Nhân Vật
Trump
Một lãnh đạo quốc gia mà không trước hết nghĩ tới lợi ích quốc gia mình thì không bao giờ thành công. Nhưng một lãnh đạo quốc gia chỉ biết lợi ích của mình bất chấp thiên hạ thì chỉ là một kẻ thiển cận.
Nếu internet chỉ ảnh hưởng trong lòng nước Mỹ thì những Facebook, Google chỉ có thể tạo ra những ứng dụng lô-cồ (local). Nếu người dân châu Á và đặc biệt là 1 tỷ 3 người Hoa vẫn nghèo như hồi thập niên 1970s thì chính dân Mỹ sẽ phải mua Macbook với giá hàng chục nghìn USD và chưa chắc đã có Iphone vì tính năng và thị phần chật hẹp.
Khi nghe Trump tranh cử, tôi không muốn bình luận gì. Cái tài của Trump là đã khai thác được sự bất mãn của đông đảo dân chúng với Washington. Tầng lớp elite và báo chí Mỹ đã quá tự mãn và trịch thượng, họ quên rằng, trong thời đại ngày nay quyền lực thứ 4 có thể bị thách thức bởi những kẻ vận hành một cuộc chiến truyền thông phi quy ước, sử dụng fake news đánh những đòn dưới thắt lưng. Nhưng, khi Trump biến những tuyên bố lấy phiếu đó thành chính sách thì quả là tôi rất ngạc nhiên.
Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể. Làm hả dạ đám đông có thể chỉ cần một kẻ hoạt ngôn nhưng làm chính sách lại cần phải có những cái đầu chiến lược.
Mấy ngày sau khi làm tổng thống mà Trump vẫn rất tiểu khí, hậm hực với báo chí về chuyện số người dự lễ nhậm chức của ông ta đông hơn hay của Obama 8 năm trước đông hơn thì chứng tỏ ông ta chỉ quan tâm tới quyền lực và danh vọng chứ không biết sử dụng quyền lực, danh vọng ấy cho những điều lớn lao mà thế giới đang chờ.
Trump “cố đấm” xây bức tường ngăn Mỹ với Mexico, lấp liếm sự dối trá khi tranh cử (nói dối cử tri, Mexico sẽ trả tiền) bằng cách đòi đánh thuế nhập khẩu hàng từ Mexico 20%. Nếu Quốc hội để Trump đánh thuế 20% thì sẽ chẳng khác gì bắt dân Mỹ ngửa cổ lên trời phun nước miếng (chưa tính tới vai trò của dân nhập cư trong nền kinh tế Mỹ).
Bảo hộ có thể giải quyết được nền kinh tế nội địa nhưng một khi làm kinh tế mà không hiệu quả, trong mạnh mà ngoài suy yếu, thị trường bị thu hẹp thì người mất trước tiên là Mỹ.
Có thể có những người giỏi không giàu nhưng không có ai giàu mà không giỏi. Trump không chỉ giỏi mà còn tỏ ra ông ta là một con buôn xuất chúng.
Nhưng, đã có những nhà kinh tế đoạt giải Nobel ra làm kinh doanh thất bại. Ngược lại, không phải cứ giỏi “phân lô bán nền” là có thể “bình thiên hạ” ngay.
Chính sách vĩ mô rất khác với thương trường. Có những ý tưởng làm thay đổi thế giới nhưng không mang lại tiền bạc cho một người. Lãnh đạo quốc gia cũng vậy, rất khác với con buôn, có những thứ lợi ích mà họ tạo ra không thể hạch toán được trong thế hệ mình và không phải cho gia đình họ.
Một tổng thống có tầm nhìn không vội vàng thỏa mãn đám đông đang la ó mà biết tiên liệu những mối đe dọa trong tương lai để đảm bảo an ninh lâu dài cho họ. Những quyết định có thể kiến tạo tương lai cho dân chúng không bao giờ có thể được đưa ra trên nền tảng phi nhân bản.
Cho dù, yêu hay ghét Trump, chắc chắn ông ta sẽ còn được nhắc nhiều trong lịch sử trong khi nhiều người có thể quên Obama hay Clinton. Vấn đề là ông ta sẽ được nhắc đến như như thế nào. Theo Đức Giáo hoàng thì, “Chờ xem”.
https://newosin.wordpress.com/2017/01/29/trump/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Trump
Một lãnh đạo quốc gia mà không trước hết nghĩ tới lợi ích quốc gia mình thì không bao giờ thành công. Nhưng một lãnh đạo quốc gia chỉ biết lợi ích của mình bất chấp thiên hạ thì chỉ là một kẻ thiển cận.
Nếu internet chỉ ảnh hưởng trong lòng nước Mỹ thì những Facebook, Google chỉ có thể tạo ra những ứng dụng lô-cồ (local). Nếu người dân châu Á và đặc biệt là 1 tỷ 3 người Hoa vẫn nghèo như hồi thập niên 1970s thì chính dân Mỹ sẽ phải mua Macbook với giá hàng chục nghìn USD và chưa chắc đã có Iphone vì tính năng và thị phần chật hẹp.
Khi nghe Trump tranh cử, tôi không muốn bình luận gì. Cái tài của Trump là đã khai thác được sự bất mãn của đông đảo dân chúng với Washington. Tầng lớp elite và báo chí Mỹ đã quá tự mãn và trịch thượng, họ quên rằng, trong thời đại ngày nay quyền lực thứ 4 có thể bị thách thức bởi những kẻ vận hành một cuộc chiến truyền thông phi quy ước, sử dụng fake news đánh những đòn dưới thắt lưng. Nhưng, khi Trump biến những tuyên bố lấy phiếu đó thành chính sách thì quả là tôi rất ngạc nhiên.
Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể. Làm hả dạ đám đông có thể chỉ cần một kẻ hoạt ngôn nhưng làm chính sách lại cần phải có những cái đầu chiến lược.
Mấy ngày sau khi làm tổng thống mà Trump vẫn rất tiểu khí, hậm hực với báo chí về chuyện số người dự lễ nhậm chức của ông ta đông hơn hay của Obama 8 năm trước đông hơn thì chứng tỏ ông ta chỉ quan tâm tới quyền lực và danh vọng chứ không biết sử dụng quyền lực, danh vọng ấy cho những điều lớn lao mà thế giới đang chờ.
Trump “cố đấm” xây bức tường ngăn Mỹ với Mexico, lấp liếm sự dối trá khi tranh cử (nói dối cử tri, Mexico sẽ trả tiền) bằng cách đòi đánh thuế nhập khẩu hàng từ Mexico 20%. Nếu Quốc hội để Trump đánh thuế 20% thì sẽ chẳng khác gì bắt dân Mỹ ngửa cổ lên trời phun nước miếng (chưa tính tới vai trò của dân nhập cư trong nền kinh tế Mỹ).
Bảo hộ có thể giải quyết được nền kinh tế nội địa nhưng một khi làm kinh tế mà không hiệu quả, trong mạnh mà ngoài suy yếu, thị trường bị thu hẹp thì người mất trước tiên là Mỹ.
Có thể có những người giỏi không giàu nhưng không có ai giàu mà không giỏi. Trump không chỉ giỏi mà còn tỏ ra ông ta là một con buôn xuất chúng.
Nhưng, đã có những nhà kinh tế đoạt giải Nobel ra làm kinh doanh thất bại. Ngược lại, không phải cứ giỏi “phân lô bán nền” là có thể “bình thiên hạ” ngay.
Chính sách vĩ mô rất khác với thương trường. Có những ý tưởng làm thay đổi thế giới nhưng không mang lại tiền bạc cho một người. Lãnh đạo quốc gia cũng vậy, rất khác với con buôn, có những thứ lợi ích mà họ tạo ra không thể hạch toán được trong thế hệ mình và không phải cho gia đình họ.
Một tổng thống có tầm nhìn không vội vàng thỏa mãn đám đông đang la ó mà biết tiên liệu những mối đe dọa trong tương lai để đảm bảo an ninh lâu dài cho họ. Những quyết định có thể kiến tạo tương lai cho dân chúng không bao giờ có thể được đưa ra trên nền tảng phi nhân bản.
Cho dù, yêu hay ghét Trump, chắc chắn ông ta sẽ còn được nhắc nhiều trong lịch sử trong khi nhiều người có thể quên Obama hay Clinton. Vấn đề là ông ta sẽ được nhắc đến như như thế nào. Theo Đức Giáo hoàng thì, “Chờ xem”.
https://newosin.wordpress.com/2017/01/29/trump/