Tham Khảo
Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Ngày 28/4/2017, Thời báo Hoàn Cầu phát xã luận dưới tiêu đề “Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên có thể xấu đi, Trung Quốc cần có chuẩn bị”. Toàn văn như sau:
Việc Trung Quốc chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã trở thành một sự thực các bên đều thấy. Nếu Triều Tiên tiếp tục triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa thì tất nhiên Trung Quốc sẽ ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) trừng phạt Triều Tiên nghiêm khắc hơn.
Mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ ngày Kim Jong Un đảm nhiệm chức trách người lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên, cho tới nay hai nước Trung-Triều chưa có cuộc gặp cấp cao nhất nào, kênh liên lạc ngoại giao giữa hai nước tuy vẫn thông suốt nhưng lòng tin chiến lược giữa hai bên không còn lại bao nhiêu, sự giao lưu xuất hiện trở ngại nghiêm trọng.
Khi tình hình bán đảo ngày một xấu đi, mối quan hệ Trung-Triều rất có thể sẽ tồi tệ hơn hiện nay, Bình Nhưỡng có thể sẽ công khai phê bình chỉ tên Bắc Kinh, thậm chí có một số động tác không hữu hảo, phía Trung Quốc nên chuẩn bị đối phó với tình hình đó.
Hai nước Trung-Triều từng có mối tình hữu nghị kết bằng máu nóng, tương ứng với logic địa chính trị Đông Bắc Á hồi thế kỷ trước, cũng như phù hợp với lợi ích quốc gia của hai nước Trung-Triều hồi đó. Mối quan hệ Trung-Triều ngày nay trước tiên nên là mối quan hệ quốc gia bình thường, hai nước cũng có thể trên cơ sở đó trở thành bạn bè thân thiết hơn với nhau, nhưng tiền đề của việc đó ắt phải là việc không đi ngược lợi ích quốc gia của Trung Quốc, không để Bắc Kinh phải trả giá vì chính sách cực đoan của Bình Nhưỡng.
Việc Triều Tiên sở hữu hạt nhân sẽ vi phạm nghiêm trọng lợi ích quốc gia của Trung Quốc, hơn nữa việc đó bị HĐBA nhất trí phản đối. Bình Nhưỡng muốn Bắc Kinh dung túng họ triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa, muốn đòi Trung Quốc từ chối tham gia sự trừng phạt của HĐBA, đây là điều Trung Quốc quyết không thể nào đồng ý.
Vấn đề bán đảo Triều Tiên về tổng thể là sự thể hiện mâu thuẫn Mỹ-Triều, nhưng việc Triều Tiên làm thí nghiệm hạt nhân ở địa điểm cách biên giới Trung Quốc chưa đến 100 km đã đe dọa an toàn vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngoài ra việc Triều Tiên phát triển công nghệ tên lửa đã kích thích tình hình Đông Bắc Á, đem lại cho Mỹ cái cớ để tăng cường sự bố trí chiến lược ở vùng này. Tất cả những điều đó làm cho Trung Quốc không thể đứng ngoài [vấn đề bán đảo Triều Tiên].
Thái độ của Trung Quốc phản đối Triều Tiên sở hữu hạt nhân không được có chút nào buông lỏng. Mối quan hệ Trung-Triều bị tổn hại, và cũng vì vấn đề tên lửa THAAD mà mối quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc nhanh chóng xấu đi, Trung Quốc đồng thời căng thẳng với cả hai miền Nam Bắc bán đảo Triều Tiên, hơn nữa chúng ta còn giống như “giúp tay cho Mỹ”, mất công sức mà không được lòng thiên hạ, một số người Trung Quốc thắc mắc về chuyện này. Nhưng phải nói rõ một điều: Trung Quốc-Mỹ mỗi nước đều có lợi ích chiến lược của mình, khác nhau rất lớn, thế nhưng trên vấn đề phản đối Triều Tiên phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa, hai bên đích thực có lợi ích chung. Bắc Kinh gây sức ép với Bình Nhưỡng trước tiên là để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình chứ không phải là “làm công cho Mỹ”.
Mối quan hệ Trung-Triều xấu đi khiến một số người Trung Quốc lo ngại, điều đó làm cho Trung Quốc càng không có con bài để chơi với Mỹ và Hàn Quốc, cũng sẽ làm cho Trung Quốc để mất tấm bình phong chiến lược ở Đông Bắc Á. Cần thấy là ít nhất thì Triều Tiên trước mắt đã đi ngược lại lợi ích chiến lược của Trung Quốc, nhưng xét về lâu dài thì có thể khẳng định quyền chủ động trong mối quan hệ Trung-Triều vẫn nằm trong tay Trung Quốc. Chỉ cần Triều Tiên từ bỏ hạt nhân thì mối quan hệ Trung-Triều sẽ rất dễ dàng trở lại quỹ đạo chính, Bắc Kinh sẽ khuyến khích Bình Nhưỡng có thái độ mềm dẻo trên vấn đề hạt nhân.
Nếu vấn đề hạt nhân Triều Tiên tiếp tục nóng lên, cuối cùng bán đảo này khó tránh khỏi nguy cơ nổ ra chiến tranh. Cuộc chiến đó mang lại cho Trung Quốc những rủi ro nghiêm trọng hơn nhiều so với những rắc rối mang lại từ việc nghiêm khắc trừng phạt Triều Tiên. Nếu Trung Quốc bây giờ không gắng sức thì trong tương lai, sự lựa chọn sẽ càng khó khăn.
Bình Nhưỡng sẽ có thể có phản ứng lớn nhất như thế nào đối với sự trừng phạt của Trung Quốc? Chúng ta tin rằng việc Trung Quốc tiếp tục trừng phạt Triều Tiên có sự khác nhau về chất so với việc Mỹ-Hàn Quốc tiến hành đe dọa quân sự Triều Tiên. Chỉ cần Triều Tiên còn một chút lý trí thì họ sẽ không đi tới bước đường đối lập quân sự với Trung Quốc. Nếu Bình Nhưỡng đẩy mâu thuẫn Trung-Triều tới sự tiếp tục thay đổi về chất một cách mất lý trí hơn, thì Trung Quốc có đủ năng lực để chế ngự tình thế, bảo đảm an ninh quốc gia của mình.
Chỉ cần Trung Quốc triệt để phá tan ảo tưởng của Bình Nhưỡng cho rằng có thể dùng biện pháp ngoại giao để thúc đẩy Bắc Kinh nới lỏng sự trừng phạt [Triều Tiên], thì sự uy nghiêm của Trung Quốc đối với Triều Tiên sẽ được xác lập và phát huy tác dụng. Triều Tiên sẽ phải một lần nữa lựa chọn giữa con đường bị cô lập lâu dài không thể nào đảo ngược và một con đường khác bảo đảm an ninh quốc gia của họ.
Cố nhiên, mục đích thực sự của Trung Quốc là “hai bên [Triều Tiên và Mỹ-Hàn] đều dừng lại”. Mỹ-Hàn Quốc không ngừng tăng cường bố trí quân sự ở bán đảo Triều Tiên là đi ngược với việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Trong tay Trung Quốc không có nhiều quân bài để gây sức ép với Mỹ-Hàn Quốc. Thúc đẩy Mỹ-Hàn Quốc đi song song với các cố gắng của Trung Quốc là một thách thức khác mà Bắc Kinh đang đối mặt.
Cần nói rõ với Mỹ-Hàn Quốc rằng Trung Quốc không phải là chiếc chìa khóa chủ yếu trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Trung Quốc cũng quyết không lấy lợi ích của Mỹ-Hàn Quốc làm điểm xuất phát để ấn định chính sách đối với Triều Tiên. Cách suy nghĩ của Mỹ-Hàn Quốc phải đi gần với cách suy nghĩ của phía Trung Quốc, chứ không phải là mối quan hệ bên này áp đảo bên kia. Bắc Kinh mong muốn giúp tìm ra mẫu số chung lớn nhất cho lợi ích và chủ trương của các bên. Nếu thất bại thì tình thế bán đảo Triều Tiên sẽ cuối cùng đi tới một ván bài ngửa, Trung Quốc đã không sợ Triều Tiên lại cũng không sợ Mỹ-Hàn Quốc. Chúng ta có đủ sức mạnh trả đũa bất kỳ bên nào mặc ý giẫm đạp lên lằn ranh giới đỏ lợi ích của Trung Quốc.
Nguồn: 社评:中朝关系或更糟糕,中国应有所准备 2017-04-28 环球时报
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Ngày 28/4/2017, Thời báo Hoàn Cầu phát xã luận dưới tiêu đề “Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên có thể xấu đi, Trung Quốc cần có chuẩn bị”. Toàn văn như sau:
Việc Trung Quốc chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã trở thành một sự thực các bên đều thấy. Nếu Triều Tiên tiếp tục triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa thì tất nhiên Trung Quốc sẽ ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) trừng phạt Triều Tiên nghiêm khắc hơn.
Mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ ngày Kim Jong Un đảm nhiệm chức trách người lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên, cho tới nay hai nước Trung-Triều chưa có cuộc gặp cấp cao nhất nào, kênh liên lạc ngoại giao giữa hai nước tuy vẫn thông suốt nhưng lòng tin chiến lược giữa hai bên không còn lại bao nhiêu, sự giao lưu xuất hiện trở ngại nghiêm trọng.
Khi tình hình bán đảo ngày một xấu đi, mối quan hệ Trung-Triều rất có thể sẽ tồi tệ hơn hiện nay, Bình Nhưỡng có thể sẽ công khai phê bình chỉ tên Bắc Kinh, thậm chí có một số động tác không hữu hảo, phía Trung Quốc nên chuẩn bị đối phó với tình hình đó.
Hai nước Trung-Triều từng có mối tình hữu nghị kết bằng máu nóng, tương ứng với logic địa chính trị Đông Bắc Á hồi thế kỷ trước, cũng như phù hợp với lợi ích quốc gia của hai nước Trung-Triều hồi đó. Mối quan hệ Trung-Triều ngày nay trước tiên nên là mối quan hệ quốc gia bình thường, hai nước cũng có thể trên cơ sở đó trở thành bạn bè thân thiết hơn với nhau, nhưng tiền đề của việc đó ắt phải là việc không đi ngược lợi ích quốc gia của Trung Quốc, không để Bắc Kinh phải trả giá vì chính sách cực đoan của Bình Nhưỡng.
Việc Triều Tiên sở hữu hạt nhân sẽ vi phạm nghiêm trọng lợi ích quốc gia của Trung Quốc, hơn nữa việc đó bị HĐBA nhất trí phản đối. Bình Nhưỡng muốn Bắc Kinh dung túng họ triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa, muốn đòi Trung Quốc từ chối tham gia sự trừng phạt của HĐBA, đây là điều Trung Quốc quyết không thể nào đồng ý.
Vấn đề bán đảo Triều Tiên về tổng thể là sự thể hiện mâu thuẫn Mỹ-Triều, nhưng việc Triều Tiên làm thí nghiệm hạt nhân ở địa điểm cách biên giới Trung Quốc chưa đến 100 km đã đe dọa an toàn vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngoài ra việc Triều Tiên phát triển công nghệ tên lửa đã kích thích tình hình Đông Bắc Á, đem lại cho Mỹ cái cớ để tăng cường sự bố trí chiến lược ở vùng này. Tất cả những điều đó làm cho Trung Quốc không thể đứng ngoài [vấn đề bán đảo Triều Tiên].
Thái độ của Trung Quốc phản đối Triều Tiên sở hữu hạt nhân không được có chút nào buông lỏng. Mối quan hệ Trung-Triều bị tổn hại, và cũng vì vấn đề tên lửa THAAD mà mối quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc nhanh chóng xấu đi, Trung Quốc đồng thời căng thẳng với cả hai miền Nam Bắc bán đảo Triều Tiên, hơn nữa chúng ta còn giống như “giúp tay cho Mỹ”, mất công sức mà không được lòng thiên hạ, một số người Trung Quốc thắc mắc về chuyện này. Nhưng phải nói rõ một điều: Trung Quốc-Mỹ mỗi nước đều có lợi ích chiến lược của mình, khác nhau rất lớn, thế nhưng trên vấn đề phản đối Triều Tiên phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa, hai bên đích thực có lợi ích chung. Bắc Kinh gây sức ép với Bình Nhưỡng trước tiên là để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình chứ không phải là “làm công cho Mỹ”.
Mối quan hệ Trung-Triều xấu đi khiến một số người Trung Quốc lo ngại, điều đó làm cho Trung Quốc càng không có con bài để chơi với Mỹ và Hàn Quốc, cũng sẽ làm cho Trung Quốc để mất tấm bình phong chiến lược ở Đông Bắc Á. Cần thấy là ít nhất thì Triều Tiên trước mắt đã đi ngược lại lợi ích chiến lược của Trung Quốc, nhưng xét về lâu dài thì có thể khẳng định quyền chủ động trong mối quan hệ Trung-Triều vẫn nằm trong tay Trung Quốc. Chỉ cần Triều Tiên từ bỏ hạt nhân thì mối quan hệ Trung-Triều sẽ rất dễ dàng trở lại quỹ đạo chính, Bắc Kinh sẽ khuyến khích Bình Nhưỡng có thái độ mềm dẻo trên vấn đề hạt nhân.
Nếu vấn đề hạt nhân Triều Tiên tiếp tục nóng lên, cuối cùng bán đảo này khó tránh khỏi nguy cơ nổ ra chiến tranh. Cuộc chiến đó mang lại cho Trung Quốc những rủi ro nghiêm trọng hơn nhiều so với những rắc rối mang lại từ việc nghiêm khắc trừng phạt Triều Tiên. Nếu Trung Quốc bây giờ không gắng sức thì trong tương lai, sự lựa chọn sẽ càng khó khăn.
Bình Nhưỡng sẽ có thể có phản ứng lớn nhất như thế nào đối với sự trừng phạt của Trung Quốc? Chúng ta tin rằng việc Trung Quốc tiếp tục trừng phạt Triều Tiên có sự khác nhau về chất so với việc Mỹ-Hàn Quốc tiến hành đe dọa quân sự Triều Tiên. Chỉ cần Triều Tiên còn một chút lý trí thì họ sẽ không đi tới bước đường đối lập quân sự với Trung Quốc. Nếu Bình Nhưỡng đẩy mâu thuẫn Trung-Triều tới sự tiếp tục thay đổi về chất một cách mất lý trí hơn, thì Trung Quốc có đủ năng lực để chế ngự tình thế, bảo đảm an ninh quốc gia của mình.
Chỉ cần Trung Quốc triệt để phá tan ảo tưởng của Bình Nhưỡng cho rằng có thể dùng biện pháp ngoại giao để thúc đẩy Bắc Kinh nới lỏng sự trừng phạt [Triều Tiên], thì sự uy nghiêm của Trung Quốc đối với Triều Tiên sẽ được xác lập và phát huy tác dụng. Triều Tiên sẽ phải một lần nữa lựa chọn giữa con đường bị cô lập lâu dài không thể nào đảo ngược và một con đường khác bảo đảm an ninh quốc gia của họ.
Cố nhiên, mục đích thực sự của Trung Quốc là “hai bên [Triều Tiên và Mỹ-Hàn] đều dừng lại”. Mỹ-Hàn Quốc không ngừng tăng cường bố trí quân sự ở bán đảo Triều Tiên là đi ngược với việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Trong tay Trung Quốc không có nhiều quân bài để gây sức ép với Mỹ-Hàn Quốc. Thúc đẩy Mỹ-Hàn Quốc đi song song với các cố gắng của Trung Quốc là một thách thức khác mà Bắc Kinh đang đối mặt.
Cần nói rõ với Mỹ-Hàn Quốc rằng Trung Quốc không phải là chiếc chìa khóa chủ yếu trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Trung Quốc cũng quyết không lấy lợi ích của Mỹ-Hàn Quốc làm điểm xuất phát để ấn định chính sách đối với Triều Tiên. Cách suy nghĩ của Mỹ-Hàn Quốc phải đi gần với cách suy nghĩ của phía Trung Quốc, chứ không phải là mối quan hệ bên này áp đảo bên kia. Bắc Kinh mong muốn giúp tìm ra mẫu số chung lớn nhất cho lợi ích và chủ trương của các bên. Nếu thất bại thì tình thế bán đảo Triều Tiên sẽ cuối cùng đi tới một ván bài ngửa, Trung Quốc đã không sợ Triều Tiên lại cũng không sợ Mỹ-Hàn Quốc. Chúng ta có đủ sức mạnh trả đũa bất kỳ bên nào mặc ý giẫm đạp lên lằn ranh giới đỏ lợi ích của Trung Quốc.
Nguồn: 社评:中朝关系或更糟糕,中国应有所准备 2017-04-28 环球时报