Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Trong nghĩa trang buồn

Thật bất hạnh cho miền Nam chúng ta, đã có một đồng minh bội phản và hơn thế, một thứ kẻ thù mọi rợ, nhỏ nhen.

nt bienhoa
Một góc Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa năm 2011. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Trong sinh hoạt cộng đồng cuối tuần vừa qua tại Nam California, Vietnam Film Club ở Washington, DC, đã tổ chức một buổi ra mắt cuốn DVD “Hồn Tử Sĩ, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” trước một số người tham dự đông đảo, phần lớn là các cựu quân nhân VNCH, tại Westminster.

Câu chuyện Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được mọi người quan tâm không phải bây giờ mà cách đây đã khá lâu, khi một số người tị nạn Cộng Sản đã ra được nước ngoài, vẫn canh cánh bên lòng câu chuyện đau lòng của nghĩa trang miền Nam, nơi đã chôn cất hàng chục nghìn tử sĩ của miền Nam. Nghĩa trang này sau khi miền Nam thất thủ, đã không được chính quyền Cộng Sản, những người thắng cuộc tôn trọng và cư xử với đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận” của người phương Đông hay với tính cách nghĩa hiệp của người văn minh phương Tây, đối với những người cùng chung một nước, như sự cư xử của Bắc quân khi miền Nam thất trận trong cuộc Nội Chiến (Civil War 1861-1865) của Hoa Kỳ.

Ngay đối với đội quân xâm lược từ một quốc gia khác, khi tiếng súng đã ngưng, những đối thủ ngày trước, bây giờ cũng phải được tôn trọng, nhất là đối với những người đã chết.

Nước Pháp có mộ chiến sĩ vô danh nằm dưới Khải Hoàn Môn từ ngày 11 Tháng Mười Một, 1920, nơi có khắc hàng chữ “Nơi đây yên nghỉ một người lính Pháp chết cho tổ quốc.” (1914-1918). Tuy vậy, vào ngày 14 Tháng Bảy, 1940, nghĩa là trong thời gian quân đội Đức chiếm đóng Paris, buổi lễ Chiến Sĩ Trận Vong vẫn được tổ chức với sự cho phép của sĩ quan Đức.

Thay vì đào mồ bới mả kẻ thù lên mà hả hê sung sướng, reo hò khi đã thắng được kẻ thù, chúng ta được biết trong năm 2015, Ukraine đã tháo dỡ gần 140 tượng đài của Liên Xô và chính phủ Ba Lan có kế hoạch hạ bỏ khoảng 500 tượng đài Liên Xô, kẻ thù ngày trước, nhưng không đụng đến tượng đài ở các nghĩa trang, nơi an nghỉ của những người lính Xô Viết.

Sau khi cuộc Nội Chiến Mỹ kết thúc, chính phủ liên bang đã trả lại tài sản bị trưng dụng hoặc bị chiếm đoạt cho phe bại trận để hàn gắn vết thương chiến tranh và những người lính hy sinh từ hai chiến tuyến được chôn chung trong một nghĩa trang với nhau, hoàn toàn không có sự phân biệt kẻ thắng người thua.

Chỉ vài ngày sau khi miền Nam thất thủ, bức tượng “Thương Tiếc,” tác phẩm điêu khắc của Nguyễn Thanh Thu, bằng đồng, nặng 10 tấn, cao hơn 6 mét, ghi lại hình ảnh của một người lính gác súng, ngồi trên bệ đá trước nghĩa trang, đã bị Cộng Sản giật sập và kéo đi. Từ đó, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được xem như một vùng quân sự, cấm người dân ra vào.

Năm 1995, ký giả Gordon Dillow, sau khi bất ngờ vào được bên trong, ông đã viết trên nhật báo The Orange County Register như sau: “Hai mươi năm trước, đây là nghĩa trang quốc gia lớn nhất với đài tưởng niệm các chiến sĩ của miền Nam Việt Nam, bây giờ là bãi đất hoang vu, bị bỏ mặc không ai chăm sóc, bị phá hoại. Những nấm mồ bị đào xới không còn nhận dạng được. Nhà cầm quyền Cộng Sản đã trồng một số cây, ngay bên cạnh các mộ phần, khiến cho rễ của cây khi lớn lên sẽ phá nát những ngôi mộ bên dưới.”

Ký giả Dan Southerland của đài Á Châu Tự Do, năm 2005, khi ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, đã nhận ra đây là một khung cảnh thù địch, khiến cho ông phải bàng hoàng. Nghĩa trang như một căn cứ quân sự, hay như một nhà tù, có lính Cộng Sản canh gác ngày đêm. Họ sợ điều gì vậy?

Ông Southerland cũng dã đi thăm một vài nghĩa trang của những người lính Cộng Sản, sự tương phản làm cho ông ngỡ ngàng, một bên được chăm sóc đẹp đẽ, mở cửa cho mọi người vào, một bên như là một nhà tù. Tất cả chỉ là hoang phế, phá hoại và lấn chiếm.

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, một trong những chủ trương trả thù của quân Cộng Sản, nhằm xóa bỏ di tích của cuộc chiến, là triệt phá tất cả các nghĩa trang của quân đội VNCH trên toàn miền Nam, ngoại trừ duy nhất là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa chưa bị san bằng và mọi việc thăm viếng đều bị kiểm soát.

Bằng chứng là vào đầu Tháng Năm, 1975, Cộng Sản đã cho san bằng hằng nghìn ngôi mộ ở Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp, và sau đó là số phận của nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nơi chôn cất Thống Tướng Lê Văn Tỵ và hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Theo Wikileaks, hồi năm 2008, Thượng Nghị Sĩ Jim Webb đã bí mật đến thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nằm trong tình trạng hoang phế vì không có người chăm sóc. Dịp này, ông Webb gặp bí thư thành ủy Sài Gòn là ông Lê Thanh Hải và chủ tịch thành phố là ông Nguyễn Hoàng Quân. Ông Webb khuyến khích nhà cầm quyền Cộng Sản, đây đã đến lúc hòa giải với cựu quân nhân VNCH.

Các viên chức đảng Cộng Sản này, khi đáp lời ông Webb, đã không nhắc gì tới quân đội VNCH mà chỉ nói tới vai trò quan trọng của Mỹ trong việc phát triển kinh tế Việt Nam, tức là xin viện trợ. Cả hai đều nhắc tới những “bước tiến trong quan hệ hai nước, để người Việt ở Mỹ có thể trở về nước làm ăn!”

Báo chí ở Việt Nam hàng năm nêu ra con số hàng chục tỷ đô la do người Việt hải ngoại, đa số là những người chạy trốn Cộng Sản, gửi về nước cho thân nhân mà nhờ đó có tiền nuôi chế độ. Nhưng chế độ này, tuy bề ngoài vẫn hô hào hòa hợp hòa giải, quên đi quá khứ, nhưng vẫn quyết tâm ngoảnh mặt làm ngơ, không tương nhượng với việc hòa giải ngay cả với người chết là việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hay coi đây như là một di tích lịch sử.

Thật bất hạnh cho miền Nam chúng ta, đã có một đồng minh bội phản và hơn thế, một thứ kẻ thù mọi rợ, nhỏ nhen.

Huy Phương


Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
QUẢNG AN UỔNG MẠNG * H.Q. đại uý Quảng An ơi Đầm Đùn trên sổ dưới Cổng Trời Hà cớ tử vong Gia Trung hận Hiểm nghèo ngộ độc đúng đây Dzồi * Anh không chết búa thiên lôi anh không chết tổ liềm mời Kim Tiến tiêm Gia Trung trường hận ngục tiềm Sát nhân cộng ẩn lý liêm đảng côn đồ Thức ăn thiu thối núp mô chụp rình bắt lén Disco Nguyễn Thị Bình * Lambada cu Hồ Chí Minh Samba Bành Lệ Viện nặng tình Cu Ba lòng mẹ không tang chế Đỗ Mười Hữu Thọ chục Trường Chinh * Anh không lãnh án tử hình Hồ xui số kiếp chung thân khổ sai tù Bởi chưng Hà Nội lú ngu Bắc kì Ní Nuận đui mù tổng bí thư Rồi ra trừng trị kẻ thù giết người giấu mặt mật khu đĩ Hoả Lò * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Trong nghĩa trang buồn

Thật bất hạnh cho miền Nam chúng ta, đã có một đồng minh bội phản và hơn thế, một thứ kẻ thù mọi rợ, nhỏ nhen.

nt bienhoa
Một góc Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa năm 2011. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Trong sinh hoạt cộng đồng cuối tuần vừa qua tại Nam California, Vietnam Film Club ở Washington, DC, đã tổ chức một buổi ra mắt cuốn DVD “Hồn Tử Sĩ, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” trước một số người tham dự đông đảo, phần lớn là các cựu quân nhân VNCH, tại Westminster.

Câu chuyện Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được mọi người quan tâm không phải bây giờ mà cách đây đã khá lâu, khi một số người tị nạn Cộng Sản đã ra được nước ngoài, vẫn canh cánh bên lòng câu chuyện đau lòng của nghĩa trang miền Nam, nơi đã chôn cất hàng chục nghìn tử sĩ của miền Nam. Nghĩa trang này sau khi miền Nam thất thủ, đã không được chính quyền Cộng Sản, những người thắng cuộc tôn trọng và cư xử với đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận” của người phương Đông hay với tính cách nghĩa hiệp của người văn minh phương Tây, đối với những người cùng chung một nước, như sự cư xử của Bắc quân khi miền Nam thất trận trong cuộc Nội Chiến (Civil War 1861-1865) của Hoa Kỳ.

Ngay đối với đội quân xâm lược từ một quốc gia khác, khi tiếng súng đã ngưng, những đối thủ ngày trước, bây giờ cũng phải được tôn trọng, nhất là đối với những người đã chết.

Nước Pháp có mộ chiến sĩ vô danh nằm dưới Khải Hoàn Môn từ ngày 11 Tháng Mười Một, 1920, nơi có khắc hàng chữ “Nơi đây yên nghỉ một người lính Pháp chết cho tổ quốc.” (1914-1918). Tuy vậy, vào ngày 14 Tháng Bảy, 1940, nghĩa là trong thời gian quân đội Đức chiếm đóng Paris, buổi lễ Chiến Sĩ Trận Vong vẫn được tổ chức với sự cho phép của sĩ quan Đức.

Thay vì đào mồ bới mả kẻ thù lên mà hả hê sung sướng, reo hò khi đã thắng được kẻ thù, chúng ta được biết trong năm 2015, Ukraine đã tháo dỡ gần 140 tượng đài của Liên Xô và chính phủ Ba Lan có kế hoạch hạ bỏ khoảng 500 tượng đài Liên Xô, kẻ thù ngày trước, nhưng không đụng đến tượng đài ở các nghĩa trang, nơi an nghỉ của những người lính Xô Viết.

Sau khi cuộc Nội Chiến Mỹ kết thúc, chính phủ liên bang đã trả lại tài sản bị trưng dụng hoặc bị chiếm đoạt cho phe bại trận để hàn gắn vết thương chiến tranh và những người lính hy sinh từ hai chiến tuyến được chôn chung trong một nghĩa trang với nhau, hoàn toàn không có sự phân biệt kẻ thắng người thua.

Chỉ vài ngày sau khi miền Nam thất thủ, bức tượng “Thương Tiếc,” tác phẩm điêu khắc của Nguyễn Thanh Thu, bằng đồng, nặng 10 tấn, cao hơn 6 mét, ghi lại hình ảnh của một người lính gác súng, ngồi trên bệ đá trước nghĩa trang, đã bị Cộng Sản giật sập và kéo đi. Từ đó, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được xem như một vùng quân sự, cấm người dân ra vào.

Năm 1995, ký giả Gordon Dillow, sau khi bất ngờ vào được bên trong, ông đã viết trên nhật báo The Orange County Register như sau: “Hai mươi năm trước, đây là nghĩa trang quốc gia lớn nhất với đài tưởng niệm các chiến sĩ của miền Nam Việt Nam, bây giờ là bãi đất hoang vu, bị bỏ mặc không ai chăm sóc, bị phá hoại. Những nấm mồ bị đào xới không còn nhận dạng được. Nhà cầm quyền Cộng Sản đã trồng một số cây, ngay bên cạnh các mộ phần, khiến cho rễ của cây khi lớn lên sẽ phá nát những ngôi mộ bên dưới.”

Ký giả Dan Southerland của đài Á Châu Tự Do, năm 2005, khi ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, đã nhận ra đây là một khung cảnh thù địch, khiến cho ông phải bàng hoàng. Nghĩa trang như một căn cứ quân sự, hay như một nhà tù, có lính Cộng Sản canh gác ngày đêm. Họ sợ điều gì vậy?

Ông Southerland cũng dã đi thăm một vài nghĩa trang của những người lính Cộng Sản, sự tương phản làm cho ông ngỡ ngàng, một bên được chăm sóc đẹp đẽ, mở cửa cho mọi người vào, một bên như là một nhà tù. Tất cả chỉ là hoang phế, phá hoại và lấn chiếm.

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, một trong những chủ trương trả thù của quân Cộng Sản, nhằm xóa bỏ di tích của cuộc chiến, là triệt phá tất cả các nghĩa trang của quân đội VNCH trên toàn miền Nam, ngoại trừ duy nhất là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa chưa bị san bằng và mọi việc thăm viếng đều bị kiểm soát.

Bằng chứng là vào đầu Tháng Năm, 1975, Cộng Sản đã cho san bằng hằng nghìn ngôi mộ ở Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp, và sau đó là số phận của nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nơi chôn cất Thống Tướng Lê Văn Tỵ và hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Theo Wikileaks, hồi năm 2008, Thượng Nghị Sĩ Jim Webb đã bí mật đến thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nằm trong tình trạng hoang phế vì không có người chăm sóc. Dịp này, ông Webb gặp bí thư thành ủy Sài Gòn là ông Lê Thanh Hải và chủ tịch thành phố là ông Nguyễn Hoàng Quân. Ông Webb khuyến khích nhà cầm quyền Cộng Sản, đây đã đến lúc hòa giải với cựu quân nhân VNCH.

Các viên chức đảng Cộng Sản này, khi đáp lời ông Webb, đã không nhắc gì tới quân đội VNCH mà chỉ nói tới vai trò quan trọng của Mỹ trong việc phát triển kinh tế Việt Nam, tức là xin viện trợ. Cả hai đều nhắc tới những “bước tiến trong quan hệ hai nước, để người Việt ở Mỹ có thể trở về nước làm ăn!”

Báo chí ở Việt Nam hàng năm nêu ra con số hàng chục tỷ đô la do người Việt hải ngoại, đa số là những người chạy trốn Cộng Sản, gửi về nước cho thân nhân mà nhờ đó có tiền nuôi chế độ. Nhưng chế độ này, tuy bề ngoài vẫn hô hào hòa hợp hòa giải, quên đi quá khứ, nhưng vẫn quyết tâm ngoảnh mặt làm ngơ, không tương nhượng với việc hòa giải ngay cả với người chết là việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hay coi đây như là một di tích lịch sử.

Thật bất hạnh cho miền Nam chúng ta, đã có một đồng minh bội phản và hơn thế, một thứ kẻ thù mọi rợ, nhỏ nhen.

Huy Phương


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm