Nhân Vật
Trump không biết được sự thiếu hiểu biết của mình?
Nguồn: Steven Nadler, “Donald Trump’s Unexamined Life,” Project Syndicate, 12/04/2017.
Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng
Trong Euthyphro, một trong những cuộc đối thoại thời kỳ đầu của Plato, Socrates đến toà án Athens để tự biện hộ trước những cáo buộc vu khống ông làm hư hỏng giới thanh niên thành bang và không tin vào thánh thần. Ngay trước khi đến nơi, ông đã có một cuộc gặp gỡ mà nay có thể giúp ta hiểu rõ hơn điều có thể là khiếm khuyết nghiêm trọng nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Khi gần đến toà, Socrates tình cờ gặp bạn mình, Euthyphro, một thanh niên cũng đến đây để tố cáo cha mình vì tội giết người. Euthyphro bảo Socrates rằng anh tin là mình đang làm điều đúng đắn vì, bất kể kẻ giết người là ruột thịt trong gia đình, bất kể nạn nhân là người thân hay người dưng, kẻ có tội phải bị trừng trị. Euthyphro nhấn mạnh rằng các thánh thần sẽ chấp thuận hành động của anh, vì anh đang làm điều mà một người ngoan đạo phải làm.
Nhưng Socrates, vẫn là Socrates, đã đưa lý giải của Euthyphro vào một cuộc tranh luận xa hơn về bản chất của sự ngoan đạo. Socrates tin Euthyphro sẽ không tố cáo cha ruột nếu như không hoàn toàn chắc chắn đó là một việc làm ngoan đạo. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của Socrates, Euthyphro không thể có sự chắc chắn đó trừ khi anh ta hiểu rõ ngoan đạo là gì.
Những nỗ lực nhằm định nghĩa khái niệm ngoan đạo của Euthyphro cuối cùng cũng không thể đứng vững trước những câu hỏi sắc bén của Socrates; suy cho cùng, Euthyphro thật sự không hiểu ngoan đạo là gì. Cuốn Euthyphro kết thúc bằng việc anh chàng rút lui một cách nhanh chóng và hèn nhát sau khi đột ngột nói rằng mình có việc gấp gáp hơn phải làm.
Dĩ nhiên, mục đích của Plato trong cuộc đối thoại này không phải là định nghĩa sự ngoan đạo: nếu Socrates có biết một khái niệm rõ ràng hơn những khái niệm không chấp nhận được mà Euthyphro đưa ra thì ông cũng không tiết lộ. Thay vào đó, mục đích của Plato là để chỉ ra rằng Euthyphro không ý thức được sự thiếu hiểu biết của mình về sự ngoan đạo, và vì thế Euthyphro không thể biết việc tố cáo cha mình có thật sự là điều nên làm hay không.
Sự hiểu biết xuất phát từ hành động tự đánh giá như thế rất quan trọng trong mọi quyết định được đưa ra. Một người cần phải hiểu tính đạo đức trong bất kỳ hành động nào mà mình sắp thực hiện. Và để biết điều đó, họ phải nhận thức rõ mình biết gì cũng như không biết gì. Bằng không việc đánh giá hành động của người đó là đúng hay sai sẽ là không thể.
Vì vậy, một bài học cốt lõi từ Euthyphro là có hai loại thiếu hiểu biết: không biết một hành động là đúng hay là sai; và không biết mình biết gì và không biết gì về đúng và sai.
Loại thiếu hiểu biết thứ hai – không nhận thức được sự thiếu hiểu biết của chính mình – là đặc điểm gây nhiều vấn đề nhất của Trump. Bản thân nhiều đề xuất chính sách cụ thể của Trump đã là đáng lo ngại; nhưng chúng còn đáng lo ngại hơn nếu xét những gì ông đã nói (bằng lời và qua Twitter) về một loạt những vấn đề trong nước và quốc tế.
Trump đã bộc lộ một sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về các vấn đề chính sách phức tạp: an ninh quốc gia, các vấn đề quốc tế, nhập cư, thuế, bất bình đẳng kinh tế, y tế, giáo dục, môi trường, thương mại, phá thai, các quyền tôn giáo, tự do biểu đạt, cùng rất nhiều vấn đề khác. Không bất ngờ khi cách tiếp cận đối với hầu hết những vấn đề này của chính quyền Trump cho đến lúc này đơn giản là hoàn toàn sai lầm – thậm chí là báng bổ.
Cũng như Euthyphro, Trump không chỉ nghĩ rằng ông biết những gì ông biết, và nghĩ những gì ông biết là đủ để ra quyết định hợp lý; ông hoàn toàn chắc chắn về điều đó. Thái độ tự trấn an này cho thấy ông hiếm khi dừng lại để nghĩ xem mình không biết những gì. Ông có vẻ không thể có được kiểu suy nghĩ tự nhìn lại vốn dĩ có thể giúp phát hiện những khoảng trống trong hiểu biết của mình – bước đầu tiên để mở rộng tri thức về một vấn đề.
Thái độ tự cao của Trump về nhận thức của bản thân là điều mà chúng ta vẫn khoan dung và cố gắng sửa chữa ở con trẻ. Nhưng đó không phải là nét tính cách mà người ta muốn thấy ở những người trưởng thành được giáo dục và chín chắn – và chắc chắn không phải ở người nắm giữ vị trí cao nhất ở quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Trong khi nhiệm kỳ tổng thống hỗn loạn của Trump vẫn đang tiếp diễn, có một điều chúng ta có thể chắc chắn là bất kỳ chính sách nào mà ông đưa ra, và bất kỳ hành động nào mà ông làm, cũng đều dựa trên sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng, và thậm chí là “siêu thiếu hiểu biết” (meta-ignorance). Đáng buồn là không gì có thể nguy hiểm hơn đối với nước Mỹ, các quốc gia khác, hay hành tinh này, hơn điều đó.
Steven Nadler là giáo sư ngành Triết học và Nghiên cứu Do Thái tại Đại học Wisconsin-Madison.
Copyright: Project Syndicate 2017 – Donald Trump’s Unexamined Life
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Trump không biết được sự thiếu hiểu biết của mình?
Nguồn: Steven Nadler, “Donald Trump’s Unexamined Life,” Project Syndicate, 12/04/2017.
Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng
Trong Euthyphro, một trong những cuộc đối thoại thời kỳ đầu của Plato, Socrates đến toà án Athens để tự biện hộ trước những cáo buộc vu khống ông làm hư hỏng giới thanh niên thành bang và không tin vào thánh thần. Ngay trước khi đến nơi, ông đã có một cuộc gặp gỡ mà nay có thể giúp ta hiểu rõ hơn điều có thể là khiếm khuyết nghiêm trọng nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Khi gần đến toà, Socrates tình cờ gặp bạn mình, Euthyphro, một thanh niên cũng đến đây để tố cáo cha mình vì tội giết người. Euthyphro bảo Socrates rằng anh tin là mình đang làm điều đúng đắn vì, bất kể kẻ giết người là ruột thịt trong gia đình, bất kể nạn nhân là người thân hay người dưng, kẻ có tội phải bị trừng trị. Euthyphro nhấn mạnh rằng các thánh thần sẽ chấp thuận hành động của anh, vì anh đang làm điều mà một người ngoan đạo phải làm.
Nhưng Socrates, vẫn là Socrates, đã đưa lý giải của Euthyphro vào một cuộc tranh luận xa hơn về bản chất của sự ngoan đạo. Socrates tin Euthyphro sẽ không tố cáo cha ruột nếu như không hoàn toàn chắc chắn đó là một việc làm ngoan đạo. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của Socrates, Euthyphro không thể có sự chắc chắn đó trừ khi anh ta hiểu rõ ngoan đạo là gì.
Những nỗ lực nhằm định nghĩa khái niệm ngoan đạo của Euthyphro cuối cùng cũng không thể đứng vững trước những câu hỏi sắc bén của Socrates; suy cho cùng, Euthyphro thật sự không hiểu ngoan đạo là gì. Cuốn Euthyphro kết thúc bằng việc anh chàng rút lui một cách nhanh chóng và hèn nhát sau khi đột ngột nói rằng mình có việc gấp gáp hơn phải làm.
Dĩ nhiên, mục đích của Plato trong cuộc đối thoại này không phải là định nghĩa sự ngoan đạo: nếu Socrates có biết một khái niệm rõ ràng hơn những khái niệm không chấp nhận được mà Euthyphro đưa ra thì ông cũng không tiết lộ. Thay vào đó, mục đích của Plato là để chỉ ra rằng Euthyphro không ý thức được sự thiếu hiểu biết của mình về sự ngoan đạo, và vì thế Euthyphro không thể biết việc tố cáo cha mình có thật sự là điều nên làm hay không.
Sự hiểu biết xuất phát từ hành động tự đánh giá như thế rất quan trọng trong mọi quyết định được đưa ra. Một người cần phải hiểu tính đạo đức trong bất kỳ hành động nào mà mình sắp thực hiện. Và để biết điều đó, họ phải nhận thức rõ mình biết gì cũng như không biết gì. Bằng không việc đánh giá hành động của người đó là đúng hay sai sẽ là không thể.
Vì vậy, một bài học cốt lõi từ Euthyphro là có hai loại thiếu hiểu biết: không biết một hành động là đúng hay là sai; và không biết mình biết gì và không biết gì về đúng và sai.
Loại thiếu hiểu biết thứ hai – không nhận thức được sự thiếu hiểu biết của chính mình – là đặc điểm gây nhiều vấn đề nhất của Trump. Bản thân nhiều đề xuất chính sách cụ thể của Trump đã là đáng lo ngại; nhưng chúng còn đáng lo ngại hơn nếu xét những gì ông đã nói (bằng lời và qua Twitter) về một loạt những vấn đề trong nước và quốc tế.
Trump đã bộc lộ một sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về các vấn đề chính sách phức tạp: an ninh quốc gia, các vấn đề quốc tế, nhập cư, thuế, bất bình đẳng kinh tế, y tế, giáo dục, môi trường, thương mại, phá thai, các quyền tôn giáo, tự do biểu đạt, cùng rất nhiều vấn đề khác. Không bất ngờ khi cách tiếp cận đối với hầu hết những vấn đề này của chính quyền Trump cho đến lúc này đơn giản là hoàn toàn sai lầm – thậm chí là báng bổ.
Cũng như Euthyphro, Trump không chỉ nghĩ rằng ông biết những gì ông biết, và nghĩ những gì ông biết là đủ để ra quyết định hợp lý; ông hoàn toàn chắc chắn về điều đó. Thái độ tự trấn an này cho thấy ông hiếm khi dừng lại để nghĩ xem mình không biết những gì. Ông có vẻ không thể có được kiểu suy nghĩ tự nhìn lại vốn dĩ có thể giúp phát hiện những khoảng trống trong hiểu biết của mình – bước đầu tiên để mở rộng tri thức về một vấn đề.
Thái độ tự cao của Trump về nhận thức của bản thân là điều mà chúng ta vẫn khoan dung và cố gắng sửa chữa ở con trẻ. Nhưng đó không phải là nét tính cách mà người ta muốn thấy ở những người trưởng thành được giáo dục và chín chắn – và chắc chắn không phải ở người nắm giữ vị trí cao nhất ở quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Trong khi nhiệm kỳ tổng thống hỗn loạn của Trump vẫn đang tiếp diễn, có một điều chúng ta có thể chắc chắn là bất kỳ chính sách nào mà ông đưa ra, và bất kỳ hành động nào mà ông làm, cũng đều dựa trên sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng, và thậm chí là “siêu thiếu hiểu biết” (meta-ignorance). Đáng buồn là không gì có thể nguy hiểm hơn đối với nước Mỹ, các quốc gia khác, hay hành tinh này, hơn điều đó.
Steven Nadler là giáo sư ngành Triết học và Nghiên cứu Do Thái tại Đại học Wisconsin-Madison.
Copyright: Project Syndicate 2017 – Donald Trump’s Unexamined Life