Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc: phen này quyết đi buôn súng
Tại triển lãm Hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Phi hồi tháng 9, người mua vũ khi khắp lục địa tấp nập xuống căn cứ không quân Waterkloof ở thủ đô Nam Phi Pretoria để mua sắm. Ở đó họ được Norinco, hãng chế tạo vũ khí khổng lồ Trung Quốc, gạ gẫm bán hàng.
Đeo kính mát Prada và một huy hiệu hình Lênin, thứ trưởng Quốc phòng Namibia Petrus Iilonga nghiên cứu các kiểu xe tăng chiến đấu. Lập tức, đại diện Norinco, một tập đoàn nhà nước còn được biết dưới tên tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc, mời ông vào phòng VIP để thương lượng mua bán cá nhân. Gần đó, tư lệnh quân đội Tanzania, tướng Davis Mwamunyange, đang nhíu mày trong khi nhân viên công ty trong một bộ đồ đen và càvạt vàng mô tả một chiếc xe tải gắn thiết bị radar phía sau. “Chỉ cách đây khoảng một tháng, bổn hãng đã test thực địa thiết bị này”, nhân viên người Trung Quốc của Norince, cho biết. Thậm chí tập đoàn còn nghĩ ra một cách mới để việc mua vũ khí thuận lợi hơn: họ đóng các loại vũ khí quốc phòng thành bộ – tất tần tật mọi thứ từ súng trường đến súng phóng lựu, bom do laser dẫn đường, thiết bị cá nhân, xe tăng, và máy bay không người lái – dành cho các chính phủ muốn nhanh chóng trang bị cho lực lượng vũ trang của họ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đặt tên gói hàng là một “set ăn quân sự”.
Sau hơn ba thập kỷ kể từ khi Đặng Tiểu Bình và Đảng Cộng sản thành lập Norinco, trong bối cảnh sau cuộc chiến tranh biên giới không lấy gì làm vẻ vang với Việt Nam, công ty trở thành một phức hợp quân sự ngày càng cạnh tranh với bộ máy chiến tranh của Mỹ về hoả lực và ảnh hưởng.
Doanh số của Norinco tăng bình quân 20% mỗi năm trong suốt năm năm qua, theo dữ liệu do Bloomberg thu thập và của hãng nghiên cứu vũ khí IHS Jane’s. Tốc độ đó nhanh hơn so với Lockheed Martin, hãng sản xuất máy bay chiến đấu Lightning II, và General Dynamics, hãng sản xuất xe tăng Abrams – hoặc bất cứ một nhà thầu quốc phòng lớn nào. Năm ngoái doanh thu của Norinco là 62 tỉ USD và 275.000 công nhân đảm trách hầu như toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Đảng đã đổ hàng trăm tỉ USD, biến những công ty sản xuất khí tài quân sự từ thời Mao thành những tập đoàn hùng mạnh dễ dàng thuyết phục người mua vũ khí với giá có mặc cả. Những đơn vị phi quốc phòng của Norinco cũng thường có lãi nhờ ăn theo khách hàng của các đơn vị bán vũ khí. Tập đoàn từ chối đưa ra lời bình luận.
“Các hệ thống của Trung Quốc đơn giản chỉ là rẻ hơn, đáng tin cậy và được “may đo” theo điều kiện của các nước đang phát triển”, Anthony Cordesman, một nhà phân tích an ninh quốc gia ở trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế tại Washington, nhận định. “Một khi có được các hệ thống tối tân hơn, họ sẽ tranh thương với châu Âu và Mỹ và giành giựt với Nga”.
Với doanh thu từ nước ngoài lên đến 7,4 tỉ USD trong vòng năm năm qua, Trung Quốc đã vượt qua Pháp năm 2013 trở thành nhà xuất khẩu lớn hàng thứ tư thế giới, theo viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm. Bên cạnh Norinco, các nhà sản xuất vũ khí khác gồm công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc, công ty Poly Technologies, và tập đoàn Công nghiệp Nam Trung Quốc. Norinco là tập đoàn lớn nhất trong đám.
Sự trỗi dậy của tập đoàn song song với sự lớn mạnh của hãng chuyên về trang thiết bị hệ thống mạng Huawei Technologies và nhà sản xuất điện thoại di động Xiaomi, các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng giá cả áp đảo và công nghệ vững vàng để cạnh tranh toàn cầu với những hãng lớn nhất trong lĩnh vực của họ. Tuy nhiên, việc tạo ra các cỗ máy hùng mạnh này còn có những ý nghĩa to lớn hơn: vũ khí không phải là điện thoại thông minh.
Hồi tháng 3, Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng ngân sách cho Quân giải phóng nhân dân lên 12,2%, tương đương 132 tỉ USD, một số tiền chỉ bị Mỹ qua mặt – 572 tỉ USD. Sức mạnh quân sự tăng lên cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình đeo đuổi các tham vọng về lãnh thổ hung hăng hơn. Ông cho máy bay chiến đấu tuần tra trong một vùng nhận diện máy bay mới bên trên các hòn đảo ở biển Hoa Đông do Nhật tuyên bố chủ quyền, và đưa tàu đến đánh đuổi tàu Việt Nam ra khỏi vùng chủ quyền khai thác dầu của Viêt Nam trên Biển Đông. Theo báo cáo của bộ Quốc phòng Mỹ và văn bản của Norinco, công ty cung cấp tên lửa do laser dẫn đường cho không quân Trung Quốc, súng trên boong cho hải quân, và tên lửa cho quân đội có tầm bắn tới lãnh thổ Đài Loan.
Khởi Thức (BusinessWeekBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc: phen này quyết đi buôn súng
Tại triển lãm Hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Phi hồi tháng 9, người mua vũ khi khắp lục địa tấp nập xuống căn cứ không quân Waterkloof ở thủ đô Nam Phi Pretoria để mua sắm. Ở đó họ được Norinco, hãng chế tạo vũ khí khổng lồ Trung Quốc, gạ gẫm bán hàng.
Đeo kính mát Prada và một huy hiệu hình Lênin, thứ trưởng Quốc phòng Namibia Petrus Iilonga nghiên cứu các kiểu xe tăng chiến đấu. Lập tức, đại diện Norinco, một tập đoàn nhà nước còn được biết dưới tên tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc, mời ông vào phòng VIP để thương lượng mua bán cá nhân. Gần đó, tư lệnh quân đội Tanzania, tướng Davis Mwamunyange, đang nhíu mày trong khi nhân viên công ty trong một bộ đồ đen và càvạt vàng mô tả một chiếc xe tải gắn thiết bị radar phía sau. “Chỉ cách đây khoảng một tháng, bổn hãng đã test thực địa thiết bị này”, nhân viên người Trung Quốc của Norince, cho biết. Thậm chí tập đoàn còn nghĩ ra một cách mới để việc mua vũ khí thuận lợi hơn: họ đóng các loại vũ khí quốc phòng thành bộ – tất tần tật mọi thứ từ súng trường đến súng phóng lựu, bom do laser dẫn đường, thiết bị cá nhân, xe tăng, và máy bay không người lái – dành cho các chính phủ muốn nhanh chóng trang bị cho lực lượng vũ trang của họ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đặt tên gói hàng là một “set ăn quân sự”.
Sau hơn ba thập kỷ kể từ khi Đặng Tiểu Bình và Đảng Cộng sản thành lập Norinco, trong bối cảnh sau cuộc chiến tranh biên giới không lấy gì làm vẻ vang với Việt Nam, công ty trở thành một phức hợp quân sự ngày càng cạnh tranh với bộ máy chiến tranh của Mỹ về hoả lực và ảnh hưởng.
Doanh số của Norinco tăng bình quân 20% mỗi năm trong suốt năm năm qua, theo dữ liệu do Bloomberg thu thập và của hãng nghiên cứu vũ khí IHS Jane’s. Tốc độ đó nhanh hơn so với Lockheed Martin, hãng sản xuất máy bay chiến đấu Lightning II, và General Dynamics, hãng sản xuất xe tăng Abrams – hoặc bất cứ một nhà thầu quốc phòng lớn nào. Năm ngoái doanh thu của Norinco là 62 tỉ USD và 275.000 công nhân đảm trách hầu như toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Đảng đã đổ hàng trăm tỉ USD, biến những công ty sản xuất khí tài quân sự từ thời Mao thành những tập đoàn hùng mạnh dễ dàng thuyết phục người mua vũ khí với giá có mặc cả. Những đơn vị phi quốc phòng của Norinco cũng thường có lãi nhờ ăn theo khách hàng của các đơn vị bán vũ khí. Tập đoàn từ chối đưa ra lời bình luận.
“Các hệ thống của Trung Quốc đơn giản chỉ là rẻ hơn, đáng tin cậy và được “may đo” theo điều kiện của các nước đang phát triển”, Anthony Cordesman, một nhà phân tích an ninh quốc gia ở trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế tại Washington, nhận định. “Một khi có được các hệ thống tối tân hơn, họ sẽ tranh thương với châu Âu và Mỹ và giành giựt với Nga”.
Với doanh thu từ nước ngoài lên đến 7,4 tỉ USD trong vòng năm năm qua, Trung Quốc đã vượt qua Pháp năm 2013 trở thành nhà xuất khẩu lớn hàng thứ tư thế giới, theo viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm. Bên cạnh Norinco, các nhà sản xuất vũ khí khác gồm công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc, công ty Poly Technologies, và tập đoàn Công nghiệp Nam Trung Quốc. Norinco là tập đoàn lớn nhất trong đám.
Sự trỗi dậy của tập đoàn song song với sự lớn mạnh của hãng chuyên về trang thiết bị hệ thống mạng Huawei Technologies và nhà sản xuất điện thoại di động Xiaomi, các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng giá cả áp đảo và công nghệ vững vàng để cạnh tranh toàn cầu với những hãng lớn nhất trong lĩnh vực của họ. Tuy nhiên, việc tạo ra các cỗ máy hùng mạnh này còn có những ý nghĩa to lớn hơn: vũ khí không phải là điện thoại thông minh.
Hồi tháng 3, Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng ngân sách cho Quân giải phóng nhân dân lên 12,2%, tương đương 132 tỉ USD, một số tiền chỉ bị Mỹ qua mặt – 572 tỉ USD. Sức mạnh quân sự tăng lên cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình đeo đuổi các tham vọng về lãnh thổ hung hăng hơn. Ông cho máy bay chiến đấu tuần tra trong một vùng nhận diện máy bay mới bên trên các hòn đảo ở biển Hoa Đông do Nhật tuyên bố chủ quyền, và đưa tàu đến đánh đuổi tàu Việt Nam ra khỏi vùng chủ quyền khai thác dầu của Viêt Nam trên Biển Đông. Theo báo cáo của bộ Quốc phòng Mỹ và văn bản của Norinco, công ty cung cấp tên lửa do laser dẫn đường cho không quân Trung Quốc, súng trên boong cho hải quân, và tên lửa cho quân đội có tầm bắn tới lãnh thổ Đài Loan.
Khởi Thức (BusinessWeek