Hình Ảnh & Sự Kiện
Trung Cộng lo lắng khi dân Nhật đi bầu
Trung Cộng lo lắng khi dân Nhật đi bầu
Ngô Nhân Dụng
Ðảng Cộng sản Trung Hoa sẽ chăm chú theo dõi cuộc bỏ phiếu ngày mai, Chủ Nhật, 21 Tháng Bẩy, 2013 ở Nhật Bản. Dân Nhật sẽ đi bỏ phiếu chọn 121 nghị sĩ, một nửa trong số 242 nghị sĩ Thượng Viện.
Bắc Kinh sẽ đặc biệt chú ý tới số phiếu bầu cho một nghị sĩ đang tái tranh cử, ông Masahisa Sato, 52 tuổi. Nếu tỷ lệ phiếu bầu cho ông Sato tăng vọt lên, thì Bắc Kinh rất lo ngại. Vì trong cuộc vận động tranh cử, ông từng trình bày Nhật Bản như một hàng rào ngăn cản không cho Trung Quốc bành trướng.
Ðể tạo ấn tượng mạnh với cử tri, Nghị Sĩ Sato chiếu lên tường một tấm bản đồ ngược, để người coi thấy các hòn đảo Nhật Bản giống thật như một hàng rào ngăn giữa Trung Quốc và Thái Bình Dương rộng lớn. Thuật lại những tranh chấp giữa hai nước Nhật và Tàu về các hòn đảo Senkaku (tên Trung Hoa là Ðiếu Ngư), ông cảnh cáo: “Quyết tâm bảo vệ lãnh thổ quốc gia của chúng ta đang bị thử thách!”
Masahisa Sato là một cựu đại tá trong “Lực Lượng Tự Phòng Thủ,” tên gọi quân đội Nhật hiện nay. Ông nổi tiếng từ năm 2004, khi cầm đầu toán binh sĩ Nhật đến giúp Mỹ trong chiến trường Iraq, chỉ làm các công tác dân sự.
Hình ảnh ông đại tá mang bộ ria mép xuất hiện hàng ngày trên màn ảnh ti vi trở thành quen thuộc với dân chúng, ông được đặt tên là Ðại Tá Ria khi ra tranh cử năm 2007. Sau sáu năm, ông ứng cử lại, mở màn cuộc vận động bằng một bài diễn thuyết ngay trước trụ sở Bộ Quốc Phòng Nhật, một điều chưa có ứng cử viên nào làm. Chắc ông sẽ thắng vì ông đang nhấn mạnh với cử tri: Lòng yêu nước và vai trò quan trọng của quân đội. Ðó là những đề tài người Nhật thường tránh không nói tới từ năm 1945 tới nay.
Ứng cử viên Masahisa Sato kêu gọi lòng ái quốc bằng cả hình ảnh các phi công “Thần Phong Cảm Tử” (kamikaze) thời cuối Ðại Chiến Thứ Hai. Ông đọc cho mọi người nghe lá thư tuyệt mệnh của một phi công viết cho đưa con gái; trước khi anh ta lên máy bay tự sát. Anh ta gắn một con búp bê trên kệ máy bay trước mặt, đồ chơi thân thiết mà con gái vẫn ôm hàng ngày, để được nhìn hình ảnh này trước khi lao vào chiến hạm Mỹ mà chết. Anh nhắn lại đứa con: “Con đừng nghĩ mình là một đứa trẻ mồ côi! Cha lúc nào cũng bảo vệ cho con được sống an lành!”
Trước các thính giả rưng rưng nước mắt, Sato tuyên bố: Chúng ta cũng có một dân tộc đang cần bảo vệ! Chúng ta phải quyết tầm gìn giữ đất nước này để trao lại cho thế hệ mai sau!” Nhưng hiện nay Nhật Bản đang bị ai đe dọa mà lo giữ gìn đất nước? Ai cũng biết, mối đe dọa là chính quyền Cộng sản Trung Quốc.
Nếu ngày mai tỷ số thắng cử của Masahisa Sato tăng lên quá cao so với kỳ bầu cử trước, chắc giới lãnh đạo Cộng sản Bắc Kinh sẽ phải bàn nhau đối phó. Vì những lời hùng biện của Sato cũng ngầm chứa trong chương trình tranh cử của đảng Dân Chủ Tự Do do Thủ Tướng Shinzo Abe cầm đầu. Liên minh giữa đảng này và đảng Komei đang được 60% cử tri Nhật ủng hộ, thế nào ngày mai họ cũng thắng. Mấy tuần trước, họ đã thắng lớn trong cuộc bầu cử các hội đồng thị xã. Dân Nhật Bản đang hài lòng vì kinh tế được cải thiện nhờ các biện pháp mới của Shinzo Abe.
Lúc ông lên làm thủ tướng vào cuối năm ngoái, chỉ số Thị trường Chứng khoán Nikkei là 10,230; hiện nay Nikkei đã lên 15,627. Nếu chiếm được 72 trong số 121 ghế sắp bầu thì liên minh của Abe sẽ chiếm đa số quyết định ở Thượng Viện, để có đủ 2 phần 3 số phiếu nếu muốn tu chính bản Hiến Pháp năm 1947.
Trong bản Hiến Pháp này, do quân đội chiếm đóng Mỹ soạn và được Quốc Hội Nhật phê chuẩn, Thiên Hoàng ban hành, điều số 9 nói nước Nhật từ bỏ quyền gây chiến và cấm xây dựng lực lượng quân sự. Trong 60 năm qua dân chúng Nhật vẫn ủng hộ bản“Hiến Pháp hòa bình” nhưng thái độ của họ đã thay đổi. Số người chống việc xóa bỏ điều 9 đã giảm xuống trong những năm từ 2006, 2008 đến 2013: 67%, xuống 58%, rồi 56%. Số người đồng ý xóa bỏ đã tăng lên: 27%, 31%, nay lên 36%. Thủ Tướng Shinzo Abe chưa nói đến việc xóa bỏ điều 9 Hiến Pháp, nhưng ông đã ngỏ ý muốn thay đổi điều số 96, cho phép Quốc Hội tu chính Hiến Pháp với tỷ số quá bán, không cần đến 2 phần ba số đại biểu. Ðề nghị này có thể mở đường cho việc thay đổi điều 9 trong tương lai được dễ dàng hơn.
Mà đó là điều khiến chính quyền Trung Cộng lo ngại. Dân Trung Hoa vẫn chưa quên mối nhục bị quân Nhật xâm lăng từ năm 1937, chỉ rút đi sau khi bị Mỹ đánh bại năm 1945. Dù nước Nhật không thay đổi bản “Hiến Pháp hòa bình” nhưng nếu họ gia tăng sức mạnh quân sự thì quân đội Trung Quốc cũng sẽ khó lòng đóng vai trò trấn áp trong miền Ðông Châu Á; trong khi vẫn phải lo đương đầu với quân đội Nga. Viện Nghiên Cứu Hòa Bình ở Stockholm đánh giá chi tiêu về quân sự của Nhật hiện đứng hàng thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh quốc, mặc dù vẫn thi hành đúng bản “Hiến Pháp hòa bình.” Nếu nước Nhật tăng cường ngân sách quốc phòng thì họ sẽ tiến lên rất nhanh, trong một thời gian ngắn có thể sẽ chỉ đứng sau Mỹ. Dư luận dân chúng Nhật cho thấy trước đây ba năm chỉ có 14% ủng hộ việc gia tăng sức mạnh quân sự, nhưng năm nay tỷ số ủng hộ đã lên tới 25%.
Ông Shinzo Abe chủ trương gia tăng lực lượng võ trang của Nhật, từng bước nhỏ một. Trong khi chờ đợi xóa điều 9 trong Hiến Pháp, chính phủ Abe có thể sẽ giải thích điều này một cách rộng rãi hơn, với những thay đổi nho nhỏ giúp cho guồng máy quân sự của nước Nhật phát triển mạnh hơn. Ông có thể sẽ yêu cầu sửa danh xưng, thay vì Lực Lượng Phòng Thủ sẽ gọi là thẳng là Quân Ðội Phòng Thủ, để người dân quen dần với danh xưng mới. Trước đây các chính phủ Nhật đã thay đổi lối giải thích điều số 9 nhiều lần. Thí dụ, năm 2003, họ đã gửi quân sang Iraq, dù Hiến Pháp cấm việc đưa quân đi đóng ở nước ngoài. Ðảng Dân Chủ Tự Do hứa sẽ tăng cường quân lực “về lượng và về phẩm,” điều này có thể hiểu theo cách nào cũng được, khi mà liên minh cầm quyền chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc Hội.
Trong khi đó, các ứng cử viên như cựu Ðại Tá Masahisa Sato lớn tiếng đề cao uy tín và hô hào gia tăng sức mạnh “tự phòng thủ” của quân đội Nhật. Ðây là một lợi khí tranh cử rất hiệu quả, vì trúng ý của người dân. Trước những tin tức về tranh chấp ở Senkaku, người Nhật nhìn quân đội với con mắt cảm phục hơn. Vai trò các quân nhân đóng trong việc cứu giúp nạn nhân trận động đất và sóng thần tsunami sau khi nhà máy điện nguyên tử nổ năm 2011 càng tăng uy tín của quân đội. Một cuộc nghiên cứu dư luận năm 2012 của Pew Research cho thấy quân đội là định chế được dân Nhật kính trọng nhất, 89%, so với 67% năm năm trước đó. Năm nay, quân đội Nhật tuyển mộ gần 10 ngàn tân binh, có 34 ngàn người xin vào lính, tăng 62% so với ba năm trước đây.
Chính phủ Nhật muốn thay đổi thái độ của dân Nhật đối với các quân nhân. Một phần vì tinh thần “phản chiến” và bản “Hiến Pháp hòa bình,” các quân nhân Nhật Bản hiện nay mặc thường phục khi đi làm, chỉ khi vào doanh trại mới mặc quân phục. Năm ngoái, Bộ Quốc Phòng đã tổ chức một cuộc “tập trận,” lần đầu tiên, ngay trong thành phố Tokyo, để cho dân trông thấy hình ảnh các quân nhân mặc đồ trận, mang súng và mặt ngụy trang, biểu diễn giữa các khu dân cư. Một huynh trưởng Hướng Ðạo Nhật, ông Susumu Fujiwara, đã thành lập một tổ chức cổ động tình yêu nước trong giới thanh niên, và ủng hộ quân đội. Ông nói với một nhà báo Mỹ, “Tôi hy vọng có ngày các quân nhân sẽ hãnh diện mặc quân phục đi ngoài đường, giống như các người lính Mỹ.”
Chính thái độ luận của người dân cũng đang thay đổi. Một cuốn tiểu thuyết đang bán chạy kể chuyện một thanh niên thời nay đi nghiên cứu để tìm hiểu về ông nội mình, một phi công thần phong cảm tử thời Thế Chiến Thứ Hai. Thủ Tướng Abe đã khen ngợi tác giả, nhà văn Naoki Hyakuta; và cuốn phim sắp được làm thành phim. Gần đây, có bữa tiệc mặt nhằm mục đích “mai mối,” giới thiệu các cô gái cho các quân nhân trong trại lính Yokosuka. Ban tổ chức cho biết có 80 anh lính độc thân đang kén vợ, nhưng đã có hơn một ngàn cô gái đến dự!
Trả lời nhật báo Wall Street Journal, ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Itsunori Onodera nói rằng thái độ dân Nhật đối với điều 9 trong Hiến Pháp đã thay đổi rất mạnh trong mấy năm gần đây. Một Bạch Thư của Bộ Quốc Phòng Nhật Bản mới công bố đề cập tới việc thành lập một lực lượng chuyên về “đổ bộ,” giống như Thủy Quân Lục Chiến Mỹ; và phải gia tăng khả năng “tấn công trước” của quân đội Nhật. Cả hai điều này rất khó được coi là có mục đích “tự phòng thủ.”
Khi đọc tin về ngân sách quốc phòng Nhật gia tăng, phản ứng đầu tiên của chính phủ Bắc Kinh là “tỏ ý lo ngại;” nhưng không nói gì hơn. Chính phủ Mỹ giữ im lặng. Nhưng chúng ta biết rằng nước Mỹ đang giảm ngân sách quân sự, và không mong gì hơn là các nước giầu như Nhật Bản và Úc (Australia) sẽ chia sẻ gánh nặng về an ninh trong vùng phía Tây của Thái Bình Dương.
Ðối với quyền lợi nước Việt Nam hiện nay, chủ trương tăng gia lực lượng quân sự là một dấu hiệu đáng mừng.
Khi quân lực Nhật mạnh hơn, bộ máy chiến tranh của Trung Cộng sẽ phải chia bớt lực lượng để đối phó với kẻ thù cũ của họ. Khi đó, áp lực của Trung Cộng về phía Nam sẽ giảm bớt. Nhật Bản cũng cần đến con đường giao thương qua Biển Ðông của nước ta không khác gì Trung Quốc. Họ sẽ là một lực cản không cho chính quyền Trung Cộng chiếm địa vị bá chủ trong vùng Ðông Nam Á.
Cho nên, cả người Việt Nam cũng nên quan tâm đến cuộc bỏ phiếu của dân Nhật ngày mai.
Nguồn : Người Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Trung Cộng lo lắng khi dân Nhật đi bầu
Trung Cộng lo lắng khi dân Nhật đi bầu
Ngô Nhân Dụng
Ðảng Cộng sản Trung Hoa sẽ chăm chú theo dõi cuộc bỏ phiếu ngày mai, Chủ Nhật, 21 Tháng Bẩy, 2013 ở Nhật Bản. Dân Nhật sẽ đi bỏ phiếu chọn 121 nghị sĩ, một nửa trong số 242 nghị sĩ Thượng Viện.
Bắc Kinh sẽ đặc biệt chú ý tới số phiếu bầu cho một nghị sĩ đang tái tranh cử, ông Masahisa Sato, 52 tuổi. Nếu tỷ lệ phiếu bầu cho ông Sato tăng vọt lên, thì Bắc Kinh rất lo ngại. Vì trong cuộc vận động tranh cử, ông từng trình bày Nhật Bản như một hàng rào ngăn cản không cho Trung Quốc bành trướng.
Ðể tạo ấn tượng mạnh với cử tri, Nghị Sĩ Sato chiếu lên tường một tấm bản đồ ngược, để người coi thấy các hòn đảo Nhật Bản giống thật như một hàng rào ngăn giữa Trung Quốc và Thái Bình Dương rộng lớn. Thuật lại những tranh chấp giữa hai nước Nhật và Tàu về các hòn đảo Senkaku (tên Trung Hoa là Ðiếu Ngư), ông cảnh cáo: “Quyết tâm bảo vệ lãnh thổ quốc gia của chúng ta đang bị thử thách!”
Masahisa Sato là một cựu đại tá trong “Lực Lượng Tự Phòng Thủ,” tên gọi quân đội Nhật hiện nay. Ông nổi tiếng từ năm 2004, khi cầm đầu toán binh sĩ Nhật đến giúp Mỹ trong chiến trường Iraq, chỉ làm các công tác dân sự.
Hình ảnh ông đại tá mang bộ ria mép xuất hiện hàng ngày trên màn ảnh ti vi trở thành quen thuộc với dân chúng, ông được đặt tên là Ðại Tá Ria khi ra tranh cử năm 2007. Sau sáu năm, ông ứng cử lại, mở màn cuộc vận động bằng một bài diễn thuyết ngay trước trụ sở Bộ Quốc Phòng Nhật, một điều chưa có ứng cử viên nào làm. Chắc ông sẽ thắng vì ông đang nhấn mạnh với cử tri: Lòng yêu nước và vai trò quan trọng của quân đội. Ðó là những đề tài người Nhật thường tránh không nói tới từ năm 1945 tới nay.
Ứng cử viên Masahisa Sato kêu gọi lòng ái quốc bằng cả hình ảnh các phi công “Thần Phong Cảm Tử” (kamikaze) thời cuối Ðại Chiến Thứ Hai. Ông đọc cho mọi người nghe lá thư tuyệt mệnh của một phi công viết cho đưa con gái; trước khi anh ta lên máy bay tự sát. Anh ta gắn một con búp bê trên kệ máy bay trước mặt, đồ chơi thân thiết mà con gái vẫn ôm hàng ngày, để được nhìn hình ảnh này trước khi lao vào chiến hạm Mỹ mà chết. Anh nhắn lại đứa con: “Con đừng nghĩ mình là một đứa trẻ mồ côi! Cha lúc nào cũng bảo vệ cho con được sống an lành!”
Trước các thính giả rưng rưng nước mắt, Sato tuyên bố: Chúng ta cũng có một dân tộc đang cần bảo vệ! Chúng ta phải quyết tầm gìn giữ đất nước này để trao lại cho thế hệ mai sau!” Nhưng hiện nay Nhật Bản đang bị ai đe dọa mà lo giữ gìn đất nước? Ai cũng biết, mối đe dọa là chính quyền Cộng sản Trung Quốc.
Nếu ngày mai tỷ số thắng cử của Masahisa Sato tăng lên quá cao so với kỳ bầu cử trước, chắc giới lãnh đạo Cộng sản Bắc Kinh sẽ phải bàn nhau đối phó. Vì những lời hùng biện của Sato cũng ngầm chứa trong chương trình tranh cử của đảng Dân Chủ Tự Do do Thủ Tướng Shinzo Abe cầm đầu. Liên minh giữa đảng này và đảng Komei đang được 60% cử tri Nhật ủng hộ, thế nào ngày mai họ cũng thắng. Mấy tuần trước, họ đã thắng lớn trong cuộc bầu cử các hội đồng thị xã. Dân Nhật Bản đang hài lòng vì kinh tế được cải thiện nhờ các biện pháp mới của Shinzo Abe.
Lúc ông lên làm thủ tướng vào cuối năm ngoái, chỉ số Thị trường Chứng khoán Nikkei là 10,230; hiện nay Nikkei đã lên 15,627. Nếu chiếm được 72 trong số 121 ghế sắp bầu thì liên minh của Abe sẽ chiếm đa số quyết định ở Thượng Viện, để có đủ 2 phần 3 số phiếu nếu muốn tu chính bản Hiến Pháp năm 1947.
Trong bản Hiến Pháp này, do quân đội chiếm đóng Mỹ soạn và được Quốc Hội Nhật phê chuẩn, Thiên Hoàng ban hành, điều số 9 nói nước Nhật từ bỏ quyền gây chiến và cấm xây dựng lực lượng quân sự. Trong 60 năm qua dân chúng Nhật vẫn ủng hộ bản“Hiến Pháp hòa bình” nhưng thái độ của họ đã thay đổi. Số người chống việc xóa bỏ điều 9 đã giảm xuống trong những năm từ 2006, 2008 đến 2013: 67%, xuống 58%, rồi 56%. Số người đồng ý xóa bỏ đã tăng lên: 27%, 31%, nay lên 36%. Thủ Tướng Shinzo Abe chưa nói đến việc xóa bỏ điều 9 Hiến Pháp, nhưng ông đã ngỏ ý muốn thay đổi điều số 96, cho phép Quốc Hội tu chính Hiến Pháp với tỷ số quá bán, không cần đến 2 phần ba số đại biểu. Ðề nghị này có thể mở đường cho việc thay đổi điều 9 trong tương lai được dễ dàng hơn.
Mà đó là điều khiến chính quyền Trung Cộng lo ngại. Dân Trung Hoa vẫn chưa quên mối nhục bị quân Nhật xâm lăng từ năm 1937, chỉ rút đi sau khi bị Mỹ đánh bại năm 1945. Dù nước Nhật không thay đổi bản “Hiến Pháp hòa bình” nhưng nếu họ gia tăng sức mạnh quân sự thì quân đội Trung Quốc cũng sẽ khó lòng đóng vai trò trấn áp trong miền Ðông Châu Á; trong khi vẫn phải lo đương đầu với quân đội Nga. Viện Nghiên Cứu Hòa Bình ở Stockholm đánh giá chi tiêu về quân sự của Nhật hiện đứng hàng thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh quốc, mặc dù vẫn thi hành đúng bản “Hiến Pháp hòa bình.” Nếu nước Nhật tăng cường ngân sách quốc phòng thì họ sẽ tiến lên rất nhanh, trong một thời gian ngắn có thể sẽ chỉ đứng sau Mỹ. Dư luận dân chúng Nhật cho thấy trước đây ba năm chỉ có 14% ủng hộ việc gia tăng sức mạnh quân sự, nhưng năm nay tỷ số ủng hộ đã lên tới 25%.
Ông Shinzo Abe chủ trương gia tăng lực lượng võ trang của Nhật, từng bước nhỏ một. Trong khi chờ đợi xóa điều 9 trong Hiến Pháp, chính phủ Abe có thể sẽ giải thích điều này một cách rộng rãi hơn, với những thay đổi nho nhỏ giúp cho guồng máy quân sự của nước Nhật phát triển mạnh hơn. Ông có thể sẽ yêu cầu sửa danh xưng, thay vì Lực Lượng Phòng Thủ sẽ gọi là thẳng là Quân Ðội Phòng Thủ, để người dân quen dần với danh xưng mới. Trước đây các chính phủ Nhật đã thay đổi lối giải thích điều số 9 nhiều lần. Thí dụ, năm 2003, họ đã gửi quân sang Iraq, dù Hiến Pháp cấm việc đưa quân đi đóng ở nước ngoài. Ðảng Dân Chủ Tự Do hứa sẽ tăng cường quân lực “về lượng và về phẩm,” điều này có thể hiểu theo cách nào cũng được, khi mà liên minh cầm quyền chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc Hội.
Trong khi đó, các ứng cử viên như cựu Ðại Tá Masahisa Sato lớn tiếng đề cao uy tín và hô hào gia tăng sức mạnh “tự phòng thủ” của quân đội Nhật. Ðây là một lợi khí tranh cử rất hiệu quả, vì trúng ý của người dân. Trước những tin tức về tranh chấp ở Senkaku, người Nhật nhìn quân đội với con mắt cảm phục hơn. Vai trò các quân nhân đóng trong việc cứu giúp nạn nhân trận động đất và sóng thần tsunami sau khi nhà máy điện nguyên tử nổ năm 2011 càng tăng uy tín của quân đội. Một cuộc nghiên cứu dư luận năm 2012 của Pew Research cho thấy quân đội là định chế được dân Nhật kính trọng nhất, 89%, so với 67% năm năm trước đó. Năm nay, quân đội Nhật tuyển mộ gần 10 ngàn tân binh, có 34 ngàn người xin vào lính, tăng 62% so với ba năm trước đây.
Chính phủ Nhật muốn thay đổi thái độ của dân Nhật đối với các quân nhân. Một phần vì tinh thần “phản chiến” và bản “Hiến Pháp hòa bình,” các quân nhân Nhật Bản hiện nay mặc thường phục khi đi làm, chỉ khi vào doanh trại mới mặc quân phục. Năm ngoái, Bộ Quốc Phòng đã tổ chức một cuộc “tập trận,” lần đầu tiên, ngay trong thành phố Tokyo, để cho dân trông thấy hình ảnh các quân nhân mặc đồ trận, mang súng và mặt ngụy trang, biểu diễn giữa các khu dân cư. Một huynh trưởng Hướng Ðạo Nhật, ông Susumu Fujiwara, đã thành lập một tổ chức cổ động tình yêu nước trong giới thanh niên, và ủng hộ quân đội. Ông nói với một nhà báo Mỹ, “Tôi hy vọng có ngày các quân nhân sẽ hãnh diện mặc quân phục đi ngoài đường, giống như các người lính Mỹ.”
Chính thái độ luận của người dân cũng đang thay đổi. Một cuốn tiểu thuyết đang bán chạy kể chuyện một thanh niên thời nay đi nghiên cứu để tìm hiểu về ông nội mình, một phi công thần phong cảm tử thời Thế Chiến Thứ Hai. Thủ Tướng Abe đã khen ngợi tác giả, nhà văn Naoki Hyakuta; và cuốn phim sắp được làm thành phim. Gần đây, có bữa tiệc mặt nhằm mục đích “mai mối,” giới thiệu các cô gái cho các quân nhân trong trại lính Yokosuka. Ban tổ chức cho biết có 80 anh lính độc thân đang kén vợ, nhưng đã có hơn một ngàn cô gái đến dự!
Trả lời nhật báo Wall Street Journal, ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Itsunori Onodera nói rằng thái độ dân Nhật đối với điều 9 trong Hiến Pháp đã thay đổi rất mạnh trong mấy năm gần đây. Một Bạch Thư của Bộ Quốc Phòng Nhật Bản mới công bố đề cập tới việc thành lập một lực lượng chuyên về “đổ bộ,” giống như Thủy Quân Lục Chiến Mỹ; và phải gia tăng khả năng “tấn công trước” của quân đội Nhật. Cả hai điều này rất khó được coi là có mục đích “tự phòng thủ.”
Khi đọc tin về ngân sách quốc phòng Nhật gia tăng, phản ứng đầu tiên của chính phủ Bắc Kinh là “tỏ ý lo ngại;” nhưng không nói gì hơn. Chính phủ Mỹ giữ im lặng. Nhưng chúng ta biết rằng nước Mỹ đang giảm ngân sách quân sự, và không mong gì hơn là các nước giầu như Nhật Bản và Úc (Australia) sẽ chia sẻ gánh nặng về an ninh trong vùng phía Tây của Thái Bình Dương.
Ðối với quyền lợi nước Việt Nam hiện nay, chủ trương tăng gia lực lượng quân sự là một dấu hiệu đáng mừng.
Khi quân lực Nhật mạnh hơn, bộ máy chiến tranh của Trung Cộng sẽ phải chia bớt lực lượng để đối phó với kẻ thù cũ của họ. Khi đó, áp lực của Trung Cộng về phía Nam sẽ giảm bớt. Nhật Bản cũng cần đến con đường giao thương qua Biển Ðông của nước ta không khác gì Trung Quốc. Họ sẽ là một lực cản không cho chính quyền Trung Cộng chiếm địa vị bá chủ trong vùng Ðông Nam Á.
Cho nên, cả người Việt Nam cũng nên quan tâm đến cuộc bỏ phiếu của dân Nhật ngày mai.
Nguồn : Người Việt