Cà Kê Dê Ngỗng
"Trung Quốc vĩnh viễn sẽ không thể thay Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu"
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc huấn luyện-thử nghiệm trên Biển Đông (ảnh tư liệu) |
Tuần san "The Week" Mỹ ngày 13 tháng 2 đăng bài viết nhan đề "Trung Quốc chưa thay thế Mỹ - vĩnh viễn cũng sẽ không" của tác giả Zach Beecham.
Theo bài viết, rất nhiều người dường như cho rằng, Trung Quốc vươn lên vị trí lãnh đạo thế giới chỉ là vấn đề thời gian, chứ không phải là vấn đề có thể hay không.
Họ nghĩ, nước Mỹ dân số 314 triệu người làm sao có thể vĩnh viễn thắng một quốc gia có dân số trên một tỷ người? Giả thiết nông cạn này là sai lầm. Trung Quốc hiện nay vẫn chưa thay thế Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu, trong tương lai cũng vĩnh viễn sẽ không.
Trung Quốc đối mặt với quá nhiều vấn đề bên trong và đối thủ khu vực, không thể thực sự làm nhà lãnh đạo toàn cầu.
Trước hết so sánh từ vấn đề quân sự tương đối nổi bật. Quân đội Trung Quốc tuyệt đối không thể tung hoành toàn cầu như Mỹ. Cách nói cho rằng trong ngắn hạn Trung Quốc có thể cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu là hoang đường, cho dù ở Đông Á, Trung Quốc cũng hoàn toàn không phải dễ dàng.
Trung Quốc đang ra sức chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 dùng cho tác chiến ở biển gần, nhất là ưu tiên biên chế ở Biển Đông. |
Đây không phải là phủ nhận sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang mạnh lên. Sẽ có một ngày, Mỹ có thể buộc phải cân nhắc lại sự triển khai chiến lược ở Đông Á, nhưng sức mạnh cứng của Trung Quốc sẽ không mạnh đến mức tiếp cận thay thế hoặc dự kiến thách thức bá quyền quân sự của Mỹ.
Về tình hình địa-chính trị xung quanh của Trung Quốc, do thái độ thù địch trong lịch sử và chêch lệch xa về sức mạnh, Bắc Kinh sẽ rất khó làm cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tin rằng tăng cường quân bị không có tính đe dọa. Khác với Mỹ, Trung Quốc bị đối thủ bao vây ở tứ phía, do TQ tự tạo ra, không thể không lo ngại địa bàn của mình, trong tình hình này rất khó chứng tỏ sức mạnh trên toàn cầu.
Nhưng, nếu như sau khi GDP vượt Mỹ thì Trung Quốc sẽ như thế nào? Thứ nhất, chúng tôi không hề tin điều này lúc nào sẽ xảy ra. Mặt khác, chính phủ Trung Quốc ý thức được rằng, tăng trưởng hiện nay không thể lâu dài về kinh tế và sinh thái.
Đến nay, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc bằng khoảng một nửa so với năm 2007. Có phân tích cho rằng, GDP của Trung Quốc muốn vượt Mỹ ít nhất phải đến thế kỷ 22. Hơn nữa, khoảng cách GDP bình quân đầu người của Trung Quốc cách tiêu chuẩn phương Tây vẫn rất xa.
Trung Quốc biên chế toàn bộ tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn Type 071 cho Hạm đội Nam Hải và ưa thích tập trận đánh chiếm đảo, đá |
Đây chính là chỗ bắt đầu của vấn đề đau đầu trong nội bộ Trung Quốc. Cùng với tỷ lệ tăng trưởng chậm lại, bất đồng chính kiến ở trong nước có thể sẽ tăng nhiều. Ảnh hưởng tiêu cực tăng lên - nguy cơ sinh thái chưa từng có - cũng là một nguồn gốc lớn gây kêu than cho người dân.
Chi phí cho làm sạch môi trường có thể lên tới 3% GDP của Trung Quốc, có nghĩa là sẽ mất không 30% tỷ lệ tăng trưởng bình quân (thập niên tăng trưởng tốc độ cao trước năm 2013).
Cho dù thuyết suy thoái kinh tế này là sai, Trung Quốc cũng tuyệt đối sẽ không thay thế Mỹ trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu, nguyên nhân rất đơn giản: Trung Quốc không muốn.
Ngoại giao Trung Quốc có đặc điểm chủ nghĩa thực tế mang tính tiến dần nhất định. Các loại dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc không cảm thấy hứng thú đối với thay thế Mỹ trở thành người bảo vệ lợi ích chung của toàn cầu.
Trái ngược, Trung Quốc hài lòng với việc để cho Mỹ và đồng minh duy trì sự thông suốt của các tuyến đường biển. Nói cách khác, một nước Trung Quốc mạnh rất có thể vui với việc theo đuổi lợi ích trong trật tự hiện có.
Năm 2003, học giả Johnston thuộc Đại học Harvard đã từ 5 cấp độ phân tích số liệu Trung Quốc phản đối hiện trạng toàn cầu, ông phát hiện Trung Quốc "hòa nhập hơn vào cơ chế quốc tế so với trước đây, cũng hợp tác hơn trong cơ chế quốc tế", cho rằng bằng chứng Trung Quốc có ý thách thức Mỹ là "không rõ rệt". Năm 2013, Johnston tiến hành đánh giá lại kết luận của mình, cho rằng chưa thay đổi bao nhiêu.
Đảo Hải Nam trở thành căn cứ quân sự khổng lồ của Hải quân và Không quân Trung Quốc hỗ trợ cho tác chiến trên hướng Biển Đông. |
Nói như vậy, nếu coi nhẹ người Trung Quốc là sai, tức là kinh tế Trung Quốc thế kỷ 21 phát triển không ngừng, điều này thực ra cũng không phải chuyện xấu đối với Mỹ.
Trung Quốc có thể chưa có thủ đoạn quân
sự thách thức nền tảng của sự ổn định và thịnh vượng toàn cầu, hơn nữa
nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như cũng chưa bộc lộ rõ điều đó(?).
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Trung-Quoc-vinh-vien-se-khong-the-thay-My-tro-thanh-ba-chu-toan-cau-post139884.gd
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
"Trung Quốc vĩnh viễn sẽ không thể thay Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu"
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc huấn luyện-thử nghiệm trên Biển Đông (ảnh tư liệu) |
Tuần san "The Week" Mỹ ngày 13 tháng 2 đăng bài viết nhan đề "Trung Quốc chưa thay thế Mỹ - vĩnh viễn cũng sẽ không" của tác giả Zach Beecham.
Theo bài viết, rất nhiều người dường như cho rằng, Trung Quốc vươn lên vị trí lãnh đạo thế giới chỉ là vấn đề thời gian, chứ không phải là vấn đề có thể hay không.
Họ nghĩ, nước Mỹ dân số 314 triệu người làm sao có thể vĩnh viễn thắng một quốc gia có dân số trên một tỷ người? Giả thiết nông cạn này là sai lầm. Trung Quốc hiện nay vẫn chưa thay thế Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu, trong tương lai cũng vĩnh viễn sẽ không.
Trung Quốc đối mặt với quá nhiều vấn đề bên trong và đối thủ khu vực, không thể thực sự làm nhà lãnh đạo toàn cầu.
Trước hết so sánh từ vấn đề quân sự tương đối nổi bật. Quân đội Trung Quốc tuyệt đối không thể tung hoành toàn cầu như Mỹ. Cách nói cho rằng trong ngắn hạn Trung Quốc có thể cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu là hoang đường, cho dù ở Đông Á, Trung Quốc cũng hoàn toàn không phải dễ dàng.
Trung Quốc đang ra sức chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 dùng cho tác chiến ở biển gần, nhất là ưu tiên biên chế ở Biển Đông. |
Đây không phải là phủ nhận sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang mạnh lên. Sẽ có một ngày, Mỹ có thể buộc phải cân nhắc lại sự triển khai chiến lược ở Đông Á, nhưng sức mạnh cứng của Trung Quốc sẽ không mạnh đến mức tiếp cận thay thế hoặc dự kiến thách thức bá quyền quân sự của Mỹ.
Về tình hình địa-chính trị xung quanh của Trung Quốc, do thái độ thù địch trong lịch sử và chêch lệch xa về sức mạnh, Bắc Kinh sẽ rất khó làm cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tin rằng tăng cường quân bị không có tính đe dọa. Khác với Mỹ, Trung Quốc bị đối thủ bao vây ở tứ phía, do TQ tự tạo ra, không thể không lo ngại địa bàn của mình, trong tình hình này rất khó chứng tỏ sức mạnh trên toàn cầu.
Nhưng, nếu như sau khi GDP vượt Mỹ thì Trung Quốc sẽ như thế nào? Thứ nhất, chúng tôi không hề tin điều này lúc nào sẽ xảy ra. Mặt khác, chính phủ Trung Quốc ý thức được rằng, tăng trưởng hiện nay không thể lâu dài về kinh tế và sinh thái.
Đến nay, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc bằng khoảng một nửa so với năm 2007. Có phân tích cho rằng, GDP của Trung Quốc muốn vượt Mỹ ít nhất phải đến thế kỷ 22. Hơn nữa, khoảng cách GDP bình quân đầu người của Trung Quốc cách tiêu chuẩn phương Tây vẫn rất xa.
Trung Quốc biên chế toàn bộ tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn Type 071 cho Hạm đội Nam Hải và ưa thích tập trận đánh chiếm đảo, đá |
Đây chính là chỗ bắt đầu của vấn đề đau đầu trong nội bộ Trung Quốc. Cùng với tỷ lệ tăng trưởng chậm lại, bất đồng chính kiến ở trong nước có thể sẽ tăng nhiều. Ảnh hưởng tiêu cực tăng lên - nguy cơ sinh thái chưa từng có - cũng là một nguồn gốc lớn gây kêu than cho người dân.
Chi phí cho làm sạch môi trường có thể lên tới 3% GDP của Trung Quốc, có nghĩa là sẽ mất không 30% tỷ lệ tăng trưởng bình quân (thập niên tăng trưởng tốc độ cao trước năm 2013).
Cho dù thuyết suy thoái kinh tế này là sai, Trung Quốc cũng tuyệt đối sẽ không thay thế Mỹ trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu, nguyên nhân rất đơn giản: Trung Quốc không muốn.
Ngoại giao Trung Quốc có đặc điểm chủ nghĩa thực tế mang tính tiến dần nhất định. Các loại dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc không cảm thấy hứng thú đối với thay thế Mỹ trở thành người bảo vệ lợi ích chung của toàn cầu.
Trái ngược, Trung Quốc hài lòng với việc để cho Mỹ và đồng minh duy trì sự thông suốt của các tuyến đường biển. Nói cách khác, một nước Trung Quốc mạnh rất có thể vui với việc theo đuổi lợi ích trong trật tự hiện có.
Năm 2003, học giả Johnston thuộc Đại học Harvard đã từ 5 cấp độ phân tích số liệu Trung Quốc phản đối hiện trạng toàn cầu, ông phát hiện Trung Quốc "hòa nhập hơn vào cơ chế quốc tế so với trước đây, cũng hợp tác hơn trong cơ chế quốc tế", cho rằng bằng chứng Trung Quốc có ý thách thức Mỹ là "không rõ rệt". Năm 2013, Johnston tiến hành đánh giá lại kết luận của mình, cho rằng chưa thay đổi bao nhiêu.
Đảo Hải Nam trở thành căn cứ quân sự khổng lồ của Hải quân và Không quân Trung Quốc hỗ trợ cho tác chiến trên hướng Biển Đông. |
Nói như vậy, nếu coi nhẹ người Trung Quốc là sai, tức là kinh tế Trung Quốc thế kỷ 21 phát triển không ngừng, điều này thực ra cũng không phải chuyện xấu đối với Mỹ.
Trung Quốc có thể chưa có thủ đoạn quân
sự thách thức nền tảng của sự ổn định và thịnh vượng toàn cầu, hơn nữa
nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như cũng chưa bộc lộ rõ điều đó(?).
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Trung-Quoc-vinh-vien-se-khong-the-thay-My-tro-thanh-ba-chu-toan-cau-post139884.gd