Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc sẽ như thế nào khi không còn chính sách một con – gần như vẫn thế
Trong những năm 1980, quận Như Đông (Rudong) ở tỉnh ven biển Giang Tô của Trung Quốc đã được khen ngợi về việc tuân thủ nghiêm ngặt chính sách một con khét tiếng của nước này. Ba thập kỷ sau đó, cư dân của quận đang phải trả giá cho những nỗ lực kiểm soát dân số của chính quyền Trung Quốc.
Theo một báo cáo của tờ tin tức bán chính tức Tin tức Bắc Kinh ngày 29 tháng 3, gần đây quận Rudong đã được đặt dưới sự giám sát do tốc độ tăng trưởng dân số âm trong 17 năm liên tiếp, và do có dân số già đi nhanh chóng. Và cư dân của quận không dùng đến những biện pháp khuyến sinh từng được chính thức thi hành.
Sau khi bước sang thiên niên kỷ mới, các trường học ở Rudong đã bị buộc phải đóng cửa do thiếu trẻ em – một giáo viên mẫu giáo dự tính đóng cửa trường học của bà nói rằng hồi năm 1999 có 5 trường trung học cơ sở, 7 trường tiểu học và ít nhất 5 trường mẫu giáo, nhưng hiện giờ chỉ có 1 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học và 3 trường mẫu giáo.
Khi đó các tòa nhà của nhiều trường học bị đóng cửa đã được chuyển đổi công năng thành những căn hộ cho người già. Ví dụ, khu căn hộ cho người già Binshan lớn nhất ở Rudong, trước đây từng là Trường tiểu học Gangnan, đã bị phá dỡ năm 2012. Hiện tại có hơn 20 khu nhà cho người già ở Rudong.
Có rất nhiều người làm công cao tuổi ở Rudong. Những người điều khiển xe ba bánh trên hai mươi năm có lẻ miệt mài làm việc trên một con phố thương mại sầm uất ở thị trấn đều trên 60 tuổi. Những công nhân ở độ tuổi ngũ tuần được ca tụng là “những con người trẻ trung” tại một công trường xây dựng ở thị trấn Fengli.
Dân số lệch lạc của Rudong là kết quả của việc chính quyền thực thi các biện pháp kiểm soát dân số. Trong những năm 1950, bình quân một phụ nữ trong quận có 5 con. Việc kiểm soát sinh đẻ được đưa ra vào năm 1963, hai mươi năm sau đó, hơn 99,5 phần trăm các cặp vợ chồng ở Rudong chỉ có một đứa con.
Năm 1986, Hội đồng chính phủ nhà nước Trung Quốc vinh danh Rudong bằng cách tuyên bố thị trấn là một “đơn vị làm kế hoạch dân số đỏ” và tặng huy chương vàng cho chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương thậm chí còn dựng một tượng đài để kỷ niệm thành tích này.
Tuy nhiên, “ngày nay giải thưởng không còn tuyệt vời chút nào,” Pan Jinhuan, một cựu thành viên Ban Thường vụ Đảng, nói với tờ Tin tức Bắc Kinh.
Pan nói thêm rằng vợ ông đã phá cái thai bốn tháng của bà để tuân thủ chính sách một con trên toàn quốc trong những năm 1980, một quyết định mà ông “không có gì phải hối tiếc” nếu muốn giữ danh nghĩa đảng viên và thăng tiến chính trị.
Ngày 28 Tháng 3 năm 2014, tỉnh Giang Tô đã thực hiện cái gọi là “chính sách hai con” cho phép các cặp vợ chồng đều là con một được có đứa con thứ hai tại một số địa phương ở Trung Quốc. Các quan chức tại Rudong nhanh chóng hành động, và treo nhiều biểu ngữ như: “Khuyến khích các cặp vợ chồng có trình độ được sinh hai con để cộng đồng dân cư Rudong có sự phát triển cân bằng dài hạn.” Tượng đài kỷ niệm những thành tích hạn chế sinh đẻ của quận đã bị gỡ bỏ một cách lặng lẽ.
Hai năm sau, sự tiếp nhận việc nới lỏng kiểm soát sinh đẻ cách xa những gì các quan chức kỳ vọng – có không đến một phần trăm gia đình ở Rudong đăng ký có thêm con thứ hai.
Pan, một cựu quan chức hàng đầu ở Rudong, có một thuyết riêng về việc tại sao cư dân thị trấn không thể chuyển sang chính sách hai con của Trung Quốc: “sinh con thuận theo tự nhiên”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Tin tức Bắc Kinh. “Trải qua hai thế hệ, con người đã trở nên quen thuộc với ý tưởng chỉ có một con, và xu hướng này không thể đảo ngược một cách dễ dàng. Mặc dù chính sách được đột nhiên nới lỏng, người dân rất khó vượt qua khỏi hình ảnh một gia đình hạt nhân chỉ với ba thành viên.”
Trên trang tiểu blog phổ biến của Trung Quốc Sina Weibo, các cư dân mạng đã tỏ ra quyết liệt về các chính sách kế hoạch hoá gia đình và di sản mà chúng để lại, cũng như sự vinh danh về kế hoạch hoá gia đình mà quận được ban tặng 30 năm trước đây.
“Tượng đài bạn cho là thiêng liêng được nhuộm bằng máu của nhiều sinh mạng. Bạn có thể dựng lên tượng đài và vứt bỏ tượng đài, nhưng bạn có thể loại bỏ sự oán giận trong lòng nhân dân không”, cư dân mạng “Carbonizing” từ Thiểm Tây, viết.
“Đó không phải là vấn đề liệu chúng ta muốn có một đứa con thứ hai hay không. Tại sao nhà nước có quyền can thiệp vào quyết định sinh con và sinh bao nhiêu con của chúng tôi”, “Tần Ke Ke Qin” viết từ Hà Bắc.
“Hãy phá sập bức tường Bec-linh”, một người từ Thiểm Tây, chất vấn: “Ai sẽ chịu trách nhiệm về chính sách sai lầm này của đất nước”
http://vietdaikynguyen.com/v3/96327-trung-quoc-se-nhu-the-nao-khi-khong-co-chinh-sach-mot-con-gan-nhu-van-the/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc sẽ như thế nào khi không còn chính sách một con – gần như vẫn thế
Trong những năm 1980, quận Như Đông (Rudong) ở tỉnh ven biển Giang Tô của Trung Quốc đã được khen ngợi về việc tuân thủ nghiêm ngặt chính sách một con khét tiếng của nước này. Ba thập kỷ sau đó, cư dân của quận đang phải trả giá cho những nỗ lực kiểm soát dân số của chính quyền Trung Quốc.
Theo một báo cáo của tờ tin tức bán chính tức Tin tức Bắc Kinh ngày 29 tháng 3, gần đây quận Rudong đã được đặt dưới sự giám sát do tốc độ tăng trưởng dân số âm trong 17 năm liên tiếp, và do có dân số già đi nhanh chóng. Và cư dân của quận không dùng đến những biện pháp khuyến sinh từng được chính thức thi hành.
Sau khi bước sang thiên niên kỷ mới, các trường học ở Rudong đã bị buộc phải đóng cửa do thiếu trẻ em – một giáo viên mẫu giáo dự tính đóng cửa trường học của bà nói rằng hồi năm 1999 có 5 trường trung học cơ sở, 7 trường tiểu học và ít nhất 5 trường mẫu giáo, nhưng hiện giờ chỉ có 1 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học và 3 trường mẫu giáo.
Khi đó các tòa nhà của nhiều trường học bị đóng cửa đã được chuyển đổi công năng thành những căn hộ cho người già. Ví dụ, khu căn hộ cho người già Binshan lớn nhất ở Rudong, trước đây từng là Trường tiểu học Gangnan, đã bị phá dỡ năm 2012. Hiện tại có hơn 20 khu nhà cho người già ở Rudong.
Có rất nhiều người làm công cao tuổi ở Rudong. Những người điều khiển xe ba bánh trên hai mươi năm có lẻ miệt mài làm việc trên một con phố thương mại sầm uất ở thị trấn đều trên 60 tuổi. Những công nhân ở độ tuổi ngũ tuần được ca tụng là “những con người trẻ trung” tại một công trường xây dựng ở thị trấn Fengli.
Dân số lệch lạc của Rudong là kết quả của việc chính quyền thực thi các biện pháp kiểm soát dân số. Trong những năm 1950, bình quân một phụ nữ trong quận có 5 con. Việc kiểm soát sinh đẻ được đưa ra vào năm 1963, hai mươi năm sau đó, hơn 99,5 phần trăm các cặp vợ chồng ở Rudong chỉ có một đứa con.
Năm 1986, Hội đồng chính phủ nhà nước Trung Quốc vinh danh Rudong bằng cách tuyên bố thị trấn là một “đơn vị làm kế hoạch dân số đỏ” và tặng huy chương vàng cho chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương thậm chí còn dựng một tượng đài để kỷ niệm thành tích này.
Tuy nhiên, “ngày nay giải thưởng không còn tuyệt vời chút nào,” Pan Jinhuan, một cựu thành viên Ban Thường vụ Đảng, nói với tờ Tin tức Bắc Kinh.
Pan nói thêm rằng vợ ông đã phá cái thai bốn tháng của bà để tuân thủ chính sách một con trên toàn quốc trong những năm 1980, một quyết định mà ông “không có gì phải hối tiếc” nếu muốn giữ danh nghĩa đảng viên và thăng tiến chính trị.
Ngày 28 Tháng 3 năm 2014, tỉnh Giang Tô đã thực hiện cái gọi là “chính sách hai con” cho phép các cặp vợ chồng đều là con một được có đứa con thứ hai tại một số địa phương ở Trung Quốc. Các quan chức tại Rudong nhanh chóng hành động, và treo nhiều biểu ngữ như: “Khuyến khích các cặp vợ chồng có trình độ được sinh hai con để cộng đồng dân cư Rudong có sự phát triển cân bằng dài hạn.” Tượng đài kỷ niệm những thành tích hạn chế sinh đẻ của quận đã bị gỡ bỏ một cách lặng lẽ.
Hai năm sau, sự tiếp nhận việc nới lỏng kiểm soát sinh đẻ cách xa những gì các quan chức kỳ vọng – có không đến một phần trăm gia đình ở Rudong đăng ký có thêm con thứ hai.
Pan, một cựu quan chức hàng đầu ở Rudong, có một thuyết riêng về việc tại sao cư dân thị trấn không thể chuyển sang chính sách hai con của Trung Quốc: “sinh con thuận theo tự nhiên”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Tin tức Bắc Kinh. “Trải qua hai thế hệ, con người đã trở nên quen thuộc với ý tưởng chỉ có một con, và xu hướng này không thể đảo ngược một cách dễ dàng. Mặc dù chính sách được đột nhiên nới lỏng, người dân rất khó vượt qua khỏi hình ảnh một gia đình hạt nhân chỉ với ba thành viên.”
Trên trang tiểu blog phổ biến của Trung Quốc Sina Weibo, các cư dân mạng đã tỏ ra quyết liệt về các chính sách kế hoạch hoá gia đình và di sản mà chúng để lại, cũng như sự vinh danh về kế hoạch hoá gia đình mà quận được ban tặng 30 năm trước đây.
“Tượng đài bạn cho là thiêng liêng được nhuộm bằng máu của nhiều sinh mạng. Bạn có thể dựng lên tượng đài và vứt bỏ tượng đài, nhưng bạn có thể loại bỏ sự oán giận trong lòng nhân dân không”, cư dân mạng “Carbonizing” từ Thiểm Tây, viết.
“Đó không phải là vấn đề liệu chúng ta muốn có một đứa con thứ hai hay không. Tại sao nhà nước có quyền can thiệp vào quyết định sinh con và sinh bao nhiêu con của chúng tôi”, “Tần Ke Ke Qin” viết từ Hà Bắc.
“Hãy phá sập bức tường Bec-linh”, một người từ Thiểm Tây, chất vấn: “Ai sẽ chịu trách nhiệm về chính sách sai lầm này của đất nước”
http://vietdaikynguyen.com/v3/96327-trung-quoc-se-nhu-the-nao-khi-khong-co-chinh-sach-mot-con-gan-nhu-van-the/