Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trotsky tìm thấy độc giả tại Trung Quốc
Nguồn: Chen Tian (2014). “Trotsky in China”, News China Magazine, January 2014 Issue.
Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Nhà lý luận chủ nghĩa Cộng sản gây tranh cãi nhất cuối cùng đã tìm được độc giả cho mình tại Trung Quốc như thế nào?
Cuốn “Quan điểm của Trotsky” (Trotsky’s Views) được xuất bản rộng rãi tại Trung Quốc vào năm 1980, hai năm sau khi đất nước này bắt đầu bước vào thời kỳ Cải cách và Mở cửa, và 40 năm sau ngày Leon Trotsky, một trong những nhà tư tưởng chính trị gây nhiều tranh cãi nhất trên thế giới, bị ám sát.
Tiền thân của cuốn sách này là cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky” (Excerpts of Trotsky’s Reactionary Views), được biên soạn bởi Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương và in ấn bởi Nhà xuất bản Nhân dân. Đây là một trong những quyển “Bìa Xám” được xuất bản năm 1964, chỉ dành cho một số lượng nhất định cán bộ của Đảng.
Những quyển sách Bìa Xám được phân loại thành ba hạng mục. Mục C bao gồm các sách được viết bởi các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa châu Âu như Alexandre Millerand của Pháp và Otto Bauer của Áo, những người đã cố gắng viết lại thứ được coi là chủ nghĩa Marx chính thống. Những cuốn này mặc dù bị cấm lưu hành trong dân chúng, nhưng cán bộ Đảng nói chung vẫn có thể tiếp cận. Mục B gồm những tác phẩm gây tranh cãi của các nhân vật như Eduard Bernstein hay Karl Kautsky, đều là các lãnh đạo của Quốc tế Thứ hai và theo chủ nghĩa xét lại. Những cuốn sách thuộc mục này chỉ dành riêng cho các cán bộ cấp cao hơn.
Hạng mục A gồm những cuốn sách được xuất bản đặc biệt dành riêng cho các cán bộ từ cấp bộ trưởng trở lên, và cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky” nằm trong mục này. Tương tự như ở Liên Xô, tên tuổi của Leon Trotsky đồng nghĩa với chủ nghĩa xét lại trong hệ tư tưởng chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc – một hệ tư tưởng có nền tảng cốt lõi dựa trên chủ nghĩa Marx-Lenin theo lối diễn giải của Stalin, đồng thời được điều chỉnh theo những học thuyết chính trị độc nhất của Mao Trạch Đông. Trong các cuộc thanh trừng của Đảng những năm 1930 và 1940, những người bị cho là theo tư tưởng của Trotsky bị thanh trừng lên đến con số hàng trăm.
Trong những năm đầu thập niên 1960, các đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu đối đầu nhau về những gì cấu thành nên chủ nghĩa Marx chính thống. Bản luận tội Stalin trong Diễn văn bí mật của Nikita Khrushchev vào tháng 2/1956 được Mao xem như sự coi thường cá nhân, đồng thời là lời công kích tính chính đáng của cuộc cách mạng Trung Quốc; điều này khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc tự cắt đứt mối quan hệ đầy ý nghĩa với Liên Xô năm 1960, mặc dù cả hai nước vẫn cẩn trọng duy trì bề ngoài ngoại giao là đồng minh thân cận.
Cả hai bên đều dựa vào những tiêu chuẩn của chủ nghĩa Marx-Lenin để hạ thấp “những người theo chủ nghĩa xét lại” và “những kẻ phản động” như Bernstein, Kautsky và Trotsky. Mặc dù quan hệ Trung-Xô bị chia rẽ đến năm 1989, về sau này Đặng Tiểu Bình phải thừa nhận với Tổng thống Liên Xô Milkhail Gorbachev khi ông tới thăm Trung Quốc rằng “cả đôi bên đã nói nhiều lời vô nghĩa”.
Những cuốn sách Bìa Xám là một phần trong chiến dịch tư tưởng chống Liên Xô trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, bề ngoài được xuất bản nhằm cho phép công chức Trung Quốc “làm quen với gốc rễ của chủ nghĩa xét lại”. Nhưng thực tế rằng ở Liên Xô những tác phẩm của Trotsky cũng bị chỉ trích là chủ nghĩa xét lại lại hầu như bị những nhà tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc lờ đi – theo họ, chỉ riêng quốc tịch của Trotsky là bằng chứng đủ cho thấy ảnh hưởng của ông lên hệ tư tưởng Liên Xô.
Người trong cuộc
Biên tập viên Zheng Yifan, một nhà nghiên cứu tại Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương, đã giám sát quá trình xuất bản bản thảo mà sau này trở thành cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky”, vào khoảng đầu giai đoạn quan hệ Trung-Xô rạn nứt. Vào thời gian đó, chỉ 500 bản được in, và chỉ có 50 bản được đưa vào lưu hành. Số còn lại được cất giữ trong kho cho đến khi được tái bản vào năm 1980 với tựa đề “Quan điểm của Trotsky”.
Năm 1955, khi quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô ở vào thời kỳ thân mật nhất, Zheng Yifan được chính phủ Trung Quốc gửi đến trường Đại học Leningrad (bây giờ là St. Petersburg) để nghiên cứu lịch sử Liên Xô. Tốt nghiệp năm 1959, ông quay lại Trung Quốc và vào Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương làm biên tập và dịch tài liệu.
Trong suốt bốn năm sống tại Nga, ông Zheng tận mắt chứng kiến quá trình biến đổi ngay sau cái chết của Stalin. Bài Diễn văn Bí mật của Khrushchev dẫn tới sự chỉ trích trên diện rộng về vị lãnh tụ quá cố và sự sùng bái cá nhân quanh ông, và một trong những giáo viên người Nga của ông Zheng thậm chí còn công khai công kích Stalin ở trên lớp. Các khóa học về chủ nghĩa Marx-Lenin bị duyệt lại hoặc đình chỉ, bởi chúng dựa trên cuốn “Khóa học Trích yếu về Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô” (“The Concise Course on the History of the Soviet Communist Party”) – một quyển sách được biên soạn dưới sự giám sát trực tiếp của Stalin và bóp méo các sự kiện lịch sử nhằm phóng đại những đóng góp của vị lãnh đạo này cho tư tưởng Marx-Lenin và cả sự thành lập của Liên bang Xô Viết.
Phản công
Tại Matxcơva, các lãnh đạo Liên Xô cáo buộc Mao đang xây dựng hình mẫu bản thân dựa trên Stalin. Một số còn cáo buộc rằng những nguyên tắc của Mao có nhiều điểm tương đồng với Trotsky hơn là với Marx hay Lenin. Sau khi Trotsky bị đẩy đi lưu vong khỏi Liên Xô năm 1929, những tác phẩm của ông dần bị loại bỏ ở cả Trung Quốc và Liên Xô, bởi thế hầu như không còn nguồn nào tồn tại để phủ nhận những cáo buộc đó. Một vài tác phẩm còn sót lại được cất giữ cẩn mật (ít ai biết tới).
Vào tháng bảy năm 1963, khi rạn nứt Xô-Trung lên đến cao trào, phó thủ tướng khi đó là Đặng Tiểu Bình đã nói với cấp dưới rằng: “Khrushchev gán cho chúng ta là những người theo tư tưởng Trotsky. Chúng ta phải đưa ra đòn phản công. Cần chuẩn bị ngay lập tức. Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương có thể soạn một cuốn sách về những bút tích của Trotsky để các cây viết của chúng ta viện dẫn.”
Vậy là bỗng nhiên, những tài liệu đã từng bị những nhà tuyên huấn Trung Quốc thù địch trước năm 1963 bỗng trở thành hàng quý, và toàn bộ văn phòng của ông Zheng dành hết thời gian để lần theo vết tích những tác phẩm của Trotsky, với mục đích duy nhất là sử dụng những nội dung đó để hạ bệ Khrushchev và Liên Xô. Những mảnh tài liệu được thu thập từ các thư viện, tuyển tập, và các bộ sưu tập cá nhân của các cán bộ Đảng trên khắp đất nước.
Nhiều tài liệu khác được tìm kiếm ở nước ngoài. Mặc dù tác phẩm của Trotsky bị cấm xuất bản ở Mỹ và Anh, một số vẫn được tìm thấy ở châu Âu lục địa, với một số lượng lớn những cuốn sách hoàn chỉnh được mua từ những cửa hàng sách cũ ở Thụy Sỹ. Những bản in cũ của tạp chí Pravda và The Bolsheviks bị soi xét tỉ mỉ để tìm ra các bài viết, bài xã luận và bình luận của một người đã từng một thời là ánh sáng dẫn đường cho học thuyết xã hội chủ nghĩa.
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu chuyển hướng chú ý đến những đợt tịch thu văn học cấm thời kỳ thanh trừng những người theo tư tưởng Trotsky năm 1952, khi tất cả những bản dịch tiếng Trung các tác phẩm của Trotsky bị Bộ Công an tịch thu. Mặc dù nhiều tác phẩm đã bị phá hủy, các nhà nghiên cứu suy luận rằng một vài bản có thể còn sót lại, có thể ở Thượng Hải, nơi đã từng là tổng hành dinh không chính thức của phong trào theo tư tưởng Trotsky ngắn ngủi tại Trung Quốc. Dần dần, một lượng đáng kể những tác phẩm của Trotsky bằng nhiều thứ tiếng đã được tập hợp tại thành phố.
Chuyển hướng
Loạt hoạt động này sớm thu hút sự chú ý của vài người theo tư tưởng Trotsky kỳ cựu còn sót lại. Một trong số họ là ông Liu Renjing, người đã tham dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921 và là một trong những người tổ chức đầu tiên của các phe phái bản địa theo tư tưởng Trotsky. Ông thậm chí đã gặp mặt Trotsky khi Trotsky đang lưu vong ở Thổ Nhĩ Kỳ, và được ông tặng một số tác phẩm làm quà. Hai người bắt đầu thư từ trao đổi, và Trotsky đã gửi cho ông Liu các tác phẩm mới của mình, trước khi ông bị ám sát năm 1940 bởi một đặc vụ Liên Xô làm việc cho cảnh sát mật của Stalin.
Năm 1963, ông Liu làm dịch giả không lương cho Nhà xuất bản Nhân dân, nơi mà ông dịch sang tiếng Trung những tác phẩm nước ngoài của Bernstein, Kautsky và Trotsky. Rất nhiều trong số những bản dịch này cuối cùng rơi vào tuyển tập Bìa Xám.
Nhận thức được chính quyền đang truy tìm sách của Trotsky, ông Liu vui mừng khôn xiết vì tin rằng Đảng đang trên đường phục hồi lại tư cách cho Trotsky và những người Trung Quốc theo tư tưởng của ông. Liu liên lạc với Zhang Huiqing, một biên tập viên ở Nhà xuất bản Nhân dân, để thông báo rằng ông giữ những bản sao sách của Trotsky. Tờ báo này vì thế đã thu được bảy bản “Các tác phẩm chọn lọc của Trotsky” (Trotsky’s Selected Works) bằng tiếng Nga, là bộ sách hoàn chỉnh nhất được tìm thấy từ khi bắt đầu chiến dịch tìm kiếm. “Ông Liu có lẽ là một trong vài người Trung Quốc – có thể là người Trung Quốc duy nhất – đã từng gặp mặt Trotsky,” ông Zhang, hiện nay đã 89 tuổi, nói với tờ NewsChina.
Những bộ sưu tập này cuối cùng cũng cho phép các tác phẩm chọn lọc của Trotsky được xuất bản bằng tiếng Trung, trong đó nhiều tác phẩm được in lần đầu tiên, là một phần của sê-ri Bìa Xám, bao gồm các tác phẩm Cách mạng bị phản bội (The Revolution Betrayed), Tình hình thực tế tại Nga (The Real Situation in Russia), Quốc tế thứ Ba sau Lenin (The Third International after Lenin), Trường phái xuyên tạc của Stalin (The Stalin School of Falsification) và Lý thuyết Cách mạng thường trực (The Theory of Permanent Revolution).
Zheng Yifan và các đồng nghiệp phân loại tư tưởng và quan điểm của Trotsky thành 15 mục, trong đó có công nghiệp hóa, tập thể hóa nông nghiệp, chiến tranh và quản trị thời bình. Dần dần, những đoạn trích này được hợp lại, tạo thành cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky”.
Việc xuất bản những cuốn sách Bìa Xám bị gián đoạn bởi Cánh mạng Văn hóa (1966-1976), thời kỳ ưu tiên hàng đầu những tác phẩm của Mao Trạch Đông, đồng thời giảm thiểu số lượng tác phẩm của các nhà lý luận chính trị khác. Lúc đầu, toàn bộ đội ngũ biên tập bị bó buộc trong việc dịch những tác phẩm kinh điển của Marx đã được thông qua, đến khi họ cuối cùng bị gửi về nông thôn để làm những công việc tay chân cùng với phần đông lực lượng lao động trong ngành văn hóa ở Trung Hoa.
Dự án Bìa Xám được khôi phục vào năm 1972, và Zheng Yifan quay trở lại Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương năm 1973. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là xuất bản hồi ký của Khrushchev và dịch những tác phẩm của các nhà báo và sử gia phương Tây viết về kỷ nguyên Khrushchev. Sau đó ông giám sát việc tiếp tục xuất bản “tuyển tập tư tưởng của những người đứng đầu chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa cơ hội”, bao gồm Bernstein, Kautsky và Bukharin. Việc xuất bản cuốn “Quan điểm của Trotsky” cũng bắt đầu được xúc tiến.
Sau Cách mạng Văn hóa, Zheng Yifan dần đi đến kết luận rằng những đánh giá lịch sử về Trotsky không mấy công bằng. “Cáo buộc cho rằng ông ấy là kẻ thù không đội trời chung với chủ nghĩa Lenin là không hề có cơ sở,” ông Zheng cho biết. Ở cả Trung Hoa và Liên Xô, tầm quan trọng sụt giảm của tư tưởng giáo điều của Stalin và Mao đã dẫn đến việc đánh giá lại và thậm chí là sự phục hồi không chính thức cho những nhà lý luận bị phủ nhận trước đó. Những từ ngữ miêu tả Trotsky như “gián điệp” và “kẻ cướp” giảm dần trong sách vở chính thống.
Cuối thập niên 1990, Zheng Yifan biên soạn và biên tập cuốn “Tập bài đọc về Trotsky” (The Trotsky Reader), và ông phải đợi gần một thập kỷ sau để cuốn sách chính thức được xuất bản năm 2008. Trong lời nói đầu, Zheng viết “Không còn nghi ngờ gì nữa, Trotsky là một nhà cách mạng… Bất cứ cái tên nào Stalin gán cho ông như “gián điệp của phát xít Đức” và “kẻ chạy theo đế quốc” đều không có căn cứ chắc chắn”.
Đã sáu thập kỷ trôi qua kể từ vụ ám sát, có lẽ Leon Trotsky, một trong những người đóng góp quan trọng nhất cho học thuyết Marx-Lenin, cũng là một trong số những người cuối cùng rốt cuộc được công nhận trở lại.
———–
Download toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Trotsky tim thay doc gia tai Trung Quoc.pdf
http://nghiencuuquocte.org/2014/01/28/trotsky-o-trung-quoc/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trotsky tìm thấy độc giả tại Trung Quốc
Nguồn: Chen Tian (2014). “Trotsky in China”, News China Magazine, January 2014 Issue.
Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Nhà lý luận chủ nghĩa Cộng sản gây tranh cãi nhất cuối cùng đã tìm được độc giả cho mình tại Trung Quốc như thế nào?
Cuốn “Quan điểm của Trotsky” (Trotsky’s Views) được xuất bản rộng rãi tại Trung Quốc vào năm 1980, hai năm sau khi đất nước này bắt đầu bước vào thời kỳ Cải cách và Mở cửa, và 40 năm sau ngày Leon Trotsky, một trong những nhà tư tưởng chính trị gây nhiều tranh cãi nhất trên thế giới, bị ám sát.
Tiền thân của cuốn sách này là cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky” (Excerpts of Trotsky’s Reactionary Views), được biên soạn bởi Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương và in ấn bởi Nhà xuất bản Nhân dân. Đây là một trong những quyển “Bìa Xám” được xuất bản năm 1964, chỉ dành cho một số lượng nhất định cán bộ của Đảng.
Những quyển sách Bìa Xám được phân loại thành ba hạng mục. Mục C bao gồm các sách được viết bởi các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa châu Âu như Alexandre Millerand của Pháp và Otto Bauer của Áo, những người đã cố gắng viết lại thứ được coi là chủ nghĩa Marx chính thống. Những cuốn này mặc dù bị cấm lưu hành trong dân chúng, nhưng cán bộ Đảng nói chung vẫn có thể tiếp cận. Mục B gồm những tác phẩm gây tranh cãi của các nhân vật như Eduard Bernstein hay Karl Kautsky, đều là các lãnh đạo của Quốc tế Thứ hai và theo chủ nghĩa xét lại. Những cuốn sách thuộc mục này chỉ dành riêng cho các cán bộ cấp cao hơn.
Hạng mục A gồm những cuốn sách được xuất bản đặc biệt dành riêng cho các cán bộ từ cấp bộ trưởng trở lên, và cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky” nằm trong mục này. Tương tự như ở Liên Xô, tên tuổi của Leon Trotsky đồng nghĩa với chủ nghĩa xét lại trong hệ tư tưởng chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc – một hệ tư tưởng có nền tảng cốt lõi dựa trên chủ nghĩa Marx-Lenin theo lối diễn giải của Stalin, đồng thời được điều chỉnh theo những học thuyết chính trị độc nhất của Mao Trạch Đông. Trong các cuộc thanh trừng của Đảng những năm 1930 và 1940, những người bị cho là theo tư tưởng của Trotsky bị thanh trừng lên đến con số hàng trăm.
Trong những năm đầu thập niên 1960, các đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu đối đầu nhau về những gì cấu thành nên chủ nghĩa Marx chính thống. Bản luận tội Stalin trong Diễn văn bí mật của Nikita Khrushchev vào tháng 2/1956 được Mao xem như sự coi thường cá nhân, đồng thời là lời công kích tính chính đáng của cuộc cách mạng Trung Quốc; điều này khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc tự cắt đứt mối quan hệ đầy ý nghĩa với Liên Xô năm 1960, mặc dù cả hai nước vẫn cẩn trọng duy trì bề ngoài ngoại giao là đồng minh thân cận.
Cả hai bên đều dựa vào những tiêu chuẩn của chủ nghĩa Marx-Lenin để hạ thấp “những người theo chủ nghĩa xét lại” và “những kẻ phản động” như Bernstein, Kautsky và Trotsky. Mặc dù quan hệ Trung-Xô bị chia rẽ đến năm 1989, về sau này Đặng Tiểu Bình phải thừa nhận với Tổng thống Liên Xô Milkhail Gorbachev khi ông tới thăm Trung Quốc rằng “cả đôi bên đã nói nhiều lời vô nghĩa”.
Những cuốn sách Bìa Xám là một phần trong chiến dịch tư tưởng chống Liên Xô trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, bề ngoài được xuất bản nhằm cho phép công chức Trung Quốc “làm quen với gốc rễ của chủ nghĩa xét lại”. Nhưng thực tế rằng ở Liên Xô những tác phẩm của Trotsky cũng bị chỉ trích là chủ nghĩa xét lại lại hầu như bị những nhà tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc lờ đi – theo họ, chỉ riêng quốc tịch của Trotsky là bằng chứng đủ cho thấy ảnh hưởng của ông lên hệ tư tưởng Liên Xô.
Người trong cuộc
Biên tập viên Zheng Yifan, một nhà nghiên cứu tại Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương, đã giám sát quá trình xuất bản bản thảo mà sau này trở thành cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky”, vào khoảng đầu giai đoạn quan hệ Trung-Xô rạn nứt. Vào thời gian đó, chỉ 500 bản được in, và chỉ có 50 bản được đưa vào lưu hành. Số còn lại được cất giữ trong kho cho đến khi được tái bản vào năm 1980 với tựa đề “Quan điểm của Trotsky”.
Năm 1955, khi quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô ở vào thời kỳ thân mật nhất, Zheng Yifan được chính phủ Trung Quốc gửi đến trường Đại học Leningrad (bây giờ là St. Petersburg) để nghiên cứu lịch sử Liên Xô. Tốt nghiệp năm 1959, ông quay lại Trung Quốc và vào Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương làm biên tập và dịch tài liệu.
Trong suốt bốn năm sống tại Nga, ông Zheng tận mắt chứng kiến quá trình biến đổi ngay sau cái chết của Stalin. Bài Diễn văn Bí mật của Khrushchev dẫn tới sự chỉ trích trên diện rộng về vị lãnh tụ quá cố và sự sùng bái cá nhân quanh ông, và một trong những giáo viên người Nga của ông Zheng thậm chí còn công khai công kích Stalin ở trên lớp. Các khóa học về chủ nghĩa Marx-Lenin bị duyệt lại hoặc đình chỉ, bởi chúng dựa trên cuốn “Khóa học Trích yếu về Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô” (“The Concise Course on the History of the Soviet Communist Party”) – một quyển sách được biên soạn dưới sự giám sát trực tiếp của Stalin và bóp méo các sự kiện lịch sử nhằm phóng đại những đóng góp của vị lãnh đạo này cho tư tưởng Marx-Lenin và cả sự thành lập của Liên bang Xô Viết.
Phản công
Tại Matxcơva, các lãnh đạo Liên Xô cáo buộc Mao đang xây dựng hình mẫu bản thân dựa trên Stalin. Một số còn cáo buộc rằng những nguyên tắc của Mao có nhiều điểm tương đồng với Trotsky hơn là với Marx hay Lenin. Sau khi Trotsky bị đẩy đi lưu vong khỏi Liên Xô năm 1929, những tác phẩm của ông dần bị loại bỏ ở cả Trung Quốc và Liên Xô, bởi thế hầu như không còn nguồn nào tồn tại để phủ nhận những cáo buộc đó. Một vài tác phẩm còn sót lại được cất giữ cẩn mật (ít ai biết tới).
Vào tháng bảy năm 1963, khi rạn nứt Xô-Trung lên đến cao trào, phó thủ tướng khi đó là Đặng Tiểu Bình đã nói với cấp dưới rằng: “Khrushchev gán cho chúng ta là những người theo tư tưởng Trotsky. Chúng ta phải đưa ra đòn phản công. Cần chuẩn bị ngay lập tức. Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương có thể soạn một cuốn sách về những bút tích của Trotsky để các cây viết của chúng ta viện dẫn.”
Vậy là bỗng nhiên, những tài liệu đã từng bị những nhà tuyên huấn Trung Quốc thù địch trước năm 1963 bỗng trở thành hàng quý, và toàn bộ văn phòng của ông Zheng dành hết thời gian để lần theo vết tích những tác phẩm của Trotsky, với mục đích duy nhất là sử dụng những nội dung đó để hạ bệ Khrushchev và Liên Xô. Những mảnh tài liệu được thu thập từ các thư viện, tuyển tập, và các bộ sưu tập cá nhân của các cán bộ Đảng trên khắp đất nước.
Nhiều tài liệu khác được tìm kiếm ở nước ngoài. Mặc dù tác phẩm của Trotsky bị cấm xuất bản ở Mỹ và Anh, một số vẫn được tìm thấy ở châu Âu lục địa, với một số lượng lớn những cuốn sách hoàn chỉnh được mua từ những cửa hàng sách cũ ở Thụy Sỹ. Những bản in cũ của tạp chí Pravda và The Bolsheviks bị soi xét tỉ mỉ để tìm ra các bài viết, bài xã luận và bình luận của một người đã từng một thời là ánh sáng dẫn đường cho học thuyết xã hội chủ nghĩa.
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu chuyển hướng chú ý đến những đợt tịch thu văn học cấm thời kỳ thanh trừng những người theo tư tưởng Trotsky năm 1952, khi tất cả những bản dịch tiếng Trung các tác phẩm của Trotsky bị Bộ Công an tịch thu. Mặc dù nhiều tác phẩm đã bị phá hủy, các nhà nghiên cứu suy luận rằng một vài bản có thể còn sót lại, có thể ở Thượng Hải, nơi đã từng là tổng hành dinh không chính thức của phong trào theo tư tưởng Trotsky ngắn ngủi tại Trung Quốc. Dần dần, một lượng đáng kể những tác phẩm của Trotsky bằng nhiều thứ tiếng đã được tập hợp tại thành phố.
Chuyển hướng
Loạt hoạt động này sớm thu hút sự chú ý của vài người theo tư tưởng Trotsky kỳ cựu còn sót lại. Một trong số họ là ông Liu Renjing, người đã tham dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921 và là một trong những người tổ chức đầu tiên của các phe phái bản địa theo tư tưởng Trotsky. Ông thậm chí đã gặp mặt Trotsky khi Trotsky đang lưu vong ở Thổ Nhĩ Kỳ, và được ông tặng một số tác phẩm làm quà. Hai người bắt đầu thư từ trao đổi, và Trotsky đã gửi cho ông Liu các tác phẩm mới của mình, trước khi ông bị ám sát năm 1940 bởi một đặc vụ Liên Xô làm việc cho cảnh sát mật của Stalin.
Năm 1963, ông Liu làm dịch giả không lương cho Nhà xuất bản Nhân dân, nơi mà ông dịch sang tiếng Trung những tác phẩm nước ngoài của Bernstein, Kautsky và Trotsky. Rất nhiều trong số những bản dịch này cuối cùng rơi vào tuyển tập Bìa Xám.
Nhận thức được chính quyền đang truy tìm sách của Trotsky, ông Liu vui mừng khôn xiết vì tin rằng Đảng đang trên đường phục hồi lại tư cách cho Trotsky và những người Trung Quốc theo tư tưởng của ông. Liu liên lạc với Zhang Huiqing, một biên tập viên ở Nhà xuất bản Nhân dân, để thông báo rằng ông giữ những bản sao sách của Trotsky. Tờ báo này vì thế đã thu được bảy bản “Các tác phẩm chọn lọc của Trotsky” (Trotsky’s Selected Works) bằng tiếng Nga, là bộ sách hoàn chỉnh nhất được tìm thấy từ khi bắt đầu chiến dịch tìm kiếm. “Ông Liu có lẽ là một trong vài người Trung Quốc – có thể là người Trung Quốc duy nhất – đã từng gặp mặt Trotsky,” ông Zhang, hiện nay đã 89 tuổi, nói với tờ NewsChina.
Những bộ sưu tập này cuối cùng cũng cho phép các tác phẩm chọn lọc của Trotsky được xuất bản bằng tiếng Trung, trong đó nhiều tác phẩm được in lần đầu tiên, là một phần của sê-ri Bìa Xám, bao gồm các tác phẩm Cách mạng bị phản bội (The Revolution Betrayed), Tình hình thực tế tại Nga (The Real Situation in Russia), Quốc tế thứ Ba sau Lenin (The Third International after Lenin), Trường phái xuyên tạc của Stalin (The Stalin School of Falsification) và Lý thuyết Cách mạng thường trực (The Theory of Permanent Revolution).
Zheng Yifan và các đồng nghiệp phân loại tư tưởng và quan điểm của Trotsky thành 15 mục, trong đó có công nghiệp hóa, tập thể hóa nông nghiệp, chiến tranh và quản trị thời bình. Dần dần, những đoạn trích này được hợp lại, tạo thành cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky”.
Việc xuất bản những cuốn sách Bìa Xám bị gián đoạn bởi Cánh mạng Văn hóa (1966-1976), thời kỳ ưu tiên hàng đầu những tác phẩm của Mao Trạch Đông, đồng thời giảm thiểu số lượng tác phẩm của các nhà lý luận chính trị khác. Lúc đầu, toàn bộ đội ngũ biên tập bị bó buộc trong việc dịch những tác phẩm kinh điển của Marx đã được thông qua, đến khi họ cuối cùng bị gửi về nông thôn để làm những công việc tay chân cùng với phần đông lực lượng lao động trong ngành văn hóa ở Trung Hoa.
Dự án Bìa Xám được khôi phục vào năm 1972, và Zheng Yifan quay trở lại Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương năm 1973. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là xuất bản hồi ký của Khrushchev và dịch những tác phẩm của các nhà báo và sử gia phương Tây viết về kỷ nguyên Khrushchev. Sau đó ông giám sát việc tiếp tục xuất bản “tuyển tập tư tưởng của những người đứng đầu chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa cơ hội”, bao gồm Bernstein, Kautsky và Bukharin. Việc xuất bản cuốn “Quan điểm của Trotsky” cũng bắt đầu được xúc tiến.
Sau Cách mạng Văn hóa, Zheng Yifan dần đi đến kết luận rằng những đánh giá lịch sử về Trotsky không mấy công bằng. “Cáo buộc cho rằng ông ấy là kẻ thù không đội trời chung với chủ nghĩa Lenin là không hề có cơ sở,” ông Zheng cho biết. Ở cả Trung Hoa và Liên Xô, tầm quan trọng sụt giảm của tư tưởng giáo điều của Stalin và Mao đã dẫn đến việc đánh giá lại và thậm chí là sự phục hồi không chính thức cho những nhà lý luận bị phủ nhận trước đó. Những từ ngữ miêu tả Trotsky như “gián điệp” và “kẻ cướp” giảm dần trong sách vở chính thống.
Cuối thập niên 1990, Zheng Yifan biên soạn và biên tập cuốn “Tập bài đọc về Trotsky” (The Trotsky Reader), và ông phải đợi gần một thập kỷ sau để cuốn sách chính thức được xuất bản năm 2008. Trong lời nói đầu, Zheng viết “Không còn nghi ngờ gì nữa, Trotsky là một nhà cách mạng… Bất cứ cái tên nào Stalin gán cho ông như “gián điệp của phát xít Đức” và “kẻ chạy theo đế quốc” đều không có căn cứ chắc chắn”.
Đã sáu thập kỷ trôi qua kể từ vụ ám sát, có lẽ Leon Trotsky, một trong những người đóng góp quan trọng nhất cho học thuyết Marx-Lenin, cũng là một trong số những người cuối cùng rốt cuộc được công nhận trở lại.
———–
Download toàn bộ nội dung văn bản tại đây: Trotsky tim thay doc gia tai Trung Quoc.pdf
http://nghiencuuquocte.org/2014/01/28/trotsky-o-trung-quoc/