Di Sản Hồ Chí Minh
Trở lại vạch xuất phát
Nam Nguyên
5 năm tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam được cho là chưa đạt kết quả, nếu không muốn nói là thất bại.
Một loạt các cuộc Hội thảo, Diễn đàn liên quan đến kinh tế đã diễn ra song hành với Hội nghị Trung ương 4 khóa XII nhóm họp ở Hà Nội từ ngày 9 tới 15/10. Một phần nghị trình của Hội nghị là tìm biện pháp vượt qua sự trì trệ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới hay là chết
Bên cạnh vấn đề chỉnh Đảng, nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII là thảo luận một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Phải chăng do áp đặt thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một hình thức chưa từng có trên thế giới, cho nên đảng Cộng sản Việt Nam xoay trở thế nào cũng bị các gút thắt chính trị ảnh hưởng tới thể chế kinh tế. Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhìn nhận yêu cầu cải cách chính trị, theo đó đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa…
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện hoạt động trong tư cách luật sư nhân quyền ở Saigon phân tích:
“Người ta nói Việt Nam từ Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ X tới XI, bây giờ lần thứ XII thì đều có một đoạn ghi rằng, đổi mới kinh tế mà không đồng thời đổi mới chính trị.
Nhưng cho tới giờ chưa có một Hội nghị Trung ương nào bàn về đổi mới chính trị là đổi mới cái gì, trong đó mở rộng dân chủ như thế nào, thực hiện dân chủ như thế nào, thực hiện tự do báo chí như thế nào, tự biểu tình là thế nào, tự do lập hội như thế nào…
Tất cả những vấn đề đó chưa có một Hội nghị Trung ương nào mà bàn vấn đề đó cả. Cho nên người ta đề nghị là việc đó đã ghi trong Nghị quyết của Đảng rồi thì Đảng nên có hội nghị bàn về nội hàm của cái này.”
Khó hình hình dung Hội nghị Trung ương 4 sẽ tạo được đột phá gì về vấn đề cải cách thể chế chính trị trong tình hình hiện tại. Thế nhưng các chuyên gia kinh tế từ các diễn đàn trên cả nước đã mổ xẻ vấn đề này khá rành mạch. Theo VietnamNet và Dân Trí bản tin trên mạng ngày 13/10/2016, tại cuộc Hội thảo “30 năm đổi mới: Thành tựu, Bài học và Triển vọng” tổ chức hôm 8/10 tại Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liệp Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định là, cho đến nay mô hình kinh tế thị trường mà Việt Nam đã xây dựng vẫn chưa hoàn thiện.
TS Lê Đăng Doanh dẫn chứng 4 vấn đề cụ thể liên quan tới đất đai, tài nguyên thiên nhiên; sự phân bổ nguồn lực; sự can thiệp quá nhiều của nhà nước vào thị trường; bộ máy công quyền cồng kềnh và mối lo nợ công.
Vẫn theo VietnamNet và Dân Trí ghi nhận, 4 vấn đề đi ngược lại nền kinh tế thị trường được TS Lê Đăng Doanh mô tả rất đầy đủ và mang tính sống còn. Chúng tôi xin trích dẫn:
“Thứ nhất, đất đai và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam được pháp luật Việt Nam qui định là sở hữu toàn dân, tức là không có chủ sở hữu cụ thể, dẫn đến sự lạm dụng quyền lực để thu lợi bất chính. Chẳng hạn như chênh lệch quá cao giữa giá đền bù đất cho nông dân với giá đất xây dựng.
Việc thuê đất, giao đất thường thông qua biện pháp hành chính hoặc cưỡng chế gây bất bình trong xã hội. Tình trạng thiếu công khai minh bạch trong quá trình chuyển giao hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên, rừng và đất rừng cho doanh nghiệp khai thác, vô hình chung tạo cơ hội cho quan chức suy thoái tham nhũng.
Thứ hai, tín dụng lãi suất vẫn còn được điều hành bằng biện pháp hành chính, phần lớn tín dụng được giao cho các tập đoàn và tổng công ty nhà nước với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Kết quả là nguồn lực được phân bổ không hiệu quả, doanh nghiệp nhà nước sử dụng nhiều vốn nhưng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng.
Thứ ba, nhà nước vẫn còn can thiệp vào thị trường ở các cấp khác nhau, tạo cơ hội cho lợi ích nhóm phát triển. Nhà nước duy trì độc quyền ở nhiều sản phẩm và dịch vụ chưa có cơ chế kiểm soát hiệu quả, làm môi trường kinh doanh kém lành mạnh, tạo cơ hội cho một số đối tượng giàu lên nhanh chóng, trong khi số đông doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa vật vã mãi mà chưa lớn lên được. Chính vì vậy, sau một thời gian tăng trưởng ngoạn mục, kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bất ổn, bội chi ngân sách cao, nợ công tăng, trong khi tốc độ tăng trưởng giảm sút.
Thứ tư, bộ máy cồng kềnh khiến chi thường xuyên rất cao, cần tái cơ cấu ngân sách toàn diện gắn với tái cơ cấu bộ máy, thiết lập kỷ luật ngân sách nghiêm minh, công khai minh bạch, gắn liền với trách nhiệm giải trình và trách nhiệm cá nhân để tiết kiệm…”
Bức thiết cải cách toàn diện
Vừa rồi là nhận định của chuyên gia kinh tế TS lê Đăng Doanh tại Hội thảo “30 năm đổi mới: Thành tựu, Bài học và Triển vọng” tổ chức hôm 8/10 tại Hà Nội mà người đọc báo xem được từ mạng VietnamNet và Dân Trí Online. TS Lê Đăng Doanh cho rằng, để khắc phục và vượt qua tất cả những thách thức vừa nêu, “Việt Nam cần thiết một cải cách duy nhất đó là cải cách thể chế. Trong tình hình nội bộ nền kinh tế Việt Nam và các cam kết hội nhập quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện sớm những cải cách thể chế cơ bản và có hệ thống, thay vì những cải cách cục bộ, từng mặt, từng bộ phận như cho đến nay.”
Trả lời Nam Nguyên vào tối 13/10, Giáo sư Vũ Văn Hóa phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:
“Đánh giá một cách đích thực thì trình độ quản lý kinh tế của Việt Nam vẫn còn thấp. Tôi cũng nhất trí là lợi ích nhóm còn quá nhiều trong nền kinh tế Việt Nam. Thể chế hay vấn đề mô hình tăng trưởng thì tôi nghĩ là ở xung quanh Việt Nam có quá nhiều những nước mà người ta có những mô hình mà Việt Nam tương đồng về điều kiện, Việt Nam có thể học tập được.
Tuy nhiên là năng lực quản lý nền kinh tế chưa được cao, thứ hai nữa lợi ích chung của quốc gia nói chung chưa được tập trung về một mối, chính là điều này làm phân tán nguồn lực đi, nó làm cho mô hình của Việt Nam chưa có một hướng đi cố định để mình cứ theo đó mà làm. Bởi vì cứ luôn luôn là thử nghiệm…”
Giáo sư Vũ Văn Hóa trình bày quan điểm khác biệt của ông, đối với vấn đề cần đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế, thì mới có thể phát triển được. Ông nói:
“Tôi nghĩ cũng không hẳn như thế, có phải là đổi mới chính trị nó làm cho tăng trưởng kinh tế được đâu. Điều này cần phải xem xét lại, bởi vì có nhiều quốc gia ở bên cạnh Việt Nam, cũng không hẳn là họ đổi mới chính trị mà kinh tế của họ vẫn phát triển một cách bền vững…cho nên cần phải xem xét những căn nguyên chính là lề lối làm việc, lề lối khai thác. Thế rồi trình độ của người lao động ở đất nước đó như thế nào. Lấy ví dụ, cũng là năng suất lao động với nguồn tài nguyên thiên nhiên như vậy, nhưng năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 hay 1/7 của Thái Lan thôi, hoặc bằng 1/15 của Singapore thôi. Cái đó tôi cho rằng không hẳn là anh phải đổi mới chính trị…”
Một trong những nội dung về quan điểm, định hướng chủ trương, chính sách lớn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra hôm 9/10/2016 khi khai mạc Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, có vấn đề về tịch tụ, tập trung quyền sử dụng đất nông nghiệp…Giáo sư Vũ Văn Hóa trình bày ý kiến đối với vấn đề này.
“Quan điểm của tôi, tôi muốn phải là sở hữu đất đai. Giao cho người ta nếu họ có điều kiện thì họ phải có quyền sở hữu. Còn nếu không sở hữu chỉ có quyền sử dụng, thì ít nhất phải từ 50 năm cho tới 70 năm sau. Tôi nghĩ như thế người ta mới có điều kiện và ý tưởng đầu tư vào ruộng đất tốt hơn.
Bên cạnh đó, đầu tư tích tụ ruộng đất lớn hơn thì những người có ruộng đất ít biết làm gì đây. Bây giờ mình cũng chưa có định hướng để giải quyết cho lao động đó để cho người ta có thu nhập. Cái đó còn khiếm khuyết trong nền kinh tế bởi vì lúc đó thất nghiệp rất nhiều. Có một chính sách gì đây để cho những người mất ruộng đất có điều kiện sống và phát triển được.”
Trong dịp trả lời chúng tôi TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn hiện làm việc ở Hà Nội cho rằng, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để có thể thực hiện cải tổ chính sách về ruộng đất.
“Điều lo ngại là điều kiện ràng buộc về tốc độ của quá trình tích tụ đất đai nó bị phụ thuộc rất nhiều nữa là phần của thị trường lao động. Ở Việt Nam không chỉ thị trường đất đai chưa hoàn chỉnh mà cả thị trường lao động cũng chưa hoàn chỉnh. Đây là hai chân phải đi song song trong quá trình đổi mới chính sách đất đai. ”
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia Việt Nam đồng loạt trở lại vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, sau khi kế hoạch này đã được thực hiện trong 5 năm vừa qua.
SaigonTimes Online và VnEconomy ngày 12/10/2016 trích lời ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam kêu gọi thực hiện đổi mới lần thứ hai. Lên tiếng tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức hôm 12/10 tại Hà Nội, ông Trần Đình Thiên cho rằng 5 năm tái cơ cầu nền kinh tế, tiến triển chậm, kết quả rất hạn chế và còn xa mới đạt mục tiêu và kỳ vọng. Theo lời ông Viện trưởng, dấu hiệu mất cân đối trong nền kinh tế vẫn đang tồn tại. Tụt hậu và tụt hậu xa hơn đã chuyển từ nguy cơ lớn nhất thành hiện thực ngày càng rõ.
Việt Nam sẽ đổi mới lần thứ hai như thế nào? trong bối cảnh nền kinh tế đã hết động lực phát triển, bị phong tỏa bởi nền kinh tế thị trường không thể hoàn chỉnh được vì định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là vấn đề mà Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đang mổ xẻ trong một đề án mới về tái cơ cấu nền kinh tế, đồng thời cũng là một chủ đề thảo luận của Quốc hội trong thời gian sắp tới.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Trở lại vạch xuất phát
Nam Nguyên
5 năm tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam được cho là chưa đạt kết quả, nếu không muốn nói là thất bại.
Một loạt các cuộc Hội thảo, Diễn đàn liên quan đến kinh tế đã diễn ra song hành với Hội nghị Trung ương 4 khóa XII nhóm họp ở Hà Nội từ ngày 9 tới 15/10. Một phần nghị trình của Hội nghị là tìm biện pháp vượt qua sự trì trệ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới hay là chết
Bên cạnh vấn đề chỉnh Đảng, nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII là thảo luận một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Phải chăng do áp đặt thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một hình thức chưa từng có trên thế giới, cho nên đảng Cộng sản Việt Nam xoay trở thế nào cũng bị các gút thắt chính trị ảnh hưởng tới thể chế kinh tế. Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhìn nhận yêu cầu cải cách chính trị, theo đó đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa…
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện hoạt động trong tư cách luật sư nhân quyền ở Saigon phân tích:
“Người ta nói Việt Nam từ Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ X tới XI, bây giờ lần thứ XII thì đều có một đoạn ghi rằng, đổi mới kinh tế mà không đồng thời đổi mới chính trị.
Nhưng cho tới giờ chưa có một Hội nghị Trung ương nào bàn về đổi mới chính trị là đổi mới cái gì, trong đó mở rộng dân chủ như thế nào, thực hiện dân chủ như thế nào, thực hiện tự do báo chí như thế nào, tự biểu tình là thế nào, tự do lập hội như thế nào…
Tất cả những vấn đề đó chưa có một Hội nghị Trung ương nào mà bàn vấn đề đó cả. Cho nên người ta đề nghị là việc đó đã ghi trong Nghị quyết của Đảng rồi thì Đảng nên có hội nghị bàn về nội hàm của cái này.”
Khó hình hình dung Hội nghị Trung ương 4 sẽ tạo được đột phá gì về vấn đề cải cách thể chế chính trị trong tình hình hiện tại. Thế nhưng các chuyên gia kinh tế từ các diễn đàn trên cả nước đã mổ xẻ vấn đề này khá rành mạch. Theo VietnamNet và Dân Trí bản tin trên mạng ngày 13/10/2016, tại cuộc Hội thảo “30 năm đổi mới: Thành tựu, Bài học và Triển vọng” tổ chức hôm 8/10 tại Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liệp Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định là, cho đến nay mô hình kinh tế thị trường mà Việt Nam đã xây dựng vẫn chưa hoàn thiện.
TS Lê Đăng Doanh dẫn chứng 4 vấn đề cụ thể liên quan tới đất đai, tài nguyên thiên nhiên; sự phân bổ nguồn lực; sự can thiệp quá nhiều của nhà nước vào thị trường; bộ máy công quyền cồng kềnh và mối lo nợ công.
Vẫn theo VietnamNet và Dân Trí ghi nhận, 4 vấn đề đi ngược lại nền kinh tế thị trường được TS Lê Đăng Doanh mô tả rất đầy đủ và mang tính sống còn. Chúng tôi xin trích dẫn:
“Thứ nhất, đất đai và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam được pháp luật Việt Nam qui định là sở hữu toàn dân, tức là không có chủ sở hữu cụ thể, dẫn đến sự lạm dụng quyền lực để thu lợi bất chính. Chẳng hạn như chênh lệch quá cao giữa giá đền bù đất cho nông dân với giá đất xây dựng.
Việc thuê đất, giao đất thường thông qua biện pháp hành chính hoặc cưỡng chế gây bất bình trong xã hội. Tình trạng thiếu công khai minh bạch trong quá trình chuyển giao hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên, rừng và đất rừng cho doanh nghiệp khai thác, vô hình chung tạo cơ hội cho quan chức suy thoái tham nhũng.
Thứ hai, tín dụng lãi suất vẫn còn được điều hành bằng biện pháp hành chính, phần lớn tín dụng được giao cho các tập đoàn và tổng công ty nhà nước với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Kết quả là nguồn lực được phân bổ không hiệu quả, doanh nghiệp nhà nước sử dụng nhiều vốn nhưng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng.
Thứ ba, nhà nước vẫn còn can thiệp vào thị trường ở các cấp khác nhau, tạo cơ hội cho lợi ích nhóm phát triển. Nhà nước duy trì độc quyền ở nhiều sản phẩm và dịch vụ chưa có cơ chế kiểm soát hiệu quả, làm môi trường kinh doanh kém lành mạnh, tạo cơ hội cho một số đối tượng giàu lên nhanh chóng, trong khi số đông doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa vật vã mãi mà chưa lớn lên được. Chính vì vậy, sau một thời gian tăng trưởng ngoạn mục, kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bất ổn, bội chi ngân sách cao, nợ công tăng, trong khi tốc độ tăng trưởng giảm sút.
Thứ tư, bộ máy cồng kềnh khiến chi thường xuyên rất cao, cần tái cơ cấu ngân sách toàn diện gắn với tái cơ cấu bộ máy, thiết lập kỷ luật ngân sách nghiêm minh, công khai minh bạch, gắn liền với trách nhiệm giải trình và trách nhiệm cá nhân để tiết kiệm…”
Bức thiết cải cách toàn diện
Vừa rồi là nhận định của chuyên gia kinh tế TS lê Đăng Doanh tại Hội thảo “30 năm đổi mới: Thành tựu, Bài học và Triển vọng” tổ chức hôm 8/10 tại Hà Nội mà người đọc báo xem được từ mạng VietnamNet và Dân Trí Online. TS Lê Đăng Doanh cho rằng, để khắc phục và vượt qua tất cả những thách thức vừa nêu, “Việt Nam cần thiết một cải cách duy nhất đó là cải cách thể chế. Trong tình hình nội bộ nền kinh tế Việt Nam và các cam kết hội nhập quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện sớm những cải cách thể chế cơ bản và có hệ thống, thay vì những cải cách cục bộ, từng mặt, từng bộ phận như cho đến nay.”
Trả lời Nam Nguyên vào tối 13/10, Giáo sư Vũ Văn Hóa phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:
“Đánh giá một cách đích thực thì trình độ quản lý kinh tế của Việt Nam vẫn còn thấp. Tôi cũng nhất trí là lợi ích nhóm còn quá nhiều trong nền kinh tế Việt Nam. Thể chế hay vấn đề mô hình tăng trưởng thì tôi nghĩ là ở xung quanh Việt Nam có quá nhiều những nước mà người ta có những mô hình mà Việt Nam tương đồng về điều kiện, Việt Nam có thể học tập được.
Tuy nhiên là năng lực quản lý nền kinh tế chưa được cao, thứ hai nữa lợi ích chung của quốc gia nói chung chưa được tập trung về một mối, chính là điều này làm phân tán nguồn lực đi, nó làm cho mô hình của Việt Nam chưa có một hướng đi cố định để mình cứ theo đó mà làm. Bởi vì cứ luôn luôn là thử nghiệm…”
Giáo sư Vũ Văn Hóa trình bày quan điểm khác biệt của ông, đối với vấn đề cần đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế, thì mới có thể phát triển được. Ông nói:
“Tôi nghĩ cũng không hẳn như thế, có phải là đổi mới chính trị nó làm cho tăng trưởng kinh tế được đâu. Điều này cần phải xem xét lại, bởi vì có nhiều quốc gia ở bên cạnh Việt Nam, cũng không hẳn là họ đổi mới chính trị mà kinh tế của họ vẫn phát triển một cách bền vững…cho nên cần phải xem xét những căn nguyên chính là lề lối làm việc, lề lối khai thác. Thế rồi trình độ của người lao động ở đất nước đó như thế nào. Lấy ví dụ, cũng là năng suất lao động với nguồn tài nguyên thiên nhiên như vậy, nhưng năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 hay 1/7 của Thái Lan thôi, hoặc bằng 1/15 của Singapore thôi. Cái đó tôi cho rằng không hẳn là anh phải đổi mới chính trị…”
Một trong những nội dung về quan điểm, định hướng chủ trương, chính sách lớn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra hôm 9/10/2016 khi khai mạc Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, có vấn đề về tịch tụ, tập trung quyền sử dụng đất nông nghiệp…Giáo sư Vũ Văn Hóa trình bày ý kiến đối với vấn đề này.
“Quan điểm của tôi, tôi muốn phải là sở hữu đất đai. Giao cho người ta nếu họ có điều kiện thì họ phải có quyền sở hữu. Còn nếu không sở hữu chỉ có quyền sử dụng, thì ít nhất phải từ 50 năm cho tới 70 năm sau. Tôi nghĩ như thế người ta mới có điều kiện và ý tưởng đầu tư vào ruộng đất tốt hơn.
Bên cạnh đó, đầu tư tích tụ ruộng đất lớn hơn thì những người có ruộng đất ít biết làm gì đây. Bây giờ mình cũng chưa có định hướng để giải quyết cho lao động đó để cho người ta có thu nhập. Cái đó còn khiếm khuyết trong nền kinh tế bởi vì lúc đó thất nghiệp rất nhiều. Có một chính sách gì đây để cho những người mất ruộng đất có điều kiện sống và phát triển được.”
Trong dịp trả lời chúng tôi TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn hiện làm việc ở Hà Nội cho rằng, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để có thể thực hiện cải tổ chính sách về ruộng đất.
“Điều lo ngại là điều kiện ràng buộc về tốc độ của quá trình tích tụ đất đai nó bị phụ thuộc rất nhiều nữa là phần của thị trường lao động. Ở Việt Nam không chỉ thị trường đất đai chưa hoàn chỉnh mà cả thị trường lao động cũng chưa hoàn chỉnh. Đây là hai chân phải đi song song trong quá trình đổi mới chính sách đất đai. ”
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia Việt Nam đồng loạt trở lại vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, sau khi kế hoạch này đã được thực hiện trong 5 năm vừa qua.
SaigonTimes Online và VnEconomy ngày 12/10/2016 trích lời ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam kêu gọi thực hiện đổi mới lần thứ hai. Lên tiếng tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức hôm 12/10 tại Hà Nội, ông Trần Đình Thiên cho rằng 5 năm tái cơ cầu nền kinh tế, tiến triển chậm, kết quả rất hạn chế và còn xa mới đạt mục tiêu và kỳ vọng. Theo lời ông Viện trưởng, dấu hiệu mất cân đối trong nền kinh tế vẫn đang tồn tại. Tụt hậu và tụt hậu xa hơn đã chuyển từ nguy cơ lớn nhất thành hiện thực ngày càng rõ.
Việt Nam sẽ đổi mới lần thứ hai như thế nào? trong bối cảnh nền kinh tế đã hết động lực phát triển, bị phong tỏa bởi nền kinh tế thị trường không thể hoàn chỉnh được vì định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là vấn đề mà Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đang mổ xẻ trong một đề án mới về tái cơ cấu nền kinh tế, đồng thời cũng là một chủ đề thảo luận của Quốc hội trong thời gian sắp tới.