Văn Học & Nghệ Thuật
Tranh cãi về 5 ca khúc bị tạm dừng lưu hành
20-3-2017
Trước việc 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 gồm “Cánh thiệp đầu xuân”, “Rừng xưa”, “Chuyện buồn ngày xuân”, “Con đường xưa em đi” và “Đừng gọi anh bằng chú” vừa bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Cục NTBD) yêu cầu tạm dừng lưu hành hôm 15/3, nhiều nhạc sỹ, nghệ sỹ cũng như dư luận Việt Nam có phản ứng trái chiều.
Trong khi có nhà phê bình cho rằng quyết định này là “đúng” và “có cơ sở”, thì nhiều người lại phản đối đối chuyện “chà đạp, cấm đoán” các bài hát, bất kể là của dòng nhạc nào.
Trả lời BBC qua điện thoại từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thơ, nhạc sỹ Đỗ Trung Quân cho rằng 5 ca khúc này “không phải là các ca khúc đặc sắc nhất [của dòng nhạc Bolero] để trở thành vấn đề, đến mức chúng ta phải cấm hay nghe”.
“Với tư cách là người đã sống ở hai chế độ, tôi thấy không có gì phải nặng nề chuyện đó cả,” ông Quân nói. “Tôi có thể không thích Bolero, nhưng tôi không thích ai phủ nhận dòng nhạc này theo kiểu chà đạp, cấm đoán.”
Nghệ thuật “không có đúng và sai”?
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu phát biểu trên tờ VTC News hôm 16/3 rằng theo ông, 5 bài hát này “có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng”.
“Khi chúng ta ca ngợi những bước chân người lính, đó phải là những bước chân của người đi bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, chứ không phải của những người dại dột đi theo kẻ thù, chống lại quyền lợi của dân tộc.” ông Lưu nói
“Chúng ta không căm thù, không khinh ghét những bước chân ấy, nhưng tốt nhất, chúng ta nên khép lại, coi đó là nỗi đau của lịch sử. Đây là lúc chúng ta nên nắm tay nhau, cùng nhau đi con đường mới, xây dựng đất nước chứ không phải là tìm lại “những bước chân xưa”.
Cùng đồng tình với quan điểm này, Nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha nói “việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn tạm dừng lưu hành 5 tác phẩm trên là đúng và dễ hiểu. Đó là những ca khúc ca ngợi người lính trong chế độ trước năm 1975 – chế độ đã không còn hiện diện.”
“Bất cứ thể chế chính trị nào cũng cần có những chính sách, những biện pháp và công cụ để bảo vệ sự tồn tại của mình.”
Bình luận về quan điểm cho rằng nhiều ca khúc cách mạng không được nhắc đến trong khi những ca khúc nói trên lại được bênh vực, ông Đỗ Trung Quân nói với BBC:
“Đến năm 2017 rồi, mà một số người xưng danh mình là nhạc sỹ vẫn có một lối suy nghĩ như thế, chắc cũng không ai tin được chuyện hòa giải hòa hợp như họ hay nói đâu.”
“Âm nhạc rất giống với cũng như ẩm thực, mình ăn món gì thì mình sẽ chỉ ăn mãi món đó thôi, món khác mình không chịu được,” ông nói tiếp.
“Nhưng thực sự mà nói, những người am hiểu về nghệ thuật đều biết rằng nghệ thuật chỉ có hay và đẹp, chứ không có đúng và sai”.
Có những ca khúc cách mạng một thời rất hay, rất đẹp tôi cũng rất thích nhưng khi qua giai đoạn đó, họ đã xong nhiệm vụ của họ, thì nó phải trở về đúng vị trí của nó. Để cho nó ngủ yên đi, có cố gằng đào nó dậy để cho nó sống lại cũng không được đâu,” nhà thơ chia sẻ.
Sức sống của dòng nhạc Bolero
Có ý kiến cho rằng dòng nhạc Bolero gần đây thịnh hành hơn trước, thậm chí là ‘bùng nổ’, ‘lên ngôi’ với việc có cả một game show “Thần tượng Bolero” cho thể loại nhạc này.
Game show “Thần tượng Bolero” trên truyền hình được nhiều người theo dõi. Ảnh: FB Thần tượng Bolero.
Ông Nguyễn Thụy Kha được tờ VTC News dẫn lời:
“Bùng nổ là đúng thôi, bởi Bolero là những ca khúc bình dân. Nó rất phù hợp với tâm lý của phần lớn công chúng. Nó giúp họ giãi bày tâm trạng, an ủi họ trong những lúc buồn và dỗ dành người ta trong những lúc chán nản.”
Trao đổi với BBC, nhà thơ Đỗ Trung Quân lại cho rằng “dòng nhạc Bolero vẫn sống bình thường hàng chục năm nay trong dòng chảy của người yêu nhạc”.
“Ở nước ngoài, ai thích dòng nhạc nào thì là quyền chọn lựa của họ”, ông Quân nói.
“Nhưng ở đây, có chuyện người ta cứ buộc người nghe phải nghe dòng này mà không nghe dòng kia.”
“Với tư cách là một người đã sống ở hai chế độ, tôi thấy không có gì phải nặng nề chuyện đó cả. Dòng nhạc nào hay, đúng với nhân bản, đúng với tâm tư con người thì nó tồn tại thôi. Còn anh thích nó hay không lại là vấn đề khác.”
“Tôi có thể không thích Bolero, nhưng tôi không thích ai phủ nhận dòng nhạc này theo kiểu chà đạp, cấm đoán. Cũng như có những ca khúc “nhạc đỏ” tôi thích nghe trước đây vì nó hay. Còn nếu nó tuyên truyền thì nó tiêu là chuyện của nó.
“Nhạc Bolero không phải là nhạc đương đại nhưng nó vẫn tồn tại. Vì sao nó còn tồn tại đến giờ phút này, mỗi người hãy tìm câu trả lời của chính mình, còn tôi đã tìm được câu trả lời của tôi: vì nó nhân văn. Cái gì không dính dáng đến con người, cái đó không tồn tại,” ông Quân khẳng định.
Bàn ra tán vào (3)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Tranh cãi về 5 ca khúc bị tạm dừng lưu hành
20-3-2017
Trước việc 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 gồm “Cánh thiệp đầu xuân”, “Rừng xưa”, “Chuyện buồn ngày xuân”, “Con đường xưa em đi” và “Đừng gọi anh bằng chú” vừa bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Cục NTBD) yêu cầu tạm dừng lưu hành hôm 15/3, nhiều nhạc sỹ, nghệ sỹ cũng như dư luận Việt Nam có phản ứng trái chiều.
Trong khi có nhà phê bình cho rằng quyết định này là “đúng” và “có cơ sở”, thì nhiều người lại phản đối đối chuyện “chà đạp, cấm đoán” các bài hát, bất kể là của dòng nhạc nào.
Trả lời BBC qua điện thoại từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thơ, nhạc sỹ Đỗ Trung Quân cho rằng 5 ca khúc này “không phải là các ca khúc đặc sắc nhất [của dòng nhạc Bolero] để trở thành vấn đề, đến mức chúng ta phải cấm hay nghe”.
“Với tư cách là người đã sống ở hai chế độ, tôi thấy không có gì phải nặng nề chuyện đó cả,” ông Quân nói. “Tôi có thể không thích Bolero, nhưng tôi không thích ai phủ nhận dòng nhạc này theo kiểu chà đạp, cấm đoán.”
Nghệ thuật “không có đúng và sai”?
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu phát biểu trên tờ VTC News hôm 16/3 rằng theo ông, 5 bài hát này “có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng”.
“Khi chúng ta ca ngợi những bước chân người lính, đó phải là những bước chân của người đi bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, chứ không phải của những người dại dột đi theo kẻ thù, chống lại quyền lợi của dân tộc.” ông Lưu nói
“Chúng ta không căm thù, không khinh ghét những bước chân ấy, nhưng tốt nhất, chúng ta nên khép lại, coi đó là nỗi đau của lịch sử. Đây là lúc chúng ta nên nắm tay nhau, cùng nhau đi con đường mới, xây dựng đất nước chứ không phải là tìm lại “những bước chân xưa”.
Cùng đồng tình với quan điểm này, Nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha nói “việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn tạm dừng lưu hành 5 tác phẩm trên là đúng và dễ hiểu. Đó là những ca khúc ca ngợi người lính trong chế độ trước năm 1975 – chế độ đã không còn hiện diện.”
“Bất cứ thể chế chính trị nào cũng cần có những chính sách, những biện pháp và công cụ để bảo vệ sự tồn tại của mình.”
Bình luận về quan điểm cho rằng nhiều ca khúc cách mạng không được nhắc đến trong khi những ca khúc nói trên lại được bênh vực, ông Đỗ Trung Quân nói với BBC:
“Đến năm 2017 rồi, mà một số người xưng danh mình là nhạc sỹ vẫn có một lối suy nghĩ như thế, chắc cũng không ai tin được chuyện hòa giải hòa hợp như họ hay nói đâu.”
“Âm nhạc rất giống với cũng như ẩm thực, mình ăn món gì thì mình sẽ chỉ ăn mãi món đó thôi, món khác mình không chịu được,” ông nói tiếp.
“Nhưng thực sự mà nói, những người am hiểu về nghệ thuật đều biết rằng nghệ thuật chỉ có hay và đẹp, chứ không có đúng và sai”.
Có những ca khúc cách mạng một thời rất hay, rất đẹp tôi cũng rất thích nhưng khi qua giai đoạn đó, họ đã xong nhiệm vụ của họ, thì nó phải trở về đúng vị trí của nó. Để cho nó ngủ yên đi, có cố gằng đào nó dậy để cho nó sống lại cũng không được đâu,” nhà thơ chia sẻ.
Sức sống của dòng nhạc Bolero
Có ý kiến cho rằng dòng nhạc Bolero gần đây thịnh hành hơn trước, thậm chí là ‘bùng nổ’, ‘lên ngôi’ với việc có cả một game show “Thần tượng Bolero” cho thể loại nhạc này.
Game show “Thần tượng Bolero” trên truyền hình được nhiều người theo dõi. Ảnh: FB Thần tượng Bolero.
Ông Nguyễn Thụy Kha được tờ VTC News dẫn lời:
“Bùng nổ là đúng thôi, bởi Bolero là những ca khúc bình dân. Nó rất phù hợp với tâm lý của phần lớn công chúng. Nó giúp họ giãi bày tâm trạng, an ủi họ trong những lúc buồn và dỗ dành người ta trong những lúc chán nản.”
Trao đổi với BBC, nhà thơ Đỗ Trung Quân lại cho rằng “dòng nhạc Bolero vẫn sống bình thường hàng chục năm nay trong dòng chảy của người yêu nhạc”.
“Ở nước ngoài, ai thích dòng nhạc nào thì là quyền chọn lựa của họ”, ông Quân nói.
“Nhưng ở đây, có chuyện người ta cứ buộc người nghe phải nghe dòng này mà không nghe dòng kia.”
“Với tư cách là một người đã sống ở hai chế độ, tôi thấy không có gì phải nặng nề chuyện đó cả. Dòng nhạc nào hay, đúng với nhân bản, đúng với tâm tư con người thì nó tồn tại thôi. Còn anh thích nó hay không lại là vấn đề khác.”
“Tôi có thể không thích Bolero, nhưng tôi không thích ai phủ nhận dòng nhạc này theo kiểu chà đạp, cấm đoán. Cũng như có những ca khúc “nhạc đỏ” tôi thích nghe trước đây vì nó hay. Còn nếu nó tuyên truyền thì nó tiêu là chuyện của nó.
“Nhạc Bolero không phải là nhạc đương đại nhưng nó vẫn tồn tại. Vì sao nó còn tồn tại đến giờ phút này, mỗi người hãy tìm câu trả lời của chính mình, còn tôi đã tìm được câu trả lời của tôi: vì nó nhân văn. Cái gì không dính dáng đến con người, cái đó không tồn tại,” ông Quân khẳng định.