Tham Khảo
Trên cả ‘đại hoạ cá chết’
Tác giả: David Brown
Quan ngại về môi trường, vấn đề quyền con người bắt đầu lộ lên trên
Bạn tôi tên C.V. nói: “Nếu vấn đề nhân quyền không được giải quyết thỏa đáng, Việt Nam sẽ bị cô lập với cộng đồng quốc tế, và điều đó sẽ thực sự gây khó khăn cho việc phát triển đất nước chúng tôi”. Chúng tôi trò chuyện sau khi blogger Mẹ Nấm bị bắt giam vào ngày 10 tháng 10, bị buộc tội “xuyên tạc sự thật, chống lại đường lối của đảng, chính sách nhà nước”.
Các tường thuật của báo chí phương Tây kết nối vụ bắt giữ blogger nổi tiếng này với những chỉ trích của cô về việc quản lý thảm họa môi trường của chính phủ Hà Nội, hàng trăm tấn cá chết trong tháng 4 khi một nhà máy thép nước ngoài xả hóa chất độc hại một cách không thể giải thích được, vào vùng nước ven biển. Tuy nhiên, công an nói với các phóng viên Việt Nam rằng các cáo buộc đối với Mẹ Nấm có liên quan đến việc soạn tài liệu về 31 cái chết trong trại giam của cảnh sát, danh sách mà cô đăng lên hơn hai năm trước.
Mẹ Nấm bị vào tù không chỉ vì cô dám thách thức Bộ Công an Việt Nam, mà còn cảnh báo các blogger khác, những người cho rằng Hà Nội đã quá dễ dãi trong thương lượng với những người chủ Đài Loan của nhà máy thép. Cô là con tốt đầu trong một vòng đấu giữa những người có mục tiêu bình thường hóa Việt Nam như là một thành viên đang phát triển nhanh của cộng đồng quốc tế, với những người nghĩ rằng nhiệt tình thái quá về mặt này cũng có thể làm suy yếu quyền hành của Đảng Cộng sản.
Có lẽ có khoảng bốn triệu đảng viên trong số 90 triệu công dân Việt Nam. Hầu hết đảng viên vào đảng vì họ muốn được vượt trội trong khu vực công hay trong các doanh nghiệp nhà nước. Thẻ đảng không cần thiết cho sự thành công trong khu vực kinh tế cá nhân, nhưng nếu là người bất đồng chính kiến thì đó không phải là cách thăng tiến trong sự nghiệp. Và rồi có những người như Mẹ Nấm và C.V., là những người không thể chịu đựng được tình trạng một đội tiên phong tự chọn quyết định tiến trình của đất nước, theo cách không minh bạch và thay cho tất cả mọi người khác.
Độc giả Asia Sentinel còn nhớ, hồi tháng 1, Đại hội ĐCS lần thứ 12 chuẩn nhận ý kiến của phe bảo thủ loại bỏ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tranh ghế lãnh đạo đảng cũng như chính phủ. Giữa nhiệm kỳ 5 năm thứ hai làm Tổng thống, Ông Dũng đã rủ bỏ những bước sai lầm trước đó và giành được sự chuẩn thuận dè dặt của công chúng. Tuy nhiên, các đảng viên kiên định coi ông là một người theo chủ nghĩa dân túy nguy hiểm. Ông nhắc họ nhớ tới Mikhail Gorbachev và những nỗ lực yếu ớt của ông ta nhằm cải cách hệ thống Xô Viết, đã dẫn đến sự tan rã của hệ thống này.
Ông Dũng, mặc dù có nhiều thiếu sót, nhưng có thể nói [dưới thời của ông] là một nước Việt Nam không khác đáng kể so với các quốc gia khác đang trỗi dậy và được quản lý tốt. Thủ tướng hiện giờ, người kế nhiệm của ông Dũng, từng là một trong những cấp phó của ông. Mặc dù về nguyên tắc đã được đảng nâng lên và do sự đồng thuận chung rằng Việt Nam phải “toàn cầu hóa,” quyền lực thật sự của Nguyễn Xuân Phúc bị giới hạn hơn ông Dũng. Ông chịu trách nhiệm tại mỗi đợt kiểm điểm bởi 17 ủy viên Bộ Chính trị của đảng, một cơ quan do một số tướng công an và ủy viên ban lãnh đạo đảng đảng chi phối. Ông Phúc có thể muốn công an để yên cho các blogger, nhưng trên thực tế ông không thể làm gì hơn để ngăn cản họ.
Việc xử lý đại hoạ cá chết của Hà Nội là biện pháp tốt nhất cho đến nay để đánh giá nhóm quyền lực mới.
Trong hai khía cạnh quan trọng, chính phủ ông Phúc đã không qua được thử thách này. Thứ nhất, Hà Nội mất hơn hai tháng để xác nhận sự thật rõ ràng: đó là việc xả thải độc hại từ nhà máy thép mới của công ty Đài Loan tại Vũng Áng đã dẫn tới việc ngư dân của bốn tỉnh mất việc làm trong nhiều tháng. Thứ hai, mặc dù Formosa Plastics, chủ nhà máy thép, cuối cùng đã đồng ý trả nửa tỷ USD tiền bồi thường, số tiền nhiều hơn bất kỳ sự dàn xếp nào tương tự trong lịch sử Việt Nam, nhưng cộng đồng mạng ở Việt Nam đều nhất trí cho rằng, chính phủ ông Phúc bằng cách này hay bằng cách khác đã làm nguy hại lợi ích quốc gia.
Cái giá của thịnh vượng là gì?
Các dự án đầu tư nước ngoài có vấn đề về mặt môi trường không phải là hiện tượng mới ở Việt Nam. Chúng đã bộc lộ kể từ khi Hà Nội bắt đầu ve vãn các nhà đầu tư nước ngoài cách đây khoảng 25 năm. Và trước đó, khi Việt Nam đã “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, thì bảo vệ môi trường là một chuyện xa xỉ, hiếm khi kham nổi.
Vốn nước ngoài đã đổ vào Việt Nam trong vài năm qua, bao gồm cả các nhà máy mới bóng loáng mang logo của các hãng như Samsung, Intel, Panasonic và Canon. Một số dự án, như tổ hợp mỏ bô xít và luyện nhôm lớn ở Tây Nguyên, việc phát triển Formosa Plastics tại Vũng Áng, và một nhà máy kẽm mới đề xuất trên bờ biển gần Huế, là có vấn đề nhiều hơn từ góc độ môi trường, nhưng cũng khó cưỡng lại đối với chính quyền cấp tỉnh nghèo.
Thật khó tưởng tượng Việt Nam trở nên giàu có nếu không nhận các dự án kinh doanh lớn, kết hợp công nghệ tiên tiến với người lao động trẻ và thông minh Việt Nam. Formosa Plastics đã huy động $11 tỷ để xây dựng khu sản xuất thép tại Vũng Áng, và cho biết họ có ý đầu tư nhiều hơn nữa nếu việc kinh doanh phát đạt, cuối cùng cung cấp 30.000 việc làm.
Lúc còn trong tình trạng nghèo vô vọng, Việt Nam không sản xuất ra nhiều chất thải tới mức để ô nhiễm trở thành vấn đề [nghiêm trọng]. Bây giờ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều là thành phố siêu lớn với hệ thống cống quá tải và ô nhiễm không khí kinh niên. Các nhà phát triển xếp trên các bãi biển trước đây còn nguyên sơ với những khu nghỉ dưỡng loè loẹt. Người giàu chạy trốn tới tòa nhà tháp hoặc các khu cư trú kín cổng cao tường. Đối với những công dân Việt Nam còn lại, đồng hành với tăng trưởng kinh tế là một môi trường chắc chắn xấu đi. Với số tiền mặt trong túi của họ, tầng lớp trung lưu thành thị hiện nay có thể có đủ khả năng chi cho việc xa xỉ, chăm lo về vấn đề chất lượng cuộc sống. Phương tiện truyền thông đầy những bài báo về chuyện làm hư hỏng môi trường. Nhiều người đang lên tiếng trên truyền thông xã hội. Một số đáng kể đang tham gia vào các cuộc biểu tình tự phát.
Tháng 3 năm 2015 có thể sẽ được nhớ đến như là thời điểm mà hoạt động môi trường thành mạch chủ đạo. Lúc đó, hàng ngàn người trẻ tập hợp để ngăn chặn việc chặt hạ cây gỗ cứng nhiệt đới, vốn tô điểm đường phố trung tâm thành phố Hà Nội. Cách giải thích của sở xây dựng thành phố thì khập khiễng, ý định của họ rõ ràng là tham ô, và sau khi số dân thường phản kháng đủ đông, cấp thẩm quyền đã cho ngưng dự án thiếu suy tính này.
Ở những nước mà việc vận động cho môi trường ở cấp cơ sở là thông thường, thì sự thất bại của việc chặt cây sẽ là một sự kiện chính trị bình thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, sự kiện này có tính cách mạng.
Hà Nội đã ký kết hầu như mọi thỏa thuận quốc tế về quản lý môi trường, nhưng nhà nước vẫn vạch ra chương trình nghị sự và giữ độc quyền ra quyết định. Chế độ vẫn nghi ngờ về xã hội dân sự nói chung, đặc biệt là thù địch đối với việc biểu tình có tổ chức. Không có không gian được công nhận cho hoạt động môi trường kiểu được các tổ chức dân sự thực hành trong các nền dân chủ.
Có lẽ hy vọng rằng vụ chặt cây đã tạo nên một tiền lệ, trong năm nay hàng chục ngàn công dân đã được huy động tại các thành phố Việt Nam trong tháng 4 và tháng 5 để thúc giục việc trừng phạt những kẻ đã xả các hóa chất độc hại, giết chết cá. Tuần hành với băng-rôn ghi tuyên bố “Tôi chọn cá,” những người biểu tình yêu cầu Hà Nội buộc Formosa Plastics phải chịu trách nhiệm.
Đây không phải là lần đầu tiên công luận đã được đánh thức để chống lại một nhà đầu tư lớn Đài Loan. Năm 2010, một đơn vị cảnh sát môi trường phát hiện ra rằng, trong 14 năm, nhà sản xuất bột ngọt Vedan đã bơm chất thải chạy thẳng vào một nhánh sông Đồng Nai, gần thành phố Hồ Chí Minh, cố tình không cho đi qua hệ thống xử lý chất thải của nhà máy. Sau đó, một lần nữa trong năm nay, dễ thấy chính phủ cũng miễn cưỡng trừng phạt thủ phạm.
Có vẻ như Vedan sẽ thoát với số tiền phạt rất nhẹ. Tuy nhiên, khi sắp hết hạn, các luật sư địa phương huy động để giúp đỡ 3000 người nuôi thủy sản nhỏ nộp hồ sơ kiện xí nghiệp Đài Loan. Đối mặt với việc tẩy chay của người tiêu dùng và một phán quyết gần như chắc chắn nghiêng về người nuôi cá, Vedan thương lượng bên ngoài tòa, trả khoảng $12 triệu.
Trong đại hoạ cá chết ở bờ biển miền Trung tháng 4 này, một lần nữa, chính là người dân – ngư dân, người nuôi trồng thuỷ sản và tiểu thương tôm cá nhỏ nhoi – lại là những nạn nhân. Và ở các thành phố, những người trẻ tuần hành ủng hộ họ lúc đầu không bị ngăn chặn, nhưng vào ngày Chủ Nhật thứ ba người tuần hành đã bị đàn áp, thường là thô bạo.
Chẳng bao lâu sau đó, Tổng thống Mỹ đến thăm, với niềm vui thích của dân Việt Nam. Trên truyền hình quốc gia, ông Obama thẳng thắng nhấn mạnh, Mỹ ủng hộ các quyền con người cơ bản. Và sau chuyến viếng thăm ngắn ngủi của ông Obama kết thúc mà không có sự cố; chế độ thẩm quyền cảm thấy nhẹ nhỏm. Một vài tuần sau đó, vào ngày 30 tháng 6, Hà Nội đã vén bức màn về cuộc đàm phán với Formosa Plastics. Việc trả tiền đền bù có vẻ khá hào phóng, nửa tỷ đô la Mỹ, nghe giống như một kết quả thương lượng tốt. Chưa có kẻ gây ô nhiễm nào khác từng đồng ý trả tiền bồi thường cao gần tới mức đó.
Tính toán của tôi (ở mặt sau phong bì) cho thấy, Formosa Plastics đã đền bù các thiệt hại đối với ngư dân đến mức hợp lý. Hãy bớt ra $100 triệu để trang trải các chi phí hoạt động quản lý khủng hoảng của chính phủ, và (sau khi tra cứu dự liệu của Tổng cục Thông kê Việt Nam) có thể ước tính rằng có 200.000 người đã bị ném ra khỏi công việc ở vùng ven biển bị ảnh hưởng (Nam Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thưa Thiện). Nếu $400 triệu còn lại được chia đều cho họ, mỗi gia đình ngư dân sẽ nhận được $2.000, hoặc khoảng một năm thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam.
Nhật báo Thanh Niên hỏi ba luật sư khá nổi tiếng, liệu các cá nhân bị thương tổn do đại hoạ cá chết có thể kiện thêm công ty con Việt Nam của Formosa Plastics. Có lẽ Thanh Niên nhớ lại vụ Vedan. “Được”, nguồn của họ trả lời, trích dẫn từ Luật Bảo vệ Môi trường (2014).
Hoặc có thể không có chương kế tiếp. Ngày 1 tháng 10, khoảng 10.000 người biểu tình đã tập trung tại cổng trước của các nhà máy thép Formosa Steel Hà Tĩnh. Tường thuật của một blogger tại chỗ cho biết họ đã được các nhà hoạt động Công giáo địa phương tổ chức để ủng hộ 506 gia đình vừa nộp đơn kiện công ty của Đài Loan đòi đền bù với tổng số tiền $2.520.000. Sau khi đuổi lực lượng an ninh nhà máy và một số cảnh sát ra khỏi khu vực, những người biểu tình đã trèo lên tường bên ngoài của khu nhà máy và sau đó giải tán khi mưa lớn bắt đầu vào khoảng giờ ăn trưa.
Một vài ngày sau đó, tòa án huyện Kỳ Anh trả lại tất cả 506 đơn khiếu nại. Tòa cho biết các nguyên đơn đã không cung cấp bằng chứng cụ thể về thiệt hại cáo buộc. Không rõ liệu tòa sẽ chấp nhận khiếu nại sửa đổi, hay cách khác, hành động của toà có thể bị một tòa án cấp cao hơn bác bỏ hay không.
Đại hoạ cá chết vẫn còn xa mới được giải quyết như một vấn đề chính sách công và sẽ tiếp tục đóng khung đánh giá của công chúng về Thủ tướng Phúc. Các nhà cải cách Việt Nam muốn chính quyền xét kỹ lưỡng hơn các đề xuất đầu tư; do đó rất có thể những chi tiết về các giao dịch quá ấm cúng giữa Formosa Plastics và lãnh đạo tỉnh Hà Tỉnh bị rò rỉ. Chính phủ cũng có thể cho phép các tòa án cấp cao hơn xem xét các đơn kiện công ty Đài Loan. Mặt khác, phe bảo thủ trong Đảng và nhà nước lại mong đợi Thủ tướng Phúc quản lý vấn đề này.
Việc bỏ tù blogger Mẹ Nấm có tính cảnh cáo. Việc đàn áp các cuộc biểu tình “Tôi chọn cá” trước khi Tổng thống Obama thăm Việt Nam trong tháng 5 cũng vậy – một cảnh báo rằng nhà cầm quyền không cho các bất mãn về môi trường biến thành phản kháng chính trị.
David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, thường viết về thời sự liên quan đến Việt Nam. Bài viết gồm bốn phần của ông về đồng bằng sông Cửu Long đã được công bố trong tháng trước trên báo điện tử Mongabay, và có thể được tìm thấy ở đây.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Trên cả ‘đại hoạ cá chết’
Tác giả: David Brown
Quan ngại về môi trường, vấn đề quyền con người bắt đầu lộ lên trên
Bạn tôi tên C.V. nói: “Nếu vấn đề nhân quyền không được giải quyết thỏa đáng, Việt Nam sẽ bị cô lập với cộng đồng quốc tế, và điều đó sẽ thực sự gây khó khăn cho việc phát triển đất nước chúng tôi”. Chúng tôi trò chuyện sau khi blogger Mẹ Nấm bị bắt giam vào ngày 10 tháng 10, bị buộc tội “xuyên tạc sự thật, chống lại đường lối của đảng, chính sách nhà nước”.
Các tường thuật của báo chí phương Tây kết nối vụ bắt giữ blogger nổi tiếng này với những chỉ trích của cô về việc quản lý thảm họa môi trường của chính phủ Hà Nội, hàng trăm tấn cá chết trong tháng 4 khi một nhà máy thép nước ngoài xả hóa chất độc hại một cách không thể giải thích được, vào vùng nước ven biển. Tuy nhiên, công an nói với các phóng viên Việt Nam rằng các cáo buộc đối với Mẹ Nấm có liên quan đến việc soạn tài liệu về 31 cái chết trong trại giam của cảnh sát, danh sách mà cô đăng lên hơn hai năm trước.
Mẹ Nấm bị vào tù không chỉ vì cô dám thách thức Bộ Công an Việt Nam, mà còn cảnh báo các blogger khác, những người cho rằng Hà Nội đã quá dễ dãi trong thương lượng với những người chủ Đài Loan của nhà máy thép. Cô là con tốt đầu trong một vòng đấu giữa những người có mục tiêu bình thường hóa Việt Nam như là một thành viên đang phát triển nhanh của cộng đồng quốc tế, với những người nghĩ rằng nhiệt tình thái quá về mặt này cũng có thể làm suy yếu quyền hành của Đảng Cộng sản.
Có lẽ có khoảng bốn triệu đảng viên trong số 90 triệu công dân Việt Nam. Hầu hết đảng viên vào đảng vì họ muốn được vượt trội trong khu vực công hay trong các doanh nghiệp nhà nước. Thẻ đảng không cần thiết cho sự thành công trong khu vực kinh tế cá nhân, nhưng nếu là người bất đồng chính kiến thì đó không phải là cách thăng tiến trong sự nghiệp. Và rồi có những người như Mẹ Nấm và C.V., là những người không thể chịu đựng được tình trạng một đội tiên phong tự chọn quyết định tiến trình của đất nước, theo cách không minh bạch và thay cho tất cả mọi người khác.
Độc giả Asia Sentinel còn nhớ, hồi tháng 1, Đại hội ĐCS lần thứ 12 chuẩn nhận ý kiến của phe bảo thủ loại bỏ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tranh ghế lãnh đạo đảng cũng như chính phủ. Giữa nhiệm kỳ 5 năm thứ hai làm Tổng thống, Ông Dũng đã rủ bỏ những bước sai lầm trước đó và giành được sự chuẩn thuận dè dặt của công chúng. Tuy nhiên, các đảng viên kiên định coi ông là một người theo chủ nghĩa dân túy nguy hiểm. Ông nhắc họ nhớ tới Mikhail Gorbachev và những nỗ lực yếu ớt của ông ta nhằm cải cách hệ thống Xô Viết, đã dẫn đến sự tan rã của hệ thống này.
Ông Dũng, mặc dù có nhiều thiếu sót, nhưng có thể nói [dưới thời của ông] là một nước Việt Nam không khác đáng kể so với các quốc gia khác đang trỗi dậy và được quản lý tốt. Thủ tướng hiện giờ, người kế nhiệm của ông Dũng, từng là một trong những cấp phó của ông. Mặc dù về nguyên tắc đã được đảng nâng lên và do sự đồng thuận chung rằng Việt Nam phải “toàn cầu hóa,” quyền lực thật sự của Nguyễn Xuân Phúc bị giới hạn hơn ông Dũng. Ông chịu trách nhiệm tại mỗi đợt kiểm điểm bởi 17 ủy viên Bộ Chính trị của đảng, một cơ quan do một số tướng công an và ủy viên ban lãnh đạo đảng đảng chi phối. Ông Phúc có thể muốn công an để yên cho các blogger, nhưng trên thực tế ông không thể làm gì hơn để ngăn cản họ.
Việc xử lý đại hoạ cá chết của Hà Nội là biện pháp tốt nhất cho đến nay để đánh giá nhóm quyền lực mới.
Trong hai khía cạnh quan trọng, chính phủ ông Phúc đã không qua được thử thách này. Thứ nhất, Hà Nội mất hơn hai tháng để xác nhận sự thật rõ ràng: đó là việc xả thải độc hại từ nhà máy thép mới của công ty Đài Loan tại Vũng Áng đã dẫn tới việc ngư dân của bốn tỉnh mất việc làm trong nhiều tháng. Thứ hai, mặc dù Formosa Plastics, chủ nhà máy thép, cuối cùng đã đồng ý trả nửa tỷ USD tiền bồi thường, số tiền nhiều hơn bất kỳ sự dàn xếp nào tương tự trong lịch sử Việt Nam, nhưng cộng đồng mạng ở Việt Nam đều nhất trí cho rằng, chính phủ ông Phúc bằng cách này hay bằng cách khác đã làm nguy hại lợi ích quốc gia.
Cái giá của thịnh vượng là gì?
Các dự án đầu tư nước ngoài có vấn đề về mặt môi trường không phải là hiện tượng mới ở Việt Nam. Chúng đã bộc lộ kể từ khi Hà Nội bắt đầu ve vãn các nhà đầu tư nước ngoài cách đây khoảng 25 năm. Và trước đó, khi Việt Nam đã “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, thì bảo vệ môi trường là một chuyện xa xỉ, hiếm khi kham nổi.
Vốn nước ngoài đã đổ vào Việt Nam trong vài năm qua, bao gồm cả các nhà máy mới bóng loáng mang logo của các hãng như Samsung, Intel, Panasonic và Canon. Một số dự án, như tổ hợp mỏ bô xít và luyện nhôm lớn ở Tây Nguyên, việc phát triển Formosa Plastics tại Vũng Áng, và một nhà máy kẽm mới đề xuất trên bờ biển gần Huế, là có vấn đề nhiều hơn từ góc độ môi trường, nhưng cũng khó cưỡng lại đối với chính quyền cấp tỉnh nghèo.
Thật khó tưởng tượng Việt Nam trở nên giàu có nếu không nhận các dự án kinh doanh lớn, kết hợp công nghệ tiên tiến với người lao động trẻ và thông minh Việt Nam. Formosa Plastics đã huy động $11 tỷ để xây dựng khu sản xuất thép tại Vũng Áng, và cho biết họ có ý đầu tư nhiều hơn nữa nếu việc kinh doanh phát đạt, cuối cùng cung cấp 30.000 việc làm.
Lúc còn trong tình trạng nghèo vô vọng, Việt Nam không sản xuất ra nhiều chất thải tới mức để ô nhiễm trở thành vấn đề [nghiêm trọng]. Bây giờ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều là thành phố siêu lớn với hệ thống cống quá tải và ô nhiễm không khí kinh niên. Các nhà phát triển xếp trên các bãi biển trước đây còn nguyên sơ với những khu nghỉ dưỡng loè loẹt. Người giàu chạy trốn tới tòa nhà tháp hoặc các khu cư trú kín cổng cao tường. Đối với những công dân Việt Nam còn lại, đồng hành với tăng trưởng kinh tế là một môi trường chắc chắn xấu đi. Với số tiền mặt trong túi của họ, tầng lớp trung lưu thành thị hiện nay có thể có đủ khả năng chi cho việc xa xỉ, chăm lo về vấn đề chất lượng cuộc sống. Phương tiện truyền thông đầy những bài báo về chuyện làm hư hỏng môi trường. Nhiều người đang lên tiếng trên truyền thông xã hội. Một số đáng kể đang tham gia vào các cuộc biểu tình tự phát.
Tháng 3 năm 2015 có thể sẽ được nhớ đến như là thời điểm mà hoạt động môi trường thành mạch chủ đạo. Lúc đó, hàng ngàn người trẻ tập hợp để ngăn chặn việc chặt hạ cây gỗ cứng nhiệt đới, vốn tô điểm đường phố trung tâm thành phố Hà Nội. Cách giải thích của sở xây dựng thành phố thì khập khiễng, ý định của họ rõ ràng là tham ô, và sau khi số dân thường phản kháng đủ đông, cấp thẩm quyền đã cho ngưng dự án thiếu suy tính này.
Ở những nước mà việc vận động cho môi trường ở cấp cơ sở là thông thường, thì sự thất bại của việc chặt cây sẽ là một sự kiện chính trị bình thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, sự kiện này có tính cách mạng.
Hà Nội đã ký kết hầu như mọi thỏa thuận quốc tế về quản lý môi trường, nhưng nhà nước vẫn vạch ra chương trình nghị sự và giữ độc quyền ra quyết định. Chế độ vẫn nghi ngờ về xã hội dân sự nói chung, đặc biệt là thù địch đối với việc biểu tình có tổ chức. Không có không gian được công nhận cho hoạt động môi trường kiểu được các tổ chức dân sự thực hành trong các nền dân chủ.
Có lẽ hy vọng rằng vụ chặt cây đã tạo nên một tiền lệ, trong năm nay hàng chục ngàn công dân đã được huy động tại các thành phố Việt Nam trong tháng 4 và tháng 5 để thúc giục việc trừng phạt những kẻ đã xả các hóa chất độc hại, giết chết cá. Tuần hành với băng-rôn ghi tuyên bố “Tôi chọn cá,” những người biểu tình yêu cầu Hà Nội buộc Formosa Plastics phải chịu trách nhiệm.
Đây không phải là lần đầu tiên công luận đã được đánh thức để chống lại một nhà đầu tư lớn Đài Loan. Năm 2010, một đơn vị cảnh sát môi trường phát hiện ra rằng, trong 14 năm, nhà sản xuất bột ngọt Vedan đã bơm chất thải chạy thẳng vào một nhánh sông Đồng Nai, gần thành phố Hồ Chí Minh, cố tình không cho đi qua hệ thống xử lý chất thải của nhà máy. Sau đó, một lần nữa trong năm nay, dễ thấy chính phủ cũng miễn cưỡng trừng phạt thủ phạm.
Có vẻ như Vedan sẽ thoát với số tiền phạt rất nhẹ. Tuy nhiên, khi sắp hết hạn, các luật sư địa phương huy động để giúp đỡ 3000 người nuôi thủy sản nhỏ nộp hồ sơ kiện xí nghiệp Đài Loan. Đối mặt với việc tẩy chay của người tiêu dùng và một phán quyết gần như chắc chắn nghiêng về người nuôi cá, Vedan thương lượng bên ngoài tòa, trả khoảng $12 triệu.
Trong đại hoạ cá chết ở bờ biển miền Trung tháng 4 này, một lần nữa, chính là người dân – ngư dân, người nuôi trồng thuỷ sản và tiểu thương tôm cá nhỏ nhoi – lại là những nạn nhân. Và ở các thành phố, những người trẻ tuần hành ủng hộ họ lúc đầu không bị ngăn chặn, nhưng vào ngày Chủ Nhật thứ ba người tuần hành đã bị đàn áp, thường là thô bạo.
Chẳng bao lâu sau đó, Tổng thống Mỹ đến thăm, với niềm vui thích của dân Việt Nam. Trên truyền hình quốc gia, ông Obama thẳng thắng nhấn mạnh, Mỹ ủng hộ các quyền con người cơ bản. Và sau chuyến viếng thăm ngắn ngủi của ông Obama kết thúc mà không có sự cố; chế độ thẩm quyền cảm thấy nhẹ nhỏm. Một vài tuần sau đó, vào ngày 30 tháng 6, Hà Nội đã vén bức màn về cuộc đàm phán với Formosa Plastics. Việc trả tiền đền bù có vẻ khá hào phóng, nửa tỷ đô la Mỹ, nghe giống như một kết quả thương lượng tốt. Chưa có kẻ gây ô nhiễm nào khác từng đồng ý trả tiền bồi thường cao gần tới mức đó.
Tính toán của tôi (ở mặt sau phong bì) cho thấy, Formosa Plastics đã đền bù các thiệt hại đối với ngư dân đến mức hợp lý. Hãy bớt ra $100 triệu để trang trải các chi phí hoạt động quản lý khủng hoảng của chính phủ, và (sau khi tra cứu dự liệu của Tổng cục Thông kê Việt Nam) có thể ước tính rằng có 200.000 người đã bị ném ra khỏi công việc ở vùng ven biển bị ảnh hưởng (Nam Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thưa Thiện). Nếu $400 triệu còn lại được chia đều cho họ, mỗi gia đình ngư dân sẽ nhận được $2.000, hoặc khoảng một năm thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam.
Nhật báo Thanh Niên hỏi ba luật sư khá nổi tiếng, liệu các cá nhân bị thương tổn do đại hoạ cá chết có thể kiện thêm công ty con Việt Nam của Formosa Plastics. Có lẽ Thanh Niên nhớ lại vụ Vedan. “Được”, nguồn của họ trả lời, trích dẫn từ Luật Bảo vệ Môi trường (2014).
Hoặc có thể không có chương kế tiếp. Ngày 1 tháng 10, khoảng 10.000 người biểu tình đã tập trung tại cổng trước của các nhà máy thép Formosa Steel Hà Tĩnh. Tường thuật của một blogger tại chỗ cho biết họ đã được các nhà hoạt động Công giáo địa phương tổ chức để ủng hộ 506 gia đình vừa nộp đơn kiện công ty của Đài Loan đòi đền bù với tổng số tiền $2.520.000. Sau khi đuổi lực lượng an ninh nhà máy và một số cảnh sát ra khỏi khu vực, những người biểu tình đã trèo lên tường bên ngoài của khu nhà máy và sau đó giải tán khi mưa lớn bắt đầu vào khoảng giờ ăn trưa.
Một vài ngày sau đó, tòa án huyện Kỳ Anh trả lại tất cả 506 đơn khiếu nại. Tòa cho biết các nguyên đơn đã không cung cấp bằng chứng cụ thể về thiệt hại cáo buộc. Không rõ liệu tòa sẽ chấp nhận khiếu nại sửa đổi, hay cách khác, hành động của toà có thể bị một tòa án cấp cao hơn bác bỏ hay không.
Đại hoạ cá chết vẫn còn xa mới được giải quyết như một vấn đề chính sách công và sẽ tiếp tục đóng khung đánh giá của công chúng về Thủ tướng Phúc. Các nhà cải cách Việt Nam muốn chính quyền xét kỹ lưỡng hơn các đề xuất đầu tư; do đó rất có thể những chi tiết về các giao dịch quá ấm cúng giữa Formosa Plastics và lãnh đạo tỉnh Hà Tỉnh bị rò rỉ. Chính phủ cũng có thể cho phép các tòa án cấp cao hơn xem xét các đơn kiện công ty Đài Loan. Mặt khác, phe bảo thủ trong Đảng và nhà nước lại mong đợi Thủ tướng Phúc quản lý vấn đề này.
Việc bỏ tù blogger Mẹ Nấm có tính cảnh cáo. Việc đàn áp các cuộc biểu tình “Tôi chọn cá” trước khi Tổng thống Obama thăm Việt Nam trong tháng 5 cũng vậy – một cảnh báo rằng nhà cầm quyền không cho các bất mãn về môi trường biến thành phản kháng chính trị.
David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, thường viết về thời sự liên quan đến Việt Nam. Bài viết gồm bốn phần của ông về đồng bằng sông Cửu Long đã được công bố trong tháng trước trên báo điện tử Mongabay, và có thể được tìm thấy ở đây.