Đoạn Đường Chiến Binh

Trung Úy cuả Phụng Là

Không gì buồn và cảm thấy chán đời cho bằng lúc nằm trong Quân Y Viện khi chung quanh mình toàn thương bệnh binh. Nơi đây không nghe tiếng cười, chỉ nghe có tiếng rên đau

Tealan Minh Tuyết


Chân dung tác giả

- Châu Tuyết là bút hiệu đầu tiên khi còn ở ghế nhà trường, thường bị ngạo là Châu Chấu.Tác giả, 2011
- Vượt biên vào Mỹ cuối tháng 9 năm 79 định cư tai Kansas.
- Thích viết về Tuổi Trẻ, Quê Hương, Tình Yêu. Thường dùng các bút hiệu như Minh Tuyết, Như Tuyết.

- Cuối năm 2003 hãng cho về Florida.
- Sau đó viết cho Đa Hiệu và BĐQ, với bút hiệu Tealan. Chỉ viềt khi có cảm hứng
- Quan niệm người đàn ông với bộ Quân Phục bao giờ cũng đẹp hơn Dân Phục. Nếu mặc Quân Phục mà nhìn không đẹp nghĩa là với bộ Dân Phục càng xấu hơn. Do đó, đến nay vẫn thích lính mặc đồ bông.
- Thích làm biếng và có tính lãng mạn.
- Có kỷ niệm đẹp thời tuổi trẻ với người Tràng An có giọng nói Hà Nội.

*** Kỷ Tương...

Không gì buồn và cảm thấy chán đời cho bằng lúc nằm trong Quân Y Viện khi chung quanh mình toàn thương bệnh binh. Nơi đây không nghe tiếng cười, chỉ nghe có tiếng rên đau, chỉ thấy ánh mắt buồn lo từ những thân nhân vào thăm viếng. Nhờ chân không bị thương nên tôi chọn cho mình cái thú đi tới lui nhìn ngắm người khác, để thỏa mãn tính tò mò của mình. Tôi thích đưa mắt nhìn những người khách từ lúc mới bước vào phòng. Anh thương binh nào có người đến thăm viếng là tôi đều biết. 

Ở trong phòng không thương bệnh binh nào có được nhiều người đến thăm như anh Hạ Sĩ Há. Ngày nào cũng vậy, có vài ba người thân nhân hay lối xóm của anh mang quà bánh đến thăm anh, thường là những người Hoa. Nghĩ cũng lạ, người gốc Hoa như anh Há mà không chạy lo lót để khỏi đi lính đánh giặc là một người rất hiếm thấy. Cùng bị thương một lượt với tôi, nhưng vết thương của anh nhẹ hơn cho nên anh Há sắp đến ngày xuất viện. Không biết sau lần bị thương này anh ta có còn muốn trở lại chiến trường nữa không? Tôi phải ở lại trong bệnh viện này thêm thời gian nữa vì vết thương trên cánh tay trái của tôi phải điều trị lâu hơn anh. Bác sĩ nói tôi may mắn, không bao lâu nữa tôi sẽ được xuất viện.

Chiều nay, giường anh Há lại có thêm hai người khách đến thăm. Ngoài người vợ của anh ngày nào cũng vào, còn có một bà búi tóc kiểu người Việt, còn người kia là một cô gái. Thích ngắm nhìn con gái đẹp là một lẽ thường ở bất cứ người đàn ông nào. Tôi không ra khỏi ngoại lệ đó. Hôm nay, tôi cảm thấy nhịp tim mình đập mạnh hơn khi nhìn thấy ở đây, duyên hay sao mà lần đầu tiên có một cô gái hạp nhãn với tôi. Cô có mái tóc ngang vai, có làn da trắng mũi cao, có đôi mắt như vành trăng khuyết nhìn vào trông có vẻ hay lạ. 

- Chà, con gái nhà ai mà trông dễ thương hết biết. Tiếng một anh đang nằm ngang giường tôi nói vọng qua.

Thật vậy, cô gái nhà ai mà vừa đẹp vừa dễ thương quá đi thôi. Mà không biết có thương dễ không! Ước gì mình được quen cô ta nhỉ. Tôi tự cười thầm với ao ước đó. Cô ta đứng yên lặng, không chăm chú nghe chuyện, thỉnh thoảng đưa đôi mắt có hàng lông mi dài nhìn quanh căn phòng, ra ngoài cửa sổ. Có lúc khách của anh Há, và cô gái ấy cùng một lượt nhìn sang giường tôi. Có lẽ anh Hạ Sĩ Há đang kể gì về tôi cho mấy người kia nghe. Rằng tôi không có ai thăm viếng kể từ ngày vào bệnh viện này. Rằng tôi không cho ba tôi biết, vì tin tôi bị thương chỉ làm người lo lắng thêm. Ba tôi ở chỉ có một mình, cô quạnh từ ngày mẹ tôi mất đi cách nay gần hai năm. Đứa em gái tôi có chồng lính, đi theo chồng ở mãi tận Nha Trang. Em gái tôi chắc bận rộn với hai đứa con nhỏ, và có lẽ không khá giả gì lắm vì ít nghe nói nó về thăm nhà.

Tôi nhớ ba tôi. Nghe ba tôi hay nói như lời than thở, “Ba có hai đứa con mà không đứa nào ở gần bên ba hết”. Bao giờ xuất viện, tôi sẽ về ở nhà với ba tôi một thời gian ngắn dưỡng thương trước khi trở lại hậu cứ. Rồi lại nghĩ tới các bạn đồng đội của tôi. Lúc này giặc đánh phá nhiều nơi, chiến trường đang cần lính mà tôi thì nằm bó gối ở đây. Nhớ bạn bè, nhớ các thuộc cấp của tôi. Không biết lúc này... Tôi không bỏ họ được. Tôi thầm mong được sớm trở lại đơn vị.

Hình như cô gái đang bước hướng về phía tôi. Chợt một phát đau nhói từ cơ vết thương ở cánh tay, chỉ vài giây thôi nhưng cũng đủ làm cho tôi phải nhắm mắt lại, chịu đựng! 

- Chú Trung-Úy..., chú Trung-Úy...

Cơn đau vừa lắng xuống. Một giọng nói thật là dễ thương (lại dễ thương nữa). Duyên hay sao, mới nghe lần đầu âm thanh của em mà tôi nghe như luyến nhớ nó từ lâu lắm rồi. Nhưng tôi phải mở mắt ra, chớ nhắm mắt hoài cô nàng bỏ đi là tôi hụt.

- Chú Trung Úy, chú Há biểu em mang mấy miếng bánh bông lan này qua biếu chú. 

- Cám ơn cô, bánh bông lan cô làm đó hả?

- Dạ không, má của em làm bánh. Em chỉ có lo học thôi, em không biết làm.

- Tên tôi Tương, còn cô là...?

- Em tên Là.

- Sao Là gọi tôi bằng Chú Trung-Úy. Bộ tôi già lắm hả. 

- Chú Há gọi chú bằng Ông Trung-Úy. 

- Vậy Là sẽ phải gọi tôi là “ông chú” 

- Em thấy chú còn trẻ nên em kêu bằng chú. 

- Vậy là tôi còn may mắn được bỏ tiếng ông.

  - Dạ. À, tuần sau chú Há rời bệnh viện, Trung úy không còn ai quen ở đây chắc là Trung Úy sẽ buồn lắm. Nghe chú Há nói, không có ai đến thăm Trung Úy hết. 

- Ờ, tôi... chắc là tôi sẽ buồn lắm vì không thấy Là đến đây nữa. 

- Nếu Trung-úy thích ăn bánh bông lan thì em sẽ học cách làm, rồi em mang vào cho Trung-Úy nghen. 

Rồi sau đó, một tuần hai lần Là đến thăm tôi. Mỗi lần đến thăm, nàng đều mang một chút món canh, một chút món mặn, và dĩ nhiên lần nào cũng có bánh bông lan. 

- Hồi trước khi chưa gặp Trung Úy em đâu có biết nấu nướng gì. Bây giờ em đòi Má của em dạy để chính tay em nấu cho Trung Úy. Má em nói rằng, em là con gái, làm như vậy con trai cười cho.

- Nợ bánh bông lan là quá đủ. Được Là đến thăm anh là quý lắm rồi. Anh không mong gì hơn.

Lúc sau này Là không còn gọi là “chú” nữa, chỉ còn gọi tôi là Trung Úy. Tôi có hỏi sao Là hay gọi tôi là Trung Úy, đó là chỉ là một cấp bực trong quân đội thôi. Là nói, “Em cũng không biết tại sao em thích gọi anh là Trung úy”. Tôi nghe riết rồi quen. Ghiền. Vắng. Nhớ. 

Tôi biết tôi yêu Là. Có lẽ Là cũng yêu tôi. Có lẽ cả hai đứa tôi đều biết tình cảm của mình đối với nhau. Nhưng không ai nói ra. Có lẽ cả hai chúng tôi đều thích để như vậy. Làm như nếu tiến xa hơn nữa thì tình yêu càng mỏng manh như thủy tinh dễ vỡ. Là, một cô gái giàu nghị lực, nhưng rất đa cảm và thật thà. Tôi yêu luôn những cá tính của Là. Tôi yêu những buổi chiều hai đứa im lặng đi bách bộ bên nhau trong khu bệnh viện, chỉ nghe tiếng chân nhau dẫm lên những chiếc lá khô. Tôi chợt nghĩ tới một ngày gần đây hai đứa sẽ xa nhau. 

- Anh muốn còn bệnh hoài để được gần em.

- Bộ anh nhõng nhẻo hả?

- Ủa, em cũng biết dùng tiếng này.

- Sao hổng biết. Em là người Việt mà.

Tôi nói cho Là biết bác sĩ cho tin tuần sau tôi sẽ xuất viện. Vết thương ở tay chưa lành hẳn, sau khi trở về đơn vị tôi vẫn còn phải đi tái khám. Tay tôi còn yếu, phải mất một thời gian khá lâu mới mạnh lại như cũ. Không sao. Vẫn còn đánh giặc được. Ra chiến trường. Biệt Động Quân, Sát! Mau hết là cái chắc. 

- Anh kể nghe dữ quá. 

- Với giặc là phải như vậy mới thắng được nó, chớ mình hiền quá nó “phơ” mình.  

Mặt trận càng ngày càng có những trận đánh lớn, thương binh chuyển về đây mỗi ngày một nhiều thêm. Bệnh viện rất cần giường cho các thương binh khác.  Tôi có giấy xuất viện vào đầu tuần sau đó. Tôi phải rời bệnh viện lúc xế trưa này. Trả giường. Rời phòng. Chiều nay Là sẽ vào thăm tôi như thường lệ. Đi loanh quanh trong bệnh viện đợi Là đến rồi chúng tôi sẽ cùng rời khỏi nơi đây.  

Trên đường trở lại dãy phòng, dáng ai ngồi trên băng đá ở đưới tàng cây, ai giống như Là đang ngồi quay lưng lại. Hình như Là đang khóc. Bước đến gần nàng, tôi nhẹ gọi.

- Phụng Là, anh đây.

Là mừng rở quay mặt lại, hình như có ánh long lanh trong vành trăng khuyết.

- Trung Úy, em tưởng anh bỏ em đi rồi. 

- Là khờ khạo quá. Anh đợi em từ trưa tới giờ. Anh không để em lạc mất anh đâu. 

Tôi muốn nói thêm… “Anh sẽ không bao giờ bỏ em... trừ khi anh chết.” Nghỉ sao, tôi không nói với Là như thế vì thấy giống như một lời hứa hẹn chưa phải lúc.

 Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại đơn vị là tôi phải ra chiến trường. Đánh giặc liên miên, khi chỗ này, khi chỗ kia. Trong thư, Là muốn đi thăm tôi. Là lại thật thà viết... “Lần đầu tiên gặp Trung úy, em nghe chú Há nói... Trung Úy có nhiều đào đẹp lắm...”

Có lần tôi nói với Hạ Sĩ Há, “Tôi mà còn nghe “chú” nói với Là rằng tôi có nhiều đào nữa, tôi sẽ phạt “chú” đó nghen.”

Tôi và Là vẫn còn chưa ai nói lên tiếng yêu, nhưng tôi biết không ai ngăn được tình yêu của chúng tôi. Tôi có kể cho ba tôi nghe rằng tôi sẽ cưới Là làm vợ. Ba tôi đồng ý, “Bao giờ con muốn tiến tới ba sẳn sàng lo chuyện cưới vợ cho con.”  Tôi biết, ba tôi rất vui, muốn tôi có vợ và mong muốn tôi được ở gần Sàigòn. Khi có dịp ở gần bên nhau, tôi cố giữ mình tránh có những cử chỉ đụng chạm đến xác thịt với Là. Rất khó cho một người trai trẻ đang yêu và gần bên người yêu như tôi trong những lúc này. Tôi không biết đời lính của tôi sẽ ra sao. Sống và chết kề bên nhau trong tích tắc. Là ngây thơ trong trắng quá. Tôi không muốn mình là người gây khổ cho Là. Nhưng, tôi thèm có Là, thèm có một người vợ. Tôi muốn có vợ. Chắc lần về phép tới này, thế nào tôi cũng xin với ba tôi đến với gia đình Là.  

x x x

*** Phụng Là...

Từ hồi chú Há bị thương tới giờ, Má tôi đã đi theo thím Há vào thăm chú đã hai lần rồi, mà toàn là lúc tôi mắc bận đi học. Khi về, tôi chỉ nghe má tôi kể lại tình trạng bệnh của chú mà thôi. Sau khi ba tôi mất cách đây sáu năm, bà con phía bên nội gần nhất của tôi chỉ còn có gia đình chú thím Há. Vậy chớ tôi ít có khi gặp được chú lắm vì chú đi lính gì đó ở đâu xa, chớ chú đâu có ở SàiGòn. Khi tôi được đi thăm chú thì nghe nói chú Há sắp xuất viện rồi. Má tôi nói, hôm nay nhìn chú Há khá hơn trước nhiều lắm. Hôm đầu tiên mọi người nhìn thấy da mặt chú xanh như tàu lá vì bị mất máu, làm ai cũng lo cho chú. 

Lần đầu vào trong quân y viện, tôi thật là ngỡ ngàng khi chính mắt mình nhìn thấy có quá nhiều thương binh. Tôi tránh không dám nhìn vào vết thương của ai hết vì tôi rất dễ xúc động. Thấy người ta đau là tôi đau. Với lại, hình như mấy ông lính này người nào cũng có ánh nhìn lạnh lùng, khó tính. Tôi nhớ có một bài hát có câu... “bên người yêu tật nguyền chai đá...” Chắc ý họ nói mấy ông này đây.

  Hồi nãy, lúc mới bước vào phòng, đôi mắt tôi chạm phải cái nhìn của một thương binh, có vết thương đang băng ở cánh tay trái, đang ngồi trên giường cuối phòng. Tránh ánh nhìn của người ta nhưng đợi có dịp người ta quay đi chổ khác là tôi len lén nhìn lại đằng đó. Chợt chú Há nói với mẹ tôi,

- Để em chia bớt bánh bông lan cho ông Trung Úy đang nằm ở đàng kia. Ổng bị thương cùng một lượt với em mà ổng không cho ba ổng hay. Ổng có mấy cô đào đẹp lắm mà họ không ở gần đây nên không thấy ai thăm ổng hết. Em mến ổng lắm, đánh giặc cũng dữ mà cũng chịu chơi hết mình với anh em nên ai cũng mến ổng. Là, đem bánh bông lan này qua cho ông Trung Úy đó. Nói của chú Há mời.

Rồi kể từ buổi chiều ngày đó, tôi có dịp quen với một người con trai, một người lính. Từ trước tới giờ tôi chưa từng nghĩ tới rằng tôi sẽ quen lính, mà lính mặc đồ bông nữa chớ. Tôi nghe nói mấy ông lính mặc đồ bông dữ lắm. Chắc tại có đeo hình con cọp nhăn răng nên người ta nói dữ, chớ tôi thấy anh lính trung úy tôi quen có dữ đâu. Rồi những ngày kế tiếp, tôi nhận thấy tôi không còn là một đứa con gái vô tư bé bỏng như trước kia. Tôi biết để ý chăm sóc bề ngoài hơn và biết... làm bánh bông lan nữa, vì Trung Úy thích ăn bánh bông lan mà. 

Má tôi hay nhắc nhở, “Mình là con gái phải giữ thể. Đừng làm quá đàn ông, con trai họ coi thường mình nghe con. Lính tráng rày đây mai đó. Má nghe chú Há nói, ông trung úy đó quen nhiều cô đẹp lắm đó, con cẩn thận, con chưa biết gì về ông ta.” Tôi nghe má tôi nhắc lại câu đó mà lòng tôi cảm thấy buồn buồn. Không đi thăm Trung Úy thì tôi nhớ, mà đi gặp hoài thì sợ Trung Úy cười chê. Có lần tôi nói với Trung Úy... “Anh có cười chê em không, khi mà con gái cứ đi thăm con trai hoài?” Anh chỉ cười nhẹ, rồi vuốt tóc tôi. Mà hình như anh cũng nhớ tôi thì phải. Có lần tôi đợi nướng bánh nên đến trễ, anh ấy nói, “Nãy giờ anh cứ mong em, không biết hôm nay em có tới không?”

Lúc này tôi hay tìm mua báo đọc, thấy tin Việt Cộng xâm nhập vào miền Nam của mình càng ngày càng nhiều thêm. Từ khi quen anh, tôi quan tâm đến tình hình chiến sự, khác với lúc trước tôi chỉ toàn nghe người ta nói chuyện buôn bán, làm áp phe. Tôi như lạc lõng trong thế giới không thích hợp này. Má tôi hay nói, ”Ráng lo học cho có cái nghề, chớ còn mua bán, cái ngành thương mãi này không thích hợp với con của má.”

Ngoài việc trông đợi thư anh, tôi phải cố gắng lắm mới dồn tâm trí vào việc học cho xong năm cuối ngành Sư Phạm. Tôi có khoe với anh, “Em làm cô giáo chớ bộ.” Anh cười nói, “Làm cô giáo với anh thì có.” Tôi nghe anh nói làm tôi cũng lo, anh sợ làm cô giáo tụi học sinh chúng nó sẽ ăn hiếp tôi. Anh biết tôi trông đợi thư anh, nên mặc dù bận hành quân liên miên thỉnh thoảng anh cũng gởi về tôi vài chữ cho tôi yên lòng. Nhìn thấy người lính nào với màu mũ nâu là tôi nghỉ tới anh... tôi muốn viết, ”Phải chi có anh đang ở gần bên, em không bận tâm suy nghĩ, dồn hết tâm trí vào việc học để khi ra trường may ra em được dạy ở gần Sàigòn đúng như Má của em muốn. Nghĩ và nhớ tới anh nhiều.” Nhưng tôi chỉ viết cho anh vài chữ thôi, vì tôi ngại ngần trải lòng tôi ra trên trang giấy. Tôi có làm thơ nữa mà mắc cỡ nên không dám gởi cho anh...

Ngày ấy, tim tôi đập rộn ràng. 
Ngoài sân nắng trải, gió lùa sang.
Hình như chim én vu vơ hát. 
Mừng chúc trao nhau nụ hôn đầu.

Ở trong xóm Tàu, lâu lâu có đám tang của người già, người bệnh. Họ khóc la, đánh trống, gỏ xẻng um sùm. Còn ở bên xóm Việt, gần đây hình như ngày nào cũng có đám tang của những người lính trẻ tử trận. Tôi thấy trên quan tài nào cũng có phủ lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đám tang bên xóm Việt mình sao mà lặng lẽ quá, không ồn ào như ở bển.

Ở gần nhà tôi, có mấy người lính cũng vừa mới tử trận. Tôi còn nhớ một anh, hồi nhỏ, ảnh cũng hay ngạo tôi là Xẩm lai... Mấy tháng trước có lần đi về phép, anh có qua nhà thăm má tôi rồi bắt chuyện với tôi. Tôi thấy ảnh đàng hoàng nghiêm chỉnh hơn hồi nhỏ nhiều. Ảnh không còn gọi tôi là Xẩm nữa. Hôm đám tang của ảnh có một chị chạy tới khóc. Tôi thấy trên tay chị có đứa con còn nhỏ xíu.

Sau khi Hiệp Định Paris, tin tức cho biết Cộng sản miền Bắc đưa quân ào ạt vào để xâm lăng miền Nam. Vì thế mặt trận càng ngày càng khốc liệt. Tôi lo cho anh mà không biết phải làm sao cho nên tôi bắt đầu tin vào thần thánh. Mặc dù tôi đang học để thi năm cuối, bận lắm vậy mà cũng ráng đi đến chùa cầu khẩn cho anh hoài. Anh ơi! Em có nghe người Hoa ở đây họ đồn rằng... Tả Quân Lê Văn Duyệt linh lắm. Anh biết không, em lo sợ cho anh, em có lên chùa cầu khẩn xin với Tả Quân Quan Lớn... “Ông cũng là Quan, xin Ông giúp cho anh Trung Úy của con! Con muôn vàn đội ơn Ông! Bao giờ hết chiến tranh, Trung-úy của con được trở về bình an con hứa con sẽ lạy Quan Tả Quân một trăm lạy. “

Rồi anh thư lại ởm ờ. “Quan lớn Tả Quân làm sao biết hết mấy ông quan nhỏ của ổng. Em phải cho Quan Tả Quân biết trung úy đó là gì của em thì Tả Quân mới biết chớ, còn trung úy thì nhiều lắm ổng đâu có biết là ai đâu, là gì của em mà phù hộ. À, mà sao em hứa với Quan Tả Quân... nhiều quá vậy, chắc anh sẽ lạy phụ với em cho đủ một trăm lạy...”

Ngày làm lễ ra trường, anh không về dự được, chỉ có má tôi và thím Há đến dự. Theo lời của thím Há, thím đang đòi chú Há để thím chạy lo cho chú về ở Sàigòn, “Người Hoa mình đi lính đâu có thấy ai đi trận như chú.”

Ở Sàigòn, em ruột của thím làm lính thợ mộc chỉ đóng bàn trang điểm cho mấy bà lớn để dùng hoặc tặng cho bạn bè của mấy bả, hoặc làm lính gì mà chỉ lo nấu ăn thôi, còn làm lính tài xế thì chỉ lái xe jeep thôi, đưa ruớc vợ con của mấy ông quan lớn đi chợ, đi học, thấy thiếu gì. Mà coi bộ lúc này chú Há hơi xiêu lòng rồi đó, “cứ đi trận hoài”. Thím nghe chú than nhu vậy, mà thím chưa biết chú có quyết định ra sao.  Nghe thím Há nói mà tôi nghĩ tới anh, phải chi tôi cũng lo được cho anh chạy về ở Sàigòn làm như mấy lính trên. Anh không biết làm thợ mộc, thì anh làm lính tài xế. Ừ, mà không được đâu. Tôi nhớ lại rồi. Nhớ lại lần tôi nói chuyện với chú Há sau khi chú vừa mới ra viện, mà tôi mắc cười. Tôi có hỏi chú Há rằng chú và ông trung úy đó ai làm lớn hơn ai? Chú trợn mắt nói, ông ta là trung úy mà. Người ta gọi là sĩ quan đó. Nhưng khi nhớ lại tôi có đi lính đâu mà tôi biết, hơn nữa đây là lần đầu tiên tôi mới tìm hiểu tới lính, chú Há mới giải thích cho tôi biết sơ qua về cấp bực. 

- Gì mà nhiều quá, nhưng con chỉ thích trung úy thôi hà. 

- Bộ mày thích ổng hả. 

- Con đâu biết?

- Ổng có nói gì với mày chưa?

- Con đâu biết?

- Ừ, con đâu biết. Mà chú biết rồi. Chú biết con thích ông trung úy đó rồi. Người ta quen nhiều cô lắm đó nghen con.

Có lẽ vì nhớ anh hoài nên điểm đậu của tôi ở tuốt dưới chót cho nên khi ra trường tôi không được dạy ở Sàigòn. Má tôi nói người ta có quen lớn còn tôi thì phải về những nơi khỉ ho cò gáy. 

Có được mảnh bằng Sư Phạm cùng với niềm tự tin, tôi đến mấy trường học của người Hoa đề nghị họ mở vài giờ học có chương trình Việt Ngữ trong một tuần. Họ nói, phụ huynh của học sinh không ai có ý nghĩ đó. V ì chỉ giao tiếp, buôn bán cùng người Hoa với nhau thôi, nên họ đâu cần con họ học chương trình Việt. Để làm gì? Không ai học đâu. 

Nhiều khi tôi tự hỏi về gốc gác của mình, là người Hoa hay người Việt. Đối với người Hoa, tôi không hẳn là người Hoa. Với người Việt, tôi không hằn là người Việt. 

Hồi nhỏ, khi về bên ngọai, mấy đứa con nít Việt, cùng trang lứa, ngạo tôi, “Cái gì mà... xẩm lai đái gốc xài phạt đồng hai. Cái gì mà... ngộ ái nị, nị đừng có ái ngại. Nị ái ngại, ngộ ái đại.” Tức quá tôi không biết nói sao, chi biết phùng mang trợn mắt với tụi nó. Có lần tôi rượt cả đám tụi nó chạy tán loạn, chớ biết nói gì, làm gì tụi con nít Việt... kỳ cục này. Tôi về nhà khóc với má tôi.

  - Má sanh con ra là xẩm làm chi để tụi nó ghẹo con của má hoài. Còn ở xóm Tàu này con lại không thích làm bạn với mây đứa Ba Tàu ở đây đâu... Nó biết con không nói tiếng Tàu, thấy con đi học trường Việt, ngay cả bà con với nhau mà tụi nó có vẻ xa lạ với con, tụi nó cứ khinh khỉnh, coi thường con. Con thích ở với xóm người Việt mình hơn. Thôi, mình dọn về ở với xóm người Việt của mình đi, má.

Rồi sau khi ba tôi mất, má tôi dọn về ở bên xóm Việt ở trong Cư Xá Lữ Gia, tụi con nít ở xóm Việt bây giờ đã thành thanh niên, thiếu nữ cả rồi. Cũng như tụi nó, tôi bây giờ là một cô gái, tụi nó không còn chọc ghẹo tôi nữa. 

Má tôi nói, “Con là người Việt, con có nghe người ta nói rằng: khi mình sanh ra và lớn lên ở đâu, chổ chôn nhau cắt rún của mình ở nơi nào thì đó là quê hương của mình.” Rồi má tôi lại nói, “Đàn ông Việt phần đông họ vào lính hết, sống nay chết mai, con gái của má lãng mạn quá sẽ khổ cuộc đời. “

Tôi chỉ có hai nơi được chọn lựa sau khi ra trường, về miền Tây, về với vùng sình lầy nước đọng, hay ra miền Trung với nắng cháy da người. Mà hai nơi được chọn đó chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ thôi. Tôi sẽ chọn miền Trung để được ở gần với anh hơn. “Con quen với sông nước miền Tây rồi sao con không chọn về đó”, má tôi nói như vậy.

Tôi không có đủ thời giờ để thư đi, thư lại báo cho anh biết tôi sẽ đi thăm anh. Mà nếu anh biết chắc gì anh bằng lòng cho tôi đi . Anh nói, “Đi đường nguy hiểm, tụi nó giựt mìn xe đò hoài, anh không an tâm. Em đừng đi, để anh xem có dịp xin phép được, sẽ về thăm em.”

Tôi cũng muốn có thím Há luôn tiện đi thăm chú, nhưng thím nói... “Thôi, thím không đi thăm chú nữa đâu. Cái gì mà mỗi lần đi thăm chú về là thím mang bầu. Sau mỗi lần thăm là một đứa con ra đời mà chỉ một tay thím lo nuôi con. Tiền lương của chú chỉ đủ cho chú xài, may mà gặp thím biết mua bán làm ăn chớ không thì làm sao mà nuôi nổi.” Má tôi nghe nghe thím Há nói vậy nên hoảng hồn. 

- Đó, con thấy chưa. Trai gái gần nhau làm sau tránh được chuyện đó. 

- Con có gần bên ảnh rồi mà có chuyện đó gì đâu. Người ta đứng đắn, với lại con lớn rồi chớ bộ còn nhỏ nhít gì đâu mà không biết giữ thân. 

- Hồi đó khác, lúc đó cậu ấy đang chữa trị vết thương. Còn bây giờ khác. Thôi con đừng đi nghen con. Con gái đi như vậy không nên, tiếng đồn gần xa, rồi bị chết duyên chẳng ai thèm lấy. 

Nghe tôi năn nỉ xin hoài, má tôi cũng xiêu lòng, vã lại có chú Há của tôi ở trên đó nên má cũng an tâm. Dù sao chú Há cũng phải để ý lo cho đứa cháu ruột của mình chớ. 

Lần đầu tiên tôi đặt chân đến miền đất cao nguyên. Thành phố đầy nét lãng mạng với những rừng thông theo triền thung lũng, những con đuờng dốc thênh thang vắng bóng người. Nắng đầu hạ trải trên vùng cao nguyên một màu hoàng thổ. Cảm xúc truớc vẻ đẹp thiên nhiên, tức cảnh sinh tình tôi muốn tìm một vần thơ ví như mình đang đi duới phố vàng mơ…

Ngoài cổng tiếp tân, anh lính bảo tôi vào trong phòng đợi. Rời Saigon từ năm giờ sáng, trên đường đi tôi cứ hoang mang không biết hai người này có ai ở trại. Nếu họ bận đi hành quân thì tôi sẽ trở lại thị xã tìm phòng ngủ trọ qua đêm. 

Ờ, mà hồi nãy, tôi chỉ nói tên của chú Há là người tôi muốn gặp. Tự dưng tôi cảm thấy mắc cỡ không dám nói tên của Trung Úy. Đây là lần đẩu tiên tôi đi xa nhà có một mình, mà lại đi gặp con trai nữa, lâu lâu tự cảm thấy sao mà... kỳ quá. Tim tôi, sao tự nhiên đập nhanh, như có điều gì làm tôi hồi hộp. Chắc là lòng tôi vừa thấy vui vui, vừa lo sợ Trung Úy cười tôi. Con gái mà đi tìm con trai. Hồi trước, tôi đi thăm Trung úy ở Quân Y Viện hoài là vì Trung úy bị thương không có ai thăm hết. Tôi chỉ thăm có một giờ đồng hồ sau là tôi đi về nhà, chớ đâu phải như bây giờ. Lát nữa đây tôi sẽ nói với người ta rằng...”Em đi thăm chú Há chớ bộ.” 

- Chúc mừng Đại Úy, nghe tin Đại Úy được thăng cấp mà hôm nay mới gặp Đại Úy. Chúc mừng, chúc mừng. 

- Cám ơn anh.

Từ chỗ tôi đang ngồi trong phòng tiếp tân cách bàn làm việc nhận giấy tờ của khách ra vào trại không xa, tôi nghe tiếng người đàn ông nói đó đúng là tiếng của anh. Trung Úy, đúng là anh rồi. Tôi đứng lên. Trung Úy. Nhưng không. Tôi không gọi anh. Mà trái lại tôi sợ anh nhìn thấy tôi. Một người con gái đang đứng với anh, nàng ta đang cúi xuống ký tên nhận lại giấy tùy thân. Anh nói cười gì đó với người ta, tai tôi bị ù, không nghe được. Và rồi anh với người ta cùng sánh bước ra ngoài cổng trại. Việc trước mắt xảy ra nhanh quá. Đau lòng quá. Tôi dấu mặt vào trong. Không, tôi không khóc đâu. 

- Là mới tới hả, không có thím đi cùng hả. Ủa, bộ mày khóc hả?

- Đâu có. Chú Há khỏe? Có mấy món quà của con mang lên cho chú và trung úy. Chú đưa lại dùm. Con muốn đi về bây giờ.

- Sao, cái gì vậy. Mới lên tới, có chuyện gì vậy? 

- Đâu có, tại đi đường xa nên con mệt.

- Gặp ổng chưa?

- Thôi, kỳ lắm. Con đổi ý rồi. Cứ coi như là con lên đây thăm chú thôi vậy. Bây giờ có chuyến xe trở về Sàigòn không chú.

- Chiều rồi, không có chuyến nào đâu. Để chú tìm chỗ cho con nghỉ qua đêm nay. Con muốn ở trong trại lính này hay ra ngoài xóm dân.

- Con muốn ra ngoài xóm dân ở đêm nay. Chú đừng nói cho Trung Úy biết có con lên đây nghen chú.

- Ừ. Vậy để chú đưa cháu ra ngoài nhà của hai vợ chồng người bạn thân, có đứa con gái mười một tuổi, cháu ngủ với nó. Sáng chú ra ngoài đấy sớm đưa cháu ra bến xe. Thôi, bây giờ sẳn ra ngoài đó hai chú cháu mình đi ăn cơm luôn một thể. Chiều rồi, chú còn phải trở lại trại trước khi đêm xuống.

- Hồi trưa, ở ngoài chợ con thấy xe bán bánh mì thịt ngon quá. Con nhớ tới Trung Úy thích ăn bánh mì thịt nên con có mua ba ổ cho luôn cả chú cháu mình ăn. Mà trời nóng nực như vầy, để tới giờ này chẳc hư hết rồi.

Chú Há đưa tôi đến nhà của bạn rồi chú quay trở về trại sau khi nói vài lời gởi gấm với chị chủ quán. Tôi thấy vài ba anh lính đang ngồi nhậu ở phía trước gian nhà dùng để buôn bán cơm và món nhậu cho lính. Còn ở phía trong làm nhà ở cho vợ chồng chị và đứa con gái. Chị nói, “Anh đi vắng hoài, chỉ có mình chị và cháu lo cái quán này. Mà nếu ảnh có ở nhà cũng ở trong trại thường hơn.“

Bé Nguyên chỉ tôi căn phòng nhỏ và xinh của bé, ở cửa sổ nhìn ra thấy núi đồi xanh xanh, hoa dã quỳ vàng với con đường đất đỏ.

Bổng nghe tiếng chú Há ở sau lưng hai đứa tôi. Chú mới vừa rời đây mà đã trở lại rồi và có vẻ như vội vã.

Chú dặn dò tôi... “Nè, Là. Đừng ra phía trước quán nghe. Ở trong này nghỉ ngơi và nói chuyện với bé Nguyên. Ở trước là quán ăn nhậu, con gái không nên ra ngoài đó. Nhớ nghen. 

- Dạ, một lát nữa nếu con đi lên đồi kia con sẽ dùng cửa phía bên hông nhà bếp này.

- Ừ, nhưng con cần nghỉ ngơi, để mai hãy đi.

- Chú quên là sáng sớm mai con rời nơi đây à. - Ừ, nhưng mà chiều rồi, sương xuống lạnh con không nên ra ngoài. Ở trong nhà nghỉ ngơi...

Sau khi dặn dò tôi, chú bước nhanh đi ra... hình như có tiếng người nói nghe quen quen...

Từ phía trong nhà sát bên cửa sổ tôi có thể nhìn ra phía ngòai trước của quán... ghé mắt nhìn ra ngoài phía bên trái... ”Trung Úy...Trung Úy...” nghe tiếng gọi thì thầm của tôi bé Nguyên đứng gần bên hỏi.

- Bộ cô biết chú Tương?

- À, cô có gặp rồi.

- Chú Tương mới vừa lên lon Đại Úy đó cô. Còn cái cô này thường đi thăm chú Tương hơn mấy cô kia.

- Chú ấy quen nhiều cô vậy sao? Tôi lẩm bẩm

- Dạ, tại vì chú còn độc thân mà cô. 

Bé Nguyên còn lải nhải bên tai nhưng tôi không còn nghe được thêm gì nữa hết. 

- Bé đi phụ với mẹ đi, để cô tự lo một mình được rồi. Nhảy diều hâu

Anh và cô ta mới vừa đến quán sau tôi vài phút nên trong lúc tôi ở nhà trong nên không thấy. Tôi đoán chú Há không muốn tôi ra phía trước để tránh gặp anh. Anh ngồi quay mặt ra phía ngoài. Nếu anh chỉ cần nhìn nghiêng qua bên phải cách vài bàn ở phía sau một chút là anh có thể nhìn thấy tôi. Nhưng không, tôi sẽ không để anh nhìn thấy tôi đâu. 

Bây giờ tôi có dịp lặng ngắm nhìn anh. Từ lâu rồi mình không gặp nhau hở anh. Giờ anh trông đen hơn trước. Màu mũ nâu, bộ đồ bông, ba bông mai đen trên cổ áo. Anh đẹp và uy nghi quá. Cái vẻ oai hùng của anh làm tôi cảm thấy làm sao tôi sánh được với anh. Tôi thấp kém và đơn độc quá. Quyền chọn lựa là quyền ở nơi anh chớ không phải ở tôi... Và còn người ta nữa... người ta... người con gái ở xứ cao nguyên... vì trời thấp, trời gần nên được trời ưu đãi cho má đỏ môi hồng... Thôi, mặc kệ người ta, tôi chỉ muốn nhìn anh... Nhìn thấy được anh là tôi cũng được mãn nguyện cho chuyến đi này rồi. Tôi nhớ anh. Nhớ anh nhiều lắm. 

Nhỏ Nguyên cùng với mẹ lo chạy tới chạy lui phục vụ ăn uống cho khách, rảnh tay lại đến ngồi gần tôi. Nó dễ thân thiện, chắc lâu rồi nhà bé mới có người khách đến ở, vui vẻ nói chuyện huyên thuyên. Nó cứ nói, “Cô ở lại đây vài ngày đi cô, cháu đang nghỉ hè, cháu sẽ dẫn cô đi vòng vòng xem phong cảnh ở đây.”

Mặt trời đang xuống dần ở thành phố của trời, của núi, thành phố của thơ và nhạc. Cảnh chiều tà ở đây sao đẹp, mà buồn quá. Một thành phố lần đầu tiên tôi đến, đã chào đón tôi một cách phũ phàng...

Chiều ở đây nắng đi vội vã, tôi muốn gởi tất cả nổi niềm đang che dấu của tôi với những gió, những mây, những sương, với hình thù kỳ ảo mang đến một nơi nào xa, xa lắm. Đồi, núi, trời,.. phố xá không xa nên phố tình thân... Phải chăng lời thơ trong bản nhạc chỉ dành cho những người ở đây? Còn tôi, tôi xa lạ và cô đơn quá... Một rừng cây xanh không xa dẫn đến một con đường đất đỏ ngoằn nghoèo. Tôi muốn một mình đi đến đó, muốn đi đến những thân cây kia giống như tôi lúc nào cũng như xa cách với mọi người. Tôi muốn hưởng cái thú đi một mình để mai này khi tôi rời đây, xem đồi núi nơi đây hay tình người ở đây có làm lòng tôi vương vấn?

Bé Nguyên đang ngủ say sưa. Mười một tuổi của bé là một ngày bận rộn giúp mẹ dọn hàng, đầu óc không vướng bận gì hết. Mười một tuổi của tôi lúc trước tôi đã biết cô đơn, đã biết buồn thân phận mình không phải là con trai nên nhà Nội không thương. Biết sợ bọn cùng trang lứa chọc ghẹo. Mai này khi trở lại Sàigòn tôi có kềm lòng được, không thốt lên lời với Má của tôi... “Má sanh con là Xẩm làm chi để cho con gái của má không được trai Việt thương yêu.” Không. Tôi sẽ không nói với má tôi như vậy nữa đâu. Lúc còn nhỏ tôi đã hỏi má tôi nhiều lần như vậy rồi. Bây giờ nghỉ lại thấy sao mình có lỗi quá. 

- Sao hơn hai giờ khuya rồi mà cô còn thức hả? Lạ nhà cô không ngủ được? Cô buồn chuyện gì vậy?

- Cô bị lạ nhà.  

- Cô khóc hả?

- Không phải đâu. Tôi dấu mặt vào trong.

Mai này trở về Sàigòn, tôi sẽ xin về miền Tây, nơi mà tôi sinh ra. Về lại với quê tôi, miền sông nước mênh mông cũng như lòng người bình dị và chân thật. Sẽ không thư cho anh nữa. Tôi sẽ tự động bước ra khỏi cuộc đời của anh. Những lần gặp gỡ, những lá thư với lời lẽ anh viết... nhớ em... sẽ không còn cảm xúc đối với tôi nữa. Tôi sẽ cố quên anh. Tôi sẽ chấm dứt sự quan hệ với anh. Dù tôi biết tôi chưa có đủ quên anh để trở thành người xa lạ. 

*** Kỷ Tương... 

... Là ơi, anh đang ngồi ở hậu cứ viết thư về cho em đây mà không biết lệnh hành quân sẽ đến bất cứ lúc nào. Anh cũng mới vừa đi tái khám lần cuối xong. Cánh tay của anh đã hết đau. Nó đã trở lại bình thường nhưng còn vết sẹo dài sẽ theo anh cho đến hết cuộc đời. 

Em có giấy bổ nhiệm đi dạy ở đâu chưa? Thư cho anh biết. À, anh dự định sẽ xin phép về Sàigòn, ít nhất là một tuần lễ, có một chuyện quan trọng. Bí mật, anh chưa nói trước được. 

Khi anh về, anh sẽ nói cho em biết. Đợi anh nghen Là!

Đang thư cho Là thì có người báo Mỹ Thúy đến thăm. Quen Thúy hơn hai năm nay rồi, người đẹp giống như cái tên. Trong những người con gái tôi quen chỉ có Thúy là người hay thăm tôi nên tôi cũng có nhiều cảm tình, và thấy mình gần gủi với Thúy hơn mấy cô bạn kia. Cha mẹ của Thúy là thương gia, nhà khá giả nên cuộc sống của nàng an nhàn, Nàng thường mặc đẹp. Tôi rất thích và hãnh diện khi đi với Thúy, ai cũng nói đẹp đôi.

Nhiều khi tôi cũng hỏi lại lòng... “Mình có yêu Thúy không?“ Khác với lần đầu tiên khi tôi gặp Phụng Là một ý nghỉ bất chợt đến với tôi... “Người con gái này sẽ là vợ của tôi”. Xa Thúy tôi cũng nhớ. Có nhiều lần sau khi đi hành quân về, Thúy là người đầu tiên tôi đến thăm, Thúy vui ra mặt, nói chuyện líu lo làm cho t ôi quên hết những vất vả gian truân. Còn với Phụng Là. Tôi nhớ ray rứt khi vắng Là, tôi tưởng như mình đang thiếu một cái gì quý báu lắm khó mà diễn tả được. Ước gì có em ở đây để được nghe em nói sau mỗi lần hôn... “Anh hôn dài quá làm em muốn nghẹt thở!”  

Đi với Thúy loanh quanh một hồi rồi trở về quán của bé Nguyên. Ngồi một chốc tôi đưa Thúy về. Tôi phải trở về trại vì anh em đòi tôi làm tiệc rửa lon. Đó là một thông lệ của nhà binh. Mời qua mời lại đến say quắc cần câu mới thôi. Về phòng, tôi nằm lăn ra ngủ thẳng cẳng tới sáng.

Buổi sáng. Ở trên bàn có ly cà phê nóng dành cho tôi, có mấy bọc giấy gói nằm kề gần đó. Bánh bông lan... “Phụng Là”... tôi gọi to.

- Anh Há, có phải của Phụng Là đây không?

- Hỏng phải, của bà xã tui đó Đại Úy.

- Vậy vợ anh đâu?

- Về rồi.

- Mấy món này tôi biết của Là. Anh phải nói thật cho tôi biết Là có lên đây không?

- Dạ, nó dặn tôi đừng cho Đại úy biết.

- Tại sao vậy. Là ở đây hồi nào. Bây giờ Là đang ở đâu?

- Nó đợi tui sáng sớm đưa nó ra bến xe trở về Sàigòn. Hồi chiều qua, lúc tui ra đón nó ở ngòai cổng, thấy hình như nó khóc, hỏi nó không nói. Khi tui trở về ghé trạm cổng coi sổ tiếp khách thấy tên cô bạn ông lấy giấy tờ chỉ sau khi Là đến độ mười phút thôi. Chắc có lẽ lúc đó là lúc nó thấy ông đi với cô bạn kia.

- Rồi bây Là đang ở đâu? Tôi hỏi gấp.

- Tui gởi nó đến ngủ qua đêm với bé Nguyên. Tui có dặn nó đừng ra phía trước vì tui không muốn nó thấy ông và cô b ạn. Mà thôi Đại úy ơi, đừng quen với nó nữa, tội nghiệp nó lắm.

- Anh nói gì kỳ vậy. Thôi được rồi. Anh khỏi ra ngoài đó. Để tôi ra gặp Là.

Tôi lấy xe Jeep chạy ra quán. Buổi sáng sớm ở đây sương mù còn đọng, trời còn mát lạnh mà lòng tôi nóng như lửa đốt. Phải gặp Là mới được. Quán đã mở cửa, chưa có khách.

- Bé Nguyên, thức sớm vậy. Cô Là đâu rồi hở cháu?

- Ủa chú Tương có quen cô Là hả? À, con nhớ ra rồi chú ơi. Cổ ở trong này nhìn thấy chú với bạn gái của chú, cháu thấy cổ buồn lắm. Hồi hôm cổ đâu có ngủ, chắc gần sáng cổ mới thiếp đi. Con có hỏi hình như cô khóc, cô nói cô nhớ nhà. Để cho cổ ngủ thêm một chút nữa đi chú.

   Tôi lẩm bẩm... “Vậy là hôm qua Là thấy tôi đi với Mỹ Thúy rồi. Tôi còn chối cãi vào đâu được nữa.”

- Trung Úy.

Tôi mừng rỡ ôm lấy vai Là.

- Sao em lên đây mà không cho anh biết? Anh nhớ em.

- Gặp được anh là em vui rồi. Em đang đợi chú Há đưa em ra bến xe về Sàigòn.

- Anh dành làm tài xế đưa em đi đây.

Trên đường đi cả hai đứa tôi đều im lặng. Tôi đang cố tình không đi đường ra bến xe. 

- Sao em không hỏi gì anh để nghe anh nói?

- Thà đừng nghe, đừng biết gì hết để khỏi đau lòng.

- Để anh giải thích sự việc ở buổi chiều qua.

- Thôi anh, đừng nói thêm nữa, em không nghe đâu. Ủa, sao nảy giờ chưa tới bến xe, coi chừng trễ giờ. Tôi cho xe dừng xe lại dưới chân một ngọn đồi gần đó. Sương vẫn còn lẫn lộn với mây không thể nào phân biệt được, chỉ thấy những gốc cây xanh mờ ảo từ từ nhô ra.

- Ở lại đây với anh. Anh không để em đi về như vậy đâu. Anh biêt em đang giận anh. Là, đừng giận anh. Bây giờ cũng trể chuyến xe rồi. Đừng giận anh nghen em. Anh biết em yêu anh và anh cũng yêu em nhiều lắm. Đừng giận hờn làm mất thì giờ quý báu khi mình gần bên nhau. Về trại anh sẽ giải thích rõ hơn sự việc.

Rồi tôi chở Là về trại. Tôi mở lá thư tôi viết cho Là từ sáng qua chưa gửi, cho Là đọc và luôn tiện cho Là biết ý định của tôi. Một ngày hạnh phúc của tôi với Là. Tôi đưa Là đi xem vài nơi phong cảnh ở đây. Tối về, cả hai chúng tôi nằm riêng trên hai chiếc giường nhà binh mà nói chuyện tương lai. Có lúc tôi qua bên Là...

- Thím Há nói sau mỗi lần đi thăm chú về là thím mang bầu.

  - Ừ, anh chỉ ôm em thôi, anh không làm gì đâu.

- Anh hôn em dài quá, làm em muốn nghẹt thở.

Tôi phì cười. Lính hôn là phải hôn cho đã. Em có thích anh thương em như vậy không!

- Em đâu biết?

Lệnh đi hành quân cấp tốc đến lúc ba giờ sáng. Tôi không đưa Là ra bến xe được, gửi gấm dặn dò anh lính hậu cứ đưa Là ra bến xe. Trao nhau những cái hôn say đắm trước khi tạm biệt,tôi nặng nề vác ba lô ra bước ra khỏi phòng.

- Anh! 

Là bước nhanh đến ôm ghì lấy đầu tôi hôn lấy hôn để trên gương mặt tôi, đưa mũi len vào trong ngực trong cổ áo tôi như em muốn hít lấy hết mùi da thịt của tôi vào trong thân thể của em.

  - Thôi anh đi. Em đi đường bình an. Em đừng buồn lo mà hại đến sức khỏe. Lần phép tới anh sẽ về với em.

Tập họp lính đầy đủ xong rồi. Ngồi trên xe, nhìn về hướng phòng của tôi thấy dáng Là còn đứng đó nhìn theo. Tội nghiệp em của tôi. Thương em quá, Là ơi!

Rồi những ngày tháng sau đó, tôi có về được thành phố đâu, toàn là ngủ rừng, cứ lo đánh nhau giành từng tất đất. Địch chiếm. Ta dành. Khi mặt trận đang khốc liệt xuôi về phía nam thì nghe tin Nha Trang mất. Không biết em gái của tôi và chồng con của nó chạy đi đâu?

Nghe tin mất chỗ này, mất chỗ kia. Tại sao lại mất? Bốn năm trong quân trường đã chỉ dạy cho ta cách đánh thắng giặc, cách tiến quân, cách lui quân, phải thắng chứ không được thua. Bốn năm trong quân trường đã không dạy ta cách đầu hàng. Tại sao lại mất? Người chỉ huy thà chết chớ không hàng địch. Tại sao lại mất?!

Bọn tôi và tụi giặc vẫn còn đang quần nhau tơi bời ở Rừng Lá. Chưa ngã ngũ, vùng đất này rồi sẽ thuộc vào tay ai...?

*** Phụng Là...

Sàigòn đã bị người phía bên kia chiếm, mà anh Trung Úy của tôi thì không có tin tức gì hết. Thiệt tình, tôi không biết làm cách nào để đi tìm anh, hoặc hỏi ai để biết tin tức về anh. Không hiểu làm sao mà chú Há bỏ chạy về được. Tôi cằn nhằn chú, “Tại sao chú bỏ ảnh đánh giặc có một mình? Rồi làm sao đây?” Chú không nói gì hết nhưng coi bộ buồn lắm. Tôi có đến nhà gặp ba của anh là Bác Kiên. Bác cũng quá lo lắng, hỏi lại tôi có nghe tin gì không? Luôn cả cô em gái của anh cũng biệt vô âm tín. Thân bác Kiên rũ xuống, người gầy sút đi thấy rõ.

  Sau đó cứ cách vài ba ngày tôi đến thăm bác để xem có biết thêm gì tin tức về anh. Tiền hưu trí của bác Kiên đã bị cắt, đau thương cho đất nước, trông ngóng tin con hàng ngày mà bặt vô âm tín. Những nổi đau to lớn ấy chồng chất lên tuổi già đã làm cho bác không còn sức chịu đựng được nữa. Có lần tôi phải đưa bác vô nhà thương nhưng có được chữa trị gì đâu. 

- Thôi đừng đưa bác vào nhà thương nữa, có ai biết rõ bệnh của bác đâu mà chữa trị. Mất thì giờ, tốn tiền bạc vô ích.

Trở lại trường học, tôi đi dạy chỉ một thời gian ngắn thôi rồi tự quyết đinh nghỉ việc mặc dù họ vẫn để tôi dạy. Tôi không thể nào dạy những gì khác với tư tưởng của tôi mà theo khuôn khổ của họ. Chỉ thương cho lũ học trò nữa người nữa ngợm nữa đười ươi, ngày ngày cấp sách đến trường để bị nhét vào đầu những điều vô bổ. Đôi khi nghỉ đến tụi nó mà đau cả lòng. 

Nhờ Má tôi và thím Há chỉ dẫn cho tôi cách mua bán cho nên bây giờ tôi khôn lanh hơn kiếm tiền khá hơn hồi đi dạy. Bệnh của bác Kiên không thuyên giảm chút nào, giờ không còn đi lại được, bị liệt cả thân người, nằm một chỗ mà thương nhớ con mình. Tôi cắt trọc hết tóc của bác vì trên đầu bác đầy ghẻ lở. Chú Há cũng có một đôi lần đên phụ tôi săn sóc cho bác. Chú còn phải lo phương tiện sinh nhai cho gia đình chú vì thím Há lúc sau này cứ đau ốm hoài. Thím Há đổ thừa tại số hai vợ chồng của thím ở gần nhau không hạp. 

Là phụ nữ, tôi không thấy tiện săn sóc cho người đàn ông như ba của anh. Cũng may, tôi làm ra được chút ít tiền. Nhờ tần tiện tôi vừa đủ sức mướn chú Tư, nhà rất nghèo, vợ con thiếu ăn, là người cùng xóm, chăm sóc thay. Nhà chú Tư chỉ cách ba căn nên dễ dàng qua lại, trông coi, và lau rửa thân thể cho ba anh.

Vẫn chưa có tin tức gì về anh. Tôi vẫn hy vọng anh còn sống. Niềm hy vọng đó là niềm vui duy nhất của tôi để đối phó v ới cuộc sống đầy khó khăn trong lúc này.

Hôm qua má tôi có nói người đang lo đóng tiền để hai mẹ con cùng đi vượt biên đi bán chánh thức.

Vượt biên. Tôi chưa nghĩ đến. Tôi còn đang đợi tin anh. Tôi không thể nào bỏ ba của anh trong tình trạng như thế này được! Má tôi nói. “Người ta đã là vợ chồng rồi, có tình có nghĩa nên họ lo cho chồng của họ. Còn con, mới chỉ là bồ bịch nhau mà nặng tình quá chi cho khổ. Má chỉ có một mình con bỏ đi một mình sao được.”

*** Kỷ Tương...

Ngày đầu tiên trại tù cho cho thăm nuôi. Biết thân phận mình, tôi quay trở vào trong. Được vài bước thì tôi được báo có thân nhân đến thăm. 

Tôi tìm kiếm em trong đám người đi thăm nuôi, phần đông là phụ nữ. Giữa đất rừng Long Khánh đỏ, nắng rừng Long Khánh chói chang, người nào cũng đội trên đầu một cái nón lá. Vậy mà tôi nhận ra em. Còn em, em đang đứng ngơ ngác để nhận diện coi người tù nào là người thân của mình. Nhớ ngày trước em hay ví von với tôi...

Em là gái thuyền quyên xứng với anh là trai anh hùng.

Rồi cả hai cùng cười vang. Vui thật. Bây giờ, nét thuyền quyên của em vẫn còn đó, nên anh nhận ra em ngay. Còn anh, bây giờ, em không nhận ra được người trai anh hùng của em à? Tôi chua chát nghỉ tới thân phận mình. Tôi chưa kịp gọi tên em, thì đã nghe tiếng mừng rỡ của em... “Trung Úy”. Phụng Là của tôi là như vậy đó. Buồn vui đều để lộ ra, ai cũng biết. 

............

- Ba mạnh hở em. Dạ, ba vẫn mạnh khỏe, Ba muốn một mình em đi, bảo khi về kể lại cho Ba nghe anh ra sao, anh nhu thế nào là đuợc rồi. Hôm đuợc tin anh, Ba vui lắm. Ba nhớ anh nhiều và mong anh sớm đuợc về. Sao anh xấu với em vậy. Em trông anh từng ngày mà trong thư anh gởi cho Ba chẳng thấy anh nhắc nhở gì tới em hết. 

- Anh đa suy nghi rất nhiều khi quyết định không thư cho em vì không muốn để khổ cho em. Thà để em nghỉ là anh đã chết, rồi từ từ em sẽ quên anh. Là ơi, anh nhớ em nhiều lắm em biết không. Tôi hôn lên tóc Là, hôn trên đôi mắt như vành trăng khuyết, hôn lên miệng có nụ cuời duyên, hôn lên khắp gương mặt Là.

- Anh

- Gì em?

- Anh còn nhớ, lúc trước em có xin tạ ơn Quan Tả Quân một trăm lạy.

- Ừ, bao giờ anh về anh sẽ lạy phụ với em cho đủ một trăm lạy.

- Tại vì anh còn đang bị tù đày cho nên em tăng số lạy lên rồi.

- Trời đất, bộ em tăng lên hai trăm lạy hả.

- Ơ, đâu đuợc. Cúng vái là lẻ mới linh, nên em tăng lên ba trăm lạy cầu xin cho anh đuợc sớm ra tù.

Tôi dí tay lên mũi Là…

- Em… thiệt tình… em tôi.

- Anh,

- Gì em?

- Chừng nào anh ra tù?

- Anh đâu biết, tù không kêu án nên không biết.

Là úp mặt vào ngực tôi, đưa mũi vào trong cổ tôi như muốn hút lấy hết mùi da thịt của tôi vào thân thể nàng, một cách biểu lộ sự thương yêu quen thuộc của Là khi gần bên tôi. Có nhiều lúc nhớ tới Là làm tôi nhớ chết đi được.

- Em ngửi mùi khét nắng của anh hả.

- Em nhớ mùi thơm da thịt của anh, nhớ từng hơi thở của anh. 

Khi chúng tôi bịn rịn chia tay nhau. Có giọt nuớc long lanh trong vành trăng khuyết. Bao giờ anh đuợc trả tự do? Bao giờ mình mới đuợc ở gần bên nhau hở anh? Tại sao sự việc lại xảy ra nhu thế này hở anh?!!

Tôi thẩn thờ đi vào trong trại sau khi đợi Là khuất dạng. 

Tại sao?!! Em ơi, đã có lần anh đứng giữa trời mà hét lên thật to... “Tại Sao?”!!!

Rừng cây nào, ngọn đồi nào hai ta đi bên nhau trao cho nhau những nụ hôn và những lời tình tự. Rừng nào đánh nhau sinh tử với giặc. Rừng nào vọng tiếng hét vang trời... “Biệt Động Quân, Sát!!!” Rừng nào thấm đầy máu địch quân. Rừng ở nơi nào nhìn bạn bè ngã xuống. Rừng nào ta đã đầu hàng giao thân cho giặc. Rồi mai đây rừng nào sẽ chôn thân xác ta!

………

Ngày tôi đuợc thả, vể đến nhà thì trời tối rồi, mọi nhà đều đa lên đèn. Ba tôi đang nằm trên giuờng, reo lên mừng rỡ khi nhìn thấy tôi. Với thân thể gầy yếu, ba tôi như ngọn đèn đang yếu sắp tắt chợt bừng sáng. Ba tôi bị bệnh tê liệt nằm một chỗ mà tôi nào hay biết. Bao giờ Phụng Là cũng nói Ba già yếu nên không đi thăm tôi đuợc. Một lát nữa chú Tư sẽ đến. Ông sẽ ngủ tại đây, ngày nào cũng vậy. Trưa hôm sau, Là đến sẽ đến như thường lệ.

  - Là không còn ở chổ cũ nữa. Chú Tư nói, Cậu đợi sáng mai, khoảng muời giờ hơn, thế nào cô Là cũng tới đây mà. Ngày nào cũng vậy. Cậu thật là có phuớc có đuợc cô Là.

Chú Tư nói đúng. Tôi thật là nguời có phuớc. Còn em Là thật vô phuớc gặp phải tôi một kẻ sinh bất phùng thời. Tôi không lo đuợc gì cho Là hết...

Sáng sớm, tôi đang trông đợi Là thì chú Há tình cờ đến thăm ba tôi. Bất ngờ gặp lại, chú ấy vui mừng nói chuyện quyên thuyên. Chú kể … Là đã năn nỉ với Má của Là để đuợc đi chuyến sau cùng với gia đinh chú thím.

- Là làm kế hoãn binh để đợi cậu về đó. Vả lại, nó đi rồi ai lo cho ông già của cậu đây?

 *** Phụng Là…

Sàigòn Hoa Lệ! “Hoa” hồi truớc đã huởng rồi! Saigon sau ngày bị dổi tên, đang bị huởng cái “Lệ“! Lệ của nguời yêu chờ đợi nguởi yêu. Lệ của nguời vợ mong chờ chồng. Lệ của cha mẹ chờ con. Họ chờ đợi những nguời tù vốn là thân nhân của mình. Lệ đã rơi nhiều, nhưng lòng nguời không rơi như những giọt lệ, vì lòng nguời không hề thay đổi.

Ngày anh được thả về, tôi mừng vô hạn như mùa xuân đang đậu trên thềm.

Anh về. Truớc sân nhà có hoa mới nở. Áo trên tôi có nắng vàng rơi.

Anh về. Hàng cây ánh lên màu lá biếc. Tóc tôi bay theo gió lả lơi.

Thân thể anh giờ tiều tụy lắm rồi nhưng tôi vẫn yêu anh. Yêu anh như ngày nào anh là Trung Úy. Tôi vẫn gọi anh là Trung Úy. Có lần anh cuời buồn chua chát nói “anh lên Đại Úy rồi mà…"

- Em biết… nhưng em thích gọi là Trung Úy.

- Ừ, anh ghiền nghe tiếng gọi đó của em rồi.

Lúc này, anh của tôi đang bị quản chế của địa phương, có cái thằng cha Công an ở ngang nhà cũ lom lom chõ mắt vào nhà anh. Ở phuờng khóm này thì bắt đi lao động chỗ này, mai bắt xách cuốc xuổng đi lao động chỗ kia.

Hổi truớc, có lần đuợc tiễn anh truớc khi đi ra mặt trận, với tâm trạng lo âu mà hãnh diện, tôi chỉ biết cầu xin cho anh đuợc bình an. Bây giờ, mỗi lần nhìn thấy anh đi lao động, tôi mang tâm trạng lo buồn và bực tức cái bọn xâm chiếm. Tôi chỉ biết rủa thầm một lũ ác ôn. Sao không chết tiệt hết đi cho rồi?

Anh buồn. Anh không nói. Tôi buồn. Tôi cũng không nói, vì nói ra chỉ làm đau lòng thêm cho hai kẻ đang thương yêu nhau, đang lo lắng cho cuộc đời của nhau. Nhưng nhìn vào mắt anh, tôi biết, tôi đọc có nổi buồn sâu thẳm đang ẩn náu trong anh. Nổi buổn của nguời trai hùng khi xưa, mà uớc mơ không thành đạt, đang nằm ẩn sâu trong trái tim anh, nay vì vận nuớc đổi thay mà phải chịu nhục nhã, bị hành hạ, cho kiếp nguời bị bại trận.

Nhiều lúc tôi nhìn thấy anh ngồi một mình trong đêm, nghiền ngẫm cho thân phận mình, cho thân phận của chiến hữu, bạn bè: kẻ sống còn ở trong tù, nguời chết xác không đuợc chôn, nhiều đồng đội đã ra đi vĩnh viễn. Tôi lấy hồn tôi để hiểu lòng anh. Lòng tôi đau buồn se thắt, đoạn truờng, giống như nổi buồn của anh, đã trở thành dấu nhớ. Nổi buồn này không có gì bủ đắp nổi. Nổi buồn này sẽ không bao giở bị thời gian phủ lấp.

Ở đây, bọn chúng đang giết chết dần cuộc đời anh, cuả một người thua trận, ngay chính trên quê hương của mình.

Ở một nơi nào đó… trên trái đất này sẽ có một xã hội không đào thải anh! Niềm tin đã làm điểm tựa cho mỗi đêm anh có một giấc mơ đẹp khác nhau. Niềm tin đó làm cho anh có thêm sức mạnh, có thêm ý chí kiên trì chịu nhẫn nhục của một đọan đời.

Tôi đã yêu anh với mối tình thứ nhất. Anh là Trung Úy.

Khi anh trở về, anh thành một nguời khác. Tôi yêu anh với mối tình thứ nhì. Anh vẫn là Trung Úy của tôi. Bởi vì tôi biết giá trị của anh.

Anh vẫn là Trung Úy của Phụng Là.

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so33/trunguycuaphungla.htm

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung Úy cuả Phụng Là

Không gì buồn và cảm thấy chán đời cho bằng lúc nằm trong Quân Y Viện khi chung quanh mình toàn thương bệnh binh. Nơi đây không nghe tiếng cười, chỉ nghe có tiếng rên đau

Tealan Minh Tuyết


Chân dung tác giả

- Châu Tuyết là bút hiệu đầu tiên khi còn ở ghế nhà trường, thường bị ngạo là Châu Chấu.Tác giả, 2011
- Vượt biên vào Mỹ cuối tháng 9 năm 79 định cư tai Kansas.
- Thích viết về Tuổi Trẻ, Quê Hương, Tình Yêu. Thường dùng các bút hiệu như Minh Tuyết, Như Tuyết.

- Cuối năm 2003 hãng cho về Florida.
- Sau đó viết cho Đa Hiệu và BĐQ, với bút hiệu Tealan. Chỉ viềt khi có cảm hứng
- Quan niệm người đàn ông với bộ Quân Phục bao giờ cũng đẹp hơn Dân Phục. Nếu mặc Quân Phục mà nhìn không đẹp nghĩa là với bộ Dân Phục càng xấu hơn. Do đó, đến nay vẫn thích lính mặc đồ bông.
- Thích làm biếng và có tính lãng mạn.
- Có kỷ niệm đẹp thời tuổi trẻ với người Tràng An có giọng nói Hà Nội.

*** Kỷ Tương...

Không gì buồn và cảm thấy chán đời cho bằng lúc nằm trong Quân Y Viện khi chung quanh mình toàn thương bệnh binh. Nơi đây không nghe tiếng cười, chỉ nghe có tiếng rên đau, chỉ thấy ánh mắt buồn lo từ những thân nhân vào thăm viếng. Nhờ chân không bị thương nên tôi chọn cho mình cái thú đi tới lui nhìn ngắm người khác, để thỏa mãn tính tò mò của mình. Tôi thích đưa mắt nhìn những người khách từ lúc mới bước vào phòng. Anh thương binh nào có người đến thăm viếng là tôi đều biết. 

Ở trong phòng không thương bệnh binh nào có được nhiều người đến thăm như anh Hạ Sĩ Há. Ngày nào cũng vậy, có vài ba người thân nhân hay lối xóm của anh mang quà bánh đến thăm anh, thường là những người Hoa. Nghĩ cũng lạ, người gốc Hoa như anh Há mà không chạy lo lót để khỏi đi lính đánh giặc là một người rất hiếm thấy. Cùng bị thương một lượt với tôi, nhưng vết thương của anh nhẹ hơn cho nên anh Há sắp đến ngày xuất viện. Không biết sau lần bị thương này anh ta có còn muốn trở lại chiến trường nữa không? Tôi phải ở lại trong bệnh viện này thêm thời gian nữa vì vết thương trên cánh tay trái của tôi phải điều trị lâu hơn anh. Bác sĩ nói tôi may mắn, không bao lâu nữa tôi sẽ được xuất viện.

Chiều nay, giường anh Há lại có thêm hai người khách đến thăm. Ngoài người vợ của anh ngày nào cũng vào, còn có một bà búi tóc kiểu người Việt, còn người kia là một cô gái. Thích ngắm nhìn con gái đẹp là một lẽ thường ở bất cứ người đàn ông nào. Tôi không ra khỏi ngoại lệ đó. Hôm nay, tôi cảm thấy nhịp tim mình đập mạnh hơn khi nhìn thấy ở đây, duyên hay sao mà lần đầu tiên có một cô gái hạp nhãn với tôi. Cô có mái tóc ngang vai, có làn da trắng mũi cao, có đôi mắt như vành trăng khuyết nhìn vào trông có vẻ hay lạ. 

- Chà, con gái nhà ai mà trông dễ thương hết biết. Tiếng một anh đang nằm ngang giường tôi nói vọng qua.

Thật vậy, cô gái nhà ai mà vừa đẹp vừa dễ thương quá đi thôi. Mà không biết có thương dễ không! Ước gì mình được quen cô ta nhỉ. Tôi tự cười thầm với ao ước đó. Cô ta đứng yên lặng, không chăm chú nghe chuyện, thỉnh thoảng đưa đôi mắt có hàng lông mi dài nhìn quanh căn phòng, ra ngoài cửa sổ. Có lúc khách của anh Há, và cô gái ấy cùng một lượt nhìn sang giường tôi. Có lẽ anh Hạ Sĩ Há đang kể gì về tôi cho mấy người kia nghe. Rằng tôi không có ai thăm viếng kể từ ngày vào bệnh viện này. Rằng tôi không cho ba tôi biết, vì tin tôi bị thương chỉ làm người lo lắng thêm. Ba tôi ở chỉ có một mình, cô quạnh từ ngày mẹ tôi mất đi cách nay gần hai năm. Đứa em gái tôi có chồng lính, đi theo chồng ở mãi tận Nha Trang. Em gái tôi chắc bận rộn với hai đứa con nhỏ, và có lẽ không khá giả gì lắm vì ít nghe nói nó về thăm nhà.

Tôi nhớ ba tôi. Nghe ba tôi hay nói như lời than thở, “Ba có hai đứa con mà không đứa nào ở gần bên ba hết”. Bao giờ xuất viện, tôi sẽ về ở nhà với ba tôi một thời gian ngắn dưỡng thương trước khi trở lại hậu cứ. Rồi lại nghĩ tới các bạn đồng đội của tôi. Lúc này giặc đánh phá nhiều nơi, chiến trường đang cần lính mà tôi thì nằm bó gối ở đây. Nhớ bạn bè, nhớ các thuộc cấp của tôi. Không biết lúc này... Tôi không bỏ họ được. Tôi thầm mong được sớm trở lại đơn vị.

Hình như cô gái đang bước hướng về phía tôi. Chợt một phát đau nhói từ cơ vết thương ở cánh tay, chỉ vài giây thôi nhưng cũng đủ làm cho tôi phải nhắm mắt lại, chịu đựng! 

- Chú Trung-Úy..., chú Trung-Úy...

Cơn đau vừa lắng xuống. Một giọng nói thật là dễ thương (lại dễ thương nữa). Duyên hay sao, mới nghe lần đầu âm thanh của em mà tôi nghe như luyến nhớ nó từ lâu lắm rồi. Nhưng tôi phải mở mắt ra, chớ nhắm mắt hoài cô nàng bỏ đi là tôi hụt.

- Chú Trung Úy, chú Há biểu em mang mấy miếng bánh bông lan này qua biếu chú. 

- Cám ơn cô, bánh bông lan cô làm đó hả?

- Dạ không, má của em làm bánh. Em chỉ có lo học thôi, em không biết làm.

- Tên tôi Tương, còn cô là...?

- Em tên Là.

- Sao Là gọi tôi bằng Chú Trung-Úy. Bộ tôi già lắm hả. 

- Chú Há gọi chú bằng Ông Trung-Úy. 

- Vậy Là sẽ phải gọi tôi là “ông chú” 

- Em thấy chú còn trẻ nên em kêu bằng chú. 

- Vậy là tôi còn may mắn được bỏ tiếng ông.

  - Dạ. À, tuần sau chú Há rời bệnh viện, Trung úy không còn ai quen ở đây chắc là Trung Úy sẽ buồn lắm. Nghe chú Há nói, không có ai đến thăm Trung Úy hết. 

- Ờ, tôi... chắc là tôi sẽ buồn lắm vì không thấy Là đến đây nữa. 

- Nếu Trung-úy thích ăn bánh bông lan thì em sẽ học cách làm, rồi em mang vào cho Trung-Úy nghen. 

Rồi sau đó, một tuần hai lần Là đến thăm tôi. Mỗi lần đến thăm, nàng đều mang một chút món canh, một chút món mặn, và dĩ nhiên lần nào cũng có bánh bông lan. 

- Hồi trước khi chưa gặp Trung Úy em đâu có biết nấu nướng gì. Bây giờ em đòi Má của em dạy để chính tay em nấu cho Trung Úy. Má em nói rằng, em là con gái, làm như vậy con trai cười cho.

- Nợ bánh bông lan là quá đủ. Được Là đến thăm anh là quý lắm rồi. Anh không mong gì hơn.

Lúc sau này Là không còn gọi là “chú” nữa, chỉ còn gọi tôi là Trung Úy. Tôi có hỏi sao Là hay gọi tôi là Trung Úy, đó là chỉ là một cấp bực trong quân đội thôi. Là nói, “Em cũng không biết tại sao em thích gọi anh là Trung úy”. Tôi nghe riết rồi quen. Ghiền. Vắng. Nhớ. 

Tôi biết tôi yêu Là. Có lẽ Là cũng yêu tôi. Có lẽ cả hai đứa tôi đều biết tình cảm của mình đối với nhau. Nhưng không ai nói ra. Có lẽ cả hai chúng tôi đều thích để như vậy. Làm như nếu tiến xa hơn nữa thì tình yêu càng mỏng manh như thủy tinh dễ vỡ. Là, một cô gái giàu nghị lực, nhưng rất đa cảm và thật thà. Tôi yêu luôn những cá tính của Là. Tôi yêu những buổi chiều hai đứa im lặng đi bách bộ bên nhau trong khu bệnh viện, chỉ nghe tiếng chân nhau dẫm lên những chiếc lá khô. Tôi chợt nghĩ tới một ngày gần đây hai đứa sẽ xa nhau. 

- Anh muốn còn bệnh hoài để được gần em.

- Bộ anh nhõng nhẻo hả?

- Ủa, em cũng biết dùng tiếng này.

- Sao hổng biết. Em là người Việt mà.

Tôi nói cho Là biết bác sĩ cho tin tuần sau tôi sẽ xuất viện. Vết thương ở tay chưa lành hẳn, sau khi trở về đơn vị tôi vẫn còn phải đi tái khám. Tay tôi còn yếu, phải mất một thời gian khá lâu mới mạnh lại như cũ. Không sao. Vẫn còn đánh giặc được. Ra chiến trường. Biệt Động Quân, Sát! Mau hết là cái chắc. 

- Anh kể nghe dữ quá. 

- Với giặc là phải như vậy mới thắng được nó, chớ mình hiền quá nó “phơ” mình.  

Mặt trận càng ngày càng có những trận đánh lớn, thương binh chuyển về đây mỗi ngày một nhiều thêm. Bệnh viện rất cần giường cho các thương binh khác.  Tôi có giấy xuất viện vào đầu tuần sau đó. Tôi phải rời bệnh viện lúc xế trưa này. Trả giường. Rời phòng. Chiều nay Là sẽ vào thăm tôi như thường lệ. Đi loanh quanh trong bệnh viện đợi Là đến rồi chúng tôi sẽ cùng rời khỏi nơi đây.  

Trên đường trở lại dãy phòng, dáng ai ngồi trên băng đá ở đưới tàng cây, ai giống như Là đang ngồi quay lưng lại. Hình như Là đang khóc. Bước đến gần nàng, tôi nhẹ gọi.

- Phụng Là, anh đây.

Là mừng rở quay mặt lại, hình như có ánh long lanh trong vành trăng khuyết.

- Trung Úy, em tưởng anh bỏ em đi rồi. 

- Là khờ khạo quá. Anh đợi em từ trưa tới giờ. Anh không để em lạc mất anh đâu. 

Tôi muốn nói thêm… “Anh sẽ không bao giờ bỏ em... trừ khi anh chết.” Nghỉ sao, tôi không nói với Là như thế vì thấy giống như một lời hứa hẹn chưa phải lúc.

 Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại đơn vị là tôi phải ra chiến trường. Đánh giặc liên miên, khi chỗ này, khi chỗ kia. Trong thư, Là muốn đi thăm tôi. Là lại thật thà viết... “Lần đầu tiên gặp Trung úy, em nghe chú Há nói... Trung Úy có nhiều đào đẹp lắm...”

Có lần tôi nói với Hạ Sĩ Há, “Tôi mà còn nghe “chú” nói với Là rằng tôi có nhiều đào nữa, tôi sẽ phạt “chú” đó nghen.”

Tôi và Là vẫn còn chưa ai nói lên tiếng yêu, nhưng tôi biết không ai ngăn được tình yêu của chúng tôi. Tôi có kể cho ba tôi nghe rằng tôi sẽ cưới Là làm vợ. Ba tôi đồng ý, “Bao giờ con muốn tiến tới ba sẳn sàng lo chuyện cưới vợ cho con.”  Tôi biết, ba tôi rất vui, muốn tôi có vợ và mong muốn tôi được ở gần Sàigòn. Khi có dịp ở gần bên nhau, tôi cố giữ mình tránh có những cử chỉ đụng chạm đến xác thịt với Là. Rất khó cho một người trai trẻ đang yêu và gần bên người yêu như tôi trong những lúc này. Tôi không biết đời lính của tôi sẽ ra sao. Sống và chết kề bên nhau trong tích tắc. Là ngây thơ trong trắng quá. Tôi không muốn mình là người gây khổ cho Là. Nhưng, tôi thèm có Là, thèm có một người vợ. Tôi muốn có vợ. Chắc lần về phép tới này, thế nào tôi cũng xin với ba tôi đến với gia đình Là.  

x x x

*** Phụng Là...

Từ hồi chú Há bị thương tới giờ, Má tôi đã đi theo thím Há vào thăm chú đã hai lần rồi, mà toàn là lúc tôi mắc bận đi học. Khi về, tôi chỉ nghe má tôi kể lại tình trạng bệnh của chú mà thôi. Sau khi ba tôi mất cách đây sáu năm, bà con phía bên nội gần nhất của tôi chỉ còn có gia đình chú thím Há. Vậy chớ tôi ít có khi gặp được chú lắm vì chú đi lính gì đó ở đâu xa, chớ chú đâu có ở SàiGòn. Khi tôi được đi thăm chú thì nghe nói chú Há sắp xuất viện rồi. Má tôi nói, hôm nay nhìn chú Há khá hơn trước nhiều lắm. Hôm đầu tiên mọi người nhìn thấy da mặt chú xanh như tàu lá vì bị mất máu, làm ai cũng lo cho chú. 

Lần đầu vào trong quân y viện, tôi thật là ngỡ ngàng khi chính mắt mình nhìn thấy có quá nhiều thương binh. Tôi tránh không dám nhìn vào vết thương của ai hết vì tôi rất dễ xúc động. Thấy người ta đau là tôi đau. Với lại, hình như mấy ông lính này người nào cũng có ánh nhìn lạnh lùng, khó tính. Tôi nhớ có một bài hát có câu... “bên người yêu tật nguyền chai đá...” Chắc ý họ nói mấy ông này đây.

  Hồi nãy, lúc mới bước vào phòng, đôi mắt tôi chạm phải cái nhìn của một thương binh, có vết thương đang băng ở cánh tay trái, đang ngồi trên giường cuối phòng. Tránh ánh nhìn của người ta nhưng đợi có dịp người ta quay đi chổ khác là tôi len lén nhìn lại đằng đó. Chợt chú Há nói với mẹ tôi,

- Để em chia bớt bánh bông lan cho ông Trung Úy đang nằm ở đàng kia. Ổng bị thương cùng một lượt với em mà ổng không cho ba ổng hay. Ổng có mấy cô đào đẹp lắm mà họ không ở gần đây nên không thấy ai thăm ổng hết. Em mến ổng lắm, đánh giặc cũng dữ mà cũng chịu chơi hết mình với anh em nên ai cũng mến ổng. Là, đem bánh bông lan này qua cho ông Trung Úy đó. Nói của chú Há mời.

Rồi kể từ buổi chiều ngày đó, tôi có dịp quen với một người con trai, một người lính. Từ trước tới giờ tôi chưa từng nghĩ tới rằng tôi sẽ quen lính, mà lính mặc đồ bông nữa chớ. Tôi nghe nói mấy ông lính mặc đồ bông dữ lắm. Chắc tại có đeo hình con cọp nhăn răng nên người ta nói dữ, chớ tôi thấy anh lính trung úy tôi quen có dữ đâu. Rồi những ngày kế tiếp, tôi nhận thấy tôi không còn là một đứa con gái vô tư bé bỏng như trước kia. Tôi biết để ý chăm sóc bề ngoài hơn và biết... làm bánh bông lan nữa, vì Trung Úy thích ăn bánh bông lan mà. 

Má tôi hay nhắc nhở, “Mình là con gái phải giữ thể. Đừng làm quá đàn ông, con trai họ coi thường mình nghe con. Lính tráng rày đây mai đó. Má nghe chú Há nói, ông trung úy đó quen nhiều cô đẹp lắm đó, con cẩn thận, con chưa biết gì về ông ta.” Tôi nghe má tôi nhắc lại câu đó mà lòng tôi cảm thấy buồn buồn. Không đi thăm Trung Úy thì tôi nhớ, mà đi gặp hoài thì sợ Trung Úy cười chê. Có lần tôi nói với Trung Úy... “Anh có cười chê em không, khi mà con gái cứ đi thăm con trai hoài?” Anh chỉ cười nhẹ, rồi vuốt tóc tôi. Mà hình như anh cũng nhớ tôi thì phải. Có lần tôi đợi nướng bánh nên đến trễ, anh ấy nói, “Nãy giờ anh cứ mong em, không biết hôm nay em có tới không?”

Lúc này tôi hay tìm mua báo đọc, thấy tin Việt Cộng xâm nhập vào miền Nam của mình càng ngày càng nhiều thêm. Từ khi quen anh, tôi quan tâm đến tình hình chiến sự, khác với lúc trước tôi chỉ toàn nghe người ta nói chuyện buôn bán, làm áp phe. Tôi như lạc lõng trong thế giới không thích hợp này. Má tôi hay nói, ”Ráng lo học cho có cái nghề, chớ còn mua bán, cái ngành thương mãi này không thích hợp với con của má.”

Ngoài việc trông đợi thư anh, tôi phải cố gắng lắm mới dồn tâm trí vào việc học cho xong năm cuối ngành Sư Phạm. Tôi có khoe với anh, “Em làm cô giáo chớ bộ.” Anh cười nói, “Làm cô giáo với anh thì có.” Tôi nghe anh nói làm tôi cũng lo, anh sợ làm cô giáo tụi học sinh chúng nó sẽ ăn hiếp tôi. Anh biết tôi trông đợi thư anh, nên mặc dù bận hành quân liên miên thỉnh thoảng anh cũng gởi về tôi vài chữ cho tôi yên lòng. Nhìn thấy người lính nào với màu mũ nâu là tôi nghỉ tới anh... tôi muốn viết, ”Phải chi có anh đang ở gần bên, em không bận tâm suy nghĩ, dồn hết tâm trí vào việc học để khi ra trường may ra em được dạy ở gần Sàigòn đúng như Má của em muốn. Nghĩ và nhớ tới anh nhiều.” Nhưng tôi chỉ viết cho anh vài chữ thôi, vì tôi ngại ngần trải lòng tôi ra trên trang giấy. Tôi có làm thơ nữa mà mắc cỡ nên không dám gởi cho anh...

Ngày ấy, tim tôi đập rộn ràng. 
Ngoài sân nắng trải, gió lùa sang.
Hình như chim én vu vơ hát. 
Mừng chúc trao nhau nụ hôn đầu.

Ở trong xóm Tàu, lâu lâu có đám tang của người già, người bệnh. Họ khóc la, đánh trống, gỏ xẻng um sùm. Còn ở bên xóm Việt, gần đây hình như ngày nào cũng có đám tang của những người lính trẻ tử trận. Tôi thấy trên quan tài nào cũng có phủ lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đám tang bên xóm Việt mình sao mà lặng lẽ quá, không ồn ào như ở bển.

Ở gần nhà tôi, có mấy người lính cũng vừa mới tử trận. Tôi còn nhớ một anh, hồi nhỏ, ảnh cũng hay ngạo tôi là Xẩm lai... Mấy tháng trước có lần đi về phép, anh có qua nhà thăm má tôi rồi bắt chuyện với tôi. Tôi thấy ảnh đàng hoàng nghiêm chỉnh hơn hồi nhỏ nhiều. Ảnh không còn gọi tôi là Xẩm nữa. Hôm đám tang của ảnh có một chị chạy tới khóc. Tôi thấy trên tay chị có đứa con còn nhỏ xíu.

Sau khi Hiệp Định Paris, tin tức cho biết Cộng sản miền Bắc đưa quân ào ạt vào để xâm lăng miền Nam. Vì thế mặt trận càng ngày càng khốc liệt. Tôi lo cho anh mà không biết phải làm sao cho nên tôi bắt đầu tin vào thần thánh. Mặc dù tôi đang học để thi năm cuối, bận lắm vậy mà cũng ráng đi đến chùa cầu khẩn cho anh hoài. Anh ơi! Em có nghe người Hoa ở đây họ đồn rằng... Tả Quân Lê Văn Duyệt linh lắm. Anh biết không, em lo sợ cho anh, em có lên chùa cầu khẩn xin với Tả Quân Quan Lớn... “Ông cũng là Quan, xin Ông giúp cho anh Trung Úy của con! Con muôn vàn đội ơn Ông! Bao giờ hết chiến tranh, Trung-úy của con được trở về bình an con hứa con sẽ lạy Quan Tả Quân một trăm lạy. “

Rồi anh thư lại ởm ờ. “Quan lớn Tả Quân làm sao biết hết mấy ông quan nhỏ của ổng. Em phải cho Quan Tả Quân biết trung úy đó là gì của em thì Tả Quân mới biết chớ, còn trung úy thì nhiều lắm ổng đâu có biết là ai đâu, là gì của em mà phù hộ. À, mà sao em hứa với Quan Tả Quân... nhiều quá vậy, chắc anh sẽ lạy phụ với em cho đủ một trăm lạy...”

Ngày làm lễ ra trường, anh không về dự được, chỉ có má tôi và thím Há đến dự. Theo lời của thím Há, thím đang đòi chú Há để thím chạy lo cho chú về ở Sàigòn, “Người Hoa mình đi lính đâu có thấy ai đi trận như chú.”

Ở Sàigòn, em ruột của thím làm lính thợ mộc chỉ đóng bàn trang điểm cho mấy bà lớn để dùng hoặc tặng cho bạn bè của mấy bả, hoặc làm lính gì mà chỉ lo nấu ăn thôi, còn làm lính tài xế thì chỉ lái xe jeep thôi, đưa ruớc vợ con của mấy ông quan lớn đi chợ, đi học, thấy thiếu gì. Mà coi bộ lúc này chú Há hơi xiêu lòng rồi đó, “cứ đi trận hoài”. Thím nghe chú than nhu vậy, mà thím chưa biết chú có quyết định ra sao.  Nghe thím Há nói mà tôi nghĩ tới anh, phải chi tôi cũng lo được cho anh chạy về ở Sàigòn làm như mấy lính trên. Anh không biết làm thợ mộc, thì anh làm lính tài xế. Ừ, mà không được đâu. Tôi nhớ lại rồi. Nhớ lại lần tôi nói chuyện với chú Há sau khi chú vừa mới ra viện, mà tôi mắc cười. Tôi có hỏi chú Há rằng chú và ông trung úy đó ai làm lớn hơn ai? Chú trợn mắt nói, ông ta là trung úy mà. Người ta gọi là sĩ quan đó. Nhưng khi nhớ lại tôi có đi lính đâu mà tôi biết, hơn nữa đây là lần đầu tiên tôi mới tìm hiểu tới lính, chú Há mới giải thích cho tôi biết sơ qua về cấp bực. 

- Gì mà nhiều quá, nhưng con chỉ thích trung úy thôi hà. 

- Bộ mày thích ổng hả. 

- Con đâu biết?

- Ổng có nói gì với mày chưa?

- Con đâu biết?

- Ừ, con đâu biết. Mà chú biết rồi. Chú biết con thích ông trung úy đó rồi. Người ta quen nhiều cô lắm đó nghen con.

Có lẽ vì nhớ anh hoài nên điểm đậu của tôi ở tuốt dưới chót cho nên khi ra trường tôi không được dạy ở Sàigòn. Má tôi nói người ta có quen lớn còn tôi thì phải về những nơi khỉ ho cò gáy. 

Có được mảnh bằng Sư Phạm cùng với niềm tự tin, tôi đến mấy trường học của người Hoa đề nghị họ mở vài giờ học có chương trình Việt Ngữ trong một tuần. Họ nói, phụ huynh của học sinh không ai có ý nghĩ đó. V ì chỉ giao tiếp, buôn bán cùng người Hoa với nhau thôi, nên họ đâu cần con họ học chương trình Việt. Để làm gì? Không ai học đâu. 

Nhiều khi tôi tự hỏi về gốc gác của mình, là người Hoa hay người Việt. Đối với người Hoa, tôi không hẳn là người Hoa. Với người Việt, tôi không hằn là người Việt. 

Hồi nhỏ, khi về bên ngọai, mấy đứa con nít Việt, cùng trang lứa, ngạo tôi, “Cái gì mà... xẩm lai đái gốc xài phạt đồng hai. Cái gì mà... ngộ ái nị, nị đừng có ái ngại. Nị ái ngại, ngộ ái đại.” Tức quá tôi không biết nói sao, chi biết phùng mang trợn mắt với tụi nó. Có lần tôi rượt cả đám tụi nó chạy tán loạn, chớ biết nói gì, làm gì tụi con nít Việt... kỳ cục này. Tôi về nhà khóc với má tôi.

  - Má sanh con ra là xẩm làm chi để tụi nó ghẹo con của má hoài. Còn ở xóm Tàu này con lại không thích làm bạn với mây đứa Ba Tàu ở đây đâu... Nó biết con không nói tiếng Tàu, thấy con đi học trường Việt, ngay cả bà con với nhau mà tụi nó có vẻ xa lạ với con, tụi nó cứ khinh khỉnh, coi thường con. Con thích ở với xóm người Việt mình hơn. Thôi, mình dọn về ở với xóm người Việt của mình đi, má.

Rồi sau khi ba tôi mất, má tôi dọn về ở bên xóm Việt ở trong Cư Xá Lữ Gia, tụi con nít ở xóm Việt bây giờ đã thành thanh niên, thiếu nữ cả rồi. Cũng như tụi nó, tôi bây giờ là một cô gái, tụi nó không còn chọc ghẹo tôi nữa. 

Má tôi nói, “Con là người Việt, con có nghe người ta nói rằng: khi mình sanh ra và lớn lên ở đâu, chổ chôn nhau cắt rún của mình ở nơi nào thì đó là quê hương của mình.” Rồi má tôi lại nói, “Đàn ông Việt phần đông họ vào lính hết, sống nay chết mai, con gái của má lãng mạn quá sẽ khổ cuộc đời. “

Tôi chỉ có hai nơi được chọn lựa sau khi ra trường, về miền Tây, về với vùng sình lầy nước đọng, hay ra miền Trung với nắng cháy da người. Mà hai nơi được chọn đó chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ thôi. Tôi sẽ chọn miền Trung để được ở gần với anh hơn. “Con quen với sông nước miền Tây rồi sao con không chọn về đó”, má tôi nói như vậy.

Tôi không có đủ thời giờ để thư đi, thư lại báo cho anh biết tôi sẽ đi thăm anh. Mà nếu anh biết chắc gì anh bằng lòng cho tôi đi . Anh nói, “Đi đường nguy hiểm, tụi nó giựt mìn xe đò hoài, anh không an tâm. Em đừng đi, để anh xem có dịp xin phép được, sẽ về thăm em.”

Tôi cũng muốn có thím Há luôn tiện đi thăm chú, nhưng thím nói... “Thôi, thím không đi thăm chú nữa đâu. Cái gì mà mỗi lần đi thăm chú về là thím mang bầu. Sau mỗi lần thăm là một đứa con ra đời mà chỉ một tay thím lo nuôi con. Tiền lương của chú chỉ đủ cho chú xài, may mà gặp thím biết mua bán làm ăn chớ không thì làm sao mà nuôi nổi.” Má tôi nghe nghe thím Há nói vậy nên hoảng hồn. 

- Đó, con thấy chưa. Trai gái gần nhau làm sau tránh được chuyện đó. 

- Con có gần bên ảnh rồi mà có chuyện đó gì đâu. Người ta đứng đắn, với lại con lớn rồi chớ bộ còn nhỏ nhít gì đâu mà không biết giữ thân. 

- Hồi đó khác, lúc đó cậu ấy đang chữa trị vết thương. Còn bây giờ khác. Thôi con đừng đi nghen con. Con gái đi như vậy không nên, tiếng đồn gần xa, rồi bị chết duyên chẳng ai thèm lấy. 

Nghe tôi năn nỉ xin hoài, má tôi cũng xiêu lòng, vã lại có chú Há của tôi ở trên đó nên má cũng an tâm. Dù sao chú Há cũng phải để ý lo cho đứa cháu ruột của mình chớ. 

Lần đầu tiên tôi đặt chân đến miền đất cao nguyên. Thành phố đầy nét lãng mạng với những rừng thông theo triền thung lũng, những con đuờng dốc thênh thang vắng bóng người. Nắng đầu hạ trải trên vùng cao nguyên một màu hoàng thổ. Cảm xúc truớc vẻ đẹp thiên nhiên, tức cảnh sinh tình tôi muốn tìm một vần thơ ví như mình đang đi duới phố vàng mơ…

Ngoài cổng tiếp tân, anh lính bảo tôi vào trong phòng đợi. Rời Saigon từ năm giờ sáng, trên đường đi tôi cứ hoang mang không biết hai người này có ai ở trại. Nếu họ bận đi hành quân thì tôi sẽ trở lại thị xã tìm phòng ngủ trọ qua đêm. 

Ờ, mà hồi nãy, tôi chỉ nói tên của chú Há là người tôi muốn gặp. Tự dưng tôi cảm thấy mắc cỡ không dám nói tên của Trung Úy. Đây là lần đẩu tiên tôi đi xa nhà có một mình, mà lại đi gặp con trai nữa, lâu lâu tự cảm thấy sao mà... kỳ quá. Tim tôi, sao tự nhiên đập nhanh, như có điều gì làm tôi hồi hộp. Chắc là lòng tôi vừa thấy vui vui, vừa lo sợ Trung Úy cười tôi. Con gái mà đi tìm con trai. Hồi trước, tôi đi thăm Trung úy ở Quân Y Viện hoài là vì Trung úy bị thương không có ai thăm hết. Tôi chỉ thăm có một giờ đồng hồ sau là tôi đi về nhà, chớ đâu phải như bây giờ. Lát nữa đây tôi sẽ nói với người ta rằng...”Em đi thăm chú Há chớ bộ.” 

- Chúc mừng Đại Úy, nghe tin Đại Úy được thăng cấp mà hôm nay mới gặp Đại Úy. Chúc mừng, chúc mừng. 

- Cám ơn anh.

Từ chỗ tôi đang ngồi trong phòng tiếp tân cách bàn làm việc nhận giấy tờ của khách ra vào trại không xa, tôi nghe tiếng người đàn ông nói đó đúng là tiếng của anh. Trung Úy, đúng là anh rồi. Tôi đứng lên. Trung Úy. Nhưng không. Tôi không gọi anh. Mà trái lại tôi sợ anh nhìn thấy tôi. Một người con gái đang đứng với anh, nàng ta đang cúi xuống ký tên nhận lại giấy tùy thân. Anh nói cười gì đó với người ta, tai tôi bị ù, không nghe được. Và rồi anh với người ta cùng sánh bước ra ngoài cổng trại. Việc trước mắt xảy ra nhanh quá. Đau lòng quá. Tôi dấu mặt vào trong. Không, tôi không khóc đâu. 

- Là mới tới hả, không có thím đi cùng hả. Ủa, bộ mày khóc hả?

- Đâu có. Chú Há khỏe? Có mấy món quà của con mang lên cho chú và trung úy. Chú đưa lại dùm. Con muốn đi về bây giờ.

- Sao, cái gì vậy. Mới lên tới, có chuyện gì vậy? 

- Đâu có, tại đi đường xa nên con mệt.

- Gặp ổng chưa?

- Thôi, kỳ lắm. Con đổi ý rồi. Cứ coi như là con lên đây thăm chú thôi vậy. Bây giờ có chuyến xe trở về Sàigòn không chú.

- Chiều rồi, không có chuyến nào đâu. Để chú tìm chỗ cho con nghỉ qua đêm nay. Con muốn ở trong trại lính này hay ra ngoài xóm dân.

- Con muốn ra ngoài xóm dân ở đêm nay. Chú đừng nói cho Trung Úy biết có con lên đây nghen chú.

- Ừ. Vậy để chú đưa cháu ra ngoài nhà của hai vợ chồng người bạn thân, có đứa con gái mười một tuổi, cháu ngủ với nó. Sáng chú ra ngoài đấy sớm đưa cháu ra bến xe. Thôi, bây giờ sẳn ra ngoài đó hai chú cháu mình đi ăn cơm luôn một thể. Chiều rồi, chú còn phải trở lại trại trước khi đêm xuống.

- Hồi trưa, ở ngoài chợ con thấy xe bán bánh mì thịt ngon quá. Con nhớ tới Trung Úy thích ăn bánh mì thịt nên con có mua ba ổ cho luôn cả chú cháu mình ăn. Mà trời nóng nực như vầy, để tới giờ này chẳc hư hết rồi.

Chú Há đưa tôi đến nhà của bạn rồi chú quay trở về trại sau khi nói vài lời gởi gấm với chị chủ quán. Tôi thấy vài ba anh lính đang ngồi nhậu ở phía trước gian nhà dùng để buôn bán cơm và món nhậu cho lính. Còn ở phía trong làm nhà ở cho vợ chồng chị và đứa con gái. Chị nói, “Anh đi vắng hoài, chỉ có mình chị và cháu lo cái quán này. Mà nếu ảnh có ở nhà cũng ở trong trại thường hơn.“

Bé Nguyên chỉ tôi căn phòng nhỏ và xinh của bé, ở cửa sổ nhìn ra thấy núi đồi xanh xanh, hoa dã quỳ vàng với con đường đất đỏ.

Bổng nghe tiếng chú Há ở sau lưng hai đứa tôi. Chú mới vừa rời đây mà đã trở lại rồi và có vẻ như vội vã.

Chú dặn dò tôi... “Nè, Là. Đừng ra phía trước quán nghe. Ở trong này nghỉ ngơi và nói chuyện với bé Nguyên. Ở trước là quán ăn nhậu, con gái không nên ra ngoài đó. Nhớ nghen. 

- Dạ, một lát nữa nếu con đi lên đồi kia con sẽ dùng cửa phía bên hông nhà bếp này.

- Ừ, nhưng con cần nghỉ ngơi, để mai hãy đi.

- Chú quên là sáng sớm mai con rời nơi đây à. - Ừ, nhưng mà chiều rồi, sương xuống lạnh con không nên ra ngoài. Ở trong nhà nghỉ ngơi...

Sau khi dặn dò tôi, chú bước nhanh đi ra... hình như có tiếng người nói nghe quen quen...

Từ phía trong nhà sát bên cửa sổ tôi có thể nhìn ra phía ngòai trước của quán... ghé mắt nhìn ra ngoài phía bên trái... ”Trung Úy...Trung Úy...” nghe tiếng gọi thì thầm của tôi bé Nguyên đứng gần bên hỏi.

- Bộ cô biết chú Tương?

- À, cô có gặp rồi.

- Chú Tương mới vừa lên lon Đại Úy đó cô. Còn cái cô này thường đi thăm chú Tương hơn mấy cô kia.

- Chú ấy quen nhiều cô vậy sao? Tôi lẩm bẩm

- Dạ, tại vì chú còn độc thân mà cô. 

Bé Nguyên còn lải nhải bên tai nhưng tôi không còn nghe được thêm gì nữa hết. 

- Bé đi phụ với mẹ đi, để cô tự lo một mình được rồi. Nhảy diều hâu

Anh và cô ta mới vừa đến quán sau tôi vài phút nên trong lúc tôi ở nhà trong nên không thấy. Tôi đoán chú Há không muốn tôi ra phía trước để tránh gặp anh. Anh ngồi quay mặt ra phía ngoài. Nếu anh chỉ cần nhìn nghiêng qua bên phải cách vài bàn ở phía sau một chút là anh có thể nhìn thấy tôi. Nhưng không, tôi sẽ không để anh nhìn thấy tôi đâu. 

Bây giờ tôi có dịp lặng ngắm nhìn anh. Từ lâu rồi mình không gặp nhau hở anh. Giờ anh trông đen hơn trước. Màu mũ nâu, bộ đồ bông, ba bông mai đen trên cổ áo. Anh đẹp và uy nghi quá. Cái vẻ oai hùng của anh làm tôi cảm thấy làm sao tôi sánh được với anh. Tôi thấp kém và đơn độc quá. Quyền chọn lựa là quyền ở nơi anh chớ không phải ở tôi... Và còn người ta nữa... người ta... người con gái ở xứ cao nguyên... vì trời thấp, trời gần nên được trời ưu đãi cho má đỏ môi hồng... Thôi, mặc kệ người ta, tôi chỉ muốn nhìn anh... Nhìn thấy được anh là tôi cũng được mãn nguyện cho chuyến đi này rồi. Tôi nhớ anh. Nhớ anh nhiều lắm. 

Nhỏ Nguyên cùng với mẹ lo chạy tới chạy lui phục vụ ăn uống cho khách, rảnh tay lại đến ngồi gần tôi. Nó dễ thân thiện, chắc lâu rồi nhà bé mới có người khách đến ở, vui vẻ nói chuyện huyên thuyên. Nó cứ nói, “Cô ở lại đây vài ngày đi cô, cháu đang nghỉ hè, cháu sẽ dẫn cô đi vòng vòng xem phong cảnh ở đây.”

Mặt trời đang xuống dần ở thành phố của trời, của núi, thành phố của thơ và nhạc. Cảnh chiều tà ở đây sao đẹp, mà buồn quá. Một thành phố lần đầu tiên tôi đến, đã chào đón tôi một cách phũ phàng...

Chiều ở đây nắng đi vội vã, tôi muốn gởi tất cả nổi niềm đang che dấu của tôi với những gió, những mây, những sương, với hình thù kỳ ảo mang đến một nơi nào xa, xa lắm. Đồi, núi, trời,.. phố xá không xa nên phố tình thân... Phải chăng lời thơ trong bản nhạc chỉ dành cho những người ở đây? Còn tôi, tôi xa lạ và cô đơn quá... Một rừng cây xanh không xa dẫn đến một con đường đất đỏ ngoằn nghoèo. Tôi muốn một mình đi đến đó, muốn đi đến những thân cây kia giống như tôi lúc nào cũng như xa cách với mọi người. Tôi muốn hưởng cái thú đi một mình để mai này khi tôi rời đây, xem đồi núi nơi đây hay tình người ở đây có làm lòng tôi vương vấn?

Bé Nguyên đang ngủ say sưa. Mười một tuổi của bé là một ngày bận rộn giúp mẹ dọn hàng, đầu óc không vướng bận gì hết. Mười một tuổi của tôi lúc trước tôi đã biết cô đơn, đã biết buồn thân phận mình không phải là con trai nên nhà Nội không thương. Biết sợ bọn cùng trang lứa chọc ghẹo. Mai này khi trở lại Sàigòn tôi có kềm lòng được, không thốt lên lời với Má của tôi... “Má sanh con là Xẩm làm chi để cho con gái của má không được trai Việt thương yêu.” Không. Tôi sẽ không nói với má tôi như vậy nữa đâu. Lúc còn nhỏ tôi đã hỏi má tôi nhiều lần như vậy rồi. Bây giờ nghỉ lại thấy sao mình có lỗi quá. 

- Sao hơn hai giờ khuya rồi mà cô còn thức hả? Lạ nhà cô không ngủ được? Cô buồn chuyện gì vậy?

- Cô bị lạ nhà.  

- Cô khóc hả?

- Không phải đâu. Tôi dấu mặt vào trong.

Mai này trở về Sàigòn, tôi sẽ xin về miền Tây, nơi mà tôi sinh ra. Về lại với quê tôi, miền sông nước mênh mông cũng như lòng người bình dị và chân thật. Sẽ không thư cho anh nữa. Tôi sẽ tự động bước ra khỏi cuộc đời của anh. Những lần gặp gỡ, những lá thư với lời lẽ anh viết... nhớ em... sẽ không còn cảm xúc đối với tôi nữa. Tôi sẽ cố quên anh. Tôi sẽ chấm dứt sự quan hệ với anh. Dù tôi biết tôi chưa có đủ quên anh để trở thành người xa lạ. 

*** Kỷ Tương... 

... Là ơi, anh đang ngồi ở hậu cứ viết thư về cho em đây mà không biết lệnh hành quân sẽ đến bất cứ lúc nào. Anh cũng mới vừa đi tái khám lần cuối xong. Cánh tay của anh đã hết đau. Nó đã trở lại bình thường nhưng còn vết sẹo dài sẽ theo anh cho đến hết cuộc đời. 

Em có giấy bổ nhiệm đi dạy ở đâu chưa? Thư cho anh biết. À, anh dự định sẽ xin phép về Sàigòn, ít nhất là một tuần lễ, có một chuyện quan trọng. Bí mật, anh chưa nói trước được. 

Khi anh về, anh sẽ nói cho em biết. Đợi anh nghen Là!

Đang thư cho Là thì có người báo Mỹ Thúy đến thăm. Quen Thúy hơn hai năm nay rồi, người đẹp giống như cái tên. Trong những người con gái tôi quen chỉ có Thúy là người hay thăm tôi nên tôi cũng có nhiều cảm tình, và thấy mình gần gủi với Thúy hơn mấy cô bạn kia. Cha mẹ của Thúy là thương gia, nhà khá giả nên cuộc sống của nàng an nhàn, Nàng thường mặc đẹp. Tôi rất thích và hãnh diện khi đi với Thúy, ai cũng nói đẹp đôi.

Nhiều khi tôi cũng hỏi lại lòng... “Mình có yêu Thúy không?“ Khác với lần đầu tiên khi tôi gặp Phụng Là một ý nghỉ bất chợt đến với tôi... “Người con gái này sẽ là vợ của tôi”. Xa Thúy tôi cũng nhớ. Có nhiều lần sau khi đi hành quân về, Thúy là người đầu tiên tôi đến thăm, Thúy vui ra mặt, nói chuyện líu lo làm cho t ôi quên hết những vất vả gian truân. Còn với Phụng Là. Tôi nhớ ray rứt khi vắng Là, tôi tưởng như mình đang thiếu một cái gì quý báu lắm khó mà diễn tả được. Ước gì có em ở đây để được nghe em nói sau mỗi lần hôn... “Anh hôn dài quá làm em muốn nghẹt thở!”  

Đi với Thúy loanh quanh một hồi rồi trở về quán của bé Nguyên. Ngồi một chốc tôi đưa Thúy về. Tôi phải trở về trại vì anh em đòi tôi làm tiệc rửa lon. Đó là một thông lệ của nhà binh. Mời qua mời lại đến say quắc cần câu mới thôi. Về phòng, tôi nằm lăn ra ngủ thẳng cẳng tới sáng.

Buổi sáng. Ở trên bàn có ly cà phê nóng dành cho tôi, có mấy bọc giấy gói nằm kề gần đó. Bánh bông lan... “Phụng Là”... tôi gọi to.

- Anh Há, có phải của Phụng Là đây không?

- Hỏng phải, của bà xã tui đó Đại Úy.

- Vậy vợ anh đâu?

- Về rồi.

- Mấy món này tôi biết của Là. Anh phải nói thật cho tôi biết Là có lên đây không?

- Dạ, nó dặn tôi đừng cho Đại úy biết.

- Tại sao vậy. Là ở đây hồi nào. Bây giờ Là đang ở đâu?

- Nó đợi tui sáng sớm đưa nó ra bến xe trở về Sàigòn. Hồi chiều qua, lúc tui ra đón nó ở ngòai cổng, thấy hình như nó khóc, hỏi nó không nói. Khi tui trở về ghé trạm cổng coi sổ tiếp khách thấy tên cô bạn ông lấy giấy tờ chỉ sau khi Là đến độ mười phút thôi. Chắc có lẽ lúc đó là lúc nó thấy ông đi với cô bạn kia.

- Rồi bây Là đang ở đâu? Tôi hỏi gấp.

- Tui gởi nó đến ngủ qua đêm với bé Nguyên. Tui có dặn nó đừng ra phía trước vì tui không muốn nó thấy ông và cô b ạn. Mà thôi Đại úy ơi, đừng quen với nó nữa, tội nghiệp nó lắm.

- Anh nói gì kỳ vậy. Thôi được rồi. Anh khỏi ra ngoài đó. Để tôi ra gặp Là.

Tôi lấy xe Jeep chạy ra quán. Buổi sáng sớm ở đây sương mù còn đọng, trời còn mát lạnh mà lòng tôi nóng như lửa đốt. Phải gặp Là mới được. Quán đã mở cửa, chưa có khách.

- Bé Nguyên, thức sớm vậy. Cô Là đâu rồi hở cháu?

- Ủa chú Tương có quen cô Là hả? À, con nhớ ra rồi chú ơi. Cổ ở trong này nhìn thấy chú với bạn gái của chú, cháu thấy cổ buồn lắm. Hồi hôm cổ đâu có ngủ, chắc gần sáng cổ mới thiếp đi. Con có hỏi hình như cô khóc, cô nói cô nhớ nhà. Để cho cổ ngủ thêm một chút nữa đi chú.

   Tôi lẩm bẩm... “Vậy là hôm qua Là thấy tôi đi với Mỹ Thúy rồi. Tôi còn chối cãi vào đâu được nữa.”

- Trung Úy.

Tôi mừng rỡ ôm lấy vai Là.

- Sao em lên đây mà không cho anh biết? Anh nhớ em.

- Gặp được anh là em vui rồi. Em đang đợi chú Há đưa em ra bến xe về Sàigòn.

- Anh dành làm tài xế đưa em đi đây.

Trên đường đi cả hai đứa tôi đều im lặng. Tôi đang cố tình không đi đường ra bến xe. 

- Sao em không hỏi gì anh để nghe anh nói?

- Thà đừng nghe, đừng biết gì hết để khỏi đau lòng.

- Để anh giải thích sự việc ở buổi chiều qua.

- Thôi anh, đừng nói thêm nữa, em không nghe đâu. Ủa, sao nảy giờ chưa tới bến xe, coi chừng trễ giờ. Tôi cho xe dừng xe lại dưới chân một ngọn đồi gần đó. Sương vẫn còn lẫn lộn với mây không thể nào phân biệt được, chỉ thấy những gốc cây xanh mờ ảo từ từ nhô ra.

- Ở lại đây với anh. Anh không để em đi về như vậy đâu. Anh biêt em đang giận anh. Là, đừng giận anh. Bây giờ cũng trể chuyến xe rồi. Đừng giận anh nghen em. Anh biết em yêu anh và anh cũng yêu em nhiều lắm. Đừng giận hờn làm mất thì giờ quý báu khi mình gần bên nhau. Về trại anh sẽ giải thích rõ hơn sự việc.

Rồi tôi chở Là về trại. Tôi mở lá thư tôi viết cho Là từ sáng qua chưa gửi, cho Là đọc và luôn tiện cho Là biết ý định của tôi. Một ngày hạnh phúc của tôi với Là. Tôi đưa Là đi xem vài nơi phong cảnh ở đây. Tối về, cả hai chúng tôi nằm riêng trên hai chiếc giường nhà binh mà nói chuyện tương lai. Có lúc tôi qua bên Là...

- Thím Há nói sau mỗi lần đi thăm chú về là thím mang bầu.

  - Ừ, anh chỉ ôm em thôi, anh không làm gì đâu.

- Anh hôn em dài quá, làm em muốn nghẹt thở.

Tôi phì cười. Lính hôn là phải hôn cho đã. Em có thích anh thương em như vậy không!

- Em đâu biết?

Lệnh đi hành quân cấp tốc đến lúc ba giờ sáng. Tôi không đưa Là ra bến xe được, gửi gấm dặn dò anh lính hậu cứ đưa Là ra bến xe. Trao nhau những cái hôn say đắm trước khi tạm biệt,tôi nặng nề vác ba lô ra bước ra khỏi phòng.

- Anh! 

Là bước nhanh đến ôm ghì lấy đầu tôi hôn lấy hôn để trên gương mặt tôi, đưa mũi len vào trong ngực trong cổ áo tôi như em muốn hít lấy hết mùi da thịt của tôi vào trong thân thể của em.

  - Thôi anh đi. Em đi đường bình an. Em đừng buồn lo mà hại đến sức khỏe. Lần phép tới anh sẽ về với em.

Tập họp lính đầy đủ xong rồi. Ngồi trên xe, nhìn về hướng phòng của tôi thấy dáng Là còn đứng đó nhìn theo. Tội nghiệp em của tôi. Thương em quá, Là ơi!

Rồi những ngày tháng sau đó, tôi có về được thành phố đâu, toàn là ngủ rừng, cứ lo đánh nhau giành từng tất đất. Địch chiếm. Ta dành. Khi mặt trận đang khốc liệt xuôi về phía nam thì nghe tin Nha Trang mất. Không biết em gái của tôi và chồng con của nó chạy đi đâu?

Nghe tin mất chỗ này, mất chỗ kia. Tại sao lại mất? Bốn năm trong quân trường đã chỉ dạy cho ta cách đánh thắng giặc, cách tiến quân, cách lui quân, phải thắng chứ không được thua. Bốn năm trong quân trường đã không dạy ta cách đầu hàng. Tại sao lại mất? Người chỉ huy thà chết chớ không hàng địch. Tại sao lại mất?!

Bọn tôi và tụi giặc vẫn còn đang quần nhau tơi bời ở Rừng Lá. Chưa ngã ngũ, vùng đất này rồi sẽ thuộc vào tay ai...?

*** Phụng Là...

Sàigòn đã bị người phía bên kia chiếm, mà anh Trung Úy của tôi thì không có tin tức gì hết. Thiệt tình, tôi không biết làm cách nào để đi tìm anh, hoặc hỏi ai để biết tin tức về anh. Không hiểu làm sao mà chú Há bỏ chạy về được. Tôi cằn nhằn chú, “Tại sao chú bỏ ảnh đánh giặc có một mình? Rồi làm sao đây?” Chú không nói gì hết nhưng coi bộ buồn lắm. Tôi có đến nhà gặp ba của anh là Bác Kiên. Bác cũng quá lo lắng, hỏi lại tôi có nghe tin gì không? Luôn cả cô em gái của anh cũng biệt vô âm tín. Thân bác Kiên rũ xuống, người gầy sút đi thấy rõ.

  Sau đó cứ cách vài ba ngày tôi đến thăm bác để xem có biết thêm gì tin tức về anh. Tiền hưu trí của bác Kiên đã bị cắt, đau thương cho đất nước, trông ngóng tin con hàng ngày mà bặt vô âm tín. Những nổi đau to lớn ấy chồng chất lên tuổi già đã làm cho bác không còn sức chịu đựng được nữa. Có lần tôi phải đưa bác vô nhà thương nhưng có được chữa trị gì đâu. 

- Thôi đừng đưa bác vào nhà thương nữa, có ai biết rõ bệnh của bác đâu mà chữa trị. Mất thì giờ, tốn tiền bạc vô ích.

Trở lại trường học, tôi đi dạy chỉ một thời gian ngắn thôi rồi tự quyết đinh nghỉ việc mặc dù họ vẫn để tôi dạy. Tôi không thể nào dạy những gì khác với tư tưởng của tôi mà theo khuôn khổ của họ. Chỉ thương cho lũ học trò nữa người nữa ngợm nữa đười ươi, ngày ngày cấp sách đến trường để bị nhét vào đầu những điều vô bổ. Đôi khi nghỉ đến tụi nó mà đau cả lòng. 

Nhờ Má tôi và thím Há chỉ dẫn cho tôi cách mua bán cho nên bây giờ tôi khôn lanh hơn kiếm tiền khá hơn hồi đi dạy. Bệnh của bác Kiên không thuyên giảm chút nào, giờ không còn đi lại được, bị liệt cả thân người, nằm một chỗ mà thương nhớ con mình. Tôi cắt trọc hết tóc của bác vì trên đầu bác đầy ghẻ lở. Chú Há cũng có một đôi lần đên phụ tôi săn sóc cho bác. Chú còn phải lo phương tiện sinh nhai cho gia đình chú vì thím Há lúc sau này cứ đau ốm hoài. Thím Há đổ thừa tại số hai vợ chồng của thím ở gần nhau không hạp. 

Là phụ nữ, tôi không thấy tiện săn sóc cho người đàn ông như ba của anh. Cũng may, tôi làm ra được chút ít tiền. Nhờ tần tiện tôi vừa đủ sức mướn chú Tư, nhà rất nghèo, vợ con thiếu ăn, là người cùng xóm, chăm sóc thay. Nhà chú Tư chỉ cách ba căn nên dễ dàng qua lại, trông coi, và lau rửa thân thể cho ba anh.

Vẫn chưa có tin tức gì về anh. Tôi vẫn hy vọng anh còn sống. Niềm hy vọng đó là niềm vui duy nhất của tôi để đối phó v ới cuộc sống đầy khó khăn trong lúc này.

Hôm qua má tôi có nói người đang lo đóng tiền để hai mẹ con cùng đi vượt biên đi bán chánh thức.

Vượt biên. Tôi chưa nghĩ đến. Tôi còn đang đợi tin anh. Tôi không thể nào bỏ ba của anh trong tình trạng như thế này được! Má tôi nói. “Người ta đã là vợ chồng rồi, có tình có nghĩa nên họ lo cho chồng của họ. Còn con, mới chỉ là bồ bịch nhau mà nặng tình quá chi cho khổ. Má chỉ có một mình con bỏ đi một mình sao được.”

*** Kỷ Tương...

Ngày đầu tiên trại tù cho cho thăm nuôi. Biết thân phận mình, tôi quay trở vào trong. Được vài bước thì tôi được báo có thân nhân đến thăm. 

Tôi tìm kiếm em trong đám người đi thăm nuôi, phần đông là phụ nữ. Giữa đất rừng Long Khánh đỏ, nắng rừng Long Khánh chói chang, người nào cũng đội trên đầu một cái nón lá. Vậy mà tôi nhận ra em. Còn em, em đang đứng ngơ ngác để nhận diện coi người tù nào là người thân của mình. Nhớ ngày trước em hay ví von với tôi...

Em là gái thuyền quyên xứng với anh là trai anh hùng.

Rồi cả hai cùng cười vang. Vui thật. Bây giờ, nét thuyền quyên của em vẫn còn đó, nên anh nhận ra em ngay. Còn anh, bây giờ, em không nhận ra được người trai anh hùng của em à? Tôi chua chát nghỉ tới thân phận mình. Tôi chưa kịp gọi tên em, thì đã nghe tiếng mừng rỡ của em... “Trung Úy”. Phụng Là của tôi là như vậy đó. Buồn vui đều để lộ ra, ai cũng biết. 

............

- Ba mạnh hở em. Dạ, ba vẫn mạnh khỏe, Ba muốn một mình em đi, bảo khi về kể lại cho Ba nghe anh ra sao, anh nhu thế nào là đuợc rồi. Hôm đuợc tin anh, Ba vui lắm. Ba nhớ anh nhiều và mong anh sớm đuợc về. Sao anh xấu với em vậy. Em trông anh từng ngày mà trong thư anh gởi cho Ba chẳng thấy anh nhắc nhở gì tới em hết. 

- Anh đa suy nghi rất nhiều khi quyết định không thư cho em vì không muốn để khổ cho em. Thà để em nghỉ là anh đã chết, rồi từ từ em sẽ quên anh. Là ơi, anh nhớ em nhiều lắm em biết không. Tôi hôn lên tóc Là, hôn trên đôi mắt như vành trăng khuyết, hôn lên miệng có nụ cuời duyên, hôn lên khắp gương mặt Là.

- Anh

- Gì em?

- Anh còn nhớ, lúc trước em có xin tạ ơn Quan Tả Quân một trăm lạy.

- Ừ, bao giờ anh về anh sẽ lạy phụ với em cho đủ một trăm lạy.

- Tại vì anh còn đang bị tù đày cho nên em tăng số lạy lên rồi.

- Trời đất, bộ em tăng lên hai trăm lạy hả.

- Ơ, đâu đuợc. Cúng vái là lẻ mới linh, nên em tăng lên ba trăm lạy cầu xin cho anh đuợc sớm ra tù.

Tôi dí tay lên mũi Là…

- Em… thiệt tình… em tôi.

- Anh,

- Gì em?

- Chừng nào anh ra tù?

- Anh đâu biết, tù không kêu án nên không biết.

Là úp mặt vào ngực tôi, đưa mũi vào trong cổ tôi như muốn hút lấy hết mùi da thịt của tôi vào thân thể nàng, một cách biểu lộ sự thương yêu quen thuộc của Là khi gần bên tôi. Có nhiều lúc nhớ tới Là làm tôi nhớ chết đi được.

- Em ngửi mùi khét nắng của anh hả.

- Em nhớ mùi thơm da thịt của anh, nhớ từng hơi thở của anh. 

Khi chúng tôi bịn rịn chia tay nhau. Có giọt nuớc long lanh trong vành trăng khuyết. Bao giờ anh đuợc trả tự do? Bao giờ mình mới đuợc ở gần bên nhau hở anh? Tại sao sự việc lại xảy ra nhu thế này hở anh?!!

Tôi thẩn thờ đi vào trong trại sau khi đợi Là khuất dạng. 

Tại sao?!! Em ơi, đã có lần anh đứng giữa trời mà hét lên thật to... “Tại Sao?”!!!

Rừng cây nào, ngọn đồi nào hai ta đi bên nhau trao cho nhau những nụ hôn và những lời tình tự. Rừng nào đánh nhau sinh tử với giặc. Rừng nào vọng tiếng hét vang trời... “Biệt Động Quân, Sát!!!” Rừng nào thấm đầy máu địch quân. Rừng ở nơi nào nhìn bạn bè ngã xuống. Rừng nào ta đã đầu hàng giao thân cho giặc. Rồi mai đây rừng nào sẽ chôn thân xác ta!

………

Ngày tôi đuợc thả, vể đến nhà thì trời tối rồi, mọi nhà đều đa lên đèn. Ba tôi đang nằm trên giuờng, reo lên mừng rỡ khi nhìn thấy tôi. Với thân thể gầy yếu, ba tôi như ngọn đèn đang yếu sắp tắt chợt bừng sáng. Ba tôi bị bệnh tê liệt nằm một chỗ mà tôi nào hay biết. Bao giờ Phụng Là cũng nói Ba già yếu nên không đi thăm tôi đuợc. Một lát nữa chú Tư sẽ đến. Ông sẽ ngủ tại đây, ngày nào cũng vậy. Trưa hôm sau, Là đến sẽ đến như thường lệ.

  - Là không còn ở chổ cũ nữa. Chú Tư nói, Cậu đợi sáng mai, khoảng muời giờ hơn, thế nào cô Là cũng tới đây mà. Ngày nào cũng vậy. Cậu thật là có phuớc có đuợc cô Là.

Chú Tư nói đúng. Tôi thật là nguời có phuớc. Còn em Là thật vô phuớc gặp phải tôi một kẻ sinh bất phùng thời. Tôi không lo đuợc gì cho Là hết...

Sáng sớm, tôi đang trông đợi Là thì chú Há tình cờ đến thăm ba tôi. Bất ngờ gặp lại, chú ấy vui mừng nói chuyện quyên thuyên. Chú kể … Là đã năn nỉ với Má của Là để đuợc đi chuyến sau cùng với gia đinh chú thím.

- Là làm kế hoãn binh để đợi cậu về đó. Vả lại, nó đi rồi ai lo cho ông già của cậu đây?

 *** Phụng Là…

Sàigòn Hoa Lệ! “Hoa” hồi truớc đã huởng rồi! Saigon sau ngày bị dổi tên, đang bị huởng cái “Lệ“! Lệ của nguời yêu chờ đợi nguởi yêu. Lệ của nguời vợ mong chờ chồng. Lệ của cha mẹ chờ con. Họ chờ đợi những nguời tù vốn là thân nhân của mình. Lệ đã rơi nhiều, nhưng lòng nguời không rơi như những giọt lệ, vì lòng nguời không hề thay đổi.

Ngày anh được thả về, tôi mừng vô hạn như mùa xuân đang đậu trên thềm.

Anh về. Truớc sân nhà có hoa mới nở. Áo trên tôi có nắng vàng rơi.

Anh về. Hàng cây ánh lên màu lá biếc. Tóc tôi bay theo gió lả lơi.

Thân thể anh giờ tiều tụy lắm rồi nhưng tôi vẫn yêu anh. Yêu anh như ngày nào anh là Trung Úy. Tôi vẫn gọi anh là Trung Úy. Có lần anh cuời buồn chua chát nói “anh lên Đại Úy rồi mà…"

- Em biết… nhưng em thích gọi là Trung Úy.

- Ừ, anh ghiền nghe tiếng gọi đó của em rồi.

Lúc này, anh của tôi đang bị quản chế của địa phương, có cái thằng cha Công an ở ngang nhà cũ lom lom chõ mắt vào nhà anh. Ở phuờng khóm này thì bắt đi lao động chỗ này, mai bắt xách cuốc xuổng đi lao động chỗ kia.

Hổi truớc, có lần đuợc tiễn anh truớc khi đi ra mặt trận, với tâm trạng lo âu mà hãnh diện, tôi chỉ biết cầu xin cho anh đuợc bình an. Bây giờ, mỗi lần nhìn thấy anh đi lao động, tôi mang tâm trạng lo buồn và bực tức cái bọn xâm chiếm. Tôi chỉ biết rủa thầm một lũ ác ôn. Sao không chết tiệt hết đi cho rồi?

Anh buồn. Anh không nói. Tôi buồn. Tôi cũng không nói, vì nói ra chỉ làm đau lòng thêm cho hai kẻ đang thương yêu nhau, đang lo lắng cho cuộc đời của nhau. Nhưng nhìn vào mắt anh, tôi biết, tôi đọc có nổi buồn sâu thẳm đang ẩn náu trong anh. Nổi buổn của nguời trai hùng khi xưa, mà uớc mơ không thành đạt, đang nằm ẩn sâu trong trái tim anh, nay vì vận nuớc đổi thay mà phải chịu nhục nhã, bị hành hạ, cho kiếp nguời bị bại trận.

Nhiều lúc tôi nhìn thấy anh ngồi một mình trong đêm, nghiền ngẫm cho thân phận mình, cho thân phận của chiến hữu, bạn bè: kẻ sống còn ở trong tù, nguời chết xác không đuợc chôn, nhiều đồng đội đã ra đi vĩnh viễn. Tôi lấy hồn tôi để hiểu lòng anh. Lòng tôi đau buồn se thắt, đoạn truờng, giống như nổi buồn của anh, đã trở thành dấu nhớ. Nổi buồn này không có gì bủ đắp nổi. Nổi buồn này sẽ không bao giở bị thời gian phủ lấp.

Ở đây, bọn chúng đang giết chết dần cuộc đời anh, cuả một người thua trận, ngay chính trên quê hương của mình.

Ở một nơi nào đó… trên trái đất này sẽ có một xã hội không đào thải anh! Niềm tin đã làm điểm tựa cho mỗi đêm anh có một giấc mơ đẹp khác nhau. Niềm tin đó làm cho anh có thêm sức mạnh, có thêm ý chí kiên trì chịu nhẫn nhục của một đọan đời.

Tôi đã yêu anh với mối tình thứ nhất. Anh là Trung Úy.

Khi anh trở về, anh thành một nguời khác. Tôi yêu anh với mối tình thứ nhì. Anh vẫn là Trung Úy của tôi. Bởi vì tôi biết giá trị của anh.

Anh vẫn là Trung Úy của Phụng Là.

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so33/trunguycuaphungla.htm

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm