Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc: Đề tài quan trọng trong cuộc vận động tranh cử ở Mỹ
Tổng thống Barack Obama lẫn đối thủ là ông Mitt Romney đều cam kết sẽ có một lập trường cứng rắn chống lại cường quốc Á châu đang tăng trưởng nhanh chóng này.
Vấn đề đã nổi bật hơn vào lúc nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, chật vật phục hồi sau một cuộc suy thoái, trong khi Trung Quốc, cường quốc kinh tế đứng hàng thứ nhì, tiếp tục thực thi những tâp tục thương mại mà một số người cho là gây tranh cãi.
Ông Romney, ứng viên của đảng Cộng hòa, đã đặc biệt thẳng thừng, với lời hứa hẹn sẽ chống lại điều mà ông gọi là những tập tục xấu xa của Trung Quốc trong các lãnh vực thương mại, tài sản trí thức và trị giá chỉ tệ.
Ông đã cam kết sẽ chỉ định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, một nhãn hiệu có thể đưa đến các biện pháp trừng phạt.
Tổng thống Obama, thành viên của đảng Dân chủ vốn đã tìm cách thắt chặt quan hệ hơn với Bắc Kinh, trong những tháng gần đây đã có một thái độ cứng rắn hơn về vấn đề Trung Quốc.
Tuy không gọi nước này là nước thao túng tiền tệ, ông đã gay gắt chỉ trích các chính sách kinh tế của Trung Quốc và đã lên tiếng chống lại Trung Quốc về một loạt các vụ tranh chấp về thương mại nổi bật.
Thái độ hung hãn của Trung Quốc là một thách thức
Một mối quan ngại khác là việc Trung Quốc củng cố quân đội và ngày càng tỏ ra hung hăng trong việc bênh vực những tuyên bố về chủ quyền lãnh hải trong nhưng khu vực giầu về năng lượng như vùng Biển Ðông.
Trước đây trong năm, ông Obama loan báo điều ông gọi là một “sự chuyển đổi” sách lược hướng về vùng Thái Bình Dương. Nhiều người coi hành động này như một nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc mặc dù các giới chức ở Washington phủ nhận điều đó.
Nhưng một cố vấn cấp cao về an ninh quốc gia của ông Romney đã chỉ trích chính sách đó trong một bài báo đăng trên tạp chí Ðối Ngoại. Ông Aaron Friedberg, đồng chủ tịch nhóm công tác châu Á-Thái Bình Dương của ông Romney, nói rằng đường lối của chính quyền Obama thiếu “thực chất nghiêm túc,” và nói rằng Tòa Bạch Ốc nên thú nhận “sự kiện rõ ràng” là chính sách đó nhắm vào Trung Quốc.
Trong khi ông Friedberg thừa nhận rằng cả Hoa kỳ và Trung Quốc đều được hưởng lợi của một mối quan hệ song phương lành mạnh, ông lên án Washington là tham gia vào “cuộc đối thoại vui vẻ về ngoại giao” thổi phồng các thành quả của các nỗ lực mà chính quyền đạt được trong việc thúc đẩy quan hệ tốt hơn.
Lập luận cứng rắn hơn
Tuy ông Friedberg không chính thức lên tiếng thay mặt cho ban vận động của ông Romney, các nhận định của ông phù hợp với những nhận định của ông Romney và ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh của ông là ông Paul Ryan.
Tuần trước, ông Ryan cáo buộc ông Obama là thất bại trong việc thực hiện những lời hứa sẽ “cứng rắn” với Trung Quốc để ngăn chặn các tập tục thương mại đáng ngờ. Ông Ryan nói Trung Quốc đã đối xử với ông Obama như một “cái thảm chùi chân” – ý nói là ông Obama bị lấn lướt. Ông Ryan hứa sẽ trấn át việc mà ông gọi là “lường gạt” của Trung Quốc.
Tại một chặng dừng trong cuộc vận động tranh cử ở tiểu bang Florida, ông Romney nhạo báng các kế họach của Bắc Kinh gửi một hỏa tiễn không người lái lên mặt trăng, và nói rằng Hoa Kỳ đã hạ Trung Quốc để lên nơi này bằng một phi thuyền có người lái cách đây 43 năm rồi.
Bắc Kinh phản bác các nhận định bài Trung Quốc
Bắc Kinh bác bỏ những lời tuyên bố như thế của cả hai ứng cử viên là vô trách nhiệm và có động cơ chính trị, và đã gợi ý rằng những lời lẽ như thế có thể làm tổn hại đến bang giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhưng các quan sát viên nói rằng việc các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ thách thức đương kim tổng thống về cách ứng xử với Trung Quốc là chuyện thường lệ. Có điều kém rõ ràng hơn là các ứng cử viên đó sẽ làm thay đổi một trong các quan hệ song phương quan trọng và phức tạp nhất của Hoa Kỳ đến mức nào.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc: Đề tài quan trọng trong cuộc vận động tranh cử ở Mỹ
Tổng thống Barack Obama lẫn đối thủ là ông Mitt Romney đều cam kết sẽ có một lập trường cứng rắn chống lại cường quốc Á châu đang tăng trưởng nhanh chóng này.
Vấn đề đã nổi bật hơn vào lúc nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, chật vật phục hồi sau một cuộc suy thoái, trong khi Trung Quốc, cường quốc kinh tế đứng hàng thứ nhì, tiếp tục thực thi những tâp tục thương mại mà một số người cho là gây tranh cãi.
Ông Romney, ứng viên của đảng Cộng hòa, đã đặc biệt thẳng thừng, với lời hứa hẹn sẽ chống lại điều mà ông gọi là những tập tục xấu xa của Trung Quốc trong các lãnh vực thương mại, tài sản trí thức và trị giá chỉ tệ.
Ông đã cam kết sẽ chỉ định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, một nhãn hiệu có thể đưa đến các biện pháp trừng phạt.
Tổng thống Obama, thành viên của đảng Dân chủ vốn đã tìm cách thắt chặt quan hệ hơn với Bắc Kinh, trong những tháng gần đây đã có một thái độ cứng rắn hơn về vấn đề Trung Quốc.
Tuy không gọi nước này là nước thao túng tiền tệ, ông đã gay gắt chỉ trích các chính sách kinh tế của Trung Quốc và đã lên tiếng chống lại Trung Quốc về một loạt các vụ tranh chấp về thương mại nổi bật.
Thái độ hung hãn của Trung Quốc là một thách thức
Một mối quan ngại khác là việc Trung Quốc củng cố quân đội và ngày càng tỏ ra hung hăng trong việc bênh vực những tuyên bố về chủ quyền lãnh hải trong nhưng khu vực giầu về năng lượng như vùng Biển Ðông.
Trước đây trong năm, ông Obama loan báo điều ông gọi là một “sự chuyển đổi” sách lược hướng về vùng Thái Bình Dương. Nhiều người coi hành động này như một nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc mặc dù các giới chức ở Washington phủ nhận điều đó.
Nhưng một cố vấn cấp cao về an ninh quốc gia của ông Romney đã chỉ trích chính sách đó trong một bài báo đăng trên tạp chí Ðối Ngoại. Ông Aaron Friedberg, đồng chủ tịch nhóm công tác châu Á-Thái Bình Dương của ông Romney, nói rằng đường lối của chính quyền Obama thiếu “thực chất nghiêm túc,” và nói rằng Tòa Bạch Ốc nên thú nhận “sự kiện rõ ràng” là chính sách đó nhắm vào Trung Quốc.
Trong khi ông Friedberg thừa nhận rằng cả Hoa kỳ và Trung Quốc đều được hưởng lợi của một mối quan hệ song phương lành mạnh, ông lên án Washington là tham gia vào “cuộc đối thoại vui vẻ về ngoại giao” thổi phồng các thành quả của các nỗ lực mà chính quyền đạt được trong việc thúc đẩy quan hệ tốt hơn.
Lập luận cứng rắn hơn
Tuy ông Friedberg không chính thức lên tiếng thay mặt cho ban vận động của ông Romney, các nhận định của ông phù hợp với những nhận định của ông Romney và ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh của ông là ông Paul Ryan.
Tuần trước, ông Ryan cáo buộc ông Obama là thất bại trong việc thực hiện những lời hứa sẽ “cứng rắn” với Trung Quốc để ngăn chặn các tập tục thương mại đáng ngờ. Ông Ryan nói Trung Quốc đã đối xử với ông Obama như một “cái thảm chùi chân” – ý nói là ông Obama bị lấn lướt. Ông Ryan hứa sẽ trấn át việc mà ông gọi là “lường gạt” của Trung Quốc.
Tại một chặng dừng trong cuộc vận động tranh cử ở tiểu bang Florida, ông Romney nhạo báng các kế họach của Bắc Kinh gửi một hỏa tiễn không người lái lên mặt trăng, và nói rằng Hoa Kỳ đã hạ Trung Quốc để lên nơi này bằng một phi thuyền có người lái cách đây 43 năm rồi.
Bắc Kinh phản bác các nhận định bài Trung Quốc
Bắc Kinh bác bỏ những lời tuyên bố như thế của cả hai ứng cử viên là vô trách nhiệm và có động cơ chính trị, và đã gợi ý rằng những lời lẽ như thế có thể làm tổn hại đến bang giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhưng các quan sát viên nói rằng việc các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ thách thức đương kim tổng thống về cách ứng xử với Trung Quốc là chuyện thường lệ. Có điều kém rõ ràng hơn là các ứng cử viên đó sẽ làm thay đổi một trong các quan hệ song phương quan trọng và phức tạp nhất của Hoa Kỳ đến mức nào.