Tham Khảo
Trung Quốc nhận định rủi ro về Biển Đông và Triều Tiên khi ông Trump làm tổng thống
daikynguyenvn.com
Tổng thống Trump ít nhượng bộ hơn người tiền nhiệm Obama và vì vậy mối quan hệ Mỹ – Trung sẽ trải qua bất trắc về một loạt các vấn đề, trong đó có Biển Đông.
Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định điều này trong một báo cáo được công bố cuối tuần qua, theo SCMP.
Sau khi xem xét những tháng cuối cùng của chính quyền Obama và những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ Trump, báo cáo kết luận rằng Tổng thống Trump “quyết đoán hơn ông Obama đối với việc chấp nhận những rủi ro ngoại giao và quân sự trong các vấn đề quốc tế quan trọng”.
Báo cáo nhận định vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên “sẽ mang lại những thách thức to lớn cho quan hệ Trung – Mỹ”.
Học viện KHXH TQ cho rằng Washington sẽ gây áp lực lên Bắc Kinh để giải quyết vấn đề Bình Nhưỡng, và Hoa Kỳ sẽ không rút lui khỏi khu vực Châu Á Thái Bình Dương bất chấp cam kết “nước Mỹ trước tiên” của ông Trump.
Ông Trump đã vận động tranh cử với lời hứa khôi phục nền kinh tế Mỹ bằng cách đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu. Là một phần của cam kết đó, ông đã đe dọa sẽ gắn nhãn Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ và báo hiệu rằng Hoa Kỳ sẽ giảm sự hiện diện của mình ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Trong những tháng kể từ sau lễ nhậm chức, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ấm lên hơn dự kiến, với cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida và hai quốc gia đồng ý đưa ra một kế hoạch hành động 100 ngày để giải quyết tranh chấp thương mại.
Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cho biết Châu Á Thái Bình Dương vẫn là mối quan tâm ngoại giao quan trọng đối với Mỹ.
Chính quyền Trump “có thể sẽ tập trung hơn vào việc sử dụng vai trò của các đồng minh châu Á” và sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng, có nghĩa là Hoa Kỳ phải duy trì quan hệ với châu Á – Thái Bình Dương, báo cáo của Học viện KHXH cho biết.
“Ông Trump có thể bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên để thuyết phục nó đóng băng các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân và thử nghiệm thái độ của Triều Tiên đối với chính quyền mới của Mỹ”, bản báo cáo nói. “Nhưng ông Trump sẽ gây áp lực lên Trung Quốc nếu cuộc đối thoại giữa Triều Tiên và Mỹ không thành công.”
Rủi ro cũng đang diễn ra rất cao về nguy cơ đối đầu quân sự giữa hai quốc gia trên Biển Đông.
“Khả năng tìm được thỏa hiệp [của chính quyền Trump] trong trường hợp có xung đột là nhỏ hơn [so với chính quyền Obama], nên sẽ khó kiềm chế rủi ro về Biển Đông”, báo cáo cho biết.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hai máy bay chiến đấu Trung Quốc đã áp sát “không an toàn” một máy bay giám sát của Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông vào ngày 24/5. Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận vụ việc nhưng bác bỏ rằng tình huống này là không an toàn.
Vụ việc diễn ra ngay trước cuộc tuần tra của Hải quân Mỹ tới gần một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trung Quốc xây dựng những hòn đảo này và đòi hỏi đặc quyền vùng lãnh hải 12 hải lý như đối với lãnh thổ tự nhiên.
Cuộc tuần tra là động thái phản đối mạnh mẽ nhất của Mỹ cho tới nay vì tàu USS Dewey đã tiến hành một cuộc diễn tập trong phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo, chứ không chỉ lướt qua như Hải quân Mỹ từng làm dưới thời của chính quyền Obama.
Mai Lan
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc nhận định rủi ro về Biển Đông và Triều Tiên khi ông Trump làm tổng thống
daikynguyenvn.com
Tổng thống Trump ít nhượng bộ hơn người tiền nhiệm Obama và vì vậy mối quan hệ Mỹ – Trung sẽ trải qua bất trắc về một loạt các vấn đề, trong đó có Biển Đông.
Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định điều này trong một báo cáo được công bố cuối tuần qua, theo SCMP.
Sau khi xem xét những tháng cuối cùng của chính quyền Obama và những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ Trump, báo cáo kết luận rằng Tổng thống Trump “quyết đoán hơn ông Obama đối với việc chấp nhận những rủi ro ngoại giao và quân sự trong các vấn đề quốc tế quan trọng”.
Báo cáo nhận định vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên “sẽ mang lại những thách thức to lớn cho quan hệ Trung – Mỹ”.
Học viện KHXH TQ cho rằng Washington sẽ gây áp lực lên Bắc Kinh để giải quyết vấn đề Bình Nhưỡng, và Hoa Kỳ sẽ không rút lui khỏi khu vực Châu Á Thái Bình Dương bất chấp cam kết “nước Mỹ trước tiên” của ông Trump.
Ông Trump đã vận động tranh cử với lời hứa khôi phục nền kinh tế Mỹ bằng cách đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu. Là một phần của cam kết đó, ông đã đe dọa sẽ gắn nhãn Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ và báo hiệu rằng Hoa Kỳ sẽ giảm sự hiện diện của mình ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Trong những tháng kể từ sau lễ nhậm chức, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ấm lên hơn dự kiến, với cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida và hai quốc gia đồng ý đưa ra một kế hoạch hành động 100 ngày để giải quyết tranh chấp thương mại.
Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cho biết Châu Á Thái Bình Dương vẫn là mối quan tâm ngoại giao quan trọng đối với Mỹ.
Chính quyền Trump “có thể sẽ tập trung hơn vào việc sử dụng vai trò của các đồng minh châu Á” và sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng, có nghĩa là Hoa Kỳ phải duy trì quan hệ với châu Á – Thái Bình Dương, báo cáo của Học viện KHXH cho biết.
“Ông Trump có thể bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên để thuyết phục nó đóng băng các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân và thử nghiệm thái độ của Triều Tiên đối với chính quyền mới của Mỹ”, bản báo cáo nói. “Nhưng ông Trump sẽ gây áp lực lên Trung Quốc nếu cuộc đối thoại giữa Triều Tiên và Mỹ không thành công.”
Rủi ro cũng đang diễn ra rất cao về nguy cơ đối đầu quân sự giữa hai quốc gia trên Biển Đông.
“Khả năng tìm được thỏa hiệp [của chính quyền Trump] trong trường hợp có xung đột là nhỏ hơn [so với chính quyền Obama], nên sẽ khó kiềm chế rủi ro về Biển Đông”, báo cáo cho biết.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hai máy bay chiến đấu Trung Quốc đã áp sát “không an toàn” một máy bay giám sát của Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông vào ngày 24/5. Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận vụ việc nhưng bác bỏ rằng tình huống này là không an toàn.
Vụ việc diễn ra ngay trước cuộc tuần tra của Hải quân Mỹ tới gần một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trung Quốc xây dựng những hòn đảo này và đòi hỏi đặc quyền vùng lãnh hải 12 hải lý như đối với lãnh thổ tự nhiên.
Cuộc tuần tra là động thái phản đối mạnh mẽ nhất của Mỹ cho tới nay vì tàu USS Dewey đã tiến hành một cuộc diễn tập trong phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo, chứ không chỉ lướt qua như Hải quân Mỹ từng làm dưới thời của chính quyền Obama.
Mai Lan