Đoạn Đường Chiến Binh
Trong những trại tù VC sau cùng
Kiều công Cự, TQLC
….
Trên đường về Nam (12/1980) Sau Giáng Sinh, 300 người chúng tôi từ trại Nam Hà B được chuyển về Nam đợt 2, trong đó có tôi. Thật là một điều vui mừng và hạnh phúc (!).
Chúng tôi lên xe từ trại B (Nam Hà), đi ngang qua trại A, qua trại C rồi men theo con đường đất đỏ, nham nhở, vùng Chi Nê, Thanh Liêm, qua thị trấn Phủ Lý rồi đoàn xe dừng lại ở nhà ga Bình Lục. Bấy giờ là nửa đêm và đoàn tàu đã chờ sẵn ở đấy. Chúng tôi lần lượt gồng gánh lên tàu. Một số ngồi dưới sàn, một số ngồi trên ghế. Toa tàu như một phòng giam lưu động. Cửa đóng kín và cài then từ bên ngoài. Theo thủ tục của công an thì bất cứ cuộc di chuyển nào cũng phải còng tay hai người làm một. Không phải còng inox của Mỹ mà là còng nội hóa nhiều cái đã rỉ, không co giãn theo cổ tay lớn nhỏ mà chỉ có một cỡ. Người nào cổ tay lớn thì bị còng siết chặt đau điếng. Tuy thế chúng tôi cũng tìm cách mở ra cho được thoải mái. Khi nào tàu dừng ở đâu, bọn chèo lên kiểm soát thì chúng tôi đưa tay vào còng.
Đoàn tàu bắt đầu khởi hành sau nửa đêm. Ai nấy cũng đều vui mừng, quây quần hút thuốc lào và kể lại chuyện ngày xưa. Chỉ có những anh chàng Bắc kỳ di cư, mới để ý theo dõi phong cảnh chung quanh để tìm lại những nơi chốn cũ. Nhiều người vẫn còn nhớ những nhà ga chính như là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới... Khi đoàn xe bắt đầu vượt qua Hồ Xá (Vĩnh Linh), lòng chúng tôi bắt đầu xúc động. Như một người bị lưu đày trở về lại quê xưa, lòng ai cũng hồi hộp, đợi chờ. Tàu đã qua cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải, tiến vào vùng Gio Linh.
Đây mới là Quê hương của tôi. Đây mới là những vùng đất mà chúng tôi đã đổ máu ra để mà bảo vệ. Đây là căn cứ A2 trên một ngọn đồi cao nhìn xuống vùng Trung Lương nghèo nàn xơ xác đang ở bên trái tôi. Đây là căn cứ pháo binh C1 với những căn hầm đầm ấm mà anh Đễ, anh Cang và những SQ thuộc TĐ9/TQLC tụ họp vui vầy trong những ngày Tết năm 1972. Rồi cây cầu Đông Hà nơi TĐ3/TQLC với những người bạn K22 như Giang Văn Nhân, Nguyễn Kim Chung đã chận đứng được sức tiến quân của VC trong mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Tôi chạy qua trái rồi qua phải để nhìn những kỷ niệm của mình và của anh em mình. Tôi muốn kể cho họ nghe chiếc cầu đã gãy trên sông Thạch Hãn. Tôi muốn nhắc lại những ngày vui đón bạn bè trở về trong lao tù CS, trong ngày trao trả tù binh sau ngày ngưng bắn 27/1/1973. Chúng tôi đã cầm tay nhau vui mừng khi ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trên cổ thành Quảng Trị đã được tái chiếm bởi những lực lượng hùng mạnh nhất của QL/VNCH là Nhảy Dù và Thuỷ quân lục chiến, Biệt Động Quân, Thiết giáp,...
Tôi muốn kể ngày TQLC tái chiếm cổ thành Quãng Trị (15/9/1972). Nỗi mừng vui biết nói sao cho vừa. Những chiến tích làm sao mà quên được. Trong lòng những người lính miền Nam, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ vẫn mãi mãi tung bay:
Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu,
Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu..
…
Ta ôm nhau, mắt lệ nghẹn ngào,
Quỳ hôn đất thân yêu,
Quảng Trị ơi!
Chào quê hương giải phóng.
Hồi sinh rồi, này Mẹ này Em,
Qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời.
Đoàn tàu lặng lẽ đi qua dòng sông Hương, qua cầu Bạch Hổ nhưng vẫn không dừng lại ở ga Huế. Có quá nhiều kỷ niệm trên những đoạn đường đi qua: Phú Lương, Bạch Mã, Lăng Cô, đèo Hải Vân, Nam Ô, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Nam,... Rồi đoàn tàu đi qua Đức Phổ, Mộ Đức, Tam Quan, Phù Mỹ, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...
Trại Hàm Tân (Z30D)
Khi đoàn tàu dừng lại ở ga Diêu Trì (Bình Định), 300 anh em ở những đoàn tàu phía sau xuống ga. Họ được đưa lên những xe Molotova, theo QL19 về trại Gia Trung (Gia Lai, Kontum). Rồi đoàn tàu tiếp tục qua các ga Văn Canh, Tuy Hòa, Vạn Giã, Diên Khánh, Ba Ngòi, Cà Ná, Mường Mán, và cuối cùng dừng lại ở ga Gia Ray (Xuân Lộc). Chúng tôi được đưa lên xe về trại Z30D (Hàm Tân). Đây là căn cứ 5 của quân đội Đồng minh cũ, dọc theo Quốc lộ 1, nằm gần mật khu Mây Tàu, Long Khánh. Một trại giam khá đông đảo tù nhân, hơn 6.000 người, chia làm hai khu: khu cũ và khu mới, ngăn cách nhau bởi hàng rào kẽm gai. Khu mới xây lợp tôn, có bệ nằm bằng ciment, tầng trên bằng ván dày. Phòng vệ sinh tương đối sạch sẽ. Trước đây trại này có một khu dành cho những sĩ quan nữ quân nhân, nhóm tình báo Thiên Nga và một số hình sự. Bây giờ thì không còn nữa.
Đám cán bộ VC ở đây rất hách và cái đám tay sai trật tự cũng làm ra vẻ ta đây có quyền hành. Về đây tôi được nghe kể lại một cái chết đầy thương tâm của Tr/tá HVL, vị cựu tiểu đoàn trưởng TĐ9/TQLC mà có thời gian tôi là Đại đội trưởng của ông. Trong tập truyện “Ở một nơi dễ tìm thấy thiên đàng”, tác giả là anh Huỳnh Văn Phú, người bạn cùng quê, cùng trường với anh L. đã viết:
Không một ai có thể tin rằng L đã vô ý ngã vào chảo nước sôi mà chính anh đã tự chọn cái chết hãi hùng như thế . Suốt 10 năm đói khổ, tuyệt vọng, lê lết trong ngục tù CS, tôi đã từng chứng kiến nhiều cái chết của bạn bè, nhưng không có cái chết nào làm cho lòng tôi tan nát như cái chết của L...
Trong cuộc di tản từ Đà Nẵng về Sài Gòn, anh L là Lữ đoàn phó Lữ đoàn 258 cho Đại tá Nguyễn Năng Bảo. Anh có người vợ rất đẹp, Tây lai, theo lời anh Phú thì,
“vợ L. là một thiếu nữ có nhan sắc tuyệt đẹp của một người mang hai dòng máu Pháp- Việt.”
Họ lấy nhau nhau năm 1970 và có với nhau hai đứa con, nhưng đứa con đầu lòng thuộc loại phát triển không bình thường. Điều này đã gây cho anh không ít sự khổ tâm. Trong suốt 7 năm đi tù ở ngoài Bắc, vợ anh chưa một lần đi thăm và đến năm 1983, trong một lần đi thăm của người chị anh được biết vợ anh đã bỏ anh và để lấy một người đàn ông khác. Thật ra trong hoàn cảnh lúc đó đã có nhiều người vợ bỏ đi lấy chồng khác (Lấy chồng để nuôi chồng, lấy chồng để bảo vệ con) hoặc nhẹ dạ nghe lời tuyên truyền của VC hoặc không thể tự mình đứng vững giữa cuộc đổi thay quá đột ngột và những phũ phàng của cuộc sống. Đã có lần anh cay đắng khi so sánh:
Giữa đàn bà và loài hoa có sự tương đồng. Những loài hoa có màu sắc rực rỡ thường không có hương, mà chỉ có những loài hoa có màu sắc đơn giản như hoa Dạ Lý Hương hay hoa Ngọc Lan mới tỏa hương. Người đàn bà cũng thế, người có nhan sắc tuyệt trần thì thường ít có đức hạnh, nghĩa là ít có cái nết... Tao biết vợ tao đẹp , có sắc nhưng phần đức hạnh e rằng phải xét lại...” (!)
Đó là sự buồn phiền rồi tuyệt vọng đã đưa đến cái chết của anh và cũng là nổi xót xa của những người đàn ông trong những hoàn cảnh tưong tự.
Chúng ta hãy nghe một bài hát thật đau lòng của một người trước khi từ giã cõi đời, anh L. đã viết và đã hát, mặc dầu anh không phải là nhạc sĩ hay ca sĩ:
Chúa nói yêu ta,
Mác nói yêu ta,
Em cũng nói yêu ta
Chúa hứa hẹn một Thiên đàng,
Mác hứa hẹn một vườn hồng,
Em thì hứa yêu ta suốt đời.
Nhưng...
Thiên đàng chưa tới,
Vườn hồng chẳng thấy,
Chỉ có máu, mồ hôi, nước mắt
Những vòng kẽm gai và hận thù.
Còn em thì mãi mãi...
Mãi mãi bỏ ta đi lấy chồng...
Bài hát mang âm điệu của một bài thơ với nỗi niềm xót xa, bi thảm và chán chường
o O o
Nửa tháng sau khi chúng tôi về Nam thì được thăm nuôi. Tôi rất vui mừng gặp lại vợ và hai con. Vợ tôi bây giờ đã khá hơn không còn quá ốm như hồi đi thăm ở ngoài Bắc. Cường đã lên 10 tuổi, còn Thảo thì 8 tuổi. Thảo từ xa đã chạy tới ôm lấy tôi. Con bé thật nhanh nhẹn và xinh đẹp. Cường thì vẫn e dè nhút nhát. Thăm ở đây ít bị kiểm soát hơn nhưng thời gian cũng chẳng có được là bao.
Cuộc nổi dậy phản đối ở trại Z30D (A và B)
Đám chèo ở đây cũng hách dịch hơn. Chúng cho rằng việc chúng tôi được chuyển về Nam là một ân huệ. Mỗi buổi sáng lao động, chúng muốn chúng tôi phải cung cấp bữa ăn sáng và thuốc lá cho đám quản giáo và vệ binh. Hồi ở ngoài Bắc, một số chúng tôi làm điều này để mua lấy sự tự do sinh hoạt tại nơi lao động và tại phòng giam mỗi đêm. Nhờ thế mà chúng tôi tổ chức được những ngày Quốc Khánh 1/11, Ngày Quân lực 19/6, những ngày Giáng Sinh,... Lúc này nhiều người đã sáng tác được những tù khúc rất hay, những bài thơ đấu tranh của Chung Tử Bửu, những giọng hát rất hay của Nguyễn Đức Bông (BĐQ). Nhưng bây giờ thì khác rồi. Chúng tôi rất bất bình và quyết định không làm việc đó nữa. Nếu có sự ức hiếp tại nơi lao động thì chúng tôi đồng loạt phản đối. Sự đoàn kết của chúng tôi bao giờ cũng làm đám chèo ngần ngại.
Một hôm đi lao động về các đội tập họp trước cổng chờ vào trại. Một tên vệ binh ngồi ở chòi gác trên cao hách dịch ra lịnh cho tất cả bỏ mũ nón khi đi qua trước mặt hắn. Những người đi đầu không làm công việc đó, nên hắn chận lại. Chúng tôi đồng loạt ngồi xuống trước cổng để phản đối. Tên vệ binh rất tức giận và mất bình tĩnh nên bắn một loạt trước những người đi đầu. Sỏi đá văng tứ tung, trúng vào cánh tay của anh Lê Văn Bút,Tr/tá không đoàn trưởng 72. Chúng tôi rất phẩn nộ, cùng la lên dữ dội. Tên trực trại rất kinh hoàng, phải gọi nhiều người cùng can thiệp. Đám chèo lúc đầu cũng hoàn toàn bất ngờ trước những phản ứng mạnh bạo của chúng tôi. Tên trực trại yêu cầu chúng tôi vào trong trại và chúng khóa cổng lại.
Chúng tôi cũng họp ngay ban chỉ huy và ra quyết định. Việc đầu tiên là không vào buồng đêm đó và sau khi cơm nước xong chúng tôi tâp họp toàn bộ ra giữa sân, yêu cầu trại trưởng xuống giải quyết. Dĩ nhiên chúng không thực hiện những điều mà tù yêu cầu. Chúng phải đợi họp chi bộ rồi mới ra quyết định. Đêm đó chúng cùng hát những bản đồng ca, những bài nhạc chính huấn , những bản tù khúc và đọc những bài thơ đấu tranh. Hơn 6.000 người, kể cả gần 600 người sẽ được thả vào ngày hôm sau cũng tham gia vào cuộc tranh đấu của chúng tôi. Hơn 5 năm trong tù CS chúng tôi chưa bao giờ được ca hát những bài ca rất uý kỵ đối với chúng nó. Mọi người đa số đều hào hứng, nhất là những anh em trẻ. Chúng tôi đặt những vọng gác chung quanh để kịp thời báo động. Một toán đi tuần tra chung quanh để kịp thời ngăn chặn những hành động quá khích như đốt trại. Nếu hoạt động quá khích này xảy ra, coi như chúng tôi sẽ bị chúng tiêu diệt ngay. Bên ngoài lực lượng của chúng cũng được điều động và tăng cường. Những ổ súng cộng đồng đặt trên những tháp cao chỉa thẳng vào bên trong. Có tiếng xe tank được chuyển tới...
Buổi sáng chúng tôi vẫn có mặt toàn bộ tại sân bãi, biểu tình ngồi bất bạo động. Trại trưởng, là tên Tr/ tá công an Đoàn Mạnh, không xuất hiện nhưng đám cán bộ trực trại và văn hóa có mặt để tìm hiểu nguyện vọng và yêu cầu. Chúng yêu cầu đề cử những người đại diện nhưng chúng tôi cho đây là một hành động tự ý. Chúng hứa sẽ đưa nguyện vọng lên cấp trên.
Qua một ngày và một đêm, nhiều người có vẽ mệt mỏi, nhất là vào buổi trưa nắng nóng. Nếu tiếp tục cuộc tranh đấu sẽ có những diễn tiến bất lợi. Chúng tôi cùng nhận định trong cuộc chơi không cân bằng, nếu tiếp tục sẽ thất bại và nguy hiểm. Thế này là đủ rồi. Địch cũng biết được một phần nào ý định của chúng tôi. Sau lần yêu cầu của tên trực trại vào buổi chiều, chúng tôi trở về buồng và sinh hoạt bình thường.
Ba ngày sau đám cán bộ chấp pháp xuống mở cuộc điều tra. Đây cũng là dịp để chúng tôi được nói lên toàn bộ, những việc làm láo lếu của những tên cán bộ. Dĩ nhiên trong bất cứ chế độ nào cũng có những nhân sự hành động sai. Và dĩ nhiên chúng tôi cũng biết rất rõ CS khó mà bỏ qua những sự kiện trình bày trong ngày hôm ấy mà chúng sẽ cho đó là những hành động và những lời nói có tính cách phá hoại. Nhưng chẳng thà được nói một cách danh chính ngôn thuận như thế này vẫn hơn. Tên cán bộ chấp pháp ngồi nghe, ghi chép và cuối cùng hắn nói sẽ chuyển những ý kiến này lên cấp trên để giải quyết nghĩa là để có những biện pháp kỷ luật tối đa. Đối với VC những biến cố trong những ngày qua không đơn giản hay đơn thuần là những sự kiện bất bình tự bùng nổ. Chúng muốn tìm những tổ chức thúc đẩy phía sau và những cá nhân lãnh đạo. Khi phát biểu những ý kiến trên chúng tôi cũng đã chấp nhận những hậu quả cho mình. Không phải là một hành động anh hùng cá nhân mà là sự thoát ra từ những dồn nén, căm giận từ lâu.
Nhiều anh em như anh Nguyễn Đăng Tấn, Trung tá Pháo binh SĐ21/BB, anh Huỳnh Văn Hồng, Trung tá, cũng thẳng thắn nói lên những suy nghĩ của mình. Một điều mà chúng tôi biết rất rõ những tên chấp pháp ghi nhận những ý kiến đó không phải để tìm cách sửa sai mà là những là những dữ kiện để chúng chụp mũ chúng tôi. Cũng chẳng sao. Sau bao năm trong những nhà tù VC, chúng tôi vẫn còn giữ vững tinh thần Quốc gia và những lý tưởng đấu tranh của mình. Chúng tôi sẳn sàng chấp nhận tất cả như một người lính. Cũng cần nói thêm cuộc tranh đấu của trại A đã lan tới trại B của Z30D. Và nó cũng lan tới trại Z30A ở căn cứ 4.
Kết quả “những con ma” của trại A, cùng một số ở trại B của Z30D được đưa về kiên giam tại khu xà lim Chí Hòa. Đó là biện pháp kỷ luật đầu tiên...
Xà lim Chí hòa, khu ED
Buổi sáng của một ngày sắp Tết, tất cả tập họp tại sân để chuẩn bị đi lao động. Tên cán bộ trực trại đọc trước một danh sách của những người ở nhà để làm việc. Chúng tôi đều nghĩ cái ngày ấy đã đến rồi. Tất cả đều rất bình tĩnh, chuẩn bị đồ đạc gọn gàng. Vì là mới thăm nuôi nên quà cáp hơi nhiều. Cũng may nếu đến trại mới thì cũng một thời gian nữa mới được thăm. Chúng tôi lại bị còng tay, đưa lên xe bít bùng chở vào buổi trưa 29 Tết. Mười bốn người mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ hết. Gồm có: Vũ Xuân Thông, Hoàng Bá Tất, Nguyễn Nghiêm Tôn, Nguyễn Đăng Tấn, Hoàng Vũ Duyên, Nguyễn Văn Châu, Đổ Đức Thiện, Kiều Công Cự, Nguyễn Hữu Tài,
Huỳnh Văn Hồng, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Phúc Thọ, và Lê Văn Huỳnh. Tuy ngồi trong xe bít bùng nhưng chúng tôi vẫn theo dõi lộ trình cái trại giam mà mình sẽ tới. Đoạn đường đất từ đây ra đến Quốc lộ I khoảng 3 cây số theo hướng đông tây. Ra tới đường nếu quẹo phải thì ra những trại ở miền Trung còn quẹo trái thì về những trại ở miền Nam. Chúng tôi vẫn ao ước chiếc xe quẹo trái. Mà xe quẹo trái thiệt. Lại bàn tán xôn xao. Về Kà Tum, Tây Ninh hay một trại hắc ám nào đó... cũng được. Anh chàng Huỳnh, gọi là Huỳnh rèn, và Châu- Campuchia, chung một khóa ngồi ở ngoài cùng đã táy máy gở được tấm bạt. Gió nóng từ bên ngoài thổi vào và chúng tôi thấy chiếc xe đang chạy trên xa lộ Biên Hòa. Đang thẳng về hướng Sài Gòn. Long Khánh, Trãng Bom, Hố Nai, Tam Biên, sông Đồng Nai, cầu Sài Gòn, ngã tư Hàng Xanh. Một người nào đó buột miệng kêu lên: Chí Hòa. Tất cả ồ lên một tiếng vui mừng. Rồi chiếc xe chạy qua cầu Phan thanh Giản, qua Chợ Đa Kao, theo đường Hiền Vương rồi quẹo lên đường Lê văn Duyệt. Con đường này rất quen thuộc đối với tôi, con đường về nhà anh Hoàng Bá Tất, anh Tôn và tôi. Gần đến rạp chiếu bóng Thanh Vân chiếc xe quẹo trái đi vào đường Chí Hòa. Đúng là vào trại giam Chí Hòa. Đa số chúng tôi đều có nhà ở gần đây thôi.
Trại Chí hòa được xây dựng từ thời Nhật, nằm ngay trung tâm Sàigòn, có hình bát giác. Người ta còn gọi là Lò bát quái gồm một tầng trệt và ba tầng lầu. Nơi đây dùng để nhốt những tội đại hình, chung thân và tử tội. Những nhân vật quan trọng trong nội các của Chế độ cũ được nhốt ở đây như cựu Thủ tướng Phan Huy Quát, tỷ phú Nguyễn Đình Quát, các ông Bộ trưởng Ngô Khắc Tịnh, Ngô Khắc Tĩnh, Hồ Văn Châm, kể cả Đại tá Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông... Chúng tôi đến vào buổi trưa nên phải ngồi đợi bọn cán bộ đi ăn về rồi mới bày hàng ra khám xét. Bị mất đi một số đồ vật và thức ăn. Rồi kêu tên từng người dẫn đi. Đa số mỗi người đều nhốt trong một phòng. Tôi cũng vậy, trong một phòng ở lầu 2 thuộc khu ED.
Trong bài viết “Trong bóng tối xà lim Chí hòa (29/1/1981)”, Tôi đã ghi lại rất kỹ. Đời sống xà lim thật là gay go lúc ban đầu. Một ngày 24 tiếng đồng hồ. Thời gian thì quá dài. Ngày và đêm nhiều khi khó phân định. Nhiều khi lấy ngày làm đêm và lấy đêm làm ngày. Cuộc sống không bình thường ít nhất cũng trong vòng một tháng đầu. Một thân một mình trong căn phòng âm u thiếu ánh sáng, lần đầu tiên tôi bị bắt buộc làm người cô đơn. Nội qui không được chuyện trò, không được ca hát. Không gian trống vắng, lòng tôi cũng trống vắng. Trong cái thanh tịnh tuyệt vời tôi để lòng mình lắng xuống để suy nghiệm lại suốt cả cuộc đời mình. Hình ảnh cuộc đời, hình ảnh những người thân yêu trở về đầy ắp trong gian phòng. Niềm tin tôn giáo là một sức mạnh vô biên. Chúa đã ở cùng tôi.
Tôi không còn cô đơn trong căn phòng tăm tối này nữa. Tôi đã đứng dậy bước đi như tên tù Papillon của Henri Charrière. Tôi đã ngồi tham bích diện tường như một nhà sư Thiếu lâm thực sự để tìm sự bình an mà Chúa đã ban cho tôi, để thấy Ngài đã gìn giữ tôi trong suốt cuộc đời chinh chiến, cũng như suốt trong những ngày lao tù. Tôi cũng cầu nguyện để Người ban cho tôi trái tim không còn hận thù, căm giận. Nhưng tôi bìết điều này không phải là dể dàng.
Những ngày sau đó rôi cũng quen đi trong cái không khí âm u tăm tối này. Chúng tôi đã tìm cách liên lạc với nhau, để biết người bên phải bên trái mình là ai. Nhờ những đường ống dẫn nước mà tôi liên lạc hàng ngang bên trái mình là anh Nguyễn Đăng Tấn, bên phải mình là Hoàng – thánh –giá. Nhờ đường cống cầu tiêu mà tôi biết người đang ở trên đầu tôi là Hoàng Vũ Duyên. Chúng tôi không còn cô đơn nữa. Bọn cán bộ tìm mọi cách để rình rập và nghe lén. Có lần tôi bị còng hai chân trong vòng 10 ngày vì hát một mình trong phòng. Cũng có nhiều biến cố xảy ra ở đây mà tôi đã ghi lại trong bài viết đã nói ở trên.
Khẩu phần hằng ngày là một chén cơm trộn một chén bắp và một chén nước canh. Cơ thể thiếu muối trầm trọng. Bên ngoài vợ tôi rất lo lắng vì sự chuyển trại của tôi. Tin lành thì ít mà tin dữ thì nhiều. Nhiều người nói là chúng tôi bị đem đi thủ tiêu sau cái đêm chống đối. Sau đó nhờ móc nối với một tên cán bộ văn hóa của trại Chí hòa mà vợ tôi đã biết tin tức của tôi. Gần một năm sau chúng tôi được nhận quà của gia đình nhưng không được thăm gặp. Sau khi nhận quà lần thứ hai chúng tôi chuyển trại sau 16 tháng ở xà lim Chí Hòa.
Trại Xuân phước (Z20A Phú khánh)
Trại A
Tháng 5/1983, chúng tôi được chuyển từ trại kiên giam Chí Hòa về trại kỷ luật Xuân Phước (Phú Khánh) thuộc huyện Củng Sơn, Tuy Hòa. Trại này còn gọi là A20. Cùng đợt chuyển trại có những nhân vật đặc biệt như các ông cựu bộ trưởng thông tin chiêu hồi Hồ Văn Châm, BT tư pháp Ngô Khắc Tịnh, BT giáo dục Ngô Khắc Tĩnh, Ông Bùi Văn Hải, cựu chánh văn phòng TT Ngô Đình Diệm, cựu Thiếu tướng Cao đài Lê Văn Tất,... và nhiều nhân vật quan trọng khác, trong đó có Hoàng –thánh –giá. Tôi không biết rõ anh chàng này là ngưòi như thế nào, nghe đâu hắn là người chủ chốt trong vụ chống đối ở nhà thờ Vinh Sơn trên đường Trần Quốc Toản. Ra đến trại Xuân Phước, Hoàng bị đưa ngay vào trại kỷ luật, 6 tháng sau mới được đưa ra sinh hoạt chung... Riêng đối với 32 anh em quân đội và cảnh sát chúng tôi từ các trại Z30D và Z30A, chúng gom lại một đội và gọi là Đội Sĩ quan chống đối và do anh Th/tá Nguyễn Văn Dũng, gọi là Dũng răng vàng, Khóa 17 Đà Lạt, làm Đội trưởng.
Trại Xuân Phước được gọi là trại giam trung ương, dưới sự điều động trực tiếp của Bộ Nội vụ. Trại chuyên nhốt tù chính trị chung thân, tù hình sự có án từ 10 năm trở lên. Trại đang giữ một số tay anh chị từ chế độ cũ từ Phú Quốc và vùng kinh Năm (U Minh), một số sĩ quan nổi dậy trong trại Suối Máu trong đêm Giáng sinh năm 1978, và lâu nhất là số người còn sót lại từ vụ tàu Việt nam thương tín trở về từ đảo Guam năm 1975. Ở đây, cũng có một số nhân vật đặc biệt như Chưởng môn Vovinam Lê Sáng, Chủ nhân hãng Alpha phim, nhiều tên chủ nhân Nhà hàng, Khách sạn ba Tàu ở Chợ Lớn., rất nhiều sĩ quan Tuyên úy Thiên Chúa,Tin Lành, Phật Giáo,... Nói chung đây là một trại giam những thành phần đặc biệt.Trại gồm ba trại nhỏ A, B, C.
Chúng tôi đến Xuân Phước vào khoảng tháng Năm, khi miền nam trung bộ nắng như đổ lửa. Tù nhân đi làm không được mang giày dép. Đôi chân trần trên những đoạn đường đá sỏi và nóng hừng hực. Chúng tôi nhất quyết tranh đấu để toàn trại đi làm được mang giày dép. Chính vì vậy mà hơn một tháng sau, chúng tôi được chuyển vào trại B.
Trại B
Trại được thành lập ở dưới một cái trũng thấp, chung quanh là núi. Một con suối rộng chảy dưới chân những ngọn đồi. Vào tháng Mười nước từ các triền đồi đổ xuống gây cảnh lụt lội. Con suối mùa này trông rộng như một con sông. Những người đi thăm nuôi thường mướn những người dân địa phương chở qua bằng ghe nhỏ. Nhà thăm nuôi ở trên một đồi cao, chung quanh trồng khoai mì. Trại này chuyên trồng mía và nấu đường. So với những ngày ở trong xà lim Chí Hòa thì ở đây hạnh phúc hơn nhiều. Tôi được thăm gặp nhiều lần. Vợ tôi dẫn Cường Thảo ra thăm. Chị Ba tôi với anh Trì, anh Lang về năm 1982, cũng ra thăm. Đời sống tương đối dễ chịu. Đối với những sĩ quan chúng tôi, trại có vẻ tôn trọng hơn. Hơn hai mươi người chúng tôi được đưa xuống nhà bếp thế cho đám hình sự. Tôi được chỉ định làm Đội trưởng. Tuy nhiên người quản lý kho lại là một người tù hình sự.
Hắn có tên là Huỳnh Văn Thơm, khoảng 60 tuổi, người miền Nam, tánh tình xuề xoà Cấp bực trong quân đội VC của hắn là trung tá. Sau 30/4/1975 đơn vị hắn tiếp quản Saìgòn, và là đàn em của Trần Văn Trà nên được làm chủ tịch quận 5. Năm 1976 trong chiến dịch đánh tư sản hắn ẫm được một số vàng khá lớn, khoảng trên 500 cây, theo lời hắn kể, đem về quê ở Mỏ Cày cất kỹ. Có lẽ ăn chia không đồng đều, hắn bị tố, bị nhốt ở tổng nha Cảnh sát, rồi bị đưa ra tòa kêu án 12 năm. Tính đến nay hắn tù được hơn năm năm. Nhờ có 40 tuổi đảng nên năm nào hắn cũng được giảm án. Hắn rất bằng lòng công việc làm của mình và thường tâm sự rất tách bạch không dấu diếm: “Mình đi theo “cách mạng” hơn 40 năm từ hồi còn đi chăn trâu, rồi giác ngộ đi bộ đội, chẳng được cái con mẹ gì hết. Bây giờ có cơ hội kiếm chút đỉnh dưỡng già. Mình có ăn cắp của ai đâu. Ở tù sướng chán còn hơn ở trong rừng, trong rú...”
Tôi ở trại này được hơn hai năm. Những ngày sau cùng chứng kiến hai cái chết thật tội: T/tá Nguyễn Ngọc Chất và T/tá Nguyễn Văn Châu. Ông Chất ở trong đội nhà bếp. Ông nhỏ con nhưng rất lanh lẹn và khỏe mạnh. Tánh tình cuả ông cương trực hay giúp đỡ những người gặp khó khăn. Mỗi lần đi lãnh gạo ông đều tình nguyện đi theo. Ông nói đi ra ngoài thoáng hơn. Thường một tháng đi lãnh gạo một lần. Tôi cắt cử 6 người đi theo Sáu Thơm. Đáng lẽ Sáu Thơm đi theo để cân, nhưng hắn làm biếng nên nhờ tôi đi giùm. Đến kho tôi nắm bàn cân còn 6 người còn lại vào khiêng gạo bỏ lên mâm. Đang làm ông Chất bảo tôi sao thấy chóng mặt quá, nên tôi bảo ông lại chỗ khác ngồi nghỉ. Xong xuôi tôi thế ông đẩy xe với Hoàng quẹo. Ông Chất lẽo đẽo theo sau nhưng dáng điệu rất mệt. Chúng tôi bàn nhau san bớt gạo qua hai xe, rồi để ông lên ngồi xe ít hơn. Ông Chất nhỏ con và trọng lượng khoảng 40 kg. Về đến trại chúng tôi chở thẳng ông xuống trạm xá. Nửa giờ sau người trạm xá lên lãnh cơm báo là ông Chất đã chết vì động tim. Cái chết đến thật mau mắn và nhẹ nhàng. Ông đã được chôn trên đồi khoai mì phía sau trại cùng với những người bạn đã nằm xuống.
Người thứ hai là Nguyễn Văn Châu, T/tá, trưởng phòng 2 SĐ/TQLC, dân Mỹ Tho, nước da ngăm ngăm, có biệt danh là Châu Campuchia. Lập trường Quốc gia rất vững chắc và rất căm ghét CS. Nhiều khi bộc lộ một cách quyết liệt, mạnh bạo trước đám chèo. Châu là người bạn cùng tranh đấu với tôi từ trại Nam Hà, rồi về Hàm Tân và xà lim Chí Hòa, rồi ra Xuân Phước cùng ngày. Vì cùng binh chủng cho nên chúng tôi rất thân nhau. Trước 30/4/1975 Châu là một sĩ quan có năng lực, có chuyên môn cao, tánh tình thẳng thắn, trung thực. Vào tù anh luôn cất cao đầu, không mặc cảm, không tự hạ mình trước kẻ thù. Thái độ của Châu nhiều khi làm cho bọn cán bộ rất bực mình. Trong cuộc tranh đấu tại trại Hàm Tân, Châu đã chứng tỏ cho bọn chấp pháp thấy được sự kiên cường bất khuất của một SQ/QLVNCH. Cũng cần viết thêm, trong trại tù CS đã có những SQ/TQLC rất đáng được tôn trọng và vinh danh như: Mai Văn Tấn, Phạm Cang, Lê Quang Liễn, Trần Văn Loan, Vỏ Đằng Phương, Nguyễn Kim Chung,...
Cuộc sống của Nguyễn Văn Châu đang bình thường thì cơn bịnh sơ gan cổ chướng bộc phát và đã đến thời kỳ trầm trọng. Chỉ trong vài ngày mà những mà những triệu chứng lộ hẳn ra bên ngoài như nước da vàng bệch, lòng trắng của mắt biến thành màu vàng bệch, nước tiểu cũng vàng. Anh em trong trại gom toàn bộ trụ sinh cho Châu nhưng đã trễ quá rồi. Châu được khiêng lên bịnh xá của liên trại và sau đó được chuyển ra bịnh viện Phú Khánh. Châu đã mất ở đây. Lần đầu tiên tôi nghe thấy bọn chúng cho phép thân nhân đem xác Châu về chôn ở Mỹ Tho.
Những ngày sau cùng trong tù CS Những ngày đầu năm 1985 tại trại B Xuân phước. Đội nhà bếp chúng tôi thường xuống đi làm khi trực trại vừa mở cửa vào buổi sáng. Sau khi phát phần ăn sáng cho trại, kể cả những người ở khu kiên giam, thì tên quản giáo vào sớm và cho lịnh: nhà bếp chỉ để lại một người ở lại nấu nước còn bao nhiêu tập họp lên Hội trường.
Cả trại được lịnh tập trung lên hội trường trong khu trung tâm của trại. Đám cán bộ và vệ binh cũng có mặt đầy đủ. Tôi linh cảm như có một cái gì đó bất thường. Sau khi mọi người ổn định vị trí, tên trại trưởng đọc một bài diễn văn muôn thuở về đường lối của đảng và nhà nước, rồi hắn ngừng một lát, đưa mắt nhìn mọi người rồi đi thẳng vào vấn đề:
- Hôm nay tôi sẽ đọc ba danh sách: Những người được chuyển trại, những người tiếp tục học tập cải tạo tại trại, và những người được tha... Những người có tên trong danh sách nào thì lo thu dọn đồ đạc và ra xe...
Cái tiếng được tha làm mọi người xôn xao lo lắng. Mình đang ở trong danh sách nào đây. Tôi cố gắng trấn tĩnh, nhưng không dấu được những hồi hộp lo âu. Miệng thấy lạt lẽo và thèm một hơi thuốc. Tôi móc bọc thuốc rê và giấy ra để quấn. Hai bàn tay rung lên nhè nhẹ. Gần 10 năm rồi. Không biết đã đủ chưa? Cả hội trường cũng im lặng chờ đợi tên của mình. Những người được gọi tên trong danh sách chuyển trại tỏ vẻ thất vọng. Họ đứng dậy nói lời từ giã bạn bè rồi lặng lẽ bước đi.
Đợi cho đoàn xe chạy rồi tên trại trưởng bắt dầu đọc danh sách thứ hai, nhưng lần này hắn đổi lại đọc danh sách những người được tha. Mọi người ồ lên một tiếng vui mừng và hy vọng. Điếu thuốc trên tay tôi vấn vẫn chưa xong thì tên tôi được đọc lên. Tôi thẩn thờ đứng dậy. Lòng xúc động muốn khóc hết sức. Người bạn ngồi bên cũng có tên. Nó kéo tay tôi đi. Tôi đưa bọc thuốc rê cho một người nào đó mà bây giờ tôi vẫn không nhớ ra. Trong danh sách có Nguyễn Phú Tài, Hoàng Vũ Duyên, Trần Văn Châu, Hoàng Bá Tất, Vũ Xuân Thông, Nguyễn Đăng Tấn, cả các ông Hồ Văn Châm, Ngô Khắc Tịnh, Ngô Khắc Tỉnh, Lê Văn Tất, kể cả anh Đội trưởng răng vàng Nguyễn Văn Dũng.. ..
Cái Đội gồm những sĩ quan chống đối từ xà lim Chí Hòa về đây, đa số đều được về... Chúng tôi trở về láng trại, thu dọn đồ đạc. Thật ra tôi chỉ lấy bộ quần áo dân sự mà hôm trước thăm nuôi vợ tôi đã đem ra, một vài món cá nhân. Còn bao nhiêu đồ ăn, quà cáp để lại cho bạn bè. Tất cả được đưa lên một chiếc xe molotova để ra trại A cũng là cơ quan của tổng trại để nhận giấy ra trại và tiền đi đường. Gần 2 giờ chiều thủ tục mới xong xuôi. Chúng tôi được chở ra Tuy Hòa và xuống xe ở một nhà ga xe lửa gần nhất. Nhiều người lên một chuyến tàu chợ sau cùng để về Nam. Tôi theo một số người đi ngược về Đà Nẵng. Tôi muốn về thăm Mẹ và hai Chị tôi trước khi về Sài Gòn cùng với gia đình nhưng phải chờ đến sáng mai mới có chuyến tàu ngược bắc. Nhiều người nóng lòng quá giang xe đò, xe tải...
Đêm nay trăng thật sáng, ánh trăng chảy tràn đầy trên muôn vật, cũng như trên tấm lòng thật hạnh phúc của chúng tôi lúc bấy giờ. Có 3 người tù vừa mới được ra trại đang chờ tàu. Những người dân ở đây nhìn vào là biết ngay chúng tôi là ai. Họ hỏi chúng tôi tối nay định ngủ lại ở đâu? Tôi nghĩ chắc ở ngay trên sân ga này chứ còn ở đâu. Một người đàn ông trung niên bảo về nhà ông ấy mà ngủ. Cũng chẳng có gì để làm phiền người ta, với lại đêm nay chắc khó ngủ, chúng tôi cám ơn rồi rủ nhau đi tìm một cái quán ăn tối. Tô bún bò Huế thật ngon với một ly trà đá. Chủ quán nhất định không lấy tiền lại còn tặng mỗi người một gói thuốc lá.
Người dân miền Nam vẫn còn nhớ đến những người lính chiến năm nào. Mặc dầu bây giờ đã sa cơ thất thế nhưng cái phong thái, cái tư cách của một người lính của Quân lực VNCH năm xưa vẫn còn đó. Chúng tôi trở lại nhà ga. Không có một ai. Tất cả đều vắng vẻ. Tôi đến ngồi bên tam cấp nhìn trăng sáng lung linh. Tôi nghĩ đến những ngày tháng trong tù. Tôi bước vào tù ở cái tuổi 33, cái tuổi sung sức nhất. Tôi ra tù ở cái tuổi 43. Kể cũng còn đủ ý chí và sức lực để làm lại một cái gì. Thế là tôi đã trải qua 9 năm 6 tháng 10 ngày trong 13 trại tù của VC mà chúng gọi là những trại “học tập cải tạo”. Thật ra tôi không muốn tranh luận về 4 tiếng vô nghĩa đó. Chỉ có một điều khó tin nhưng có thật là hằng trăm ngàn Sĩ quan và Viên chức của VNCH đã tự động hay tình nguyện đi vào cái bẩy sập của VC. Những người miền Nam còn quá nhiều thơ ngây đối với bọn cáo già hay là chúng tôi không còn con đường lựa chọn nào khác?
Cũng có nhiều người bỏ nước ra đi, cũng có nhiều người tìm cách chống lại, nhưng tất cả đều vô vọng, chỉ làm cho chiếc còng số 8 càng siết chặt thêm. Còn đường lối và chủ trương của VC thì đã có sẳn theo đúng lý thuyết của bọn chúng và đã được tên cán bộ cao cấp Phạm Văn Đồng nhắc lại trong một cuộc họp nội bộ: “Đối với những viên chức và Sĩ quan của “Ngụy quân và Ngụy quyền”, chúng ta không nên giết ngay để mang tiếng với thế giới. Chúng ta chỉ cần cho chúng ăn thật ít và bắt làm việc thật nhiều. Như thế cũng đủ giết chúng một cách thê thảm rồi.”
Trên thực tế, những điều này đã được áp dụng một cách triệt để bằng những hình thức đày ải đến những vùng lam sơn chướng khí, giam cầm tra tấn trong những phòng giam tăm tối và lâu dài, bắt lao động khổ sai, hạ nhục, đánh đập, kể cả việc bắn giết, thủ tiêu rất tùy tiện...
Tất cả chỉ nhằm một mục đích là,
- tiêu diệt những thành phần đối nghịch bằng những phương tiện dã man và hiểm độc nhất. Nhưng anh em chúng ta đã không chết và sẵn sàng làm nhân chứng để nói lên cho cả thế giới cái bản chất của một
- chủ nghĩa độc tài, gian manh và độc ác. Một chủ nghĩa chỉ biết áp đặt và bạo lực. Một quái thai của thời đại.
Những người bước ra khỏi trại tù VC đều nhận thấy rõ một điều:
Dầu bị phủ nhận, cấm đoán, và bôi bẩn, Chính nghĩa Quốc gia cuả chúng ta vẫn cao quí và trong sáng. Chúng ta đã tỏ rõ lập trường chính trị của mình vững vàng hơn bao giờ hết để từ đó đưa đến một thái độ dứt khoát là Không chấp nhận, không sống chung với cộng sản.
1. Bao nhiêu năm sống trong những trại tù CS cho chúng ta nhận diện được cái bản chất hung tàn của chế độ, một tâm địa dối trá, lọc lừa của đám lãnh đạo, và tính cách vô luân, hèn hạ của những con người thừa hành. Đó là những tên công an mang nhiều tính chất thú vật hơn là con người.
2. Đúng là “Ở trong chăn mới biết chăn có rận” như ông bà ta đã nói, hay “Chỉ có những người ăn chung một cái bát với chúng ta mới hiểu được chúng ta”. Cho nên VC chỉ lường gạt được những người nhẹ dạ, cả tin, những người chưa sống qua một ngày trong những nhà tù của chúng.
Sống là tìm kiếm một mục tiêu cao cả để tôn thờ, để lựa chọn những cách và phương tiện tranh đấu, và sẵn sàng đương đầu với mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện cho kỳ được Lý Tưởng của mình. Chúng ta đã sống qua những đoạn đường khó khăn nhất của cuộc đời mình một cách trọn vẹn và trong sáng. Chúng ta vẫn có quyền hãnh diện là một người lính VNCH, và có quyền xác nhận chế độ CS sẽ có ngày cáo chung trên toàn thế giới.
Anaheim ngày 7/7/2012
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Trong những trại tù VC sau cùng
Kiều công Cự, TQLC
….
Trên đường về Nam (12/1980) Sau Giáng Sinh, 300 người chúng tôi từ trại Nam Hà B được chuyển về Nam đợt 2, trong đó có tôi. Thật là một điều vui mừng và hạnh phúc (!).
Chúng tôi lên xe từ trại B (Nam Hà), đi ngang qua trại A, qua trại C rồi men theo con đường đất đỏ, nham nhở, vùng Chi Nê, Thanh Liêm, qua thị trấn Phủ Lý rồi đoàn xe dừng lại ở nhà ga Bình Lục. Bấy giờ là nửa đêm và đoàn tàu đã chờ sẵn ở đấy. Chúng tôi lần lượt gồng gánh lên tàu. Một số ngồi dưới sàn, một số ngồi trên ghế. Toa tàu như một phòng giam lưu động. Cửa đóng kín và cài then từ bên ngoài. Theo thủ tục của công an thì bất cứ cuộc di chuyển nào cũng phải còng tay hai người làm một. Không phải còng inox của Mỹ mà là còng nội hóa nhiều cái đã rỉ, không co giãn theo cổ tay lớn nhỏ mà chỉ có một cỡ. Người nào cổ tay lớn thì bị còng siết chặt đau điếng. Tuy thế chúng tôi cũng tìm cách mở ra cho được thoải mái. Khi nào tàu dừng ở đâu, bọn chèo lên kiểm soát thì chúng tôi đưa tay vào còng.
Đoàn tàu bắt đầu khởi hành sau nửa đêm. Ai nấy cũng đều vui mừng, quây quần hút thuốc lào và kể lại chuyện ngày xưa. Chỉ có những anh chàng Bắc kỳ di cư, mới để ý theo dõi phong cảnh chung quanh để tìm lại những nơi chốn cũ. Nhiều người vẫn còn nhớ những nhà ga chính như là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới... Khi đoàn xe bắt đầu vượt qua Hồ Xá (Vĩnh Linh), lòng chúng tôi bắt đầu xúc động. Như một người bị lưu đày trở về lại quê xưa, lòng ai cũng hồi hộp, đợi chờ. Tàu đã qua cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải, tiến vào vùng Gio Linh.
Đây mới là Quê hương của tôi. Đây mới là những vùng đất mà chúng tôi đã đổ máu ra để mà bảo vệ. Đây là căn cứ A2 trên một ngọn đồi cao nhìn xuống vùng Trung Lương nghèo nàn xơ xác đang ở bên trái tôi. Đây là căn cứ pháo binh C1 với những căn hầm đầm ấm mà anh Đễ, anh Cang và những SQ thuộc TĐ9/TQLC tụ họp vui vầy trong những ngày Tết năm 1972. Rồi cây cầu Đông Hà nơi TĐ3/TQLC với những người bạn K22 như Giang Văn Nhân, Nguyễn Kim Chung đã chận đứng được sức tiến quân của VC trong mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Tôi chạy qua trái rồi qua phải để nhìn những kỷ niệm của mình và của anh em mình. Tôi muốn kể cho họ nghe chiếc cầu đã gãy trên sông Thạch Hãn. Tôi muốn nhắc lại những ngày vui đón bạn bè trở về trong lao tù CS, trong ngày trao trả tù binh sau ngày ngưng bắn 27/1/1973. Chúng tôi đã cầm tay nhau vui mừng khi ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trên cổ thành Quảng Trị đã được tái chiếm bởi những lực lượng hùng mạnh nhất của QL/VNCH là Nhảy Dù và Thuỷ quân lục chiến, Biệt Động Quân, Thiết giáp,...
Tôi muốn kể ngày TQLC tái chiếm cổ thành Quãng Trị (15/9/1972). Nỗi mừng vui biết nói sao cho vừa. Những chiến tích làm sao mà quên được. Trong lòng những người lính miền Nam, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ vẫn mãi mãi tung bay:
Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu,
Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu..
…
Ta ôm nhau, mắt lệ nghẹn ngào,
Quỳ hôn đất thân yêu,
Quảng Trị ơi!
Chào quê hương giải phóng.
Hồi sinh rồi, này Mẹ này Em,
Qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời.
Đoàn tàu lặng lẽ đi qua dòng sông Hương, qua cầu Bạch Hổ nhưng vẫn không dừng lại ở ga Huế. Có quá nhiều kỷ niệm trên những đoạn đường đi qua: Phú Lương, Bạch Mã, Lăng Cô, đèo Hải Vân, Nam Ô, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Nam,... Rồi đoàn tàu đi qua Đức Phổ, Mộ Đức, Tam Quan, Phù Mỹ, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...
Trại Hàm Tân (Z30D)
Khi đoàn tàu dừng lại ở ga Diêu Trì (Bình Định), 300 anh em ở những đoàn tàu phía sau xuống ga. Họ được đưa lên những xe Molotova, theo QL19 về trại Gia Trung (Gia Lai, Kontum). Rồi đoàn tàu tiếp tục qua các ga Văn Canh, Tuy Hòa, Vạn Giã, Diên Khánh, Ba Ngòi, Cà Ná, Mường Mán, và cuối cùng dừng lại ở ga Gia Ray (Xuân Lộc). Chúng tôi được đưa lên xe về trại Z30D (Hàm Tân). Đây là căn cứ 5 của quân đội Đồng minh cũ, dọc theo Quốc lộ 1, nằm gần mật khu Mây Tàu, Long Khánh. Một trại giam khá đông đảo tù nhân, hơn 6.000 người, chia làm hai khu: khu cũ và khu mới, ngăn cách nhau bởi hàng rào kẽm gai. Khu mới xây lợp tôn, có bệ nằm bằng ciment, tầng trên bằng ván dày. Phòng vệ sinh tương đối sạch sẽ. Trước đây trại này có một khu dành cho những sĩ quan nữ quân nhân, nhóm tình báo Thiên Nga và một số hình sự. Bây giờ thì không còn nữa.
Đám cán bộ VC ở đây rất hách và cái đám tay sai trật tự cũng làm ra vẻ ta đây có quyền hành. Về đây tôi được nghe kể lại một cái chết đầy thương tâm của Tr/tá HVL, vị cựu tiểu đoàn trưởng TĐ9/TQLC mà có thời gian tôi là Đại đội trưởng của ông. Trong tập truyện “Ở một nơi dễ tìm thấy thiên đàng”, tác giả là anh Huỳnh Văn Phú, người bạn cùng quê, cùng trường với anh L. đã viết:
Không một ai có thể tin rằng L đã vô ý ngã vào chảo nước sôi mà chính anh đã tự chọn cái chết hãi hùng như thế . Suốt 10 năm đói khổ, tuyệt vọng, lê lết trong ngục tù CS, tôi đã từng chứng kiến nhiều cái chết của bạn bè, nhưng không có cái chết nào làm cho lòng tôi tan nát như cái chết của L...
Trong cuộc di tản từ Đà Nẵng về Sài Gòn, anh L là Lữ đoàn phó Lữ đoàn 258 cho Đại tá Nguyễn Năng Bảo. Anh có người vợ rất đẹp, Tây lai, theo lời anh Phú thì,
“vợ L. là một thiếu nữ có nhan sắc tuyệt đẹp của một người mang hai dòng máu Pháp- Việt.”
Họ lấy nhau nhau năm 1970 và có với nhau hai đứa con, nhưng đứa con đầu lòng thuộc loại phát triển không bình thường. Điều này đã gây cho anh không ít sự khổ tâm. Trong suốt 7 năm đi tù ở ngoài Bắc, vợ anh chưa một lần đi thăm và đến năm 1983, trong một lần đi thăm của người chị anh được biết vợ anh đã bỏ anh và để lấy một người đàn ông khác. Thật ra trong hoàn cảnh lúc đó đã có nhiều người vợ bỏ đi lấy chồng khác (Lấy chồng để nuôi chồng, lấy chồng để bảo vệ con) hoặc nhẹ dạ nghe lời tuyên truyền của VC hoặc không thể tự mình đứng vững giữa cuộc đổi thay quá đột ngột và những phũ phàng của cuộc sống. Đã có lần anh cay đắng khi so sánh:
Giữa đàn bà và loài hoa có sự tương đồng. Những loài hoa có màu sắc rực rỡ thường không có hương, mà chỉ có những loài hoa có màu sắc đơn giản như hoa Dạ Lý Hương hay hoa Ngọc Lan mới tỏa hương. Người đàn bà cũng thế, người có nhan sắc tuyệt trần thì thường ít có đức hạnh, nghĩa là ít có cái nết... Tao biết vợ tao đẹp , có sắc nhưng phần đức hạnh e rằng phải xét lại...” (!)
Đó là sự buồn phiền rồi tuyệt vọng đã đưa đến cái chết của anh và cũng là nổi xót xa của những người đàn ông trong những hoàn cảnh tưong tự.
Chúng ta hãy nghe một bài hát thật đau lòng của một người trước khi từ giã cõi đời, anh L. đã viết và đã hát, mặc dầu anh không phải là nhạc sĩ hay ca sĩ:
Chúa nói yêu ta,
Mác nói yêu ta,
Em cũng nói yêu ta
Chúa hứa hẹn một Thiên đàng,
Mác hứa hẹn một vườn hồng,
Em thì hứa yêu ta suốt đời.
Nhưng...
Thiên đàng chưa tới,
Vườn hồng chẳng thấy,
Chỉ có máu, mồ hôi, nước mắt
Những vòng kẽm gai và hận thù.
Còn em thì mãi mãi...
Mãi mãi bỏ ta đi lấy chồng...
Bài hát mang âm điệu của một bài thơ với nỗi niềm xót xa, bi thảm và chán chường
o O o
Nửa tháng sau khi chúng tôi về Nam thì được thăm nuôi. Tôi rất vui mừng gặp lại vợ và hai con. Vợ tôi bây giờ đã khá hơn không còn quá ốm như hồi đi thăm ở ngoài Bắc. Cường đã lên 10 tuổi, còn Thảo thì 8 tuổi. Thảo từ xa đã chạy tới ôm lấy tôi. Con bé thật nhanh nhẹn và xinh đẹp. Cường thì vẫn e dè nhút nhát. Thăm ở đây ít bị kiểm soát hơn nhưng thời gian cũng chẳng có được là bao.
Cuộc nổi dậy phản đối ở trại Z30D (A và B)
Đám chèo ở đây cũng hách dịch hơn. Chúng cho rằng việc chúng tôi được chuyển về Nam là một ân huệ. Mỗi buổi sáng lao động, chúng muốn chúng tôi phải cung cấp bữa ăn sáng và thuốc lá cho đám quản giáo và vệ binh. Hồi ở ngoài Bắc, một số chúng tôi làm điều này để mua lấy sự tự do sinh hoạt tại nơi lao động và tại phòng giam mỗi đêm. Nhờ thế mà chúng tôi tổ chức được những ngày Quốc Khánh 1/11, Ngày Quân lực 19/6, những ngày Giáng Sinh,... Lúc này nhiều người đã sáng tác được những tù khúc rất hay, những bài thơ đấu tranh của Chung Tử Bửu, những giọng hát rất hay của Nguyễn Đức Bông (BĐQ). Nhưng bây giờ thì khác rồi. Chúng tôi rất bất bình và quyết định không làm việc đó nữa. Nếu có sự ức hiếp tại nơi lao động thì chúng tôi đồng loạt phản đối. Sự đoàn kết của chúng tôi bao giờ cũng làm đám chèo ngần ngại.
Một hôm đi lao động về các đội tập họp trước cổng chờ vào trại. Một tên vệ binh ngồi ở chòi gác trên cao hách dịch ra lịnh cho tất cả bỏ mũ nón khi đi qua trước mặt hắn. Những người đi đầu không làm công việc đó, nên hắn chận lại. Chúng tôi đồng loạt ngồi xuống trước cổng để phản đối. Tên vệ binh rất tức giận và mất bình tĩnh nên bắn một loạt trước những người đi đầu. Sỏi đá văng tứ tung, trúng vào cánh tay của anh Lê Văn Bút,Tr/tá không đoàn trưởng 72. Chúng tôi rất phẩn nộ, cùng la lên dữ dội. Tên trực trại rất kinh hoàng, phải gọi nhiều người cùng can thiệp. Đám chèo lúc đầu cũng hoàn toàn bất ngờ trước những phản ứng mạnh bạo của chúng tôi. Tên trực trại yêu cầu chúng tôi vào trong trại và chúng khóa cổng lại.
Chúng tôi cũng họp ngay ban chỉ huy và ra quyết định. Việc đầu tiên là không vào buồng đêm đó và sau khi cơm nước xong chúng tôi tâp họp toàn bộ ra giữa sân, yêu cầu trại trưởng xuống giải quyết. Dĩ nhiên chúng không thực hiện những điều mà tù yêu cầu. Chúng phải đợi họp chi bộ rồi mới ra quyết định. Đêm đó chúng cùng hát những bản đồng ca, những bài nhạc chính huấn , những bản tù khúc và đọc những bài thơ đấu tranh. Hơn 6.000 người, kể cả gần 600 người sẽ được thả vào ngày hôm sau cũng tham gia vào cuộc tranh đấu của chúng tôi. Hơn 5 năm trong tù CS chúng tôi chưa bao giờ được ca hát những bài ca rất uý kỵ đối với chúng nó. Mọi người đa số đều hào hứng, nhất là những anh em trẻ. Chúng tôi đặt những vọng gác chung quanh để kịp thời báo động. Một toán đi tuần tra chung quanh để kịp thời ngăn chặn những hành động quá khích như đốt trại. Nếu hoạt động quá khích này xảy ra, coi như chúng tôi sẽ bị chúng tiêu diệt ngay. Bên ngoài lực lượng của chúng cũng được điều động và tăng cường. Những ổ súng cộng đồng đặt trên những tháp cao chỉa thẳng vào bên trong. Có tiếng xe tank được chuyển tới...
Buổi sáng chúng tôi vẫn có mặt toàn bộ tại sân bãi, biểu tình ngồi bất bạo động. Trại trưởng, là tên Tr/ tá công an Đoàn Mạnh, không xuất hiện nhưng đám cán bộ trực trại và văn hóa có mặt để tìm hiểu nguyện vọng và yêu cầu. Chúng yêu cầu đề cử những người đại diện nhưng chúng tôi cho đây là một hành động tự ý. Chúng hứa sẽ đưa nguyện vọng lên cấp trên.
Qua một ngày và một đêm, nhiều người có vẽ mệt mỏi, nhất là vào buổi trưa nắng nóng. Nếu tiếp tục cuộc tranh đấu sẽ có những diễn tiến bất lợi. Chúng tôi cùng nhận định trong cuộc chơi không cân bằng, nếu tiếp tục sẽ thất bại và nguy hiểm. Thế này là đủ rồi. Địch cũng biết được một phần nào ý định của chúng tôi. Sau lần yêu cầu của tên trực trại vào buổi chiều, chúng tôi trở về buồng và sinh hoạt bình thường.
Ba ngày sau đám cán bộ chấp pháp xuống mở cuộc điều tra. Đây cũng là dịp để chúng tôi được nói lên toàn bộ, những việc làm láo lếu của những tên cán bộ. Dĩ nhiên trong bất cứ chế độ nào cũng có những nhân sự hành động sai. Và dĩ nhiên chúng tôi cũng biết rất rõ CS khó mà bỏ qua những sự kiện trình bày trong ngày hôm ấy mà chúng sẽ cho đó là những hành động và những lời nói có tính cách phá hoại. Nhưng chẳng thà được nói một cách danh chính ngôn thuận như thế này vẫn hơn. Tên cán bộ chấp pháp ngồi nghe, ghi chép và cuối cùng hắn nói sẽ chuyển những ý kiến này lên cấp trên để giải quyết nghĩa là để có những biện pháp kỷ luật tối đa. Đối với VC những biến cố trong những ngày qua không đơn giản hay đơn thuần là những sự kiện bất bình tự bùng nổ. Chúng muốn tìm những tổ chức thúc đẩy phía sau và những cá nhân lãnh đạo. Khi phát biểu những ý kiến trên chúng tôi cũng đã chấp nhận những hậu quả cho mình. Không phải là một hành động anh hùng cá nhân mà là sự thoát ra từ những dồn nén, căm giận từ lâu.
Nhiều anh em như anh Nguyễn Đăng Tấn, Trung tá Pháo binh SĐ21/BB, anh Huỳnh Văn Hồng, Trung tá, cũng thẳng thắn nói lên những suy nghĩ của mình. Một điều mà chúng tôi biết rất rõ những tên chấp pháp ghi nhận những ý kiến đó không phải để tìm cách sửa sai mà là những là những dữ kiện để chúng chụp mũ chúng tôi. Cũng chẳng sao. Sau bao năm trong những nhà tù VC, chúng tôi vẫn còn giữ vững tinh thần Quốc gia và những lý tưởng đấu tranh của mình. Chúng tôi sẳn sàng chấp nhận tất cả như một người lính. Cũng cần nói thêm cuộc tranh đấu của trại A đã lan tới trại B của Z30D. Và nó cũng lan tới trại Z30A ở căn cứ 4.
Kết quả “những con ma” của trại A, cùng một số ở trại B của Z30D được đưa về kiên giam tại khu xà lim Chí Hòa. Đó là biện pháp kỷ luật đầu tiên...
Xà lim Chí hòa, khu ED
Buổi sáng của một ngày sắp Tết, tất cả tập họp tại sân để chuẩn bị đi lao động. Tên cán bộ trực trại đọc trước một danh sách của những người ở nhà để làm việc. Chúng tôi đều nghĩ cái ngày ấy đã đến rồi. Tất cả đều rất bình tĩnh, chuẩn bị đồ đạc gọn gàng. Vì là mới thăm nuôi nên quà cáp hơi nhiều. Cũng may nếu đến trại mới thì cũng một thời gian nữa mới được thăm. Chúng tôi lại bị còng tay, đưa lên xe bít bùng chở vào buổi trưa 29 Tết. Mười bốn người mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ hết. Gồm có: Vũ Xuân Thông, Hoàng Bá Tất, Nguyễn Nghiêm Tôn, Nguyễn Đăng Tấn, Hoàng Vũ Duyên, Nguyễn Văn Châu, Đổ Đức Thiện, Kiều Công Cự, Nguyễn Hữu Tài,
Huỳnh Văn Hồng, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Phúc Thọ, và Lê Văn Huỳnh. Tuy ngồi trong xe bít bùng nhưng chúng tôi vẫn theo dõi lộ trình cái trại giam mà mình sẽ tới. Đoạn đường đất từ đây ra đến Quốc lộ I khoảng 3 cây số theo hướng đông tây. Ra tới đường nếu quẹo phải thì ra những trại ở miền Trung còn quẹo trái thì về những trại ở miền Nam. Chúng tôi vẫn ao ước chiếc xe quẹo trái. Mà xe quẹo trái thiệt. Lại bàn tán xôn xao. Về Kà Tum, Tây Ninh hay một trại hắc ám nào đó... cũng được. Anh chàng Huỳnh, gọi là Huỳnh rèn, và Châu- Campuchia, chung một khóa ngồi ở ngoài cùng đã táy máy gở được tấm bạt. Gió nóng từ bên ngoài thổi vào và chúng tôi thấy chiếc xe đang chạy trên xa lộ Biên Hòa. Đang thẳng về hướng Sài Gòn. Long Khánh, Trãng Bom, Hố Nai, Tam Biên, sông Đồng Nai, cầu Sài Gòn, ngã tư Hàng Xanh. Một người nào đó buột miệng kêu lên: Chí Hòa. Tất cả ồ lên một tiếng vui mừng. Rồi chiếc xe chạy qua cầu Phan thanh Giản, qua Chợ Đa Kao, theo đường Hiền Vương rồi quẹo lên đường Lê văn Duyệt. Con đường này rất quen thuộc đối với tôi, con đường về nhà anh Hoàng Bá Tất, anh Tôn và tôi. Gần đến rạp chiếu bóng Thanh Vân chiếc xe quẹo trái đi vào đường Chí Hòa. Đúng là vào trại giam Chí Hòa. Đa số chúng tôi đều có nhà ở gần đây thôi.
Trại Chí hòa được xây dựng từ thời Nhật, nằm ngay trung tâm Sàigòn, có hình bát giác. Người ta còn gọi là Lò bát quái gồm một tầng trệt và ba tầng lầu. Nơi đây dùng để nhốt những tội đại hình, chung thân và tử tội. Những nhân vật quan trọng trong nội các của Chế độ cũ được nhốt ở đây như cựu Thủ tướng Phan Huy Quát, tỷ phú Nguyễn Đình Quát, các ông Bộ trưởng Ngô Khắc Tịnh, Ngô Khắc Tĩnh, Hồ Văn Châm, kể cả Đại tá Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông... Chúng tôi đến vào buổi trưa nên phải ngồi đợi bọn cán bộ đi ăn về rồi mới bày hàng ra khám xét. Bị mất đi một số đồ vật và thức ăn. Rồi kêu tên từng người dẫn đi. Đa số mỗi người đều nhốt trong một phòng. Tôi cũng vậy, trong một phòng ở lầu 2 thuộc khu ED.
Trong bài viết “Trong bóng tối xà lim Chí hòa (29/1/1981)”, Tôi đã ghi lại rất kỹ. Đời sống xà lim thật là gay go lúc ban đầu. Một ngày 24 tiếng đồng hồ. Thời gian thì quá dài. Ngày và đêm nhiều khi khó phân định. Nhiều khi lấy ngày làm đêm và lấy đêm làm ngày. Cuộc sống không bình thường ít nhất cũng trong vòng một tháng đầu. Một thân một mình trong căn phòng âm u thiếu ánh sáng, lần đầu tiên tôi bị bắt buộc làm người cô đơn. Nội qui không được chuyện trò, không được ca hát. Không gian trống vắng, lòng tôi cũng trống vắng. Trong cái thanh tịnh tuyệt vời tôi để lòng mình lắng xuống để suy nghiệm lại suốt cả cuộc đời mình. Hình ảnh cuộc đời, hình ảnh những người thân yêu trở về đầy ắp trong gian phòng. Niềm tin tôn giáo là một sức mạnh vô biên. Chúa đã ở cùng tôi.
Tôi không còn cô đơn trong căn phòng tăm tối này nữa. Tôi đã đứng dậy bước đi như tên tù Papillon của Henri Charrière. Tôi đã ngồi tham bích diện tường như một nhà sư Thiếu lâm thực sự để tìm sự bình an mà Chúa đã ban cho tôi, để thấy Ngài đã gìn giữ tôi trong suốt cuộc đời chinh chiến, cũng như suốt trong những ngày lao tù. Tôi cũng cầu nguyện để Người ban cho tôi trái tim không còn hận thù, căm giận. Nhưng tôi bìết điều này không phải là dể dàng.
Những ngày sau đó rôi cũng quen đi trong cái không khí âm u tăm tối này. Chúng tôi đã tìm cách liên lạc với nhau, để biết người bên phải bên trái mình là ai. Nhờ những đường ống dẫn nước mà tôi liên lạc hàng ngang bên trái mình là anh Nguyễn Đăng Tấn, bên phải mình là Hoàng – thánh –giá. Nhờ đường cống cầu tiêu mà tôi biết người đang ở trên đầu tôi là Hoàng Vũ Duyên. Chúng tôi không còn cô đơn nữa. Bọn cán bộ tìm mọi cách để rình rập và nghe lén. Có lần tôi bị còng hai chân trong vòng 10 ngày vì hát một mình trong phòng. Cũng có nhiều biến cố xảy ra ở đây mà tôi đã ghi lại trong bài viết đã nói ở trên.
Khẩu phần hằng ngày là một chén cơm trộn một chén bắp và một chén nước canh. Cơ thể thiếu muối trầm trọng. Bên ngoài vợ tôi rất lo lắng vì sự chuyển trại của tôi. Tin lành thì ít mà tin dữ thì nhiều. Nhiều người nói là chúng tôi bị đem đi thủ tiêu sau cái đêm chống đối. Sau đó nhờ móc nối với một tên cán bộ văn hóa của trại Chí hòa mà vợ tôi đã biết tin tức của tôi. Gần một năm sau chúng tôi được nhận quà của gia đình nhưng không được thăm gặp. Sau khi nhận quà lần thứ hai chúng tôi chuyển trại sau 16 tháng ở xà lim Chí Hòa.
Trại Xuân phước (Z20A Phú khánh)
Trại A
Tháng 5/1983, chúng tôi được chuyển từ trại kiên giam Chí Hòa về trại kỷ luật Xuân Phước (Phú Khánh) thuộc huyện Củng Sơn, Tuy Hòa. Trại này còn gọi là A20. Cùng đợt chuyển trại có những nhân vật đặc biệt như các ông cựu bộ trưởng thông tin chiêu hồi Hồ Văn Châm, BT tư pháp Ngô Khắc Tịnh, BT giáo dục Ngô Khắc Tĩnh, Ông Bùi Văn Hải, cựu chánh văn phòng TT Ngô Đình Diệm, cựu Thiếu tướng Cao đài Lê Văn Tất,... và nhiều nhân vật quan trọng khác, trong đó có Hoàng –thánh –giá. Tôi không biết rõ anh chàng này là ngưòi như thế nào, nghe đâu hắn là người chủ chốt trong vụ chống đối ở nhà thờ Vinh Sơn trên đường Trần Quốc Toản. Ra đến trại Xuân Phước, Hoàng bị đưa ngay vào trại kỷ luật, 6 tháng sau mới được đưa ra sinh hoạt chung... Riêng đối với 32 anh em quân đội và cảnh sát chúng tôi từ các trại Z30D và Z30A, chúng gom lại một đội và gọi là Đội Sĩ quan chống đối và do anh Th/tá Nguyễn Văn Dũng, gọi là Dũng răng vàng, Khóa 17 Đà Lạt, làm Đội trưởng.
Trại Xuân Phước được gọi là trại giam trung ương, dưới sự điều động trực tiếp của Bộ Nội vụ. Trại chuyên nhốt tù chính trị chung thân, tù hình sự có án từ 10 năm trở lên. Trại đang giữ một số tay anh chị từ chế độ cũ từ Phú Quốc và vùng kinh Năm (U Minh), một số sĩ quan nổi dậy trong trại Suối Máu trong đêm Giáng sinh năm 1978, và lâu nhất là số người còn sót lại từ vụ tàu Việt nam thương tín trở về từ đảo Guam năm 1975. Ở đây, cũng có một số nhân vật đặc biệt như Chưởng môn Vovinam Lê Sáng, Chủ nhân hãng Alpha phim, nhiều tên chủ nhân Nhà hàng, Khách sạn ba Tàu ở Chợ Lớn., rất nhiều sĩ quan Tuyên úy Thiên Chúa,Tin Lành, Phật Giáo,... Nói chung đây là một trại giam những thành phần đặc biệt.Trại gồm ba trại nhỏ A, B, C.
Chúng tôi đến Xuân Phước vào khoảng tháng Năm, khi miền nam trung bộ nắng như đổ lửa. Tù nhân đi làm không được mang giày dép. Đôi chân trần trên những đoạn đường đá sỏi và nóng hừng hực. Chúng tôi nhất quyết tranh đấu để toàn trại đi làm được mang giày dép. Chính vì vậy mà hơn một tháng sau, chúng tôi được chuyển vào trại B.
Trại B
Trại được thành lập ở dưới một cái trũng thấp, chung quanh là núi. Một con suối rộng chảy dưới chân những ngọn đồi. Vào tháng Mười nước từ các triền đồi đổ xuống gây cảnh lụt lội. Con suối mùa này trông rộng như một con sông. Những người đi thăm nuôi thường mướn những người dân địa phương chở qua bằng ghe nhỏ. Nhà thăm nuôi ở trên một đồi cao, chung quanh trồng khoai mì. Trại này chuyên trồng mía và nấu đường. So với những ngày ở trong xà lim Chí Hòa thì ở đây hạnh phúc hơn nhiều. Tôi được thăm gặp nhiều lần. Vợ tôi dẫn Cường Thảo ra thăm. Chị Ba tôi với anh Trì, anh Lang về năm 1982, cũng ra thăm. Đời sống tương đối dễ chịu. Đối với những sĩ quan chúng tôi, trại có vẻ tôn trọng hơn. Hơn hai mươi người chúng tôi được đưa xuống nhà bếp thế cho đám hình sự. Tôi được chỉ định làm Đội trưởng. Tuy nhiên người quản lý kho lại là một người tù hình sự.
Hắn có tên là Huỳnh Văn Thơm, khoảng 60 tuổi, người miền Nam, tánh tình xuề xoà Cấp bực trong quân đội VC của hắn là trung tá. Sau 30/4/1975 đơn vị hắn tiếp quản Saìgòn, và là đàn em của Trần Văn Trà nên được làm chủ tịch quận 5. Năm 1976 trong chiến dịch đánh tư sản hắn ẫm được một số vàng khá lớn, khoảng trên 500 cây, theo lời hắn kể, đem về quê ở Mỏ Cày cất kỹ. Có lẽ ăn chia không đồng đều, hắn bị tố, bị nhốt ở tổng nha Cảnh sát, rồi bị đưa ra tòa kêu án 12 năm. Tính đến nay hắn tù được hơn năm năm. Nhờ có 40 tuổi đảng nên năm nào hắn cũng được giảm án. Hắn rất bằng lòng công việc làm của mình và thường tâm sự rất tách bạch không dấu diếm: “Mình đi theo “cách mạng” hơn 40 năm từ hồi còn đi chăn trâu, rồi giác ngộ đi bộ đội, chẳng được cái con mẹ gì hết. Bây giờ có cơ hội kiếm chút đỉnh dưỡng già. Mình có ăn cắp của ai đâu. Ở tù sướng chán còn hơn ở trong rừng, trong rú...”
Tôi ở trại này được hơn hai năm. Những ngày sau cùng chứng kiến hai cái chết thật tội: T/tá Nguyễn Ngọc Chất và T/tá Nguyễn Văn Châu. Ông Chất ở trong đội nhà bếp. Ông nhỏ con nhưng rất lanh lẹn và khỏe mạnh. Tánh tình cuả ông cương trực hay giúp đỡ những người gặp khó khăn. Mỗi lần đi lãnh gạo ông đều tình nguyện đi theo. Ông nói đi ra ngoài thoáng hơn. Thường một tháng đi lãnh gạo một lần. Tôi cắt cử 6 người đi theo Sáu Thơm. Đáng lẽ Sáu Thơm đi theo để cân, nhưng hắn làm biếng nên nhờ tôi đi giùm. Đến kho tôi nắm bàn cân còn 6 người còn lại vào khiêng gạo bỏ lên mâm. Đang làm ông Chất bảo tôi sao thấy chóng mặt quá, nên tôi bảo ông lại chỗ khác ngồi nghỉ. Xong xuôi tôi thế ông đẩy xe với Hoàng quẹo. Ông Chất lẽo đẽo theo sau nhưng dáng điệu rất mệt. Chúng tôi bàn nhau san bớt gạo qua hai xe, rồi để ông lên ngồi xe ít hơn. Ông Chất nhỏ con và trọng lượng khoảng 40 kg. Về đến trại chúng tôi chở thẳng ông xuống trạm xá. Nửa giờ sau người trạm xá lên lãnh cơm báo là ông Chất đã chết vì động tim. Cái chết đến thật mau mắn và nhẹ nhàng. Ông đã được chôn trên đồi khoai mì phía sau trại cùng với những người bạn đã nằm xuống.
Người thứ hai là Nguyễn Văn Châu, T/tá, trưởng phòng 2 SĐ/TQLC, dân Mỹ Tho, nước da ngăm ngăm, có biệt danh là Châu Campuchia. Lập trường Quốc gia rất vững chắc và rất căm ghét CS. Nhiều khi bộc lộ một cách quyết liệt, mạnh bạo trước đám chèo. Châu là người bạn cùng tranh đấu với tôi từ trại Nam Hà, rồi về Hàm Tân và xà lim Chí Hòa, rồi ra Xuân Phước cùng ngày. Vì cùng binh chủng cho nên chúng tôi rất thân nhau. Trước 30/4/1975 Châu là một sĩ quan có năng lực, có chuyên môn cao, tánh tình thẳng thắn, trung thực. Vào tù anh luôn cất cao đầu, không mặc cảm, không tự hạ mình trước kẻ thù. Thái độ của Châu nhiều khi làm cho bọn cán bộ rất bực mình. Trong cuộc tranh đấu tại trại Hàm Tân, Châu đã chứng tỏ cho bọn chấp pháp thấy được sự kiên cường bất khuất của một SQ/QLVNCH. Cũng cần viết thêm, trong trại tù CS đã có những SQ/TQLC rất đáng được tôn trọng và vinh danh như: Mai Văn Tấn, Phạm Cang, Lê Quang Liễn, Trần Văn Loan, Vỏ Đằng Phương, Nguyễn Kim Chung,...
Cuộc sống của Nguyễn Văn Châu đang bình thường thì cơn bịnh sơ gan cổ chướng bộc phát và đã đến thời kỳ trầm trọng. Chỉ trong vài ngày mà những mà những triệu chứng lộ hẳn ra bên ngoài như nước da vàng bệch, lòng trắng của mắt biến thành màu vàng bệch, nước tiểu cũng vàng. Anh em trong trại gom toàn bộ trụ sinh cho Châu nhưng đã trễ quá rồi. Châu được khiêng lên bịnh xá của liên trại và sau đó được chuyển ra bịnh viện Phú Khánh. Châu đã mất ở đây. Lần đầu tiên tôi nghe thấy bọn chúng cho phép thân nhân đem xác Châu về chôn ở Mỹ Tho.
Những ngày sau cùng trong tù CS Những ngày đầu năm 1985 tại trại B Xuân phước. Đội nhà bếp chúng tôi thường xuống đi làm khi trực trại vừa mở cửa vào buổi sáng. Sau khi phát phần ăn sáng cho trại, kể cả những người ở khu kiên giam, thì tên quản giáo vào sớm và cho lịnh: nhà bếp chỉ để lại một người ở lại nấu nước còn bao nhiêu tập họp lên Hội trường.
Cả trại được lịnh tập trung lên hội trường trong khu trung tâm của trại. Đám cán bộ và vệ binh cũng có mặt đầy đủ. Tôi linh cảm như có một cái gì đó bất thường. Sau khi mọi người ổn định vị trí, tên trại trưởng đọc một bài diễn văn muôn thuở về đường lối của đảng và nhà nước, rồi hắn ngừng một lát, đưa mắt nhìn mọi người rồi đi thẳng vào vấn đề:
- Hôm nay tôi sẽ đọc ba danh sách: Những người được chuyển trại, những người tiếp tục học tập cải tạo tại trại, và những người được tha... Những người có tên trong danh sách nào thì lo thu dọn đồ đạc và ra xe...
Cái tiếng được tha làm mọi người xôn xao lo lắng. Mình đang ở trong danh sách nào đây. Tôi cố gắng trấn tĩnh, nhưng không dấu được những hồi hộp lo âu. Miệng thấy lạt lẽo và thèm một hơi thuốc. Tôi móc bọc thuốc rê và giấy ra để quấn. Hai bàn tay rung lên nhè nhẹ. Gần 10 năm rồi. Không biết đã đủ chưa? Cả hội trường cũng im lặng chờ đợi tên của mình. Những người được gọi tên trong danh sách chuyển trại tỏ vẻ thất vọng. Họ đứng dậy nói lời từ giã bạn bè rồi lặng lẽ bước đi.
Đợi cho đoàn xe chạy rồi tên trại trưởng bắt dầu đọc danh sách thứ hai, nhưng lần này hắn đổi lại đọc danh sách những người được tha. Mọi người ồ lên một tiếng vui mừng và hy vọng. Điếu thuốc trên tay tôi vấn vẫn chưa xong thì tên tôi được đọc lên. Tôi thẩn thờ đứng dậy. Lòng xúc động muốn khóc hết sức. Người bạn ngồi bên cũng có tên. Nó kéo tay tôi đi. Tôi đưa bọc thuốc rê cho một người nào đó mà bây giờ tôi vẫn không nhớ ra. Trong danh sách có Nguyễn Phú Tài, Hoàng Vũ Duyên, Trần Văn Châu, Hoàng Bá Tất, Vũ Xuân Thông, Nguyễn Đăng Tấn, cả các ông Hồ Văn Châm, Ngô Khắc Tịnh, Ngô Khắc Tỉnh, Lê Văn Tất, kể cả anh Đội trưởng răng vàng Nguyễn Văn Dũng.. ..
Cái Đội gồm những sĩ quan chống đối từ xà lim Chí Hòa về đây, đa số đều được về... Chúng tôi trở về láng trại, thu dọn đồ đạc. Thật ra tôi chỉ lấy bộ quần áo dân sự mà hôm trước thăm nuôi vợ tôi đã đem ra, một vài món cá nhân. Còn bao nhiêu đồ ăn, quà cáp để lại cho bạn bè. Tất cả được đưa lên một chiếc xe molotova để ra trại A cũng là cơ quan của tổng trại để nhận giấy ra trại và tiền đi đường. Gần 2 giờ chiều thủ tục mới xong xuôi. Chúng tôi được chở ra Tuy Hòa và xuống xe ở một nhà ga xe lửa gần nhất. Nhiều người lên một chuyến tàu chợ sau cùng để về Nam. Tôi theo một số người đi ngược về Đà Nẵng. Tôi muốn về thăm Mẹ và hai Chị tôi trước khi về Sài Gòn cùng với gia đình nhưng phải chờ đến sáng mai mới có chuyến tàu ngược bắc. Nhiều người nóng lòng quá giang xe đò, xe tải...
Đêm nay trăng thật sáng, ánh trăng chảy tràn đầy trên muôn vật, cũng như trên tấm lòng thật hạnh phúc của chúng tôi lúc bấy giờ. Có 3 người tù vừa mới được ra trại đang chờ tàu. Những người dân ở đây nhìn vào là biết ngay chúng tôi là ai. Họ hỏi chúng tôi tối nay định ngủ lại ở đâu? Tôi nghĩ chắc ở ngay trên sân ga này chứ còn ở đâu. Một người đàn ông trung niên bảo về nhà ông ấy mà ngủ. Cũng chẳng có gì để làm phiền người ta, với lại đêm nay chắc khó ngủ, chúng tôi cám ơn rồi rủ nhau đi tìm một cái quán ăn tối. Tô bún bò Huế thật ngon với một ly trà đá. Chủ quán nhất định không lấy tiền lại còn tặng mỗi người một gói thuốc lá.
Người dân miền Nam vẫn còn nhớ đến những người lính chiến năm nào. Mặc dầu bây giờ đã sa cơ thất thế nhưng cái phong thái, cái tư cách của một người lính của Quân lực VNCH năm xưa vẫn còn đó. Chúng tôi trở lại nhà ga. Không có một ai. Tất cả đều vắng vẻ. Tôi đến ngồi bên tam cấp nhìn trăng sáng lung linh. Tôi nghĩ đến những ngày tháng trong tù. Tôi bước vào tù ở cái tuổi 33, cái tuổi sung sức nhất. Tôi ra tù ở cái tuổi 43. Kể cũng còn đủ ý chí và sức lực để làm lại một cái gì. Thế là tôi đã trải qua 9 năm 6 tháng 10 ngày trong 13 trại tù của VC mà chúng gọi là những trại “học tập cải tạo”. Thật ra tôi không muốn tranh luận về 4 tiếng vô nghĩa đó. Chỉ có một điều khó tin nhưng có thật là hằng trăm ngàn Sĩ quan và Viên chức của VNCH đã tự động hay tình nguyện đi vào cái bẩy sập của VC. Những người miền Nam còn quá nhiều thơ ngây đối với bọn cáo già hay là chúng tôi không còn con đường lựa chọn nào khác?
Cũng có nhiều người bỏ nước ra đi, cũng có nhiều người tìm cách chống lại, nhưng tất cả đều vô vọng, chỉ làm cho chiếc còng số 8 càng siết chặt thêm. Còn đường lối và chủ trương của VC thì đã có sẳn theo đúng lý thuyết của bọn chúng và đã được tên cán bộ cao cấp Phạm Văn Đồng nhắc lại trong một cuộc họp nội bộ: “Đối với những viên chức và Sĩ quan của “Ngụy quân và Ngụy quyền”, chúng ta không nên giết ngay để mang tiếng với thế giới. Chúng ta chỉ cần cho chúng ăn thật ít và bắt làm việc thật nhiều. Như thế cũng đủ giết chúng một cách thê thảm rồi.”
Trên thực tế, những điều này đã được áp dụng một cách triệt để bằng những hình thức đày ải đến những vùng lam sơn chướng khí, giam cầm tra tấn trong những phòng giam tăm tối và lâu dài, bắt lao động khổ sai, hạ nhục, đánh đập, kể cả việc bắn giết, thủ tiêu rất tùy tiện...
Tất cả chỉ nhằm một mục đích là,
- tiêu diệt những thành phần đối nghịch bằng những phương tiện dã man và hiểm độc nhất. Nhưng anh em chúng ta đã không chết và sẵn sàng làm nhân chứng để nói lên cho cả thế giới cái bản chất của một
- chủ nghĩa độc tài, gian manh và độc ác. Một chủ nghĩa chỉ biết áp đặt và bạo lực. Một quái thai của thời đại.
Những người bước ra khỏi trại tù VC đều nhận thấy rõ một điều:
Dầu bị phủ nhận, cấm đoán, và bôi bẩn, Chính nghĩa Quốc gia cuả chúng ta vẫn cao quí và trong sáng. Chúng ta đã tỏ rõ lập trường chính trị của mình vững vàng hơn bao giờ hết để từ đó đưa đến một thái độ dứt khoát là Không chấp nhận, không sống chung với cộng sản.
1. Bao nhiêu năm sống trong những trại tù CS cho chúng ta nhận diện được cái bản chất hung tàn của chế độ, một tâm địa dối trá, lọc lừa của đám lãnh đạo, và tính cách vô luân, hèn hạ của những con người thừa hành. Đó là những tên công an mang nhiều tính chất thú vật hơn là con người.
2. Đúng là “Ở trong chăn mới biết chăn có rận” như ông bà ta đã nói, hay “Chỉ có những người ăn chung một cái bát với chúng ta mới hiểu được chúng ta”. Cho nên VC chỉ lường gạt được những người nhẹ dạ, cả tin, những người chưa sống qua một ngày trong những nhà tù của chúng.
Sống là tìm kiếm một mục tiêu cao cả để tôn thờ, để lựa chọn những cách và phương tiện tranh đấu, và sẵn sàng đương đầu với mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện cho kỳ được Lý Tưởng của mình. Chúng ta đã sống qua những đoạn đường khó khăn nhất của cuộc đời mình một cách trọn vẹn và trong sáng. Chúng ta vẫn có quyền hãnh diện là một người lính VNCH, và có quyền xác nhận chế độ CS sẽ có ngày cáo chung trên toàn thế giới.
Anaheim ngày 7/7/2012
Tân Sơn Hòa chuyển