Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc Là Số Một
Thứ nhất là phần mô tả sự việc, xin tạm dùng chữ thông dụng là "narrative", để cho biết rằng có điều gì đó vừa mới xảy ra, ở tại đâu, vào lúc nào? Sau đấy mới là phần diễn giải về sự việc,
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Trung
Quốc quả là số một, trong một danh sách lộn ngược về mức sống và cách sống.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2014/10/trung-quoc-la-so-mot.html
Nguyễn-Xuân Nghĩa
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Trong
một danh sách lộn hột
* Đầu bếp Tầu trong tiệm cao lâu Trung Quốc *
Qua
truyền thông, các biến cố kinh tế - hay bất cứ chuyện gì khác - thường đến với
chúng ta dưới hai dạng.
Thứ
nhất là phần mô tả sự việc, xin tạm dùng chữ thông dụng là
"narrative", để cho biết rằng có điều gì đó vừa mới xảy ra, ở tại đâu,
vào lúc nào? Sau đấy mới là phần diễn giải về sự việc, như tại sao chuyện đó lại
xảy ra, và nếu có thể thì giải thích thêm hậu quả gần xa, về không gian lẫn thời
gian. Phần mô tả chính là tin tức, phần diễn giải thì gọi là phân tách với nội
dung mang tính chất bình luận, dĩ nhiên là có thể chủ quan từ người diễn giải.
Tháng
Ba vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa ra dự đoán rằng sản lượng kinh tế Trung
Quốc có thể vượt Hoa Kỳ để chiếm ngôi vị số một. Đấy là tin tức được loan báo.
Qua Tháng Năm, đến lượt Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra dự đoán ấy. Khi đó, ngày
12 Tháng Năm, 2014, cột mục "Kinh tế cũng là Chính trị" này có nêu ra
cách diễn giải, qua bài "Sức Mạnh và Sức
Mua của Kinh Tế Trung Quốc - Và sức nói láo của giới kinh tế quốc tế", với nội dung trình bày cách đo đếm của các định chế tài chánh
quốc tế.
Cách đo đếm ấy là dùng "tỷ giá mãi lực của đồng bạc",
hay sức mua đối chiếu của cùng một tờ đô la ở tại Mỹ và ở bên Tầu, thuật ngữ
kinh tế gọi là "purchasing power parity", viết tắt là PPP.
Lấy một thí dụ cụ thể cho dễ hiểu là người dân Tầu mà có 100 đô la
tại Hoa Lục thì có sức mua cao hơn một người Mỹ có 100 đô la ở bên kia Thái bình
dương, vì nếu mua một tô mì hoặc vào tiệm hớt tóc thì chỉ trả có chừng một phần
năm cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ này tại Mỹ.
Tuần qua, Quỹ Tiền Tệ IMF lại xác nhận Trung Quốc mới chiếm số một
về sản lượng kinh tế. Dù Tổng sản lượng một năm tại Mỹ vẫn hơn Tầu đến 50% thì
tổng số sản phẩm và dịch vụ do Trung Quốc sản xuất ra lại vừa cao hơn sản lượng
Mỹ khi được điều chỉnh theo tỷ giá mãi lực.
Thời sự mô tả biến cố ấy như thế này: Tính đến hết Quý III (cuối
Tháng Chín), sản lượng kinh tế của Hoa Kỳ được ước lượng là 17 ngàn 400 tỷ Mỹ
kim. So với sản lượng cùng thời QIII của Trung Quốc là 10 ngàn 600 tỷ thì kinh
tế Mỹ vẫn giàu hơn Tầu đến sáu ngàn 800 tỷ (6.800), là cao hơn tới 64%. Nhưng vì
một đô la tại Hoa lục mua được nhiều hàng hơn tại Mỹ, cho nên IMF điều chỉnh bằng
tỷ giá PPP, được ước lượng là 1,6667. Khi nhân với hệ số ước lượng ấy thì sản
lượng thật của Trung Quốc tính đến ngày 30 Tháng Chín vừa qua đã lên tới 10.400
x 1,6667= 17 ngàn 667 tỷ Mỹ kim, tức là vượt con số 17 ngàn 400 tỷ của Mỹ.
Boong!
Đấy
là phần tin tức được truyền thông mô tả làm nhiều người Mỹ giật mình, hoặc làm
người Việt lo sợ trước sức mạnh của kinh tế Trung Quốc.
Nếu
chịu khó phân tách tin này, thay vì lướt qua đề tựa ("IMF: Kinh tế Tầu vượt
Mỹ thành số một thế giới"), ta có thể thấy ra một chữ then chốt là "ước
lượng".
Quỹ
IMF và Ngân hàng Thế giới trước đó đã ước lượng hệ số điều chỉnh theo tỷ giá mãi
lực của một đồng bạc ở hai nơi (giả dụ như 1,4, hay 1,5 hay 1,6) để nói về thời
điểm vượt mặt. Con số ước lượng ấy được tính ra từ một giỏ hàng tiêu biểu của các
hộ gia đình tại Hoa lục hay Hoa Kỳ, rồi còn châm thêm vài yếu tố gia giảm hay
gia trọng khác cũng được ước lượng như lạm phát ở hai nơi.
Khi
ấy, ai tò mò muốn tìm hiểu xa hơn đề tựa của bản tin thì có thể tự hỏi về những
hàng hóa hay dịch vụ cấu thành cái giỏ hàng tiêu thụ tiêu biểu.
Dường
như trong cùng một nước, cái giỏ hàng tiêu biểu của người dân tại Thượng Hải lại
khác với giỏ hàng của một gia đình tại tỉnh Quý Châu mạt rệp. Cũng như dân New
York có yêu cầu về tiêu thụ khác và giá cả với người dân Kansas.
Nói
cho gần thì người Việt ta đều thấy Cali nhà đắt mà thức ăn rẻ, khác hẳn Texas.
Cho nên một gia đình kiếm ra năm ngàn một tháng tại Westminster của quận Cam có
thể tốn nhiều tiền cho ngôi nhà hơn một gia đình có lợi tức năm ngàn tại
Houston trong quận Harris – và có cảm tượng là mình nghèo hơn dân Houston dù có
ăn tô phở rẻ hơn.
Chuyện
"ăn" và "ở" rất đơn giản ấy cho thấy cấu trúc khác nhau của
"giỏ hàng tiêu biểu" và giá trị rất tương đối của việc ước lượng.
Chuyện
ước lượng thứ hai là về sức tăng trưởng trong dài hạn. Đã quen với đà tăng trưởng
gần 10% của kinh tế Trung Quốc trong nhiều thập niên, IMF tiếp tục dùng con số
ước lượng là 9% một năm trong năm năm tới để tin chắc rằng kinh tế Trung Quốc sẽ
qua mặt Hoa Kỳ.
Nhưng
cũng tuần này, định chế quốc tế ấy vừa điều chỉnh dự báo cập nhật về kinh tế toàn
cầu là có giảm sút. Nói lại cho rõ, cứ sáu tháng một lần, các định chế quốc tế đều
cập nhật ước lượng về kinh tế thế giới theo hướng bi quan hơn. Mới chỉ sáu tháng
mà đã phải tính lại thì nói chi đến chuyện năm ba năm, khi lãnh đạo Bắc Kinh cố
duy trì chỉ tiêu tăng trưởng là 7,8% một năm (thay vì 9%), và nếu được 7,4% thì
đã mừng!
Thành
thử, khi có loại tin thời sự như vậy, ta nên nhìn lại. Tính chất khôi hài bất
ngờ là IMF công bố phúc trình ước lượng này khi Hong Kong bốc khói, với hậu quả
ra sao thì chưa ước lượng nổi!
Chuyện
ấy dẫn ta đến một câu hỏi then chốt là vì sao thiên hạ vẫn cứ ước tính sức mạnh
kinh tế của các nước bằng khí cụ đo lường là đồng đô la Mỹ, rồi mới gia trọng
hay gia giảm theo sức mua thực tế? Vì đồng Mỹ kim vẫn giữ vị trí đầy khó chịu là
ngoại tệ thanh toán phổ biến nhất. Cho nên khi Trung Quốc mua bán trên thị trường
quốc tế thì chủ yếu vẫn phải thanh toán bằng tiền Mỹ theo mệnh giá, là hối suất
chính thức, chứ không thể viện dẫn một tỷ giá PPP mơ hồ nào đó.
Trong
tinh thần "lấy thịt đè người", Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới
nên có thể nhân cái số đông ấy cho lợi tức trung bình, một con số cũng chỉ là ước
lượng, để có sản lượng rất cao. Với một loại tỷ giá thực tế khác thì sức mạnh đó
chỉ là chuyện ảo.
Lợi
tức trung vị của một hộ gia đình tại Trung Quốc được tính là bốn ngàn đô la một
năm so với 53 ngàn của Mỹ. Về thống kê, số "trung vị" (median) có tính
chất tiêu biểu hơn "trung bình" (average) vì hàm nghĩa là có phân nửa
cao hơn và phân nửa thấp hơn. Nếu so với sức kiếm tiền của một hộ gia đình, là
nội lực thật của kinh tế, thì lợi tức đó chỉ là 7,5% của các hộ gia đình Mỹ.
Chưa
kể tới các đầu máy kinh tế thật, như số doanh nghiệp tiêu biểu về sức sáng tạo
hay số giải Nobel về kinh tế, thì Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu và Trung Quốc thì còn
nghèo và lạc hậu.
Khi
đọc loại tin này, người trẻ tại Hoa Kỳ sẽ giật mình và gắng sức. Người cao niên
đang hưởng lương hưu bằng đô la thì có thể nghĩ đến chuyện Non Bồng Nước Nhược:
đem tiền đó vào Trung Quốc sống thì được hưởng bao lợi thế về tiền ăn xàì, kể cả
bảo hiểm sức khỏe, đấm bóp và sửa móng tay! Với điều kiện là bịt mũi về chuyện
môi sinh hay vệ sinh hoặc an toàn thực phẩm, và không được biểu tình phản đối
như tại Mỹ. Là những chuyện không có
trong cách ước lượng tỷ giá PPP.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2014/10/trung-quoc-la-so-mot.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc Là Số Một
Thứ nhất là phần mô tả sự việc, xin tạm dùng chữ thông dụng là "narrative", để cho biết rằng có điều gì đó vừa mới xảy ra, ở tại đâu, vào lúc nào? Sau đấy mới là phần diễn giải về sự việc,
Nguyễn-Xuân Nghĩa
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Trong
một danh sách lộn hột
* Đầu bếp Tầu trong tiệm cao lâu Trung Quốc *
Qua
truyền thông, các biến cố kinh tế - hay bất cứ chuyện gì khác - thường đến với
chúng ta dưới hai dạng.
Thứ
nhất là phần mô tả sự việc, xin tạm dùng chữ thông dụng là
"narrative", để cho biết rằng có điều gì đó vừa mới xảy ra, ở tại đâu,
vào lúc nào? Sau đấy mới là phần diễn giải về sự việc, như tại sao chuyện đó lại
xảy ra, và nếu có thể thì giải thích thêm hậu quả gần xa, về không gian lẫn thời
gian. Phần mô tả chính là tin tức, phần diễn giải thì gọi là phân tách với nội
dung mang tính chất bình luận, dĩ nhiên là có thể chủ quan từ người diễn giải.
Tháng
Ba vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa ra dự đoán rằng sản lượng kinh tế Trung
Quốc có thể vượt Hoa Kỳ để chiếm ngôi vị số một. Đấy là tin tức được loan báo.
Qua Tháng Năm, đến lượt Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra dự đoán ấy. Khi đó, ngày
12 Tháng Năm, 2014, cột mục "Kinh tế cũng là Chính trị" này có nêu ra
cách diễn giải, qua bài "Sức Mạnh và Sức
Mua của Kinh Tế Trung Quốc - Và sức nói láo của giới kinh tế quốc tế", với nội dung trình bày cách đo đếm của các định chế tài chánh
quốc tế.
Cách đo đếm ấy là dùng "tỷ giá mãi lực của đồng bạc",
hay sức mua đối chiếu của cùng một tờ đô la ở tại Mỹ và ở bên Tầu, thuật ngữ
kinh tế gọi là "purchasing power parity", viết tắt là PPP.
Lấy một thí dụ cụ thể cho dễ hiểu là người dân Tầu mà có 100 đô la
tại Hoa Lục thì có sức mua cao hơn một người Mỹ có 100 đô la ở bên kia Thái bình
dương, vì nếu mua một tô mì hoặc vào tiệm hớt tóc thì chỉ trả có chừng một phần
năm cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ này tại Mỹ.
Tuần qua, Quỹ Tiền Tệ IMF lại xác nhận Trung Quốc mới chiếm số một
về sản lượng kinh tế. Dù Tổng sản lượng một năm tại Mỹ vẫn hơn Tầu đến 50% thì
tổng số sản phẩm và dịch vụ do Trung Quốc sản xuất ra lại vừa cao hơn sản lượng
Mỹ khi được điều chỉnh theo tỷ giá mãi lực.
Thời sự mô tả biến cố ấy như thế này: Tính đến hết Quý III (cuối
Tháng Chín), sản lượng kinh tế của Hoa Kỳ được ước lượng là 17 ngàn 400 tỷ Mỹ
kim. So với sản lượng cùng thời QIII của Trung Quốc là 10 ngàn 600 tỷ thì kinh
tế Mỹ vẫn giàu hơn Tầu đến sáu ngàn 800 tỷ (6.800), là cao hơn tới 64%. Nhưng vì
một đô la tại Hoa lục mua được nhiều hàng hơn tại Mỹ, cho nên IMF điều chỉnh bằng
tỷ giá PPP, được ước lượng là 1,6667. Khi nhân với hệ số ước lượng ấy thì sản
lượng thật của Trung Quốc tính đến ngày 30 Tháng Chín vừa qua đã lên tới 10.400
x 1,6667= 17 ngàn 667 tỷ Mỹ kim, tức là vượt con số 17 ngàn 400 tỷ của Mỹ.
Boong!
Đấy
là phần tin tức được truyền thông mô tả làm nhiều người Mỹ giật mình, hoặc làm
người Việt lo sợ trước sức mạnh của kinh tế Trung Quốc.
Nếu
chịu khó phân tách tin này, thay vì lướt qua đề tựa ("IMF: Kinh tế Tầu vượt
Mỹ thành số một thế giới"), ta có thể thấy ra một chữ then chốt là "ước
lượng".
Quỹ
IMF và Ngân hàng Thế giới trước đó đã ước lượng hệ số điều chỉnh theo tỷ giá mãi
lực của một đồng bạc ở hai nơi (giả dụ như 1,4, hay 1,5 hay 1,6) để nói về thời
điểm vượt mặt. Con số ước lượng ấy được tính ra từ một giỏ hàng tiêu biểu của các
hộ gia đình tại Hoa lục hay Hoa Kỳ, rồi còn châm thêm vài yếu tố gia giảm hay
gia trọng khác cũng được ước lượng như lạm phát ở hai nơi.
Khi
ấy, ai tò mò muốn tìm hiểu xa hơn đề tựa của bản tin thì có thể tự hỏi về những
hàng hóa hay dịch vụ cấu thành cái giỏ hàng tiêu thụ tiêu biểu.
Dường
như trong cùng một nước, cái giỏ hàng tiêu biểu của người dân tại Thượng Hải lại
khác với giỏ hàng của một gia đình tại tỉnh Quý Châu mạt rệp. Cũng như dân New
York có yêu cầu về tiêu thụ khác và giá cả với người dân Kansas.
Nói
cho gần thì người Việt ta đều thấy Cali nhà đắt mà thức ăn rẻ, khác hẳn Texas.
Cho nên một gia đình kiếm ra năm ngàn một tháng tại Westminster của quận Cam có
thể tốn nhiều tiền cho ngôi nhà hơn một gia đình có lợi tức năm ngàn tại
Houston trong quận Harris – và có cảm tượng là mình nghèo hơn dân Houston dù có
ăn tô phở rẻ hơn.
Chuyện
"ăn" và "ở" rất đơn giản ấy cho thấy cấu trúc khác nhau của
"giỏ hàng tiêu biểu" và giá trị rất tương đối của việc ước lượng.
Chuyện
ước lượng thứ hai là về sức tăng trưởng trong dài hạn. Đã quen với đà tăng trưởng
gần 10% của kinh tế Trung Quốc trong nhiều thập niên, IMF tiếp tục dùng con số
ước lượng là 9% một năm trong năm năm tới để tin chắc rằng kinh tế Trung Quốc sẽ
qua mặt Hoa Kỳ.
Nhưng
cũng tuần này, định chế quốc tế ấy vừa điều chỉnh dự báo cập nhật về kinh tế toàn
cầu là có giảm sút. Nói lại cho rõ, cứ sáu tháng một lần, các định chế quốc tế đều
cập nhật ước lượng về kinh tế thế giới theo hướng bi quan hơn. Mới chỉ sáu tháng
mà đã phải tính lại thì nói chi đến chuyện năm ba năm, khi lãnh đạo Bắc Kinh cố
duy trì chỉ tiêu tăng trưởng là 7,8% một năm (thay vì 9%), và nếu được 7,4% thì
đã mừng!
Thành
thử, khi có loại tin thời sự như vậy, ta nên nhìn lại. Tính chất khôi hài bất
ngờ là IMF công bố phúc trình ước lượng này khi Hong Kong bốc khói, với hậu quả
ra sao thì chưa ước lượng nổi!
Chuyện
ấy dẫn ta đến một câu hỏi then chốt là vì sao thiên hạ vẫn cứ ước tính sức mạnh
kinh tế của các nước bằng khí cụ đo lường là đồng đô la Mỹ, rồi mới gia trọng
hay gia giảm theo sức mua thực tế? Vì đồng Mỹ kim vẫn giữ vị trí đầy khó chịu là
ngoại tệ thanh toán phổ biến nhất. Cho nên khi Trung Quốc mua bán trên thị trường
quốc tế thì chủ yếu vẫn phải thanh toán bằng tiền Mỹ theo mệnh giá, là hối suất
chính thức, chứ không thể viện dẫn một tỷ giá PPP mơ hồ nào đó.
Trong
tinh thần "lấy thịt đè người", Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới
nên có thể nhân cái số đông ấy cho lợi tức trung bình, một con số cũng chỉ là ước
lượng, để có sản lượng rất cao. Với một loại tỷ giá thực tế khác thì sức mạnh đó
chỉ là chuyện ảo.
Lợi
tức trung vị của một hộ gia đình tại Trung Quốc được tính là bốn ngàn đô la một
năm so với 53 ngàn của Mỹ. Về thống kê, số "trung vị" (median) có tính
chất tiêu biểu hơn "trung bình" (average) vì hàm nghĩa là có phân nửa
cao hơn và phân nửa thấp hơn. Nếu so với sức kiếm tiền của một hộ gia đình, là
nội lực thật của kinh tế, thì lợi tức đó chỉ là 7,5% của các hộ gia đình Mỹ.
Chưa
kể tới các đầu máy kinh tế thật, như số doanh nghiệp tiêu biểu về sức sáng tạo
hay số giải Nobel về kinh tế, thì Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu và Trung Quốc thì còn
nghèo và lạc hậu.
Khi
đọc loại tin này, người trẻ tại Hoa Kỳ sẽ giật mình và gắng sức. Người cao niên
đang hưởng lương hưu bằng đô la thì có thể nghĩ đến chuyện Non Bồng Nước Nhược:
đem tiền đó vào Trung Quốc sống thì được hưởng bao lợi thế về tiền ăn xàì, kể cả
bảo hiểm sức khỏe, đấm bóp và sửa móng tay! Với điều kiện là bịt mũi về chuyện
môi sinh hay vệ sinh hoặc an toàn thực phẩm, và không được biểu tình phản đối
như tại Mỹ. Là những chuyện không có
trong cách ước lượng tỷ giá PPP.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2014/10/trung-quoc-la-so-mot.html