Trang lá cải
Trang Lá cải ngày 24 -01 -2023.
Đâm vợ tử vong đêm 29 Tết vì đi chơi gọi mãi mới về
Ngày 24/1 (Mùng 3 Tết), thông tin từ VKSND Đắk Lắk xác nhận đối tượng đâm vợ tử vong vào đêm 29 Tết đã ra đầu thú sau một thời gian lẩn trốn.
Đối tượng được xác định là Nguyễn Hữu Tuyến (33 tuổi, ngụ phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột).
Theo thông tin ban đầu, chiều tối 20/1 (tức 29 Tết) chị T. (32 tuổi, vợ Tuyến) lái xe đi chơi. Thời điểm này, Tuyến ở nhà đã nhiều lần dùng điện thoại gọi để hối thúc chị T. về sớm. Tuy nhiên, chị T. về nhà khá muộn nên Tuyến đã ghen tuông và đôi bên xảy ra mâu thuẫn cãi vã.
Trong cơn nóng giận, Tuyến dùng tay chân đấm đá và dùng dao bấm đâm nhiều nhát vào bụng, ngực, đùi khiến người vợ gục xuống tại chỗ.
Dù được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên nhưng chị T. đã tử vong do thương tích quá nặng.
Riêng Tuyến sau khi gây án đã rời khỏi hiện trường và sau đó biết bản thân mình khó thoát tội nên đã đến cơ quan công an đầu thú.
Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
*************
Nữ chủ quán hiền lành bị sát hại dã man ngày cận Tết
Ngày 23/1 (mùng 2 Tết), Công an tỉnh Hà Giang đã có thông tin về vụ giết người, cướp tài sản xảy ra tại thôn Trung Tâm (xã Liên Hiệp, huyện Bắc Quang) khiến một phụ nữ tử vong với nhiều vết thương trên người.
Theo đó, sáng 18/1, người dân bàng hoàng phát hiện bà Tỉnh Thị L. (52 tuổi, ngụ xã Liên Hiệp) tử vong tại nhà riêng, trên cơ thể có nhiều thương tích.
Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang phối hợp các lực lượng chức năng liên quan, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Kết quả khám nghiệm cho thấy nạn nhân tử vong do bị vỡ xương sọ, đứt khí quản, thủng phổi...
Thời điểm xảy ra án mạng, trong nhà nạn nhân có dấu hiệu bị lục soát, đồ đạc vương vãi, mất một số tài sản có giá trị, nạn nhân sống một mình…
Theo cơ quan công an, án mạng gây hoang mang dư luận bởi hung thủ ra tay tàn độc, nhẫn tâm cướp đi sinh mạng của một người dân buôn bán hiền lành những ngày giáp Tết.
Trước tính chất phức tạp, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các lực lượng với quyết tâm cao nhất, truy bắt hung thủ gây án trong thời gian ngắn nhất.
Sau 12 tiếng đồng hồ kể từ khi nhận được tin báo, cơ quan công an đã xác định đối tượng nghi vấn là Mai Tường Trịnh (55 tuổi, ngụ xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang). Đây là đối tượng chưa có tiền án, tiền sự nhưng có nhiều biểu hiện bất minh tại thời điểm xảy ra án mạng.
Tại nhà riêng của đối tượng, các trinh sát phát hiện một số tang vật kim loại nghi là vàng 24k của nạn nhân, còn đối tượng đã nhanh chân lẩn trốn. Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ được huy động tham gia truy bắt.
**********
California: 7 người chết khi trong vụ bắn người hàng loạt thứ ba trong vòng 8 ngày
Có 7 người thiệt mạng trong hai vụ nổ súng liên quan với nhau vào thứ Hai 23/1 tại một cộng đồng duyên hải phía nam San Francisco, đánh dấu vụ giết người hàng loạt thứ ba ở California trong vòng 8 ngày, bao gồm vụ xả súng tại một vũ trường khiến 11 người thiệt mạng vào dịp Tết Nguyên Đán.
Cảnh sát trưởng quận hat San Mateo, Christina Corpus, cho biết cảnh sát đã bắt giữ một nghi phạm trong vụ xả súng hôm thứ Hai, Chunli Zhao, 67 tuổi, sau khi họ tìm thấy ông ta trong xe hơi của mình ở bãi đậu xe của sở cảnh sát.
Văn phòng Cảnh sát trưởng cho biết bốn người được phát hiện đã chết và người thứ năm bị thương do đạn bắn tại một trang trại. Cảnh sát cũng tìm thấy ba người khác bị giết tại một địa điểm khác cách đó vài kilomet. Cảnh sát tin rằng Zhao là một người lao động làm tại một trong những cơ sở trên và các nạn nhân cũng làm công ở đó, theo lời cảnh sát Corpus. Cho tới nay, cảnh sát chưa xác định được động cơ của vụ nổ súng.
Một loạt các vụ giết người hàng loạt trong dịp đầu năm mới đang gây sốc ở Hoa Kỳ. Đã có 6 vụ xảy ra trong vòng chưa đầy 3 tuần, khiến 39 người thiệt mạng. Ba vụ đã xảy ra ở California kể từ ngày 16/1, theo cơ sở dữ liệu được AP, USA Today và Đại học Northeastern tổng hợp.
Vụ nổ súng mới nhất xảy ra ở vùng ngoại ô Half Moon Bay, một thành phố cách San Francisco khoảng 48 km về phía nam.
Phó Thị trưởng Half Moon Bay Joaquin Jimenez cho biết các nạn nhân bao gồm những người lao động nông nghiệp người Trung Quốc và Mỹ Latinh. Một số người làm công tại một cơ sở sống trong khu vực nông trại và có thể có trẻ em chứng kiến vụ nổ súng, cảnh sát Corpus nói và cho biết hiện chưa rõ hai địa điểm diễn ra nổ súng có liên quan thế nào.
Văn phòng Cảnh sát trưởng nhận được báo cáo về vụ nổ súng lúc gần 2h30 chiều và đã tìm thấy bốn người chết vì bị bắn và người thứ năm bị thương ngay tại hiện trường đầu tiên. Ngay sau đó, cảnh sát tìm thấy thêm ba người nữa chết vì bị bắn tại địa điểm thứ hai gần đó, Đại úy Eamonn Allen cho biết trong một thông cáo báo chí.
Khoảng hai giờ sau, một phó cảnh sát trưởng phát hiện nghi phạm, Zhao, trong ô tô của ông ta đậu bên ngoài trạm cảnh sát trong một trung tâm mua sắm nhờ biển số xe, và đã bắt giữ ông này.
Một đoạn video về vụ bắt giữ cho thấy ba cảnh sát đã tiến đến một chiếc ô tô đang đậu với vũ khí đã được rút ra sẵn. Ông Zhao ra khỏi xe, và cảnh sát kéo ông xuống đất, còng tay và dẫn ông này đi. Một vũ khí đã được tìm thấy trong xe nghi phạm, các quan chức cho biết.
Sở cảnh sát tin rằng ông Zhao hành động một mình.
Half Moon Bay là một thành phố nông nghiệp nhỏ ven biển, nơi cư trú của khoảng 12.000 cư dân. Thành phố và khu vực xung quanh quận hạt San Mateo được biết đến với nghề trồng hoa và rau. Quận hạt này cho phép trồng cần sa ở một số khu vực nhất định.
Đây là một cộng đồng với đa số người da trắng và khoảng 5% dân số là người châu Á, theo dữ liệu về điều tra dân số.
Thống đốc California Gavin Newsom cho biết trên Twitter rằng ông “đang ở bệnh viện gặp gỡ các nạn nhân của một vụ xả súng hàng loạt vào lúc tôi được thông báo về một vụ xả súng khác. Lần này là ở Half Moon Bay. Bi kịch nối tiếp bi kịch”.
'Avatar 2' đạt 2 tỉ USD
"Avatar 2" (Avatar: The Way of Water) vừa chinh phục mốc doanh thu 2 tỉ USD. James Cameron là đạo diễn duy nhất có 3 phim đạt mốc này, một thành tích rất khó lật đổ.
Thành tích 2 tỉ USD được ghi nhận cho Avatar 2 vào sáng ngày 22-1 (theo giờ Mỹ). Con số đã được trang thống kê The Numbers cập nhật. Variety vừa đưa tin.
Đạo diễn James Cameron làm nên 3 trong số 6 bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Ông cũng là đạo diễn duy nhất có 3 phim vượt mốc 2 tỉ USD.
Ngả mũ trước James Cameron
Mới đây, khi truyền thông cho Avatar 2, James Cameron nhắc lại phát ngôn gây tranh cãi của ông: "Tôi là vua của thế giới".
Câu nói này nằm trong bài phát biểu nhận giải Oscar cho Titanic năm 1998. Câu nói khiến Cameron bị nhận xét là kiêu ngạo.
Nhưng hiện tại, Cameron giải thích đó chỉ là cách ông bộc lộ "niềm vui và sự phấn khích". Hơn nữa, "Tôi là vua của thế giới" là câu nói của nhân vật Jack (Leonardo DiCaprio) trong Titanic, khi anh đứng trước mũi tàu.
Câu nói thể hiện cảm giác tự do, phóng khoáng và tự tin mãnh liệt.
James Cameron không thực sự nhận mình là vua của thế giới. Ông chỉ đơn giản là trích dẫn bộ phim của chính mình.
Nhưng với thành tích hiện tại của Avatar 2, Cameron đích thị là ông vua phòng vé của thế giới.
"Avatar 2" gây tiếng vang hơn phim Marvel?
Như vậy, Avatar 2 vẫn xếp thứ 6 trong danh sách phim ăn khách nhất mọi thời đại. Nhưng hiện tại, phim sẽ sớm vượt lên cao hơn.
Hai cột mốc cần lật đổ là Avengers: Infinity War (2,048 tỉ USD, đứng thứ 5) và Star Wars: The Force Awakens (2,068 tỉ USD).
Avatar 2 đang gặp nhiều thuận lợi để lật đổ 2 phim trên. Phim vẫn vô đối tại phòng vé Bắc Mỹ và được chiếu tại Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán 2023.
Phần đầu tiên của Avatar, ra rạp cách đây 13 năm, vẫn là bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại với 2,9 tỉ USD. Avengers: Endgame theo sát phía sau ở vị trí thứ hai với 2,79 tỉ USD. Đứng thứ 3 là Titanic với 2,19 tỉ USD.
Nhưng với Avatar 2, thành tích 2 tỉ USD được coi là ấn tượng hơn so với các phim kể trên. Bởi phim đạt kỳ tích này trong thời hậu COVID-19. 2 tỉ USD là một tiêu chuẩn không tưởng với phim ảnh hậu COVID-19. Đã thế, Avatar 2 còn không được chiếu ở Nga - thị trường vốn hâm mộ cuồng nhiệt phần 1.
Những khó khăn đó giờ trở thành những mảng màu đẹp trên bức tranh phòng vé toàn kỳ tích của Avatar 2.
Disney hiện giữ bản quyền Avatar sau khi mua lại 20th Century Fox vào năm 2019. Hãng đã chi khoảng 460 triệu USD để sản xuất và quảng bá Avatar: The Way of Water. Điều này khiến Avatar 2 trở thành một trong những bộ phim đắt đỏ nhất từ trước đến nay.
************
Cả ngàn người Việt xem diễn hành Tết ở Little Saigon
Phóng sự ảnh: Văn Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Cả ngàn người đổ về đại lộ Bolsa, hay đại lộ Trần Hưng Đạo, vào sáng Mùng Một Tết Quý Mão, Chủ Nhật, 22 Tháng Giêng, xem cuộc Diễn Hành Tết với chủ đề “Xuân Hy Vọng.”
Năm nay cuộc diễn hành do chính thành phố Westminster tự tổ chức, chứ không phải do các hội đoàn trong cộng đồng Little Saigon đứng ra như những năm trước.
Diễn Hành Tết là một truyền thống đã có hơn 20 năm của Westminster, có mục đích vinh danh văn hóa của người Mỹ gốc Việt tại Little Saigon, Orange County, nơi có cộng đồng Việt Nam đông nhất hải ngoại, còn được gọi là “thủ phủ của người Việt hải ngoại.”
**************
Cuộc truy lùng người đàn bà tàn độc
TP HCMNgười phụ nữ tu tại gia được hàng xóm yêu quý, kính trọng nhưng đã không may rơi vào cái bẫy của Nguyễn Hồng Loan, bị sát hại, cướp tài sản.
"Cửa nhà không có dấu hiệu bị phá, nhiều khả năng hung thủ là người quen của nạn nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 50 tuổi", cán bộ Đội trọng án - Phòng cảnh sát Hình sự (PC02, Công an TP HCM) kể về lần tiếp nhận vụ án mạng hơn 4 năm trước.
Sáng ngày đầu tháng 8/2018, con hẻm nhỏ trên đường Kênh Tân Hoá, phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú, nhốn nháo, vây kín căn nhà cấp 4 của bà Nhàn. Nạn nhân tu tại gia, sống một mình và thường xuyên giúp đỡ những người khó khăn.
"Khi chúng tôi có mặt, nền nhà nạn nhân loang vết máu. Thi thể người phụ nữ tại nhà tắm có hàng chục vết đâm, đồ đạc bị xáo trộn. Có thể nạn nhân chống cự rất nhiều trước khi chết", điều tra viên cho biết. Hơn 70 triệu đồng, xe máy, điện thoại iPhone của bà Nhàn không còn.
Người đầu tiên phát hiện án mạng là sư thầy tại ngôi chùa ở quận 10. Ông cho biết, bà Nhàn đã hẹn nhà chùa sáng hôm đó sẽ đến làm công quả nhưng mọi người chờ mãi không thấy. Sư thầy nhiều lần gọi điện nhưng không ai bắt máy. "Alo...", giọng người phụ nữ lạ vang lên ở cuộc gọi cuối cùng. Nhưng khi sư thầy bảo "cho gặp bà Nhàn" thì bên kia ngắt máy, rồi không gọi được. Ông nghi ngờ có chuyện chẳng lành nên tìm đến nhà bà Nhàn, phát hiện án mạng.
Theo sư thầy, người đàn bà nghe điện thoại nói giọng miền Tây, cỡ tuổi trung niên. Cảnh sát đã khoanh vùng, triệu tập nhiều nghi can, trích xuất camera an ninh quanh khu vực... nhưng chưa thể xác định được hung thủ.
Nghi vấn án mạng do động cơ thù oán cá nhân được cảnh sát loại bỏ, bởi nhiều năm qua bà Nhàn được đánh giá là sống hiền hòa, thường xuyên làm công quả tại các ngôi chùa trong thành phố, những người khó khăn khi tìm đến đều được nữ tu giúp đỡ.
Cảnh sát tập trung điều tra theo hướng bà Nhàn bị sát hại để cướp tài sản vì nạn nhân chỉ sống một mình. Hung thủ có thể là người quen, được chủ nhà mở cửa cho vào... "Người dân cho biết khoảng một tháng trước có người phụ nữ trung niên, phốp pháp, nhiều lần ra vào nhà bà Nhàn", cán bộ điều tra kể.
Rà soát các mối quan hệ của nạn nhân, cảnh sát phát hiện Nguyễn Hồng Loan, 48 tuổi, ngụ gần hẻm nhà nạn nhân, có biểu hiện khả nghi nhất. Bà ta có đời sống phức tạp, từng có tiền án và thời gian qua thiếu nợ của nhiều nhóm. Thỉnh thoảng Loan đến nhà bà Nhàn nói chuyện, bàn luận về việc tu hành. Tuy nhiên, khi cảnh sát tìm đến thì Loan đã không còn ở đó.
Nhiều trinh sát PC02 cùng Công an quận Tân Phú đến những nơi mà Loan có thể trốn. Gần 3 tuần sau ngày gây án, nghi can bị phát hiện khi đang lẩn trốn trong căn nhà ở tỉnh Vĩnh Long. Khi bị cảnh sát bao vây, Loan uống thuốc trừ sâu tự tử nhưng bị ngăn chặn.
Hồ sơ vụ án thể hiện, Loan từng bị tuyên phạt 9 năm tù về tội Giết người vào năm 2005. Bốn năm sau, được đặc xá tha tù trước hạn, không có công việc ổn định, bà ta lao vào cờ bạc, vay mượn tiền của nhiều người và không có khả năng chi trả.
Loan biết nữ tu sống một mình, có nhiều tài sản nên nảy sinh ý định giết bà này để cướp. Thực hiện kế hoạch, tối 1/8/2018, Loan đến nhà bà Nhàn giả vờ xin được xuống tóc tu, tìm về cửa Phật để "quên hết quá khứ và cuộc sống khó khăn hiện tại". Tưởng thật, chủ nhà hẹn Loan 4h sáng hôm sau làm lễ xuống tóc.
Đến hẹn, Loan mang theo dao và túi quần áo cá nhân đến nhà bà Nhàn. Chủ nhà mở cửa đưa bà ta vào, cắt tóc rồi dẫn ra phía sau rửa mặt. Chờ lúc bà Nhàn không để ý, Loan bất ngờ rút dao đâm nạn nhân liên tiếp, tử vong tại chỗ. Hung thủ lục tìm lấy khoảng 70 triệu đồng, 3 sổ tiết kiệm, điện thoại rồi bỏ trốn bằng xe máy của nạn nhân. Do nhiều người gọi đến điện thoại của bà Nhàn, Loan đập vỡ rồi vứt bỏ, đồng thời đốt sim điện thoại cùng 3 sổ tiết kiệm cướp được.
Trong phiên xử ngày 5/8/2019, Loan thừa nhận mọi hành vi, khóc bày tỏ ân hận và xin gia đình nạn nhân tha thứ. Em gái bà Nhàn cho biết không yêu cầu bị cáo bồi thường chi phí mai táng và thiệt hại, chỉ xin lại những tài sản đã bị Loan cướp để làm từ thiện.
TAND TP HCM đánh giá hành vi phạm tội của Loan mang tính côn đồ, tàn độc, cùng lúc phạm nhiều tội, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng... nên tuyên phạt mức án tử hình về các tội Giết người và Cướp tài sản.
**************
Lòng tham của gã thợ mộc gây ra vụ vỡ hụi chấn động Trung Quốc
Lý Thất Phong là thợ mộc nổi tiếng ở huyện Nhạc Thanh, tỉnh Chiết Giang vì tay nghề cao hiếm có, tính hiền lành, uy tín cao. Đầu những năm 1980, Phong biết đến mô hình "tài hụi", hiệp hội hỗ trợ kinh tế cộng đồng, qua một người bạn, được người này khoe có thể kiếm rất nhiều tiền.
Theo đó, một người có uy tín sẽ đóng vai trò khởi xướng và mời thành viên tham gia góp hụi. Tất cả người tham gia tài hụi phải đóng tiền trước, chủ hụi gom lại rồi đưa tiền cho thành viên có nhu cầu. Người nhận phải trả lãi.
Phong thấy hay, về làng khởi xướng mô hình này; lúc đầu chỉ phát triển trong một số ít người, góp tiền, giúp đỡ lẫn nhau lành mạnh. Song Phong tham vọng lớn, giương khẩu hiệu: "Trăm người, mỗi người một trăm nhân dân tệ, một trăm hụi mới mỗi tháng".
Từ đây, mỗi người cần trả 11.600 nhân dân tệ trong tháng đầu tiên để trở thành "hụi viên". Sau hai tháng, "hụi viên" có thể nhận được 9.000 nhân dân tệ tiền lãi mỗi tháng và tiền gốc trước đó vẫn là của họ. Sau một năm, "hụi viên" chỉ cần trả 3.000 nhân dân tệ mỗi tháng để tiếp tục hưởng lãi suất 9.000 nhân dân tệ mỗi tháng.
Dù 11.600 nhân dân tệ là số tiền lớn vào thời điểm đó. Nhưng khoản lãi tháng 9.000 nhân dân tệ đã thực sự khiến nhiều người mờ mắt. Có uy tín ở địa phương, Phong được vô số người tìm đến. Họ dè dặt hỏi "liệu chắc không?", và được Phong vỗ ngực đảm bảo. Mấy lời này của Phong đóng vai trò rất lớn khiến người nào cũng vững lòng vững dạ tìm cách xoay sở đủ 11.600 nhân dân tệ để trở thành "hụi viên".
Nhà Phong lúc nào cũng nườm nượp người mang tiền đến xếp hàng đợi đăng ký, không chỉ người ở Nhạc Thanh mà khắp vùng lân cận. Mỗi người nộp tiền xong sẽ nhận thẻ thành viên và một cuốn sổ bằng bàn tay, ghi thông tin hụi viên và lộ trình nhận lãi, đóng dấu riêng có chữ ký của Phong để hai tháng sau mang đến nhận lãi.
Ngoài vợ chồng Phong, tổ hụi còn có 3 kế toán, 5 thủ quỹ và 4 vệ sĩ. Sự phát triển của "tài hụi" ngày càng nhanh và phí thành viên ngày càng được đẩy lên.
Có người ở huyện Thái Châu thuê hẳn thuyền mang 760.000 nhân dân tệ đến gửi hụi ở chỗ Phong. Trước việc ùn ùn mang tiền đến, Phong thậm chí không có thời gian đếm tiền, vì vậy anh ta chỉ lấy thước để đo hoặc lấy cân để cân.
Khi phí thành viên tăng lên, Phong cũng tạo cơn sốt ảo, khiến việc trở thành hụi viên ngày một có vẻ khó khăn, đặc quyền. Nhiều người thậm chí còn phải hối lộ, tặng quà, sản vật hàng chục nghìn nhân dân tệ để được Phong "cho phép đóng tiền" đăng ký hụi viên.
Phong lập các tổ hụi nhỏ dưới quyền, chỉ định nhiều trưởng hụi cấp hai, cho phép tự do phát triển tổ hụi với điều kiện phải chia phần trăm cho mình.
Năm 1986 ở Nhạc Thanh có tổng 1.346 tổ hụi và tổ lớn nhất đã lên tới hơn 12.000 người. Giai đoạn 1985-1987, hơn 300.000 người ở 9 quận Ôn Châu đã tham gia. Số tiền thanh toán cho thành viên lên tới 1,2 tỷ nhân dân tệ và ngày càng có nhiều biến thể của chơi hụi, như hụi ngắn, hụi siêu ngắn, hụi trọn đời, hụi hai thế hệ, hụi thừa kế...
Khi này, mô hình bắt đầu bộc lộ bất trắc khi phần lớn mọi người đều đổ tiền vào mong nhận lãi, không mấy người muốn vay. Việc trả lãi 9.000 nhân dân tệ cho mỗi hụi viên dần khó có thể duy trì. Mô hình kim tự tháp của Phong lấy tiền người sau trả người trước đứng trước bờ vực sụp đổ.
Đúng lúc này, vợ chồng Phong đột ngột biến mất không dấu vết. Người Ôn Châu rơi vào cuộc hỗn loạn chưa từng có. Hàng chục nghìn người xông tới nhà các chủ hụi đòi nợ, la hét, dọa giết, sau đó kéo nhau đến trụ sở cơ quan công quyền gào khóc.
Các cửa hàng đồng loạt đóng cửa, nhà máy ngừng sản xuất do từ công nhân, giám đốc đến bác sĩ, giáo viên, cán bộ chính quyền đều đang bận đi đòi nợ. Cuộc sống bình thường của hơn 80.000 gia đình bị gián đoạn. Hàng trăm trường tiểu học buộc phải nghỉ. Huyện Nhạc Thanh như rơi vào đại loạn.
Các hụi viên mất tiền rơi vào trạng thái tâm lý cực đoan khi trói chủ hụi vào cột, đánh và dọa giết. Văn phòng Công an huyện Nhạc Thanh thống kê hơn 1.000 chủ hụi đã bị người dân giam giữ bất hợp pháp trong thời gian này.
Ngoài ra, 200 người đã bỏ trốn, hơn 140 ngôi nhà bị phá hủy và hơn 80.000 gia đình phá sản. Nhiều chủ hụi quá sợ hãi, áp lực đã chủ động đến công an xin được vào tù nương náu.
Ngày 14/2/1986, chính quyền Nhạc Thanh vào cuộc dẹp loạn, ra thông báo nghiêm cấm các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Công an Nhạc Thanh cùng ráo riết truy tìm vợ chồng Phong. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng vào cuộc điều tra về tài hụi của hắn.
Nhóm điều tra tìm thấy 146 hộp tiền mặt trong nhà của Phong, chứa 29 triệu nhân dân tệ và thu hồi 9 triệu nhân dân tệ các khoản vay bên ngoài của hắn. Số tiền phần nào bù đắp thiệt hại cho 300.000 nạn nhân nhưng hành vi của Phong vẫn gây thiệt hại gần 2 triệu nhân dân tệ.
Ngoài ra, một chủ hụi đầu đàn khác tên Trịnh Nhạc Phần cũng được xác định bỏ trốn trong vụ vỡ hụi tương tự. Quy mô hoạt động của Phần còn lớn hơn Phong. Ngoài thành phố Ôn Châu, Phần còn mở rộng ở Giang Tô, Sơn Đông, Tân Cương và nhiều tỉnh phía đông khác.
Chính quyền Ôn Châu và các tỉnh này đồng loạt gửi "báo động" cho chính quyền trung ương. Phần và vợ chồng Phong bị truy nã toàn quốc. Sau hơn 4 tháng trốn chạy, vợ chồng Phong bị bắt ngày 4/5/1986 ở Thiên Tân. Hai tháng sau, Phần bị tóm ở tỉnh Giang Tô. Dù vậy, tiền của các hụi viên hầu như không thể lấy lại được.
Những "con rắn đầu đàn" bị bắt nhưng việc kết tội khá khó do pháp luật Trung Quốc lúc đó chưa có quy định rõ ràng về loại tội phạm kinh tế mới này.
Trung Quốc đang trong thời kỳ cải cách hệ thống kinh tế, các hình thức tài chính tư nhân như vậy vẫn chưa thể được xác định là sai hay đúng. Thậm chí một số lãnh đạo Ôn Châu còn cho rằng kiểu hiệp hội tương trợ tài chính này đã có lịch sử lâu đời.
Cuối cùng, sau khi thảo luận chung giữa các cơ quan công quyền, ngày 12/1/1989, Tòa án Nhân dân Trung cấp Ôn Châu phán quyết vợ chồng Phong và Phần phạm tội Lừa đảo. Phong và Phần bị tuyên tử hình, vợ Phong 10 năm tù.
Hải Thư (Theo Toutiao, Zhuanlan, China Times)
***************
Vụ trộm tranh từ giếng trời khét tiếng lịch sử Canada
Bảo tàng Mỹ thuật Montreal (MMFA) được thành lập vào năm 1860 ở thành phố Québec, bắt đầu trưng bày tác phẩm nghệ thuật vào cuối những năm 1880 nhờ những nhà tài trợ quyên góp. Tuy nhiên, bảo tàng dần sa sút trong những năm 1960, khi các nhà tài trợ bắt đầu rời khỏi thành phố vì lo ngại phong trào ly khai Québec. Đầu những năm 1970, bảo tàng buộc phải cắt giảm tài chính, chuyển từ cơ sở tư nhân nghiêm ngặt sang một tổ chức phi lợi nhuận bán công.
Bảo tàng từng hai lần bị trộm tấn công. Năm 1933, một kẻ trốn trong bảo tàng qua đêm đã chuyển 14 bức tranh cho một kẻ khác qua cửa sổ mở trong nhà vệ sinh nữ. Bảo tàng nhận được giấy đòi tiền chuộc 10.000 USD. Ba tháng sau, hai tờ báo lần lượt nhận được một nửa bức tranh qua đường bưu điện. Một ghi chú đi kèm cho biết nếu không trả khoản tiền chuộc bằng 25% tổng giá trị các bức tranh còn lại, chúng cũng sẽ được trả lại dưới dạng những mảnh nhỏ.
Cuối cùng điều này đã không xảy ra. Kẻ ăn cắp vặt Paul Thouin, bị bắt sau khi trộm một toa tàu chở hàng, thú nhận là thủ phạm khi bị thẩm vấn và dẫn cảnh sát đến nơi chôn giấu các bức tranh.
Năm 1960, một nhóm cướp có vũ trang định đánh cắp vài bức tranh của Van Gogh trong một cuộc triển lãm đặc biệt tại bảo tàng. Chúng thất bại nhưng kịp chạy trốn mà không bị lộ danh tính.
Vào kỳ nghỉ lễ Ngày Lao động năm 1972, bảo tàng bị tấn công lần thứ ba. Lúc này, các lãnh đạo cấp cao đều đang đi nghỉ ở nước ngoài. Bảo tàng đang trong quá trình mở rộng và cải tạo tòa nhà chính xây từ năm 1913 trên phố Sherbrooke.
Theo cảnh sát, ngay sau nửa đêm về sáng ngày 4/9/1972, ba người đàn ông tập trung trước bảo tàng, đi đến bức tường phía tây. Một người trong đó đi loại ủng chuyên dụng để trèo lên cột điện, sau đó chuyển sang một cái cây bên cạnh bảo tàng và bám lên mái nhà. Anh ta tìm thấy một cái thang và hạ nó xuống cho hai người khác leo lên.
Khi đã ở trên mái nhà, cả nhóm đi đến giếng trời được che phủ bởi một tấm nhựa trong quá trình sửa chữa. Giếng trời không được đặt bất kỳ báo động nào vì tấm nhựa đã khiến nó bị vô hiệu hóa. Nhóm trộm mở giếng trời và hạ một sợi dây nylon dài 15 m xuống tầng hai.
Chúng mất gần một tiếng rưỡi để vào được bên trong. Ngay sau đó, khoảng 1h30, một trong ba nhân viên bảo vệ trực ban chạm trán với nhóm trộm khi vào bếp để lấy trà. Chúng đeo mặt nạ trượt tuyết, liên tiếp bắn súng ngắn lên trần nhà để đe dọa và bắt bảo vệ nằm xuống sàn. Tiếng ồn kéo đến hai bảo vệ khác, nhưng đều không thể chế ngự được nhóm trộm. Cả ba bị đưa đến một hội trường, bị trói và bịt miệng.
Một tên cướp cầm khẩu súng ngắn Smith & Wesson cỡ nòng 38 đứng canh, hai tên còn lại lấy các bức tranh, đồ trang sức, tượng nhỏ từ tủ trưng bày và mang đến bộ phận vận chuyển của bảo tàng. Sau khi phát hiện một bảo vệ có chìa khóa xe tải, chúng quyết định chạy trốn bằng xe.
Ba tên thoát ra bằng một cửa phụ, nhưng chuông báo động vang lên. Chúng phải bỏ lại một nửa số tang vật, chạy bộ xuống phố Sherbrooke.
Một tiếng sau vụ trộm, khoảng 3h sáng, một bảo vệ tự cởi trói thành công và gọi điện báo cho Bill Bantey, giám đốc quan hệ công chúng của bảo tàng. Bill bảo anh ta gọi cảnh sát.
Sau khi kiểm tra các khung tranh bị gãy, các tủ trưng bày bị đập vỡ và đống lộn xộn mà nhóm trộm để lại, Bill phát hiện 18 bức tranh và 38 món đồ khác đã bị lấy mất. Họ ước tính giá trị của các tác phẩm bị đánh cắp là hai triệu USD.
Tất cả tranh bị đánh cắp là của các nghệ sĩ châu Âu từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Trong số 38 món đồ trang sức và tượng nhỏ, có một chiếc đồng hồ vàng thế kỷ 18 từng thuộc sở hữu của vợ ngài thị trưởng đầu tiên của Montreal, một chiếc hộp đính kim cương có chốt tráng men màu xanh của Pháp thế kỷ 19, hai mặt dây chuyền của Tây Ban Nha thế kỷ 17.
Cuối buổi sáng hôm đó, Bill tổ chức họp báo, xác định tất cả tác phẩm bị đánh cắp và mô tả cách nhóm trộm đột nhập bảo tàng. Vụ trộm được đưa lên trang nhất của nhiều tờ báo lớn khắp Mỹ và Canada vào sáng hôm sau. Cảnh sát cũng đưa ra cảnh báo với các cửa khẩu dọc biên giới Mỹ để đề phòng những tên trộm hoặc kẻ nào đó muốn đưa tang vật đến New York.
Tuy nhiên, ý đồ mượn sự chú ý từ dư luận để thu thập manh mối về nhóm cướp của cảnh sát thất bại vì hai sự kiện lớn liên tiếp xảy ra trong thời gian đó: vụ phóng hỏa ở quán Blue Bird Café ngày 1/9 khiến 37 người chết; vụ nhóm khủng bố người Palestine bắt cóc, sát hại 11 vận động viên Israel ở làng Olympic tại Munich (Đức) ngày 5/9. Kết quả là những tin tức khác về vụ trộm tranh ít được ưu tiên trên các phương tiện truyền thông.
Từ lời khai của các bảo vệ, cảnh sát biết được hai trong số ba tên trộm cao khoảng 1,68 m, hai kẻ nói tiếng Pháp và một kẻ nói tiếng Anh.
Đội điều tra nhận thấy sự tương đồng giữa vụ trộm bảo tàng với vụ trộm khác cùng xảy ra ở khu vực Montreal. Vào ngày 30/8, ba tên trộm đột nhập nhà nghỉ mùa hè của một gia đình giàu có bằng cách leo lên vách đá cao 200 m từ một chiếc xuồng máy dừng trên hồ, đánh cắp những bức tranh tổng trị giá 50.000 USD. Các nhân chứng cho biết chúng đội mũ trùm đầu, hai người nói tiếng Pháp và một người nói tiếng Anh.
Đặc điểm của những tên trộm cộng với kỹ năng leo trèo khiến đội điều tra tin rằng những tên trộm liên quan đến cả hai vụ án đều là người địa phương và có thể là cùng một nhóm. Bên cạnh đó, hiểu biết của chúng về lỗ hổng bảo mật ở giếng trời khiến cảnh sát đặt giả thuyết bảo tàng có "tay trong" hỗ trợ bọn trộm.
Tuy nhiên, sau khi điều tra tất cả công nhân liên quan, cảnh sát không tìm thấy bằng chứng họ đã truyền tin cho ai đó có khuynh hướng phạm tội. Kế hoạch trốn chạy sơ sài của nhóm trộm cũng lật đổ giả thuyết có "tay trong".
Kẻ trộm có thể đã biết hệ thống báo động ở giếng trời bị ngắt trong quá trình dò đường trước khi hành động. Khoảng hai tuần trước, có người báo cáo bắt gặp hai người đàn ông ngồi trên ghế trên mái nhà, đeo kính râm và hút thuốc. Họ tự nhận là nhân viên bảo tàng. Nhưng sau vụ trộm, điều tra viên không thể tìm thấy những chiếc ghế trên mái nhà. Tương tự, không có dấu vân tay hoặc bằng chứng nào khác được để lại trên thang hoặc dây nylon.
Điều tra viên suy đoán, những tên trộm có thể đang tìm cách bán tranh cho các nhà sưu tập tư nhân để trưng bày trong nhà. Cảnh sát gặp khó vì những kẻ buôn bán tác phẩm nghệ thuật không chịu tiết lộ thông tin kinh doanh nếu không có trát hầu tòa hoặc lệnh bắt.
Trong vòng một tuần sau vụ trộm, giám đốc bảo tàng David Carter nhận được một cuộc điện thoại được cho là của một trong những tên trộm. Một người đàn ông có giọng châu Âu khàn khàn chỉ đường cho David đến một bốt điện thoại gần Đại học McGill, tìm thấy một trong những mặt dây chuyền bị đánh cắp ở gần đó.
Ngay sau đó, một phong bì màu nâu được gửi đến bảo tàng chứa ảnh chụp những bức tranh bị đánh cắp. Những tên trộm đòi 500.000 USD, khoảng 1/4 giá trị của các tác phẩm, sau đó chúng hạ xuống một nửa.
Để chứng minh đang có những bức tranh, chúng chỉ dẫn giám đốc an ninh của bảo tàng đến tủ khóa ở Nhà ga Trung tâm Montreal, bên trong có bức "Landscape with Buildings and Wagon" của họa sĩ Jan Brueghel the Elder. Đây là bức tranh duy nhất tìm lại được trong số những bức tranh bị đánh cắp cho đến nay.
Khoảng một tháng sau, cảnh sát lên kế hoạch gài bẫy nhóm trộm bằng cách đóng giả người mua tranh, nhưng bị chúng phát hiện, dừng đàm phán.
Vài tháng sau khi bảo tàng đóng cửa để thực hiện dự án cải tạo kéo dài ba năm vào tháng 5/1973, một người gọi điện cho thành viên hội đồng quản trị của bảo tàng nói sẽ tiết lộ nơi cất giấu tranh với giá 10.000 USD. Phía bảo tàng giao tiền như thỏa thuận, nhưng không nhận lại được bức tranh nào. Từ đó không còn cuộc đàm phán nào về tiền chuộc.
Năm 1973, Bill Bantey tổng hợp thông tin chi tiết về những bức tranh bị đánh cắp bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, phân phối rộng rãi trong cộng đồng nghệ thuật quốc tế với hy vọng các nhà sưu tập không mua tác phẩm bị đánh cắp. Bảo tàng cũng treo thưởng 50.000 USD cho ai giúp tìm lại các bức tranh.
Năm 1992, nhân kỷ niệm 20 năm vụ trộm, đài phát thanh Canada đưa tin rằng các công ty bảo hiểm ước tính giá trị của những bức tranh đã lên tới 20 triệu USD. Số tiền treo thưởng cũng được đẩy lên 100.000 USD. Phía cảnh sát Montreal tăng thêm một triệu USD tiền thưởng vào năm 1999.
Năm 2009, Giám đốc bảo tàng Paul Lavallée cho rằng có thể các bức tranh đã bị phá hủy để không bị sử dụng làm bằng chứng chống lại những người sở hữu chúng. Nhưng điều tra viên tin rằng chúng có thể đã qua tay các nhà môi giới không biết tranh bị đánh cắp hoặc không quan tâm điều này, và được bán cho những nhà sưu tập giữ chúng ở chế độ riêng tư, vì họ không thể bán ra.
Năm 2011, Bảo tàng Mỹ thuật Montreal lại bị trộm vào tháng 9 và tháng 10. Tên trộm lần lượt lấy một bức phù điêu và một tượng đá cẩm thạch được định giá tổng cộng 1,3 triệu USD. Đến 2013, cảnh sát tìm được bức phù điêu nhưng danh tính kẻ trộm và tung tích tượng đá vẫn còn là bí ẩn.
Tuệ Anh (Theo CBC, Montrealgazette)
***************
Bi kịch của người đàn bà 10 năm công khai ngoại tình
Trung QuốcTiểu Lệ biệt tích 4 tháng, hằng ngày vẫn nhắn tin nói chuyện với gia đình song không bao giờ gọi điện thoại. Người nhà nghi có kẻ đã mạo danh cô.
Một ngày tháng 5/2012, một người đàn ông đứng hồi lâu trước cổng cục công an huyện Phù Lương, thành phố Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, rồi mới đi vào. Anh ta trình báo vợ là Tiểu Lệ đã mất tích 4 tháng. Lần cuối người này từ 4/1.
Tiểu Lệ là nhân viên cửa hàng điện thoại di động ở huyện Phù Lương, tính tình cởi mở, quan hệ xã hội rất rộng. Chồng Lệ làm nghề lái xe tải đường dài, không có nhiều thời gian ở nhà. Hơn bốn tháng nay, dù Lệ mất tích nhưng vẫn thường xuyên nhắn tin nên chồng mới không trình báo.
Sau khi Lệ mất tích, một số điện thoại lạ tự xưng là Lệ cách vài ngày lại nhắn tin cho chồng, em gái và con gái Lệ. Theo nội dung tin nhắn, Lệ đã đến Giang Tô mở xưởng làm ăn, quyết tâm 3 năm kiếm được 500.000 nhân dân tệ mới về nhà.
Nội dung tin nhắn rất tinh tế, Lệ dặn chồng phải chú ý lái xe an toàn, dặn con gái phải học hành chăm chỉ, hỏi em gái kinh doanh cửa hàng thế nào, chứng tỏ người bên kia biết rất rõ tình hình gia đình Lệ. Nhưng mỗi khi người nhà gọi lại số này thì đều bị từ chối kết nối hoặc bấm nghe xong lại kết thúc.
Theo kết quả điều tra, tối 4/1 Lệ ra ngoài không mang hành lí, ra đến đầu ngõ liền lên chiếc ôtô không rõ biển số. Điều này nói rõ khó có khả năng Tiểu Lệ bỏ nhà đi, và chiếc ô tô con đó liên quan.
Điều tra về lịch sử liên lạc của Lệ, cảnh sát phát hiện, số điện thoại cuối cùng liên lạc với cô là một số có đuôi 4533. Số này được mua tại chính cửa hàng nơi Lệ làm việc, không đăng kí chứng minh thư, và đặc biệt nhất là số này chỉ liên lạc với duy nhất một mình Lệ.
Từ những thông tin này, cảnh sát nhận định chủ nhân của số điện thoại này rất có thể là chủ chiếc xe đã đón Lệ đi, đồng thời cũng có thể là tình nhân bí mật.
Khi cảnh sát hỏi về việc này, chồng Lệ ấp úng một lát, cuối cùng mới nói mình vẫn biết vợ mình ngoại tình, không những thế, việc này đã kéo dài hơn 10 năm nay. Người đàn ông đó tên là Vương Lục, là cán bộ trung cấp tại một công ty nhà nước lớn ở huyện Phù Lương.
Đã có tên có tuổi, cảnh sát nhanh chóng tìm được Lục, hỏi về Lệ. Anh ta không phủ nhận, còn kể cho cảnh sát chuyện. Quan hệ của họ kéo dài suốt 12 năm, đối với Lục, mối tình này là kỷ niệm rất đẹp.
Năm 1999, Lục được điều về nông thôn ở huyện Phù Lương công tác, quen Tiểu Lệ mới hơn 20 tuổi. Trong mấy tháng sau đó, Lục lái xe lên huyện lị làm việc, hai lần gặp Lệ xin đi nhờ vào huyện lị. Qua nói chuyện, Lục phát hiện Lệ còn là đồng hương của mình. Quan hệ đồng hướng khiến hai người bỗng cảm thấy gần gũi hơn rất nhiều.
Sau đó, Lệ còn vay tiền Lục hai lần, lần đầu 600, lần sau 1.200 nhân dân tệ. Hai người nhanh chóng trở thành tình nhân, dù cả hai đều đã có gia đình. Tưởng như đó chỉ là một mối tình thoáng qua, không ngờ lại kéo dài suốt hơn 10 năm.
Cảnh sát chỉ xác định được hai đối tượng tình nghi. Một người là chồng Lệ, bị vợ phản bội hơn 10 năm, chồng Lệ có nhẫn nhịn được không, hay đây chính là động cơ sát hại vợ? Người thứ hai là Lục, mới quen đã cho vay tiền, từ đó đến nay Lục còn phải cho Lệ vay thêm bao nhiêu nữa? Có phải Lục muốn thoát khỏi Lệ nên đã sát hại Lệ?
Hai người đều có động cơ giết người, sau khi phân tích cặn kẽ, cảnh sát tạm thời gác lại tình nghi đối với chồng Lệ. Nguyên nhân là chồng Lệ quá yếu đuối, đã cam chịu chuyện này hơn 10 năm, không có lí do gì tự dưng lại nổi điên giết vợ.
Nhưng thái độ của Lục cũng rất bình tĩnh tự nhiên, hết giờ làm vẫn đi khiêu vũ, không có vẻ gì hoang mang. Chẳng lẽ việc Tiểu Lệ mất tích không có quan hệ với cả hai người này?
Trong lúc nói chuyện với cảnh sát, Lục cũng nói từ năm 2011, tình cảm giữa mình và Lệ đã nhạt dần. Nguyên nhân là trong lúc gặp Lục, Lệ vẫn thường xuyên nhắn tin, gọi điện với người khác. Lục nghi ngờ Lệ đã có một nhân tình mới.
Tuy nhiên đây chỉ là nghi ngờ của Lục, cảnh sát cũng có cách nào xác định người đàn ông thứ ba này có thật sự tồn tại hay không.
Để làm rõ người nhắn tin có phải là Lệ hay là người khác mạo danh, cảnh sát nhờ con gái Lệ nhắn tin, hỏi xem mình sinh nhật ngày nào. Tuy nhiên bên kia không hề trả lời tin nhắn, từ đó số điện thoại này cũng không còn hoạt động nữa. Khả năng rất lớn là Lệ đã bị hại.
Hai tháng sau khi chồng Lệ báo án, em gái Lệ đột nhiên lại nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ, vẫn tự xưng là Tiểu Lệ, nói mình đã có thai, đang phải dưỡng thai, bác sĩ bảo phải nằm trên giường cả ngày. Còn cha của cái thai chính là tình nhân Vương Lục. Chẳng lẽ Tiểu Lệ mất tích sáu tháng thực sự là vì đã có thai với tình nhân?
Cảnh sát lập tức tra thông tin số điện thoại này. Nơi bán vẫn là một cửa hàng điện thoại ở huyện Phù Lương. Do mới mua không lâu, chủ cửa hàng còn nhớ hình dáng người mua. Đó là một người đàn ông trung niên, dáng người hơi béo. Cảnh sát nghe xong lập tức nghĩ ngay đến Lục.
Ba ngày sau, em gái Lệ lại nhận được tin nhắn. Thời gian này cảnh sát vẫn bí mật theo dõi Lục, bên kia vừa báo có tin nhắn, bên này đã lập tức khống chế Lục. Trong túi quần Lục là chiếc điện thoại vừa dùng để gửi tin nhắn.
Theo lời khai của Lục, Lệ đã bị sát hại từ ngày 4/1, thi thể chôn ở một vườn trà. Hôm đó hai người hẹn gặp nhau, sau khi lên xe, Lệ hỏi vay Lục 150.000 nhân dân tệ. Lục là người có địa vị nhưng số tiền này cũng khá lớn. Hơn nữa biết rõ là Lệ sẽ không bao giờ trả, cho nên Lục đã từ chối.
Lệ thấy vậy bắt đầu bóng gió sẽ tiết lộ chuyện của hai người khiến Lục thân bại danh liệt. Trong lúc nóng giận, Lục bóp cổ tình nhân, nhân lúc đêm tối mang thi thể đi chôn.
Để che giấu tội ác, Lục mua SIM điện thoại mới, lợi dụng ưu thế biết rõ thông tin gia đình Lệ sau nhiều năm cặp kè, đóng giả Lệ liên lạc với người nhà. Hơn bốn tháng sau, cảnh sát vẫn tìm đến, hắn mua SIM khác, tìm cách đánh lạc hướng cảnh sát là Lệ đã đi trốn để sinh con. Không ngờ động tác thừa này lại khiến cảnh sát tin chắc Lệ đã bị hại, giăng bẫy chờ sẵn, khiến Lục nhanh chóng sa lưới.
Khang Diệp (Theo Toutiao**************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá cải ngày 24 -01 -2023.
Đâm vợ tử vong đêm 29 Tết vì đi chơi gọi mãi mới về
Ngày 24/1 (Mùng 3 Tết), thông tin từ VKSND Đắk Lắk xác nhận đối tượng đâm vợ tử vong vào đêm 29 Tết đã ra đầu thú sau một thời gian lẩn trốn.
Đối tượng được xác định là Nguyễn Hữu Tuyến (33 tuổi, ngụ phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột).
Theo thông tin ban đầu, chiều tối 20/1 (tức 29 Tết) chị T. (32 tuổi, vợ Tuyến) lái xe đi chơi. Thời điểm này, Tuyến ở nhà đã nhiều lần dùng điện thoại gọi để hối thúc chị T. về sớm. Tuy nhiên, chị T. về nhà khá muộn nên Tuyến đã ghen tuông và đôi bên xảy ra mâu thuẫn cãi vã.
Trong cơn nóng giận, Tuyến dùng tay chân đấm đá và dùng dao bấm đâm nhiều nhát vào bụng, ngực, đùi khiến người vợ gục xuống tại chỗ.
Dù được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên nhưng chị T. đã tử vong do thương tích quá nặng.
Riêng Tuyến sau khi gây án đã rời khỏi hiện trường và sau đó biết bản thân mình khó thoát tội nên đã đến cơ quan công an đầu thú.
Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
*************
Nữ chủ quán hiền lành bị sát hại dã man ngày cận Tết
Ngày 23/1 (mùng 2 Tết), Công an tỉnh Hà Giang đã có thông tin về vụ giết người, cướp tài sản xảy ra tại thôn Trung Tâm (xã Liên Hiệp, huyện Bắc Quang) khiến một phụ nữ tử vong với nhiều vết thương trên người.
Theo đó, sáng 18/1, người dân bàng hoàng phát hiện bà Tỉnh Thị L. (52 tuổi, ngụ xã Liên Hiệp) tử vong tại nhà riêng, trên cơ thể có nhiều thương tích.
Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang phối hợp các lực lượng chức năng liên quan, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Kết quả khám nghiệm cho thấy nạn nhân tử vong do bị vỡ xương sọ, đứt khí quản, thủng phổi...
Thời điểm xảy ra án mạng, trong nhà nạn nhân có dấu hiệu bị lục soát, đồ đạc vương vãi, mất một số tài sản có giá trị, nạn nhân sống một mình…
Theo cơ quan công an, án mạng gây hoang mang dư luận bởi hung thủ ra tay tàn độc, nhẫn tâm cướp đi sinh mạng của một người dân buôn bán hiền lành những ngày giáp Tết.
Trước tính chất phức tạp, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các lực lượng với quyết tâm cao nhất, truy bắt hung thủ gây án trong thời gian ngắn nhất.
Sau 12 tiếng đồng hồ kể từ khi nhận được tin báo, cơ quan công an đã xác định đối tượng nghi vấn là Mai Tường Trịnh (55 tuổi, ngụ xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang). Đây là đối tượng chưa có tiền án, tiền sự nhưng có nhiều biểu hiện bất minh tại thời điểm xảy ra án mạng.
Tại nhà riêng của đối tượng, các trinh sát phát hiện một số tang vật kim loại nghi là vàng 24k của nạn nhân, còn đối tượng đã nhanh chân lẩn trốn. Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ được huy động tham gia truy bắt.
**********
California: 7 người chết khi trong vụ bắn người hàng loạt thứ ba trong vòng 8 ngày
Có 7 người thiệt mạng trong hai vụ nổ súng liên quan với nhau vào thứ Hai 23/1 tại một cộng đồng duyên hải phía nam San Francisco, đánh dấu vụ giết người hàng loạt thứ ba ở California trong vòng 8 ngày, bao gồm vụ xả súng tại một vũ trường khiến 11 người thiệt mạng vào dịp Tết Nguyên Đán.
Cảnh sát trưởng quận hat San Mateo, Christina Corpus, cho biết cảnh sát đã bắt giữ một nghi phạm trong vụ xả súng hôm thứ Hai, Chunli Zhao, 67 tuổi, sau khi họ tìm thấy ông ta trong xe hơi của mình ở bãi đậu xe của sở cảnh sát.
Văn phòng Cảnh sát trưởng cho biết bốn người được phát hiện đã chết và người thứ năm bị thương do đạn bắn tại một trang trại. Cảnh sát cũng tìm thấy ba người khác bị giết tại một địa điểm khác cách đó vài kilomet. Cảnh sát tin rằng Zhao là một người lao động làm tại một trong những cơ sở trên và các nạn nhân cũng làm công ở đó, theo lời cảnh sát Corpus. Cho tới nay, cảnh sát chưa xác định được động cơ của vụ nổ súng.
Một loạt các vụ giết người hàng loạt trong dịp đầu năm mới đang gây sốc ở Hoa Kỳ. Đã có 6 vụ xảy ra trong vòng chưa đầy 3 tuần, khiến 39 người thiệt mạng. Ba vụ đã xảy ra ở California kể từ ngày 16/1, theo cơ sở dữ liệu được AP, USA Today và Đại học Northeastern tổng hợp.
Vụ nổ súng mới nhất xảy ra ở vùng ngoại ô Half Moon Bay, một thành phố cách San Francisco khoảng 48 km về phía nam.
Phó Thị trưởng Half Moon Bay Joaquin Jimenez cho biết các nạn nhân bao gồm những người lao động nông nghiệp người Trung Quốc và Mỹ Latinh. Một số người làm công tại một cơ sở sống trong khu vực nông trại và có thể có trẻ em chứng kiến vụ nổ súng, cảnh sát Corpus nói và cho biết hiện chưa rõ hai địa điểm diễn ra nổ súng có liên quan thế nào.
Văn phòng Cảnh sát trưởng nhận được báo cáo về vụ nổ súng lúc gần 2h30 chiều và đã tìm thấy bốn người chết vì bị bắn và người thứ năm bị thương ngay tại hiện trường đầu tiên. Ngay sau đó, cảnh sát tìm thấy thêm ba người nữa chết vì bị bắn tại địa điểm thứ hai gần đó, Đại úy Eamonn Allen cho biết trong một thông cáo báo chí.
Khoảng hai giờ sau, một phó cảnh sát trưởng phát hiện nghi phạm, Zhao, trong ô tô của ông ta đậu bên ngoài trạm cảnh sát trong một trung tâm mua sắm nhờ biển số xe, và đã bắt giữ ông này.
Một đoạn video về vụ bắt giữ cho thấy ba cảnh sát đã tiến đến một chiếc ô tô đang đậu với vũ khí đã được rút ra sẵn. Ông Zhao ra khỏi xe, và cảnh sát kéo ông xuống đất, còng tay và dẫn ông này đi. Một vũ khí đã được tìm thấy trong xe nghi phạm, các quan chức cho biết.
Sở cảnh sát tin rằng ông Zhao hành động một mình.
Half Moon Bay là một thành phố nông nghiệp nhỏ ven biển, nơi cư trú của khoảng 12.000 cư dân. Thành phố và khu vực xung quanh quận hạt San Mateo được biết đến với nghề trồng hoa và rau. Quận hạt này cho phép trồng cần sa ở một số khu vực nhất định.
Đây là một cộng đồng với đa số người da trắng và khoảng 5% dân số là người châu Á, theo dữ liệu về điều tra dân số.
Thống đốc California Gavin Newsom cho biết trên Twitter rằng ông “đang ở bệnh viện gặp gỡ các nạn nhân của một vụ xả súng hàng loạt vào lúc tôi được thông báo về một vụ xả súng khác. Lần này là ở Half Moon Bay. Bi kịch nối tiếp bi kịch”.
'Avatar 2' đạt 2 tỉ USD
"Avatar 2" (Avatar: The Way of Water) vừa chinh phục mốc doanh thu 2 tỉ USD. James Cameron là đạo diễn duy nhất có 3 phim đạt mốc này, một thành tích rất khó lật đổ.
Thành tích 2 tỉ USD được ghi nhận cho Avatar 2 vào sáng ngày 22-1 (theo giờ Mỹ). Con số đã được trang thống kê The Numbers cập nhật. Variety vừa đưa tin.
Đạo diễn James Cameron làm nên 3 trong số 6 bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Ông cũng là đạo diễn duy nhất có 3 phim vượt mốc 2 tỉ USD.
Ngả mũ trước James Cameron
Mới đây, khi truyền thông cho Avatar 2, James Cameron nhắc lại phát ngôn gây tranh cãi của ông: "Tôi là vua của thế giới".
Câu nói này nằm trong bài phát biểu nhận giải Oscar cho Titanic năm 1998. Câu nói khiến Cameron bị nhận xét là kiêu ngạo.
Nhưng hiện tại, Cameron giải thích đó chỉ là cách ông bộc lộ "niềm vui và sự phấn khích". Hơn nữa, "Tôi là vua của thế giới" là câu nói của nhân vật Jack (Leonardo DiCaprio) trong Titanic, khi anh đứng trước mũi tàu.
Câu nói thể hiện cảm giác tự do, phóng khoáng và tự tin mãnh liệt.
James Cameron không thực sự nhận mình là vua của thế giới. Ông chỉ đơn giản là trích dẫn bộ phim của chính mình.
Nhưng với thành tích hiện tại của Avatar 2, Cameron đích thị là ông vua phòng vé của thế giới.
"Avatar 2" gây tiếng vang hơn phim Marvel?
Như vậy, Avatar 2 vẫn xếp thứ 6 trong danh sách phim ăn khách nhất mọi thời đại. Nhưng hiện tại, phim sẽ sớm vượt lên cao hơn.
Hai cột mốc cần lật đổ là Avengers: Infinity War (2,048 tỉ USD, đứng thứ 5) và Star Wars: The Force Awakens (2,068 tỉ USD).
Avatar 2 đang gặp nhiều thuận lợi để lật đổ 2 phim trên. Phim vẫn vô đối tại phòng vé Bắc Mỹ và được chiếu tại Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán 2023.
Phần đầu tiên của Avatar, ra rạp cách đây 13 năm, vẫn là bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại với 2,9 tỉ USD. Avengers: Endgame theo sát phía sau ở vị trí thứ hai với 2,79 tỉ USD. Đứng thứ 3 là Titanic với 2,19 tỉ USD.
Nhưng với Avatar 2, thành tích 2 tỉ USD được coi là ấn tượng hơn so với các phim kể trên. Bởi phim đạt kỳ tích này trong thời hậu COVID-19. 2 tỉ USD là một tiêu chuẩn không tưởng với phim ảnh hậu COVID-19. Đã thế, Avatar 2 còn không được chiếu ở Nga - thị trường vốn hâm mộ cuồng nhiệt phần 1.
Những khó khăn đó giờ trở thành những mảng màu đẹp trên bức tranh phòng vé toàn kỳ tích của Avatar 2.
Disney hiện giữ bản quyền Avatar sau khi mua lại 20th Century Fox vào năm 2019. Hãng đã chi khoảng 460 triệu USD để sản xuất và quảng bá Avatar: The Way of Water. Điều này khiến Avatar 2 trở thành một trong những bộ phim đắt đỏ nhất từ trước đến nay.
************
Cả ngàn người Việt xem diễn hành Tết ở Little Saigon
Phóng sự ảnh: Văn Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Cả ngàn người đổ về đại lộ Bolsa, hay đại lộ Trần Hưng Đạo, vào sáng Mùng Một Tết Quý Mão, Chủ Nhật, 22 Tháng Giêng, xem cuộc Diễn Hành Tết với chủ đề “Xuân Hy Vọng.”
Năm nay cuộc diễn hành do chính thành phố Westminster tự tổ chức, chứ không phải do các hội đoàn trong cộng đồng Little Saigon đứng ra như những năm trước.
Diễn Hành Tết là một truyền thống đã có hơn 20 năm của Westminster, có mục đích vinh danh văn hóa của người Mỹ gốc Việt tại Little Saigon, Orange County, nơi có cộng đồng Việt Nam đông nhất hải ngoại, còn được gọi là “thủ phủ của người Việt hải ngoại.”
**************
Cuộc truy lùng người đàn bà tàn độc
TP HCMNgười phụ nữ tu tại gia được hàng xóm yêu quý, kính trọng nhưng đã không may rơi vào cái bẫy của Nguyễn Hồng Loan, bị sát hại, cướp tài sản.
"Cửa nhà không có dấu hiệu bị phá, nhiều khả năng hung thủ là người quen của nạn nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 50 tuổi", cán bộ Đội trọng án - Phòng cảnh sát Hình sự (PC02, Công an TP HCM) kể về lần tiếp nhận vụ án mạng hơn 4 năm trước.
Sáng ngày đầu tháng 8/2018, con hẻm nhỏ trên đường Kênh Tân Hoá, phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú, nhốn nháo, vây kín căn nhà cấp 4 của bà Nhàn. Nạn nhân tu tại gia, sống một mình và thường xuyên giúp đỡ những người khó khăn.
"Khi chúng tôi có mặt, nền nhà nạn nhân loang vết máu. Thi thể người phụ nữ tại nhà tắm có hàng chục vết đâm, đồ đạc bị xáo trộn. Có thể nạn nhân chống cự rất nhiều trước khi chết", điều tra viên cho biết. Hơn 70 triệu đồng, xe máy, điện thoại iPhone của bà Nhàn không còn.
Người đầu tiên phát hiện án mạng là sư thầy tại ngôi chùa ở quận 10. Ông cho biết, bà Nhàn đã hẹn nhà chùa sáng hôm đó sẽ đến làm công quả nhưng mọi người chờ mãi không thấy. Sư thầy nhiều lần gọi điện nhưng không ai bắt máy. "Alo...", giọng người phụ nữ lạ vang lên ở cuộc gọi cuối cùng. Nhưng khi sư thầy bảo "cho gặp bà Nhàn" thì bên kia ngắt máy, rồi không gọi được. Ông nghi ngờ có chuyện chẳng lành nên tìm đến nhà bà Nhàn, phát hiện án mạng.
Theo sư thầy, người đàn bà nghe điện thoại nói giọng miền Tây, cỡ tuổi trung niên. Cảnh sát đã khoanh vùng, triệu tập nhiều nghi can, trích xuất camera an ninh quanh khu vực... nhưng chưa thể xác định được hung thủ.
Nghi vấn án mạng do động cơ thù oán cá nhân được cảnh sát loại bỏ, bởi nhiều năm qua bà Nhàn được đánh giá là sống hiền hòa, thường xuyên làm công quả tại các ngôi chùa trong thành phố, những người khó khăn khi tìm đến đều được nữ tu giúp đỡ.
Cảnh sát tập trung điều tra theo hướng bà Nhàn bị sát hại để cướp tài sản vì nạn nhân chỉ sống một mình. Hung thủ có thể là người quen, được chủ nhà mở cửa cho vào... "Người dân cho biết khoảng một tháng trước có người phụ nữ trung niên, phốp pháp, nhiều lần ra vào nhà bà Nhàn", cán bộ điều tra kể.
Rà soát các mối quan hệ của nạn nhân, cảnh sát phát hiện Nguyễn Hồng Loan, 48 tuổi, ngụ gần hẻm nhà nạn nhân, có biểu hiện khả nghi nhất. Bà ta có đời sống phức tạp, từng có tiền án và thời gian qua thiếu nợ của nhiều nhóm. Thỉnh thoảng Loan đến nhà bà Nhàn nói chuyện, bàn luận về việc tu hành. Tuy nhiên, khi cảnh sát tìm đến thì Loan đã không còn ở đó.
Nhiều trinh sát PC02 cùng Công an quận Tân Phú đến những nơi mà Loan có thể trốn. Gần 3 tuần sau ngày gây án, nghi can bị phát hiện khi đang lẩn trốn trong căn nhà ở tỉnh Vĩnh Long. Khi bị cảnh sát bao vây, Loan uống thuốc trừ sâu tự tử nhưng bị ngăn chặn.
Hồ sơ vụ án thể hiện, Loan từng bị tuyên phạt 9 năm tù về tội Giết người vào năm 2005. Bốn năm sau, được đặc xá tha tù trước hạn, không có công việc ổn định, bà ta lao vào cờ bạc, vay mượn tiền của nhiều người và không có khả năng chi trả.
Loan biết nữ tu sống một mình, có nhiều tài sản nên nảy sinh ý định giết bà này để cướp. Thực hiện kế hoạch, tối 1/8/2018, Loan đến nhà bà Nhàn giả vờ xin được xuống tóc tu, tìm về cửa Phật để "quên hết quá khứ và cuộc sống khó khăn hiện tại". Tưởng thật, chủ nhà hẹn Loan 4h sáng hôm sau làm lễ xuống tóc.
Đến hẹn, Loan mang theo dao và túi quần áo cá nhân đến nhà bà Nhàn. Chủ nhà mở cửa đưa bà ta vào, cắt tóc rồi dẫn ra phía sau rửa mặt. Chờ lúc bà Nhàn không để ý, Loan bất ngờ rút dao đâm nạn nhân liên tiếp, tử vong tại chỗ. Hung thủ lục tìm lấy khoảng 70 triệu đồng, 3 sổ tiết kiệm, điện thoại rồi bỏ trốn bằng xe máy của nạn nhân. Do nhiều người gọi đến điện thoại của bà Nhàn, Loan đập vỡ rồi vứt bỏ, đồng thời đốt sim điện thoại cùng 3 sổ tiết kiệm cướp được.
Trong phiên xử ngày 5/8/2019, Loan thừa nhận mọi hành vi, khóc bày tỏ ân hận và xin gia đình nạn nhân tha thứ. Em gái bà Nhàn cho biết không yêu cầu bị cáo bồi thường chi phí mai táng và thiệt hại, chỉ xin lại những tài sản đã bị Loan cướp để làm từ thiện.
TAND TP HCM đánh giá hành vi phạm tội của Loan mang tính côn đồ, tàn độc, cùng lúc phạm nhiều tội, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng... nên tuyên phạt mức án tử hình về các tội Giết người và Cướp tài sản.
**************
Lòng tham của gã thợ mộc gây ra vụ vỡ hụi chấn động Trung Quốc
Lý Thất Phong là thợ mộc nổi tiếng ở huyện Nhạc Thanh, tỉnh Chiết Giang vì tay nghề cao hiếm có, tính hiền lành, uy tín cao. Đầu những năm 1980, Phong biết đến mô hình "tài hụi", hiệp hội hỗ trợ kinh tế cộng đồng, qua một người bạn, được người này khoe có thể kiếm rất nhiều tiền.
Theo đó, một người có uy tín sẽ đóng vai trò khởi xướng và mời thành viên tham gia góp hụi. Tất cả người tham gia tài hụi phải đóng tiền trước, chủ hụi gom lại rồi đưa tiền cho thành viên có nhu cầu. Người nhận phải trả lãi.
Phong thấy hay, về làng khởi xướng mô hình này; lúc đầu chỉ phát triển trong một số ít người, góp tiền, giúp đỡ lẫn nhau lành mạnh. Song Phong tham vọng lớn, giương khẩu hiệu: "Trăm người, mỗi người một trăm nhân dân tệ, một trăm hụi mới mỗi tháng".
Từ đây, mỗi người cần trả 11.600 nhân dân tệ trong tháng đầu tiên để trở thành "hụi viên". Sau hai tháng, "hụi viên" có thể nhận được 9.000 nhân dân tệ tiền lãi mỗi tháng và tiền gốc trước đó vẫn là của họ. Sau một năm, "hụi viên" chỉ cần trả 3.000 nhân dân tệ mỗi tháng để tiếp tục hưởng lãi suất 9.000 nhân dân tệ mỗi tháng.
Dù 11.600 nhân dân tệ là số tiền lớn vào thời điểm đó. Nhưng khoản lãi tháng 9.000 nhân dân tệ đã thực sự khiến nhiều người mờ mắt. Có uy tín ở địa phương, Phong được vô số người tìm đến. Họ dè dặt hỏi "liệu chắc không?", và được Phong vỗ ngực đảm bảo. Mấy lời này của Phong đóng vai trò rất lớn khiến người nào cũng vững lòng vững dạ tìm cách xoay sở đủ 11.600 nhân dân tệ để trở thành "hụi viên".
Nhà Phong lúc nào cũng nườm nượp người mang tiền đến xếp hàng đợi đăng ký, không chỉ người ở Nhạc Thanh mà khắp vùng lân cận. Mỗi người nộp tiền xong sẽ nhận thẻ thành viên và một cuốn sổ bằng bàn tay, ghi thông tin hụi viên và lộ trình nhận lãi, đóng dấu riêng có chữ ký của Phong để hai tháng sau mang đến nhận lãi.
Ngoài vợ chồng Phong, tổ hụi còn có 3 kế toán, 5 thủ quỹ và 4 vệ sĩ. Sự phát triển của "tài hụi" ngày càng nhanh và phí thành viên ngày càng được đẩy lên.
Có người ở huyện Thái Châu thuê hẳn thuyền mang 760.000 nhân dân tệ đến gửi hụi ở chỗ Phong. Trước việc ùn ùn mang tiền đến, Phong thậm chí không có thời gian đếm tiền, vì vậy anh ta chỉ lấy thước để đo hoặc lấy cân để cân.
Khi phí thành viên tăng lên, Phong cũng tạo cơn sốt ảo, khiến việc trở thành hụi viên ngày một có vẻ khó khăn, đặc quyền. Nhiều người thậm chí còn phải hối lộ, tặng quà, sản vật hàng chục nghìn nhân dân tệ để được Phong "cho phép đóng tiền" đăng ký hụi viên.
Phong lập các tổ hụi nhỏ dưới quyền, chỉ định nhiều trưởng hụi cấp hai, cho phép tự do phát triển tổ hụi với điều kiện phải chia phần trăm cho mình.
Năm 1986 ở Nhạc Thanh có tổng 1.346 tổ hụi và tổ lớn nhất đã lên tới hơn 12.000 người. Giai đoạn 1985-1987, hơn 300.000 người ở 9 quận Ôn Châu đã tham gia. Số tiền thanh toán cho thành viên lên tới 1,2 tỷ nhân dân tệ và ngày càng có nhiều biến thể của chơi hụi, như hụi ngắn, hụi siêu ngắn, hụi trọn đời, hụi hai thế hệ, hụi thừa kế...
Khi này, mô hình bắt đầu bộc lộ bất trắc khi phần lớn mọi người đều đổ tiền vào mong nhận lãi, không mấy người muốn vay. Việc trả lãi 9.000 nhân dân tệ cho mỗi hụi viên dần khó có thể duy trì. Mô hình kim tự tháp của Phong lấy tiền người sau trả người trước đứng trước bờ vực sụp đổ.
Đúng lúc này, vợ chồng Phong đột ngột biến mất không dấu vết. Người Ôn Châu rơi vào cuộc hỗn loạn chưa từng có. Hàng chục nghìn người xông tới nhà các chủ hụi đòi nợ, la hét, dọa giết, sau đó kéo nhau đến trụ sở cơ quan công quyền gào khóc.
Các cửa hàng đồng loạt đóng cửa, nhà máy ngừng sản xuất do từ công nhân, giám đốc đến bác sĩ, giáo viên, cán bộ chính quyền đều đang bận đi đòi nợ. Cuộc sống bình thường của hơn 80.000 gia đình bị gián đoạn. Hàng trăm trường tiểu học buộc phải nghỉ. Huyện Nhạc Thanh như rơi vào đại loạn.
Các hụi viên mất tiền rơi vào trạng thái tâm lý cực đoan khi trói chủ hụi vào cột, đánh và dọa giết. Văn phòng Công an huyện Nhạc Thanh thống kê hơn 1.000 chủ hụi đã bị người dân giam giữ bất hợp pháp trong thời gian này.
Ngoài ra, 200 người đã bỏ trốn, hơn 140 ngôi nhà bị phá hủy và hơn 80.000 gia đình phá sản. Nhiều chủ hụi quá sợ hãi, áp lực đã chủ động đến công an xin được vào tù nương náu.
Ngày 14/2/1986, chính quyền Nhạc Thanh vào cuộc dẹp loạn, ra thông báo nghiêm cấm các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Công an Nhạc Thanh cùng ráo riết truy tìm vợ chồng Phong. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng vào cuộc điều tra về tài hụi của hắn.
Nhóm điều tra tìm thấy 146 hộp tiền mặt trong nhà của Phong, chứa 29 triệu nhân dân tệ và thu hồi 9 triệu nhân dân tệ các khoản vay bên ngoài của hắn. Số tiền phần nào bù đắp thiệt hại cho 300.000 nạn nhân nhưng hành vi của Phong vẫn gây thiệt hại gần 2 triệu nhân dân tệ.
Ngoài ra, một chủ hụi đầu đàn khác tên Trịnh Nhạc Phần cũng được xác định bỏ trốn trong vụ vỡ hụi tương tự. Quy mô hoạt động của Phần còn lớn hơn Phong. Ngoài thành phố Ôn Châu, Phần còn mở rộng ở Giang Tô, Sơn Đông, Tân Cương và nhiều tỉnh phía đông khác.
Chính quyền Ôn Châu và các tỉnh này đồng loạt gửi "báo động" cho chính quyền trung ương. Phần và vợ chồng Phong bị truy nã toàn quốc. Sau hơn 4 tháng trốn chạy, vợ chồng Phong bị bắt ngày 4/5/1986 ở Thiên Tân. Hai tháng sau, Phần bị tóm ở tỉnh Giang Tô. Dù vậy, tiền của các hụi viên hầu như không thể lấy lại được.
Những "con rắn đầu đàn" bị bắt nhưng việc kết tội khá khó do pháp luật Trung Quốc lúc đó chưa có quy định rõ ràng về loại tội phạm kinh tế mới này.
Trung Quốc đang trong thời kỳ cải cách hệ thống kinh tế, các hình thức tài chính tư nhân như vậy vẫn chưa thể được xác định là sai hay đúng. Thậm chí một số lãnh đạo Ôn Châu còn cho rằng kiểu hiệp hội tương trợ tài chính này đã có lịch sử lâu đời.
Cuối cùng, sau khi thảo luận chung giữa các cơ quan công quyền, ngày 12/1/1989, Tòa án Nhân dân Trung cấp Ôn Châu phán quyết vợ chồng Phong và Phần phạm tội Lừa đảo. Phong và Phần bị tuyên tử hình, vợ Phong 10 năm tù.
Hải Thư (Theo Toutiao, Zhuanlan, China Times)
***************
Vụ trộm tranh từ giếng trời khét tiếng lịch sử Canada
Bảo tàng Mỹ thuật Montreal (MMFA) được thành lập vào năm 1860 ở thành phố Québec, bắt đầu trưng bày tác phẩm nghệ thuật vào cuối những năm 1880 nhờ những nhà tài trợ quyên góp. Tuy nhiên, bảo tàng dần sa sút trong những năm 1960, khi các nhà tài trợ bắt đầu rời khỏi thành phố vì lo ngại phong trào ly khai Québec. Đầu những năm 1970, bảo tàng buộc phải cắt giảm tài chính, chuyển từ cơ sở tư nhân nghiêm ngặt sang một tổ chức phi lợi nhuận bán công.
Bảo tàng từng hai lần bị trộm tấn công. Năm 1933, một kẻ trốn trong bảo tàng qua đêm đã chuyển 14 bức tranh cho một kẻ khác qua cửa sổ mở trong nhà vệ sinh nữ. Bảo tàng nhận được giấy đòi tiền chuộc 10.000 USD. Ba tháng sau, hai tờ báo lần lượt nhận được một nửa bức tranh qua đường bưu điện. Một ghi chú đi kèm cho biết nếu không trả khoản tiền chuộc bằng 25% tổng giá trị các bức tranh còn lại, chúng cũng sẽ được trả lại dưới dạng những mảnh nhỏ.
Cuối cùng điều này đã không xảy ra. Kẻ ăn cắp vặt Paul Thouin, bị bắt sau khi trộm một toa tàu chở hàng, thú nhận là thủ phạm khi bị thẩm vấn và dẫn cảnh sát đến nơi chôn giấu các bức tranh.
Năm 1960, một nhóm cướp có vũ trang định đánh cắp vài bức tranh của Van Gogh trong một cuộc triển lãm đặc biệt tại bảo tàng. Chúng thất bại nhưng kịp chạy trốn mà không bị lộ danh tính.
Vào kỳ nghỉ lễ Ngày Lao động năm 1972, bảo tàng bị tấn công lần thứ ba. Lúc này, các lãnh đạo cấp cao đều đang đi nghỉ ở nước ngoài. Bảo tàng đang trong quá trình mở rộng và cải tạo tòa nhà chính xây từ năm 1913 trên phố Sherbrooke.
Theo cảnh sát, ngay sau nửa đêm về sáng ngày 4/9/1972, ba người đàn ông tập trung trước bảo tàng, đi đến bức tường phía tây. Một người trong đó đi loại ủng chuyên dụng để trèo lên cột điện, sau đó chuyển sang một cái cây bên cạnh bảo tàng và bám lên mái nhà. Anh ta tìm thấy một cái thang và hạ nó xuống cho hai người khác leo lên.
Khi đã ở trên mái nhà, cả nhóm đi đến giếng trời được che phủ bởi một tấm nhựa trong quá trình sửa chữa. Giếng trời không được đặt bất kỳ báo động nào vì tấm nhựa đã khiến nó bị vô hiệu hóa. Nhóm trộm mở giếng trời và hạ một sợi dây nylon dài 15 m xuống tầng hai.
Chúng mất gần một tiếng rưỡi để vào được bên trong. Ngay sau đó, khoảng 1h30, một trong ba nhân viên bảo vệ trực ban chạm trán với nhóm trộm khi vào bếp để lấy trà. Chúng đeo mặt nạ trượt tuyết, liên tiếp bắn súng ngắn lên trần nhà để đe dọa và bắt bảo vệ nằm xuống sàn. Tiếng ồn kéo đến hai bảo vệ khác, nhưng đều không thể chế ngự được nhóm trộm. Cả ba bị đưa đến một hội trường, bị trói và bịt miệng.
Một tên cướp cầm khẩu súng ngắn Smith & Wesson cỡ nòng 38 đứng canh, hai tên còn lại lấy các bức tranh, đồ trang sức, tượng nhỏ từ tủ trưng bày và mang đến bộ phận vận chuyển của bảo tàng. Sau khi phát hiện một bảo vệ có chìa khóa xe tải, chúng quyết định chạy trốn bằng xe.
Ba tên thoát ra bằng một cửa phụ, nhưng chuông báo động vang lên. Chúng phải bỏ lại một nửa số tang vật, chạy bộ xuống phố Sherbrooke.
Một tiếng sau vụ trộm, khoảng 3h sáng, một bảo vệ tự cởi trói thành công và gọi điện báo cho Bill Bantey, giám đốc quan hệ công chúng của bảo tàng. Bill bảo anh ta gọi cảnh sát.
Sau khi kiểm tra các khung tranh bị gãy, các tủ trưng bày bị đập vỡ và đống lộn xộn mà nhóm trộm để lại, Bill phát hiện 18 bức tranh và 38 món đồ khác đã bị lấy mất. Họ ước tính giá trị của các tác phẩm bị đánh cắp là hai triệu USD.
Tất cả tranh bị đánh cắp là của các nghệ sĩ châu Âu từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Trong số 38 món đồ trang sức và tượng nhỏ, có một chiếc đồng hồ vàng thế kỷ 18 từng thuộc sở hữu của vợ ngài thị trưởng đầu tiên của Montreal, một chiếc hộp đính kim cương có chốt tráng men màu xanh của Pháp thế kỷ 19, hai mặt dây chuyền của Tây Ban Nha thế kỷ 17.
Cuối buổi sáng hôm đó, Bill tổ chức họp báo, xác định tất cả tác phẩm bị đánh cắp và mô tả cách nhóm trộm đột nhập bảo tàng. Vụ trộm được đưa lên trang nhất của nhiều tờ báo lớn khắp Mỹ và Canada vào sáng hôm sau. Cảnh sát cũng đưa ra cảnh báo với các cửa khẩu dọc biên giới Mỹ để đề phòng những tên trộm hoặc kẻ nào đó muốn đưa tang vật đến New York.
Tuy nhiên, ý đồ mượn sự chú ý từ dư luận để thu thập manh mối về nhóm cướp của cảnh sát thất bại vì hai sự kiện lớn liên tiếp xảy ra trong thời gian đó: vụ phóng hỏa ở quán Blue Bird Café ngày 1/9 khiến 37 người chết; vụ nhóm khủng bố người Palestine bắt cóc, sát hại 11 vận động viên Israel ở làng Olympic tại Munich (Đức) ngày 5/9. Kết quả là những tin tức khác về vụ trộm tranh ít được ưu tiên trên các phương tiện truyền thông.
Từ lời khai của các bảo vệ, cảnh sát biết được hai trong số ba tên trộm cao khoảng 1,68 m, hai kẻ nói tiếng Pháp và một kẻ nói tiếng Anh.
Đội điều tra nhận thấy sự tương đồng giữa vụ trộm bảo tàng với vụ trộm khác cùng xảy ra ở khu vực Montreal. Vào ngày 30/8, ba tên trộm đột nhập nhà nghỉ mùa hè của một gia đình giàu có bằng cách leo lên vách đá cao 200 m từ một chiếc xuồng máy dừng trên hồ, đánh cắp những bức tranh tổng trị giá 50.000 USD. Các nhân chứng cho biết chúng đội mũ trùm đầu, hai người nói tiếng Pháp và một người nói tiếng Anh.
Đặc điểm của những tên trộm cộng với kỹ năng leo trèo khiến đội điều tra tin rằng những tên trộm liên quan đến cả hai vụ án đều là người địa phương và có thể là cùng một nhóm. Bên cạnh đó, hiểu biết của chúng về lỗ hổng bảo mật ở giếng trời khiến cảnh sát đặt giả thuyết bảo tàng có "tay trong" hỗ trợ bọn trộm.
Tuy nhiên, sau khi điều tra tất cả công nhân liên quan, cảnh sát không tìm thấy bằng chứng họ đã truyền tin cho ai đó có khuynh hướng phạm tội. Kế hoạch trốn chạy sơ sài của nhóm trộm cũng lật đổ giả thuyết có "tay trong".
Kẻ trộm có thể đã biết hệ thống báo động ở giếng trời bị ngắt trong quá trình dò đường trước khi hành động. Khoảng hai tuần trước, có người báo cáo bắt gặp hai người đàn ông ngồi trên ghế trên mái nhà, đeo kính râm và hút thuốc. Họ tự nhận là nhân viên bảo tàng. Nhưng sau vụ trộm, điều tra viên không thể tìm thấy những chiếc ghế trên mái nhà. Tương tự, không có dấu vân tay hoặc bằng chứng nào khác được để lại trên thang hoặc dây nylon.
Điều tra viên suy đoán, những tên trộm có thể đang tìm cách bán tranh cho các nhà sưu tập tư nhân để trưng bày trong nhà. Cảnh sát gặp khó vì những kẻ buôn bán tác phẩm nghệ thuật không chịu tiết lộ thông tin kinh doanh nếu không có trát hầu tòa hoặc lệnh bắt.
Trong vòng một tuần sau vụ trộm, giám đốc bảo tàng David Carter nhận được một cuộc điện thoại được cho là của một trong những tên trộm. Một người đàn ông có giọng châu Âu khàn khàn chỉ đường cho David đến một bốt điện thoại gần Đại học McGill, tìm thấy một trong những mặt dây chuyền bị đánh cắp ở gần đó.
Ngay sau đó, một phong bì màu nâu được gửi đến bảo tàng chứa ảnh chụp những bức tranh bị đánh cắp. Những tên trộm đòi 500.000 USD, khoảng 1/4 giá trị của các tác phẩm, sau đó chúng hạ xuống một nửa.
Để chứng minh đang có những bức tranh, chúng chỉ dẫn giám đốc an ninh của bảo tàng đến tủ khóa ở Nhà ga Trung tâm Montreal, bên trong có bức "Landscape with Buildings and Wagon" của họa sĩ Jan Brueghel the Elder. Đây là bức tranh duy nhất tìm lại được trong số những bức tranh bị đánh cắp cho đến nay.
Khoảng một tháng sau, cảnh sát lên kế hoạch gài bẫy nhóm trộm bằng cách đóng giả người mua tranh, nhưng bị chúng phát hiện, dừng đàm phán.
Vài tháng sau khi bảo tàng đóng cửa để thực hiện dự án cải tạo kéo dài ba năm vào tháng 5/1973, một người gọi điện cho thành viên hội đồng quản trị của bảo tàng nói sẽ tiết lộ nơi cất giấu tranh với giá 10.000 USD. Phía bảo tàng giao tiền như thỏa thuận, nhưng không nhận lại được bức tranh nào. Từ đó không còn cuộc đàm phán nào về tiền chuộc.
Năm 1973, Bill Bantey tổng hợp thông tin chi tiết về những bức tranh bị đánh cắp bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, phân phối rộng rãi trong cộng đồng nghệ thuật quốc tế với hy vọng các nhà sưu tập không mua tác phẩm bị đánh cắp. Bảo tàng cũng treo thưởng 50.000 USD cho ai giúp tìm lại các bức tranh.
Năm 1992, nhân kỷ niệm 20 năm vụ trộm, đài phát thanh Canada đưa tin rằng các công ty bảo hiểm ước tính giá trị của những bức tranh đã lên tới 20 triệu USD. Số tiền treo thưởng cũng được đẩy lên 100.000 USD. Phía cảnh sát Montreal tăng thêm một triệu USD tiền thưởng vào năm 1999.
Năm 2009, Giám đốc bảo tàng Paul Lavallée cho rằng có thể các bức tranh đã bị phá hủy để không bị sử dụng làm bằng chứng chống lại những người sở hữu chúng. Nhưng điều tra viên tin rằng chúng có thể đã qua tay các nhà môi giới không biết tranh bị đánh cắp hoặc không quan tâm điều này, và được bán cho những nhà sưu tập giữ chúng ở chế độ riêng tư, vì họ không thể bán ra.
Năm 2011, Bảo tàng Mỹ thuật Montreal lại bị trộm vào tháng 9 và tháng 10. Tên trộm lần lượt lấy một bức phù điêu và một tượng đá cẩm thạch được định giá tổng cộng 1,3 triệu USD. Đến 2013, cảnh sát tìm được bức phù điêu nhưng danh tính kẻ trộm và tung tích tượng đá vẫn còn là bí ẩn.
Tuệ Anh (Theo CBC, Montrealgazette)
***************
Bi kịch của người đàn bà 10 năm công khai ngoại tình
Trung QuốcTiểu Lệ biệt tích 4 tháng, hằng ngày vẫn nhắn tin nói chuyện với gia đình song không bao giờ gọi điện thoại. Người nhà nghi có kẻ đã mạo danh cô.
Một ngày tháng 5/2012, một người đàn ông đứng hồi lâu trước cổng cục công an huyện Phù Lương, thành phố Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, rồi mới đi vào. Anh ta trình báo vợ là Tiểu Lệ đã mất tích 4 tháng. Lần cuối người này từ 4/1.
Tiểu Lệ là nhân viên cửa hàng điện thoại di động ở huyện Phù Lương, tính tình cởi mở, quan hệ xã hội rất rộng. Chồng Lệ làm nghề lái xe tải đường dài, không có nhiều thời gian ở nhà. Hơn bốn tháng nay, dù Lệ mất tích nhưng vẫn thường xuyên nhắn tin nên chồng mới không trình báo.
Sau khi Lệ mất tích, một số điện thoại lạ tự xưng là Lệ cách vài ngày lại nhắn tin cho chồng, em gái và con gái Lệ. Theo nội dung tin nhắn, Lệ đã đến Giang Tô mở xưởng làm ăn, quyết tâm 3 năm kiếm được 500.000 nhân dân tệ mới về nhà.
Nội dung tin nhắn rất tinh tế, Lệ dặn chồng phải chú ý lái xe an toàn, dặn con gái phải học hành chăm chỉ, hỏi em gái kinh doanh cửa hàng thế nào, chứng tỏ người bên kia biết rất rõ tình hình gia đình Lệ. Nhưng mỗi khi người nhà gọi lại số này thì đều bị từ chối kết nối hoặc bấm nghe xong lại kết thúc.
Theo kết quả điều tra, tối 4/1 Lệ ra ngoài không mang hành lí, ra đến đầu ngõ liền lên chiếc ôtô không rõ biển số. Điều này nói rõ khó có khả năng Tiểu Lệ bỏ nhà đi, và chiếc ô tô con đó liên quan.
Điều tra về lịch sử liên lạc của Lệ, cảnh sát phát hiện, số điện thoại cuối cùng liên lạc với cô là một số có đuôi 4533. Số này được mua tại chính cửa hàng nơi Lệ làm việc, không đăng kí chứng minh thư, và đặc biệt nhất là số này chỉ liên lạc với duy nhất một mình Lệ.
Từ những thông tin này, cảnh sát nhận định chủ nhân của số điện thoại này rất có thể là chủ chiếc xe đã đón Lệ đi, đồng thời cũng có thể là tình nhân bí mật.
Khi cảnh sát hỏi về việc này, chồng Lệ ấp úng một lát, cuối cùng mới nói mình vẫn biết vợ mình ngoại tình, không những thế, việc này đã kéo dài hơn 10 năm nay. Người đàn ông đó tên là Vương Lục, là cán bộ trung cấp tại một công ty nhà nước lớn ở huyện Phù Lương.
Đã có tên có tuổi, cảnh sát nhanh chóng tìm được Lục, hỏi về Lệ. Anh ta không phủ nhận, còn kể cho cảnh sát chuyện. Quan hệ của họ kéo dài suốt 12 năm, đối với Lục, mối tình này là kỷ niệm rất đẹp.
Năm 1999, Lục được điều về nông thôn ở huyện Phù Lương công tác, quen Tiểu Lệ mới hơn 20 tuổi. Trong mấy tháng sau đó, Lục lái xe lên huyện lị làm việc, hai lần gặp Lệ xin đi nhờ vào huyện lị. Qua nói chuyện, Lục phát hiện Lệ còn là đồng hương của mình. Quan hệ đồng hướng khiến hai người bỗng cảm thấy gần gũi hơn rất nhiều.
Sau đó, Lệ còn vay tiền Lục hai lần, lần đầu 600, lần sau 1.200 nhân dân tệ. Hai người nhanh chóng trở thành tình nhân, dù cả hai đều đã có gia đình. Tưởng như đó chỉ là một mối tình thoáng qua, không ngờ lại kéo dài suốt hơn 10 năm.
Cảnh sát chỉ xác định được hai đối tượng tình nghi. Một người là chồng Lệ, bị vợ phản bội hơn 10 năm, chồng Lệ có nhẫn nhịn được không, hay đây chính là động cơ sát hại vợ? Người thứ hai là Lục, mới quen đã cho vay tiền, từ đó đến nay Lục còn phải cho Lệ vay thêm bao nhiêu nữa? Có phải Lục muốn thoát khỏi Lệ nên đã sát hại Lệ?
Hai người đều có động cơ giết người, sau khi phân tích cặn kẽ, cảnh sát tạm thời gác lại tình nghi đối với chồng Lệ. Nguyên nhân là chồng Lệ quá yếu đuối, đã cam chịu chuyện này hơn 10 năm, không có lí do gì tự dưng lại nổi điên giết vợ.
Nhưng thái độ của Lục cũng rất bình tĩnh tự nhiên, hết giờ làm vẫn đi khiêu vũ, không có vẻ gì hoang mang. Chẳng lẽ việc Tiểu Lệ mất tích không có quan hệ với cả hai người này?
Trong lúc nói chuyện với cảnh sát, Lục cũng nói từ năm 2011, tình cảm giữa mình và Lệ đã nhạt dần. Nguyên nhân là trong lúc gặp Lục, Lệ vẫn thường xuyên nhắn tin, gọi điện với người khác. Lục nghi ngờ Lệ đã có một nhân tình mới.
Tuy nhiên đây chỉ là nghi ngờ của Lục, cảnh sát cũng có cách nào xác định người đàn ông thứ ba này có thật sự tồn tại hay không.
Để làm rõ người nhắn tin có phải là Lệ hay là người khác mạo danh, cảnh sát nhờ con gái Lệ nhắn tin, hỏi xem mình sinh nhật ngày nào. Tuy nhiên bên kia không hề trả lời tin nhắn, từ đó số điện thoại này cũng không còn hoạt động nữa. Khả năng rất lớn là Lệ đã bị hại.
Hai tháng sau khi chồng Lệ báo án, em gái Lệ đột nhiên lại nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ, vẫn tự xưng là Tiểu Lệ, nói mình đã có thai, đang phải dưỡng thai, bác sĩ bảo phải nằm trên giường cả ngày. Còn cha của cái thai chính là tình nhân Vương Lục. Chẳng lẽ Tiểu Lệ mất tích sáu tháng thực sự là vì đã có thai với tình nhân?
Cảnh sát lập tức tra thông tin số điện thoại này. Nơi bán vẫn là một cửa hàng điện thoại ở huyện Phù Lương. Do mới mua không lâu, chủ cửa hàng còn nhớ hình dáng người mua. Đó là một người đàn ông trung niên, dáng người hơi béo. Cảnh sát nghe xong lập tức nghĩ ngay đến Lục.
Ba ngày sau, em gái Lệ lại nhận được tin nhắn. Thời gian này cảnh sát vẫn bí mật theo dõi Lục, bên kia vừa báo có tin nhắn, bên này đã lập tức khống chế Lục. Trong túi quần Lục là chiếc điện thoại vừa dùng để gửi tin nhắn.
Theo lời khai của Lục, Lệ đã bị sát hại từ ngày 4/1, thi thể chôn ở một vườn trà. Hôm đó hai người hẹn gặp nhau, sau khi lên xe, Lệ hỏi vay Lục 150.000 nhân dân tệ. Lục là người có địa vị nhưng số tiền này cũng khá lớn. Hơn nữa biết rõ là Lệ sẽ không bao giờ trả, cho nên Lục đã từ chối.
Lệ thấy vậy bắt đầu bóng gió sẽ tiết lộ chuyện của hai người khiến Lục thân bại danh liệt. Trong lúc nóng giận, Lục bóp cổ tình nhân, nhân lúc đêm tối mang thi thể đi chôn.
Để che giấu tội ác, Lục mua SIM điện thoại mới, lợi dụng ưu thế biết rõ thông tin gia đình Lệ sau nhiều năm cặp kè, đóng giả Lệ liên lạc với người nhà. Hơn bốn tháng sau, cảnh sát vẫn tìm đến, hắn mua SIM khác, tìm cách đánh lạc hướng cảnh sát là Lệ đã đi trốn để sinh con. Không ngờ động tác thừa này lại khiến cảnh sát tin chắc Lệ đã bị hại, giăng bẫy chờ sẵn, khiến Lục nhanh chóng sa lưới.
Khang Diệp (Theo Toutiao**************