Tham Khảo
Tranh cãi về cuộc điện đàm giữa Trump và lãnh đạo Đài Loan
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 2/12 có cuộc điện đàm 10 phút với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: Wall Street Journal |
Động cơ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đằng sau cuộc điện đàm cùng lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đến nay vẫn là điều bí ẩn. Một số thành viên đảng Cộng hòa đang ca ngợi hành động này như một bước đột phá mới mẻ, phá vỡ những nghi thức ngoại giao có từ thời tổng thống Mỹ Richard M. Nixon, đồng thời đặt nền móng cho một mối quan hệ "lành mạnh" hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng nước đi trên là một sai lầm, sẽ chỉ khiến quan hệ Mỹ - Trung rơi vào ảm đạm và Đài Loan ngày càng trở nên cô lập, theo New York Times.
Giới chuyên gia hiện bị chia rẽ giữa hai luồng ý kiến: Liệu cuộc điện đàm là khởi đầu cho một chính sách được ông Trump tính toán kỹ lưỡng hay đây chỉ là một hành động ngẫu hứng.
Ca tụng và chỉ trích
Hiện tại, các thông điệp mà tỷ phú Mỹ cũng như những người đại diện ông đưa ra tương đối nhiễu loạn. Phó tổng thống đắc cử Mỹ Mike Pence hôm 4/12 khẳng định mọi người đang suy diễn thái quá về cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái. Ông Trump chỉ đơn thuần nhận lời chúc mừng từ lãnh đạo Đài Loan.
Song một số cố vấn cho nhà tài phiệt New York trong quá trình chuyển giao quyền lực lại nói ông Trump biết chính xác mình đang làm gì.
Tổng thống đắc cử Mỹ, như thường lệ, không có bất kỳ động thái nào để xoa dịu căng thẳng bắt nguồn từ cuộc điện đàm gây tranh cãi. Một chuỗi các bình luận mang sắc thái chỉ trích ông đăng tải trên mạng xã hội Twitter hồi cuối tuần qua về chính sách thương mại và quân sự Trung Quốc tiếp tục làm dấy lên những phân vân trước câu hỏi liệu ông có thực sự muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh hay không.
Những người trong bộ máy của ông Trump cho rằng việc mở một kênh đối thoại chính thức giữa Mỹ và Đài Loan là cách tốt nhất để gia tăng áp lực lên Trung Quốc. Các đảng viên Cộng hòa đang được cân nhắc cho những vị trí cấp cao thuộc chính quyền Donald Trump ca ngợi đây như một chiến lược khôn ngoan nhằm biến Đài Loan thành quân bài lợi thế trong cuộc chơi địa chính trị với Trung Quốc.
Trung Quốc vốn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và cần thống nhất, kể cả bằng vũ lực.
Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ năm 1972 "mang đến cơ hội làm tươi mới lại mối quan hệ xuyên eo biển", Jon M. Huntsman Jr., người từng đảm nhận chức vụ đại sứ Mỹ tại Trung Quốc dưới thời Tổng thống Barack Obama, bình luận.
Huntsman cùng với John R. Bolton, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc dưới thời tổng thống George W. Bush, hiện là hai ứng viên sáng giá cho vị trí ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền Donald Trump.
Bản thân nhà tài phiệt New York cũng tỏ ra không quan tâm tới lời gợi ý rằng ông cần Trung Quốc chấp thuận nếu muốn nói chuyện với bà Thái.
"Trung Quốc có hỏi chúng ta về việc định giá thấp đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh hơn), đánh thuế nặng với sản phẩm của chúng ta tại nước họ (Mỹ không đánh thuế họ)" hay xây một khu phức hợp quân sự lớn giữa Biển Đông, Donald Trump viết trên Twitter cá nhân ngày 4/12. "Tôi không nghĩ vậy!".
Sau vài phản ứng ban đầu được đánh giá là khá nhẹ nhàng, Trung Quốc đang dần cho thấy một thái độ cứng rắn hơn trước phong cách ngoại giao có phần "phóng túng" của ông Trump, cây bút Mark Landler và Jane Perlez từ New York Times nhận định.
Trong một bài xã luận đăng trên trang nhất tờ People's Daily phiên bản nước ngoài, Trung Quốc cảnh báo "việc gây trở ngại cho mối quan hệ Mỹ - Trung cũng là gây trở ngại cho chính nước Mỹ" và rằng việc lợi dụng Đài Loan để thúc ép Trung Quốc "sẽ giảm thiểu đáng kể cơ hội hiện thực hóa mục tiêu biến nước Mỹ vĩ đại trở lại", câu khẩu hiệu quen thuộc ông Trump đưa ra suốt quá trình tranh cử.
Theo giới quan sát, bằng cách công kích chính sách thương mại và an ninh Trung Quốc, Trump dường như muốn tái khẳng định cam kết duy trì một lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời dập tắt những hy vọng nhen nhóm ở Trung Quốc về việc nhà tài phiệt Mỹ sẽ rút lại những tuyên bố hùng hồn mà ông đưa ra suốt chiến dịch tranh cử tổng thống.
Các nhóm ủng hộ Đài Loan ở Mỹ trong khi đó khen ngợi cuộc điện đàm là một bước tiến nhằm tái cân bằng mối quan hệ ba bên giữa Washington, Bắc Kinh và Đài Bắc, song nhấn mạnh nó không nhất thiết phải kích động một cuộc đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc.
"Thật vô lý khi nhắc đến ý tưởng gây chiến với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan cũng như việc các nhà lãnh đạo của chúng ta không thể nói chuyện với nhau", Randall Schriver, giám đốc điều hành Dự án 2049, một viện chính sách ở Washington ủng hộ mối quan hệ gần gũi giữa Mỹ và Đài Loan, nhận xét.
Thế khó của Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters |
Các học giả về Trung Quốc khác cho hay họ nhìn thấy những giá trị nhất định trong mong muốn của ông Trump nhằm cân nhắc lại những giao thức ngoại giao cũ. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, tổng thống đắc cử Mỹ không cần thiết phải tiếp tục làm gia tăng căng thẳng thông qua việc ca tụng cuộc điện đàm cũng như bảo vệ nó bằng hàng loạt dòng bình luận trên Twitter.
"Bản thân cuộc điện đàm không phải vấn đề mà việc biến nó thành chuyện của công chúng mới là vấn đề", Shelley Rigger, giáo sư khoa học chính trị chuyên nghiên cứu về Đài Loan tại Đại học Davidson, Mỹ, nhận định.
Theo Rigger, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chắc chắn sẽ bị đưa vào thế khó. Nếu phản ứng kém gay gắt, ông có thể phải đối mặt với làn sóng phản đối từ trong nước, nhưng nếu làm quá căng, ông lại đối diện nguy cơ đẩy mối quan hệ Mỹ - Trung rơi xuống hố sâu khó lòng cứu vãn. Phản ứng ban đầu từ chính quyền Trung Quốc trước cuộc điện đàm đã phải hứng chịu nhiều ý kiến chỉ trích trên các trang mạng xã hội ở nước này vì không đủ quyết liệt.
Bình luận về cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 3/12 né tránh đổ lỗi cho ông Trump, nhấn mạnh đây là "thủ đoạn thấp hèn" của Đài Loan. Chuyên gia coi đây như một động thái nhằm xoa dịu căng thẳng. Song, những dòng tweet ông Trump đăng tải cuối tuần qua đã một lần nữa khiến áp lực đè nặng lên giới lãnh đạo Trung Quốc.
Theo James E. Fanell, cựu giám đốc phụ trách tình báo và thông tin cho Hạm đội Thái Bình Dương, Mỹ, hành động và lời nói của ông Trump vừa "khiến Bắc Kinh nổi giận" vừa như lời nhắc nhở các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương rằng "chính quyền Mỹ mới sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ".
Xem thêm: Báo Trung Quốc chê Trump non kém vì điện đàm với Đài Loan
Vũ Hoàng
VN Express
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Tranh cãi về cuộc điện đàm giữa Trump và lãnh đạo Đài Loan
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 2/12 có cuộc điện đàm 10 phút với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: Wall Street Journal |
Động cơ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đằng sau cuộc điện đàm cùng lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đến nay vẫn là điều bí ẩn. Một số thành viên đảng Cộng hòa đang ca ngợi hành động này như một bước đột phá mới mẻ, phá vỡ những nghi thức ngoại giao có từ thời tổng thống Mỹ Richard M. Nixon, đồng thời đặt nền móng cho một mối quan hệ "lành mạnh" hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng nước đi trên là một sai lầm, sẽ chỉ khiến quan hệ Mỹ - Trung rơi vào ảm đạm và Đài Loan ngày càng trở nên cô lập, theo New York Times.
Giới chuyên gia hiện bị chia rẽ giữa hai luồng ý kiến: Liệu cuộc điện đàm là khởi đầu cho một chính sách được ông Trump tính toán kỹ lưỡng hay đây chỉ là một hành động ngẫu hứng.
Ca tụng và chỉ trích
Hiện tại, các thông điệp mà tỷ phú Mỹ cũng như những người đại diện ông đưa ra tương đối nhiễu loạn. Phó tổng thống đắc cử Mỹ Mike Pence hôm 4/12 khẳng định mọi người đang suy diễn thái quá về cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái. Ông Trump chỉ đơn thuần nhận lời chúc mừng từ lãnh đạo Đài Loan.
Song một số cố vấn cho nhà tài phiệt New York trong quá trình chuyển giao quyền lực lại nói ông Trump biết chính xác mình đang làm gì.
Tổng thống đắc cử Mỹ, như thường lệ, không có bất kỳ động thái nào để xoa dịu căng thẳng bắt nguồn từ cuộc điện đàm gây tranh cãi. Một chuỗi các bình luận mang sắc thái chỉ trích ông đăng tải trên mạng xã hội Twitter hồi cuối tuần qua về chính sách thương mại và quân sự Trung Quốc tiếp tục làm dấy lên những phân vân trước câu hỏi liệu ông có thực sự muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh hay không.
Những người trong bộ máy của ông Trump cho rằng việc mở một kênh đối thoại chính thức giữa Mỹ và Đài Loan là cách tốt nhất để gia tăng áp lực lên Trung Quốc. Các đảng viên Cộng hòa đang được cân nhắc cho những vị trí cấp cao thuộc chính quyền Donald Trump ca ngợi đây như một chiến lược khôn ngoan nhằm biến Đài Loan thành quân bài lợi thế trong cuộc chơi địa chính trị với Trung Quốc.
Trung Quốc vốn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và cần thống nhất, kể cả bằng vũ lực.
Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ năm 1972 "mang đến cơ hội làm tươi mới lại mối quan hệ xuyên eo biển", Jon M. Huntsman Jr., người từng đảm nhận chức vụ đại sứ Mỹ tại Trung Quốc dưới thời Tổng thống Barack Obama, bình luận.
Huntsman cùng với John R. Bolton, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc dưới thời tổng thống George W. Bush, hiện là hai ứng viên sáng giá cho vị trí ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền Donald Trump.
Bản thân nhà tài phiệt New York cũng tỏ ra không quan tâm tới lời gợi ý rằng ông cần Trung Quốc chấp thuận nếu muốn nói chuyện với bà Thái.
"Trung Quốc có hỏi chúng ta về việc định giá thấp đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh hơn), đánh thuế nặng với sản phẩm của chúng ta tại nước họ (Mỹ không đánh thuế họ)" hay xây một khu phức hợp quân sự lớn giữa Biển Đông, Donald Trump viết trên Twitter cá nhân ngày 4/12. "Tôi không nghĩ vậy!".
Sau vài phản ứng ban đầu được đánh giá là khá nhẹ nhàng, Trung Quốc đang dần cho thấy một thái độ cứng rắn hơn trước phong cách ngoại giao có phần "phóng túng" của ông Trump, cây bút Mark Landler và Jane Perlez từ New York Times nhận định.
Trong một bài xã luận đăng trên trang nhất tờ People's Daily phiên bản nước ngoài, Trung Quốc cảnh báo "việc gây trở ngại cho mối quan hệ Mỹ - Trung cũng là gây trở ngại cho chính nước Mỹ" và rằng việc lợi dụng Đài Loan để thúc ép Trung Quốc "sẽ giảm thiểu đáng kể cơ hội hiện thực hóa mục tiêu biến nước Mỹ vĩ đại trở lại", câu khẩu hiệu quen thuộc ông Trump đưa ra suốt quá trình tranh cử.
Theo giới quan sát, bằng cách công kích chính sách thương mại và an ninh Trung Quốc, Trump dường như muốn tái khẳng định cam kết duy trì một lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời dập tắt những hy vọng nhen nhóm ở Trung Quốc về việc nhà tài phiệt Mỹ sẽ rút lại những tuyên bố hùng hồn mà ông đưa ra suốt chiến dịch tranh cử tổng thống.
Các nhóm ủng hộ Đài Loan ở Mỹ trong khi đó khen ngợi cuộc điện đàm là một bước tiến nhằm tái cân bằng mối quan hệ ba bên giữa Washington, Bắc Kinh và Đài Bắc, song nhấn mạnh nó không nhất thiết phải kích động một cuộc đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc.
"Thật vô lý khi nhắc đến ý tưởng gây chiến với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan cũng như việc các nhà lãnh đạo của chúng ta không thể nói chuyện với nhau", Randall Schriver, giám đốc điều hành Dự án 2049, một viện chính sách ở Washington ủng hộ mối quan hệ gần gũi giữa Mỹ và Đài Loan, nhận xét.
Thế khó của Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters |
Các học giả về Trung Quốc khác cho hay họ nhìn thấy những giá trị nhất định trong mong muốn của ông Trump nhằm cân nhắc lại những giao thức ngoại giao cũ. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, tổng thống đắc cử Mỹ không cần thiết phải tiếp tục làm gia tăng căng thẳng thông qua việc ca tụng cuộc điện đàm cũng như bảo vệ nó bằng hàng loạt dòng bình luận trên Twitter.
"Bản thân cuộc điện đàm không phải vấn đề mà việc biến nó thành chuyện của công chúng mới là vấn đề", Shelley Rigger, giáo sư khoa học chính trị chuyên nghiên cứu về Đài Loan tại Đại học Davidson, Mỹ, nhận định.
Theo Rigger, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chắc chắn sẽ bị đưa vào thế khó. Nếu phản ứng kém gay gắt, ông có thể phải đối mặt với làn sóng phản đối từ trong nước, nhưng nếu làm quá căng, ông lại đối diện nguy cơ đẩy mối quan hệ Mỹ - Trung rơi xuống hố sâu khó lòng cứu vãn. Phản ứng ban đầu từ chính quyền Trung Quốc trước cuộc điện đàm đã phải hứng chịu nhiều ý kiến chỉ trích trên các trang mạng xã hội ở nước này vì không đủ quyết liệt.
Bình luận về cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 3/12 né tránh đổ lỗi cho ông Trump, nhấn mạnh đây là "thủ đoạn thấp hèn" của Đài Loan. Chuyên gia coi đây như một động thái nhằm xoa dịu căng thẳng. Song, những dòng tweet ông Trump đăng tải cuối tuần qua đã một lần nữa khiến áp lực đè nặng lên giới lãnh đạo Trung Quốc.
Theo James E. Fanell, cựu giám đốc phụ trách tình báo và thông tin cho Hạm đội Thái Bình Dương, Mỹ, hành động và lời nói của ông Trump vừa "khiến Bắc Kinh nổi giận" vừa như lời nhắc nhở các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương rằng "chính quyền Mỹ mới sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ".
Xem thêm: Báo Trung Quốc chê Trump non kém vì điện đàm với Đài Loan
Vũ Hoàng
VN Express