Nghệ AnĐinh Hữu Tình bị phạt 7 năm tù do cầm dao đuổi chém người em dâu từ chối dọn bữa trưa cho anh ta.
Bản án phúc thẩm ngày 16/6 của TAND Cấp cao tuyên Tình phạm tội Giết người, giảm một năm tù theo bản án sơ thẩm do tác động gia đình bồi thường tiền thuốc, viện phí cho em dâu.
Tình
bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Người giám hộ của
bị cáo cho rằng TAND tỉnh Nghệ An tuyên 8 năm tù là quá nặng nên kháng
cáo.
Theo cáo trạng, trưa 21/6/2022, tại nhà riêng của anh trai ở
xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương, thấy em dâu vừa nấu cơm xong, Tình hai
lần yêu cầu dọn ra để ăn. Do đang bận dỗ con nhỏ chưa kịp làm, em dâu
đáp "chú tự bới mà ăn", "muốn ăn thì lấy vợ về dọn".
Nhà chức
trách cáo buộc, Tình bực tức chửi mắng, dọa đánh em. Vài phút sau, thấy
chị này bồng con ra sân, Tình cầm dao chém liên tiếp vào vùng đầu và
tay.
Anh ta chỉ dừng lại khi mọi người đến can ngăn. Nạn nhân bị tổn hại sức khỏe 26%.
**********
Vợ nghi phạm vụ tấn công ở Đăk Lăk: 'Chồng nói không tham gia sẽ bị bắn'
H
Nguil Ayui thấy chồng run rẩy trở về trong đêm, kể bị lôi kéo tham gia
tấn công trụ sở UBND xã nếu không "cả nhà sẽ bị bắn", chị khuyên ra đầu
thú.
Chiều 15/6, Ayui, 32 tuổi, ngồi lặng trước hiên nhà nằm sâu
trong rẫy cà phê xã Cư Pơng, huyện Krông Buk, cách hiện trường vụ tấn
công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin) khoảng 50 km.
Nhắc đến chồng - nghi phạm Y Pheo Niê (31 tuổi, đã ra đầu thú), nước mắt
chị lăn dài.
Vợ
chồng Ayui kết hôn năm 2009. Được cha mẹ cho mấy sào rẫy cà phê, họ
chăm chỉ lao động nuôi hai con (10 và 12 tuổi) ăn học. Khi mùa vụ kết
thúc, cả hai phải đi làm cỏ thuê, bốc vác hoặc phụ hồ kiếm khoảng
120.000 đồng mỗi ngày, trang trải cuộc sống. Kinh tế gia đình trong diện
khó khăn, được chính quyền hỗ trợ xây cho căn nhà cấp 4.
Hai tuần
trước, Ayui bệnh nên ở nhà trông con, chỉ Niê đi làm. Thời gian này chị
thỉnh thoảng thấy chồng tụ tập cùng một nhóm người nhưng không biết họ
nói chuyện gì. Trước lúc xảy ra vụ tấn công hai trụ sở ủy ban xã, Niê bỏ nhà đi nhiều ngày không về.
"Tôi muốn hỏi thăm nhưng không biết phải làm sao, vì hai vợ chồng chỉ có một điện thoại và anh ấy đã mang theo", Ayui nói.
Ngày
11/6, Ayiu gặp một số đồng bào người Ê đê trong khu vực, hay tin nhiều
người bị giết khi hai trụ sở xã bị tấn công. Mọi người truyền tay nhau
xem video trên mạng, chị nhận ra Niê có mặt cùng nhóm đàn ông cầm súng,
hung khí. "Tôi sợ quá, báo chính quyền xã và tìm mọi cách liên lạc Niê
nhưng không được. Cả gia đình đứng ngồi không yên", chị kể.
Tối
12/6, Niê bất ngờ về nhà, run rẩy, co ro trong góc nhà. "Anh ấy nói đã
biết cái sai của mình. Sau vụ việc bị truy bắt nên trốn vào rẫy của
người dân, đói thì đào củ rừng ăn, chui vào thùng rác ngủ", Ayui cho
biết, thêm rằng suốt đêm đó chồng nói nhiều về việc bị lôi kéo theo nhóm
nghi phạm, nếu không tham gia "sẽ bị bắn cả nhà".
Ayiu động viên,
khuyên chồng ra đầu thú, chuộc lại lỗi lầm. Đến sáng, cả hai liên hệ
công an xã, ra trình diện. "Anh ấy nắm tay tôi, bảo mong nhận được sự
khoan hồng, sớm về với vợ con".
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, tại xã Cư Pơng, huyện Krông Buk, có đến 28 người tham gia vụ án tấn công. 4 người ra đầu thú, còn lại đã bị bắt.
Cách
nhà H Nguil Ayui không xa, gia đình chị H Bruinh Kbuôr (26 tuổi) có 3
người tham gia vụ án là: Y Khuik Agun (27 tuổi, chồng Kbuôr) và hai anh
rể. Sự việc được gia đình phát hiện khi xem video nhóm người trang bị
súng, dao, mặc đồ rằn ri... "Cả nhà nhận ra chồng tôi và một người anh.
Họ đã bỏ đi trước đó nhiều ngày, không liên lạc được. Thấy những người
này cầm súng chúng tôi rất sợ", Kbuôr kể.
Trước đó, Kbuôr thấy
chồng và hai anh rể hòa thuận, trò chuyện vui vẻ như thường ngày, không
có dấu hiệu nghi vấn. "Trưa hôm thứ bảy - trước một ngày xảy ra vụ việc,
anh ấy bảo đi cạo mủ cho người ta rồi đi luôn đến giờ", Kbuôr nhớ lại.
Nghi
ngờ chồng mình phạm tội như những thanh niên trong buôn làng đã bị bắt,
chị báo công an xã để xác minh. Sau đó, một người anh rể đã ra đầu thú,
nhưng chị đợi mãi không thấy tin tức của chồng. Đến chiều 14/6, chị
nhận được điện thoại số máy lạ, giọng Agun nói "đi đón anh về đầu thú".
"Tôi
chẳng biết làm gì, chỉ động viên chồng rồi nhờ công an xã đưa anh ấy
về. Đến giờ tôi cũng chưa gặp được anh, không biết những ngày qua anh
sống ra sao", Kbuôr ôm hai con, khóc.
Trả lời VnExpress,
ông Y Nhất Kpă, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pơng, cho biết lực lượng chức năng
đã thành lập các tổ công tác, đến từng nhà người tham gia vụ tấn công để
tuyên truyền, vận động ra đầu thú. Những trường hợp gia đình có liên hệ
được người thân, họ thuyết phục chồng, con mình ra trình diện.
"Đa
số họ đều hiền lành, thường tham gia hoạt động thể thao ở địa phương.
Chúng tôi rất bất ngờ khi họ tham gia những hành vi man rợ như vậy", ông
Y Nhất Kpă nói.
Vụ
tấn công xảy ra rạng sáng 11/6 khi hai nhóm với hàng chục người xông
vào trụ sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu (cách nhau gần 4 km). Đám đông đập
vỡ cửa kính, dùng súng và vũ khí thô sơ tấn công khiến 4 công an xã, 2
cán bộ xã, 3 người dân tử vong; 2 công an bị thương. Trong đó, Bí thư xã
Ea Ktur, Chủ tịch xã Ea Tiêu khi nhận được tin báo đã ngay lập tức đến
hiện trường và bị sát hại dọc đường đi vào trụ sở.
Trước đó, chúng
đột nhập Lữ đoàn đặc công 198 đóng tại xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, để
cướp vũ khí. Nhưng thấy có người mở cửa, bật điện sáng nên nhóm này sợ
bại lộ, rút lui.
Bộ Công an nhận định đây là hành vi "rất manh
động, liều lĩnh, mất nhân tính". Các nghi phạm khai "nhận được chỉ đạo
nếu gặp cán bộ và công an xã thì giết chết, cướp tài sản, súng đạn".
Trong ba con tin, một người tự giải thoát, hai người được giải thoát sau
đó.
Y Thô Ayun, 35 tuổi, được xem là một trong những nghi phạm
cầm đầu, khai đã tuyên truyền, kích động một số người dân các buôn làng ở
tỉnh Đăk Lăk tham gia gây mất an ninh trật tự, dùng súng tấn công hai
trụ sở ủy ban. Hắn ta nói chỉ lôi kéo "những ai thấy tin tưởng", còn lại
đa số người dân khác, không dám dụ dỗ, kích động.
Hiện, cảnh sát
đã hơn 50 nghi phạm, trong đó có hầu hết người cầm đầu, thu nhiều vũ khí
quân dụng. Phần lớn các nghi phạm còn rất trẻ, đa số là người đồng bào
dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk. Họ khai bị lôi kéo, xúi giục, kích động với
"suy nghĩ ảo tưởng sẽ được đưa ra nước ngoài".
************
Phát hiện 7 nam thanh, nữ tú mở tiệc ma túy tại chung cư và phòng trọ
Tại
chung cư và phòng trọ, cơ quan công an đã thu giữ nhiều tang vật liên
quan đến việc tổ chức sử dụng ma túy. Qua xét nghiệm nhanh cả 7/7 đối
tượng đều dương tính với các chất ma túy.
Ngày 16/6, tin từ Công
an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh
vừa phối hợp với Công an TP. Thanh Hóa liên tiếp phát hiện, bắt quả tang
7 đối tượng đang tổ chức sử dụng ma túy tại chung cư và phòng trọ.
Cụ
thể, khoảng 8h, ngày 13/6, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh
Thanh Hóa đã phối hợp với Công TP. Thanh Hóa bắt quả tang 4 đối tượng:
Lê Kim Lâm (SN 2001 ở xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa) ; Đinh Thị Giang
(SN 1991 ở TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang) ; Trần Thị Nhàn (SN 1985 ở
phường Ba Đình, TP. Thanh Hóa) và Bùi Thị Linh (SN 1998, ở huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An) đang tổ chức sử dụng ma túy tại khu nhà trọ thuộc
phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa. Tại chỗ, lực lượng công an đã thu giữ
nhiều tang vật liên quan đến việc tổ chức sử dụng ma túy. Qua xét nghiệm
nhanh cả 4/4 đối tượng đều dương tính với các chất ma túy.
Tiếp
đó, khoảng 12h cùng ngày tại chung cư Hợp Lực thuộc địa bàn phường Lam
Sơn, TP. Thanh Hóa, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với
Công TP. Thanh Hóa phát hiện, bắt quả tang 3 đối tượng: Lê Thế Đức (SN
1999 ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) ; Vũ Thị Vân Anh (SN
1998) và Lê Thị Hiền (SN 1997 ở huyện Thọ Xuân) đang tổ chức sử dụng ma
túy. Xét nghiệm nhanh có 3/3 đối tượng dương tính với các chất ma túy.
Hiện cơ quan công an đang tạm giữ hình sự đối với 7 đối tượng để tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Khánh Ngân
************
Bắt gã trai sát hại bà chủ quán nước ven quốc lộ rồi cướp tài sản
Tại cơ quan công an, bước đầu đối tượng khai nhận đã dùng tay bóp cổ, sát hại chị N. sau đó cướp đi nhiều tài sản có giá trị.
Ngày
16/6, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Hưng Yên đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Lệnh giữ người trong
trường khẩn cấp đối với Nông Văn Nhàn (SN 1990, nơi ở Bản Diệt, xã Tân
Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) để làm rõ hành vi giết người.
Theo
Công an tỉnh Hưng Yên, khoảng 5h30 ngày 11/6, gia đình phát hiện chị
N.T.N. (SN 1980, ở thôn Hồng Thái, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên) tử vong tại quán bán nước ven Quốc lộ 5 chiều Hải Phòng - Hà Nội
thuộc thôn Hồng Thái. Theo thông tin gia đình cung cấp, chị N. bị mất 1
điện thoại iPhone và 1 đôi hoa tai bằng vàng tây.
Qua khám nghiệm
tử thi, ban đầu cơ quan công an xác định trên vùng cổ và vùng mặt nạn
nhân có nhiều vết xây xát, bầm tụ máu ở vùng cổ, vùng mặt và tay chân.
Qua
công tác rà soát, sàng lọc các thông tin, tài liệu thu thập được, cơ
quan điều tra đã xác định đối tượng nghi vấn là Nông Văn Nhàn. Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên đã bắt được Nhàn vào lúc 19h
ngày 15/6 khi đối tượng đang bỏ trốn tại khu vực huyện Thường Tín, TP Hà
Nội.
Tại cơ quan công an, bước đầu Nhàn khai nhận đã dùng tay bóp
cổ, sát hại chị N. Sau đó, Nhàn lấy đi số tài sản gồm 1 điện thoại
iPhone, 1 đôi hoa tai bằng vàng tây và 2,04 triệu đồng, sau đó bỏ trốn
đến khi bị bắt.
Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
Khánh Ngân
************
Đâm chết con nợ rồi cầm dao cố thủ trong nhà
Thanh Tùng
1–2 minutes
Ngày 16/6, tin từ UBND huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn huyện vừa xảy ra một vụ án mạng khiến 2 người thương vong.
Nạn
nhân tử vong là chị L.T.H. (SN 1987), cháu bé bị thương là L.T.H. (SN
2007) cùng trú khu phố Thống Nhất, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.
Theo thông tin ban đầu, do làm ăn, từ tháng
12/2022 đến nay, chị H. nợ Lê Hữu Thuận khoảng 650 triệu đồng. Thuận đã
đòi tiền nhiều lần nhưng chị H. không trả.
Khoảng
11h ngày 16/6, Thuận gọi điện thoại cho chị H. đến nhà. Sau khi nghe
điện thoại, chị H. và cháu H. đi mô tô đến nhà Thuận. Tại đây hai bên
xảy ra mâu thuẫn, Thuận dùng dao bầu đâm chị H. tử vong tại chỗ. Đồng
thời gây thương tích cho cháu H.
Sau khi gây án, Thuận cầm dao vào
nhà, khóa cửa và có ý định tự sát. Tuy nhiên, lực lượng Công an huyện
Đông Sơn và Công an xã Đông Khê đã thuyết phục và đưa đối tượng về Công
an huyện để làm việc.
Vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
************
Đường dây 'gái gọi' liên tỉnh: gửi ảnh gái bán dâm qua mạng cho khách chọn trước
Theo
công an, Trần Ngọc Diệp đã tạo tài khoản mạng xã hội để gửi nhiều hình
ảnh 'gái gọi' bán dâm liên tỉnh cho nhiều người mua dâm lựa chọn, thỏa
thuận giá.
Chiều
16-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết đơn vị
này đang tạm giữ hình sự Trần Ngọc Diệp (21 tuổi, ngụ TP Long Xuyên,
tỉnh An Giang) về hành vi "môi giới mại dâm". Diệp là người đã sử dụng
nickname "Boss Long Xuyên" để điều hành đường dây "gái gọi" liên tỉnh.
Trước
đó, sau thời gian theo dõi, khoảng 21h ngày 15-6, Phòng cảnh sát hình
sự Công an tỉnh An Giang phối hợp cùng các đơn vị chức năng đồng loạt
kiểm tra hai nhà nghỉ "Hà Nội" và "Nhất Phương 1" trên địa bàn phường Mỹ
Hòa, TP Long Xuyên và bắt quả tang ba cặp nam nữ đang thực hiện hành vi
mua bán dâm.
Qua khai thác nhanh, lực lượng chức năng xác định
Trần Ngọc Diệp là người môi giới cho ba cặp nam nữ trên mua bán dâm nên
bắt giữ Diệp đưa về trụ sở làm việc.
Tại cơ quan điều tra, bước
đầu Diệp khai nhận đã gửi hình ảnh nhiều gái bán dâm ở nhiều tỉnh thành
qua mạng xã hội cho nhiều người mua dâm lựa chọn và thỏa thuận giá.
Người mua dâm thuê nhà trọ và nhắn tin số phòng, để Diệp điều gái bán
dâm đến.
Khi Diệp điều ba gái bán dâm đến hai nhà trọ trên để mua bán dâm thì bị công an bắt quả tang.
************
Xử phạt người bịa đặt tin "Bộ Công an điều Su30 đến Đắk Lắk"
Đặng Dương
~2 minutes
Ngày
16/6, Công an huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) quyết định xử phạt 5 triệu đồng
đối với ông N.C.C. (30 tuổi, ngụ xã Ea Hiao) về hành vi Lợi dụng mạng xã
hội cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
Ông
C. được cơ quan chức năng xác nhận đã sử dụng tài khoản tiktok cá nhân
đăng tải nhiều video không đúng sự thật về vụ tấn công vào 2 trụ sở xã
Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) với các tiêu đề: "Cận cảnh Bộ Công an đã điều chiến đấu cơ Su30 đến Đắk Lắk để tiêu diệt bọn khủng bố", "Danh sách danh tính các đối tượng".
Những
dòng tin bịa đặt này đã làm nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng.
Qua kiểm chứng, những hình ảnh, video trên là hình ảnh của buổi diễn tập
diễn ra từ tháng 4.
Tại cơ quan công an, ông C. thừa nhận do sự
thiếu hiểu biết, muốn tăng tương tác trên trang cá nhân nên lấy video
máy bay quân sự và các hình ảnh không rõ nguồn gốc trên mạng, viết các
nội dung sai sự thật rồi đăng tải.
Cơ quan công an đề nghị người
dân cẩn trọng đối với các nguồn thông tin trên mạng xã hội; chỉ tiếp
nhận những thông tin chính thống; tuyệt đối không đăng tải, chia sẻ,
bình luận những thông tin bịa đặt, không chính xác, làm nhiễu loạn thông
tin, gây hoảng loạn, thù địch, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.
*************
Gây rối trật tự công cộng, Trang Nemo nhận 9 tháng tù
3–4 minutes
Chiều
16-6, Tòa án nhân dân quận 1, TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân
Hương Trang (31 tuổi, còn gọi Trang Nemo) 9 tháng tù về tội gây rối trật
tự công cộng.
Tòa
cũng tuyên phạt các bị cáo Phạm Quyền Quy (24 tuổi, quê Cà Mau), Nguyễn
Ngọc Khương (24 tuổi, quê TP.HCM) 9 tháng tù. Riêng bị cáo Phan Hoàng
Nam (25 tuổi, quê Đồng Tháp) bị tuyên phạt 12 tháng tù cùng về tội danh
trên.
Theo hội đồng xét xử, tại tòa các bị cáo thừa nhận toàn bộ
hành vi phạm tội. Lời khai của Trang và đồng phạm phù hợp với hồ sơ vụ
án và những chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, cáo
trạng truy tố Trang và đồng phạm là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Đối với những cá nhân gây thương tích cho chị Phạm Lệ Khanh, tòa từng trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng Viện Kiểm sát nhân dân quận 1 bảo lưu quan điểm, nên hội đồng xét xử không xem xét.
Theo
hội đồng xét xử, trong vụ án này các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn
hối cải. Bị cáo Trang, Khương và Quy có nhân thân tốt. Riêng bị cáo Nam
có nhân thân xấu, chưa được xóa án tích nên lần phạm tội này được xác
định là tái phạm nguy hiểm.
Theo cáo trạng, do mâu thuẫn với Trần Nguyễn Trà My trong việc bán hàng online nên Nguyễn Xuân Hương Trang (Trang Nemo) hẹn gặp My tại cửa hàng của mình ở phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM.
Khoảng
14h45 ngày 16-1, My cùng Phạm Lệ Khanh, Trần Thị Hoàng Yến đến cửa hàng
của Trang để nói chuyện. Tại đây, My và Yến vào cửa hàng gặp Trang xin
lỗi, Khanh đứng bên ngoài.
Khoảng 15h, khi My đang xin lỗi thì
Khanh vào cửa hàng yêu cầu cô gái này đi về nên xảy ra cự cãi với Trang.
Quá trình mâu thuẫn, nhiều người tại cửa hàng cùng tham gia đánh Khanh.
Toàn
bộ sự việc được Trang livestream trên mạng xã hội, thu hút hàng trăm
người tập trung tới cửa hàng theo dõi diễn biến vụ ẩu đả. Sự việc gây
mất an ninh trật tự tại đoạn đường trước cửa hàng. Lực lượng công an
phải đến giải tán đám đông, vãn hồi trật tự.
**********
Đồng phạm của Trang Nemo tố bị 'anh Cơ' đánh trước
4–6 minutes
Chiều 16-6, Tòa án nhân dân quận 1 (TP.HCM) xét xử Nguyễn Xuân Hương Trang (31 tuổi, tên gọi khác là Trang Nemo), Phạm Quyền Quy, Nguyễn Ngọc Khương (cùng 24 tuổi) và Phan Hoàng Nam (24 tuổi) cùng tội gây rối trật tự công cộng.
Đang phát
Xét xử Trang Nemo tội gây rối trật tự công cộng
Xét xử Trang Nemo tội gây rối trật tự công cộng
Trang Nemo khẳng định không đánh
Là
bị cáo đầu tiên trả lời hội đồng xét xử, Trang Nemo cho biết hành động
giật khẩu trang chị Khanh đang đeo là "để xem mặt". Trang Nemo khẳng
định không trực tiếp đánh chị Phạm Lệ Khanh.
Trang
cho rằng lời xin lỗi của mình đã nói ở phiên tòa trước. "Tôi xin lỗi vì
sự việc xảy ra tại shop của mình mà mình không can ngăn, đó là lỗi lớn
nhất của bị cáo", Trang Nemo trình bày.
Còn theo bị cáo Hoàng Nam, trong lúc bị cán bộ công an khống chế thì bị ông Cơ (chồng chị Phạm Lệ Khanh) đánh vào mặt.
Về
lý do sau một năm mới trình bày việc này thì Nam cho biết sau khi xem
lại các video clip trên mạng mới phát hiện người đánh mình là ông Cơ.
Chị Phạm Lệ Khanh (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) phủ nhận lời khai của các bị cáo về diễn biến sự việc.
Theo
chị Khanh, lý do vào shop Trang Nemo là để kêu Trần Nguyễn Trà My ra về
vì xem livestream thấy My đã xin lỗi nhưng Trang Nemo có những hành
động bôi nhọ, cười cợt My trên livestream.
Trước tòa, chị Khanh vẫn giữ nguyên yêu cầu làm rõ hành vi cố ý gây thương tích của các bị cáo đối với mình.
Trong khi đó, chị My cho biết do có mâu thuẫn trong việc bán hàng online nên có hẹn đến shop Trang Nemo để xin lỗi.
Khi
My xin lỗi thì bị cáo Trang dùng điện thoại livestream, sau đó dùng tay
sờ lên mặt chị My và cười cợt chị My "tán kem không đều". Sau đó xảy ra
sự việc như chị Khanh khai.
Ông Cơ chỉ chỉ vào mặt chứ không đánh?
Luật
sư của Trang Nemo đưa ra một đoạn video clip và cho rằng nội dung trong
đó thể hiện ông Cơ xuất hiện trước cửa hàng Trang Nemo và đã đánh bị
cáo Nam. Theo luật sư, còn nhiều người liên quan trong vụ án chưa được
xem xét xử lý.
Về việc này chị Khanh cho biết do nghe chị bị đánh
nên chồng chị mới đến hiện trường. Chị Khanh thừa nhận ông Cơ có chỉ vào
mặt bị cáo Nam nhưng không có việc đánh như các luật sư trình bày.
Trước
đó, trong phần thủ tục phiên tòa, luật sư của Trang Nemo đề nghị hội
đồng xét xử trình chiếu công khai toàn bộ video diễn ra vụ việc ngày
16-1-2022. Đồng thời đề nghị triệu tập 2 cán bộ công an có mặt tại hiện
trường, điều tra viên thụ lý vụ án và ông Cơ.
Về
yêu cầu này, hội đồng xét xử cho biết quá trình điều tra, bị cáo, các
luật sư đã được tiếp cận đầy đủ tài liệu chứng cứ. Về yêu cầu triệu tập
ông Cơ (chồng chị Khanh), hội đồng xét xử cho rằng ông Cơ không liên
quan vụ án nên không cần triệu tập.
Đối với yêu cầu trình chiếu
video, hội đồng xét xử cho rằng quá trình xét xử nếu cần thiết sẽ thực
hiện. Từ đó, hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị trên của luật sư.
Trang Nemo phạm tội như thế nào?
Theo
nội dung vụ án, do mâu thuẫn với chị Trần Nguyễn Trà My trong việc kinh
doanh trực tuyến nên Trang hẹn gặp chị My tại cửa hàng Trang Nemo để
giải quyết.
Khoảng 14h45 ngày 16-1, chị My cùng chị Phạm Lệ Khanh,
chị Trần Thị Hoàng Yến đến cửa hàng của Trang. Tại đây, chị My và chị
Yến vào cửa hàng gặp Trang để xin lỗi, còn chị Khanh đứng ở ngoài.
Sau
đó 15 phút, khi chị My đang xin lỗi Trang thì chị Khanh vào cửa hàng
nói chị My đi về nên xảy ra cự cãi với Trang. Trang giật khẩu trang chị
Khanh, còn Quy và Quách Thị Thùy Trang lao vào nắm tóc, đánh vào đầu,
lưng và đạp vào bụng của chị Khanh. Lúc này, Yến vào can ngăn cũng bị
Khương đánh.
Hai bảo vệ cửa hàng là Phan Hoàng Nam, Nguyễn Phước
Tuấn thấy sự việc cũng lao vào đánh chị Khanh. Sau đó, một số cán bộ
công an có mặt, mời toàn bộ người liên quan về trụ sở.
Khi ra đến
trước cửa hàng, Trang Nemo tiếp tục giật khẩu trang chị Khanh. Còn Quy,
Khương, Nam, Tuấn lao vào đánh chị Khanh. Theo kết luận giám định, chị
Khanh mang thương tích 3%.
Trong suốt quá trình giải quyết vụ án, chị Khanh đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người gây ra thương tích cho mình.
Tuy
nhiên, cơ quan điều tra cho rằng qua điều tra chưa xác định được thương
tích của chị Khanh do ai gây ra, xảy ra bên trong hay bên ngoài cửa
hàng Trang Nemo nên Công an quận 1 đã ra quyết định xử phạt hành chính
đối với Quy, Khương, Tuấn, Nam, Thùy Trang.
***********
Hành động của vị khách Trung Quốc trên máy bay gây tranh cãi
Mai An
Đăng
video chê trách tiếp viên hàng không chưa gọi đúng đại từ nhân xưng với
mình, hành khách ở Thượng Hải (Trung Quốc) bị nhiều dân mạng phản ứng.
Li tức giận vì nữ tiếp viên hàng không không gọi mình là "cô". Ảnh minh họa: SCMP.
Hành
khách 17 tuổi, họ Li, cho biết thường xuyên di chuyển bằng đường hàng
không và tuyên bố đã đạt hội viên "hạng vàng" chỉ sau hai tháng.
Sau
khi lên một chuyến bay của hãng hàng không Juneyao Airlines ở Thượng
Hải gần đây, Li nổi giận khi nhận thấy tiếp viên hàng không ở khoang
thương gia gọi các hành khách khác bằng họ và sử dụng đại từ nhân xưng
thích hợp, trừ cô, theo South China Morning Post.
Cuối cùng, Li yêu cầu được nói chuyện với tiếp viên trưởng.
"Tôi
đã bay với rất nhiều hãng hàng không và mọi người gọi tôi là 'cô' hoặc
'cô Li'. Tiếp viên hàng không trong ngành dịch vụ nên tinh ý. Cô không
nghĩ vậy sao?", hành khách nói.
Trong video được ghi lại, tiếp
viên trưởng liên tục xin lỗi, nói rằng cô "sợ xúc phạm" người phụ nữ
chuyển giới. Li cũng thể hiện sự tha thứ nhưng vẫn đăng video lên tài
khoản mạng xã hội có hơn 130.000 người theo dõi.
"Nếu họ không
chăm sóc chúng tôi đúng mực, đó là lỗi của hãng hàng không họ. Tôi chỉ
muốn tạm thời xả cơn tức thôi", Li nói trong video.
Tuy nhiên sau
khi video lan truyền, nhiều dân mạng đã phát hiện ra rằng chính Li từng
bị cảnh sát giam giữ vào đầu năm nay sau khi chia sẻ cách vào một nhà
tắm nữ công cộng sang trọng bằng thẻ căn cước giả. Cuối cùng, Li - người
chưa thực hiện phẫu thuật chuyển giới - hứng chỉ trích vì xâm phạm
quyền riêng tư của phụ nữ khác.
Hành động của vị khách với hãng hàng không bị nhiều dân mạng chỉ trích. Ảnh minh họa: Juneyao Airlines.
Tranh cãi xung quanh vụ việc mới nhất cũng khiến tài khoản mạng xã hội của Li bị tạm khóa.
"Cô
ấy tuyên bố là người rộng lượng và đã tha thứ cho tiếp viên hàng không
nhưng vẫn tiếp tục đăng vụ việc lên mạng. Ngành công nghiệp dịch vụ đúng
là không dễ dàng", một người bình luận về sự việc.
Một người khác
viết: "Người tiếp viên hàng không chắc chắn không biết cách xưng hô với
cô ấy và đó là lý do họ không gọi cụ thể. Chỉ cần đơn giản bảo họ rằng
mình muốn được gọi là 'cô' hoặc 'anh' là được mà. Blogger này nhạy cảm
quá mức".
"Hành động này chỉ là muốn tìm kiếm sự chú ý thôi. Miễn
là cô ấy có thể nổi tiếng, dù tốt hay xấu, điều đó không quan trọng",
một người nhận xét.
Năm 1997, Trung Quốc chính thức loại bỏ đồng
tính luyến ái khỏi các hành vi vi phạm pháp luật. Năm 2001, đồng giới
được xóa khỏi danh sách những chứng rối loạn tâm thần. Cộng đồng LGBTQ ở
Trung Quốc được ước tính hiện có hơn 70 triệu người.
Theo một
nghiên cứu năm 2012 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc công bố,
ước tính khoảng 0,3% toàn bộ dân số của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
là người chuyển giới. Nếu tỷ lệ đó được áp dụng cho Trung Quốc, quốc
gia này sẽ có tới 4,2 triệu người chuyển giới trong số 1,4 tỷ công dân.
Còn
phân tích năm 2021 của Viện Williams tại Trường Luật UCLA (Mỹ) cho thấy
khoảng 14% trong số hơn 1.000 người Trung Quốc được hỏi có người quen
là người chuyển giới, theo NBC News *********
Clip con gái giúp cha cõng tủ lạnh gây xúc động ở Trung Quốc
Thiên Nhi
Thương
bố mẹ kinh doanh lãi chẳng bao nhiêu, Cao Youyuan xin đi giao hàng cho
khách từ năm cấp 2. Tấm lòng hiếu thảo của cô được nhiều người khen
ngợi.
Cao Youyuan (20 tuổi) sống ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, nơi cha mẹ cô mở cửa hàng đồ gia dụng nhỏ.
Cha
của cô, Cao Xiangjun, được chẩn đoán mắc bệnh bại liệt khi còn nhỏ. Sau
khi bị gãy cả 2 chân vào năm 14 tuổi, ông đi lại khó khăn hơn do điều
trị không đúng cách, The Paper đưa tin.
“Nhiều khách hàng
yêu cầu dịch vụ vận chuyển sản phẩm, nhưng cửa hàng của cha mẹ tôi lãi
rất ít. Chúng tôi không đủ khả năng thuê nhân viên giao hàng”, nữ sinh
viên Viện Bách khoa Hồ Bắc cho biết.
Cao giúp bố giao tủ lạnh cho khách từ 6 năm trước, khi cô còn là học sinh cấp 2.
“Chiếc
tủ lạnh đó không quá nặng. Tôi thử vác trên lưng và thấy trọng lượng có
thể kiểm soát được. Kể từ đó, tôi giúp cha giao hàng khi rảnh rỗi”, Cao
nói.
Cho đến nay, Cao vận chuyển hơn 1.000 tủ lạnh và các thiết
bị gia dụng hạng nặng khác cho khách. Mỗi lần giao hàng, cha đều đi sau
cô.
“Chiếc tủ lạnh nặng nhất tôi có thể cõng trên lưng là 70 kg,
nhưng tôi chỉ đưa được lên tầng đầu tiên. Sau đó, tôi không thể leo lên
các tầng cao hơn. Làm công việc này cũng cần có kỹ năng. Tôi nghĩ mình
nắm được cách làm sau khi thực hiện nhiều lần. Thường ngày, tôi giao 1-2
tủ lạnh cũng không thấy mệt”, Cao kể.
Cao Youyuan giúp bố mẹ chuyển tủ lạnh và đồ gia dụng nặng khác cho khách hàng từ năm cấp 2. Ảnh: The Paper.
Ông
Cao Xiangjun lo lắng trước khối lượng công việc chân tay mà con gái
phải đảm nhận. Người cha từng đưa con đi kiểm tra sức khỏe cách đây vài
năm.
Sau khi bác sĩ xác định con gái ông hoàn toàn khỏe mạnh, ông mới đồng ý để cô tiếp tục.
“Tôi
cảm thấy nhẹ nhõm vì có cô con gái ngoan ngoãn và biết điều như vậy.
Tôi cũng muốn nói với con rằng hãy giữ gìn sức khỏe và học hành chăm chỉ
ở trường”.
Đoạn video Cao cõng tủ lạnh trên lưng đến căn hộ của
khách hàng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, khiến nhiều người
thán phục.
“Cô ấy là người con tuyệt vời. Cô ấy có trái tim thật đẹp!”, một người nói.
Người khác lại tỏ ra lo lắng: “Cô gái, bê vác nặng quá sẽ đau thắt lưng đấy. Giữ sức khỏe nhé”.
Trong
khi đó, Cao chia sẻ: “Những bình luận của người dùng Internet khiến tôi
cảm động, nhưng tôi không cảm thấy tự hào về mình vì đó là điều tự
nhiên khi tôi làm điều này”.
“Tôi lớn lên chứng kiến cha mẹ làm việc
rất vất vả mỗi ngày. Đôi khi, họ bận rộn đến nỗi không có thời gian để
ăn cơm. Vì vậy, giúp đỡ cha mẹ là điều khá bình thường đối với tôi”, cô
nói thêm **********
Nhà hàng Trung Quốc gọi món bằng mã QR, vợ chồng 80 tuổi phải ra về
Đinh Phạm
7–8 minutes
Nhà
hàng ở Thượng Hải (Trung Quốc) gây tranh cãi khi chỉ cho khách gọi món
bằng cách quét mã QR, không có thực đơn giấy, The Paper đưa tin.
Ông
Xia (80, sống tại Thượng Hải) đã chia sẻ sự bức xúc khi vợ chồng ông
tới một nhà hàng trong trung tâm thương mại nhưng "không thể ăn", bởi
nơi này chỉ cho phép gọi món bằng quét mã QR.
Theo đó, nhà hàng
Guimanlong tại Zhengda Plaza - nơi ông định dùng bữa tối - yêu cầu thực
khách phải "quét mã QR để đặt món". Tuy nhiên, vợ chồng ông dùng điện
thoại đời cũ, ít hiểu về công nghệ.
"Lúc đó, cả tôi và bà xã đều
hoang mang nên gọi một phục vụ khác. Hỏi đi hỏi lại, người này vẫn yêu
cầu chúng tôi phải quét mã mới gọi được đồ ăn", ông Xia chia sẻ.
Bất lực
Cuối cùng, trước quy định cứng nhắc của cửa hàng, hai ông bà phải đi về.
"Chúng
tôi già rồi, căn bản chẳng biết quét mã QR. Tôi thường trả tiền mặt khi
ra ngoài mua đồ, đi tàu điện ngầm hay ăn uống", ông nói, thở dài bày tỏ
sự thất vọng.
Phóng viên The Paper đã tới nhà hàng để tìm hiểu thực hư câu chuyện.
Giờ
cao điểm buổi tối, rất nhiều khách đứng xếp hàng chờ đợi bên ngoài. Một
phục vụ chào đón các khách mới đến và nói: "Bạn vui lòng quét mã QR để
đọc thực đơn và gọi món".
Quy định chỉ cho đặt món qua quét mã QR của nhà hàng gây nhiều tranh cãi.
Ngay lối vào của nhà hàng cũng dựng một tấm biển lớn, in mã với dòng ghi chú "Quét WeChat để gọi món".
Phóng
viên đã mở WeChat trên điện thoại di động và sau khi "quét", một giao
diện hiện ra, hiển thị dòng chữ "điền số điện thoại di động của bạn để
lấy thông tin thành viên, ghi lại thông tin tiêu thụ và phát hành ưu
đãi". Phải bấm vào "Cho phép", khách mới có thể vào trang đặt món.
Phóng
viên đã hỏi một số nhân viên phục vụ nhà hàng, họ đều cho biết ở đây
không cung cấp thực đơn giấy, chỉ có thể gọi món bằng cách quét mã bằng
điện thoại di động, đây là "kênh duy nhất".
Người phục vụ cũng cho biết thêm đây là quy định thống nhất của công ty và nhà hàng nào mở ở Thượng Hải cũng vậy.
Để
xác minh thêm, phóng viên đã gọi điện đến các chi nhánh khác và nhận
được câu trả lời giống nhau: không cung cấp menu giấy và phải quét mã để
đặt hàng.
Qin Yubin, đối tác cấp cao của Công ty luật Shan Thượng
Hải, cho biết hành động của nhà hàng đã gây thiệt hại nhiều quyền và
lợi ích của người tiêu dùng.
Việc "quét mã để đặt hàng" là chấp nhận được, nhưng nếu điều đó là bắt buộc và là cách "duy nhất" thì "không thể chấp nhận".
Bên
cạnh đó, "quét mã để đặt món ăn" của nhà hàng cũng bị nghi ngờ đang thu
thập quá mức thông tin cá nhân của người tiêu dùng. Nếu chỉ gọi đồ ăn
thì không cần thu thập số điện thoại di động của khách.
Công nghệ phải phục vụ người lớn tuổi
Xã
hội Trung Quốc đang già đi nhanh chóng. Theo dữ liệu điều tra mới nhất
được công bố vào tháng 5/2021, 264 triệu người ở Trung Quốc từ 60 tuổi
trở lên, chiếm 18,7% dân số. Trong đó, có 190,6 triệu người từ 65 tuổi
trở lên (13,5%).
Khi số người từ 50 tuổi trở lên ngày càng tăng
cao và tỉ lệ sinh chậm lại, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu nghĩ đến
kế hoạch dài hạn, nhắm vào nhu cầu của thế hệ người dùng Internet lớn
tuổi.
Chính phủ nước này đã yêu cầu các trang web và ứng dụng
thiết kế lại theo hướng thân thiện với người cao tuổi, chẳng hạn như
phông chữ lớn hơn và xóa quảng cáo bật lên.
Không gian kỹ thuật số của Trung Quốc được yêu cầu phải chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi. Ảnh: CMN.
Vài
năm gần đây, WeChat giới thiệu nhiều tính năng hữu ích, khuyến khích sử
dụng tài khoản gia đình để giúp đỡ các thành viên lớn tuổi. Họ mở các
khóa hướng dẫn sử dụng ứng dụng và mua sắm trực tuyến.
Vào tháng
2, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc yêu cầu các công ty gọi xe lớn như
Didi, Dida nâng cấp ứng dụng của họ, cho phép người cao tuổi dễ dàng đặt
taxi.
Trong vài năm tới, không gian kỹ thuật số của Trung Quốc sẽ
tiếp tục chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi. Các nhà tiếp
thị cũng phải chú ý đến thói quen sinh hoạt và mua sắm của những cụ
ông, cụ bà.
Nhiều năm gần đây, câu chuyện người lớn tuổi ở đất
nước tỷ dân cảm thấy bất an, cô đơn ngày càng được quan tâm. Các nhà xã
hội học tại đất nước tỷ dân khẳng định phải thay đổi rất nhiều điều để
người già không cảm thấy lạc lõng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
************
Tội ác che giấu 12 năm sau vụ thi thể trong thùng sắt
Trung QuốcÁn
mạng bí ẩn về một thi thể bị phi tang trong thùng sắt, trôi dạt ở bờ
sông năm 2008 khiến cảnh sát mất 12 năm mới tìm ra sự thật.
Ngày
21/6/2008, một người đi đánh cá phát hiện vật thể màu xanh lam trôi nổi
gần bờ sông ở quận Khương Yển, thành phố Thái Châu, tỉnh Giang Tô. Lại
gần, anh ta nhận ra đó là một chiếc thùng sắt lớn, dài 1-2 m. Dùng gậy
tre cạy khe hở trên thùng, anh ta hoảng hốt nhìn thấy một thi thể đã
biến dạng bên trong.
Theo cảnh sát, chiếc thùng được bịt kín ba
mặt, một mặt được hàn các song sắt giống như cái lồng. Sau khi vớt thùng
lên bờ, bác sĩ pháp y xác nhận trong lồng là một thi thể nữ, khó nhận
dạng do bị ngâm nước lâu ngày.
Nạn
nhân khoảng 25 đến 28 tuổi, cao khoảng 1,6 m, bị đặt vào thùng trong tư
thế nằm nghiêng và cuộn tròn, mặc quần áo đầy đủ. Nguyên nhân tử vong
là ngạt thở, trên cổ nạn nhân vẫn quấn sợi dây điện dài. Theo độ phân
hủy của thi thể, nạn nhân đã chết khoảng một tuần trước. Bác sĩ pháp y
còn phát hiện nạn nhân đang mang thai khoảng tháng thứ bảy.
Điều
tra hiện trường, cảnh sát tìm thấy trên lan can cầu cao tốc phía trên
sông có vết trầy xước. Họ suy đoán thủ phạm lái xe chở thùng sắt chứa
thi thể nặng hàng chục kg đến đây phi tang.
Dựa trên kích thước
của chiếc thùng, cảnh sát nhận định phương tiện thủ phạm sử dụng phải là
loại xe năm chỗ trở lên hoặc xe tải. Kết hợp với thời điểm tử vong của
nạn nhân, cảnh sát thu thập các video giám sát từ ngày 1/6 đến 21/6 tại
nhiều cổng thu phí quanh hiện trường vụ án. Tuy nhiên, kết quả điều tra
không khả quan vì lượng xe qua lại quá nhiều.
Sau một tháng tìm
hiểu, các ngôi làng xung quanh nơi xảy ra vụ việc không phát hiện người
mất tích. ADN của nạn nhân không có kết quả đối chiếu phù hợp trong cơ
sở dữ liệu của bộ công an, cho thấy không ai đến báo án.
Do bị
ngâm nước nhiều ngày, da tay, da chân của nạn nhân về cơ bản đã bong ra,
dấu vân tay, dấu chân bị tổn hại nghiêm trọng, rất khó phục hồi với
công nghệ lúc bấy giờ.
Nhiều tháng trôi qua, việc xác định danh tính nạn nhân và tìm kiếm phương tiện của thủ phạm đều không có tiến triển.
Cảnh
sát Thái Châu mời các chuyên gia phục dựng diện mạo nạn nhân, gửi ảnh
đến hơn 80.000 đồn cảnh sát trên toàn quốc, đồng thời kiểm tra dữ liệu
dân số về phụ nữ mất tích ở nhiều tỉnh thành, liên tục đối chiếu ADN với
cơ sở dữ liệu người mất tích quốc gia. Với nhiều nỗ lực trong 12 năm,
danh tính của thi thể trong thùng sắt vẫn là bí ẩn.
Năm 2020, Bộ
Công an Trung Quốc triển khai chiến dịch truy bắt tội phạm để giải quyết
các án mạng tồn đọng, vụ thi thể trong thùng sắt 12 năm trước cũng nằm
trong số đó.
Nhờ tiến bộ của công nghệ điều tra tội phạm, dấu vân
tay của nạn nhân đã được khôi phục thành công vào ngày 23/5. Kết quả đối
chiếu cho thấy dấu vân tay này trùng khớp với dấu vân tay của một phụ
nữ tên Uông Lệ ở tỉnh An Huy.
Chỉ hai tháng trước khi vụ án xảy ra
vào năm 2008, Lệ bị cảnh sát địa phương tạm giữ vì tội tham gia đánh
bạc và bị lấy dấu vân tay.
Quê
nhà Lệ chỉ còn người bố 90 tuổi, hai anh trai quanh năm làm thuê ở
Giang Tô. Khi cảnh sát liên lạc, một người anh tỏ ra ngạc nhiên: "Em gái
tôi ư? Nó qua đời năm 2008, chúng tôi biết mà". Câu nói thứ hai của anh
trai Lệ khơi dậy sự nghi ngờ của cảnh sát: "Em gái tôi chết vì xuất
huyết khi mang thai ngoài tử cung".
Khi đến Giang Tô, cảnh sát
biết được manh mối quan trọng. 12 năm nay, gia đình luôn cho rằng Lệ
chết vì khó sinh nên chưa bao giờ báo cảnh sát. Đó là lý do nhà chức
trách không tìm thấy kết quả phù hợp trong cơ sở dữ liệu về người mất
tích suốt nhiều năm.
Tuy nhiên, khi cảnh sát hỏi về nguồn gốc
thông tin Lệ qua đời, hai người anh tỏ ra chần chừ, không muốn hợp tác
điều tra. Sau nhiều lần thuyết phục, họ mới chịu nói ra tên một người
đàn ông là Ngô Quân, đến từ thành phố Vô Tích, là tài xế xe tải.
Khoảng
năm 2006, sau khi ly hôn, Lệ đến Vô Tích làm nhân viên massage, sau đó
quen biết Quân và chung sống cùng nhau. Đều bận mưu sinh nên hai người
anh không mấy khi liên lạc với Lệ, mãi đến năm 2008, họ nghe một đồng
hương nói nhìn thấy Lệ đang mang bầu.
Tết Nguyên đán năm 2009, Lệ
không về quê, điện thoại di động bị tắt. Hai người anh thấy lạ nên cùng
đến Vô Tích tìm. Vì không biết địa chỉ chính xác, họ tìm kiếm suốt ba
ngày mới gặp được bạn trai của em gái trong một quán trà. Quân báo cho
họ tin dữ là Lệ đã qua đời vì mang thai ngoài tử cung gây xuất huyết, di
thể đã được hỏa táng.
Vì trước đó Lệ cũng từng bị mang thai ngoài
tử cung và suýt chết, họ không nghi ngờ lời Quân nói. Ngoài ra, thái độ
của Quân rất chân thành, thậm chí còn đưa họ 50.000 nhân dân tệ như một
khoản bồi thường. Hai anh em cầm tiền rời đi, kể từ đó họ không gặp lại
Quân và cũng không quan tâm em gái được chôn cất ở đâu.
Qua điều
tra, cảnh sát phát hiện Quân có một chiếc xe tải do anh ta đứng tên vào
năm 2008, chiếc xe này từng đi qua nơi vứt xác vào thời điểm xảy ra vụ
án.
Ngày 24/5/2020, Quân bị bắt. Hắn thú nhận mọi chuyện trong quá trình thẩm vấn.
Theo
lời khai, Quân có vợ con nhưng vẫn muốn nuôi tình nhân. Sau khi quen
Lệ, Quân thuê nhà cho người tình ngay trong khu dân cư gia đình hắn đang
sống để tiện qua lại. Đến năm 2008, Lệ báo tin có bầu, ép Quân ly hôn
nếu không sẽ làm ầm ĩ.
Trưa 15/6/2008, Quân đến nhà trọ ăn cơm
cùng Lệ, hai người lại cãi vã về việc ly hôn. Nhìn tình nhân kêu gào đe
dọa sẽ đi gặp vợ hắn để tố cáo, Quân giận dữ lao tới bóp cổ.
Thấy Lệ nằm bất động dưới sàn, Quân sợ cô vẫn còn thở nên tìm một sợi dây điện để tiếp tục siết cổ.
Ngày
16/6, Quân đến cửa hàng cơ khí đặt làm chiếc thùng sắt. 23h hôm đó, hắn
lái xe tải chở thùng chứa thi thể đi vứt xuống sông dưới cầu đường cao
tốc ở Thái Châu.
Biết sớm muộn cũng bị bắt, Quân đệ đơn ly hôn rồi
rời khỏi nhà vì sợ ảnh hưởng đến các con. Hắn không ngờ vẫn được tự do
suốt 12 năm, nhưng luôn phải sống trong lo sợ. Khi cảnh sát tìm đến,
Quân cho biết cảm thấy nhẹ nhõm.
Tuệ Anh (Theo Toutiao, 163)
**********
Hình ảnh cuối của nữ streamer Hàn bị vứt xác dưới mương ở Campuchia
Hình
ảnh trích từ CCTV cho thấy BJ Ah Yeong mặc áo phông đen, quần thể thao
và bước vào một tòa nhà. Nữ streamer qua đời ngày 4/6.
Ngày 15/6, tờ Top Star News
đưa tin đoạn phim CCTV của BJ Ah Yeong trước khi qua đời được công bố.
Trong video, Ah Yeong mặc áo phông ngắn tay màu đen và quần thể thao,
bước vào tòa nhà một mình. Cảnh sát cũng thu thập được bộ đồ này khi tìm
thấy thi thể của Ah Yeong tại một mương nước ở ngoại ô tỉnh Kandal
(Campuchia) vào 6/6.
Cũng trong ngày 15/6, tờ Nypost đưa tin tòa án Campuchia truy tố cặp vợ chồng người Trung Quốc tội danh “giết người kèm theo tra tấn”.
BJ
Ah Yeong đến Campuchia vào 2/6 với mục đích đi du lịch cùng một người
quen. Cô qua đời sau khi được tiêm một loại chất lỏng hoặc huyết thanh
tại bệnh viện do hai nghi phạm Lại (nam, 30 tuổi) và họ Thái (nữ, 39
tuổi) điều hành.
Hình ảnh trích từ CCTV ghi lại cảnh Ah Yeong bước vào tòa nhà một mình. Ảnh: Chosun.
Nhật báo Rasmei Kampuchea
cho biết 2 nghi phạm thừa nhận hành vi vứt xác Byun Ah Yeong nhưng phủ
nhận sát hại cô. Nghi phạm khai khi Byun Ah Yeong đến phòng khám của họ
truyền dịch, tiêm huyết thanh vào 4/6, cô đột ngột lên cơn co giật và
tắt thở. Sau khi Byun Ah Yeong tử vong, vợ chồng nghi phạm dùng xe riêng
chở xác nạn nhân đến tỉnh Kandal để phi tang.
Cũng có nghi vấn Ah Yeong bị hành hung do được cô tìm thấy với khuôn mặt sưng tấy nghiêm trọng. Theo tờ Chosun,
cảnh sát Campuchia đang tiếp tục điều tra xem liệu Ah Yeong có bị
thương trước khi qua đời hay không. Cảnh sát cho rằng phải khám nghiệm
tử thi để xác định nguyên nhân cái chết, nhưng gia đình tang quyến phản
đối việc này.
Ah Yeong (sinh năm 1990) là một streamer nổi tiếng
đang hoạt động trên nền tảng Afreeca TV. Cô có hàng trăm nghìn người
theo dõi trên trang cá nhân.
**********
Bản án tranh cãi của kẻ hiếp dâm trong trường học
6–8 minutes
Trung QuốcNgao
Tường tấn công tình dục, sát hại nữ sinh 19 tuổi trong nhà vệ sinh,
nhưng không bị kết án tử hình khiến gia đình nạn nhân bức xúc, năm 2011.
Lương
Vinh Thái sinh năm 1992, là sinh viên của Học viện Công nghệ Đông Hoản,
tỉnh Quảng Đông. Hơn 8h ngày 21/11/2011, tranh thủ trước giờ lên lớp,
Thái nhắn tin cho bạn trai đang học ở thành phố khác. Lúc 8h28, cô nói
muốn đi vệ sinh và tạm dừng cuộc trò chuyện.
Mãi không thấy Thái
quay lại, nữ sinh cùng lớp thấy lạ, gọi điện thì phát hiện tắt máy. Hết
tiết một, người bạn vào nhà vệ sinh gần nhất tìm nhưng thấy cửa khóa,
nghĩ rằng bị hỏng nên đến nhà vệ sinh khác tìm.
Sắp đến giờ học mà
vẫn không thấy Thái đâu, người bạn đành quay lại lớp trước. Sau khi hết
tiết thứ hai vào hơn 10h, cô tiếp tục tìm kiếm, lúc này cửa nhà vệ sinh
bị khóa đã mở, nhưng buồng trong cùng không mở được. Dự cảm có chuyện
chẳng lành, nữ sinh chạy đi nhờ giáo viên, bạn học giúp đỡ. Khi cửa mở,
họ thấy Thái khỏa thân nằm trong vũng máu, đã tử vong.
Khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân có nhiều vết thương chí mạng ở đầu và bị bóp cổ.
Nhân
viên quét dọn cho biết, sáng nay khi lau sàn hành lang, cô loáng thoáng
nghe thấy tiếng kêu cứu nên gõ cửa nhà vệ sinh để kiểm tra. Một nam
sinh trong đó nói chỉ vào hút điếu thuốc rồi ra ngay. Chuyện này thường
xảy ra ở trường nên cô không hỏi thêm. Về tiếng kêu cứu, cô cho rằng
nghe nhầm nên bỏ đi.
Một lúc sau, nhân viên quét dọn mở cửa nhà vệ
sinh nhưng không ngửi thấy mùi khói thuốc mà là một mùi tanh nhàn nhạt.
Nghĩ đây là nhà vệ sinh nữ, có thể ai đó đến kỳ kinh nguyệt nên cô
không nghĩ nhiều.
Nam sinh trong lời kể của nhân viên quét dọn
được xác định là nghi phạm. Cảnh sát tập trung điều tra các nam sinh
trong trường, phát hiện một nam sinh năm cuối tên là Ngao Tường rời
trường sau án mạng, điện thoại không liên lạc được.
Nữ sinh cùng
lớp với nạn nhân cho biết, khi tìm người giúp mở cửa buồng vệ sinh, cô
từng nhờ một nam sinh ở lối vào hành lang, người này chính là Tường,
nhưng bị hắn phớt lờ.
Trước khi cảnh sát ở Đông Hoản lần ra manh
mối, ba ngày sau án mạng, cảnh sát ở Quảng Châu thông báo Tường ra đầu
thú, thừa nhận tấn công tình dục và giết hại một nữ sinh trong trường.
Tường
là con nhà giàu ở Nội Mông Cổ, có ông nội là lãnh đạo cấp cao của một
công ty xây dựng, bố là tổng giám đốc công ty bất động sản. Tường lớn
lên trong sự cưng chiều của gia đình, được nhiều bạn học yêu thích. Lên
cấp ba, hắn có bạn gái, từng "nếm trái cấm" nhưng mối quan hệ không kéo
dài.
Sau khi một mình đến Đông Hoản học đại học, Tường khó hòa
nhập với trường lớp mới. Hắn bực tức vì chưa bao giờ được các nữ sinh để
mắt tới, suốt bốn năm không có mối tình nào.
Hồ sơ điều tra cho
thấy trước án mạng, từ ngày 1 đến 20/11/2011, Tường đã tấn công tình dục
5-6 nữ sinh trong trường nhưng không nạn nhân nào nhìn thấy mặt mũi
hắn, đồng thời do mặc cảm nên không ai dám trình báo.
Sáng 21/11,
Tường đến trường nhưng không lên lớp. Hắn bỏ băng bịt mắt, dao gọt hoa
quả và các công cụ phạm tội khác đã mua từ trước vào cặp sách, đi về
phía khu nhà dạy học tìm kiếm con mồi.
Không lâu sau, Tường nhìn
thấy Thái một mình chạy vào nhà vệ sinh nên lập tức bám theo. Hắn khóa
cửa, đeo găng tay và khẩu trang, tấn công nữ sinh ngay khi cô bước ra
buồng vệ sinh. Sợ bị nhận ra, hắn bắt nạn nhân đeo bịt mắt.
Trong
lúc phạm tội, Tường đặt dao xuống đất, không ngờ bị Thái chớp thời cơ
kêu cứu, đồng thời vùng vẫy chộp lấy con dao. Tường vội bịt chặt miệng
nạn nhân, đập đầu xuống đất. Thái liều mạng phản kháng nhưng bị kẻ tấn
công to lớn hơn khống chế.
Khi nạn nhân tử vong, Tường khóa buồng
vệ sinh giấu thi thể, bình tĩnh dọn dẹp hiện trường. Hắn còn quay lại
tòa nhà dạy học để thám thính tình hình. Lúc này, bạn của Thái đang đi
tìm, tình cờ nhờ Tường mở giúp cửa buồng vệ sinh. Biết chuyện sắp bại
lộ, Tường phớt lờ cô gái rồi nhanh chóng rời khỏi trường, chạy thẳng đến
Quảng Châu.
Trên phiên tòa xét xử vào ngày 12/3/2012, Tường khai
rằng: "Đầu thú đối với tôi là một loại giải thoát. Tôi cảm thấy bỏ trốn
không thể giải quyết vấn đề. Sau nhiều ngày suy nghĩ, đầu thú là lựa
chọn duy nhất của tôi".
Phiên tòa gây tranh cãi vì được xét xử kín
tại nơi tạm giam Tường, bố mẹ Thái không được thông báo tham dự cả
phiên xét xử và tuyên án.
Ngày 24/5/2012, tòa án trung cấp Đông
Hoản đưa ra phán quyết sơ thẩm, tuyên Tường phạm tội tấn công tình dục
và cố ý giết người, kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án hai năm.
Sáng
25/5, bố Thái là ông Lương Hiển Bân chia sẻ phán quyết của tòa và tiết
lộ nội tình vụ án trên trang cá nhân, thu hút sự chú ý lớn.
Trước
những nghi vấn về việc Tường được xử nhẹ, phía tòa án giải thích rằng
bản án thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. Việc xét xử kín là đúng quy
định, nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người bị hại. Tuy nhiên, họ không
giải thích việc bố mẹ nạn nhân không được thông báo tham dự.
Theo
tòa, Tường được xem xét tình tiết giảm nhẹ vì tự nguyện đầu thú, tuổi
còn trẻ, phạm tội dưới tác động của ham muốn tình dục và chỉ thực hiện
hành vi giết người khi nạn nhân "có hành vi phản kháng dữ dội". Trước
tòa, Tường bày tỏ hối hận và chủ động yêu cầu bố mẹ bồi thường hơn
500.000 nhân dân tệ cho gia đình Thái.
Ông Bân không chấp nhận lời
giải thích tòa đưa ra, cho rằng Tường từng nhiều lần phạm tội, gây án
với thủ đoạn ác liệt, có chuẩn bị từ trước. Ông đề nghị Tường bị kết án
tử hình, lập tức thi hành.
Sau khi nhận được phán quyết, ông Bân
lập tức nộp đơn kháng cáo lên viện kiểm sát thành phố, tuy nhiên viện
kiểm sát bác đơn vì cho rằng kết quả xét xử như vậy là thỏa đáng.
Ông
Bân tiếp tục kháng cáo. Ngày 7/1/2013, TAND cấp cao của tỉnh Quảng Đông
xem xét lại vụ án, tuyên bố giữ nguyên bản án ban đầu.
Ông
Bân tỏ thái độ về phán quyết cuối cùng của tòa: "Bị cáo quấy rối các nữ
sinh cùng trường trong thời gian dài, bi kịch sớm muộn gì cũng xảy ra.
Tại sao một người như vậy có thể tiếp tục sống, con gái tôi lại phải
chết?".
Năm 2016, Tường được giảm án từ tử hình xuống tù chung thân. Năm 2018, bản án tiếp tục được giảm còn 25 năm tù.
Tuệ Anh (Theo Toutiao, 163, Sohu)
**********
Hai lần cướp tiệm vàng trong 10 ngày
Tiền GiangNgô Thanh Trang, 25 tuổi, khai nợ nần cờ bạc nên hai lần vào tiệm vàng vờ hỏi mua rồi cướp dây chuyền, lắc tay.
Ngày 15/6, Trang bị Công an huyện Chợ Gạo tạm giữ hình sự để điều tra hành vi Cướp giật tài sản, theo Điều 171 Bộ luật Hình sự.
Trang
khai gần đây chơi cờ bạc qua mạng bị thua, nợ nhiều người. Để có tiền
trả nợ, ngày 5/6, anh ta mặc áo khoác, đeo khẩu trang chạy xe máy đến
tiệm vàng Ngọc Minh (xã Bình Phan) vờ hỏi mua vàng. Trang sau đó giật
sợi dây chuyền 10 chỉ vàng 24K rồi lên xe tẩu thoát.
Hôm
sau, anh ta bán tang vật được hơn 53 triệu đồng. Trả nợ 30 triệu đồng,
Trang tiếp tục dùng số tiền còn lại đánh bạc và thua sạch.
Nghi phạm khai với thủ đoạn tương tự đã cướp giật chiếc lắc 10 chỉ vàng 18K tại tiệm vàng Hồng Thủy 2, xã Song Bình, hôm 27/5.
Nam An
************
Vụ kiện rúng động nước Mỹ: Ai bảo vệ trẻ khi bị cha mẹ bạo hành?
7–9 minutes
Khi
con 3 tuổi bị cha bạo hành khiến bị liệt, người mẹ ba lần kiện chính
quyền với lý do biết mà không ngăn chặn song tòa án cho rằng "thiệt hại"
này không phải lỗi của nhân viên nhà nước.
Ngày
11/11/2015, Joshua Deshaney, người thiểu năng trí tuệ 36 tuổi, trút hơi
thở cuối cùng ở Muskego, Wisconsin. Cuộc đời thiệt thòi và đau buồn của
Joshua Deshaney làm nhói lòng nhiều người Mỹ suốt 4 thập kỷ và nếu không
vì may mắn, rất có thể, cậu đã chết từ khi 4 tuổi.
Năm 1980, khi
cha mẹ ly hôn, cậu bé một tuổi được tòa tuyên về ở với cha, Randy. Thời
đó, việc các tòa án Mỹ tuyên quyền giám hộ trẻ sơ sinh cho người cha
không quá lạ.
Khác với thế kỷ 19, con cái được coi là tài sản của
người cha. Người cha thường được quyền nuôi con khi ly hôn. Khi nhà nước
pháp quyền ra đời, tiêu chuẩn "những năm đầu đời" bắt đầu được áp dụng,
trao quyền nuôi con cho người mẹ trong những năm đầu đời.
Sau
này, một tiêu chuẩn khác ra đời, dựa trên "lợi ích tốt nhất của đứa
trẻ", bất chấp người chăm sóc đứa bé là cha, hay mẹ, ở bất cứ giai đoạn
nào của cuộc đời. Điều này có nghĩa dù đứa bé ở giai đoạn sơ sinh, nhưng
nếu người mẹ có điều kiện chăm sóc không tốt bằng người cha, chính
quyền vẫn sẽ trao quyền nuôi con cho người cha. Đó là lý do, Randy với
điều kiện kinh tế, thể chất tốt hơn, được tòa trao quyền nuôi con.
Hai
cha con chuyển đến Wisconsin và không lâu sau Randy tái hôn. Năm 1982,
cuộc hôn nhân thứ hai lại tan vỡ. Randy liên tục bị vợ hai tố với chính
quyền về việc đánh đập, bạo hành con riêng. Joshua khi đó mới 3 tuổi.
Sở Phúc lợi Xã hội Quận Winnebago (DSS) bắt đầu điều tra. Randy phủ nhận các cáo buộc. Quận cũng không có hành động gì.
Tháng
1/1983, Joshua đến bệnh viện cấp cứu với những vết bầm tím khắp người.
Bác sĩ điều trị tin rằng cậu bị bạo hành. Họ báo cho DSS, một nhóm nhân
viên chăm sóc trẻ em được tập hợp để giải quyết vụ việc.
Joshua
tạm thời được quản thúc trong bệnh viện trong ba ngày. Song không có cáo
buộc nào chống lại Randy được DSS đưa ra. Hết 3 ngày, Joshua lại về với
cha.
Quận khi đó chỉ khuyến nghị để cậu bé Joshua đi học tại
trường mầm non, còn Randy nên dự các buổi tư vấn về chăm sóc con cái.
Ngoài ra, một nhân viên xã hội được giao nhiệm vụ theo dõi Joshua thông
qua các chuyến thăm nhà.
Trong năm sau, nhân viên phúc lợi này đến
thăm Joshua khoảng 20 lần, đôi khi ghi lại những vết sưng tấy và bầm
tím ở đầu và khắp cơ thể cậu bé. Cô cũng báo cáo rằng Randy chưa bao giờ
đăng ký cho Joshua vào trường mầm non hoặc tham gia các buổi tư vấn
chăm con.
Joshua đến phòng cấp cứu hai lần nữa, với nhiều vết
thương nghiêm trọng hơn. Dù nhân viên phúc lợi nói lo sợ cho tính mạng
của Joshua, nhưng chính quyền bang vẫn không có hành động can thiệp vào
mối quan hệ cha con độc hại này.
Cuối cùng, tháng 3/1984, cậu bé
bốn tuổi rơi vào trạng thái hôn mê sau trận đòn nặng. Joshua được cấp
cứu. Cuộc phẫu thuật não khẩn cấp cho thấy một loạt xuất huyết do chấn
thương ở đầu gây ra trong thời gian dài.
Cậu bé thoát hôn mê nhưng
bị tổn thương não nghiêm trọng khiến cậu bị liệt vĩnh viễn và bị thiểu
năng trí tuệ. Joshua phải được đưa vào viện chăm sóc toàn thời gian đến
hết đời.
Randy cùng năm đó bị buộc tội Bạo hành trẻ em và bị kết án 4 năm tù, nhưng thực tế chỉ chấp án được 20 tháng, được ân xá.
Thất
vọng với mức án, mẹ của Joshua, Melody, đệ đơn kiện DSS vì đã không
giải cứu Joshua khỏi cha mình trước trận đòn định mệnh khiến cậu bé gần
như liệt não.
Melody cáo buộc quận Winnebago và các nhân viên xã
hội của quận đã không can thiệp và bảo vệ cậu bé khỏi bạo lực mà họ hoàn
toàn nhận thức được. Cô cho rằng, chính quyền đã giao cậu bé vào tay
người cha, do đó họ phải chắc chắn với việc anh ta có năng lực và điều
kiện chăm sóc cậu bé. Vì thế, khi Joshua bị bạo hành, ngoài người cha
thì chính quyền có lỗi rất nghiêm trọng.
"Nghiêm trọng nhất là
không hành động gì, khi nhận thức đầy đủ về tình hình nguy hiểm con tôi
đang gặp phải khi ở với cha", Melody nêu.
Việc kiện tụng của cô thất bại ở mọi cấp độ. Tháng 2/1989, vụ án được xét xử tại Tòa án Tối cao nhưng kết quả không thay đổi.
Bản
án ngày 22/2/1989 nêu "không thể phủ nhận sự thật của vụ án này là bi
thảm". Song việc các quan chức nhà nước không bảo vệ một cá nhân chống
lại bạo lực của cá nhân khác, không cấu thành hành vi vi phạm thủ tục tố
tụng của Hiến pháp. Tức là nhà nước, không có nghĩa vụ bảo vệ một đứa
trẻ, dưới sự hành hạ của cha nó.
"Đúng là trong một số trường hợp,
Hiến pháp áp đặt lên Nhà nước các nghĩa vụ chăm sóc và bảo vệ các cá
nhân cụ thể, nhưng không phải trường hợp này", bản án nêu. Vì Joshua
không bị DSS giam giữ nên DSS không bắt buộc phải bảo vệ cậu khỏi tổn
hại.
Bản án cho rằng, các thẩm phán và luật sư và toàn xã hội cảm
động, đồng cảm và đều muốn giúp mẹ con Joshua nhận được khoản bồi thường
thỏa đáng cho những thiệt hại nặng nề. "Nhưng trước khi chiều theo sự
thôi thúc cảm tính đó, một lần nữa cần nhớ rằng thiệt hại không phải do
bang Wisconsin gây ra mà do cha của Joshua", bản án nêu. Điều chính xác
nhất có thể nói về các quan chức nhà nước trong vụ án này là họ đã đứng
yên không làm gì khi đáng lẽ họ phải hành động tích cực hơn.
Tòa
án kết luận rằng bang không có trách nhiệm trong thương tổn của Joshua.
Mẹ Joshua lần thứ ba thua kiện. Cùng với phán quyết, Tòa khuyến cáo các
phụ huynh khác không nên "đua" nhau kiện tụng theo xu hướng này trong
tương lai.
Quan điểm của bạn về phán quyết này?
Thời gian từ: 13/6
Trong
chín thẩm phán tòa tối cao, 6 người bỏ phiếu cho phán quyết này. Ba
thẩm phán phản đối, nhưng bản án được tuyên theo số đông. Trong số này, ý
kiến phản đối nổi tiếng nhất thuộc về thẩm phán Harry Andrew Blackmun.
"Joshua
tội nghiệp! Nạn nhân của các cuộc tấn công lặp đi lặp lại bởi người cha
vô trách nhiệm, đàn áp, hèn nhát và quá khích, bị bỏ rơi bởi những
người khác, đặt cậu bé vào tình thế nguy hiểm. Những người biết chuyện
gì đang xảy ra nhưng về cơ bản không làm gì ngoại trừ "nghiêm túc ghi
lại vào hồ sơ", như tòa án đã nêu", ông ám chỉ DSS.
"Bản án là một
sự phản ánh đáng buồn về cuộc sống của người Mỹ và các nguyên tắc hiến
pháp và những tuyên bố đầy tự hào về "tự do và công lý cho tất cả mọi
người". Đứa trẻ này, Joshua DeShaney, nay sống nốt phần đời còn lại
trong trạng thái tàn tật và thiểu năng trí tuệ", thẩm phán viết.
Bản
án gây phẫn nộ trong cộng đồng bảo vệ trẻ em. Họ đổ lỗi quyết định này
đã đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho các phán quyết trong tương lai, không
chỉ trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.
"Nếu cảnh sát biết một vụ giết
người sắp xảy ra nhưng không làm gì để ngăn chặn thì sao? Tương tự như
việc chính quyền quận không hành động để giúp đỡ Joshua, cảnh sát sẽ
không trực tiếp gây ra cái chết, do đó không có trách nhiệm gì sao?", tờ
New York Times sau đó đăng trong một bài bình luận dài về vụ
kiện. "Phán quyết trong vụ kiện của Joshua đã để lại một di sản đầy ám
ảnh", tờ báo này nêu quan điểm.
Ba thập kỷ sau, đây vẫn là chủ đề
gây tranh cãi. Các tòa án cấp dưới đã trích dẫn nó hàng trăm lần, Tòa án
Tối cao thường xuyên được cộng đồng luật, giới tư pháp và các tổ chức
bảo vệ trẻ em yêu cầu xem xét lại vụ án nhưng chưa bao giờ có hồi đáp.
Hải Thư (Theo WP, Jstor, University of Chicago, US Supreme Court)
Nghệ AnĐinh Hữu Tình bị phạt 7 năm tù do cầm dao đuổi chém người em dâu từ chối dọn bữa trưa cho anh ta.
Bản án phúc thẩm ngày 16/6 của TAND Cấp cao tuyên Tình phạm tội Giết người, giảm một năm tù theo bản án sơ thẩm do tác động gia đình bồi thường tiền thuốc, viện phí cho em dâu.
Tình
bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Người giám hộ của
bị cáo cho rằng TAND tỉnh Nghệ An tuyên 8 năm tù là quá nặng nên kháng
cáo.
Theo cáo trạng, trưa 21/6/2022, tại nhà riêng của anh trai ở
xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương, thấy em dâu vừa nấu cơm xong, Tình hai
lần yêu cầu dọn ra để ăn. Do đang bận dỗ con nhỏ chưa kịp làm, em dâu
đáp "chú tự bới mà ăn", "muốn ăn thì lấy vợ về dọn".
Nhà chức
trách cáo buộc, Tình bực tức chửi mắng, dọa đánh em. Vài phút sau, thấy
chị này bồng con ra sân, Tình cầm dao chém liên tiếp vào vùng đầu và
tay.
Anh ta chỉ dừng lại khi mọi người đến can ngăn. Nạn nhân bị tổn hại sức khỏe 26%.
**********
Vợ nghi phạm vụ tấn công ở Đăk Lăk: 'Chồng nói không tham gia sẽ bị bắn'
H
Nguil Ayui thấy chồng run rẩy trở về trong đêm, kể bị lôi kéo tham gia
tấn công trụ sở UBND xã nếu không "cả nhà sẽ bị bắn", chị khuyên ra đầu
thú.
Chiều 15/6, Ayui, 32 tuổi, ngồi lặng trước hiên nhà nằm sâu
trong rẫy cà phê xã Cư Pơng, huyện Krông Buk, cách hiện trường vụ tấn
công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin) khoảng 50 km.
Nhắc đến chồng - nghi phạm Y Pheo Niê (31 tuổi, đã ra đầu thú), nước mắt
chị lăn dài.
Vợ
chồng Ayui kết hôn năm 2009. Được cha mẹ cho mấy sào rẫy cà phê, họ
chăm chỉ lao động nuôi hai con (10 và 12 tuổi) ăn học. Khi mùa vụ kết
thúc, cả hai phải đi làm cỏ thuê, bốc vác hoặc phụ hồ kiếm khoảng
120.000 đồng mỗi ngày, trang trải cuộc sống. Kinh tế gia đình trong diện
khó khăn, được chính quyền hỗ trợ xây cho căn nhà cấp 4.
Hai tuần
trước, Ayui bệnh nên ở nhà trông con, chỉ Niê đi làm. Thời gian này chị
thỉnh thoảng thấy chồng tụ tập cùng một nhóm người nhưng không biết họ
nói chuyện gì. Trước lúc xảy ra vụ tấn công hai trụ sở ủy ban xã, Niê bỏ nhà đi nhiều ngày không về.
"Tôi muốn hỏi thăm nhưng không biết phải làm sao, vì hai vợ chồng chỉ có một điện thoại và anh ấy đã mang theo", Ayui nói.
Ngày
11/6, Ayiu gặp một số đồng bào người Ê đê trong khu vực, hay tin nhiều
người bị giết khi hai trụ sở xã bị tấn công. Mọi người truyền tay nhau
xem video trên mạng, chị nhận ra Niê có mặt cùng nhóm đàn ông cầm súng,
hung khí. "Tôi sợ quá, báo chính quyền xã và tìm mọi cách liên lạc Niê
nhưng không được. Cả gia đình đứng ngồi không yên", chị kể.
Tối
12/6, Niê bất ngờ về nhà, run rẩy, co ro trong góc nhà. "Anh ấy nói đã
biết cái sai của mình. Sau vụ việc bị truy bắt nên trốn vào rẫy của
người dân, đói thì đào củ rừng ăn, chui vào thùng rác ngủ", Ayui cho
biết, thêm rằng suốt đêm đó chồng nói nhiều về việc bị lôi kéo theo nhóm
nghi phạm, nếu không tham gia "sẽ bị bắn cả nhà".
Ayiu động viên,
khuyên chồng ra đầu thú, chuộc lại lỗi lầm. Đến sáng, cả hai liên hệ
công an xã, ra trình diện. "Anh ấy nắm tay tôi, bảo mong nhận được sự
khoan hồng, sớm về với vợ con".
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, tại xã Cư Pơng, huyện Krông Buk, có đến 28 người tham gia vụ án tấn công. 4 người ra đầu thú, còn lại đã bị bắt.
Cách
nhà H Nguil Ayui không xa, gia đình chị H Bruinh Kbuôr (26 tuổi) có 3
người tham gia vụ án là: Y Khuik Agun (27 tuổi, chồng Kbuôr) và hai anh
rể. Sự việc được gia đình phát hiện khi xem video nhóm người trang bị
súng, dao, mặc đồ rằn ri... "Cả nhà nhận ra chồng tôi và một người anh.
Họ đã bỏ đi trước đó nhiều ngày, không liên lạc được. Thấy những người
này cầm súng chúng tôi rất sợ", Kbuôr kể.
Trước đó, Kbuôr thấy
chồng và hai anh rể hòa thuận, trò chuyện vui vẻ như thường ngày, không
có dấu hiệu nghi vấn. "Trưa hôm thứ bảy - trước một ngày xảy ra vụ việc,
anh ấy bảo đi cạo mủ cho người ta rồi đi luôn đến giờ", Kbuôr nhớ lại.
Nghi
ngờ chồng mình phạm tội như những thanh niên trong buôn làng đã bị bắt,
chị báo công an xã để xác minh. Sau đó, một người anh rể đã ra đầu thú,
nhưng chị đợi mãi không thấy tin tức của chồng. Đến chiều 14/6, chị
nhận được điện thoại số máy lạ, giọng Agun nói "đi đón anh về đầu thú".
"Tôi
chẳng biết làm gì, chỉ động viên chồng rồi nhờ công an xã đưa anh ấy
về. Đến giờ tôi cũng chưa gặp được anh, không biết những ngày qua anh
sống ra sao", Kbuôr ôm hai con, khóc.
Trả lời VnExpress,
ông Y Nhất Kpă, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pơng, cho biết lực lượng chức năng
đã thành lập các tổ công tác, đến từng nhà người tham gia vụ tấn công để
tuyên truyền, vận động ra đầu thú. Những trường hợp gia đình có liên hệ
được người thân, họ thuyết phục chồng, con mình ra trình diện.
"Đa
số họ đều hiền lành, thường tham gia hoạt động thể thao ở địa phương.
Chúng tôi rất bất ngờ khi họ tham gia những hành vi man rợ như vậy", ông
Y Nhất Kpă nói.
Vụ
tấn công xảy ra rạng sáng 11/6 khi hai nhóm với hàng chục người xông
vào trụ sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu (cách nhau gần 4 km). Đám đông đập
vỡ cửa kính, dùng súng và vũ khí thô sơ tấn công khiến 4 công an xã, 2
cán bộ xã, 3 người dân tử vong; 2 công an bị thương. Trong đó, Bí thư xã
Ea Ktur, Chủ tịch xã Ea Tiêu khi nhận được tin báo đã ngay lập tức đến
hiện trường và bị sát hại dọc đường đi vào trụ sở.
Trước đó, chúng
đột nhập Lữ đoàn đặc công 198 đóng tại xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, để
cướp vũ khí. Nhưng thấy có người mở cửa, bật điện sáng nên nhóm này sợ
bại lộ, rút lui.
Bộ Công an nhận định đây là hành vi "rất manh
động, liều lĩnh, mất nhân tính". Các nghi phạm khai "nhận được chỉ đạo
nếu gặp cán bộ và công an xã thì giết chết, cướp tài sản, súng đạn".
Trong ba con tin, một người tự giải thoát, hai người được giải thoát sau
đó.
Y Thô Ayun, 35 tuổi, được xem là một trong những nghi phạm
cầm đầu, khai đã tuyên truyền, kích động một số người dân các buôn làng ở
tỉnh Đăk Lăk tham gia gây mất an ninh trật tự, dùng súng tấn công hai
trụ sở ủy ban. Hắn ta nói chỉ lôi kéo "những ai thấy tin tưởng", còn lại
đa số người dân khác, không dám dụ dỗ, kích động.
Hiện, cảnh sát
đã hơn 50 nghi phạm, trong đó có hầu hết người cầm đầu, thu nhiều vũ khí
quân dụng. Phần lớn các nghi phạm còn rất trẻ, đa số là người đồng bào
dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk. Họ khai bị lôi kéo, xúi giục, kích động với
"suy nghĩ ảo tưởng sẽ được đưa ra nước ngoài".
************
Phát hiện 7 nam thanh, nữ tú mở tiệc ma túy tại chung cư và phòng trọ
Tại
chung cư và phòng trọ, cơ quan công an đã thu giữ nhiều tang vật liên
quan đến việc tổ chức sử dụng ma túy. Qua xét nghiệm nhanh cả 7/7 đối
tượng đều dương tính với các chất ma túy.
Ngày 16/6, tin từ Công
an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh
vừa phối hợp với Công an TP. Thanh Hóa liên tiếp phát hiện, bắt quả tang
7 đối tượng đang tổ chức sử dụng ma túy tại chung cư và phòng trọ.
Cụ
thể, khoảng 8h, ngày 13/6, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh
Thanh Hóa đã phối hợp với Công TP. Thanh Hóa bắt quả tang 4 đối tượng:
Lê Kim Lâm (SN 2001 ở xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa) ; Đinh Thị Giang
(SN 1991 ở TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang) ; Trần Thị Nhàn (SN 1985 ở
phường Ba Đình, TP. Thanh Hóa) và Bùi Thị Linh (SN 1998, ở huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An) đang tổ chức sử dụng ma túy tại khu nhà trọ thuộc
phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa. Tại chỗ, lực lượng công an đã thu giữ
nhiều tang vật liên quan đến việc tổ chức sử dụng ma túy. Qua xét nghiệm
nhanh cả 4/4 đối tượng đều dương tính với các chất ma túy.
Tiếp
đó, khoảng 12h cùng ngày tại chung cư Hợp Lực thuộc địa bàn phường Lam
Sơn, TP. Thanh Hóa, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với
Công TP. Thanh Hóa phát hiện, bắt quả tang 3 đối tượng: Lê Thế Đức (SN
1999 ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) ; Vũ Thị Vân Anh (SN
1998) và Lê Thị Hiền (SN 1997 ở huyện Thọ Xuân) đang tổ chức sử dụng ma
túy. Xét nghiệm nhanh có 3/3 đối tượng dương tính với các chất ma túy.
Hiện cơ quan công an đang tạm giữ hình sự đối với 7 đối tượng để tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Khánh Ngân
************
Bắt gã trai sát hại bà chủ quán nước ven quốc lộ rồi cướp tài sản
Tại cơ quan công an, bước đầu đối tượng khai nhận đã dùng tay bóp cổ, sát hại chị N. sau đó cướp đi nhiều tài sản có giá trị.
Ngày
16/6, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Hưng Yên đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Lệnh giữ người trong
trường khẩn cấp đối với Nông Văn Nhàn (SN 1990, nơi ở Bản Diệt, xã Tân
Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) để làm rõ hành vi giết người.
Theo
Công an tỉnh Hưng Yên, khoảng 5h30 ngày 11/6, gia đình phát hiện chị
N.T.N. (SN 1980, ở thôn Hồng Thái, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên) tử vong tại quán bán nước ven Quốc lộ 5 chiều Hải Phòng - Hà Nội
thuộc thôn Hồng Thái. Theo thông tin gia đình cung cấp, chị N. bị mất 1
điện thoại iPhone và 1 đôi hoa tai bằng vàng tây.
Qua khám nghiệm
tử thi, ban đầu cơ quan công an xác định trên vùng cổ và vùng mặt nạn
nhân có nhiều vết xây xát, bầm tụ máu ở vùng cổ, vùng mặt và tay chân.
Qua
công tác rà soát, sàng lọc các thông tin, tài liệu thu thập được, cơ
quan điều tra đã xác định đối tượng nghi vấn là Nông Văn Nhàn. Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên đã bắt được Nhàn vào lúc 19h
ngày 15/6 khi đối tượng đang bỏ trốn tại khu vực huyện Thường Tín, TP Hà
Nội.
Tại cơ quan công an, bước đầu Nhàn khai nhận đã dùng tay bóp
cổ, sát hại chị N. Sau đó, Nhàn lấy đi số tài sản gồm 1 điện thoại
iPhone, 1 đôi hoa tai bằng vàng tây và 2,04 triệu đồng, sau đó bỏ trốn
đến khi bị bắt.
Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
Khánh Ngân
************
Đâm chết con nợ rồi cầm dao cố thủ trong nhà
Thanh Tùng
1–2 minutes
Ngày 16/6, tin từ UBND huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn huyện vừa xảy ra một vụ án mạng khiến 2 người thương vong.
Nạn
nhân tử vong là chị L.T.H. (SN 1987), cháu bé bị thương là L.T.H. (SN
2007) cùng trú khu phố Thống Nhất, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.
Theo thông tin ban đầu, do làm ăn, từ tháng
12/2022 đến nay, chị H. nợ Lê Hữu Thuận khoảng 650 triệu đồng. Thuận đã
đòi tiền nhiều lần nhưng chị H. không trả.
Khoảng
11h ngày 16/6, Thuận gọi điện thoại cho chị H. đến nhà. Sau khi nghe
điện thoại, chị H. và cháu H. đi mô tô đến nhà Thuận. Tại đây hai bên
xảy ra mâu thuẫn, Thuận dùng dao bầu đâm chị H. tử vong tại chỗ. Đồng
thời gây thương tích cho cháu H.
Sau khi gây án, Thuận cầm dao vào
nhà, khóa cửa và có ý định tự sát. Tuy nhiên, lực lượng Công an huyện
Đông Sơn và Công an xã Đông Khê đã thuyết phục và đưa đối tượng về Công
an huyện để làm việc.
Vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
************
Đường dây 'gái gọi' liên tỉnh: gửi ảnh gái bán dâm qua mạng cho khách chọn trước
Theo
công an, Trần Ngọc Diệp đã tạo tài khoản mạng xã hội để gửi nhiều hình
ảnh 'gái gọi' bán dâm liên tỉnh cho nhiều người mua dâm lựa chọn, thỏa
thuận giá.
Chiều
16-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết đơn vị
này đang tạm giữ hình sự Trần Ngọc Diệp (21 tuổi, ngụ TP Long Xuyên,
tỉnh An Giang) về hành vi "môi giới mại dâm". Diệp là người đã sử dụng
nickname "Boss Long Xuyên" để điều hành đường dây "gái gọi" liên tỉnh.
Trước
đó, sau thời gian theo dõi, khoảng 21h ngày 15-6, Phòng cảnh sát hình
sự Công an tỉnh An Giang phối hợp cùng các đơn vị chức năng đồng loạt
kiểm tra hai nhà nghỉ "Hà Nội" và "Nhất Phương 1" trên địa bàn phường Mỹ
Hòa, TP Long Xuyên và bắt quả tang ba cặp nam nữ đang thực hiện hành vi
mua bán dâm.
Qua khai thác nhanh, lực lượng chức năng xác định
Trần Ngọc Diệp là người môi giới cho ba cặp nam nữ trên mua bán dâm nên
bắt giữ Diệp đưa về trụ sở làm việc.
Tại cơ quan điều tra, bước
đầu Diệp khai nhận đã gửi hình ảnh nhiều gái bán dâm ở nhiều tỉnh thành
qua mạng xã hội cho nhiều người mua dâm lựa chọn và thỏa thuận giá.
Người mua dâm thuê nhà trọ và nhắn tin số phòng, để Diệp điều gái bán
dâm đến.
Khi Diệp điều ba gái bán dâm đến hai nhà trọ trên để mua bán dâm thì bị công an bắt quả tang.
************
Xử phạt người bịa đặt tin "Bộ Công an điều Su30 đến Đắk Lắk"
Đặng Dương
~2 minutes
Ngày
16/6, Công an huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) quyết định xử phạt 5 triệu đồng
đối với ông N.C.C. (30 tuổi, ngụ xã Ea Hiao) về hành vi Lợi dụng mạng xã
hội cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
Ông
C. được cơ quan chức năng xác nhận đã sử dụng tài khoản tiktok cá nhân
đăng tải nhiều video không đúng sự thật về vụ tấn công vào 2 trụ sở xã
Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) với các tiêu đề: "Cận cảnh Bộ Công an đã điều chiến đấu cơ Su30 đến Đắk Lắk để tiêu diệt bọn khủng bố", "Danh sách danh tính các đối tượng".
Những
dòng tin bịa đặt này đã làm nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng.
Qua kiểm chứng, những hình ảnh, video trên là hình ảnh của buổi diễn tập
diễn ra từ tháng 4.
Tại cơ quan công an, ông C. thừa nhận do sự
thiếu hiểu biết, muốn tăng tương tác trên trang cá nhân nên lấy video
máy bay quân sự và các hình ảnh không rõ nguồn gốc trên mạng, viết các
nội dung sai sự thật rồi đăng tải.
Cơ quan công an đề nghị người
dân cẩn trọng đối với các nguồn thông tin trên mạng xã hội; chỉ tiếp
nhận những thông tin chính thống; tuyệt đối không đăng tải, chia sẻ,
bình luận những thông tin bịa đặt, không chính xác, làm nhiễu loạn thông
tin, gây hoảng loạn, thù địch, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.
*************
Gây rối trật tự công cộng, Trang Nemo nhận 9 tháng tù
3–4 minutes
Chiều
16-6, Tòa án nhân dân quận 1, TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân
Hương Trang (31 tuổi, còn gọi Trang Nemo) 9 tháng tù về tội gây rối trật
tự công cộng.
Tòa
cũng tuyên phạt các bị cáo Phạm Quyền Quy (24 tuổi, quê Cà Mau), Nguyễn
Ngọc Khương (24 tuổi, quê TP.HCM) 9 tháng tù. Riêng bị cáo Phan Hoàng
Nam (25 tuổi, quê Đồng Tháp) bị tuyên phạt 12 tháng tù cùng về tội danh
trên.
Theo hội đồng xét xử, tại tòa các bị cáo thừa nhận toàn bộ
hành vi phạm tội. Lời khai của Trang và đồng phạm phù hợp với hồ sơ vụ
án và những chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, cáo
trạng truy tố Trang và đồng phạm là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Đối với những cá nhân gây thương tích cho chị Phạm Lệ Khanh, tòa từng trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng Viện Kiểm sát nhân dân quận 1 bảo lưu quan điểm, nên hội đồng xét xử không xem xét.
Theo
hội đồng xét xử, trong vụ án này các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn
hối cải. Bị cáo Trang, Khương và Quy có nhân thân tốt. Riêng bị cáo Nam
có nhân thân xấu, chưa được xóa án tích nên lần phạm tội này được xác
định là tái phạm nguy hiểm.
Theo cáo trạng, do mâu thuẫn với Trần Nguyễn Trà My trong việc bán hàng online nên Nguyễn Xuân Hương Trang (Trang Nemo) hẹn gặp My tại cửa hàng của mình ở phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM.
Khoảng
14h45 ngày 16-1, My cùng Phạm Lệ Khanh, Trần Thị Hoàng Yến đến cửa hàng
của Trang để nói chuyện. Tại đây, My và Yến vào cửa hàng gặp Trang xin
lỗi, Khanh đứng bên ngoài.
Khoảng 15h, khi My đang xin lỗi thì
Khanh vào cửa hàng yêu cầu cô gái này đi về nên xảy ra cự cãi với Trang.
Quá trình mâu thuẫn, nhiều người tại cửa hàng cùng tham gia đánh Khanh.
Toàn
bộ sự việc được Trang livestream trên mạng xã hội, thu hút hàng trăm
người tập trung tới cửa hàng theo dõi diễn biến vụ ẩu đả. Sự việc gây
mất an ninh trật tự tại đoạn đường trước cửa hàng. Lực lượng công an
phải đến giải tán đám đông, vãn hồi trật tự.
**********
Đồng phạm của Trang Nemo tố bị 'anh Cơ' đánh trước
4–6 minutes
Chiều 16-6, Tòa án nhân dân quận 1 (TP.HCM) xét xử Nguyễn Xuân Hương Trang (31 tuổi, tên gọi khác là Trang Nemo), Phạm Quyền Quy, Nguyễn Ngọc Khương (cùng 24 tuổi) và Phan Hoàng Nam (24 tuổi) cùng tội gây rối trật tự công cộng.
Đang phát
Xét xử Trang Nemo tội gây rối trật tự công cộng
Xét xử Trang Nemo tội gây rối trật tự công cộng
Trang Nemo khẳng định không đánh
Là
bị cáo đầu tiên trả lời hội đồng xét xử, Trang Nemo cho biết hành động
giật khẩu trang chị Khanh đang đeo là "để xem mặt". Trang Nemo khẳng
định không trực tiếp đánh chị Phạm Lệ Khanh.
Trang
cho rằng lời xin lỗi của mình đã nói ở phiên tòa trước. "Tôi xin lỗi vì
sự việc xảy ra tại shop của mình mà mình không can ngăn, đó là lỗi lớn
nhất của bị cáo", Trang Nemo trình bày.
Còn theo bị cáo Hoàng Nam, trong lúc bị cán bộ công an khống chế thì bị ông Cơ (chồng chị Phạm Lệ Khanh) đánh vào mặt.
Về
lý do sau một năm mới trình bày việc này thì Nam cho biết sau khi xem
lại các video clip trên mạng mới phát hiện người đánh mình là ông Cơ.
Chị Phạm Lệ Khanh (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) phủ nhận lời khai của các bị cáo về diễn biến sự việc.
Theo
chị Khanh, lý do vào shop Trang Nemo là để kêu Trần Nguyễn Trà My ra về
vì xem livestream thấy My đã xin lỗi nhưng Trang Nemo có những hành
động bôi nhọ, cười cợt My trên livestream.
Trước tòa, chị Khanh vẫn giữ nguyên yêu cầu làm rõ hành vi cố ý gây thương tích của các bị cáo đối với mình.
Trong khi đó, chị My cho biết do có mâu thuẫn trong việc bán hàng online nên có hẹn đến shop Trang Nemo để xin lỗi.
Khi
My xin lỗi thì bị cáo Trang dùng điện thoại livestream, sau đó dùng tay
sờ lên mặt chị My và cười cợt chị My "tán kem không đều". Sau đó xảy ra
sự việc như chị Khanh khai.
Ông Cơ chỉ chỉ vào mặt chứ không đánh?
Luật
sư của Trang Nemo đưa ra một đoạn video clip và cho rằng nội dung trong
đó thể hiện ông Cơ xuất hiện trước cửa hàng Trang Nemo và đã đánh bị
cáo Nam. Theo luật sư, còn nhiều người liên quan trong vụ án chưa được
xem xét xử lý.
Về việc này chị Khanh cho biết do nghe chị bị đánh
nên chồng chị mới đến hiện trường. Chị Khanh thừa nhận ông Cơ có chỉ vào
mặt bị cáo Nam nhưng không có việc đánh như các luật sư trình bày.
Trước
đó, trong phần thủ tục phiên tòa, luật sư của Trang Nemo đề nghị hội
đồng xét xử trình chiếu công khai toàn bộ video diễn ra vụ việc ngày
16-1-2022. Đồng thời đề nghị triệu tập 2 cán bộ công an có mặt tại hiện
trường, điều tra viên thụ lý vụ án và ông Cơ.
Về
yêu cầu này, hội đồng xét xử cho biết quá trình điều tra, bị cáo, các
luật sư đã được tiếp cận đầy đủ tài liệu chứng cứ. Về yêu cầu triệu tập
ông Cơ (chồng chị Khanh), hội đồng xét xử cho rằng ông Cơ không liên
quan vụ án nên không cần triệu tập.
Đối với yêu cầu trình chiếu
video, hội đồng xét xử cho rằng quá trình xét xử nếu cần thiết sẽ thực
hiện. Từ đó, hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị trên của luật sư.
Trang Nemo phạm tội như thế nào?
Theo
nội dung vụ án, do mâu thuẫn với chị Trần Nguyễn Trà My trong việc kinh
doanh trực tuyến nên Trang hẹn gặp chị My tại cửa hàng Trang Nemo để
giải quyết.
Khoảng 14h45 ngày 16-1, chị My cùng chị Phạm Lệ Khanh,
chị Trần Thị Hoàng Yến đến cửa hàng của Trang. Tại đây, chị My và chị
Yến vào cửa hàng gặp Trang để xin lỗi, còn chị Khanh đứng ở ngoài.
Sau
đó 15 phút, khi chị My đang xin lỗi Trang thì chị Khanh vào cửa hàng
nói chị My đi về nên xảy ra cự cãi với Trang. Trang giật khẩu trang chị
Khanh, còn Quy và Quách Thị Thùy Trang lao vào nắm tóc, đánh vào đầu,
lưng và đạp vào bụng của chị Khanh. Lúc này, Yến vào can ngăn cũng bị
Khương đánh.
Hai bảo vệ cửa hàng là Phan Hoàng Nam, Nguyễn Phước
Tuấn thấy sự việc cũng lao vào đánh chị Khanh. Sau đó, một số cán bộ
công an có mặt, mời toàn bộ người liên quan về trụ sở.
Khi ra đến
trước cửa hàng, Trang Nemo tiếp tục giật khẩu trang chị Khanh. Còn Quy,
Khương, Nam, Tuấn lao vào đánh chị Khanh. Theo kết luận giám định, chị
Khanh mang thương tích 3%.
Trong suốt quá trình giải quyết vụ án, chị Khanh đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người gây ra thương tích cho mình.
Tuy
nhiên, cơ quan điều tra cho rằng qua điều tra chưa xác định được thương
tích của chị Khanh do ai gây ra, xảy ra bên trong hay bên ngoài cửa
hàng Trang Nemo nên Công an quận 1 đã ra quyết định xử phạt hành chính
đối với Quy, Khương, Tuấn, Nam, Thùy Trang.
***********
Hành động của vị khách Trung Quốc trên máy bay gây tranh cãi
Mai An
Đăng
video chê trách tiếp viên hàng không chưa gọi đúng đại từ nhân xưng với
mình, hành khách ở Thượng Hải (Trung Quốc) bị nhiều dân mạng phản ứng.
Li tức giận vì nữ tiếp viên hàng không không gọi mình là "cô". Ảnh minh họa: SCMP.
Hành
khách 17 tuổi, họ Li, cho biết thường xuyên di chuyển bằng đường hàng
không và tuyên bố đã đạt hội viên "hạng vàng" chỉ sau hai tháng.
Sau
khi lên một chuyến bay của hãng hàng không Juneyao Airlines ở Thượng
Hải gần đây, Li nổi giận khi nhận thấy tiếp viên hàng không ở khoang
thương gia gọi các hành khách khác bằng họ và sử dụng đại từ nhân xưng
thích hợp, trừ cô, theo South China Morning Post.
Cuối cùng, Li yêu cầu được nói chuyện với tiếp viên trưởng.
"Tôi
đã bay với rất nhiều hãng hàng không và mọi người gọi tôi là 'cô' hoặc
'cô Li'. Tiếp viên hàng không trong ngành dịch vụ nên tinh ý. Cô không
nghĩ vậy sao?", hành khách nói.
Trong video được ghi lại, tiếp
viên trưởng liên tục xin lỗi, nói rằng cô "sợ xúc phạm" người phụ nữ
chuyển giới. Li cũng thể hiện sự tha thứ nhưng vẫn đăng video lên tài
khoản mạng xã hội có hơn 130.000 người theo dõi.
"Nếu họ không
chăm sóc chúng tôi đúng mực, đó là lỗi của hãng hàng không họ. Tôi chỉ
muốn tạm thời xả cơn tức thôi", Li nói trong video.
Tuy nhiên sau
khi video lan truyền, nhiều dân mạng đã phát hiện ra rằng chính Li từng
bị cảnh sát giam giữ vào đầu năm nay sau khi chia sẻ cách vào một nhà
tắm nữ công cộng sang trọng bằng thẻ căn cước giả. Cuối cùng, Li - người
chưa thực hiện phẫu thuật chuyển giới - hứng chỉ trích vì xâm phạm
quyền riêng tư của phụ nữ khác.
Hành động của vị khách với hãng hàng không bị nhiều dân mạng chỉ trích. Ảnh minh họa: Juneyao Airlines.
Tranh cãi xung quanh vụ việc mới nhất cũng khiến tài khoản mạng xã hội của Li bị tạm khóa.
"Cô
ấy tuyên bố là người rộng lượng và đã tha thứ cho tiếp viên hàng không
nhưng vẫn tiếp tục đăng vụ việc lên mạng. Ngành công nghiệp dịch vụ đúng
là không dễ dàng", một người bình luận về sự việc.
Một người khác
viết: "Người tiếp viên hàng không chắc chắn không biết cách xưng hô với
cô ấy và đó là lý do họ không gọi cụ thể. Chỉ cần đơn giản bảo họ rằng
mình muốn được gọi là 'cô' hoặc 'anh' là được mà. Blogger này nhạy cảm
quá mức".
"Hành động này chỉ là muốn tìm kiếm sự chú ý thôi. Miễn
là cô ấy có thể nổi tiếng, dù tốt hay xấu, điều đó không quan trọng",
một người nhận xét.
Năm 1997, Trung Quốc chính thức loại bỏ đồng
tính luyến ái khỏi các hành vi vi phạm pháp luật. Năm 2001, đồng giới
được xóa khỏi danh sách những chứng rối loạn tâm thần. Cộng đồng LGBTQ ở
Trung Quốc được ước tính hiện có hơn 70 triệu người.
Theo một
nghiên cứu năm 2012 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc công bố,
ước tính khoảng 0,3% toàn bộ dân số của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
là người chuyển giới. Nếu tỷ lệ đó được áp dụng cho Trung Quốc, quốc
gia này sẽ có tới 4,2 triệu người chuyển giới trong số 1,4 tỷ công dân.
Còn
phân tích năm 2021 của Viện Williams tại Trường Luật UCLA (Mỹ) cho thấy
khoảng 14% trong số hơn 1.000 người Trung Quốc được hỏi có người quen
là người chuyển giới, theo NBC News *********
Clip con gái giúp cha cõng tủ lạnh gây xúc động ở Trung Quốc
Thiên Nhi
Thương
bố mẹ kinh doanh lãi chẳng bao nhiêu, Cao Youyuan xin đi giao hàng cho
khách từ năm cấp 2. Tấm lòng hiếu thảo của cô được nhiều người khen
ngợi.
Cao Youyuan (20 tuổi) sống ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, nơi cha mẹ cô mở cửa hàng đồ gia dụng nhỏ.
Cha
của cô, Cao Xiangjun, được chẩn đoán mắc bệnh bại liệt khi còn nhỏ. Sau
khi bị gãy cả 2 chân vào năm 14 tuổi, ông đi lại khó khăn hơn do điều
trị không đúng cách, The Paper đưa tin.
“Nhiều khách hàng
yêu cầu dịch vụ vận chuyển sản phẩm, nhưng cửa hàng của cha mẹ tôi lãi
rất ít. Chúng tôi không đủ khả năng thuê nhân viên giao hàng”, nữ sinh
viên Viện Bách khoa Hồ Bắc cho biết.
Cao giúp bố giao tủ lạnh cho khách từ 6 năm trước, khi cô còn là học sinh cấp 2.
“Chiếc
tủ lạnh đó không quá nặng. Tôi thử vác trên lưng và thấy trọng lượng có
thể kiểm soát được. Kể từ đó, tôi giúp cha giao hàng khi rảnh rỗi”, Cao
nói.
Cho đến nay, Cao vận chuyển hơn 1.000 tủ lạnh và các thiết
bị gia dụng hạng nặng khác cho khách. Mỗi lần giao hàng, cha đều đi sau
cô.
“Chiếc tủ lạnh nặng nhất tôi có thể cõng trên lưng là 70 kg,
nhưng tôi chỉ đưa được lên tầng đầu tiên. Sau đó, tôi không thể leo lên
các tầng cao hơn. Làm công việc này cũng cần có kỹ năng. Tôi nghĩ mình
nắm được cách làm sau khi thực hiện nhiều lần. Thường ngày, tôi giao 1-2
tủ lạnh cũng không thấy mệt”, Cao kể.
Cao Youyuan giúp bố mẹ chuyển tủ lạnh và đồ gia dụng nặng khác cho khách hàng từ năm cấp 2. Ảnh: The Paper.
Ông
Cao Xiangjun lo lắng trước khối lượng công việc chân tay mà con gái
phải đảm nhận. Người cha từng đưa con đi kiểm tra sức khỏe cách đây vài
năm.
Sau khi bác sĩ xác định con gái ông hoàn toàn khỏe mạnh, ông mới đồng ý để cô tiếp tục.
“Tôi
cảm thấy nhẹ nhõm vì có cô con gái ngoan ngoãn và biết điều như vậy.
Tôi cũng muốn nói với con rằng hãy giữ gìn sức khỏe và học hành chăm chỉ
ở trường”.
Đoạn video Cao cõng tủ lạnh trên lưng đến căn hộ của
khách hàng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, khiến nhiều người
thán phục.
“Cô ấy là người con tuyệt vời. Cô ấy có trái tim thật đẹp!”, một người nói.
Người khác lại tỏ ra lo lắng: “Cô gái, bê vác nặng quá sẽ đau thắt lưng đấy. Giữ sức khỏe nhé”.
Trong
khi đó, Cao chia sẻ: “Những bình luận của người dùng Internet khiến tôi
cảm động, nhưng tôi không cảm thấy tự hào về mình vì đó là điều tự
nhiên khi tôi làm điều này”.
“Tôi lớn lên chứng kiến cha mẹ làm việc
rất vất vả mỗi ngày. Đôi khi, họ bận rộn đến nỗi không có thời gian để
ăn cơm. Vì vậy, giúp đỡ cha mẹ là điều khá bình thường đối với tôi”, cô
nói thêm **********
Nhà hàng Trung Quốc gọi món bằng mã QR, vợ chồng 80 tuổi phải ra về
Đinh Phạm
7–8 minutes
Nhà
hàng ở Thượng Hải (Trung Quốc) gây tranh cãi khi chỉ cho khách gọi món
bằng cách quét mã QR, không có thực đơn giấy, The Paper đưa tin.
Ông
Xia (80, sống tại Thượng Hải) đã chia sẻ sự bức xúc khi vợ chồng ông
tới một nhà hàng trong trung tâm thương mại nhưng "không thể ăn", bởi
nơi này chỉ cho phép gọi món bằng quét mã QR.
Theo đó, nhà hàng
Guimanlong tại Zhengda Plaza - nơi ông định dùng bữa tối - yêu cầu thực
khách phải "quét mã QR để đặt món". Tuy nhiên, vợ chồng ông dùng điện
thoại đời cũ, ít hiểu về công nghệ.
"Lúc đó, cả tôi và bà xã đều
hoang mang nên gọi một phục vụ khác. Hỏi đi hỏi lại, người này vẫn yêu
cầu chúng tôi phải quét mã mới gọi được đồ ăn", ông Xia chia sẻ.
Bất lực
Cuối cùng, trước quy định cứng nhắc của cửa hàng, hai ông bà phải đi về.
"Chúng
tôi già rồi, căn bản chẳng biết quét mã QR. Tôi thường trả tiền mặt khi
ra ngoài mua đồ, đi tàu điện ngầm hay ăn uống", ông nói, thở dài bày tỏ
sự thất vọng.
Phóng viên The Paper đã tới nhà hàng để tìm hiểu thực hư câu chuyện.
Giờ
cao điểm buổi tối, rất nhiều khách đứng xếp hàng chờ đợi bên ngoài. Một
phục vụ chào đón các khách mới đến và nói: "Bạn vui lòng quét mã QR để
đọc thực đơn và gọi món".
Quy định chỉ cho đặt món qua quét mã QR của nhà hàng gây nhiều tranh cãi.
Ngay lối vào của nhà hàng cũng dựng một tấm biển lớn, in mã với dòng ghi chú "Quét WeChat để gọi món".
Phóng
viên đã mở WeChat trên điện thoại di động và sau khi "quét", một giao
diện hiện ra, hiển thị dòng chữ "điền số điện thoại di động của bạn để
lấy thông tin thành viên, ghi lại thông tin tiêu thụ và phát hành ưu
đãi". Phải bấm vào "Cho phép", khách mới có thể vào trang đặt món.
Phóng
viên đã hỏi một số nhân viên phục vụ nhà hàng, họ đều cho biết ở đây
không cung cấp thực đơn giấy, chỉ có thể gọi món bằng cách quét mã bằng
điện thoại di động, đây là "kênh duy nhất".
Người phục vụ cũng cho biết thêm đây là quy định thống nhất của công ty và nhà hàng nào mở ở Thượng Hải cũng vậy.
Để
xác minh thêm, phóng viên đã gọi điện đến các chi nhánh khác và nhận
được câu trả lời giống nhau: không cung cấp menu giấy và phải quét mã để
đặt hàng.
Qin Yubin, đối tác cấp cao của Công ty luật Shan Thượng
Hải, cho biết hành động của nhà hàng đã gây thiệt hại nhiều quyền và
lợi ích của người tiêu dùng.
Việc "quét mã để đặt hàng" là chấp nhận được, nhưng nếu điều đó là bắt buộc và là cách "duy nhất" thì "không thể chấp nhận".
Bên
cạnh đó, "quét mã để đặt món ăn" của nhà hàng cũng bị nghi ngờ đang thu
thập quá mức thông tin cá nhân của người tiêu dùng. Nếu chỉ gọi đồ ăn
thì không cần thu thập số điện thoại di động của khách.
Công nghệ phải phục vụ người lớn tuổi
Xã
hội Trung Quốc đang già đi nhanh chóng. Theo dữ liệu điều tra mới nhất
được công bố vào tháng 5/2021, 264 triệu người ở Trung Quốc từ 60 tuổi
trở lên, chiếm 18,7% dân số. Trong đó, có 190,6 triệu người từ 65 tuổi
trở lên (13,5%).
Khi số người từ 50 tuổi trở lên ngày càng tăng
cao và tỉ lệ sinh chậm lại, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu nghĩ đến
kế hoạch dài hạn, nhắm vào nhu cầu của thế hệ người dùng Internet lớn
tuổi.
Chính phủ nước này đã yêu cầu các trang web và ứng dụng
thiết kế lại theo hướng thân thiện với người cao tuổi, chẳng hạn như
phông chữ lớn hơn và xóa quảng cáo bật lên.
Không gian kỹ thuật số của Trung Quốc được yêu cầu phải chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi. Ảnh: CMN.
Vài
năm gần đây, WeChat giới thiệu nhiều tính năng hữu ích, khuyến khích sử
dụng tài khoản gia đình để giúp đỡ các thành viên lớn tuổi. Họ mở các
khóa hướng dẫn sử dụng ứng dụng và mua sắm trực tuyến.
Vào tháng
2, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc yêu cầu các công ty gọi xe lớn như
Didi, Dida nâng cấp ứng dụng của họ, cho phép người cao tuổi dễ dàng đặt
taxi.
Trong vài năm tới, không gian kỹ thuật số của Trung Quốc sẽ
tiếp tục chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi. Các nhà tiếp
thị cũng phải chú ý đến thói quen sinh hoạt và mua sắm của những cụ
ông, cụ bà.
Nhiều năm gần đây, câu chuyện người lớn tuổi ở đất
nước tỷ dân cảm thấy bất an, cô đơn ngày càng được quan tâm. Các nhà xã
hội học tại đất nước tỷ dân khẳng định phải thay đổi rất nhiều điều để
người già không cảm thấy lạc lõng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
************
Tội ác che giấu 12 năm sau vụ thi thể trong thùng sắt
Trung QuốcÁn
mạng bí ẩn về một thi thể bị phi tang trong thùng sắt, trôi dạt ở bờ
sông năm 2008 khiến cảnh sát mất 12 năm mới tìm ra sự thật.
Ngày
21/6/2008, một người đi đánh cá phát hiện vật thể màu xanh lam trôi nổi
gần bờ sông ở quận Khương Yển, thành phố Thái Châu, tỉnh Giang Tô. Lại
gần, anh ta nhận ra đó là một chiếc thùng sắt lớn, dài 1-2 m. Dùng gậy
tre cạy khe hở trên thùng, anh ta hoảng hốt nhìn thấy một thi thể đã
biến dạng bên trong.
Theo cảnh sát, chiếc thùng được bịt kín ba
mặt, một mặt được hàn các song sắt giống như cái lồng. Sau khi vớt thùng
lên bờ, bác sĩ pháp y xác nhận trong lồng là một thi thể nữ, khó nhận
dạng do bị ngâm nước lâu ngày.
Nạn
nhân khoảng 25 đến 28 tuổi, cao khoảng 1,6 m, bị đặt vào thùng trong tư
thế nằm nghiêng và cuộn tròn, mặc quần áo đầy đủ. Nguyên nhân tử vong
là ngạt thở, trên cổ nạn nhân vẫn quấn sợi dây điện dài. Theo độ phân
hủy của thi thể, nạn nhân đã chết khoảng một tuần trước. Bác sĩ pháp y
còn phát hiện nạn nhân đang mang thai khoảng tháng thứ bảy.
Điều
tra hiện trường, cảnh sát tìm thấy trên lan can cầu cao tốc phía trên
sông có vết trầy xước. Họ suy đoán thủ phạm lái xe chở thùng sắt chứa
thi thể nặng hàng chục kg đến đây phi tang.
Dựa trên kích thước
của chiếc thùng, cảnh sát nhận định phương tiện thủ phạm sử dụng phải là
loại xe năm chỗ trở lên hoặc xe tải. Kết hợp với thời điểm tử vong của
nạn nhân, cảnh sát thu thập các video giám sát từ ngày 1/6 đến 21/6 tại
nhiều cổng thu phí quanh hiện trường vụ án. Tuy nhiên, kết quả điều tra
không khả quan vì lượng xe qua lại quá nhiều.
Sau một tháng tìm
hiểu, các ngôi làng xung quanh nơi xảy ra vụ việc không phát hiện người
mất tích. ADN của nạn nhân không có kết quả đối chiếu phù hợp trong cơ
sở dữ liệu của bộ công an, cho thấy không ai đến báo án.
Do bị
ngâm nước nhiều ngày, da tay, da chân của nạn nhân về cơ bản đã bong ra,
dấu vân tay, dấu chân bị tổn hại nghiêm trọng, rất khó phục hồi với
công nghệ lúc bấy giờ.
Nhiều tháng trôi qua, việc xác định danh tính nạn nhân và tìm kiếm phương tiện của thủ phạm đều không có tiến triển.
Cảnh
sát Thái Châu mời các chuyên gia phục dựng diện mạo nạn nhân, gửi ảnh
đến hơn 80.000 đồn cảnh sát trên toàn quốc, đồng thời kiểm tra dữ liệu
dân số về phụ nữ mất tích ở nhiều tỉnh thành, liên tục đối chiếu ADN với
cơ sở dữ liệu người mất tích quốc gia. Với nhiều nỗ lực trong 12 năm,
danh tính của thi thể trong thùng sắt vẫn là bí ẩn.
Năm 2020, Bộ
Công an Trung Quốc triển khai chiến dịch truy bắt tội phạm để giải quyết
các án mạng tồn đọng, vụ thi thể trong thùng sắt 12 năm trước cũng nằm
trong số đó.
Nhờ tiến bộ của công nghệ điều tra tội phạm, dấu vân
tay của nạn nhân đã được khôi phục thành công vào ngày 23/5. Kết quả đối
chiếu cho thấy dấu vân tay này trùng khớp với dấu vân tay của một phụ
nữ tên Uông Lệ ở tỉnh An Huy.
Chỉ hai tháng trước khi vụ án xảy ra
vào năm 2008, Lệ bị cảnh sát địa phương tạm giữ vì tội tham gia đánh
bạc và bị lấy dấu vân tay.
Quê
nhà Lệ chỉ còn người bố 90 tuổi, hai anh trai quanh năm làm thuê ở
Giang Tô. Khi cảnh sát liên lạc, một người anh tỏ ra ngạc nhiên: "Em gái
tôi ư? Nó qua đời năm 2008, chúng tôi biết mà". Câu nói thứ hai của anh
trai Lệ khơi dậy sự nghi ngờ của cảnh sát: "Em gái tôi chết vì xuất
huyết khi mang thai ngoài tử cung".
Khi đến Giang Tô, cảnh sát
biết được manh mối quan trọng. 12 năm nay, gia đình luôn cho rằng Lệ
chết vì khó sinh nên chưa bao giờ báo cảnh sát. Đó là lý do nhà chức
trách không tìm thấy kết quả phù hợp trong cơ sở dữ liệu về người mất
tích suốt nhiều năm.
Tuy nhiên, khi cảnh sát hỏi về nguồn gốc
thông tin Lệ qua đời, hai người anh tỏ ra chần chừ, không muốn hợp tác
điều tra. Sau nhiều lần thuyết phục, họ mới chịu nói ra tên một người
đàn ông là Ngô Quân, đến từ thành phố Vô Tích, là tài xế xe tải.
Khoảng
năm 2006, sau khi ly hôn, Lệ đến Vô Tích làm nhân viên massage, sau đó
quen biết Quân và chung sống cùng nhau. Đều bận mưu sinh nên hai người
anh không mấy khi liên lạc với Lệ, mãi đến năm 2008, họ nghe một đồng
hương nói nhìn thấy Lệ đang mang bầu.
Tết Nguyên đán năm 2009, Lệ
không về quê, điện thoại di động bị tắt. Hai người anh thấy lạ nên cùng
đến Vô Tích tìm. Vì không biết địa chỉ chính xác, họ tìm kiếm suốt ba
ngày mới gặp được bạn trai của em gái trong một quán trà. Quân báo cho
họ tin dữ là Lệ đã qua đời vì mang thai ngoài tử cung gây xuất huyết, di
thể đã được hỏa táng.
Vì trước đó Lệ cũng từng bị mang thai ngoài
tử cung và suýt chết, họ không nghi ngờ lời Quân nói. Ngoài ra, thái độ
của Quân rất chân thành, thậm chí còn đưa họ 50.000 nhân dân tệ như một
khoản bồi thường. Hai anh em cầm tiền rời đi, kể từ đó họ không gặp lại
Quân và cũng không quan tâm em gái được chôn cất ở đâu.
Qua điều
tra, cảnh sát phát hiện Quân có một chiếc xe tải do anh ta đứng tên vào
năm 2008, chiếc xe này từng đi qua nơi vứt xác vào thời điểm xảy ra vụ
án.
Ngày 24/5/2020, Quân bị bắt. Hắn thú nhận mọi chuyện trong quá trình thẩm vấn.
Theo
lời khai, Quân có vợ con nhưng vẫn muốn nuôi tình nhân. Sau khi quen
Lệ, Quân thuê nhà cho người tình ngay trong khu dân cư gia đình hắn đang
sống để tiện qua lại. Đến năm 2008, Lệ báo tin có bầu, ép Quân ly hôn
nếu không sẽ làm ầm ĩ.
Trưa 15/6/2008, Quân đến nhà trọ ăn cơm
cùng Lệ, hai người lại cãi vã về việc ly hôn. Nhìn tình nhân kêu gào đe
dọa sẽ đi gặp vợ hắn để tố cáo, Quân giận dữ lao tới bóp cổ.
Thấy Lệ nằm bất động dưới sàn, Quân sợ cô vẫn còn thở nên tìm một sợi dây điện để tiếp tục siết cổ.
Ngày
16/6, Quân đến cửa hàng cơ khí đặt làm chiếc thùng sắt. 23h hôm đó, hắn
lái xe tải chở thùng chứa thi thể đi vứt xuống sông dưới cầu đường cao
tốc ở Thái Châu.
Biết sớm muộn cũng bị bắt, Quân đệ đơn ly hôn rồi
rời khỏi nhà vì sợ ảnh hưởng đến các con. Hắn không ngờ vẫn được tự do
suốt 12 năm, nhưng luôn phải sống trong lo sợ. Khi cảnh sát tìm đến,
Quân cho biết cảm thấy nhẹ nhõm.
Tuệ Anh (Theo Toutiao, 163)
**********
Hình ảnh cuối của nữ streamer Hàn bị vứt xác dưới mương ở Campuchia
Hình
ảnh trích từ CCTV cho thấy BJ Ah Yeong mặc áo phông đen, quần thể thao
và bước vào một tòa nhà. Nữ streamer qua đời ngày 4/6.
Ngày 15/6, tờ Top Star News
đưa tin đoạn phim CCTV của BJ Ah Yeong trước khi qua đời được công bố.
Trong video, Ah Yeong mặc áo phông ngắn tay màu đen và quần thể thao,
bước vào tòa nhà một mình. Cảnh sát cũng thu thập được bộ đồ này khi tìm
thấy thi thể của Ah Yeong tại một mương nước ở ngoại ô tỉnh Kandal
(Campuchia) vào 6/6.
Cũng trong ngày 15/6, tờ Nypost đưa tin tòa án Campuchia truy tố cặp vợ chồng người Trung Quốc tội danh “giết người kèm theo tra tấn”.
BJ
Ah Yeong đến Campuchia vào 2/6 với mục đích đi du lịch cùng một người
quen. Cô qua đời sau khi được tiêm một loại chất lỏng hoặc huyết thanh
tại bệnh viện do hai nghi phạm Lại (nam, 30 tuổi) và họ Thái (nữ, 39
tuổi) điều hành.
Hình ảnh trích từ CCTV ghi lại cảnh Ah Yeong bước vào tòa nhà một mình. Ảnh: Chosun.
Nhật báo Rasmei Kampuchea
cho biết 2 nghi phạm thừa nhận hành vi vứt xác Byun Ah Yeong nhưng phủ
nhận sát hại cô. Nghi phạm khai khi Byun Ah Yeong đến phòng khám của họ
truyền dịch, tiêm huyết thanh vào 4/6, cô đột ngột lên cơn co giật và
tắt thở. Sau khi Byun Ah Yeong tử vong, vợ chồng nghi phạm dùng xe riêng
chở xác nạn nhân đến tỉnh Kandal để phi tang.
Cũng có nghi vấn Ah Yeong bị hành hung do được cô tìm thấy với khuôn mặt sưng tấy nghiêm trọng. Theo tờ Chosun,
cảnh sát Campuchia đang tiếp tục điều tra xem liệu Ah Yeong có bị
thương trước khi qua đời hay không. Cảnh sát cho rằng phải khám nghiệm
tử thi để xác định nguyên nhân cái chết, nhưng gia đình tang quyến phản
đối việc này.
Ah Yeong (sinh năm 1990) là một streamer nổi tiếng
đang hoạt động trên nền tảng Afreeca TV. Cô có hàng trăm nghìn người
theo dõi trên trang cá nhân.
**********
Bản án tranh cãi của kẻ hiếp dâm trong trường học
6–8 minutes
Trung QuốcNgao
Tường tấn công tình dục, sát hại nữ sinh 19 tuổi trong nhà vệ sinh,
nhưng không bị kết án tử hình khiến gia đình nạn nhân bức xúc, năm 2011.
Lương
Vinh Thái sinh năm 1992, là sinh viên của Học viện Công nghệ Đông Hoản,
tỉnh Quảng Đông. Hơn 8h ngày 21/11/2011, tranh thủ trước giờ lên lớp,
Thái nhắn tin cho bạn trai đang học ở thành phố khác. Lúc 8h28, cô nói
muốn đi vệ sinh và tạm dừng cuộc trò chuyện.
Mãi không thấy Thái
quay lại, nữ sinh cùng lớp thấy lạ, gọi điện thì phát hiện tắt máy. Hết
tiết một, người bạn vào nhà vệ sinh gần nhất tìm nhưng thấy cửa khóa,
nghĩ rằng bị hỏng nên đến nhà vệ sinh khác tìm.
Sắp đến giờ học mà
vẫn không thấy Thái đâu, người bạn đành quay lại lớp trước. Sau khi hết
tiết thứ hai vào hơn 10h, cô tiếp tục tìm kiếm, lúc này cửa nhà vệ sinh
bị khóa đã mở, nhưng buồng trong cùng không mở được. Dự cảm có chuyện
chẳng lành, nữ sinh chạy đi nhờ giáo viên, bạn học giúp đỡ. Khi cửa mở,
họ thấy Thái khỏa thân nằm trong vũng máu, đã tử vong.
Khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân có nhiều vết thương chí mạng ở đầu và bị bóp cổ.
Nhân
viên quét dọn cho biết, sáng nay khi lau sàn hành lang, cô loáng thoáng
nghe thấy tiếng kêu cứu nên gõ cửa nhà vệ sinh để kiểm tra. Một nam
sinh trong đó nói chỉ vào hút điếu thuốc rồi ra ngay. Chuyện này thường
xảy ra ở trường nên cô không hỏi thêm. Về tiếng kêu cứu, cô cho rằng
nghe nhầm nên bỏ đi.
Một lúc sau, nhân viên quét dọn mở cửa nhà vệ
sinh nhưng không ngửi thấy mùi khói thuốc mà là một mùi tanh nhàn nhạt.
Nghĩ đây là nhà vệ sinh nữ, có thể ai đó đến kỳ kinh nguyệt nên cô
không nghĩ nhiều.
Nam sinh trong lời kể của nhân viên quét dọn
được xác định là nghi phạm. Cảnh sát tập trung điều tra các nam sinh
trong trường, phát hiện một nam sinh năm cuối tên là Ngao Tường rời
trường sau án mạng, điện thoại không liên lạc được.
Nữ sinh cùng
lớp với nạn nhân cho biết, khi tìm người giúp mở cửa buồng vệ sinh, cô
từng nhờ một nam sinh ở lối vào hành lang, người này chính là Tường,
nhưng bị hắn phớt lờ.
Trước khi cảnh sát ở Đông Hoản lần ra manh
mối, ba ngày sau án mạng, cảnh sát ở Quảng Châu thông báo Tường ra đầu
thú, thừa nhận tấn công tình dục và giết hại một nữ sinh trong trường.
Tường
là con nhà giàu ở Nội Mông Cổ, có ông nội là lãnh đạo cấp cao của một
công ty xây dựng, bố là tổng giám đốc công ty bất động sản. Tường lớn
lên trong sự cưng chiều của gia đình, được nhiều bạn học yêu thích. Lên
cấp ba, hắn có bạn gái, từng "nếm trái cấm" nhưng mối quan hệ không kéo
dài.
Sau khi một mình đến Đông Hoản học đại học, Tường khó hòa
nhập với trường lớp mới. Hắn bực tức vì chưa bao giờ được các nữ sinh để
mắt tới, suốt bốn năm không có mối tình nào.
Hồ sơ điều tra cho
thấy trước án mạng, từ ngày 1 đến 20/11/2011, Tường đã tấn công tình dục
5-6 nữ sinh trong trường nhưng không nạn nhân nào nhìn thấy mặt mũi
hắn, đồng thời do mặc cảm nên không ai dám trình báo.
Sáng 21/11,
Tường đến trường nhưng không lên lớp. Hắn bỏ băng bịt mắt, dao gọt hoa
quả và các công cụ phạm tội khác đã mua từ trước vào cặp sách, đi về
phía khu nhà dạy học tìm kiếm con mồi.
Không lâu sau, Tường nhìn
thấy Thái một mình chạy vào nhà vệ sinh nên lập tức bám theo. Hắn khóa
cửa, đeo găng tay và khẩu trang, tấn công nữ sinh ngay khi cô bước ra
buồng vệ sinh. Sợ bị nhận ra, hắn bắt nạn nhân đeo bịt mắt.
Trong
lúc phạm tội, Tường đặt dao xuống đất, không ngờ bị Thái chớp thời cơ
kêu cứu, đồng thời vùng vẫy chộp lấy con dao. Tường vội bịt chặt miệng
nạn nhân, đập đầu xuống đất. Thái liều mạng phản kháng nhưng bị kẻ tấn
công to lớn hơn khống chế.
Khi nạn nhân tử vong, Tường khóa buồng
vệ sinh giấu thi thể, bình tĩnh dọn dẹp hiện trường. Hắn còn quay lại
tòa nhà dạy học để thám thính tình hình. Lúc này, bạn của Thái đang đi
tìm, tình cờ nhờ Tường mở giúp cửa buồng vệ sinh. Biết chuyện sắp bại
lộ, Tường phớt lờ cô gái rồi nhanh chóng rời khỏi trường, chạy thẳng đến
Quảng Châu.
Trên phiên tòa xét xử vào ngày 12/3/2012, Tường khai
rằng: "Đầu thú đối với tôi là một loại giải thoát. Tôi cảm thấy bỏ trốn
không thể giải quyết vấn đề. Sau nhiều ngày suy nghĩ, đầu thú là lựa
chọn duy nhất của tôi".
Phiên tòa gây tranh cãi vì được xét xử kín
tại nơi tạm giam Tường, bố mẹ Thái không được thông báo tham dự cả
phiên xét xử và tuyên án.
Ngày 24/5/2012, tòa án trung cấp Đông
Hoản đưa ra phán quyết sơ thẩm, tuyên Tường phạm tội tấn công tình dục
và cố ý giết người, kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án hai năm.
Sáng
25/5, bố Thái là ông Lương Hiển Bân chia sẻ phán quyết của tòa và tiết
lộ nội tình vụ án trên trang cá nhân, thu hút sự chú ý lớn.
Trước
những nghi vấn về việc Tường được xử nhẹ, phía tòa án giải thích rằng
bản án thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. Việc xét xử kín là đúng quy
định, nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người bị hại. Tuy nhiên, họ không
giải thích việc bố mẹ nạn nhân không được thông báo tham dự.
Theo
tòa, Tường được xem xét tình tiết giảm nhẹ vì tự nguyện đầu thú, tuổi
còn trẻ, phạm tội dưới tác động của ham muốn tình dục và chỉ thực hiện
hành vi giết người khi nạn nhân "có hành vi phản kháng dữ dội". Trước
tòa, Tường bày tỏ hối hận và chủ động yêu cầu bố mẹ bồi thường hơn
500.000 nhân dân tệ cho gia đình Thái.
Ông Bân không chấp nhận lời
giải thích tòa đưa ra, cho rằng Tường từng nhiều lần phạm tội, gây án
với thủ đoạn ác liệt, có chuẩn bị từ trước. Ông đề nghị Tường bị kết án
tử hình, lập tức thi hành.
Sau khi nhận được phán quyết, ông Bân
lập tức nộp đơn kháng cáo lên viện kiểm sát thành phố, tuy nhiên viện
kiểm sát bác đơn vì cho rằng kết quả xét xử như vậy là thỏa đáng.
Ông
Bân tiếp tục kháng cáo. Ngày 7/1/2013, TAND cấp cao của tỉnh Quảng Đông
xem xét lại vụ án, tuyên bố giữ nguyên bản án ban đầu.
Ông
Bân tỏ thái độ về phán quyết cuối cùng của tòa: "Bị cáo quấy rối các nữ
sinh cùng trường trong thời gian dài, bi kịch sớm muộn gì cũng xảy ra.
Tại sao một người như vậy có thể tiếp tục sống, con gái tôi lại phải
chết?".
Năm 2016, Tường được giảm án từ tử hình xuống tù chung thân. Năm 2018, bản án tiếp tục được giảm còn 25 năm tù.
Tuệ Anh (Theo Toutiao, 163, Sohu)
**********
Hai lần cướp tiệm vàng trong 10 ngày
Tiền GiangNgô Thanh Trang, 25 tuổi, khai nợ nần cờ bạc nên hai lần vào tiệm vàng vờ hỏi mua rồi cướp dây chuyền, lắc tay.
Ngày 15/6, Trang bị Công an huyện Chợ Gạo tạm giữ hình sự để điều tra hành vi Cướp giật tài sản, theo Điều 171 Bộ luật Hình sự.
Trang
khai gần đây chơi cờ bạc qua mạng bị thua, nợ nhiều người. Để có tiền
trả nợ, ngày 5/6, anh ta mặc áo khoác, đeo khẩu trang chạy xe máy đến
tiệm vàng Ngọc Minh (xã Bình Phan) vờ hỏi mua vàng. Trang sau đó giật
sợi dây chuyền 10 chỉ vàng 24K rồi lên xe tẩu thoát.
Hôm
sau, anh ta bán tang vật được hơn 53 triệu đồng. Trả nợ 30 triệu đồng,
Trang tiếp tục dùng số tiền còn lại đánh bạc và thua sạch.
Nghi phạm khai với thủ đoạn tương tự đã cướp giật chiếc lắc 10 chỉ vàng 18K tại tiệm vàng Hồng Thủy 2, xã Song Bình, hôm 27/5.
Nam An
************
Vụ kiện rúng động nước Mỹ: Ai bảo vệ trẻ khi bị cha mẹ bạo hành?
7–9 minutes
Khi
con 3 tuổi bị cha bạo hành khiến bị liệt, người mẹ ba lần kiện chính
quyền với lý do biết mà không ngăn chặn song tòa án cho rằng "thiệt hại"
này không phải lỗi của nhân viên nhà nước.
Ngày
11/11/2015, Joshua Deshaney, người thiểu năng trí tuệ 36 tuổi, trút hơi
thở cuối cùng ở Muskego, Wisconsin. Cuộc đời thiệt thòi và đau buồn của
Joshua Deshaney làm nhói lòng nhiều người Mỹ suốt 4 thập kỷ và nếu không
vì may mắn, rất có thể, cậu đã chết từ khi 4 tuổi.
Năm 1980, khi
cha mẹ ly hôn, cậu bé một tuổi được tòa tuyên về ở với cha, Randy. Thời
đó, việc các tòa án Mỹ tuyên quyền giám hộ trẻ sơ sinh cho người cha
không quá lạ.
Khác với thế kỷ 19, con cái được coi là tài sản của
người cha. Người cha thường được quyền nuôi con khi ly hôn. Khi nhà nước
pháp quyền ra đời, tiêu chuẩn "những năm đầu đời" bắt đầu được áp dụng,
trao quyền nuôi con cho người mẹ trong những năm đầu đời.
Sau
này, một tiêu chuẩn khác ra đời, dựa trên "lợi ích tốt nhất của đứa
trẻ", bất chấp người chăm sóc đứa bé là cha, hay mẹ, ở bất cứ giai đoạn
nào của cuộc đời. Điều này có nghĩa dù đứa bé ở giai đoạn sơ sinh, nhưng
nếu người mẹ có điều kiện chăm sóc không tốt bằng người cha, chính
quyền vẫn sẽ trao quyền nuôi con cho người cha. Đó là lý do, Randy với
điều kiện kinh tế, thể chất tốt hơn, được tòa trao quyền nuôi con.
Hai
cha con chuyển đến Wisconsin và không lâu sau Randy tái hôn. Năm 1982,
cuộc hôn nhân thứ hai lại tan vỡ. Randy liên tục bị vợ hai tố với chính
quyền về việc đánh đập, bạo hành con riêng. Joshua khi đó mới 3 tuổi.
Sở Phúc lợi Xã hội Quận Winnebago (DSS) bắt đầu điều tra. Randy phủ nhận các cáo buộc. Quận cũng không có hành động gì.
Tháng
1/1983, Joshua đến bệnh viện cấp cứu với những vết bầm tím khắp người.
Bác sĩ điều trị tin rằng cậu bị bạo hành. Họ báo cho DSS, một nhóm nhân
viên chăm sóc trẻ em được tập hợp để giải quyết vụ việc.
Joshua
tạm thời được quản thúc trong bệnh viện trong ba ngày. Song không có cáo
buộc nào chống lại Randy được DSS đưa ra. Hết 3 ngày, Joshua lại về với
cha.
Quận khi đó chỉ khuyến nghị để cậu bé Joshua đi học tại
trường mầm non, còn Randy nên dự các buổi tư vấn về chăm sóc con cái.
Ngoài ra, một nhân viên xã hội được giao nhiệm vụ theo dõi Joshua thông
qua các chuyến thăm nhà.
Trong năm sau, nhân viên phúc lợi này đến
thăm Joshua khoảng 20 lần, đôi khi ghi lại những vết sưng tấy và bầm
tím ở đầu và khắp cơ thể cậu bé. Cô cũng báo cáo rằng Randy chưa bao giờ
đăng ký cho Joshua vào trường mầm non hoặc tham gia các buổi tư vấn
chăm con.
Joshua đến phòng cấp cứu hai lần nữa, với nhiều vết
thương nghiêm trọng hơn. Dù nhân viên phúc lợi nói lo sợ cho tính mạng
của Joshua, nhưng chính quyền bang vẫn không có hành động can thiệp vào
mối quan hệ cha con độc hại này.
Cuối cùng, tháng 3/1984, cậu bé
bốn tuổi rơi vào trạng thái hôn mê sau trận đòn nặng. Joshua được cấp
cứu. Cuộc phẫu thuật não khẩn cấp cho thấy một loạt xuất huyết do chấn
thương ở đầu gây ra trong thời gian dài.
Cậu bé thoát hôn mê nhưng
bị tổn thương não nghiêm trọng khiến cậu bị liệt vĩnh viễn và bị thiểu
năng trí tuệ. Joshua phải được đưa vào viện chăm sóc toàn thời gian đến
hết đời.
Randy cùng năm đó bị buộc tội Bạo hành trẻ em và bị kết án 4 năm tù, nhưng thực tế chỉ chấp án được 20 tháng, được ân xá.
Thất
vọng với mức án, mẹ của Joshua, Melody, đệ đơn kiện DSS vì đã không
giải cứu Joshua khỏi cha mình trước trận đòn định mệnh khiến cậu bé gần
như liệt não.
Melody cáo buộc quận Winnebago và các nhân viên xã
hội của quận đã không can thiệp và bảo vệ cậu bé khỏi bạo lực mà họ hoàn
toàn nhận thức được. Cô cho rằng, chính quyền đã giao cậu bé vào tay
người cha, do đó họ phải chắc chắn với việc anh ta có năng lực và điều
kiện chăm sóc cậu bé. Vì thế, khi Joshua bị bạo hành, ngoài người cha
thì chính quyền có lỗi rất nghiêm trọng.
"Nghiêm trọng nhất là
không hành động gì, khi nhận thức đầy đủ về tình hình nguy hiểm con tôi
đang gặp phải khi ở với cha", Melody nêu.
Việc kiện tụng của cô thất bại ở mọi cấp độ. Tháng 2/1989, vụ án được xét xử tại Tòa án Tối cao nhưng kết quả không thay đổi.
Bản
án ngày 22/2/1989 nêu "không thể phủ nhận sự thật của vụ án này là bi
thảm". Song việc các quan chức nhà nước không bảo vệ một cá nhân chống
lại bạo lực của cá nhân khác, không cấu thành hành vi vi phạm thủ tục tố
tụng của Hiến pháp. Tức là nhà nước, không có nghĩa vụ bảo vệ một đứa
trẻ, dưới sự hành hạ của cha nó.
"Đúng là trong một số trường hợp,
Hiến pháp áp đặt lên Nhà nước các nghĩa vụ chăm sóc và bảo vệ các cá
nhân cụ thể, nhưng không phải trường hợp này", bản án nêu. Vì Joshua
không bị DSS giam giữ nên DSS không bắt buộc phải bảo vệ cậu khỏi tổn
hại.
Bản án cho rằng, các thẩm phán và luật sư và toàn xã hội cảm
động, đồng cảm và đều muốn giúp mẹ con Joshua nhận được khoản bồi thường
thỏa đáng cho những thiệt hại nặng nề. "Nhưng trước khi chiều theo sự
thôi thúc cảm tính đó, một lần nữa cần nhớ rằng thiệt hại không phải do
bang Wisconsin gây ra mà do cha của Joshua", bản án nêu. Điều chính xác
nhất có thể nói về các quan chức nhà nước trong vụ án này là họ đã đứng
yên không làm gì khi đáng lẽ họ phải hành động tích cực hơn.
Tòa
án kết luận rằng bang không có trách nhiệm trong thương tổn của Joshua.
Mẹ Joshua lần thứ ba thua kiện. Cùng với phán quyết, Tòa khuyến cáo các
phụ huynh khác không nên "đua" nhau kiện tụng theo xu hướng này trong
tương lai.
Quan điểm của bạn về phán quyết này?
Thời gian từ: 13/6
Trong
chín thẩm phán tòa tối cao, 6 người bỏ phiếu cho phán quyết này. Ba
thẩm phán phản đối, nhưng bản án được tuyên theo số đông. Trong số này, ý
kiến phản đối nổi tiếng nhất thuộc về thẩm phán Harry Andrew Blackmun.
"Joshua
tội nghiệp! Nạn nhân của các cuộc tấn công lặp đi lặp lại bởi người cha
vô trách nhiệm, đàn áp, hèn nhát và quá khích, bị bỏ rơi bởi những
người khác, đặt cậu bé vào tình thế nguy hiểm. Những người biết chuyện
gì đang xảy ra nhưng về cơ bản không làm gì ngoại trừ "nghiêm túc ghi
lại vào hồ sơ", như tòa án đã nêu", ông ám chỉ DSS.
"Bản án là một
sự phản ánh đáng buồn về cuộc sống của người Mỹ và các nguyên tắc hiến
pháp và những tuyên bố đầy tự hào về "tự do và công lý cho tất cả mọi
người". Đứa trẻ này, Joshua DeShaney, nay sống nốt phần đời còn lại
trong trạng thái tàn tật và thiểu năng trí tuệ", thẩm phán viết.
Bản
án gây phẫn nộ trong cộng đồng bảo vệ trẻ em. Họ đổ lỗi quyết định này
đã đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho các phán quyết trong tương lai, không
chỉ trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.
"Nếu cảnh sát biết một vụ giết
người sắp xảy ra nhưng không làm gì để ngăn chặn thì sao? Tương tự như
việc chính quyền quận không hành động để giúp đỡ Joshua, cảnh sát sẽ
không trực tiếp gây ra cái chết, do đó không có trách nhiệm gì sao?", tờ
New York Times sau đó đăng trong một bài bình luận dài về vụ
kiện. "Phán quyết trong vụ kiện của Joshua đã để lại một di sản đầy ám
ảnh", tờ báo này nêu quan điểm.
Ba thập kỷ sau, đây vẫn là chủ đề
gây tranh cãi. Các tòa án cấp dưới đã trích dẫn nó hàng trăm lần, Tòa án
Tối cao thường xuyên được cộng đồng luật, giới tư pháp và các tổ chức
bảo vệ trẻ em yêu cầu xem xét lại vụ án nhưng chưa bao giờ có hồi đáp.
Hải Thư (Theo WP, Jstor, University of Chicago, US Supreme Court)
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .