năm 1975, miền Nam có khoảng 60
đoàn cải lương, sau năm này, riêng ở TP HCM có khoảng 22 đoàn, trong đó,
có hai đoàn quốc doanh được nhà nước bao cấp. Vốn quý của sân khấu là
thể loại cải lương tuồng cổ, hình thành thêm nhiều nghệ nhân, đạo diễn
tên tuổi như Bích Lâm, Bá Huỳnh, Huỳnh Nga, Minh Trị.
Từ loại hình
kịch hát dân tộc mang tính vùng miền, cải lương còn Bắc tiến, cũng như
chinh phục khán giả cả nước. Đạo diễn Đoàn Bá dựng vở Người trong cõi nhớ của Lưu Quang Vũ, tạo dấu ấn ở Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1985. Nhiều vở diễn hay, như Tiếng hò sông Hậu, quy tụ dàn diễn viên thanh sắc, kịch bản trau chuốt, sân khấu được đầu tư kỹ càng.
Cuối 1980 và đầu 1990, do quy luật tất yếu của sự chuyển mình trong đời sống kinh tế - xã hội, cải lương dần thoái trào.
Các loại hình nghệ thuật - giải trí nghe nhìn, phim ảnh, nhạc trẻ lên
ngôi. Nghệ thuật truyền thống đối diện thách thức về kịch bản khan hiếm,
sân khấu cũ kỹ, chưa có thế hệ lứa nghệ sĩ trẻ kế thừa.
Từ một
thời kỳ huy hoàng với hàng chục sân khấu liên tục sáng đèn, hiện tại
nhiều sân khấu cải lương xưa ở thành phố đóng cửa. Dẫu còn nhiều khó
khăn, sức sống của cải lương vẫn như mạch ngầm len lỏi trong đời sống
phố thị náo nhiệt. Các đơn vị nghệ thuật công lập và xã hội hóa bám trụ,
tổ chức nhiều buổi biểu diễn để đưa loại hình này đến lớp khán giả mới.
Các nhà hát vẫn nỗ lực sáng đèn, như nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang,
rạp Hồng Liên (quận ), Sân khấu Sen Việt (Hội Sân khấu TP HCM).
Từ
trái qua: Nghệ sĩ Xuân Trúc, Tú Sương và Lê Thanh Thảo - các nghệ sĩ
thế hệ tiếp nối của Đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ biểu diễn trích đoạn
cải lương "Câu thơ yên ngựa" (2024). Ảnh: Thúy Bình
Tiến
sĩ Trần Thị Minh Thu - trưởng ban Nghiên cứu Nghệ thuật, Viện Văn hóa,
Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam - cho biết trong một lần dẫn
sinh viên khoa Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội, đi xem vở Người đi tìm minh chủ
(2018) của Nhà hát Cải lương Việt Nam, một sinh viên bật khóc nói: "Cô
ơi, em từng nghĩ cải lương chỉ có ủy mị, sướt mướt, tình yêu nhạt nhẽo.
Nhưng sau khi xem vở diễn, em thấy mình đã hiểu sai. Em không nghĩ cải
lương lại hay đến thế".
Nhờ sự năng động, dung nạp và tiếp biến
văn hóa để chọn lọc nét hay của nhiều loại hình biểu diễn, cải lương một
thời không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là dòng chủ lưu của
nghệ thuật sân khấu. Kho tàng hàng trăm bản vọng cổ, cải lương còn được
lưu giữ đến hôm nay chứa đựng ngôn ngữ giàu và đẹp, văn hóa dân gian,
nếp sống, lối ứng xử, phong tục và phẩm chất của người Việt.
Nghệ
sĩ Minh Vương khép lại buổi trò chuyện với nụ cười ấm áp khi nhắc về bạn
diễn vàng - nghệ sĩ Lệ Thủy. Ông cho biết vừa được lưu diễn ở Hà Nội và
chờ Lệ Thủy từ Australia về để tiếp tục "chạy show". Với "Ông hoàng của
sân khấu cải lương", được hát đến cuối cuộc đời và còn khán giả nghe
hát là hạnh phúc.
Hà Linh Dung
************
'Ngọc nữ' màn ảnh Nhật bị bắt
Minh tinh Nhật Bản Ryoko Hirosue bị cảnh sát bắt do đạp, cào một y tá trong bệnh viện.
Theo các kênh ANNnewsCH, TBS News,
tối 7/4, Ryoko Hirosue lái xe trên đường cao tốc, xảy ra tai nạn với
một chiếc xe đầu kéo. Cô và người đàn ông trên xe được đưa vào bệnh viện
ở tỉnh Shizuoka để thăm khám, cả hai đều không gặp nguy hiểm, tài xế
cũng không bị thương. Tuy nhiên, ở bệnh viện, Ryoko Hirosue đạp và cào
cấu y tá, khiến người này bị thương nhẹ.
Diễn viên Ryoko Hirosue. Ảnh: Yahoo
Lúc
đó, cảnh sát ở bệnh viện để điều tra vụ tai nạn giao thông, Ryoko
Hirosue bị bắt do hành vi tấn công người khác, cơ quan chức năng hiện
điều tra động cơ sự việc. Scandal của Ryoko Hirosue gây xôn xao dư luận,
dẫn đầu top chủ đề được quan tâm trên mạng xã hội X tại Nhật, Weibo tại Trung Quốc.
Sáng
8/4, đại diện công ty quản lý Ryoko Hirosue cho biết diễn viên sợ hãi,
khủng hoảng tinh thần khi được kiểm tra sức khỏe, dẫn đến hành vi làm
tổn thương nhân viên y tế. Minh tinh ngừng mọi công việc để phản tỉnh.
Lần xuất hiện công khai gần nhất của Ryoko Hirosue là tại chương trình âm nhạc ở Cao Hùng, Đài Loan, cuối tháng 2. Theo trang GQ Taiwan, tên tuổi minh tinh thu hút đông đảo khán giả địa phương.
Ryoko
Hirosue, 45 tuổi, hoạt động ở làng giải trí 30 năm, có lượng fan đông ở
châu Á nhờ thành tựu ở cả mảng âm nhạc lẫn phim ảnh. Giai đoạn mới vào
nghề, cô được gọi là "ngọc nữ". Năm 2003, người đẹp gây sốt khi phát
hành cuốn sách ảnh đầu tiên, bán được gần 470.000 bản. Cô từng được khán
giả mệnh danh "Thiếu nữ xinh đẹp cuối cùng của thế kỷ 20".
Diễn viên tham gia nhiều phim nổi tiếng, trong đó có Departures (2008) - thắng giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Người đẹp còn từng đóng Shōta no Sushi, The Beach Boys, Seija no koushin, The Secret.
MV "Jeans" của Ryoko Hirosue. Video: Warn Music
Năm 2023, sự nghiệp của Ryoko Hirosue gặp biến cố khi cô vướng scandal ngoại tình
với đầu bếp Toba. Sau đó, diễn viên ly hôn chồng - nhà điêu khắc Jun
Izutsu, Ryoko Hirosue giữ vai trò người giám hộ của hai con với chồng
cũ. Vì bê bối, Ryoko Hirosue phải ngừng hoạt động giải trí, đền bù các
hợp đồng quảng cáo, đóng phim.
Như Anh (theo TBS News, Yahoo)
***********
Hiệu trưởng buộc học sinh ăn món chay để biển thủ tiền
Trung QuốcHiệu
trưởng Triệu Mạnh Tỏa bị cáo buộc biển thủ 4,2 triệu tệ (15 tỷ đồng)
tiền ăn trưa của học sinh, giảm thịt để thay bằng món chay hoặc thực
phẩm không rõ nguồn gốc.
Theo People's Daily ngày 7/4, ông
Triệu nằm trong số gần 2.000 người bị xử phạt, truy cứu hình sự trong
chiến dịch trấn áp nạn tham nhũng bữa ăn trong trường học ở tỉnh Sơn
Tây.
Chiến dịch đặc biệt này được Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật và Giám
sát tỉnh này phát động tháng 4 năm ngoái, nhằm chấn chỉnh những vấn đề
nổi cộm về an toàn thực phẩm và quản lý quỹ dinh dưỡng tại các trường
tiểu học và trung học.
Nhà chức trách đã phát hiện và cáo buộc
thầy Triệu Mạnh Tỏa, cựu hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Huyện Phần
Tây, Thành phố Lâm Phần, đã biển thủ hơn 4,2 triệu nhân dân tệ (15 tỷ
đồng) trong quỹ dinh dưỡng học đường của học sinh. Các nhà điều tra đã
phát hiện ra manh mối từ dữ liệu camera an ninh tại căng tin.
Cựu hiệu trưởng Triệu Mạnh Tỏa đang bị điều tra tội tham ô. Ảnh: HK01
Các
điều tra viên từ Ủy ban giám sát và kiểm tra kỷ luật chỉ ra trọng lượng
thực phẩm được lưu trữ tại trường không khớp nghiêm trọng với biên lai.
Qua các chuyến đi thực tế, nhà chức trách phát hiện người cung cấp thực
phẩm thực sự cho căng tin là Lượng, em trai của hiệu trưởng Triệu Mạnh
Tỏa. Người quản lý căng tin cũng là bạn của thầy Triệu.
Kết quả
điều tra cho thấy, năm 2021, sau khi được điều động về làm hiệu trưởng
Trường Trung học cơ sở số 2 Phần Tây, thầy Triệu phát hiện có sự chênh
lệch giữa chi phí ăn uống mà nhà trường báo cáo với các phòng ban liên
quan và chi phí thực tế. Vì vậy, ông bắt đầu lợi dụng kẽ hở trong hệ
thống để trục lợi cá nhân.
Theo thống kê, từ tháng 9/2021 đến
tháng 5/2024, tổng số tiền mà ông thực tế phải dùng để mua thực phẩm là
hơn 10,72 triệu nhân dân tệ. Thầy Triệu và những người khác đã giữ lại,
biển thủ và chiếm đoạt hơn 4,2 triệu nhân dân tệ chi phí thực phẩm,
chiếm tới 40% tổng chi phí thực phẩm.
Cuộc điều tra chỉ ra còn có
những tình huống như nguyên liệu kém chất lượng được dùng thay nguyên
liệu tốt, các món thịt được thay bằng món chay hoặc thịt không rõ nguồn
gốc. "Thực tế chỉ có chưa đến 60% lượng thực phẩm đến được miệng học
sinh", kết quả điều tra cáo buộc
Tháng 8/2024, hiệu trưởng này đã bị khai trừ Đảng và cách chức. Vụ án đang được điều tra.
Sau
khi hiệu trưởng bị bắt, trường bắt đầu đẩy mạnh phương thức "thanh toán
bằng nhận diện khuôn mặt" và lập bảng thông báo công khai về thu chi
tiền ăn trong trường, đấu thầu với công ty lương thực nhà nước, tuyển
dụng một số phụ huynh làm nhân viên tham gia chế biến suất ăn để tăng
tính giám sát.
Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước xác định năm
2012-2023 có 66 trong 159 quận, huyện thuộc diện kiểm tra bị phát hiện
biển thủ 1,951 tỷ nhân dân tệ (7.000 tỷ) tiền trợ cấp bữa ăn dinh dưỡng
cho học sinh. Đó là lý do trong năm 2024, các cuộc tổng kiểm tra trên
các trường học toàn quốc được đồng loạt tiến hành.
Điều 383 Bộ
luật Hình sự nước này quy định người tham ô từ 100.000 nhân dân tệ (356
triệu đồng) trở lên thì bị phạt tù có thời hạn từ 10 năm trở lên hoặc tù
chung thân, có thể bị phạt tịch thu tài sản; nếu tình tiết đặc biệt
nghiêm trọng thì bị phạt tử hình, có thể bị phạt tịch thu tài sản.
Hải Thư (Theo People's Daily, HK01)
***********
Bị truy tố quấy rối tình dục khi ôm an ủi người lạ khóc
VnExpress
~2 minutes
Vụ
việc xảy ra vào khoảng trưa ngày 23/10/2024. Nạn nhân nữ ngoài 20 tuổi,
vừa rời khỏi phòng khám thú y và đến cửa hàng tiện lợi trên phố Long
Giang, quận Trung Sơn để rút tiền tại máy ATM.
Sau khi rút tiền
viện phí cho chú mèo yêu quý của mình, cô đứng bên ngoài cửa hàng và nói
chuyện điện thoại với gia đình. Vì nhắc đến con mèo bị bệnh nặng, cô
liên tục khóc khi đứng bên lề đường, thu hút sự chú ý của nhiều người
qua lại.
Lúc này, người đàn ông Lý, khoảng 40 tuổi, tiến lại
gần. Đầu tiên, anh đưa khăn giấy và tò mò hỏi "Có chuyện gì vậy?" song
cô gái không trả lời. Thấy vậy, Lý tiến lại ôm cô gái, để đầu áp vào
ngực mình và xoa nhẹ đầu. Cô gái khi này vẫn nghe điện thoại, nhanh
chóng đẩy Lý ra và bỏ đi. Lý vẫn tiếp tục đi theo cho đến khi cô hét
lên: "Đừng đi theo tôi nữa".
Sau khi nạn nhân tố cáo, cảnh sát đã
lần ra được Lý. Anh ta phủ nhận mọi ý định phạm pháp và cho rằng chỉ
muốn an ủi nạn nhân đang khóc trên phố. Tuy nhiên, nạn nhân cảm thấy bị
sỉ nhục nên nhất quyết nộp đơn tố cáo, không muốn hòa giải.
Sau
khi xem xét video giám sát và các bằng chứng khác, công tố viên cáo buộc
Lý vi phạm Điều 25 của Đạo luật Phòng chống Quấy rối tình dục khi ôm ai
đó trái với ý muốn của họ.
Theo luật, Lý có thể bị phạt tù tối đa hai năm, giam giữ hoặc phạt tiền không quá 100.000 Đài tệ (80 triệu đồng).
Hải Thư (Theo ETToday)
************
Vợ cũ ra sân bay về Việt Nam, Bằng Kiều gửi ngay 1000 USD để làm một việc
Tùng Ninh
3–4 minutes
Mới
đây, vợ cũ Bằng Kiều là ca sĩ Trizzie Phương Trinh đã chia sẻ trên
trang Facebook cá nhân về việc được anh chuyển khoản thằng 1000 USD ngay
khi chuẩn bị ra sân bay về Việt Nam.
Trizzie Phương Trinh
Cô
viết: "Đến hẹn lại về. Mình đang ngồi trên máy bay, trên đường bay về
Việt Nam. Trước khi ra sân bay, nhận được tin nhắn từ ông bạn Bằng Kiều.
"Cho anh gửi 1000 USD làm quà cho tụi nhỏ nhé".
"Tụi nhỏ" ở đây
không phải là 3 đứa con trai của mình mà là những em bé khuyết tật,
những trẻ mồ côi ở các mái ấm mà mình sẽ ghé thăm ở Đồng Nai trong hai
ngày tới.
Lúc còn là vợ chồng, tụi mình có thể không hợp nhau
trong nhiều chuyện nhưng riêng việc làm từ thiện thì luôn đồng lòng. Cảm
ơn ông bạn đã luôn đồng hành.
Gần như cùng lúc, mình cũng nhận
được tin nhắn từ cô em người mẫu, Bảo Hân. Em nói muốn góp chút tấm lòng
và đã chuyển cho mình 100 USD qua Zelle. Chị cảm ơn em nhiều nha, Hân.
Nếu
có thể giúp ai đó có được một tương lai, đó là điều vô cùng quý giá.
Nhưng nếu chưa làm được điều đó thì ít nhất hãy giúp họ có một hiện tại
bớt khó khăn hơn. Khi giúp người, ta không cần đợi đến lúc dư dả vì
chẳng ai dám chắc tương lai mình sẽ có tiền.
Bây giờ mình sẽ tranh
thủ ngủ một giấc thật ngon trên máy bay vì những ngày tới biết chắc là
sẽ bận xấp mặt cho mà xem. Không biết có ai đang chờ mình ở Sài Gòn
không ta?".
Được biết, dù đã ly hôn nhiều năm, Bằng Kiều cũng có
gia đình riêng nhưng đến hiện tại Trizzie Phương Trinh và Bằng Kiều vẫn
giữ mối quan hệ tốt đẹp. Lần nào về Việt Nam, Trizzie Phương Trinh cũng
qua nhà Bằng Kiều chơi, thăm hỏi. Có lần, Trizzie Phương Trinh còn tổ
chức sinh nhật cho con trai ở nhà Bằng Kiều và vợ mới.
Thậm chí,
Trizzie Phương Trinh còn thân thiết với cả vợ mới của Bằng Kiều, tới mức
trong một lần tiễn cô ra sân bay về lại Mỹ, vợ Bằng Kiều còn bật khóc.
Trizzie Phương Trinh sang đến Mỹ, vợ mới Bằng Kiều còn mua hộ đồ đạc gửi
sang.
Không chỉ vậy, Trizzie Phương Trinh còn thân thiết với mẹ
Bằng Kiều ở Mỹ, được bà coi như con gái. Cô thường dẫn các con tới thăm
mẹ chồng cũ. Và hầu như năm nào Trizzie Phương Trinh cũng về nước một
lần để làm từ thiện.
***********
Cầm súng xông vào phòng trọ khống chế bạn gái và 'tình địch'
~2 minutes
Bình DươngMâu
thuẫn tình cảm với bạn gái, Lê Thành Vinh, 29 tuổi, cầm hai khẩu súng
xông vào phòng trọ khống chế cô và "tình địch" rồi cố thủ bên trong.
Sáng
8/4, Vinh bất ngờ xông vào phòng trọ của cô gái 26 tuổi tại phường Hưng
Định, TP Thuận An. Anh ta khống chế cô gái và người đàn ông đang có mặt
tại đây, đe dọa nổ súng. Một lúc sau người đàn ông chạy thoát, trong
phòng còn Vinh và cô gái.
Hai khẩu súng của Lê Thành Vinh tại hiện trường. Ảnh: Yên Khánh
Hàng
trăm cảnh sát có mặt ngay sau đó, phong tỏa hiện trường, tìm cách giải
cứu nạn nhân. Sau thời gian được vận động, Vinh đồng ý thả cô gái ra
nhưng vẫn cố thủ bên trong.
Công an tiếp tục thuyết phục thêm 2
giờ nhưng Vinh không buông súng, không ra làm việc, đe dọa sẽ bắn. Các
trinh sát sau đó quăng lựu đạn hơi cay vào trong phòng, đồng thời ập vào
khống chế anh ta. Vinh cố chống trả nhưng không thoát.
Nghi can tại cơ quan cảnh sát điều tra. Ảnh: Yên Khánh
Người dân sống gần đó cho biết Vinh và cô gái 26 tuổi có quan hệ tình cảm với nhau.
Bước
đầu, nhà chức trách xác định nguyên nhân Vinh thực hiện hành vi là mâu
thuẫn tình cảm với bạn gái. Hai nạn nhân bị thương nhẹ.
tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .
Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?