Tham Khảo

Trump đắc cử Tổng thống: Dưới đây là những kế hoạch thay đổi nước Mỹ của ông

Ông Trump hứa sẽ khôi phục lòng tin đã mai một của người dân vào nền cộng hòa, đồng thời sẽ vãn hồi những nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm nhằm chuyển biến cách cầm quyền c


(Win McNamee/Getty Images)


Cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều cho rằng: Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta. Với việc chọn ra Donald J. Trump là tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, giờ đây chúng ta có thể kỳ vọng những sự thay đổi nào?

Ông Trump hứa sẽ khôi phục lòng tin đã mai một của người dân vào nền cộng hòa, đồng thời sẽ vãn hồi những nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm nhằm chuyển biến cách cầm quyền của chính phủ Hoa Kỳ.

Ông ấy không chỉ là một ứng cử viên tổng thống mà còn là người lãnh đạo của một phong trào. Các cử tri trong số hàng chục ngàn người tham dự các cuộc mít tinh của Trump, và cổ vũ ông như thể ông là một ngôi sao nhạc rock, mang trong mình cảm giác bất bình và khao khát sự thay đổi.

Những người không nằm trong nhóm có thu nhập cao nhất đã trải qua gần hai thập kỷ không tăng lương, và kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, họ đã phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ thất nghiệp cao. Họ tin rằng sự thiếu việc làm có liên quan đến việc thực thi lỏng lẻo luật nhập cư. Với việc thông qua chính sách Obamacare, tầng lớp trung lưu đã nhận thấy chi phí bảo hiểm sức khỏe trở nên đắt đỏ hơn trong khi các khoản được chi trả và các khoản khấu trừ tăng lên và mạng lưới các bác sĩ bị thu hẹp.

Nói cách khác, phần lớn dân số đang bị tổn thương, và họ cảm thấy các chính trị gia đã không chú ý đến những khổ đau mà họ đang chịu đựng. Ngược lại, họ cảm thấy những người có quyền thế đã cho họ ra rìa.

Một nhà báo của Boston Globe đã mượn một cụm từ của tiểu thuyết gia Carson McCullers để mô tả những cử tri của ông Trump là “những con người bị bỏ lại”. Bà Hillary Clinton dường như càng cho thấy những cảm xúc của họ là đúng, rằng tầng lớp quyền thế coi thường họ, khi bà nói trong một buổi dạ tiệc ở thành phố New York rằng một nửa số cử tri của Trump là “một đám người tệ hại”.

Nếu Trump có thể chứng minh cho những người trung thành với mình, ông sẽ hàn gắn một sự rạn nứt đang ngày càng rộng hơn ở nước Mỹ, bởi hàng chục triệu người dân, những người đã cảm thấy xa lạ, sẽ một lần nữa tin rằng hệ thống của nước Mỹ có thể phù hợp với họ.

Để làm cho hệ thống này hoạt động, ông Trump đã hứa sẽ “làm ráo vũng lầy” tham nhũng, là một thứ tiêm nhiễm cho một tổ chức vốn đã sa đọa.

Lời buộc tội này đã làm tăng cơ hội cho ông Trump trong một cuộc bầu cử mà dù thế nào thì đáng lẽ ra phải đấu nhau kịch liệt. Bất cứ khi nào một nền dân chủ bắt đầu xem xét các câu hỏi cơ bản về việc liệu nó nên được điều hành như thế nào thì sự thỏa hiệp luôn là một điều khó khăn.

Ngay trước khi cuộc bầu cử năm 2008, ông Barack Obama đã tuyên bố, “Chúng ta còn năm ngày nữa để đi đến sự chuyển biến từ cơ bản cho Hoa Kỳ”. Cuộc bầu cử lần này phần nào đã trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu những thay đổi mà Tổng thống Obama đã đưa ra có trở thành hiện thực trong đời sống của dân tộc hay không.

Donald Trump tại buổi mít tinh cuối cùng của chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông tại Devos Place ở Grand Rapids, Michigan vào ngày 07 tháng 11. (JEFF KOWALSKY/AFP/Getty Images)

Obama đã theo đuổi sự thay đổi bất chấp sự phản đối từ đảng Cộng hòa, thông qua những bổ nhiệm trong bộ máy tư pháp, thông qua Obamacare, ban hành các quy định mới và các sắc luật mới, và ký kết các hiệp ước quốc tế.

Đảng Cộng hòa đã xem những sự bổ nhiệm trong bộ máy tư pháp của Obama là đưa chính trị vào hoạt động thẩm phán, là đưa ra phán quyết dựa vào sự thiên vị. Nhiều sắc lệnh và các quy định mới của Tổng thống Obama bị đảng Cộng hòa xem như sự mở rộng quyền hành pháp trái Hiến pháp và làm giảm vai trò của Quốc hội.

Theo thỏa thuận của Trump với các cử tri Mỹ, được công bố trong bài phát biểu của ông tại Gettysburg, Pennsylvania, vào ngày 22 tháng 10, ông sẽ đảo ngược nhiều ý đồ của ông Obama. Trump sẽ bổ nhiệm những thẩm phán có thể thể hiện Hiến pháp một cách nghiêm chỉnh, hủy các sắc lệnh của ông Obama, loại bỏ các quy định, bãi bỏ và thay thế Obamacare, và thiết lập các chính sách để củng cố nhà nước liên bang.

Trump có thể thành công hay không phụ thuộc một phần vào việc liệu ông có thể thực hiện kỷ luật hay không, đây là điều ông thường không thực hiện được trong suốt chiến dịch tranh cử. Ông liên tục cho thấy mình không thể chịu đựng dù chỉ là một chút và có lúc bị phân tâm đến một tuần để phản ứng một ai đó. Nói năng tùy hứng, ông đã có những phát biểu xấu xí và không đúng mực về phụ nữ, về một phóng viên người khuyết tật, về người La-tinh, và người Hồi giáo, khiến cho những người ủng hộ phải khó khăn lắm mới có thể thứ lỗi cho ông.

Trong chiến dịch tranh cử đã xuất hiện hơn cả tá cáo buộc về hành vi tình dục sai trái trong quá khứ, và, trừ khi chúng được bác bỏ, chúng sẽ tiếp tục bám theo Trump khi ông làm lãnh đạo. Ngoài ra, Trump phải đối mặt với một vụ kiện cáo buộc gian lận trong các hoạt động của Đại học Trump.

Mặc dù Trump là một người có trực giác và tình cảm sâu sắc với Hoa Kỳ, nhưng ông không chứng minh được là mình có hiểu biết về sự phức tạp của chính trị. Những chính sách mà cuối cùng ông sẽ đưa ra có thể phụ thuộc rất lớn vào những gì mà các nhà cố vấn rót vào tai ông. Với niềm hãnh diện của Trump về khả năng thương thuyết, chúng ta có thể sẽ thấy ông làm việc chăm chỉ cho cả hai đảng.

Dưới đây là những gì Trump nói rằng ông sẽ làm một cách khác biệt hơn so với người tiền nhiệm của mình.

1. Tham nhũng


(Alex Wong/Getty Images)

Trong một quảng cáo được phát nhiều ngày trước cuộc bầu cử, Trump cho biết, “Cuộc vận động của chúng tôi là về việc thay thế tầng lớp lãnh đạo chính trị thất bại và tham nhũng bằng một chính phủ mới được kiểm soát bởi chính các bạn, những người dân Mỹ”.

Ông Trump, trong cam kết của mình với các cử tri Mỹ, đã đề nghị “sửa đổi hiến pháp để áp đặt các giới hạn nhiệm kỳ đối với tất cả các thành viên của Quốc hội”. Ông sẽ ban hành “đóng băng các hoạt động tuyển dụng ở tất cả các vị trí nhân viên liên bang để giảm lực lượng lao động liên bang nhờ sự không thay thế những người đã nghỉ việc (miễn quân sự, an toàn công cộng, và y tế công cộng)” và thiết lập một “yêu cầu là với mỗi một quy định mới của liên bang thì hai quy định hiện hành phải được loại bỏ”. Ông cũng đề xuất “một lệnh cấm thời hạn 5 năm với những quan chức làm việc cho Nhà trắng và Quốc hội nào vận động hành lang sau khi họ rời khỏi chức vụ của mình trong chính phủ”, “một lệnh cấm vĩnh viễn với những quan chức Nhà trắng vận động hành lang thay mặt cho một chính phủ nước ngoài” và “một lệnh cấm toàn diện với những nhà vận động hành lang người nước ngoài tổ chức quyên tiền cho các cuộc bầu cử Mỹ”.

Trong những bài phát biểu suốt chiến dịch tranh cử của mình, Trump cũng đã chỉ ra sự mục nát của ngành báo chí. Những email được Wikileaks công bố cho thấy nhà quản lý chiến dịch của bà Clinton, ông John Podesta đã thông đồng với báo chí trong việc đưa tin tức về chiến dịch tranh cử. Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông tiến hành về ba tháng sau khi kết thúc đại hội đảng đánh giá 91% tin tức về chiến dịch tranh cử của Trump đều mang tính thù địch. Trump đã đề nghị thay đổi luật phỉ báng để tạo sự thuận tiện hơn khi khởi kiện báo chí.

2. Nhập cư bất hợp pháp


(Huffaker/Getty Images)

Quan điểm đối lập của Trump về dân nhập cư bất hợp pháp ban đầu đã đưa ông vào con đường chính trị, bởi vì các chính trị gia khác dường như không nhận ra mức độ quyết liệt của những người theo đảng Cộng hòa về vấn đề này. Trong một cuộc thăm dò tháng 4 năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy rằng, cứ mỗi 3 người thuộc đảng Cộng hòa thì có hai người ủng hộ việc xây dựng một bức tường dọc biên giới Mexico.

Trong cam kết với các cử tri Mỹ, Trump đã đề xuất Đạo luật Chấm dứt Nhập cư Bất hợp pháp. Đạo luật này sẽ tài trợ hoàn toàn việc xây dựng một bức tường trên biên giới phía nam với thỏa thuận rằng Mexico sẽ hoàn lại chi phí cho Hoa Kỳ.

Đạo luật này cũng sẽ xác lập một “bản án tù liên bang 2 năm tối thiểu bắt buộc với những ai tái nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ sau khi đã bị trục xuất trước đó, và 5 năm tối thiểu bắt buộc với những ai tái nhập cảnh trái phép có tiền án phạm trọng tội, nhiều tiền phạm án tội nhẹ, hoặc có hai hoặc nhiều lần bị trục xuất trước đó”.

Cuối cùng, đạo luật này sẽ gia tăng hình phạt đối với những người có visa quá hạn và bảo đảm việc làm được dành cho người lao động Mỹ trước tiên.

3. Tăng trưởng kinh tế


(Bill Pugliano/Getty Images)

Trump đã vận động tranh cử bằng một tuyên ngôn về tăng trưởng kinh tế. Ông hứa hẹn những chính sách của mình sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP so với những năm cầm quyền của ông Obama – từ trung bình 2,1%  lên 3,5-4%. Và ông hứa hẹn rằng sau 10 năm, các chính sách của ông sẽ tạo ra 25 triệu việc làm. Ông có ý định làm điều này thông qua sự kết hợp các chính sách về thuế, năng lượng, quản lý và thương mại.

Theo kế hoạch thuế của Trump, tất cả các nhóm thu nhập sẽ được cắt giảm thuế, những người lao động nặng và tầng lớp trung lưu sẽ được hưởng tỷ lệ phần trăm giảm lớn nhất. Ông sẽ làm giảm số lượng các khung thuế suất từ 7 xuống 3, với các mức thuế suất là 12%, 25% và 33%.

Trump sẽ giảm mức thuế cho các doanh nghiệp từ 35% xuống còn 15%, và cho phép các công ty mang lợi nhuận kiếm được ở nước ngoài trở về Hoa Kỳ với mức thuế suất 10%. Bởi các công ty Mỹ sẽ phải đối mặt các loại thuế cao nếu họ tìm cách mang tiền hồi hương, ước tính có 2,4 nghìn tỷ USD đang ở bên ngoài nước Mỹ.

Trong cam kết với các cử tri Mỹ, Trump hứa sẽ “nâng mức hạn chế đối với ngành sản xuất năng lượng dự trữ Mỹ trị giá 50 nghìn tỷ USD, bao gồm đá phiến sét, dầu, khí thiên nhiên và than sạch.”
Trump cũng đề xuất một cuộc cải tổ ban hành pháp, việc mà ông cho rằng sẽ “thêm hàng nghìn tỷ USD vào sự phồn thịnh mới của nền kinh tế”. Trong số các quy định khác, Kế hoạch Năng lượng Sạch, vốn theo đó Trump dự tính sẽ đóng cửa hầu hết các nhà máy điện chạy bằng than, sẽ bị loại bỏ.

4. Thương mại


(PAUL J. RICHARDS/AFP/Getty Images)

Kế hoạch thương mại của Trump có lẽ là điều gây tranh cãi nhất trong các sáng kiến kinh tế của ông. Cho đến kỳ bầu cử lần này, cả hai đảng đều có sự đồng thuận sâu rộng về sự ưu tiên cho các thỏa thuận giao dịch thương mại đa quốc gia như NAFTA và thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP – chưa được phê duyệt).

Trump dự định đàm phán lại hoặc rút khỏi NAFTA, hiệp định mà ông gọi là “thảm họa”, và hủy bỏ TPP.

Trump mô tả mình là người tin tưởng vào thương mại tự do, nhưng ông dự định sẽ đàm phán các thỏa thuận thương mại mới với các đối tác thương mại của Mỹ. Mục tiêu của ông là để “đảm bảo rằng mỗi một hiệp định thương mại của chúng ta sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP, làm giảm thâm hụt thương mại, và củng cố nền công nghiệp cơ bản của chúng ta”.

Với những nhân vật khó tin cậy trong thương mại quốc tế, chẳng hạn như Trung Quốc, Trump có kế hoạch sử dụng những loại thuế xuất nhập khẩu chống trợ giá để thuyết phục các quốc gia này phải tuân thủ luật chơi. Ông cũng dự định tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và đưa những vụ án về thương mại chống lại Trung Quốc trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới.

Một trong những cố vấn kinh tế của Trump, Peter Navarro, giáo sư kinh tế và chính sách công tại Đại học California-Irvine, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với NPR rằng Trung Quốc trợ cấp bất hợp pháp cho hàng xuất khẩu của mình, đánh cắp tài sản trí tuệ có giá trị 300 tỷ USD một năm, và ép buộc các công ty sản xuất tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ độc quyền cho các công ty ở Trung Quốc.

5. Pháp quyền


(Mark Wilson/Getty Images)

Trump đã thông báo trong cam kết của mình với các cử tri Mỹ rằng vào ngày đầu tiên nhậm chức ông sẽ “hủy bỏ mọi hoạt động hành pháp, biên bản ghi nhớ, và sắc lệnh, vi hiến do Tổng thống Obama ban hành”. Đảng Cộng hòa đã phàn nàn về việc ông Obama sử dụng các hoạt động hành pháp của mình để làm những điều mà không có luật nào cho phép, thể hiện uy quyền mà Hiến pháp không công nhận.

Trump cũng hứa sẽ bổ nhiệm Thẩm phán Antonin Scalia vào Tòa án Tối cao, là “người sẽ tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp”. Từ bấy lâu nay đã xảy ra sự bất đồng về việc nên sử dụng loại tiêu chuẩn nào để đánh giá thẩm phán Tòa án Tối cao và các thẩm phán liên bang. Ông Obama đã ủng hộ những người theo lý tưởng “Hiến pháp sống”, trong đó các thẩm phán sẽ điều chỉnh dựa theo sự hiểu biết của họ với các yêu cầu được trình lên.

Trump đã chọn Scalia, người có ý định thấu hiểu ý định ban đầu của các nhà soạn thảo Hiến pháp, và lấy đó làm tiêu chuẩn cho vị trí thẩm phán mà ông sẽ bổ nhiệm. Sự bổ nhiệm và luân chuyển ông Scalia, và những sự bổ nhiệm có thể khác về phía tòa án trong nhiệm kỳ của ông Trump (hai thẩm phán, Anthony Kennedy và Ruth Bader Ginsburg, bây giờ đang ở tuổi 80) nhiều khả năng sẽ đảm bảo một đa số bảo thủ.

Trump cũng có kế hoạch hủy bỏ sự tài trợ liên bang cho các thành phố bao che di cư bất hợp pháp, những nơi coi thường pháp luật di trú Hoa Kỳ, và ông dự định trục xuất “hơn 2 triệu người nhập cư bất hợp pháp, có tiền án hình sự”.

6. Chăm sóc sức khỏe


(Ảnh của Joe Raedle/Getty Images)

Cho dù ông Trump hay bà Clinton đắc cử tổng thống, thì đều sẽ thay đổi thành tựu nổi bật của ông Obama, Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, mà giờ đây đang là tâm bão khủng hoảng. Phí bảo hiểm năm 2017 tăng trung bình 22%, theo thông tin từ chính quyền. Tại thị trường cá nhân còn ghi nhận được mức tăng cao hơn rất nhiều. Các công ty bảo hiểm hiện đang rút khỏi thị trường, và theo dự đoán trong một phần ba đất nước, sẽ chỉ còn lại một công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm.

Trump kêu gọi bãi bỏ và thay thế Obamacare. Trong số các cải cách được đề xuất có khả năng là sẽ cho phép mua bảo hiểm y tế từ tiểu bang khác nơi đang cư trú, điều này sẽ tạo ra những cạnh tranh ở thị trường bảo hiểm sức khỏe. Ông ủng hộ việc có các tài khoản tiết kiệm y tế, trong đó cho phép người sử dụng tiết kiệm tiền miễn thuế để sử dụng cho các chi phí y tế.

Trump đã kêu gọi những biện pháp mới nhằm hỗ trợ các gia đình trong việc chăm sóc cho trẻ em và người già, có khấu trừ thuế cho những dịch vụ chăm sóc như vậy và không đánh thuế các tài khoản tiết kiệm chăm sóc người phụ thuộc. Cũng có những ưu đãi được đề nghị áp dụng với những người cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ tại chỗ.

Đối với việc chờ đợi quá lâu mà các cựu chiến binh gặp phải khi tiếp cận sự chăm sóc y tế thông qua Cục Y tế Cựu chiến binh, Trump đề xuất cho phép họ được lựa chọn phương án chăm sóc cá nhân, chi phí sẽ được tài trợ bởi chính phủ liên bang.

7. Chính sách An ninh Đối nội và Đối ngoại


(Andrew Burton/Getty Images)

Trump đã lên tiếng chỉ trích việc quân đội Mỹ tham gia vào chiến tranh ở Trung Đông. Nói chung, ông muốn Hoa Kỳ tránh việc tham gia xây dựng và tái định cư ở những đất nước mới độc lập, và chỉ tham gia chiến tranh khi lợi ích riêng của quốc gia mình đang bị đe dọa.

Ông nói rằng ông sẽ theo đuổi “hòa bình thông qua sức mạnh” và đã hứa sẽ xây dựng lại quân đội Mỹ. Mặc dù có những tranh cãi giữa các chuyên gia về việc quân đội Mỹ đã suy yếu đến mức nguy hiểm hay chưa, những lời chỉ trích đều quy về những điểm yếu quan trọng. Không quân Hoa Kỳ đang hoạt động với số phi công chiến đấu ít hơn 20% so với mức  cần thiết. Hải quân Hoa Kỳ có ít tàu hơn bất kỳ lúc nào kể từ Thế chiến I. Quân đội Hoa Kỳ có những khoản thâm hụt ngân sách đào tạo quan trọng, điều này sẽ cản trở khả năng đối phó với một cuộc khủng hoảng lớn.

Trump đề nghị kết thúc thời kỳ tách ly, là thời kỳ cắt giảm chi tiêu tự động, đã làm giảm ngân sách của quân đội 454 tỷ USD trong giai đoạn 2013-2021, và mở rộng đầu tư trong quân đội.

Theo kế hoạch của Trump, quân đội Mỹ sẽ tập trung nỗ lực vào tiêu diệt ISIS và ngoài ra sẽ cố gắng để loại bỏ các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.

Trump đã cho biết ông sẽ đình chỉ nhận nhập cư từ các khu vực dễ có khủng bố, những nơi vốn không thể kiểm tra một cách chính xác thông tin về những người nhập cư tiềm năng, chẳng hạn như Syria. Và ông sẽ thiết lập các quy trình giám sát mới để đảm bảo rằng những người nhập cư ủng hộ người dân Mỹ và các chuẩn mực của họ.

8. Pháp luật và Trật tự, Giáo dục


(Eduardo Munoz Alvarez/Getty Images)

Trump đã chạy đua tranh cử như một ứng cử viên pháp luật và trật tự. Trong cam kết với các cử tri Mỹ, Trump kêu gọi một “lực lượng đặc nhiệm về tội phạm bạo lực và gia tăng kinh phí cho các chương trình đào tạo và hỗ trợ cảnh sát địa phương”.

Dưới thời ông Obama, Phòng Dân Quyền của Bộ Tư pháp đã tiến hành hàng chục cuộc điều tra nhắm vào các hành vi có thể là phân biệt chủng tộc và các hành động vi hiến trong các sở cảnh sát địa phương.

Việc tuyên án phân biệt chủng tộc dựa trên một lý thuyết gọi là tác động kỳ thị. Nếu một nhóm người có tỷ lệ bị bắt lớn hơn tỷ lệ của nhóm người đó so với dân số, thì tác động kỳ thị này có thể được giả định là bằng chứng về sự phân biệt chủng tộc, bất kể đến tỷ lệ mà nhóm này gây tội ác. Những bản tuyên án này đã dẫn đến những sự dàn xếp thỏa thuận với Sở Tư pháp, mà các nhà phê bình đã gọi là quốc hữu hóa các sở cảnh sát địa phương.

Trump đã nói rằng ông sẽ chấm dứt những vụ điều tra kiểu này.

Trump đã thu hút được phiếu bầu từ những người Mỹ gốc Phi và gốc La-tinh bằng cách chỉ ra những thành tích thấp kém của các trường ở nội thành đất nước. Ông đã kêu gọi sử dụng tiền của liên bang để giúp cho phụ huynh chọn trường, cho phép họ lựa chọn gửi con cái mình ở những trường học tư thục, trường uỷ quyền, trường chuyên , hoặc các trường tôn giáo, cũng như các trường công lập tiêu chuẩn, hoặc học tại nhà.

Tác giả: Stephen Gregory, Epoch Times
Dịch giả: Phương Chính
Đại Kỷ Nguyên
Nguồn: Trump Elected President: Here’s How He Plans to Change America - Stephen Gregory, Epoch Times

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trump đắc cử Tổng thống: Dưới đây là những kế hoạch thay đổi nước Mỹ của ông

Ông Trump hứa sẽ khôi phục lòng tin đã mai một của người dân vào nền cộng hòa, đồng thời sẽ vãn hồi những nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm nhằm chuyển biến cách cầm quyền c


(Win McNamee/Getty Images)


Cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều cho rằng: Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta. Với việc chọn ra Donald J. Trump là tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, giờ đây chúng ta có thể kỳ vọng những sự thay đổi nào?

Ông Trump hứa sẽ khôi phục lòng tin đã mai một của người dân vào nền cộng hòa, đồng thời sẽ vãn hồi những nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm nhằm chuyển biến cách cầm quyền của chính phủ Hoa Kỳ.

Ông ấy không chỉ là một ứng cử viên tổng thống mà còn là người lãnh đạo của một phong trào. Các cử tri trong số hàng chục ngàn người tham dự các cuộc mít tinh của Trump, và cổ vũ ông như thể ông là một ngôi sao nhạc rock, mang trong mình cảm giác bất bình và khao khát sự thay đổi.

Những người không nằm trong nhóm có thu nhập cao nhất đã trải qua gần hai thập kỷ không tăng lương, và kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, họ đã phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ thất nghiệp cao. Họ tin rằng sự thiếu việc làm có liên quan đến việc thực thi lỏng lẻo luật nhập cư. Với việc thông qua chính sách Obamacare, tầng lớp trung lưu đã nhận thấy chi phí bảo hiểm sức khỏe trở nên đắt đỏ hơn trong khi các khoản được chi trả và các khoản khấu trừ tăng lên và mạng lưới các bác sĩ bị thu hẹp.

Nói cách khác, phần lớn dân số đang bị tổn thương, và họ cảm thấy các chính trị gia đã không chú ý đến những khổ đau mà họ đang chịu đựng. Ngược lại, họ cảm thấy những người có quyền thế đã cho họ ra rìa.

Một nhà báo của Boston Globe đã mượn một cụm từ của tiểu thuyết gia Carson McCullers để mô tả những cử tri của ông Trump là “những con người bị bỏ lại”. Bà Hillary Clinton dường như càng cho thấy những cảm xúc của họ là đúng, rằng tầng lớp quyền thế coi thường họ, khi bà nói trong một buổi dạ tiệc ở thành phố New York rằng một nửa số cử tri của Trump là “một đám người tệ hại”.

Nếu Trump có thể chứng minh cho những người trung thành với mình, ông sẽ hàn gắn một sự rạn nứt đang ngày càng rộng hơn ở nước Mỹ, bởi hàng chục triệu người dân, những người đã cảm thấy xa lạ, sẽ một lần nữa tin rằng hệ thống của nước Mỹ có thể phù hợp với họ.

Để làm cho hệ thống này hoạt động, ông Trump đã hứa sẽ “làm ráo vũng lầy” tham nhũng, là một thứ tiêm nhiễm cho một tổ chức vốn đã sa đọa.

Lời buộc tội này đã làm tăng cơ hội cho ông Trump trong một cuộc bầu cử mà dù thế nào thì đáng lẽ ra phải đấu nhau kịch liệt. Bất cứ khi nào một nền dân chủ bắt đầu xem xét các câu hỏi cơ bản về việc liệu nó nên được điều hành như thế nào thì sự thỏa hiệp luôn là một điều khó khăn.

Ngay trước khi cuộc bầu cử năm 2008, ông Barack Obama đã tuyên bố, “Chúng ta còn năm ngày nữa để đi đến sự chuyển biến từ cơ bản cho Hoa Kỳ”. Cuộc bầu cử lần này phần nào đã trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu những thay đổi mà Tổng thống Obama đã đưa ra có trở thành hiện thực trong đời sống của dân tộc hay không.

Donald Trump tại buổi mít tinh cuối cùng của chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông tại Devos Place ở Grand Rapids, Michigan vào ngày 07 tháng 11. (JEFF KOWALSKY/AFP/Getty Images)

Obama đã theo đuổi sự thay đổi bất chấp sự phản đối từ đảng Cộng hòa, thông qua những bổ nhiệm trong bộ máy tư pháp, thông qua Obamacare, ban hành các quy định mới và các sắc luật mới, và ký kết các hiệp ước quốc tế.

Đảng Cộng hòa đã xem những sự bổ nhiệm trong bộ máy tư pháp của Obama là đưa chính trị vào hoạt động thẩm phán, là đưa ra phán quyết dựa vào sự thiên vị. Nhiều sắc lệnh và các quy định mới của Tổng thống Obama bị đảng Cộng hòa xem như sự mở rộng quyền hành pháp trái Hiến pháp và làm giảm vai trò của Quốc hội.

Theo thỏa thuận của Trump với các cử tri Mỹ, được công bố trong bài phát biểu của ông tại Gettysburg, Pennsylvania, vào ngày 22 tháng 10, ông sẽ đảo ngược nhiều ý đồ của ông Obama. Trump sẽ bổ nhiệm những thẩm phán có thể thể hiện Hiến pháp một cách nghiêm chỉnh, hủy các sắc lệnh của ông Obama, loại bỏ các quy định, bãi bỏ và thay thế Obamacare, và thiết lập các chính sách để củng cố nhà nước liên bang.

Trump có thể thành công hay không phụ thuộc một phần vào việc liệu ông có thể thực hiện kỷ luật hay không, đây là điều ông thường không thực hiện được trong suốt chiến dịch tranh cử. Ông liên tục cho thấy mình không thể chịu đựng dù chỉ là một chút và có lúc bị phân tâm đến một tuần để phản ứng một ai đó. Nói năng tùy hứng, ông đã có những phát biểu xấu xí và không đúng mực về phụ nữ, về một phóng viên người khuyết tật, về người La-tinh, và người Hồi giáo, khiến cho những người ủng hộ phải khó khăn lắm mới có thể thứ lỗi cho ông.

Trong chiến dịch tranh cử đã xuất hiện hơn cả tá cáo buộc về hành vi tình dục sai trái trong quá khứ, và, trừ khi chúng được bác bỏ, chúng sẽ tiếp tục bám theo Trump khi ông làm lãnh đạo. Ngoài ra, Trump phải đối mặt với một vụ kiện cáo buộc gian lận trong các hoạt động của Đại học Trump.

Mặc dù Trump là một người có trực giác và tình cảm sâu sắc với Hoa Kỳ, nhưng ông không chứng minh được là mình có hiểu biết về sự phức tạp của chính trị. Những chính sách mà cuối cùng ông sẽ đưa ra có thể phụ thuộc rất lớn vào những gì mà các nhà cố vấn rót vào tai ông. Với niềm hãnh diện của Trump về khả năng thương thuyết, chúng ta có thể sẽ thấy ông làm việc chăm chỉ cho cả hai đảng.

Dưới đây là những gì Trump nói rằng ông sẽ làm một cách khác biệt hơn so với người tiền nhiệm của mình.

1. Tham nhũng


(Alex Wong/Getty Images)

Trong một quảng cáo được phát nhiều ngày trước cuộc bầu cử, Trump cho biết, “Cuộc vận động của chúng tôi là về việc thay thế tầng lớp lãnh đạo chính trị thất bại và tham nhũng bằng một chính phủ mới được kiểm soát bởi chính các bạn, những người dân Mỹ”.

Ông Trump, trong cam kết của mình với các cử tri Mỹ, đã đề nghị “sửa đổi hiến pháp để áp đặt các giới hạn nhiệm kỳ đối với tất cả các thành viên của Quốc hội”. Ông sẽ ban hành “đóng băng các hoạt động tuyển dụng ở tất cả các vị trí nhân viên liên bang để giảm lực lượng lao động liên bang nhờ sự không thay thế những người đã nghỉ việc (miễn quân sự, an toàn công cộng, và y tế công cộng)” và thiết lập một “yêu cầu là với mỗi một quy định mới của liên bang thì hai quy định hiện hành phải được loại bỏ”. Ông cũng đề xuất “một lệnh cấm thời hạn 5 năm với những quan chức làm việc cho Nhà trắng và Quốc hội nào vận động hành lang sau khi họ rời khỏi chức vụ của mình trong chính phủ”, “một lệnh cấm vĩnh viễn với những quan chức Nhà trắng vận động hành lang thay mặt cho một chính phủ nước ngoài” và “một lệnh cấm toàn diện với những nhà vận động hành lang người nước ngoài tổ chức quyên tiền cho các cuộc bầu cử Mỹ”.

Trong những bài phát biểu suốt chiến dịch tranh cử của mình, Trump cũng đã chỉ ra sự mục nát của ngành báo chí. Những email được Wikileaks công bố cho thấy nhà quản lý chiến dịch của bà Clinton, ông John Podesta đã thông đồng với báo chí trong việc đưa tin tức về chiến dịch tranh cử. Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông tiến hành về ba tháng sau khi kết thúc đại hội đảng đánh giá 91% tin tức về chiến dịch tranh cử của Trump đều mang tính thù địch. Trump đã đề nghị thay đổi luật phỉ báng để tạo sự thuận tiện hơn khi khởi kiện báo chí.

2. Nhập cư bất hợp pháp


(Huffaker/Getty Images)

Quan điểm đối lập của Trump về dân nhập cư bất hợp pháp ban đầu đã đưa ông vào con đường chính trị, bởi vì các chính trị gia khác dường như không nhận ra mức độ quyết liệt của những người theo đảng Cộng hòa về vấn đề này. Trong một cuộc thăm dò tháng 4 năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy rằng, cứ mỗi 3 người thuộc đảng Cộng hòa thì có hai người ủng hộ việc xây dựng một bức tường dọc biên giới Mexico.

Trong cam kết với các cử tri Mỹ, Trump đã đề xuất Đạo luật Chấm dứt Nhập cư Bất hợp pháp. Đạo luật này sẽ tài trợ hoàn toàn việc xây dựng một bức tường trên biên giới phía nam với thỏa thuận rằng Mexico sẽ hoàn lại chi phí cho Hoa Kỳ.

Đạo luật này cũng sẽ xác lập một “bản án tù liên bang 2 năm tối thiểu bắt buộc với những ai tái nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ sau khi đã bị trục xuất trước đó, và 5 năm tối thiểu bắt buộc với những ai tái nhập cảnh trái phép có tiền án phạm trọng tội, nhiều tiền phạm án tội nhẹ, hoặc có hai hoặc nhiều lần bị trục xuất trước đó”.

Cuối cùng, đạo luật này sẽ gia tăng hình phạt đối với những người có visa quá hạn và bảo đảm việc làm được dành cho người lao động Mỹ trước tiên.

3. Tăng trưởng kinh tế


(Bill Pugliano/Getty Images)

Trump đã vận động tranh cử bằng một tuyên ngôn về tăng trưởng kinh tế. Ông hứa hẹn những chính sách của mình sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP so với những năm cầm quyền của ông Obama – từ trung bình 2,1%  lên 3,5-4%. Và ông hứa hẹn rằng sau 10 năm, các chính sách của ông sẽ tạo ra 25 triệu việc làm. Ông có ý định làm điều này thông qua sự kết hợp các chính sách về thuế, năng lượng, quản lý và thương mại.

Theo kế hoạch thuế của Trump, tất cả các nhóm thu nhập sẽ được cắt giảm thuế, những người lao động nặng và tầng lớp trung lưu sẽ được hưởng tỷ lệ phần trăm giảm lớn nhất. Ông sẽ làm giảm số lượng các khung thuế suất từ 7 xuống 3, với các mức thuế suất là 12%, 25% và 33%.

Trump sẽ giảm mức thuế cho các doanh nghiệp từ 35% xuống còn 15%, và cho phép các công ty mang lợi nhuận kiếm được ở nước ngoài trở về Hoa Kỳ với mức thuế suất 10%. Bởi các công ty Mỹ sẽ phải đối mặt các loại thuế cao nếu họ tìm cách mang tiền hồi hương, ước tính có 2,4 nghìn tỷ USD đang ở bên ngoài nước Mỹ.

Trong cam kết với các cử tri Mỹ, Trump hứa sẽ “nâng mức hạn chế đối với ngành sản xuất năng lượng dự trữ Mỹ trị giá 50 nghìn tỷ USD, bao gồm đá phiến sét, dầu, khí thiên nhiên và than sạch.”
Trump cũng đề xuất một cuộc cải tổ ban hành pháp, việc mà ông cho rằng sẽ “thêm hàng nghìn tỷ USD vào sự phồn thịnh mới của nền kinh tế”. Trong số các quy định khác, Kế hoạch Năng lượng Sạch, vốn theo đó Trump dự tính sẽ đóng cửa hầu hết các nhà máy điện chạy bằng than, sẽ bị loại bỏ.

4. Thương mại


(PAUL J. RICHARDS/AFP/Getty Images)

Kế hoạch thương mại của Trump có lẽ là điều gây tranh cãi nhất trong các sáng kiến kinh tế của ông. Cho đến kỳ bầu cử lần này, cả hai đảng đều có sự đồng thuận sâu rộng về sự ưu tiên cho các thỏa thuận giao dịch thương mại đa quốc gia như NAFTA và thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP – chưa được phê duyệt).

Trump dự định đàm phán lại hoặc rút khỏi NAFTA, hiệp định mà ông gọi là “thảm họa”, và hủy bỏ TPP.

Trump mô tả mình là người tin tưởng vào thương mại tự do, nhưng ông dự định sẽ đàm phán các thỏa thuận thương mại mới với các đối tác thương mại của Mỹ. Mục tiêu của ông là để “đảm bảo rằng mỗi một hiệp định thương mại của chúng ta sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP, làm giảm thâm hụt thương mại, và củng cố nền công nghiệp cơ bản của chúng ta”.

Với những nhân vật khó tin cậy trong thương mại quốc tế, chẳng hạn như Trung Quốc, Trump có kế hoạch sử dụng những loại thuế xuất nhập khẩu chống trợ giá để thuyết phục các quốc gia này phải tuân thủ luật chơi. Ông cũng dự định tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và đưa những vụ án về thương mại chống lại Trung Quốc trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới.

Một trong những cố vấn kinh tế của Trump, Peter Navarro, giáo sư kinh tế và chính sách công tại Đại học California-Irvine, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với NPR rằng Trung Quốc trợ cấp bất hợp pháp cho hàng xuất khẩu của mình, đánh cắp tài sản trí tuệ có giá trị 300 tỷ USD một năm, và ép buộc các công ty sản xuất tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ độc quyền cho các công ty ở Trung Quốc.

5. Pháp quyền


(Mark Wilson/Getty Images)

Trump đã thông báo trong cam kết của mình với các cử tri Mỹ rằng vào ngày đầu tiên nhậm chức ông sẽ “hủy bỏ mọi hoạt động hành pháp, biên bản ghi nhớ, và sắc lệnh, vi hiến do Tổng thống Obama ban hành”. Đảng Cộng hòa đã phàn nàn về việc ông Obama sử dụng các hoạt động hành pháp của mình để làm những điều mà không có luật nào cho phép, thể hiện uy quyền mà Hiến pháp không công nhận.

Trump cũng hứa sẽ bổ nhiệm Thẩm phán Antonin Scalia vào Tòa án Tối cao, là “người sẽ tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp”. Từ bấy lâu nay đã xảy ra sự bất đồng về việc nên sử dụng loại tiêu chuẩn nào để đánh giá thẩm phán Tòa án Tối cao và các thẩm phán liên bang. Ông Obama đã ủng hộ những người theo lý tưởng “Hiến pháp sống”, trong đó các thẩm phán sẽ điều chỉnh dựa theo sự hiểu biết của họ với các yêu cầu được trình lên.

Trump đã chọn Scalia, người có ý định thấu hiểu ý định ban đầu của các nhà soạn thảo Hiến pháp, và lấy đó làm tiêu chuẩn cho vị trí thẩm phán mà ông sẽ bổ nhiệm. Sự bổ nhiệm và luân chuyển ông Scalia, và những sự bổ nhiệm có thể khác về phía tòa án trong nhiệm kỳ của ông Trump (hai thẩm phán, Anthony Kennedy và Ruth Bader Ginsburg, bây giờ đang ở tuổi 80) nhiều khả năng sẽ đảm bảo một đa số bảo thủ.

Trump cũng có kế hoạch hủy bỏ sự tài trợ liên bang cho các thành phố bao che di cư bất hợp pháp, những nơi coi thường pháp luật di trú Hoa Kỳ, và ông dự định trục xuất “hơn 2 triệu người nhập cư bất hợp pháp, có tiền án hình sự”.

6. Chăm sóc sức khỏe


(Ảnh của Joe Raedle/Getty Images)

Cho dù ông Trump hay bà Clinton đắc cử tổng thống, thì đều sẽ thay đổi thành tựu nổi bật của ông Obama, Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, mà giờ đây đang là tâm bão khủng hoảng. Phí bảo hiểm năm 2017 tăng trung bình 22%, theo thông tin từ chính quyền. Tại thị trường cá nhân còn ghi nhận được mức tăng cao hơn rất nhiều. Các công ty bảo hiểm hiện đang rút khỏi thị trường, và theo dự đoán trong một phần ba đất nước, sẽ chỉ còn lại một công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm.

Trump kêu gọi bãi bỏ và thay thế Obamacare. Trong số các cải cách được đề xuất có khả năng là sẽ cho phép mua bảo hiểm y tế từ tiểu bang khác nơi đang cư trú, điều này sẽ tạo ra những cạnh tranh ở thị trường bảo hiểm sức khỏe. Ông ủng hộ việc có các tài khoản tiết kiệm y tế, trong đó cho phép người sử dụng tiết kiệm tiền miễn thuế để sử dụng cho các chi phí y tế.

Trump đã kêu gọi những biện pháp mới nhằm hỗ trợ các gia đình trong việc chăm sóc cho trẻ em và người già, có khấu trừ thuế cho những dịch vụ chăm sóc như vậy và không đánh thuế các tài khoản tiết kiệm chăm sóc người phụ thuộc. Cũng có những ưu đãi được đề nghị áp dụng với những người cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ tại chỗ.

Đối với việc chờ đợi quá lâu mà các cựu chiến binh gặp phải khi tiếp cận sự chăm sóc y tế thông qua Cục Y tế Cựu chiến binh, Trump đề xuất cho phép họ được lựa chọn phương án chăm sóc cá nhân, chi phí sẽ được tài trợ bởi chính phủ liên bang.

7. Chính sách An ninh Đối nội và Đối ngoại


(Andrew Burton/Getty Images)

Trump đã lên tiếng chỉ trích việc quân đội Mỹ tham gia vào chiến tranh ở Trung Đông. Nói chung, ông muốn Hoa Kỳ tránh việc tham gia xây dựng và tái định cư ở những đất nước mới độc lập, và chỉ tham gia chiến tranh khi lợi ích riêng của quốc gia mình đang bị đe dọa.

Ông nói rằng ông sẽ theo đuổi “hòa bình thông qua sức mạnh” và đã hứa sẽ xây dựng lại quân đội Mỹ. Mặc dù có những tranh cãi giữa các chuyên gia về việc quân đội Mỹ đã suy yếu đến mức nguy hiểm hay chưa, những lời chỉ trích đều quy về những điểm yếu quan trọng. Không quân Hoa Kỳ đang hoạt động với số phi công chiến đấu ít hơn 20% so với mức  cần thiết. Hải quân Hoa Kỳ có ít tàu hơn bất kỳ lúc nào kể từ Thế chiến I. Quân đội Hoa Kỳ có những khoản thâm hụt ngân sách đào tạo quan trọng, điều này sẽ cản trở khả năng đối phó với một cuộc khủng hoảng lớn.

Trump đề nghị kết thúc thời kỳ tách ly, là thời kỳ cắt giảm chi tiêu tự động, đã làm giảm ngân sách của quân đội 454 tỷ USD trong giai đoạn 2013-2021, và mở rộng đầu tư trong quân đội.

Theo kế hoạch của Trump, quân đội Mỹ sẽ tập trung nỗ lực vào tiêu diệt ISIS và ngoài ra sẽ cố gắng để loại bỏ các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.

Trump đã cho biết ông sẽ đình chỉ nhận nhập cư từ các khu vực dễ có khủng bố, những nơi vốn không thể kiểm tra một cách chính xác thông tin về những người nhập cư tiềm năng, chẳng hạn như Syria. Và ông sẽ thiết lập các quy trình giám sát mới để đảm bảo rằng những người nhập cư ủng hộ người dân Mỹ và các chuẩn mực của họ.

8. Pháp luật và Trật tự, Giáo dục


(Eduardo Munoz Alvarez/Getty Images)

Trump đã chạy đua tranh cử như một ứng cử viên pháp luật và trật tự. Trong cam kết với các cử tri Mỹ, Trump kêu gọi một “lực lượng đặc nhiệm về tội phạm bạo lực và gia tăng kinh phí cho các chương trình đào tạo và hỗ trợ cảnh sát địa phương”.

Dưới thời ông Obama, Phòng Dân Quyền của Bộ Tư pháp đã tiến hành hàng chục cuộc điều tra nhắm vào các hành vi có thể là phân biệt chủng tộc và các hành động vi hiến trong các sở cảnh sát địa phương.

Việc tuyên án phân biệt chủng tộc dựa trên một lý thuyết gọi là tác động kỳ thị. Nếu một nhóm người có tỷ lệ bị bắt lớn hơn tỷ lệ của nhóm người đó so với dân số, thì tác động kỳ thị này có thể được giả định là bằng chứng về sự phân biệt chủng tộc, bất kể đến tỷ lệ mà nhóm này gây tội ác. Những bản tuyên án này đã dẫn đến những sự dàn xếp thỏa thuận với Sở Tư pháp, mà các nhà phê bình đã gọi là quốc hữu hóa các sở cảnh sát địa phương.

Trump đã nói rằng ông sẽ chấm dứt những vụ điều tra kiểu này.

Trump đã thu hút được phiếu bầu từ những người Mỹ gốc Phi và gốc La-tinh bằng cách chỉ ra những thành tích thấp kém của các trường ở nội thành đất nước. Ông đã kêu gọi sử dụng tiền của liên bang để giúp cho phụ huynh chọn trường, cho phép họ lựa chọn gửi con cái mình ở những trường học tư thục, trường uỷ quyền, trường chuyên , hoặc các trường tôn giáo, cũng như các trường công lập tiêu chuẩn, hoặc học tại nhà.

Tác giả: Stephen Gregory, Epoch Times
Dịch giả: Phương Chính
Đại Kỷ Nguyên
Nguồn: Trump Elected President: Here’s How He Plans to Change America - Stephen Gregory, Epoch Times

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm