Thân Hữu Tiếp Tay...
Trông giời, nhìn gà, ngó chó
Sông Tranh ít nhất cũng mang lại một điều tích cực: Khiến cho dân chúng quen dần với những đại địa chấn 4,5- 4,7 độ richter, cho đến một ngày nào đó địa chấn nổ ngay dưới chân mình
3 năm trước, khi trận động đất mạnh đến 3,8 độ richter xảy ra tại Yên Thành, Nghệ An (ngày 20-10-2010), cả nước đã rúng động. Báo chí bấy giờ thậm chí mở cuộc tấn công vào các chung cư ở…thủ đô, những nơi vì “tiết kiệm”, các ông chủ đầu tư đáng kính đã bỏ qua hầu hết các yêu cầu về kháng chấn. Nhưng ghê nhất lại là từ lời khẳng định của một nhà khoa học vật lý địa cầu: “Ở Việt Nam cũng như trên thế giới không thể dự báo được động đất mà chỉ là cảnh báo và đưa tin”. Cái này còn ghê hơn “Sự cảnh báo cũng chỉ ở mức độ nhất định. Ví dụ như vùng Tây Bắc năm 1935 có động đất cường độ 6,7 độ richter, năm 1983 có động đất cường độ 6,8 độ richter, do vậy chúng tôi cảnh báo khoảng 20-30 năm sẽ có một trận động đất lớn xảy ra ở vùng này. Tuy nhiên sự cảnh báo đó chỉ để tham khảo, độ chính xác không cao”.
Nói toẹt ra là động đất thì chịu. Không thể cảnh báo. Cảnh báo cũng là chỉ đoan đoán nó vậy. Tương tự như kinh nghiệm dân gian “gà bay lên cây, cá nhảy khỏi nước, chó bồn chồn cắn bậy lung tung”. Có nghĩa là thôi thì trông giời.
Vị tiến sĩ vật lý địa cầu đó giờ đã trở thành cái tên “quen thuộc”: Ông Lê Huy Minh, tác giả của “đánh giá tác động động đất kích thích” đối với dự án Sông Tranh 2.
Và những trận động đất cỡ 3,8 độ richter, sau sự biến Sông Tranh, giờ chỉ là muỗi, là tép, là nhỏ như con thỏ. Hóa ra, Sông Tranh ít nhất cũng mang lại một điều tích cực: Khiến cho dân chúng quen dần với những đại địa chấn 4,5- 4,7 độ richter, cho đến một ngày nào đó địa chấn nổ ngay dưới chân mình.
Ông Minh đúng. Động đất là không thể cảnh báo. Nhưng vị TS vật lý địa cầu cũng sai toét trước những trận động đất nhân tạo tại Sông Tranh.
Nghĩ mà kinh trước “hôm qua” là việc treo sinh mạng người dân dưới những trận lũ nhân tạo vì thủy điện. Còn hôm nay là những cơn đại địa chấn, cũng nhân tạo, cũng vì thủy điện.
Sáng nay, QH thảo luận Luật Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của dự luật là nâng cao năng lực dự báo trước bão, trước lũ, trước hạn hán, trước xâm nhập mặn, trước động đất, trước sóng thần. Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đã đặt ra một định lượng về thời gian “Nâng thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới trước 72 giờ”. Nếu nói cả dự luật quan trọng nhất chữ “phòng”, thì trong chữ “phòng”, quan trọng nhất ba chữ “dự báo trước”. Nhưng ngoài bão và áp thấp, mười mấy loại thiên tai còn lại không có bất cứ định lượng thời gian về việc “dự báo trước” nào.
Thực ra, cái thiếu nhất, đến ngay trong quy phạm đầu tiên có tính chất khái niệm khi dự án luật liệt kê tới 13 loại thiên tai với đủ hình thức, mức độ (mưa, mưa lớn, áp thấp nhiệt dới, bão, lũ, lũ quyết, ngập lụt, dông, lốc, sét, sạt lở do mưa lũ, nước dâng, động đất, sóng thần) thậm chí các vị ĐBQH còn đề nghị bổ sung “lũ ống”, “giông lốc”, “cháy rừng”, và cả “dịch bệnh”, “thảm họa điện hạt nhân”, nhưng vẫn thiếu những thiên tai có thể nhìn thấy trước: Thứ thiên tai do chính chúng ta tạo ra đồng bào của mình.
Không ngẫu nhiên mà có vị ĐBQH đề nghị “bảo đảm tính mạng của người dân” phải là nguyên tắc số 1 của dự luật.
Cái gì do ông giời, động đất chẳng hạn, thì đúng là không dự báo trước được, đúng là phải “Trông giời, nhìn gà, ngó chó”. Nhưng những gì thuộc về con người thì thực ra là thứ thiên tai có thể loại bỏ dễ dàng. Chỉ có điều “chúng ta” có muốn và có dám loại bỏ nó hay không mà thôi.
Đào Tuấn
https://daotuanddk.wordpress.com/2012/11/21/trong-gioi-nhin-ga-ngo-cho/
( Phan Thức chuyển )
Trông giời, nhìn gà, ngó chó
Sông Tranh ít nhất cũng mang lại một điều tích cực: Khiến cho dân chúng quen dần với những đại địa chấn 4,5- 4,7 độ richter, cho đến một ngày nào đó địa chấn nổ ngay dưới chân mình
3 năm trước, khi trận động đất mạnh đến 3,8 độ richter xảy ra tại Yên Thành, Nghệ An (ngày 20-10-2010), cả nước đã rúng động. Báo chí bấy giờ thậm chí mở cuộc tấn công vào các chung cư ở…thủ đô, những nơi vì “tiết kiệm”, các ông chủ đầu tư đáng kính đã bỏ qua hầu hết các yêu cầu về kháng chấn. Nhưng ghê nhất lại là từ lời khẳng định của một nhà khoa học vật lý địa cầu: “Ở Việt Nam cũng như trên thế giới không thể dự báo được động đất mà chỉ là cảnh báo và đưa tin”. Cái này còn ghê hơn “Sự cảnh báo cũng chỉ ở mức độ nhất định. Ví dụ như vùng Tây Bắc năm 1935 có động đất cường độ 6,7 độ richter, năm 1983 có động đất cường độ 6,8 độ richter, do vậy chúng tôi cảnh báo khoảng 20-30 năm sẽ có một trận động đất lớn xảy ra ở vùng này. Tuy nhiên sự cảnh báo đó chỉ để tham khảo, độ chính xác không cao”.
Nói toẹt ra là động đất thì chịu. Không thể cảnh báo. Cảnh báo cũng là chỉ đoan đoán nó vậy. Tương tự như kinh nghiệm dân gian “gà bay lên cây, cá nhảy khỏi nước, chó bồn chồn cắn bậy lung tung”. Có nghĩa là thôi thì trông giời.
Vị tiến sĩ vật lý địa cầu đó giờ đã trở thành cái tên “quen thuộc”: Ông Lê Huy Minh, tác giả của “đánh giá tác động động đất kích thích” đối với dự án Sông Tranh 2.
Và những trận động đất cỡ 3,8 độ richter, sau sự biến Sông Tranh, giờ chỉ là muỗi, là tép, là nhỏ như con thỏ. Hóa ra, Sông Tranh ít nhất cũng mang lại một điều tích cực: Khiến cho dân chúng quen dần với những đại địa chấn 4,5- 4,7 độ richter, cho đến một ngày nào đó địa chấn nổ ngay dưới chân mình.
Ông Minh đúng. Động đất là không thể cảnh báo. Nhưng vị TS vật lý địa cầu cũng sai toét trước những trận động đất nhân tạo tại Sông Tranh.
Nghĩ mà kinh trước “hôm qua” là việc treo sinh mạng người dân dưới những trận lũ nhân tạo vì thủy điện. Còn hôm nay là những cơn đại địa chấn, cũng nhân tạo, cũng vì thủy điện.
Sáng nay, QH thảo luận Luật Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của dự luật là nâng cao năng lực dự báo trước bão, trước lũ, trước hạn hán, trước xâm nhập mặn, trước động đất, trước sóng thần. Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đã đặt ra một định lượng về thời gian “Nâng thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới trước 72 giờ”. Nếu nói cả dự luật quan trọng nhất chữ “phòng”, thì trong chữ “phòng”, quan trọng nhất ba chữ “dự báo trước”. Nhưng ngoài bão và áp thấp, mười mấy loại thiên tai còn lại không có bất cứ định lượng thời gian về việc “dự báo trước” nào.
Thực ra, cái thiếu nhất, đến ngay trong quy phạm đầu tiên có tính chất khái niệm khi dự án luật liệt kê tới 13 loại thiên tai với đủ hình thức, mức độ (mưa, mưa lớn, áp thấp nhiệt dới, bão, lũ, lũ quyết, ngập lụt, dông, lốc, sét, sạt lở do mưa lũ, nước dâng, động đất, sóng thần) thậm chí các vị ĐBQH còn đề nghị bổ sung “lũ ống”, “giông lốc”, “cháy rừng”, và cả “dịch bệnh”, “thảm họa điện hạt nhân”, nhưng vẫn thiếu những thiên tai có thể nhìn thấy trước: Thứ thiên tai do chính chúng ta tạo ra đồng bào của mình.
Không ngẫu nhiên mà có vị ĐBQH đề nghị “bảo đảm tính mạng của người dân” phải là nguyên tắc số 1 của dự luật.
Cái gì do ông giời, động đất chẳng hạn, thì đúng là không dự báo trước được, đúng là phải “Trông giời, nhìn gà, ngó chó”. Nhưng những gì thuộc về con người thì thực ra là thứ thiên tai có thể loại bỏ dễ dàng. Chỉ có điều “chúng ta” có muốn và có dám loại bỏ nó hay không mà thôi.
Đào Tuấn
https://daotuanddk.wordpress.com/2012/11/21/trong-gioi-nhin-ga-ngo-cho/
( Phan Thức chuyển )