Di Sản Hồ Chí Minh
Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Chọn “đồng chí” hay quốc gia, dân tộc?
Trần Sơn Lâm
30-06-2014
(GDVN) – Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam…Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc “đồng chí, anh em”?
LTS: Tác giả Trần Sơn Lâm, từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ. Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông.
Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả!
Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây nên một cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ giữa 2 nước.
Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.
Lâu nay lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng vẫn luôn mong muốn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ và 4 tốt để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Tuy nhiên đại đa số quần chúng nhân dân tin rằng phải đặt mối quan hệ giữa hai nước Việt – Trung trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, cần giải quyết mọi bất đồng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế mà các nước đã tham gia ký kết.
Qua vụ giàn khoan 981, các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu những tâm tư tình cảm này của nhân dân và đã có những phản ứng kịp thời, phù hợp, đúng luật pháp quốc tế nhưng vẫn đanh thép trước Trung Quốc.
Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam
Chúng ta cũng cần nhìn nhận một sự thật là người dân Việt Nam hay Trung Quốc đều luôn mong muốn hòa bình và không có chiến tranh. Với Việt Nam đã liên tục trải qua những năm chiến tranh khốc liệt, hơn ai hết lại càng khát khao hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.
Tuy nhiên dường như những nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải ai cũng có mong muốn ấy. Họ luôn giữ tâm thái nước lớn, bao giờ cũng muốn các nước khác phải theo mình, sẵn sàng làm mọi thứ có lợi cho mình mà coi thường, chà đạp ích chính đáng, hợp pháp của dân tộc khác.
Là một nước láng giềng cạnh Trung Quốc, Việt Nam bao đời này luôn là mục tiêu nhòm ngó của các triều đại phong kiến, cho đến bây giờ lãnh đạo của họ vẫn không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ, lãnh hải nước ta.
Việc nhân dân Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong kháng chiến giành độc lập và thống nhất Tổ quốc, chúng ta ghi nhận và biết ơn họ đã nhường cơm, xẻ áo cho chúng ta trong những năm chiến tranh ác liệt. Nhưng chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, chính những người lãnh đạo Trung Quốc cũng có mục đích dùng Việt Nam làm lá chắn để Mỹ và phương Tây không áp sát được biên giới Trung Quốc, dùng Việt Nam làm tiền đồn để Trung Quốc chống Mỹ.
Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Trung quốc đã không ép được ta theo họ chống Liên Xô. Năm 1972, Mao Trạch Đông đã gặp Richard Nixon, và sau cuộc gập này Mỹ đã thực hiện phong tỏa toàn bộ đường biển của Việt Nam và ném bom ác liệt nhằm đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá bằng máy bay B 52.
Năm 1974, với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đánh chiếm nốt phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thời điểm đó đang do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đại diện dân tộc Việt Nam quản lý chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva năm 1954 mà chính Trung Quốc cũng tham gia ký kết, nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước ngoại bang.
Năm 1975 Việt Nam thống nhất, diễn biến này xảy ra quá nhanh chóng và ngoài ý muốn của Trung quốc. Một lần nữa, khi không ép buộc được Việt Nam thay đổi đường lối độc lập tự chủ, chống Liên Xô, Trung Quốc đã tìm mọi cách gây chia rẽ giữa Việt Nam và Campuchia, kích động hằn thù dân tộc, giật dây Khơ Me Đỏ gây chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam với ta suốt từ năm 1975 đến 1979 giết hại hàng vạn người dân vô tội.
Đỉnh cao của tư tưởng Sô vanh Đại Hán, tháng 3/1979 lãnh đạo Trung Quốc đã xua 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, giết hại hàng chục vạn dân thường vô tội mà Đặng Tiểu Bình đã láo xược nói rằng để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Mặc dù sau 1 tháng tấn công xâm lược, quân Trung Quốc bị thất bại thảm hại phải rút về nước nhưng vẫn thường xuyên nã pháo qua biên giới sang Việt Nam cho mãi đến năm 1989.
Năm 1988 Trung Quốc lại cất quân xâm lược, đánh úp 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giết hại nhiều chiến sĩ của quân đội ta. Và suốt từ đó cho đến nay, cậy mình có lực lượng quân sự hùng mạnh luôn tỏ rõ ý đồ tham lam độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, đánh đập, bắt giữ, ức hiếp, phá nát, đâm chìm tầu đánh cá của ngư dân, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân Việt Nam.
Họ đã điều các tàu hải giám, tàu cá ngụy trang ngang nhiên cắt cáp và quấy nhiễu của các tàu nghiên cứu khoa học Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta. Đỉnh điểm của sự lộng hành này chính là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế với tư tưởng bá quyền, cá lớn nuốt cá bé.
Về mặt kinh tế ngoài việc khuyến khích thương nhân Trung Quốc thực hiện các hành vi phá hoại nền kinh tế của ta như mua vó bò, mua đỉa, lá vải, hoa thanh long…họ còn tìm mọi thủ đoạn để đội vốn, đưa công nghệ lạc hậu vào các dự án, công trình của ta làm ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế và hiệu quả của đồng vốn đầu tư của Việt Nam.
Qua các hành vi trên, quả thực không thể hiểu nổi giới chức Trung Quốc theo hệ tưởng gì, nó hoàn hoàn toàn xa lạ với các học thuyết tư tưởng, tôn giáo tiến bộ của nhân loại. Những hành động của lãnh đạo Trung Quốc đối với láng giềng chỉ cho thấy một lòng tham vô đáy, bành trướng, hung hăng.
Trung Quốc không chỉ bành trướng lãnh thổ, mà còn di cư ồ ạt những người thuộc dân tộc Hán đến các quốc gia khác và đang gây ra những vấn đề nhức nhối, dẫn đến phản ứng gay gắt về sắc tộc tại những khu vực này. Tại đất nước họ, sự phân hóa giầu nghèo, khoảng cách phát triển và bất công xã hội đang tăng lên. Tất cả những vấn đề này đang làm cho xã hội Trung Quốc bất ổn, đời sống người dân bất an, đánh bom khủng bố nổ ra liên tục. Điều đó cho thấy chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn không được lòng dân của họ.
Đây là gốc của vấn đề chúng ta cần làm rõ để xác định rõ ràng rằng, Nhà nước ta khác với Trung Quốc. Chúng ta đặc biệt tôn trọng lợi ích dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình cũng như của các nước láng giềng. Chúng ta không đi xâm lược, chúng ta không gây hấn, khiêu khích với ai, nhưng chúng ta cũng sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Khởi kiện Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam, phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền
Việc chúng ta khởi kiện Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, 7 bãi đá ở Trường Sa (năm 1988, 1995) và cả những hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam như vụ giàn khoan 981 ra tòa án quốc tế việc là một việc làm rất cần thiết, vì đây là đất của ta, vùng biển của ta đã được Hiệp định Geneva công nhận và bản thân Trung Quốc đã ký vào hiệp định này.
Theo thăm dò trên các mạng xã hội cho thấy, kết quả tính đến ngày 27/6 trong tổng số người được hỏi tại báo mạng Dân trí có 250375(96%) tán thành kiện Trung Quốc, có 9126(4%) không tán thành. Các báo mạng khác đều cho thấy tỷ lệ tán thành ý kiến kiện Trung Quốc luôn ở tỷ lệ đa số.
Bản thân hội Luật gia Việt Nam cũng đã hai lần tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc và khẳng đỉnh cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và nêu rõ nếu kiện chúng ta sẽ thắng.
Tôi cho rằng, việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng sẽ làm cho quan hệ của ta với Trung Quốc trở nên bình thường, bớt căng thẳng và không gây nên nguy cơ xung đột quân sự vì nếu Việt Nam và Trung Quốc không tự phân xử được thì để quốc tế phân xử.
Trung Quốc có thể không tham gia vào vụ kiện này và có thể không chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Quốc tế, nhưng thế giới văn minh sẽ thấy rõ bản chất côn đồ, ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc và uy tín quốc tế của họ sẽ xuống dốc.
Đến thời điểm này, không đắn đo gì nữa, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc rằng, dư luận quần chúng chính là Hội Nghị Diên Hồng trong thế kỷ 21 và phải xác định rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước độc lâp, có chủ quyền, bình đẳng, phải tôn trọng lợi ích, sự toàn vẹn lãnh thổ theo các hiệp định quốc tế đã được 2 bên cùng ký kết, cần giải quyết mọi bất đồng theo luật pháp quốc tế.
Song Phương chuyểnBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Chọn “đồng chí” hay quốc gia, dân tộc?
Trần Sơn Lâm
30-06-2014
(GDVN) – Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam…Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc “đồng chí, anh em”?
LTS: Tác giả Trần Sơn Lâm, từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ. Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông.
Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả!
Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây nên một cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ giữa 2 nước.
Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.
Lâu nay lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng vẫn luôn mong muốn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ và 4 tốt để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Tuy nhiên đại đa số quần chúng nhân dân tin rằng phải đặt mối quan hệ giữa hai nước Việt – Trung trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, cần giải quyết mọi bất đồng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế mà các nước đã tham gia ký kết.
Qua vụ giàn khoan 981, các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu những tâm tư tình cảm này của nhân dân và đã có những phản ứng kịp thời, phù hợp, đúng luật pháp quốc tế nhưng vẫn đanh thép trước Trung Quốc.
Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam
Chúng ta cũng cần nhìn nhận một sự thật là người dân Việt Nam hay Trung Quốc đều luôn mong muốn hòa bình và không có chiến tranh. Với Việt Nam đã liên tục trải qua những năm chiến tranh khốc liệt, hơn ai hết lại càng khát khao hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.
Tuy nhiên dường như những nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải ai cũng có mong muốn ấy. Họ luôn giữ tâm thái nước lớn, bao giờ cũng muốn các nước khác phải theo mình, sẵn sàng làm mọi thứ có lợi cho mình mà coi thường, chà đạp ích chính đáng, hợp pháp của dân tộc khác.
Là một nước láng giềng cạnh Trung Quốc, Việt Nam bao đời này luôn là mục tiêu nhòm ngó của các triều đại phong kiến, cho đến bây giờ lãnh đạo của họ vẫn không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ, lãnh hải nước ta.
Việc nhân dân Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong kháng chiến giành độc lập và thống nhất Tổ quốc, chúng ta ghi nhận và biết ơn họ đã nhường cơm, xẻ áo cho chúng ta trong những năm chiến tranh ác liệt. Nhưng chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, chính những người lãnh đạo Trung Quốc cũng có mục đích dùng Việt Nam làm lá chắn để Mỹ và phương Tây không áp sát được biên giới Trung Quốc, dùng Việt Nam làm tiền đồn để Trung Quốc chống Mỹ.
Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Trung quốc đã không ép được ta theo họ chống Liên Xô. Năm 1972, Mao Trạch Đông đã gặp Richard Nixon, và sau cuộc gập này Mỹ đã thực hiện phong tỏa toàn bộ đường biển của Việt Nam và ném bom ác liệt nhằm đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá bằng máy bay B 52.
Năm 1974, với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đánh chiếm nốt phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thời điểm đó đang do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đại diện dân tộc Việt Nam quản lý chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva năm 1954 mà chính Trung Quốc cũng tham gia ký kết, nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước ngoại bang.
Năm 1975 Việt Nam thống nhất, diễn biến này xảy ra quá nhanh chóng và ngoài ý muốn của Trung quốc. Một lần nữa, khi không ép buộc được Việt Nam thay đổi đường lối độc lập tự chủ, chống Liên Xô, Trung Quốc đã tìm mọi cách gây chia rẽ giữa Việt Nam và Campuchia, kích động hằn thù dân tộc, giật dây Khơ Me Đỏ gây chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam với ta suốt từ năm 1975 đến 1979 giết hại hàng vạn người dân vô tội.
Đỉnh cao của tư tưởng Sô vanh Đại Hán, tháng 3/1979 lãnh đạo Trung Quốc đã xua 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, giết hại hàng chục vạn dân thường vô tội mà Đặng Tiểu Bình đã láo xược nói rằng để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Mặc dù sau 1 tháng tấn công xâm lược, quân Trung Quốc bị thất bại thảm hại phải rút về nước nhưng vẫn thường xuyên nã pháo qua biên giới sang Việt Nam cho mãi đến năm 1989.
Năm 1988 Trung Quốc lại cất quân xâm lược, đánh úp 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giết hại nhiều chiến sĩ của quân đội ta. Và suốt từ đó cho đến nay, cậy mình có lực lượng quân sự hùng mạnh luôn tỏ rõ ý đồ tham lam độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, đánh đập, bắt giữ, ức hiếp, phá nát, đâm chìm tầu đánh cá của ngư dân, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân Việt Nam.
Họ đã điều các tàu hải giám, tàu cá ngụy trang ngang nhiên cắt cáp và quấy nhiễu của các tàu nghiên cứu khoa học Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta. Đỉnh điểm của sự lộng hành này chính là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế với tư tưởng bá quyền, cá lớn nuốt cá bé.
Về mặt kinh tế ngoài việc khuyến khích thương nhân Trung Quốc thực hiện các hành vi phá hoại nền kinh tế của ta như mua vó bò, mua đỉa, lá vải, hoa thanh long…họ còn tìm mọi thủ đoạn để đội vốn, đưa công nghệ lạc hậu vào các dự án, công trình của ta làm ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế và hiệu quả của đồng vốn đầu tư của Việt Nam.
Qua các hành vi trên, quả thực không thể hiểu nổi giới chức Trung Quốc theo hệ tưởng gì, nó hoàn hoàn toàn xa lạ với các học thuyết tư tưởng, tôn giáo tiến bộ của nhân loại. Những hành động của lãnh đạo Trung Quốc đối với láng giềng chỉ cho thấy một lòng tham vô đáy, bành trướng, hung hăng.
Trung Quốc không chỉ bành trướng lãnh thổ, mà còn di cư ồ ạt những người thuộc dân tộc Hán đến các quốc gia khác và đang gây ra những vấn đề nhức nhối, dẫn đến phản ứng gay gắt về sắc tộc tại những khu vực này. Tại đất nước họ, sự phân hóa giầu nghèo, khoảng cách phát triển và bất công xã hội đang tăng lên. Tất cả những vấn đề này đang làm cho xã hội Trung Quốc bất ổn, đời sống người dân bất an, đánh bom khủng bố nổ ra liên tục. Điều đó cho thấy chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn không được lòng dân của họ.
Đây là gốc của vấn đề chúng ta cần làm rõ để xác định rõ ràng rằng, Nhà nước ta khác với Trung Quốc. Chúng ta đặc biệt tôn trọng lợi ích dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình cũng như của các nước láng giềng. Chúng ta không đi xâm lược, chúng ta không gây hấn, khiêu khích với ai, nhưng chúng ta cũng sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Khởi kiện Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam, phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền
Việc chúng ta khởi kiện Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, 7 bãi đá ở Trường Sa (năm 1988, 1995) và cả những hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam như vụ giàn khoan 981 ra tòa án quốc tế việc là một việc làm rất cần thiết, vì đây là đất của ta, vùng biển của ta đã được Hiệp định Geneva công nhận và bản thân Trung Quốc đã ký vào hiệp định này.
Theo thăm dò trên các mạng xã hội cho thấy, kết quả tính đến ngày 27/6 trong tổng số người được hỏi tại báo mạng Dân trí có 250375(96%) tán thành kiện Trung Quốc, có 9126(4%) không tán thành. Các báo mạng khác đều cho thấy tỷ lệ tán thành ý kiến kiện Trung Quốc luôn ở tỷ lệ đa số.
Bản thân hội Luật gia Việt Nam cũng đã hai lần tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc và khẳng đỉnh cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và nêu rõ nếu kiện chúng ta sẽ thắng.
Tôi cho rằng, việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng sẽ làm cho quan hệ của ta với Trung Quốc trở nên bình thường, bớt căng thẳng và không gây nên nguy cơ xung đột quân sự vì nếu Việt Nam và Trung Quốc không tự phân xử được thì để quốc tế phân xử.
Trung Quốc có thể không tham gia vào vụ kiện này và có thể không chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Quốc tế, nhưng thế giới văn minh sẽ thấy rõ bản chất côn đồ, ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc và uy tín quốc tế của họ sẽ xuống dốc.
Đến thời điểm này, không đắn đo gì nữa, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc rằng, dư luận quần chúng chính là Hội Nghị Diên Hồng trong thế kỷ 21 và phải xác định rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước độc lâp, có chủ quyền, bình đẳng, phải tôn trọng lợi ích, sự toàn vẹn lãnh thổ theo các hiệp định quốc tế đã được 2 bên cùng ký kết, cần giải quyết mọi bất đồng theo luật pháp quốc tế.
Song Phương chuyển