Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc Né Mỹ, Dọa Láng Giềng
Hiện tình Biển Đông cho thấy TC đang né Mỹ để tạo hoà khí chuẩn bị cho Chủ Tịch Tập cận Bình sang Mỹ đàm phán với TT Trump liên quan đến những quyền lợi của hai nước
Hiện tình Biển Đông cho thấy TC đang né Mỹ để tạo hoà khí chuẩn bị cho
Chủ Tịch Tập cận Bình sang Mỹ đàm phán với TT Trump liên quan đến những
quyền lợi của hai nước trên thế giới lớn hơn ở Biển Đông. Chuyến đi hối
hả chỉ trong hai ngày của nhà ngoại giao cao cấp nhứt, quyền thế hơn Bộ
Trưởng Ngoại Giao của TQ, là uỷ viên Quốc vụ Viện đặc trách đối ngoại và
vấn đề Đài loan của TC - là Ô. Dương Khiết Trì - để lo chuyện tối quan
trọng ấy cho TC.
Nhưng TT Trump chỉ tiếp Ô. Trì khoảng 5 tới 7 phút xã giao trước khi Ông
ấy về. Và Ô. Trì trong thời gian không quá một ngày rưỡi chỉ có thể
thảo luận sơ qua, chớ không thể bàn bạc sâu sắc khi gặp tân cố vấn An
ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster, con rể kiêm cố vấn cao cấp của tổng
thống là Jared Kushner, chiến lược gia Toà Bạch Ốc Steve Bannon và phó
tổng thống Mike Pence. Tuỳ viên báo chí Phủ tổng thống Mỹ Sean Spicer
cho hay ông Dương "đã có cơ hội gửi lời chào tới tổng thống". Còn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Dương đã khẳng định với ông Trump
rằng Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường trao đổi với Washington ở tất cả các
cấp, mở rộng hợp tác và tôn trọng những lợi ích cốt lõi cùng những mối
quan tâm lớn của nhau. Còn Tân Hoa Xã của TC cho biết Chủ Tịch Bình có
thể gặp TT Trump vào khoảng tháng 5 năm nay. Những sự kiện hối hả trên
cho thấy nếu có cuộc gặp gỡ của lãnh đạo hai nước, thì nghị trình cấp
dưới cùng lắm là sắp làm, chớ chưa được cấp trên hai bên xét duyệt.
TC né không cho biến động nào xảy ra ở Biển Đông để tạo hoà khí cho cuộc
hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Trung. Dù rằng TQ biết rõ Mỹ thời TT Trump mở
cuộc tuần tra Biển Đông đầu tiên bằng cả một chiến đoàn hàng không mẫu
hạm có nhiều phi cơ chiến đấu trên trời, nhiều chiến hạm trên biển và
nhiều tàu lặn dưới biển. Lại tuần tra vào bên trong 12 hải lý là vùng
đặc quyền kinh tế của các bãi đá mà TC đã bồi lắp xây cất và quân sự
hoá. Không còn nghi ngờ gì nữa cuộc tuần tra này của Mỹ nói lên Mỹ quyết
bảo đảm tự do hàng hải và quyền đi qua vô hại. Phó Đô đốc James Kilby
tuyên bố, Hoa Kỳ tiếp tục chứng minh vùng biển quốc tế này là nơi hải
thuyền nào cũng có thể tự do đi lại và thương thuyền nào cũng được tự do
giao thông. Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra dài dài, đều đều. Mỹ không coi đây
là một cuộc “đi qua vô hại” mà Luật Biển Quốc tế cho phép.
Và trong một diễn biến khác, Mỹ còn tăng cường và mở rộng sự hiện diện
quanh vùng xung yếu của TC. Nhiều chiến hạm, tàu lặn, hàng không mẫu hạm
Mỹ thường có mặt ở các vùng biển phía nam và phía đông Trung Quốc. Mỹ
chứng tỏ, thể hiện và bảo đảm quyền tự do hàng hải tại vùng biển này. Kể
từ tháng 10/2015 đến nay, các chiến hạm của hải quân Mỹ đã bốn lần đến
sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ, bất chấp khẳng định chủ quyền của
Bắc Kinh trên các đảo này. Á châu Thái bình dương trong thời kỳ căng
thẳng này với TC, Mỹ điều thêm Hạm đội 3 về phối hợp với Hạm đội 7. Thời
Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh VN, dù Mỹ phải chống với CS Bắc Việt, CS
TQ và Liên xô, Mỹ chỉ để Hạm đội 7 thôi.
Trong khi đó tin từ RFI của Pháp cho biết trang mạng Pháp East Pendulum,
chuyên theo dõi các động tĩnh quân sự của Trung Quốc, ngày 03/03/2017
đã ghi nhận: 13 phi cơ quân sự Trung Quốc ngày 02/03 đã lại bay thành
đội hình vượt qua eo biển Miyako cắt ngang Nhật Bản để ra Thái Bình
Dương cùng tập trận với các chiến hạm chờ sẵn ngoài khơi. Coi như TC
thách thức Nhựt.
TC còn thách thức và trả thù Hàn Quốc đã thoả thuận cho Mỹ đặt dàn hoả
tiễn THAAD tại Nam Hàn. TC đóng cửa hàng mấy chục cửa hàng hiệu Lotte
của Nam Hàn kinh doanh tại TQ vì Lotte dành một khu đất cho Mỹ để Mỹ bố
trí dàn hoả tiễn THAAD.
Với Phi luật tân tới phiên chủ toạ ASEAN kêu gọi Mỹ sớm đưa ra chính
sách về Biển Đông và sau đó Ngoại trưởng Phi còn xuống viếng hàng không
mẫu hạm Wilson của Mỹ, TC tức tối huỷ bỏ chuyến sang Phi kết thúc một số
thoả thuận viện trợ và giao thương với Phi.
Hù doạ mạnh các nước láng giềng, nhưng TC tỏ ra tự chế đối với Mỹ. TC né
Mỹ. TC không theo sau chiến đoàn tuần tra với hàng không mẫu hạm của
Mỹ. TC không chống đối gì cuộc tuần tra này của Mỹ, mặc thị coi tàu bè
Mỹ có thể tự do qua lại trên biển quốc tế. Vì TC cần giữ hoà khí với Mỹ
để đàm phán những lợi ích lớn hơn trên thế giới. Nhứt là Chủ Tịch Bình
của TC đang gặp khó khăn trong vấn đề kinh tế vốn là cái thế cầm quyền
của Đảng Nhà Nước TC. Quyền lợi ở Biển Đông của TC không lớn lao, quan
trọng bằng quyền lợi của TC xuất cảng hàng hoá qua Mỹ. Chủ Tịch Bình lo
ngại chọc TT Trump con người khó hiểu, Ông ấy tăng thuế 45% lên hàng hoá
TQ nhập qua Mỹ, thì TC phải khóc bằng tiếng Quan Thoại vì kinh tế TC sẽ
suy sụp ngay.
Đối với Mỹ mạnh, Đảng Nhà Nước nghĩ né cũng đâu có xấu mặt. Vì chính Mỹ
cũng muốn hoà khí để đàm phán. Chính TT Trump đã viết thơ, gọi điện
thoại cho Chủ Tịch Bình, chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Tướng Mattis cũng
đã tuyên bố đến lúc tìm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Biển Đông, là
Mỹ đã rửa mặt cho TQ rồi kia mà.
Ngần ấy sự kiện và thời sự giữa TC và Mỹ cho thấy, chưa có chiến tranh
giữa Mỹ và TC. Nếu có thì có chiến tranh chánh trị, chiến tranh địa lý
chánh trị ở Biển Đông thôi. Mà chiến tranh chánh trị một loại chiến
tranh không đổ máu nhưng tranh giành thế lực trong vùng. Mỹ không có
tham vọng đất đai như TC. Mỹ chỉ cần tự do hàng không, hàng hải, cho tầu
bè Mỹ và đồng minh đi bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Cái này
cũng không có gì khó cho TC thoả hiệp.
Vi Anh
(Việt Báo)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
HỖ TƯƠNG CÁT TƯỜNG
*
Trịnh Văn Chiến đấu tổng bí thơ
Khen Ai Đợi mãi lật ván cờ
Nguyễn Xuất Fuck niễng vờ đạo dụ
Xì Trump xịt thối Kít Sinh Dơ
*
Độc cô cầu bại phát thanh Dân Tiên Trần Vũ Quỳnh Anh giờ ở đâu
Hồ Thu Xuân Thảo qua cầu
Áo LOL quần lót thần thâu bay mất rồi
Gọi em khô khốc đôi môi tiếc cho chiếc xế mồ côi không bác tài
*
Canh ba giờ tý nhậu lai rai
Bồ đào Nha tửu đế Mao đài
Chuột thử thảo mai Kăng Gu Rú
Một người ở lại một người Dye
*
T.P.P bữa tiệc gài Ma Dze khủng bố hoa lài Đàm Thị Hương
Nguyễn Văn Trỗi dậy khẩn trương
Nhà Thương Kim Tiến hỗ tương viện Cát Tường
Đệ tam quốc tế khai trương Kim Jong Nam Ủn sân Trường Chinh bắc nam
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Trung Quốc Né Mỹ, Dọa Láng Giềng
Hiện tình Biển Đông cho thấy TC đang né Mỹ để tạo hoà khí chuẩn bị cho Chủ Tịch Tập cận Bình sang Mỹ đàm phán với TT Trump liên quan đến những quyền lợi của hai nước
Hiện tình Biển Đông cho thấy TC đang né Mỹ để tạo hoà khí chuẩn bị cho
Chủ Tịch Tập cận Bình sang Mỹ đàm phán với TT Trump liên quan đến những
quyền lợi của hai nước trên thế giới lớn hơn ở Biển Đông. Chuyến đi hối
hả chỉ trong hai ngày của nhà ngoại giao cao cấp nhứt, quyền thế hơn Bộ
Trưởng Ngoại Giao của TQ, là uỷ viên Quốc vụ Viện đặc trách đối ngoại và
vấn đề Đài loan của TC - là Ô. Dương Khiết Trì - để lo chuyện tối quan
trọng ấy cho TC.
Nhưng TT Trump chỉ tiếp Ô. Trì khoảng 5 tới 7 phút xã giao trước khi Ông
ấy về. Và Ô. Trì trong thời gian không quá một ngày rưỡi chỉ có thể
thảo luận sơ qua, chớ không thể bàn bạc sâu sắc khi gặp tân cố vấn An
ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster, con rể kiêm cố vấn cao cấp của tổng
thống là Jared Kushner, chiến lược gia Toà Bạch Ốc Steve Bannon và phó
tổng thống Mike Pence. Tuỳ viên báo chí Phủ tổng thống Mỹ Sean Spicer
cho hay ông Dương "đã có cơ hội gửi lời chào tới tổng thống". Còn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Dương đã khẳng định với ông Trump
rằng Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường trao đổi với Washington ở tất cả các
cấp, mở rộng hợp tác và tôn trọng những lợi ích cốt lõi cùng những mối
quan tâm lớn của nhau. Còn Tân Hoa Xã của TC cho biết Chủ Tịch Bình có
thể gặp TT Trump vào khoảng tháng 5 năm nay. Những sự kiện hối hả trên
cho thấy nếu có cuộc gặp gỡ của lãnh đạo hai nước, thì nghị trình cấp
dưới cùng lắm là sắp làm, chớ chưa được cấp trên hai bên xét duyệt.
TC né không cho biến động nào xảy ra ở Biển Đông để tạo hoà khí cho cuộc
hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Trung. Dù rằng TQ biết rõ Mỹ thời TT Trump mở
cuộc tuần tra Biển Đông đầu tiên bằng cả một chiến đoàn hàng không mẫu
hạm có nhiều phi cơ chiến đấu trên trời, nhiều chiến hạm trên biển và
nhiều tàu lặn dưới biển. Lại tuần tra vào bên trong 12 hải lý là vùng
đặc quyền kinh tế của các bãi đá mà TC đã bồi lắp xây cất và quân sự
hoá. Không còn nghi ngờ gì nữa cuộc tuần tra này của Mỹ nói lên Mỹ quyết
bảo đảm tự do hàng hải và quyền đi qua vô hại. Phó Đô đốc James Kilby
tuyên bố, Hoa Kỳ tiếp tục chứng minh vùng biển quốc tế này là nơi hải
thuyền nào cũng có thể tự do đi lại và thương thuyền nào cũng được tự do
giao thông. Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra dài dài, đều đều. Mỹ không coi đây
là một cuộc “đi qua vô hại” mà Luật Biển Quốc tế cho phép.
Và trong một diễn biến khác, Mỹ còn tăng cường và mở rộng sự hiện diện
quanh vùng xung yếu của TC. Nhiều chiến hạm, tàu lặn, hàng không mẫu hạm
Mỹ thường có mặt ở các vùng biển phía nam và phía đông Trung Quốc. Mỹ
chứng tỏ, thể hiện và bảo đảm quyền tự do hàng hải tại vùng biển này. Kể
từ tháng 10/2015 đến nay, các chiến hạm của hải quân Mỹ đã bốn lần đến
sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ, bất chấp khẳng định chủ quyền của
Bắc Kinh trên các đảo này. Á châu Thái bình dương trong thời kỳ căng
thẳng này với TC, Mỹ điều thêm Hạm đội 3 về phối hợp với Hạm đội 7. Thời
Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh VN, dù Mỹ phải chống với CS Bắc Việt, CS
TQ và Liên xô, Mỹ chỉ để Hạm đội 7 thôi.
Trong khi đó tin từ RFI của Pháp cho biết trang mạng Pháp East Pendulum,
chuyên theo dõi các động tĩnh quân sự của Trung Quốc, ngày 03/03/2017
đã ghi nhận: 13 phi cơ quân sự Trung Quốc ngày 02/03 đã lại bay thành
đội hình vượt qua eo biển Miyako cắt ngang Nhật Bản để ra Thái Bình
Dương cùng tập trận với các chiến hạm chờ sẵn ngoài khơi. Coi như TC
thách thức Nhựt.
TC còn thách thức và trả thù Hàn Quốc đã thoả thuận cho Mỹ đặt dàn hoả
tiễn THAAD tại Nam Hàn. TC đóng cửa hàng mấy chục cửa hàng hiệu Lotte
của Nam Hàn kinh doanh tại TQ vì Lotte dành một khu đất cho Mỹ để Mỹ bố
trí dàn hoả tiễn THAAD.
Với Phi luật tân tới phiên chủ toạ ASEAN kêu gọi Mỹ sớm đưa ra chính
sách về Biển Đông và sau đó Ngoại trưởng Phi còn xuống viếng hàng không
mẫu hạm Wilson của Mỹ, TC tức tối huỷ bỏ chuyến sang Phi kết thúc một số
thoả thuận viện trợ và giao thương với Phi.
Hù doạ mạnh các nước láng giềng, nhưng TC tỏ ra tự chế đối với Mỹ. TC né
Mỹ. TC không theo sau chiến đoàn tuần tra với hàng không mẫu hạm của
Mỹ. TC không chống đối gì cuộc tuần tra này của Mỹ, mặc thị coi tàu bè
Mỹ có thể tự do qua lại trên biển quốc tế. Vì TC cần giữ hoà khí với Mỹ
để đàm phán những lợi ích lớn hơn trên thế giới. Nhứt là Chủ Tịch Bình
của TC đang gặp khó khăn trong vấn đề kinh tế vốn là cái thế cầm quyền
của Đảng Nhà Nước TC. Quyền lợi ở Biển Đông của TC không lớn lao, quan
trọng bằng quyền lợi của TC xuất cảng hàng hoá qua Mỹ. Chủ Tịch Bình lo
ngại chọc TT Trump con người khó hiểu, Ông ấy tăng thuế 45% lên hàng hoá
TQ nhập qua Mỹ, thì TC phải khóc bằng tiếng Quan Thoại vì kinh tế TC sẽ
suy sụp ngay.
Đối với Mỹ mạnh, Đảng Nhà Nước nghĩ né cũng đâu có xấu mặt. Vì chính Mỹ
cũng muốn hoà khí để đàm phán. Chính TT Trump đã viết thơ, gọi điện
thoại cho Chủ Tịch Bình, chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Tướng Mattis cũng
đã tuyên bố đến lúc tìm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Biển Đông, là
Mỹ đã rửa mặt cho TQ rồi kia mà.
Ngần ấy sự kiện và thời sự giữa TC và Mỹ cho thấy, chưa có chiến tranh
giữa Mỹ và TC. Nếu có thì có chiến tranh chánh trị, chiến tranh địa lý
chánh trị ở Biển Đông thôi. Mà chiến tranh chánh trị một loại chiến
tranh không đổ máu nhưng tranh giành thế lực trong vùng. Mỹ không có
tham vọng đất đai như TC. Mỹ chỉ cần tự do hàng không, hàng hải, cho tầu
bè Mỹ và đồng minh đi bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Cái này
cũng không có gì khó cho TC thoả hiệp.
Vi Anh
(Việt Báo)