Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trực Thăng Tướng Hiếu
Có ai đó - chắc là gốc Không Quân - đã tạo mô hình trực thăng Huey của Tướng Hiếu từ mô hình tỷ lệ 1/48 do nhà sản xuất ESCI chế tạo (1/48 ESCI UH-1H). Một số hình của mô hình này được đăng tải trên www.canhthep.com tại diễn đàn VNAF models. Xin mạn phép trang chủ và thành viên flyingdragons sao chép lại các hình ảnh này.
Chắc là mô hình trực thăng Tướng Hiếu được phỏng theo bức hình sau đây:
Hình này chụp sau khi Tướng Hiếu trổ tài bay lượn trực thăng cho Đại Tá John Hayes, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5, xem. Tướng Hiếu đề tặng bức hình cho ĐT Hayes với lời thách thức cùng nhau nhảy dù điều khiển chơi.
** Thiếu Tá Edgar C. Doleman, một cố vấn của Sư Đoàn 5, còn nhớ Tướng Hiếu là một Sư Đoàn Trưởng rất giỏi. Tướng Hiếu nói tiếng Anh rất lưu loát và thường hay bông đùa mỗi khi trực thăng bị các lằn đạn cao xạ địch uy hiếp, ngõ hầu làm giảm sự khiếp đảm và căng thẳng của các người đồng hành. Thiếu Tá Doleman nói rằng, vì ông là sĩ quan cấp nhỏ, nên thường bị sĩ quan cố vấn trưởng giao cho trọng trách nguy hiểm đi theo Tướng Hiếu trong các chuyến bay thị sát mặt trận, mà Tướng Hiếu lại thích bay liên miên!
** Bà quả phụ của cố Đại Tá Roy Couch, Cố Vấn Phó Sư Đoàn 5 cho biết là chồng bà đã tử nạn trong một chuyến bay trực thăng cùng Tướng Hiếu đi ủy lạo các chiến sĩ trú phòng tại một tiền đồn nhân dịp Tết tháng 2 năm 1970. Khi tới căn cứ tiền đồn, trực thăng không đáp hẳn xuống mặt đất, mà chỉ lơ lửng tĩnh động cách mặt đất khoảng 3 feet, trong thế sẵn sàng cất cánh khẩn cấp nếu Việt Cộng ẩn núp quanh tiền đồn pháo kích vào trại hay nã súng vào trực thăng. Tướng Hiếu nhảy ra khỏi trực thăng trước tiên, tiếp sau là Đại Tá Roy Couch. Ngay khi chân Đại Tá Roy Couch vừa chạm mặt đất, phi công liền bẻ ngoặt cần lái cất cánh. Động tác này khiến cánh quạt trực thăng đổi chiều hướng từ thế trúc đầu xuống qua thế ngửng đầu lên. Tức thì cánh quạt phập trúng đầu Đại Tá Roy Couch, máu me bắn tung toé vấy lên lưng Tướng Hiếu đang lom khom tiến bước trước ông hai ba bước. Trong bài điếu văn tang lễ Đại Tá Roy Couch, Tướng Hiếu tâm sự: "Khi tin tử nạn lan tới bộ tư lệnh sư đoàn vào chiều ngày 7 tháng 2, chắc hẳn nó gây nên một chấn động cho tất cả mọi thành viên của đội toán cố vấn. Chính bản thân tôi cũng bị chấn động, vì lẽ tôi chỉ cách Đại Tá Couch có vài bước ở phía trước mặt ông khi tai nạn xảy ra."
** Đại Úy Thưởng kể lại rằng một đêm nọ, lính ở tiền đồn báo cáo là có dấu chỉ đặc công Việt Cộng đã xâm nhập vào hàng rào giây kẽm gai. Lập tức ông báo cáo về Bộ Tư Lệnh của sư đoàn theo lời căn dặn của Tướng Hiếu, và đồng thời ông lôi Đại Úy Ranger, Cố Vấn TĐ1/8, nhảy lên chiếc quân xa 4x4, xông ra tiền đồn. Vừa tới nơi, ông và Đại Úy Ranger nhảy ra khỏi xe, thì vừa lúc đó một chiếc trực thăng bay là sát xuống trên đầu ông. Trận đánh phản công diễn ra chớp nhoáng trong vòng 5 phút và quân phòng thủ bắt được ba tên đặc công. Đại Úy Thưởng cho là sự xuất hiện bất ngờ của Tướng Hiếu trên chiếc trực thăng đó đã cứu sống mạng ông, vì ba tên đặc công này bị phát giác ẩn núp ở một vị trí đàng sau lưng ông và khi ông hỏi chúng sao không nổ súng bắn sau lưng ông và Đại Úy Ranger thì chúng khai là vì khi thấy trực thăng xuất hiện bất thình lình chúng sợ nổ súng sẽ phát hiện trọn nhóm đặc công. Tướng Hiếu đã cho hạ cánh trực thăng xuống đưa ba tên tù binh về Bộ Tư Lệnh khai thác.
** Tôi - Nguyễn Tường Tuấn - là cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 7/5 Trinh Sát, thuộc Trung Đoàn 7, Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Tôi có được diễm phúc cũng như vinh dự phục vụ Tướng Hiếu trong thời gian Tướng Hiếu là Tư Lịnh Sư Đoàn 5 BB. Tôi có một kỷ niệm rất quý về Tướng Hiếu khi đơn vị chúng tôi hành quân vùng Bụi Gia Mập (Phước Long) và Tướng Hiếu đã xuống tận trận địa để thăm đơn vị cũng như hành quân cùng chúng tôi. Danh hiệu truyền tin của Tướng Hiếu là 45, còn của tôi là 55.
** Đại Úy Trần Lương Tín, lúc còn là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/8, kể: Dù là Tiểu Đoàn Trưởng, nhưng tôi chưa bao giờ được gặp Tướng Hiếu, vị Tư Lệnh mới của Sư Đoàn. Một hôm khi Tiểu Đoàn đang lục soát hai bên QL14 gần ngã ba lên Quảng Đức và Phước Long thì hiệu thính viên của tôi cho biết là có 45, danh hiệu truyền tin của Tư Lệnh muốn đáp xuống để thăm Tiểu Đoàn. Đó là lần đầu tiên tôi được biết về Tướng Hiếu. Tôi ngạc nhiên vì QL 14 sau bao năm không được xử dụng tre và cây đã mọc kín trên Quốc Lộ mà Tiểu Đoàn tôi là Tiểu Đoàn vừa cường thám để sau đó cho xe ủi của Mỹ khai quang. Do đó, tôi mặc dù đã lo an ninh bãi đáp, nhưng vẫn e ngại. Tuy nhiên, mọi sự êm đẹp cho lần tiếp xúc đầu tiên với vị tân Tư Lệnh.
** Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ kể: "Có lần tôi bay cùng theo anh Hiếu đi thăm một đơn vị đóng trong lãnh thổ Căm Bốt. Khi trực thăng đáp xuống đất, hai anh em nhảy ra khỏi trực thăng, dáo dác nhìn ngang dọc không thấy binh sĩ xuất đầu lộ diện nghêng đón. Anh Hiếu lấy làm ngạc nhiên: "Ủa, sao lại kỳ lạ thế này: rõ ràng đây là tọa độ vị trí đóng quân của đơn vị. Bậy thật, chỉ huy trưởng đơn vị di chuyển quân đi mà không báo cáo."
** Trong trận Snoul, ngày 30/5/71, sau khi Tướng Minh phủi tay nhận lãnh trách nhiệm về trận đánh, Tướng Hiếu vội vàng rút tỉa từ xấp bản đồ dầy cộm của cả toàn bộ kế hoạch điều nghiên hành quân "Điệu Hổ Ly Sơn" Snoul, chọn lựa các bản đồ kế hoạch rút quân đã được điều nghiên sẵn, nhẩy lên trực thăng trực chỉ Snoul. Thường thì trên trực thăng chỉ huy C&C có ban tham mưu gồm các trưởng phòng 2, 3, 4 tháp tùng theo Tư Lệnh chiến trường. Nhưng vì hỏa lực địch quá gắt tại chiến trường Snoul, - mỗi lần có trực thăng xuất hiện trên vòm trời là hỏa lực phòng không địch bắn lên như mưa, có khi trực thăng Tướng Hiếu phải bay đi bay lại từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều mà cũng không đáp xuống được - lần này Tướng Hiếu để ban tham mưu ở lại và mạo hiểm bay một mình. Phi công trực thăng Việt Nam gan dạ bay là sát ngọn cây. Vì Cộng quân đã vây sát BCH/CĐ8, không còn xử dụng điện đài hay điện thoại an toàn nữa, Tướng Hiếu đã đáp thẳng xuống BCH/CĐ8 dưới tầm bắn của mọi loại súng lớn nhỏ của địch quân.
** Thiếu Tá Thưởng kể: Trái hẳn với Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3, Tướng Hiếu đã có mặt thường xuyên trên đầu các đơn vị Chiến đoàn 8 đang lâm chiến với địch từ ngày 24/5/71 đến ngày 31/5/71. Ðặc biệt từ ngày 24/5/71 đến ngày 30/5/71, ông đã thấy rõ hỏa lực phòng không và pháo binh của địch, đến nỗi các phi cơ tiếp tế hay tải thương không thể hạ cánh được, tuy nhiên Tướng Hiếu đã bất chấp nguy hiểm để tiếp tục bay trên đầu các đơn vị đang lâm chiến với địch ở dưới đất, để chỉ huy và trấn an các binh sĩ. Nhờ thế, Tướng Hiếu đã thấy rõ tình hình thật sự tại chiến trường để tin tưởng những báo cáo của Ðại tá Dzần ở dưới đất.
** Ðặc biệt từ ngày 29/5/71 đến ngày 31/5/71, Tướng Hiếu đã biểu dương tinh thần trách nhiệm và chức vụ lương tâm của một vị tư lệnh chiến trường tại Cam Bốt, bằng cách bất chấp hỏa lực phòng không hùng hậu của địch, đã bay sát các toán rút quân ở dưới đất để điều động và trấn an tinh thần binh sĩ, bất chấp lời khuyên ngăn của Ðại tá Dzần không nên cho trực thăng đáp xuống, vẫn cho phi cơ lao xuống để chứng kiến đại đội Thám báo lấy khẩu súng phòng-không của địch đặt gần sát chu vi ngoài căn cứ. Ngoài ra, ông lại đảm nhiệm luôn vai trò của một Sĩ quan Ðiều không, để yêu cầu Lực Lượng Không Kỵ của Hoa Kỳ bắn phá các mục tiêu, qua Ðại tá Kampe. Nhờ thế địch đã bị trì hoãn trong việc chuyển binh để bao vây và tiêu diệt các chiến hữu ở dưới đất. Ðặc biệt Lực Lượng Không Kỵ của Hoa Kỳ không bao giờ bắn lầm lên các quân ta ở dưới đất trong các ngày trên. Như vậy Tướng Hiếu cũng làm tròn bổn phận của một Sĩ quan Ðiều không ngoại hạng nữa!
** Thật thế, anh tôi thường hay lấy trực thăng đáp xuống trận địa, khiến cho viên đại uý tùy viên rất e ngại mỗi lần phải tháp tùng theo anh tôi đi trinh sát mặt trận. Anh ta thổ lộ với tôi: "Đừng nói lại với bà tướng, chứ có lần Tướng Hiếu và toàn bộ chỉ huy, sau khi được trực thăng thả xuống một bãi đất trống, đã phải lẩn tránh địch đi bộ băng rừng một quãng xa, mới gọi được trực thăng đáp xuống bốc lên an toàn!" Vào thời điểm Phan Rang vừa mới thất thủ, anh tôi được lệnh giúp Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi thiết lập mặt trận mới ngăn chận bước tiến của Cộng quân. Anh tôi lấy trực thăng bay ra Trung trinh sát địa thế đặt bản doanh bộ chỉ huy tư lệnh tiền phương. Khi trở về, anh sĩ quan tùy viên xanh mặt mách với tôi: "Khiếp quá, trong khi trực thăng bay lượn vòng vòng, nhìn thấy mặt Cộng quân lố nhố dưới đất, vậy mà Thiếu Tướng vẫn cứ ra lệnh cho trực thăng đáp xuống gần đó!"
** Trần Trọng Thưởng kể: Anh là bạn anh Tiết khi còn ở bên Thượng Hải. Ngày rút khỏi Phan Rang, anh về tới Phan Thiết gặp toán liên lạc không quân, họ cho lên đồi Ông Hoàng. Người hạ sĩ quan nói với anh: "Trung Úy vào căn nhà thường vụ hy vọng có cơm ăn." Vào tới ban thường vụ gặp người thượng sĩ anh hỏi có cơm hay đồ hộp xin cho vì anh đi hai ngày từ Nha Trang về tới đó chưa có bữa cơm nào, trên người có một bidon cũng hết nước, vừa đúng lúc Tướng Hiếu rời phòng họp bước vào, người hạ sĩ quan thường vụ trình bày yêu cầu của anh, anh thấy bảng tên, với ngôi sao nên biết là Tướng Hiếu nhưng trong trường hợp đó nếu phải nói rõ tông tích thì hơi lâu, anh chỉ chào theo lối quân sự, Tướng Hiếu bắt tay, và chỉ thị cho người hạ sĩ quan thường vụ thỏa mãn yêu cầu của anh. Đó là lần đầu tiên gặp Tướng Hiếu và cũng là lần cuối. Tướng Hiếu quay ra vội vã để lên trực thăng trở về vùng trách nhiệm. Tướng Hiếu nói nhẹ nhàng không như những người sĩ quan anh gặp trên đường.
** Đại Úy Ái cũng kể thêm là khi Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III của Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã bị Cộng Quân đánh tan ở Phan Rang, anh đang phục vụ tại Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn III tại Biên Hòa. Một người bạn, Thiếu Tá Hùng, gọi máy xin gửi trực thăng ra cứu vớt anh, vì đó là phương tiện duy nhất để thoát thân. Đại Úy Ái không tìm ra đâu một chiếc trực thăng. Anh đánh liều vào gặp Tướng Hiếu tại văn phòng bày tỏ sự tình. Không ngờ Tướng Hiếu bảo anh lấy ngay trực thăng riêng của mình bay ra cứu vớt bạn!
Nguyễn Văn TínNgày 08 tháng 05 năm 2008.
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trực Thăng Tướng Hiếu
Có ai đó - chắc là gốc Không Quân - đã tạo mô hình trực thăng Huey của Tướng Hiếu từ mô hình tỷ lệ 1/48 do nhà sản xuất ESCI chế tạo (1/48 ESCI UH-1H). Một số hình của mô hình này được đăng tải trên www.canhthep.com tại diễn đàn VNAF models. Xin mạn phép trang chủ và thành viên flyingdragons sao chép lại các hình ảnh này.
Chắc là mô hình trực thăng Tướng Hiếu được phỏng theo bức hình sau đây:
Hình này chụp sau khi Tướng Hiếu trổ tài bay lượn trực thăng cho Đại Tá John Hayes, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5, xem. Tướng Hiếu đề tặng bức hình cho ĐT Hayes với lời thách thức cùng nhau nhảy dù điều khiển chơi.
** Thiếu Tá Edgar C. Doleman, một cố vấn của Sư Đoàn 5, còn nhớ Tướng Hiếu là một Sư Đoàn Trưởng rất giỏi. Tướng Hiếu nói tiếng Anh rất lưu loát và thường hay bông đùa mỗi khi trực thăng bị các lằn đạn cao xạ địch uy hiếp, ngõ hầu làm giảm sự khiếp đảm và căng thẳng của các người đồng hành. Thiếu Tá Doleman nói rằng, vì ông là sĩ quan cấp nhỏ, nên thường bị sĩ quan cố vấn trưởng giao cho trọng trách nguy hiểm đi theo Tướng Hiếu trong các chuyến bay thị sát mặt trận, mà Tướng Hiếu lại thích bay liên miên!
** Bà quả phụ của cố Đại Tá Roy Couch, Cố Vấn Phó Sư Đoàn 5 cho biết là chồng bà đã tử nạn trong một chuyến bay trực thăng cùng Tướng Hiếu đi ủy lạo các chiến sĩ trú phòng tại một tiền đồn nhân dịp Tết tháng 2 năm 1970. Khi tới căn cứ tiền đồn, trực thăng không đáp hẳn xuống mặt đất, mà chỉ lơ lửng tĩnh động cách mặt đất khoảng 3 feet, trong thế sẵn sàng cất cánh khẩn cấp nếu Việt Cộng ẩn núp quanh tiền đồn pháo kích vào trại hay nã súng vào trực thăng. Tướng Hiếu nhảy ra khỏi trực thăng trước tiên, tiếp sau là Đại Tá Roy Couch. Ngay khi chân Đại Tá Roy Couch vừa chạm mặt đất, phi công liền bẻ ngoặt cần lái cất cánh. Động tác này khiến cánh quạt trực thăng đổi chiều hướng từ thế trúc đầu xuống qua thế ngửng đầu lên. Tức thì cánh quạt phập trúng đầu Đại Tá Roy Couch, máu me bắn tung toé vấy lên lưng Tướng Hiếu đang lom khom tiến bước trước ông hai ba bước. Trong bài điếu văn tang lễ Đại Tá Roy Couch, Tướng Hiếu tâm sự: "Khi tin tử nạn lan tới bộ tư lệnh sư đoàn vào chiều ngày 7 tháng 2, chắc hẳn nó gây nên một chấn động cho tất cả mọi thành viên của đội toán cố vấn. Chính bản thân tôi cũng bị chấn động, vì lẽ tôi chỉ cách Đại Tá Couch có vài bước ở phía trước mặt ông khi tai nạn xảy ra."
** Đại Úy Thưởng kể lại rằng một đêm nọ, lính ở tiền đồn báo cáo là có dấu chỉ đặc công Việt Cộng đã xâm nhập vào hàng rào giây kẽm gai. Lập tức ông báo cáo về Bộ Tư Lệnh của sư đoàn theo lời căn dặn của Tướng Hiếu, và đồng thời ông lôi Đại Úy Ranger, Cố Vấn TĐ1/8, nhảy lên chiếc quân xa 4x4, xông ra tiền đồn. Vừa tới nơi, ông và Đại Úy Ranger nhảy ra khỏi xe, thì vừa lúc đó một chiếc trực thăng bay là sát xuống trên đầu ông. Trận đánh phản công diễn ra chớp nhoáng trong vòng 5 phút và quân phòng thủ bắt được ba tên đặc công. Đại Úy Thưởng cho là sự xuất hiện bất ngờ của Tướng Hiếu trên chiếc trực thăng đó đã cứu sống mạng ông, vì ba tên đặc công này bị phát giác ẩn núp ở một vị trí đàng sau lưng ông và khi ông hỏi chúng sao không nổ súng bắn sau lưng ông và Đại Úy Ranger thì chúng khai là vì khi thấy trực thăng xuất hiện bất thình lình chúng sợ nổ súng sẽ phát hiện trọn nhóm đặc công. Tướng Hiếu đã cho hạ cánh trực thăng xuống đưa ba tên tù binh về Bộ Tư Lệnh khai thác.
** Tôi - Nguyễn Tường Tuấn - là cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 7/5 Trinh Sát, thuộc Trung Đoàn 7, Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Tôi có được diễm phúc cũng như vinh dự phục vụ Tướng Hiếu trong thời gian Tướng Hiếu là Tư Lịnh Sư Đoàn 5 BB. Tôi có một kỷ niệm rất quý về Tướng Hiếu khi đơn vị chúng tôi hành quân vùng Bụi Gia Mập (Phước Long) và Tướng Hiếu đã xuống tận trận địa để thăm đơn vị cũng như hành quân cùng chúng tôi. Danh hiệu truyền tin của Tướng Hiếu là 45, còn của tôi là 55.
** Đại Úy Trần Lương Tín, lúc còn là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/8, kể: Dù là Tiểu Đoàn Trưởng, nhưng tôi chưa bao giờ được gặp Tướng Hiếu, vị Tư Lệnh mới của Sư Đoàn. Một hôm khi Tiểu Đoàn đang lục soát hai bên QL14 gần ngã ba lên Quảng Đức và Phước Long thì hiệu thính viên của tôi cho biết là có 45, danh hiệu truyền tin của Tư Lệnh muốn đáp xuống để thăm Tiểu Đoàn. Đó là lần đầu tiên tôi được biết về Tướng Hiếu. Tôi ngạc nhiên vì QL 14 sau bao năm không được xử dụng tre và cây đã mọc kín trên Quốc Lộ mà Tiểu Đoàn tôi là Tiểu Đoàn vừa cường thám để sau đó cho xe ủi của Mỹ khai quang. Do đó, tôi mặc dù đã lo an ninh bãi đáp, nhưng vẫn e ngại. Tuy nhiên, mọi sự êm đẹp cho lần tiếp xúc đầu tiên với vị tân Tư Lệnh.
** Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ kể: "Có lần tôi bay cùng theo anh Hiếu đi thăm một đơn vị đóng trong lãnh thổ Căm Bốt. Khi trực thăng đáp xuống đất, hai anh em nhảy ra khỏi trực thăng, dáo dác nhìn ngang dọc không thấy binh sĩ xuất đầu lộ diện nghêng đón. Anh Hiếu lấy làm ngạc nhiên: "Ủa, sao lại kỳ lạ thế này: rõ ràng đây là tọa độ vị trí đóng quân của đơn vị. Bậy thật, chỉ huy trưởng đơn vị di chuyển quân đi mà không báo cáo."
** Trong trận Snoul, ngày 30/5/71, sau khi Tướng Minh phủi tay nhận lãnh trách nhiệm về trận đánh, Tướng Hiếu vội vàng rút tỉa từ xấp bản đồ dầy cộm của cả toàn bộ kế hoạch điều nghiên hành quân "Điệu Hổ Ly Sơn" Snoul, chọn lựa các bản đồ kế hoạch rút quân đã được điều nghiên sẵn, nhẩy lên trực thăng trực chỉ Snoul. Thường thì trên trực thăng chỉ huy C&C có ban tham mưu gồm các trưởng phòng 2, 3, 4 tháp tùng theo Tư Lệnh chiến trường. Nhưng vì hỏa lực địch quá gắt tại chiến trường Snoul, - mỗi lần có trực thăng xuất hiện trên vòm trời là hỏa lực phòng không địch bắn lên như mưa, có khi trực thăng Tướng Hiếu phải bay đi bay lại từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều mà cũng không đáp xuống được - lần này Tướng Hiếu để ban tham mưu ở lại và mạo hiểm bay một mình. Phi công trực thăng Việt Nam gan dạ bay là sát ngọn cây. Vì Cộng quân đã vây sát BCH/CĐ8, không còn xử dụng điện đài hay điện thoại an toàn nữa, Tướng Hiếu đã đáp thẳng xuống BCH/CĐ8 dưới tầm bắn của mọi loại súng lớn nhỏ của địch quân.
** Thiếu Tá Thưởng kể: Trái hẳn với Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3, Tướng Hiếu đã có mặt thường xuyên trên đầu các đơn vị Chiến đoàn 8 đang lâm chiến với địch từ ngày 24/5/71 đến ngày 31/5/71. Ðặc biệt từ ngày 24/5/71 đến ngày 30/5/71, ông đã thấy rõ hỏa lực phòng không và pháo binh của địch, đến nỗi các phi cơ tiếp tế hay tải thương không thể hạ cánh được, tuy nhiên Tướng Hiếu đã bất chấp nguy hiểm để tiếp tục bay trên đầu các đơn vị đang lâm chiến với địch ở dưới đất, để chỉ huy và trấn an các binh sĩ. Nhờ thế, Tướng Hiếu đã thấy rõ tình hình thật sự tại chiến trường để tin tưởng những báo cáo của Ðại tá Dzần ở dưới đất.
** Ðặc biệt từ ngày 29/5/71 đến ngày 31/5/71, Tướng Hiếu đã biểu dương tinh thần trách nhiệm và chức vụ lương tâm của một vị tư lệnh chiến trường tại Cam Bốt, bằng cách bất chấp hỏa lực phòng không hùng hậu của địch, đã bay sát các toán rút quân ở dưới đất để điều động và trấn an tinh thần binh sĩ, bất chấp lời khuyên ngăn của Ðại tá Dzần không nên cho trực thăng đáp xuống, vẫn cho phi cơ lao xuống để chứng kiến đại đội Thám báo lấy khẩu súng phòng-không của địch đặt gần sát chu vi ngoài căn cứ. Ngoài ra, ông lại đảm nhiệm luôn vai trò của một Sĩ quan Ðiều không, để yêu cầu Lực Lượng Không Kỵ của Hoa Kỳ bắn phá các mục tiêu, qua Ðại tá Kampe. Nhờ thế địch đã bị trì hoãn trong việc chuyển binh để bao vây và tiêu diệt các chiến hữu ở dưới đất. Ðặc biệt Lực Lượng Không Kỵ của Hoa Kỳ không bao giờ bắn lầm lên các quân ta ở dưới đất trong các ngày trên. Như vậy Tướng Hiếu cũng làm tròn bổn phận của một Sĩ quan Ðiều không ngoại hạng nữa!
** Thật thế, anh tôi thường hay lấy trực thăng đáp xuống trận địa, khiến cho viên đại uý tùy viên rất e ngại mỗi lần phải tháp tùng theo anh tôi đi trinh sát mặt trận. Anh ta thổ lộ với tôi: "Đừng nói lại với bà tướng, chứ có lần Tướng Hiếu và toàn bộ chỉ huy, sau khi được trực thăng thả xuống một bãi đất trống, đã phải lẩn tránh địch đi bộ băng rừng một quãng xa, mới gọi được trực thăng đáp xuống bốc lên an toàn!" Vào thời điểm Phan Rang vừa mới thất thủ, anh tôi được lệnh giúp Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi thiết lập mặt trận mới ngăn chận bước tiến của Cộng quân. Anh tôi lấy trực thăng bay ra Trung trinh sát địa thế đặt bản doanh bộ chỉ huy tư lệnh tiền phương. Khi trở về, anh sĩ quan tùy viên xanh mặt mách với tôi: "Khiếp quá, trong khi trực thăng bay lượn vòng vòng, nhìn thấy mặt Cộng quân lố nhố dưới đất, vậy mà Thiếu Tướng vẫn cứ ra lệnh cho trực thăng đáp xuống gần đó!"
** Trần Trọng Thưởng kể: Anh là bạn anh Tiết khi còn ở bên Thượng Hải. Ngày rút khỏi Phan Rang, anh về tới Phan Thiết gặp toán liên lạc không quân, họ cho lên đồi Ông Hoàng. Người hạ sĩ quan nói với anh: "Trung Úy vào căn nhà thường vụ hy vọng có cơm ăn." Vào tới ban thường vụ gặp người thượng sĩ anh hỏi có cơm hay đồ hộp xin cho vì anh đi hai ngày từ Nha Trang về tới đó chưa có bữa cơm nào, trên người có một bidon cũng hết nước, vừa đúng lúc Tướng Hiếu rời phòng họp bước vào, người hạ sĩ quan thường vụ trình bày yêu cầu của anh, anh thấy bảng tên, với ngôi sao nên biết là Tướng Hiếu nhưng trong trường hợp đó nếu phải nói rõ tông tích thì hơi lâu, anh chỉ chào theo lối quân sự, Tướng Hiếu bắt tay, và chỉ thị cho người hạ sĩ quan thường vụ thỏa mãn yêu cầu của anh. Đó là lần đầu tiên gặp Tướng Hiếu và cũng là lần cuối. Tướng Hiếu quay ra vội vã để lên trực thăng trở về vùng trách nhiệm. Tướng Hiếu nói nhẹ nhàng không như những người sĩ quan anh gặp trên đường.
** Đại Úy Ái cũng kể thêm là khi Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III của Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã bị Cộng Quân đánh tan ở Phan Rang, anh đang phục vụ tại Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn III tại Biên Hòa. Một người bạn, Thiếu Tá Hùng, gọi máy xin gửi trực thăng ra cứu vớt anh, vì đó là phương tiện duy nhất để thoát thân. Đại Úy Ái không tìm ra đâu một chiếc trực thăng. Anh đánh liều vào gặp Tướng Hiếu tại văn phòng bày tỏ sự tình. Không ngờ Tướng Hiếu bảo anh lấy ngay trực thăng riêng của mình bay ra cứu vớt bạn!
Nguyễn Văn TínNgày 08 tháng 05 năm 2008.
Sinh Tồn chuyển