Cà Kê Dê Ngỗng

Trung Quốc “vắt kiệt” nguồn cá ở ngư trường Biển Đông

Với những hoạt động khai thác ồ ạt và có tính toán trong nhiều năm gần đây trên Biển Đông, Trung Quốc được cho là đang “vắt kiệt” nguồn cá và phá hoại hệ sinh thái biển ở một trong những ngư trường

Với những hoạt động khai thác ồ ạt và có tính toán trong nhiều năm gần đây trên Biển Đông, Trung Quốc được cho là đang “vắt kiệt” nguồn cá và phá hoại hệ sinh thái biển ở một trong những ngư trường quan trọng nhất thế giới, đẩy cuộc sống của hàng triệu ngư dân từ các quốc gia ven biển vào cảnh khốn cùng.


Nguồn cá ở Biển Đông đang cạn dần do khai thác quá mức (Ảnh: National Geographic)
Nguồn cá ở Biển Đông đang cạn dần do khai thác quá mức (Ảnh: National Geographic)

Tạp chí National Geographic (Mỹ) ngày 29/8 đã đăng tải bài phóng sự đánh giá về hoạt động khai thác cá ồ ạt tại Biển Đông trong những năm gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và đặt một trong những ngư trường quan trọng với nguồn cá dồi dào nhất thế giới trước nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn. Đứng trước thực trạng đáng lo ngại này, các ngư dân Việt Nam và Philippines là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì Biển Đông vốn được coi là nơi nuôi sống họ từ nhiều năm nay. Theo đánh giá của National Geographic, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này chính là hoạt động của các ngư dân Trung Quốc với lối hành xử theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” trên Biển Đông.

Ngư trường quan trọng bậc nhất thế giới trước nguy cơ cạn kiệt

Từ trước đến nay, Biển Đông vẫn được biết đến với tầm quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn về môi trường và quân sự. Mỗi năm, giá trị của lượng hàng hóa thương mại được lưu thông qua vùng biển này lên tới 5.300 tỷ USD. Bên cạnh đó, nếu xét về sự đa dạng sinh học, Biển Đông còn được ví như một “phiên bản” rừng Amazon dưới nước. Cùng với đó, nguồn cá ở vùng biển này có thể cung cấp thực phẩm và việc làm cho hàng triệu người dân ở 10 quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh nó. Ước tính có khoảng 3,7 triệu ngư dân đang đánh bắt cá trên Biển Đông và thu về hàng tỷ USD mỗi năm.

Đồ họa thể hiện giá trị thương mại của Biển Đông (Nguồn: National Geographic)
Đồ họa thể hiện giá trị thương mại của Biển Đông (Nguồn: National Geographic)

Tuy nhiên, sau vài chục năm khai thác vô tội vạ, sản lượng cá trên Biển Đông hiện đã giảm đáng kể so với trước đây và đang có nguy cơ cạn kiệt, đe dọa trực tiếp tới an ninh lương thực cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của các nước sống dựa vào nguồn tài nguyên này. Các chuyên gia tính toán rằng tại một số khu vực trên Biển Đông, sản lượng cá chỉ còn chưa đầy 1/10 so với 50 năm trước đây và nhiều loại cá có giá trị cao như cá ngừ hay cá mú đang ngày càng trở nên khan hiếm hơn.

John McManus, nhà sinh học biển đến từ Trường Rosenstiel thuộc Đại học Miami, Mỹ, nhận định: “Có lẽ chúng ta đang chứng kiến một trong những thảm họa đánh bắt cá tồi tệ nhất trên thế giới. Chúng ta sẽ thấy hàng trăm loài cá biến mất trên Biển Đông với tốc độ rất nhanh, hết loài này đến loài khác”.

Theo phân tích của National Geographic, Trung Quốc dường như là một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng này.

Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông dựa trên yêu sách “đường chín đoạn” phi lý do nước này tự ý vẽ ra. Yêu sách của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia khác trong khu vực khiến căng thẳng ngày càng có xu hướng leo thang và phức tạp hơn. Theo đó, một vòng luẩn quẩn lập tức xuất hiện khi việc tranh giành khu vực đánh bắt cá theo tuyên bố chủ quyền của mỗi nước dẫn đến các tranh chấp trên biển Đông, khi các tranh chấp trên biển Đông diễn ra căng thẳng lại càng đẩy sự cạnh tranh giữa ngư dân các nước lên cao. Rốt cục, nguồn tài nguyên cá càng thêm cạn kiệt.

Những toan tính của Trung Quốc tại Biển Đông

Cá ngừ đông lạnh trên tàu Trung Quốc tại cảng General Santos của Philippines (Ảnh: National Geographic)
Cá ngừ đông lạnh trên tàu Trung Quốc tại cảng General Santos của Philippines (Ảnh: National Geographic)

Với tình trạng cạn kiệt của các nguồn cá gần bờ như hiện tại, ngư dân các nước quanh Biển Đông buộc phải đi xa hơn để tìm kiếm các nguồn cá mới và họ phải đi vào cả những vùng biển đang xảy ra tranh chấp để khai thác. Đây cũng là lúc Trung Quốc ra tay hành động để thực hiện ý đồ trên Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc đã nhanh chóng chớp thời cơ, tăng cường hỗ trợ cho các ngư dân trong nước khi đánh bắt cá tại vùng biển này.

Bắc Kinh đã tài trợ tiền cho các ngư dân, trợ cấp nước ngọt, xăng dầu và chi phí để ngư dân đóng tàu kiên cố và lớn hơn, thậm chí còn trang bị thêm vũ khí cho các tàu đánh cá để sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Trung Quốc tổ chức huấn luyện quân sự cho các tàu, trang bị hệ thống liên lạc hiện đại qua chương trình định vị GPS để ngư dân có thể kết nối với lực lượng hải cảnh khi phải đối mặt với tàu của lực lượng chấp pháp các nước hoặc khi muốn cảnh báo tàu cá nước khác cùng đến đánh bắt. Chưa hết, lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc cũng được tăng cường tại Biển Đông để hỗ trợ ngư dân khi ra khơi đánh cá. Tất cả đều nằm trong ý đồ độc chiếm và thâu tóm nguồn tài nguyên trên Biển Đông của Bắc Kinh.

“Lý do duy nhất để các nhóm ngư dân đơn lẻ (của Trung Quốc) có thể đi ra tận Trường Sa đánh bắt cá là vì họ được trả tiền để làm vậy”, Gregory Poling, Giám đốc Nhóm sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận định.

Không chỉ dùng chiến thuật đầu tư mạnh tay cho các ngư dân đánh bắt cá ở Biển Đông, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo để hỗ trợ cho các hoạt động quân sự, từ đó cản trở các nước khác tới vùng biển này khai thác cá.

“Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát Biển Đông bằng việc xây dựng các đảo và ngăn cản các quốc gia khác khai thác các nguồn tài nguyên tại đây”, Zachary Abuza, chuyên gia về chính trị Đông Nam Á và an ninh hàng hải tại Đại học Chiến tranh quốc gia Mỹ, đánh giá.


Hàng trăm tàu cá Trung Quốc trong một lần ra khơi từ Chiết Giang (Ảnh: Daily Mail)

Hàng trăm tàu cá Trung Quốc trong một lần ra khơi từ Chiết Giang (Ảnh: Daily Mail)

Eugenio Bito-onon Jr., một ngư dân Philippines cho biết, tại vùng nước xung quanh Đá Xubi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã “vét sạch” nguồn cá và từ 3 năm trở lại đây, chưa lúc nào vắng bóng tàu cá Trung Quốc ở khu vực này. Trong khi đó, Gilbert Elefane, thuyền trưởng một tàu đánh cá ngừ của Philippines tại Palawan, cho biết trong mỗi đợt đánh cá kéo dài 2 tuần tại Biển Đông, Trung Quốc huy động hàng trăm tàu cá tham gia cùng một lúc dù trước đó vài năm, số tàu Trung Quốc không vượt quá 30 chiếc.

National Geographic nhận định, việc ban hành một quy định chung để kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh hoạt động đánh bắt cá tại Biển Đông là điều gần như không thực hiện được trừ khi những tranh chấp hàng hải trong khu vực này được giải quyết hoàn toàn. Trong khi đó, chuyên gia Gregory Poling của CSIS dự đoán rằng sẽ phải mất khoảng thời gian rất dài nữa trước khi một kế hoạch quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên tại Biển Đông có thể được thực thi, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của nước này, và thậm chí còn ngày càng quyết liệt hơn trong việc theo đuổi tham vọng trên Biển Đông.

Thành Đạt

Theo National Geographic


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung Quốc “vắt kiệt” nguồn cá ở ngư trường Biển Đông

Với những hoạt động khai thác ồ ạt và có tính toán trong nhiều năm gần đây trên Biển Đông, Trung Quốc được cho là đang “vắt kiệt” nguồn cá và phá hoại hệ sinh thái biển ở một trong những ngư trường

Với những hoạt động khai thác ồ ạt và có tính toán trong nhiều năm gần đây trên Biển Đông, Trung Quốc được cho là đang “vắt kiệt” nguồn cá và phá hoại hệ sinh thái biển ở một trong những ngư trường quan trọng nhất thế giới, đẩy cuộc sống của hàng triệu ngư dân từ các quốc gia ven biển vào cảnh khốn cùng.


Nguồn cá ở Biển Đông đang cạn dần do khai thác quá mức (Ảnh: National Geographic)
Nguồn cá ở Biển Đông đang cạn dần do khai thác quá mức (Ảnh: National Geographic)

Tạp chí National Geographic (Mỹ) ngày 29/8 đã đăng tải bài phóng sự đánh giá về hoạt động khai thác cá ồ ạt tại Biển Đông trong những năm gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và đặt một trong những ngư trường quan trọng với nguồn cá dồi dào nhất thế giới trước nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn. Đứng trước thực trạng đáng lo ngại này, các ngư dân Việt Nam và Philippines là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì Biển Đông vốn được coi là nơi nuôi sống họ từ nhiều năm nay. Theo đánh giá của National Geographic, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này chính là hoạt động của các ngư dân Trung Quốc với lối hành xử theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” trên Biển Đông.

Ngư trường quan trọng bậc nhất thế giới trước nguy cơ cạn kiệt

Từ trước đến nay, Biển Đông vẫn được biết đến với tầm quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn về môi trường và quân sự. Mỗi năm, giá trị của lượng hàng hóa thương mại được lưu thông qua vùng biển này lên tới 5.300 tỷ USD. Bên cạnh đó, nếu xét về sự đa dạng sinh học, Biển Đông còn được ví như một “phiên bản” rừng Amazon dưới nước. Cùng với đó, nguồn cá ở vùng biển này có thể cung cấp thực phẩm và việc làm cho hàng triệu người dân ở 10 quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh nó. Ước tính có khoảng 3,7 triệu ngư dân đang đánh bắt cá trên Biển Đông và thu về hàng tỷ USD mỗi năm.

Đồ họa thể hiện giá trị thương mại của Biển Đông (Nguồn: National Geographic)
Đồ họa thể hiện giá trị thương mại của Biển Đông (Nguồn: National Geographic)

Tuy nhiên, sau vài chục năm khai thác vô tội vạ, sản lượng cá trên Biển Đông hiện đã giảm đáng kể so với trước đây và đang có nguy cơ cạn kiệt, đe dọa trực tiếp tới an ninh lương thực cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của các nước sống dựa vào nguồn tài nguyên này. Các chuyên gia tính toán rằng tại một số khu vực trên Biển Đông, sản lượng cá chỉ còn chưa đầy 1/10 so với 50 năm trước đây và nhiều loại cá có giá trị cao như cá ngừ hay cá mú đang ngày càng trở nên khan hiếm hơn.

John McManus, nhà sinh học biển đến từ Trường Rosenstiel thuộc Đại học Miami, Mỹ, nhận định: “Có lẽ chúng ta đang chứng kiến một trong những thảm họa đánh bắt cá tồi tệ nhất trên thế giới. Chúng ta sẽ thấy hàng trăm loài cá biến mất trên Biển Đông với tốc độ rất nhanh, hết loài này đến loài khác”.

Theo phân tích của National Geographic, Trung Quốc dường như là một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng này.

Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông dựa trên yêu sách “đường chín đoạn” phi lý do nước này tự ý vẽ ra. Yêu sách của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia khác trong khu vực khiến căng thẳng ngày càng có xu hướng leo thang và phức tạp hơn. Theo đó, một vòng luẩn quẩn lập tức xuất hiện khi việc tranh giành khu vực đánh bắt cá theo tuyên bố chủ quyền của mỗi nước dẫn đến các tranh chấp trên biển Đông, khi các tranh chấp trên biển Đông diễn ra căng thẳng lại càng đẩy sự cạnh tranh giữa ngư dân các nước lên cao. Rốt cục, nguồn tài nguyên cá càng thêm cạn kiệt.

Những toan tính của Trung Quốc tại Biển Đông

Cá ngừ đông lạnh trên tàu Trung Quốc tại cảng General Santos của Philippines (Ảnh: National Geographic)
Cá ngừ đông lạnh trên tàu Trung Quốc tại cảng General Santos của Philippines (Ảnh: National Geographic)

Với tình trạng cạn kiệt của các nguồn cá gần bờ như hiện tại, ngư dân các nước quanh Biển Đông buộc phải đi xa hơn để tìm kiếm các nguồn cá mới và họ phải đi vào cả những vùng biển đang xảy ra tranh chấp để khai thác. Đây cũng là lúc Trung Quốc ra tay hành động để thực hiện ý đồ trên Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc đã nhanh chóng chớp thời cơ, tăng cường hỗ trợ cho các ngư dân trong nước khi đánh bắt cá tại vùng biển này.

Bắc Kinh đã tài trợ tiền cho các ngư dân, trợ cấp nước ngọt, xăng dầu và chi phí để ngư dân đóng tàu kiên cố và lớn hơn, thậm chí còn trang bị thêm vũ khí cho các tàu đánh cá để sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Trung Quốc tổ chức huấn luyện quân sự cho các tàu, trang bị hệ thống liên lạc hiện đại qua chương trình định vị GPS để ngư dân có thể kết nối với lực lượng hải cảnh khi phải đối mặt với tàu của lực lượng chấp pháp các nước hoặc khi muốn cảnh báo tàu cá nước khác cùng đến đánh bắt. Chưa hết, lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc cũng được tăng cường tại Biển Đông để hỗ trợ ngư dân khi ra khơi đánh cá. Tất cả đều nằm trong ý đồ độc chiếm và thâu tóm nguồn tài nguyên trên Biển Đông của Bắc Kinh.

“Lý do duy nhất để các nhóm ngư dân đơn lẻ (của Trung Quốc) có thể đi ra tận Trường Sa đánh bắt cá là vì họ được trả tiền để làm vậy”, Gregory Poling, Giám đốc Nhóm sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận định.

Không chỉ dùng chiến thuật đầu tư mạnh tay cho các ngư dân đánh bắt cá ở Biển Đông, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo để hỗ trợ cho các hoạt động quân sự, từ đó cản trở các nước khác tới vùng biển này khai thác cá.

“Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát Biển Đông bằng việc xây dựng các đảo và ngăn cản các quốc gia khác khai thác các nguồn tài nguyên tại đây”, Zachary Abuza, chuyên gia về chính trị Đông Nam Á và an ninh hàng hải tại Đại học Chiến tranh quốc gia Mỹ, đánh giá.


Hàng trăm tàu cá Trung Quốc trong một lần ra khơi từ Chiết Giang (Ảnh: Daily Mail)

Hàng trăm tàu cá Trung Quốc trong một lần ra khơi từ Chiết Giang (Ảnh: Daily Mail)

Eugenio Bito-onon Jr., một ngư dân Philippines cho biết, tại vùng nước xung quanh Đá Xubi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã “vét sạch” nguồn cá và từ 3 năm trở lại đây, chưa lúc nào vắng bóng tàu cá Trung Quốc ở khu vực này. Trong khi đó, Gilbert Elefane, thuyền trưởng một tàu đánh cá ngừ của Philippines tại Palawan, cho biết trong mỗi đợt đánh cá kéo dài 2 tuần tại Biển Đông, Trung Quốc huy động hàng trăm tàu cá tham gia cùng một lúc dù trước đó vài năm, số tàu Trung Quốc không vượt quá 30 chiếc.

National Geographic nhận định, việc ban hành một quy định chung để kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh hoạt động đánh bắt cá tại Biển Đông là điều gần như không thực hiện được trừ khi những tranh chấp hàng hải trong khu vực này được giải quyết hoàn toàn. Trong khi đó, chuyên gia Gregory Poling của CSIS dự đoán rằng sẽ phải mất khoảng thời gian rất dài nữa trước khi một kế hoạch quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên tại Biển Đông có thể được thực thi, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của nước này, và thậm chí còn ngày càng quyết liệt hơn trong việc theo đuổi tham vọng trên Biển Đông.

Thành Đạt

Theo National Geographic


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm