Cà Kê Dê Ngỗng

Trung Quốc có là thần tượng của những nền kinh tế đang phát triển?

https://www.ted.com/talks/dambisa_moyo_is_china_the_new_idol_for_emerging_economie (Sau khi mở link, nếu không muốn nghe tiếng Anh, xin nhìn xuống ở phía dưới bên phải có chữ Subtitles, nhắp chuột vào đó, xong rồi chọn Vietnamese)

THUYẾT TRÌNH CỦA TIẾN SĨ DAMBISA MOYO TẠI DIỄN ĐÀN TED tháng 11 năm 2013
(Sau khi mở link, nếu không muốn nghe tiếng Anh, xin nhìn xuống ở phía dưới bên phải có chữ Subtitles, nhắp chuột vào đó, xong rồi chọn Vietnamese)
Đề tài:
Trung Quốc có là thần tượng của các nền kinh tế đang phát triển?
Nữ tiến sĩ Moyo sinh ra ở Zambia năm 1969. Tốt nghiệp Cao học ở Havard và ở American Universtity, Washingtong, D.C Mỹ; hoàn tất luận án tiến sĩ kinh tế ở Oxford University, Anh quốc. Bà từng là kinh tế gia của Goldman Sachs trong hơn mười năm, và là tư vấn viên của World Bank ở Washington, D.C. Hiện tiến sĩ Moyo là Giám Đốc Điều Hành của Mildstorm Group, một cơ quan phân tích kinh tế vĩ mô toàn cầu và thị trường tài chánh thế giới, giúp hoạch định các chiến lược đầu tư.
TED, viết tắt của Technology, Entertainment, và Design, là một diễn đàn vô vị lợi với mục đích truyền bá những ý tưởng mới, dưới hình thức những thuyết trình không dài quá 18 phút. Lập ra từ năm 1984, lúc đầu chỉ giới hạn trong các đề tài về Kỹ thuật, Nghệ thuật và Thiết Kế . Hiện nay diễn đàn mở rộng ra hầu hết mọi đề tài, từ khoa học, doanh nghiệp, y tế, giáo dục, và các vấn đề toàn cầu, v.v... với hơn 100 ngôn ngữ...
* * *

"Tự Do hay là Chết"!

Khi Patrick Henry, thống đốc Virginia, nói câu đó năm 1775, ông ta đã không tưởng được là câu đó đã vang vọng nhiều đến các thế hệ người Mỹ về sau.

Vào thời đó, câu nói được dùng để nhằm chống lại người Anh, nhưng hơn hai trăm năm qua, những lời đó đã trở thành tín niệm của nhiều người ở Phương Tây rằng Tự Do là giá trị được trân quý hơn hết, gắn liền với những hệ thống kinh tế chính trị tốt nhất.

Có nên trách họ đã tin tưởng như vâỵ?

Suốt hơn trăm năm qua, sự phối hợp của tự do dân chủ và tư bản tư nhân đã giúp Hoa Kỳ và Tây Phương đạt tới những trình độ phát triển kinh tế mới.

Suốt thời gian đó, lợi tức ở Hoa Kỳ gia tăng gấp 30 lần, nhiều trăm ngàn người đã thoát ra khỏi cảnh nghèo cực.

Trong khi đó, tài năng và sự sáng tạo đã thúc đẩy kỹ nghệ hoá, giúp sản xuất ra đồ gia dụng như tủ lạnh, máy truyền hình, xe hơi, và cả điện thoại di động.

Không đáng ngạc nhiên, khi ngay trong lúc khủng hoảng kinh tế, Tổng thống Obama vẫn cho rằng "vấn đề trước mắt chúng ta không phải là kinh tế thị trường là tốt hay xấu. Vì khả năng của thị trường trong việc tạo ra sự thịnh vượng và mở rộng sự tự do là vô song".

Và như vậy, có một sự giả định giữ người Tây phương rằng toàn thế giới sẽ quyết định tiếp nhận chủ nghĩa tư bản tư nhân như là mẫu mực của nền dân chủ tự do và của sự phát triển kinh tế, và sẽ đặt các quyền chính trị ưu tiên trước các quyền kinh tế.

Tuy nhiên, đối với nhiều người ở những nền kinh tế đang lên, thì điều vừa nói đó chỉ là một ảo tưởng, và dù rằng Tuyên Ngôn Nhân Quyền, được ký năm 1948, được công nhận rộng rãi, nhưng nó che đậy hố cách biệt giữa những quốc gia đã phát triển với những quốc gia đang phát triển, và giữa niềm tin ý hệ của một bên là quyền chính trị và bên kia là quyền kinh tế. Sự cách biệt ấy ngày càng rộng.

Ngày nay, nhiều người sống ở những quốc gia đang phát triển, nơi có đến 90% dân số thế giới, tin rằng nỗi ám ảnh của Tây phương về các quyền chính trị là lạc điệu, và điều thật sự quan trọng là việc cung cấp lương thực, nhà ở, giáo dục, và y tế. "Tự Do hay Chết" sẽ là một khẩu hiệu hay nếu người ta có khả năng để hiện thực nó, nhưng nếu một người chỉ sống với chưa đến 1 dollar thu nhập/ một ngày, thì anh ta sẽ quá bận rộn với sự sinh tồn và nuôi sống gia đình để có thì giờ lo toan việc tuyên xưng và bảo vệ dân chủ.

Ngay lúc này, tôi biết nhiều người trong hội trường này và trên thế giới sẽ nghĩ rằng, "Hừm! Điều đó khó hiểu quá", vì tư bản tư nhân và dân chủ tự do là những gì từ lâu đã được xem là thiêng liêng. Nhưng xin hỏi quý vị, nếu bị buộc phải lựa chọn giữa một mái nhà che mưa nắng và quyền bầu cử, quý vị sẽ chọn cái nào?

Trong suốt thập niên vừa qua, tôi có may mắn đi thăm trên 60 nước, phần nhiều là các nước đang phát triển, ở Châu Mỹ Latin, Á Châu, và Phi Châu của tôi. Tôi đã gặp các vị tổng thống, các nhà bất đồng chính kiến, giới làm chính sách, các luật sư, giáo giới, các y sĩ, và thường dân, và qua những cuộc chuyện trò đó tôi nhận ra rằng phần đông người ở các quốc gia đang phát triển nghĩ rằng thực ra có một sự ngăn cách sâu xa về niềm tin ý hệ đối với các vấn đề chính trị và kinh tế giữa người ở Tây Phương và người ở những vùng khác của thế giới.

Nhưng, ở đây, xin đừng hiểu lầm tôi. Tôi không cho rằng dân chúng ở các nước đang phát triển không hiểu dân chủ, tôi cũng không bảo rằng họ không mong ước để tự chọn các tổng thống hay những người lãnh đạo của mình. Tất nhiên họ muốn chứ. Nhưng tôi muốn nói rằng, theo độ ưu tiên, dân chúng ở các nước đó quan tâm nhiều đến việc do đâu mức sống của họ sẽ được cải thiện và làm cách nào để chính quyền có thể thực hiện được điều đó, hơn là việc chính quyền đó có được bầu theo lối dân chủ hay không.

Sự thật thì đây là lần đầu tiên mà ý hệ Tây Phương về chính trị và kinh tế đang gặp phải một thách thức tạo ra bởi hệ thống hiện nay của Trung Quốc. Thay vì theo chủ nghĩa tư bản tư nhân, họ thiết lập chủ nghĩa tư bản nhà nước. Họ đã không ưu tiên hoá vấn đề dân chủ. Trái lại, họ đã quyết định đặt các quyền kinh tế ưu tiên hơn các quyền chính trị. Xin thưa với quý vị rằng chính là hệ thống ở Trung Quốc đang khiến người dân các quốc gia đang phát triển nghĩ rằng đó là hệ thống đáng noi theo, vì càng ngày họ càng tin rằng hệ thống đó sẽ hứa hẹn đem lại sự cải thiện nhanh và tốt nhất cho mức sống của họ trong thời gian ngắn nhất. Nếu quý vị rộng lượng cho phép, tôi xin được giải thích, trông chốc lát, vì sao, về mặt kinh tế, họ đang đi đến một niềm tin như vậy.

Trước hết, là thành quả kinh tế của Trung Quốc trong 30 năm qua. TQ đã có thể tạo ra một mức tăng trưởng kinh tế kỷ lục và đã đưa một số lượng đáng kể người dân ra khỏi cảnh nghèo đói; một cách cụ thể đã giảm bớt sự nghèo khổ bằng cách đưa hơn 300 triệu người ra khỏi sự cùng cực. Không chỉ về mặt kinh tế, nhưng nói chung cả các mặt khác của mức sống. Chúng ta thấy rằng năm 1970 chỉ có 28% dân được vào cấp hai; ngày nay đến 82%. Như vậy, về tổng thể, mức cải thiện kinh tế là rất đáng kể.

Kế đến, Trung Quốc đã có thể cải thiện đáng kể mức bất bình đẳng lợi tức mà không phải thay đổi cơ cấu chính trị. Ngày nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới. Nhưng hai nước lại có hai hệ thống chính trị và kinh tế khác biệt rất nhiều, một bên với chủ nghĩa tư bản tư nhân, bên kia tổng quát là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tuy nhiên hai nước lại có chỉ số GINI, là chỉ số về mức bất bình đẳng lợi tức, giống hệt nhau. Điều có lẽ hơi khó chịu là mức bất bình đẳng lợi tức ở Trung Quốc hiện đang được cải thiện, trong khi đó mức bất bình đẳng ở Mỹ lại gia tăng!

Thứ ba là, dân chúng các nước đang phát triển nhìn vào mức gia tăng thần kỳ và đáng kinh ngạc của cơ cấu hạ tầng của Trung Quốc. TQ không chỉ xây dựng đường sá, bến cảng, và xa lộ trong nội địa cho mình - xây mạng lưới 85,000 km đường sá - nhưng còn giúp cho Phi Châu xây dựng tuyến đường dài 9,000 dặm từ Cape Town tới Cairo. Những điều đó đập vào mắt dân chúng. Có lẽ không phải ngạc nhiên khi năm 2007 cơ quan PEW thăm dò thấy rằng 98% dân chúng 10 nước ở Phi Châu nghĩ rằng Trung Quốc đang làm những điều kỳ diệu để cải thiện đời sống của họ.

Sau cùng, Trung Quốc cũng đưa ra những giải pháp cho những vấn đề xã hội từ lâu thế giới đang phải đương đầu. Nếu quý vị du lịch từ Mogadishu, qua Mexico city, hay Mumbai, quý vị sẽ chứng kiến cảnh những cơ cấu tiếp vận và hạ tầng bị xuống cấp đang tiếp tục trở nên chướng ngại cho việc đưa thuốc men và săn sóc y tế đến các vùng thôn quê. Trong khi đó, thông qua mạng lưới doanh nghiệp nhà nước, người Trung Quốc đang có thể, dùng các công ty của mạng đó, để giúp chuyển các dịch vụ y tế đó.

Thưa quý vị, không ngạc nhiên rằng, quanh thế giới, người ta đang chỉ vào những gì TQ đang làm và bảo rằng: "Chúng tôi thích điều đó. Chúng tôi muốn điều đó. Chúng tôi muốn có thể làm được những gi TQ đang làm. Đó là một hệ thống có vẻ làm được việc." Tôi cũng muốn thưa với quý vị rằng đang có nhiều sự chuyển hướng xảy ra quanh những gì TQ đang làm liên quan đến quan điểm về dân chủ. Đặc biệt, có sự ngờ vực ngày càng tăng giữa dân chúng các nước đang phát triển, khi họ tin rằng dân chủ không còn được xem là yêu cầu tiên quyết cho sự tăng trưởng kinh tế. Sự thật thì, không chỉ TQ, những nước như Đài Loan, Singapore, Chi-Lê đã chứng tỏ rằng thật ra chính sự tăng trưởng kinh tế mới là yêu cầu tiên quyết cho nền dân chủ. Trong một nghiên cứu mới đây, bằng chứng cho thấy lợi tức là quyết tố lớn nhất tuổi thọ của một nền dân chủ. Nghiên cứu ấy khám phá ra rằng nếu lợi tức đầu người $1000/năm, nền dân chủ sẽ kéo dài chừng 8.5 năm. Nếu lợi tức đầu người trong khoảng $2,000 đến $4,000/năm nền dân chủ sẽ có thể kéo dài chừng 33 năm. Và chỉ khi lợi tức bình quân đầu người trên $6,000/năm thì nền dân chủ mới có cơ lâu dài.

Những điều trên đây cho chúng ta thấy rằng trước hết cần hình thành một giai cấp trung lưu có khả năng quy trách chính quyền. Nó cũng khuyên chúng ta không nên lo lắng chạy quanh thế giới để cưỡng hành dân chủ, vì cuối cùng chúng ta có thể gặp phải sự rủi ro là kết thúc với những loại dân chủ giả hiệu, một loại dân chủ không chừng còn tệ hại hơn cả những chế độ chuyên đoán mà chúng tìm cách thay thế.

Chứng cứ về các loại giả hiệu thì rất đáng ngại. Cơ quan Freedom House khám phá ra rằng mặc dù ngày nay có 50% các quốc gia trên thế giới được xếp vào loại dân chủ, nhưng 70% trong số đó là dân chủ giả hiệu trong ý nghĩa là dân chúng không có tự do ngôn luận và đi lại. Chúng tôi cũng tìm ra từ Freedom House rằng trong suốt 7 năm qua sự tự do đã suy giảm theo từng năm.

Những điều vừa nêu cho thấy rằng những người, cũng như tôi, quan tâm về dân chủ tự do cần phải tìm ra một phương cách khả thi bảo đảm một hình thái vững bền cho một nền dân chủ chính hiệu, có gốc rễ của nó trong nền kinh tế. Nó cũng cho thấy rằng khi TQ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, điều mà các chuyên gia mong đợi là sẽ xảy ra vào khoảng năm 2016, thì sự phân liệt ý hệ kinh tế-chính trị giữa Tây Phương và phần còn lại của thế giới sẽ càng lớn hơn.

Vậy thế giới lúc đó sẽ như thế nào? Vâng, có lẽ các chính quyền sẽ can thiệp nhiều hơn, trở nên tư bản nhà nước hơn; bảo hộ mậu dịch hơn; nhưng đồng thời, như tôi đã nêu trước kia, là sự sa sút chưa từng thấy của các quyền cá nhân và quyền chính trị.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là như vậy thì Tây Phương nên làm gì? Tôi đề nghị hai lựa chọn. Tây Phương có thể hoặc cạnh tranh, hoặc hợp tác. Nếu Tây Phương chọn sự cạnh tranh với khuôn mẫu TQ, thật sự đi khắp thế giới, tiếp tục thúc đẩy cho chủ nghĩa tư bản tư nhân và dân chủ tự do, nghĩa là đi ngược với trào lưu, tuy rằng đó là lập trường tự nhiên của Tây Phương, một thứ phản đề đối với mô hình không ưu tiên cho dân chủ và tư bản nhà nước của TQ. Thực tế thì nếu Tây Phương chọn con đường cạnh tranh, sự phân đôi thế giới sẽ càng rộng hơn. Lựa chọn khác cho Tây Phương là hợp tác; một sự hợp tác theo tôi hiểu là hảy để cho các quốc gia đang phát triển có được sự uyển chuyển trong việc tìm ra, trong trật tự, những hệ thống kinh tế-chính trị thích hợp nhất đối với họ.

Đến đây, tôi chắc là có người trong hội trường này đang nghĩ rằng, vâng như vậy thì không khác gì đang nhượng bộ TQ, hay nói khác đi đó là cách khiến Tây Phương phải đóng vai thứ yếu. Nhưng tôi tin rằng nếu Hoa Kỳ và Âu Châu muốn duy trì được ảnh hưởng toàn cầu của mình thì họ có lẽ phải xem xét sự hợp tác trong đoản kỳ để có thể cạnh tranh, và bằng cách đó, họ có thể tập trung một cách tích cực hơn vào những thành tựu kinh tế giúp tạo ra giai cấp trung lưu để từ đó quy trách được các chính quyền và hình thành nền dân chủ mà họ thật sự muốn có.

Sự thật thì thay vì đi quanh thế giới hoạnh hoẹ những quốc gia đang kết ước với TQ, Tây Phương nên khuyến khích doanh nghiệp của họ giao dịch và đầu tư vào những nước đó. Thay vì chỉ trích TQ, Tây Phương nên chứng tỏ rằng bằng cách nào mà hệ thống kinh tế-chính trị của họ là ưu việt hơn. Thay vì áp đặt một cách gượng gạo dân chủ lên các nước, Tây Phương nên duyệt lại trang sử của mình và nhớ rằng đã phải mất nhiều sự kiên trì để tạo nên được những mẫu mực và hệ thống như đang có hiện nay. Thật ra, Thẩm phán Tối Cao Pháp viện Stephen Breyer đã nhắc nhở chúng ta rằng phải mất đến gần 170 năm kể từ ngày Hiến Pháp được viết ra để đạt được quyền bình đẳng ở Mỹ. Vậy nhưng có người vẫn còn cãi rằng cho đến nay vẫn không có sự bình đẳng. Thật ra, vẫn có những nhóm người tranh luận rằng họ vẫn chưa có quyền bình đẳng trước pháp luật!

Ở cao điểm của nó, mô hình Tây Phương đã tự khẳng định. Nó là mô hình mang lại cơm áo; đã làm ra tủ lạnh; đã đưa người lên mặt trăng. Nhưng sự thật thì mặc dù trước đây dân chúng chỉ vào các nước phương Tây và bảo rằng "Tôi muốn mô hình đó, tôi thích nó". Ngày nay dân các nước lại nhìn vào TQ. Nhiều thế hệ nhìn TQ và nói rằng "TQ có thể xây dựng hạ tầng cơ sở, làm cho kinh tế tăng trưởng, và chúng tôi thích những điều đó".

Bởi vì, cuối cùng thì câu hỏi vẫn đặt ra cho chúng ta, cho 7 tỉ người trên hành tinh là: Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra sự thịnh vượng? Những người quan tâm sẽ, một cách hợp lý, hướng về những mô hình nào bảo đảm cho họ có một mức sống tốt hơn trong thời gian ngắn hơn.

Trước khi quý vị rời khỏi hội trường này, tôi muốn gởi đến quý vị một lời nhắn nhủ riêng tư về những gì bản thân tôi tin là chúng ta nên làm với tư cách là những nhân vị, đó là sự cởi mở trong nhận thức. Nên nhận ra sự thật rằng hy vọng và ước mơ của chúng ta về việc tạo ra sự thịnh vượng cho nhân loại, về việc đưa hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói, phải đặt trên sự phóng khoáng trong nhận thức, vì những hệ thống này của chúng ta có cả những điều tốt lẫn điều xấu.

Để minh hoạ, tôi xin lấy từ niên giám đời tôi. Đây là một bức ảnh của tôi.

Tôi đã sinh ra và được nuôi lớn ở Zambia năm 1969. Vào thời tôi sinh, người da đen chưa được cấp giấy khai sinh, và mải đến năm 1973 luật đó mới thay đổi. Đây là chứng thư của chính quyền Zambian. Trưng những thứ này trước quý vị, tôi muốn thưa với quý vị rằng trong suốt 40 năm, tôi đã từ một kẻ không được thừa nhận như một con người đến chỗ hôm nay tôi đang đứng trước cử toạ của TED hoành tráng để trình bày với quý vị quan điểm của mình. Trong đà sống này, chúng ta có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể sự nghèo đói. Nhưng nó cũng đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại những giả định của chúng ta; những giả định và giáo điều, đã từ lâu gắn bó với chúng ta, về tư bản tư nhân, về tạo ra tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, và về tạo ra sự tự do. Chúng ta có thể phải xé bỏ sách vở để bắt đầu tìm đến những chọn lựa khác và tự mình trở nên phóng khoáng hơn để tìm ra chân lý. Chung cuộc, đó là công việc biến đổi và làm cho thế giới trở nên tốt hơn.

Cảm ơn quý vị.
Khương Việt chuyển ngữ và giới thiệu
Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung Quốc có là thần tượng của những nền kinh tế đang phát triển?

https://www.ted.com/talks/dambisa_moyo_is_china_the_new_idol_for_emerging_economie (Sau khi mở link, nếu không muốn nghe tiếng Anh, xin nhìn xuống ở phía dưới bên phải có chữ Subtitles, nhắp chuột vào đó, xong rồi chọn Vietnamese)

THUYẾT TRÌNH CỦA TIẾN SĨ DAMBISA MOYO TẠI DIỄN ĐÀN TED tháng 11 năm 2013
(Sau khi mở link, nếu không muốn nghe tiếng Anh, xin nhìn xuống ở phía dưới bên phải có chữ Subtitles, nhắp chuột vào đó, xong rồi chọn Vietnamese)
Đề tài:
Trung Quốc có là thần tượng của các nền kinh tế đang phát triển?
Nữ tiến sĩ Moyo sinh ra ở Zambia năm 1969. Tốt nghiệp Cao học ở Havard và ở American Universtity, Washingtong, D.C Mỹ; hoàn tất luận án tiến sĩ kinh tế ở Oxford University, Anh quốc. Bà từng là kinh tế gia của Goldman Sachs trong hơn mười năm, và là tư vấn viên của World Bank ở Washington, D.C. Hiện tiến sĩ Moyo là Giám Đốc Điều Hành của Mildstorm Group, một cơ quan phân tích kinh tế vĩ mô toàn cầu và thị trường tài chánh thế giới, giúp hoạch định các chiến lược đầu tư.
TED, viết tắt của Technology, Entertainment, và Design, là một diễn đàn vô vị lợi với mục đích truyền bá những ý tưởng mới, dưới hình thức những thuyết trình không dài quá 18 phút. Lập ra từ năm 1984, lúc đầu chỉ giới hạn trong các đề tài về Kỹ thuật, Nghệ thuật và Thiết Kế . Hiện nay diễn đàn mở rộng ra hầu hết mọi đề tài, từ khoa học, doanh nghiệp, y tế, giáo dục, và các vấn đề toàn cầu, v.v... với hơn 100 ngôn ngữ...
* * *

"Tự Do hay là Chết"!

Khi Patrick Henry, thống đốc Virginia, nói câu đó năm 1775, ông ta đã không tưởng được là câu đó đã vang vọng nhiều đến các thế hệ người Mỹ về sau.

Vào thời đó, câu nói được dùng để nhằm chống lại người Anh, nhưng hơn hai trăm năm qua, những lời đó đã trở thành tín niệm của nhiều người ở Phương Tây rằng Tự Do là giá trị được trân quý hơn hết, gắn liền với những hệ thống kinh tế chính trị tốt nhất.

Có nên trách họ đã tin tưởng như vâỵ?

Suốt hơn trăm năm qua, sự phối hợp của tự do dân chủ và tư bản tư nhân đã giúp Hoa Kỳ và Tây Phương đạt tới những trình độ phát triển kinh tế mới.

Suốt thời gian đó, lợi tức ở Hoa Kỳ gia tăng gấp 30 lần, nhiều trăm ngàn người đã thoát ra khỏi cảnh nghèo cực.

Trong khi đó, tài năng và sự sáng tạo đã thúc đẩy kỹ nghệ hoá, giúp sản xuất ra đồ gia dụng như tủ lạnh, máy truyền hình, xe hơi, và cả điện thoại di động.

Không đáng ngạc nhiên, khi ngay trong lúc khủng hoảng kinh tế, Tổng thống Obama vẫn cho rằng "vấn đề trước mắt chúng ta không phải là kinh tế thị trường là tốt hay xấu. Vì khả năng của thị trường trong việc tạo ra sự thịnh vượng và mở rộng sự tự do là vô song".

Và như vậy, có một sự giả định giữ người Tây phương rằng toàn thế giới sẽ quyết định tiếp nhận chủ nghĩa tư bản tư nhân như là mẫu mực của nền dân chủ tự do và của sự phát triển kinh tế, và sẽ đặt các quyền chính trị ưu tiên trước các quyền kinh tế.

Tuy nhiên, đối với nhiều người ở những nền kinh tế đang lên, thì điều vừa nói đó chỉ là một ảo tưởng, và dù rằng Tuyên Ngôn Nhân Quyền, được ký năm 1948, được công nhận rộng rãi, nhưng nó che đậy hố cách biệt giữa những quốc gia đã phát triển với những quốc gia đang phát triển, và giữa niềm tin ý hệ của một bên là quyền chính trị và bên kia là quyền kinh tế. Sự cách biệt ấy ngày càng rộng.

Ngày nay, nhiều người sống ở những quốc gia đang phát triển, nơi có đến 90% dân số thế giới, tin rằng nỗi ám ảnh của Tây phương về các quyền chính trị là lạc điệu, và điều thật sự quan trọng là việc cung cấp lương thực, nhà ở, giáo dục, và y tế. "Tự Do hay Chết" sẽ là một khẩu hiệu hay nếu người ta có khả năng để hiện thực nó, nhưng nếu một người chỉ sống với chưa đến 1 dollar thu nhập/ một ngày, thì anh ta sẽ quá bận rộn với sự sinh tồn và nuôi sống gia đình để có thì giờ lo toan việc tuyên xưng và bảo vệ dân chủ.

Ngay lúc này, tôi biết nhiều người trong hội trường này và trên thế giới sẽ nghĩ rằng, "Hừm! Điều đó khó hiểu quá", vì tư bản tư nhân và dân chủ tự do là những gì từ lâu đã được xem là thiêng liêng. Nhưng xin hỏi quý vị, nếu bị buộc phải lựa chọn giữa một mái nhà che mưa nắng và quyền bầu cử, quý vị sẽ chọn cái nào?

Trong suốt thập niên vừa qua, tôi có may mắn đi thăm trên 60 nước, phần nhiều là các nước đang phát triển, ở Châu Mỹ Latin, Á Châu, và Phi Châu của tôi. Tôi đã gặp các vị tổng thống, các nhà bất đồng chính kiến, giới làm chính sách, các luật sư, giáo giới, các y sĩ, và thường dân, và qua những cuộc chuyện trò đó tôi nhận ra rằng phần đông người ở các quốc gia đang phát triển nghĩ rằng thực ra có một sự ngăn cách sâu xa về niềm tin ý hệ đối với các vấn đề chính trị và kinh tế giữa người ở Tây Phương và người ở những vùng khác của thế giới.

Nhưng, ở đây, xin đừng hiểu lầm tôi. Tôi không cho rằng dân chúng ở các nước đang phát triển không hiểu dân chủ, tôi cũng không bảo rằng họ không mong ước để tự chọn các tổng thống hay những người lãnh đạo của mình. Tất nhiên họ muốn chứ. Nhưng tôi muốn nói rằng, theo độ ưu tiên, dân chúng ở các nước đó quan tâm nhiều đến việc do đâu mức sống của họ sẽ được cải thiện và làm cách nào để chính quyền có thể thực hiện được điều đó, hơn là việc chính quyền đó có được bầu theo lối dân chủ hay không.

Sự thật thì đây là lần đầu tiên mà ý hệ Tây Phương về chính trị và kinh tế đang gặp phải một thách thức tạo ra bởi hệ thống hiện nay của Trung Quốc. Thay vì theo chủ nghĩa tư bản tư nhân, họ thiết lập chủ nghĩa tư bản nhà nước. Họ đã không ưu tiên hoá vấn đề dân chủ. Trái lại, họ đã quyết định đặt các quyền kinh tế ưu tiên hơn các quyền chính trị. Xin thưa với quý vị rằng chính là hệ thống ở Trung Quốc đang khiến người dân các quốc gia đang phát triển nghĩ rằng đó là hệ thống đáng noi theo, vì càng ngày họ càng tin rằng hệ thống đó sẽ hứa hẹn đem lại sự cải thiện nhanh và tốt nhất cho mức sống của họ trong thời gian ngắn nhất. Nếu quý vị rộng lượng cho phép, tôi xin được giải thích, trông chốc lát, vì sao, về mặt kinh tế, họ đang đi đến một niềm tin như vậy.

Trước hết, là thành quả kinh tế của Trung Quốc trong 30 năm qua. TQ đã có thể tạo ra một mức tăng trưởng kinh tế kỷ lục và đã đưa một số lượng đáng kể người dân ra khỏi cảnh nghèo đói; một cách cụ thể đã giảm bớt sự nghèo khổ bằng cách đưa hơn 300 triệu người ra khỏi sự cùng cực. Không chỉ về mặt kinh tế, nhưng nói chung cả các mặt khác của mức sống. Chúng ta thấy rằng năm 1970 chỉ có 28% dân được vào cấp hai; ngày nay đến 82%. Như vậy, về tổng thể, mức cải thiện kinh tế là rất đáng kể.

Kế đến, Trung Quốc đã có thể cải thiện đáng kể mức bất bình đẳng lợi tức mà không phải thay đổi cơ cấu chính trị. Ngày nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới. Nhưng hai nước lại có hai hệ thống chính trị và kinh tế khác biệt rất nhiều, một bên với chủ nghĩa tư bản tư nhân, bên kia tổng quát là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tuy nhiên hai nước lại có chỉ số GINI, là chỉ số về mức bất bình đẳng lợi tức, giống hệt nhau. Điều có lẽ hơi khó chịu là mức bất bình đẳng lợi tức ở Trung Quốc hiện đang được cải thiện, trong khi đó mức bất bình đẳng ở Mỹ lại gia tăng!

Thứ ba là, dân chúng các nước đang phát triển nhìn vào mức gia tăng thần kỳ và đáng kinh ngạc của cơ cấu hạ tầng của Trung Quốc. TQ không chỉ xây dựng đường sá, bến cảng, và xa lộ trong nội địa cho mình - xây mạng lưới 85,000 km đường sá - nhưng còn giúp cho Phi Châu xây dựng tuyến đường dài 9,000 dặm từ Cape Town tới Cairo. Những điều đó đập vào mắt dân chúng. Có lẽ không phải ngạc nhiên khi năm 2007 cơ quan PEW thăm dò thấy rằng 98% dân chúng 10 nước ở Phi Châu nghĩ rằng Trung Quốc đang làm những điều kỳ diệu để cải thiện đời sống của họ.

Sau cùng, Trung Quốc cũng đưa ra những giải pháp cho những vấn đề xã hội từ lâu thế giới đang phải đương đầu. Nếu quý vị du lịch từ Mogadishu, qua Mexico city, hay Mumbai, quý vị sẽ chứng kiến cảnh những cơ cấu tiếp vận và hạ tầng bị xuống cấp đang tiếp tục trở nên chướng ngại cho việc đưa thuốc men và săn sóc y tế đến các vùng thôn quê. Trong khi đó, thông qua mạng lưới doanh nghiệp nhà nước, người Trung Quốc đang có thể, dùng các công ty của mạng đó, để giúp chuyển các dịch vụ y tế đó.

Thưa quý vị, không ngạc nhiên rằng, quanh thế giới, người ta đang chỉ vào những gì TQ đang làm và bảo rằng: "Chúng tôi thích điều đó. Chúng tôi muốn điều đó. Chúng tôi muốn có thể làm được những gi TQ đang làm. Đó là một hệ thống có vẻ làm được việc." Tôi cũng muốn thưa với quý vị rằng đang có nhiều sự chuyển hướng xảy ra quanh những gì TQ đang làm liên quan đến quan điểm về dân chủ. Đặc biệt, có sự ngờ vực ngày càng tăng giữa dân chúng các nước đang phát triển, khi họ tin rằng dân chủ không còn được xem là yêu cầu tiên quyết cho sự tăng trưởng kinh tế. Sự thật thì, không chỉ TQ, những nước như Đài Loan, Singapore, Chi-Lê đã chứng tỏ rằng thật ra chính sự tăng trưởng kinh tế mới là yêu cầu tiên quyết cho nền dân chủ. Trong một nghiên cứu mới đây, bằng chứng cho thấy lợi tức là quyết tố lớn nhất tuổi thọ của một nền dân chủ. Nghiên cứu ấy khám phá ra rằng nếu lợi tức đầu người $1000/năm, nền dân chủ sẽ kéo dài chừng 8.5 năm. Nếu lợi tức đầu người trong khoảng $2,000 đến $4,000/năm nền dân chủ sẽ có thể kéo dài chừng 33 năm. Và chỉ khi lợi tức bình quân đầu người trên $6,000/năm thì nền dân chủ mới có cơ lâu dài.

Những điều trên đây cho chúng ta thấy rằng trước hết cần hình thành một giai cấp trung lưu có khả năng quy trách chính quyền. Nó cũng khuyên chúng ta không nên lo lắng chạy quanh thế giới để cưỡng hành dân chủ, vì cuối cùng chúng ta có thể gặp phải sự rủi ro là kết thúc với những loại dân chủ giả hiệu, một loại dân chủ không chừng còn tệ hại hơn cả những chế độ chuyên đoán mà chúng tìm cách thay thế.

Chứng cứ về các loại giả hiệu thì rất đáng ngại. Cơ quan Freedom House khám phá ra rằng mặc dù ngày nay có 50% các quốc gia trên thế giới được xếp vào loại dân chủ, nhưng 70% trong số đó là dân chủ giả hiệu trong ý nghĩa là dân chúng không có tự do ngôn luận và đi lại. Chúng tôi cũng tìm ra từ Freedom House rằng trong suốt 7 năm qua sự tự do đã suy giảm theo từng năm.

Những điều vừa nêu cho thấy rằng những người, cũng như tôi, quan tâm về dân chủ tự do cần phải tìm ra một phương cách khả thi bảo đảm một hình thái vững bền cho một nền dân chủ chính hiệu, có gốc rễ của nó trong nền kinh tế. Nó cũng cho thấy rằng khi TQ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, điều mà các chuyên gia mong đợi là sẽ xảy ra vào khoảng năm 2016, thì sự phân liệt ý hệ kinh tế-chính trị giữa Tây Phương và phần còn lại của thế giới sẽ càng lớn hơn.

Vậy thế giới lúc đó sẽ như thế nào? Vâng, có lẽ các chính quyền sẽ can thiệp nhiều hơn, trở nên tư bản nhà nước hơn; bảo hộ mậu dịch hơn; nhưng đồng thời, như tôi đã nêu trước kia, là sự sa sút chưa từng thấy của các quyền cá nhân và quyền chính trị.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là như vậy thì Tây Phương nên làm gì? Tôi đề nghị hai lựa chọn. Tây Phương có thể hoặc cạnh tranh, hoặc hợp tác. Nếu Tây Phương chọn sự cạnh tranh với khuôn mẫu TQ, thật sự đi khắp thế giới, tiếp tục thúc đẩy cho chủ nghĩa tư bản tư nhân và dân chủ tự do, nghĩa là đi ngược với trào lưu, tuy rằng đó là lập trường tự nhiên của Tây Phương, một thứ phản đề đối với mô hình không ưu tiên cho dân chủ và tư bản nhà nước của TQ. Thực tế thì nếu Tây Phương chọn con đường cạnh tranh, sự phân đôi thế giới sẽ càng rộng hơn. Lựa chọn khác cho Tây Phương là hợp tác; một sự hợp tác theo tôi hiểu là hảy để cho các quốc gia đang phát triển có được sự uyển chuyển trong việc tìm ra, trong trật tự, những hệ thống kinh tế-chính trị thích hợp nhất đối với họ.

Đến đây, tôi chắc là có người trong hội trường này đang nghĩ rằng, vâng như vậy thì không khác gì đang nhượng bộ TQ, hay nói khác đi đó là cách khiến Tây Phương phải đóng vai thứ yếu. Nhưng tôi tin rằng nếu Hoa Kỳ và Âu Châu muốn duy trì được ảnh hưởng toàn cầu của mình thì họ có lẽ phải xem xét sự hợp tác trong đoản kỳ để có thể cạnh tranh, và bằng cách đó, họ có thể tập trung một cách tích cực hơn vào những thành tựu kinh tế giúp tạo ra giai cấp trung lưu để từ đó quy trách được các chính quyền và hình thành nền dân chủ mà họ thật sự muốn có.

Sự thật thì thay vì đi quanh thế giới hoạnh hoẹ những quốc gia đang kết ước với TQ, Tây Phương nên khuyến khích doanh nghiệp của họ giao dịch và đầu tư vào những nước đó. Thay vì chỉ trích TQ, Tây Phương nên chứng tỏ rằng bằng cách nào mà hệ thống kinh tế-chính trị của họ là ưu việt hơn. Thay vì áp đặt một cách gượng gạo dân chủ lên các nước, Tây Phương nên duyệt lại trang sử của mình và nhớ rằng đã phải mất nhiều sự kiên trì để tạo nên được những mẫu mực và hệ thống như đang có hiện nay. Thật ra, Thẩm phán Tối Cao Pháp viện Stephen Breyer đã nhắc nhở chúng ta rằng phải mất đến gần 170 năm kể từ ngày Hiến Pháp được viết ra để đạt được quyền bình đẳng ở Mỹ. Vậy nhưng có người vẫn còn cãi rằng cho đến nay vẫn không có sự bình đẳng. Thật ra, vẫn có những nhóm người tranh luận rằng họ vẫn chưa có quyền bình đẳng trước pháp luật!

Ở cao điểm của nó, mô hình Tây Phương đã tự khẳng định. Nó là mô hình mang lại cơm áo; đã làm ra tủ lạnh; đã đưa người lên mặt trăng. Nhưng sự thật thì mặc dù trước đây dân chúng chỉ vào các nước phương Tây và bảo rằng "Tôi muốn mô hình đó, tôi thích nó". Ngày nay dân các nước lại nhìn vào TQ. Nhiều thế hệ nhìn TQ và nói rằng "TQ có thể xây dựng hạ tầng cơ sở, làm cho kinh tế tăng trưởng, và chúng tôi thích những điều đó".

Bởi vì, cuối cùng thì câu hỏi vẫn đặt ra cho chúng ta, cho 7 tỉ người trên hành tinh là: Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra sự thịnh vượng? Những người quan tâm sẽ, một cách hợp lý, hướng về những mô hình nào bảo đảm cho họ có một mức sống tốt hơn trong thời gian ngắn hơn.

Trước khi quý vị rời khỏi hội trường này, tôi muốn gởi đến quý vị một lời nhắn nhủ riêng tư về những gì bản thân tôi tin là chúng ta nên làm với tư cách là những nhân vị, đó là sự cởi mở trong nhận thức. Nên nhận ra sự thật rằng hy vọng và ước mơ của chúng ta về việc tạo ra sự thịnh vượng cho nhân loại, về việc đưa hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói, phải đặt trên sự phóng khoáng trong nhận thức, vì những hệ thống này của chúng ta có cả những điều tốt lẫn điều xấu.

Để minh hoạ, tôi xin lấy từ niên giám đời tôi. Đây là một bức ảnh của tôi.

Tôi đã sinh ra và được nuôi lớn ở Zambia năm 1969. Vào thời tôi sinh, người da đen chưa được cấp giấy khai sinh, và mải đến năm 1973 luật đó mới thay đổi. Đây là chứng thư của chính quyền Zambian. Trưng những thứ này trước quý vị, tôi muốn thưa với quý vị rằng trong suốt 40 năm, tôi đã từ một kẻ không được thừa nhận như một con người đến chỗ hôm nay tôi đang đứng trước cử toạ của TED hoành tráng để trình bày với quý vị quan điểm của mình. Trong đà sống này, chúng ta có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể sự nghèo đói. Nhưng nó cũng đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại những giả định của chúng ta; những giả định và giáo điều, đã từ lâu gắn bó với chúng ta, về tư bản tư nhân, về tạo ra tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, và về tạo ra sự tự do. Chúng ta có thể phải xé bỏ sách vở để bắt đầu tìm đến những chọn lựa khác và tự mình trở nên phóng khoáng hơn để tìm ra chân lý. Chung cuộc, đó là công việc biến đổi và làm cho thế giới trở nên tốt hơn.

Cảm ơn quý vị.
Khương Việt chuyển ngữ và giới thiệu
Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm