Mỹ đã điều phi đội chiến đấu cơ F-35 đầu tiên tới Nhật Bản đề phòng diễn biến tình hình Đông Á căng thẳng
Trong một báo cáo gần đây của RAND mang tên “Quá trình hiện đại hóa quân sự chưa hoàn thiện của Trung Quốc”, tác giả đã bày tỏ một số nghi ngờ về khả năng phối hợp tác chiến của Trung Quốc:
“Nhiều nhà chiến lược của Trung Quốc nhận thấy nước này không có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến đạt cấp độ năng lực như mong muốn là vấn đề trọng tâm mà Trung Quốc phải đối mặt khi nước này muốn để triển khai sức mạnh chiến đấu ra ngoài biên giới. Quả thực, nguồn tin của Trung Quốc đã nêu ra một số vấn đề góp phần làm nên những thiếu sót của PLA trong lĩnh vực phối hợp tác chiến chung và cho thấy vẫn có một khoảng trống lớn giữa Trung Quốc và quân đội các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ”.
Ông Easton tiếp tục bàn về các vấn đề liên quan đến huấn luyện và đào tạo:
“Các ấn phẩm của PLA cũng chỉ ra những thiếu sót vẫn tiếp diễn trong việc đào tạo, bất chấp nhiều năm nỗ lực để khiến việc đào tạo trở nên thực tế hơn và có giá trị hơn trong việc khắc phục các thiếu sót và cải thiện năng lực tác chiến của PLA. Ngoài ra, các ấn bản cũng chỉ ra những thách thức dai dẳng về chức năng và lực lượng hỗ trợ chiến đấu và hỗ trợ phục vụ chiến đấu”.
Liệu Trung Quốc có thể đổi mới?
Việc tiếp tục nâng cấp công nghệ quân sự chính là chìa khóa giải quyết. Mỹ có vẻ như vẫn luôn tiếp tục phát triển công nghệ quân sự mới. Câu hỏi dài hạn đối với Trung Quốc sẽ là liệu nước này có thể theo đuổi cuộc chơi công nghệ đến mức nào? Đặc biệt, liệu Trung Quốc có thể phát triển hệ thống quân sự tiên tiến không? Điều này có thể là thách thức lớn nhất với Trung Quốc khi xem xét cuộc xung đột về lâu dài với Mỹ.
Người ta đều biết Trung Quốc nổi tiếng với việc “mượn” các mẫu thiết kế của nhiều hệ thống chiến đấu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, kể cả là đi sao chép thì cũng cần được thiết kế lại, và đôi lúc việc đó cũng chẳng hề dễ dàng. Một phiên bản sao chép tồi sẽ chẳng thể mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc trên chiến trường.
Chiến đấu cơ thế hệ năm J-20 của quân đội Trung Quốc
Trung Quốc đang xây dựng cụm tác chiến tàu sân bay rập khuôn mô hình Mỹ
Trung Quốc có lực lượng tên lửa hùng hậu
Trong thập kỷ tiếp theo, Trung Quốc sẽ cần phải phát triển phần cứng quân sự và các hệ thống phức tạp khác và khiến chúng phối hợp với nhau. Trung Quốc cũng sẽ cần phải duy trì và nâng cấp các thiết bị đẳng cấp thế giới dù dưới tình trạng tồi tệ nhất. Việc cải tiến và tiếp tục phát triển công nghệ quân sự sẽ góp phần hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc chiến với Mỹ về lâu dài. Chỉ thời gian mới có thể trả lời liệu Trung Quốc có đối phó được thử thách này hay không.
Thiếu kinh nghiệm thực chiến
Cách tốt nhất để thành thạo là phải trải nghiệm thực tế thật nhiều lần. Thách thức với Trung Quốc là nước này đã không tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh lớn nào kể từ chiến tranh biên giới năm 1979.
Những trải nghiệm trong một cuộc chiến đã xảy ra cách đây 35 năm sẽ không giúp gì được Trung Quốc trong một cuộc chiến tiềm tàng với Mỹ. Nếu nổ ra một cuộc chiến với Trung Quốc, chắc chắn Mỹ sẽ chiếm giữ ưu thế quyết định. Hiện nay, việc thiếu kinh nghiệm thực chiến nói trên sẽ tạo ra một số thách thức lớn cho Trung Quốc trong cuộc chiến với Mỹ, một nước dày dạn kinh nghiệm luôn góp mặt trong mọi cuộc chiến.
Dù cho các cuộc xung đột mà Mỹ tham gia trong 25 năm qua không phải là chiến trận chống tiếp cận A2/AD, những thập kỷ tham chiến gần đây đã tạo cho quân đội Mỹ khả năng thử nghiệm các hệ thống vũ khí mới cũng như chiến thuật mới, sửa chữa lại những thứ hoạt động không hiệu quả trong điều kiện chiến đấu thực tế và đưa ra những điều chỉnh quan trọng tới viễn cảnh tương lai.
Lính Mỹ trong cuộc tập trân chung với quân đội Philippines
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường trực tại các điểm nóng như Đông Á
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Mỹ triển khai tại Hàn Quốc khiến Trung Quốc bất an
Chẳng hạn Mỹ không cần phải đưa F-22 đến Syria, tuy nhiên cơ hội để học hỏi từ thực chiến và thu được kinh nghiệm lại rất quan trọng và là lý do chính khiến Mỹ hành động như vậy. Và đó là được coi là lợi thế lớn của Mỹ trong cuộc chiến với Trung Quốc.
Mỹ vẫn chiếm ưu thế trước Trung Quốc
Đôi lúc, cách tiếp cận vấn đề tốt nhất là nhìn từ mọi khía cạnh, không chỉ từ những bước đi hoặc bước đáp trả điển hình. Vậy những điểm yếu thực sự của các nước trong trường hợp tham chiến chống lại một đối thủ hiện đại và quyết tâm là gì?
NI đã thể hiện không chỉ một số thách thức cơ bản mà Trung Quốc sẽ gặp phải trong một cuộc chiến với Mỹ về ngắn hạn và dài hạn, mà còn minh họa một thế lưỡng nan lớn hơn, đó là mục tiêu xây dựng một quân đội (ít nhất là trên giấy tờ) để có thể đối phó với Mỹ. Không phải là Trung Quốc không thể thực hiện điều này, vì thực sự Trung Quốc có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến Mỹ và các nước đồng minh nếu có chiến tranh, và thậm chí còn có thể chiến thắng tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Nhưng mấu chốt là Mỹ vẫn đang có ưu thế dẫn trước nếu cuộc chiến xảy ra.
Theo Viettimes