Di Sản Hồ Chí Minh
Trông lên y đức để thấy thẹn với lòng
Món y đức thời nay, hình như là đặc quyền hay đặc sản của vài quan chức. Họ rao giảng y đức trơn tuột, thao thao bất tuyệt. Họ không hề ý thức được một điều: y đức là đạo, là nghĩa lý cao thâm khôn lường.
Tôi kể cho bạn ba câu chuyện về y đức.
Chuyện thứ nhất
Ông đã từng là một sĩ quan quân y cao cấp, và là giám đốc của một tổng y viện lớn nhất miền Trung. Sau 1975, khi đi cải tạo về, ông được “lưu dung” làm tại một bệnh viện lớn của Sài Gòn. Với khả năng chuyên môn giỏi giang, ông được đề bạt làm trưởng một khoa bệnh nặng và khó.
Người Bắc di cư, ông lịch lãm, điềm đạm và hòa nhã. Nhưng dưới mắt một chú sinh viên năm cuối, ấn tượng về ông không chỉ có thế. Trong góc của khoa bệnh mà ông phụ trách có một căn phòng nhỏ. Nơi ấy là chỗ trú ngụ nhiều năm của một thanh niên bị một chứng khá nặng, hôn mê dầm dề không biết chừng nào tỉnh. Nhà đơn chiếc, ông sắp xếp cho cô chị chừng 20 tuổi của người bệnh thập tử nhất sinh này được đem chiếc máy may cũ kỹ vào bệnh viện. Vừa may vá kiếm tiền độ nhật, vừa chăm sóc đứa em trai xấu số.
Nhưng không chỉ có thế. Sau một buổi đi thăm bệnh, ông nói với bọn sinh viên lộc ngộc chúng tôi: “Lấy vợ thì để anh giới thiệu cho cô bé ấy. Nhìn cách cô ấy chăm em, anh biết đó là một hiền thê.” Nhìn cách ông nói nghiêm túc, tôi biết con người nhân hậu ấy không đùa. Ông đã che chở, cưu mang chị em nhà ấy bằng sự bao dung và tình cảm của một người cha.
Chuyện thứ hai
Ông cũng là một bác sĩ quân y được “lưu dung” sau thời gian cải tạo. Khắc khổ, gầy guộc với mái tóc hoa râm. Nhưng luôn ăn mặc chỉnh chu, thanh lịch. Đi làm bằng Piaggio rất chic và là chủ nhân của một phòng mạch rất đông khách. Ông dạy chúng tôi nhiệt tình, truyền hết những hiểu biết rất uyên bác của ông về một chuyên ngành khó.
Nhưng không chỉ có thế. Sau một buổi trình bệnh án, ông đốt một điếu thuốc, trầm ngâm nói khẽ: “Tôi nhớ lại khi bằng tuổi các em, vừa mới ra trường, hiếu thắng vô cùng. Tôi kê toa vô tội vạ, rất nhiều thứ thuốc mắc tiền để chứng tỏ mình giỏi giang, gì cũng biết. Giờ này nghĩ lại, không biết bao nhiêu người nghèo đã phá sản, bán hết ruộng vườn, ly tán… vì những toa thuốc háo thắng của mình hồi đó.” Bằng sự mẫn cảm của tuổi trẻ, tôi biết là ông nói thật, không làm dáng.
Chuyện thứ ba
Một đàn anh lập dị, thoạt nhìn có vẻ ngông nghênh, ít được đồng nghiệp gần gũi. Anh là trưởng khoa của một bệnh viện lớn.
Có một đồng nghiệp, là đàn anh khác bệnh thập tử nhất sinh, cần máy thở để hỗ trợ hô hấp. Ngặt nỗi thời ấy máy thở là của hiếm và đang bị một bệnh nhân khác là một VIP chiếm dụng. Đời sống thực vật của VIP này thì giới trong nghề coi như đã “xong”, chỉ chờ ngày lành tháng tốt rút máy là TV phát ngay cáo phó.
Trong lúc đó, người đồng nghiệp kia lại cần chiếc máy thở quí giá đó từng giây để chiến đấu tìm sự sống. Vị trưởng khoa thấy cảnh bất bằng, quát lớn trong buổi giao ban trước mặt Ban Giám đốc: “Các anh dành máy thở cho một cái xác khô, trong khi đồng nghiệp mình đang thoi thóp cần nó để thở, các anh coi thế mà được à!”
Kết cục, anh đã nhất quyết và dành lại được chiếc máy thở đó cho bệnh nhân là đồng nghiệp còn hy vọng sống sót, từ một người bệnh khác coi như cầm chắc cái chết. Dù người ấy là VIP!
…
Đừng bao giờ hỏi tôi tên họ của ba con người này. Vì họ chưa bao giờ xuất hiện trên TV, trên báo chí, để rao giảng về y đức. Họ cũng chưa bao giờ mở miệng răn dạy bọn đàn em chúng tôi lấy nửa câu về nghĩa vụ luận y khoa. Thậm chí, họ còn văng tục khi bị triệu đi họp về công tác triển khai y đức gì gì đó…
Món y đức thời nay, hình như là đặc quyền hay đặc sản của vài quan chức. Họ rao giảng y đức trơn tuột, thao thao bất tuyệt. Họ không hề ý thức được một điều: y đức là đạo, là nghĩa lý cao thâm khôn lường. Trông lên y đức để thấy thẹn với lòng chưa bao giờ chu toàn trọn vẹn. Biết thế để kiêng dè khi nói đến y đức sâu xa, như người ta kiêng gọi tên cha tên mẹ vì sợ phạm húy.
Ngoài các y tổ, ai trong chúng tôi có thể nhân danh bản thân để rao giảng cho các đồng nghiệp mình về y đức?
Những người thầy-đàn anh nói trên, chưa hề cao giọng về y đức. Nhưng đã hơn 20 năm, tôi vẫn nhớ đến họ như những người thầy thuốc đôn hậu, khí khái và cương trực. Vì lòng nhân hậu, mẫn cảm với những số phận không may. Vì sự trung thực, luôn biết tự vấn lương tâm nghề nghiệp. Và vì cơn “thánh nộ” rất đáng kính trọng trong một cơ chế chằng chịt thời ấy.
Nhớ lại họ, những bậc đàn anh đáng kính đó, để thấy thằng tôi còn nhỏ bé vô cùng, thưa các bạn.
————————————————
Dr. Nikonian (Bệnh viện FV-Saigon)
(Sóc Trăng post)
Bàn ra tán vào (1)
Kiên
Bài này nên đưa vào mục Lá Cải chứ. Hay là các tên Khế, Mẫm cũng như Minh Diện không xứng đáng nằm trong mục Lá Cải
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Trông lên y đức để thấy thẹn với lòng
Món y đức thời nay, hình như là đặc quyền hay đặc sản của vài quan chức. Họ rao giảng y đức trơn tuột, thao thao bất tuyệt. Họ không hề ý thức được một điều: y đức là đạo, là nghĩa lý cao thâm khôn lường.
Tôi kể cho bạn ba câu chuyện về y đức.
Chuyện thứ nhất
Ông đã từng là một sĩ quan quân y cao cấp, và là giám đốc của một tổng y viện lớn nhất miền Trung. Sau 1975, khi đi cải tạo về, ông được “lưu dung” làm tại một bệnh viện lớn của Sài Gòn. Với khả năng chuyên môn giỏi giang, ông được đề bạt làm trưởng một khoa bệnh nặng và khó.
Người Bắc di cư, ông lịch lãm, điềm đạm và hòa nhã. Nhưng dưới mắt một chú sinh viên năm cuối, ấn tượng về ông không chỉ có thế. Trong góc của khoa bệnh mà ông phụ trách có một căn phòng nhỏ. Nơi ấy là chỗ trú ngụ nhiều năm của một thanh niên bị một chứng khá nặng, hôn mê dầm dề không biết chừng nào tỉnh. Nhà đơn chiếc, ông sắp xếp cho cô chị chừng 20 tuổi của người bệnh thập tử nhất sinh này được đem chiếc máy may cũ kỹ vào bệnh viện. Vừa may vá kiếm tiền độ nhật, vừa chăm sóc đứa em trai xấu số.
Nhưng không chỉ có thế. Sau một buổi đi thăm bệnh, ông nói với bọn sinh viên lộc ngộc chúng tôi: “Lấy vợ thì để anh giới thiệu cho cô bé ấy. Nhìn cách cô ấy chăm em, anh biết đó là một hiền thê.” Nhìn cách ông nói nghiêm túc, tôi biết con người nhân hậu ấy không đùa. Ông đã che chở, cưu mang chị em nhà ấy bằng sự bao dung và tình cảm của một người cha.
Chuyện thứ hai
Ông cũng là một bác sĩ quân y được “lưu dung” sau thời gian cải tạo. Khắc khổ, gầy guộc với mái tóc hoa râm. Nhưng luôn ăn mặc chỉnh chu, thanh lịch. Đi làm bằng Piaggio rất chic và là chủ nhân của một phòng mạch rất đông khách. Ông dạy chúng tôi nhiệt tình, truyền hết những hiểu biết rất uyên bác của ông về một chuyên ngành khó.
Nhưng không chỉ có thế. Sau một buổi trình bệnh án, ông đốt một điếu thuốc, trầm ngâm nói khẽ: “Tôi nhớ lại khi bằng tuổi các em, vừa mới ra trường, hiếu thắng vô cùng. Tôi kê toa vô tội vạ, rất nhiều thứ thuốc mắc tiền để chứng tỏ mình giỏi giang, gì cũng biết. Giờ này nghĩ lại, không biết bao nhiêu người nghèo đã phá sản, bán hết ruộng vườn, ly tán… vì những toa thuốc háo thắng của mình hồi đó.” Bằng sự mẫn cảm của tuổi trẻ, tôi biết là ông nói thật, không làm dáng.
Chuyện thứ ba
Một đàn anh lập dị, thoạt nhìn có vẻ ngông nghênh, ít được đồng nghiệp gần gũi. Anh là trưởng khoa của một bệnh viện lớn.
Có một đồng nghiệp, là đàn anh khác bệnh thập tử nhất sinh, cần máy thở để hỗ trợ hô hấp. Ngặt nỗi thời ấy máy thở là của hiếm và đang bị một bệnh nhân khác là một VIP chiếm dụng. Đời sống thực vật của VIP này thì giới trong nghề coi như đã “xong”, chỉ chờ ngày lành tháng tốt rút máy là TV phát ngay cáo phó.
Trong lúc đó, người đồng nghiệp kia lại cần chiếc máy thở quí giá đó từng giây để chiến đấu tìm sự sống. Vị trưởng khoa thấy cảnh bất bằng, quát lớn trong buổi giao ban trước mặt Ban Giám đốc: “Các anh dành máy thở cho một cái xác khô, trong khi đồng nghiệp mình đang thoi thóp cần nó để thở, các anh coi thế mà được à!”
Kết cục, anh đã nhất quyết và dành lại được chiếc máy thở đó cho bệnh nhân là đồng nghiệp còn hy vọng sống sót, từ một người bệnh khác coi như cầm chắc cái chết. Dù người ấy là VIP!
…
Đừng bao giờ hỏi tôi tên họ của ba con người này. Vì họ chưa bao giờ xuất hiện trên TV, trên báo chí, để rao giảng về y đức. Họ cũng chưa bao giờ mở miệng răn dạy bọn đàn em chúng tôi lấy nửa câu về nghĩa vụ luận y khoa. Thậm chí, họ còn văng tục khi bị triệu đi họp về công tác triển khai y đức gì gì đó…
Món y đức thời nay, hình như là đặc quyền hay đặc sản của vài quan chức. Họ rao giảng y đức trơn tuột, thao thao bất tuyệt. Họ không hề ý thức được một điều: y đức là đạo, là nghĩa lý cao thâm khôn lường. Trông lên y đức để thấy thẹn với lòng chưa bao giờ chu toàn trọn vẹn. Biết thế để kiêng dè khi nói đến y đức sâu xa, như người ta kiêng gọi tên cha tên mẹ vì sợ phạm húy.
Ngoài các y tổ, ai trong chúng tôi có thể nhân danh bản thân để rao giảng cho các đồng nghiệp mình về y đức?
Những người thầy-đàn anh nói trên, chưa hề cao giọng về y đức. Nhưng đã hơn 20 năm, tôi vẫn nhớ đến họ như những người thầy thuốc đôn hậu, khí khái và cương trực. Vì lòng nhân hậu, mẫn cảm với những số phận không may. Vì sự trung thực, luôn biết tự vấn lương tâm nghề nghiệp. Và vì cơn “thánh nộ” rất đáng kính trọng trong một cơ chế chằng chịt thời ấy.
Nhớ lại họ, những bậc đàn anh đáng kính đó, để thấy thằng tôi còn nhỏ bé vô cùng, thưa các bạn.
————————————————
Dr. Nikonian (Bệnh viện FV-Saigon)
(Sóc Trăng post)