Tham Khảo
Trừng phạt Triều Tiên, đích xa hơn của ông Trump liệu có phải Trung Quốc?
Lệnh trừng phạt mới nhất mà Mỹ đưa ra đối với Triều Tiên trong tuần qua, dù vô tình hay hữu ý, cũng đã phần nào gây tổn hại cho kinh tế Trung Quốc khi cắt đứt nguồn tài nguyên và lao động giá rẻ khai thác được từ Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/9 đã ban hành một sắc lệnh hành pháp mới để trừng phạt Triều Tiên, trong đó cho phép Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính nước này có thể đưa vào danh sách đen bất kỳ cá nhân và tổ chức nào hậu thuẫn tài chính hoặc tạo điều kiện cho việc giao thương với Bình Nhưỡng.
Theo đó, những ngành từ ngân hàng, năng lượng, khai thác mỏ, dệt may cho đến đánh bắt hải sản hay công nghiệp vận tải nằm trong danh sách Mỹ nhắm đến. Những tàu thuyền và máy bay đến Triều Tiên thậm chí cũng có thể bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 180 ngày.
Theo ông Trump, Triều Tiên lâu nay đã lợi dụng hệ thống tài chính quốc tế để hỗ trợ cho chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân, nên sắc lệnh này sẽ giúp cắt đứt các nguồn tiền tài trợ cho nỗ lực phát triển các loại vũ khí nguy hiểm nhất đối với nhân loại của Triều Tiên.
Lệnh trừng phạt của Mỹ được đưa ra sau khi Liên Hiệp Quốc vài ngày trước đó đã thông qua nghị quyết cấm Triều Tiên xuất khẩu hàng may mặc và lao động ra nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu xăng dầu của nước này.
Câu hỏi đặt ra là đâu là những tổ chức hay cá nhân đang hỗ trợ về giao thương và tài chính cho Triều Tiên.
Trang tin World’s Top Exports ngày 20/9 cập nhật số liệu từ báo cáo World Factbook của CIA cho biết kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên năm 2016 đạt 2,9 tỷ USD, trong đó riêng Trung Quốc đã chiếm tới 2,6 tỷ USD, chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu của Triều Tiên.
Một số thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn khác của Triều Tiên là Ấn Độ với giá trị xuất khẩu đạt 87,4 triệu USD, Philippines với 51,8 triệu USD và Đài Loan 12,2 triệu USD. Một đối tác quan trọng khác là Nga cũng chỉ nhập khẩu hàng hóa với giá trị 8,8 triệu USD từ Triều Tiên.
Cũng theo báo cáo World Factbook, Triều Tiên đã thu được 1,2 tỷ USD từ xuất khẩu than và nhiên liệu thô trong năm 2016. Mặt hàng này phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Triều Tiên, sau than và các khoáng sản khác. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này năm 2016 đạt 752 triệu USD.
Xuất khẩu thủy hải sản ước tính đạt 295 triệu USD (theo tính toán của Liên Hiệp Quốc).
Khó tính toán được chính xác giá trị xuất khẩu lao động của Triều Tiên. Nhưng một nhà điều tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết Triều Tiên đã bắt hơn 50.000 người đi lao động ở nước ngoài năm 2015, chủ yếu ở Nga và Trung Quốc, thu về cho chính phủ khoảng 1,2-2,3 tỷ USD/năm.
Có thể thấy rằng, than đá, kiều hối và dệt may là những nguồn mang về nhiều ngoại tệ nhất cho Triều Tiên, nhưng những nguồn lực này đều phụ thuộc phần lớn vào việc tiêu thụ của Trung Quốc.
Vốn có tiếng là lạm dụng nguồn lực tài nguyên và lao động giá rẻ, Trung Quốc có thể sẽ là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất từ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và Mỹ, chỉ sau Triều Tiên.
Một báo cáo gần đây cho thấy các thương nhân và doanh nghiệp dệt may tại thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc đang tăng cường khai thác những nhà máy ở Triều Tiên nhằm tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ tại đây. Được biết, các công nhân Triều Tiên chỉ được trả mức lương 75-160 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với mức 450-750 USD/tháng của các công nhân người Trung Quốc.
Nhiều quần áo “Made in China” thực chất đang được người Triều Tiên sản xuất và phía Trung Quốc giúp xuất khẩu đi khắp thế giới.
Nếu lệnh trừng phạt mới của Mỹ khiến Trung Quốc mất đi lực lượng lao động Triều Tiên giá rẻ này, chính quyền Bắc Kinh chỉ còn lại một nguồn lao động giá rẻ khác là số lượng đông đảo các tù nhân lương tâm – những người bị cưỡng bức lao động tối ngày để sản xuất ra hàng hóa giúp nước này có đủ sức cạnh tranh với mọi quốc gia trên thế giới.
Phần lớn các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc là những người theo tập Pháp Luân Công, một môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, nhưng bị cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp từ năm 1999. Quyết định này xuất phát từ lòng đố kỵ và lo ngại khi ông Giang chứng kiến sự ưa chuộng của người dân với môn tập tốt cho sức khỏe và tinh thần, ước tính có khoảng 70-100 triệu người tập Pháp Luân Công vào năm 1999, vượt quá số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó. Bên ngoài Trung Quốc, Pháp Luân Công được tự do tập luyện và ưa thích tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, phần nào phơi bày sự vô lý trong cuộc đàn áp của Bắc Kinh.
Video: Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công dù bị thế giới lên án?
Trong khi Triều Tiên là một hình thức gây sức ép gián tiếp về kinh tế với Trung Quốc, Mỹ đồng thời cũng tạo áp lực trực tiếp khi chính quyền Tổng thống Trump tuần qua cũng công khai tố Trung Quốc là mối đe dọa đối với hệ thống thương mại toàn cầu.
Trong một phát biểu ngày 18/9, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói rằng những nỗ lực nhằm phát triển kinh tế, trợ cấp, tạo ra tập đoàn nhà nước lớn, bắt ép chuyển giao công nghệ và làm méo mó thị trường trong nước và khắp thế giới của Trung Quốc đang là mối đe dọa chưa từng có đối với hệ thống thương mại thế giới.
Ông Lighthizer cho rằng những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không được thiết kế để đối phó với hướng tiếp cận hiện nay của Trung Quốc, nên không thể xử lý trong khuôn khổ quy định đó. Ông cho biết Mỹ sẽ hối thúc WTO thay đổi và cũng đang lên kế hoạch trừng phạt Trung Quốc bên ngoài khuôn khổ WTO.
Trong khi đang bận tay đối phó với những biện pháp của Mỹ, Trung Quốc lại chịu thêm sức ép về tài chính khi hãng xếp hạng tín nhiệm S&P ngày 20/9 hạ bậc xếp hạng của Trung Quốc từ A+ xuống AA- với lý do “một thời kỳ bùng nổ tín dụng kéo dài đã làm tăng rủi ro về tài chính và kinh tế”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bị hạ xếp hạng tín nhiệm kể từ năm 1999.
Một loạt áp lực kinh tế từ bên trong và bên ngoài xảy đến vào thời điểm Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng vào tháng tới và Tổng thống Trump dự kiến sẽ đến thăm Trung Quốc vào tháng 11.
Trong nhiều chuyến thăm trước đây của ông Trump tới một số nước, ông hay phát đi một thông điệp nào đó mang tính chỉ trích và thường dùng nó làm công cụ để đàmlấy những điều kiện có lợi khi đến thăm.
Minh Tuệ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trừng phạt Triều Tiên, đích xa hơn của ông Trump liệu có phải Trung Quốc?
Lệnh trừng phạt mới nhất mà Mỹ đưa ra đối với Triều Tiên trong tuần qua, dù vô tình hay hữu ý, cũng đã phần nào gây tổn hại cho kinh tế Trung Quốc khi cắt đứt nguồn tài nguyên và lao động giá rẻ khai thác được từ Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/9 đã ban hành một sắc lệnh hành pháp mới để trừng phạt Triều Tiên, trong đó cho phép Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính nước này có thể đưa vào danh sách đen bất kỳ cá nhân và tổ chức nào hậu thuẫn tài chính hoặc tạo điều kiện cho việc giao thương với Bình Nhưỡng.
Theo đó, những ngành từ ngân hàng, năng lượng, khai thác mỏ, dệt may cho đến đánh bắt hải sản hay công nghiệp vận tải nằm trong danh sách Mỹ nhắm đến. Những tàu thuyền và máy bay đến Triều Tiên thậm chí cũng có thể bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 180 ngày.
Theo ông Trump, Triều Tiên lâu nay đã lợi dụng hệ thống tài chính quốc tế để hỗ trợ cho chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân, nên sắc lệnh này sẽ giúp cắt đứt các nguồn tiền tài trợ cho nỗ lực phát triển các loại vũ khí nguy hiểm nhất đối với nhân loại của Triều Tiên.
Lệnh trừng phạt của Mỹ được đưa ra sau khi Liên Hiệp Quốc vài ngày trước đó đã thông qua nghị quyết cấm Triều Tiên xuất khẩu hàng may mặc và lao động ra nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu xăng dầu của nước này.
Câu hỏi đặt ra là đâu là những tổ chức hay cá nhân đang hỗ trợ về giao thương và tài chính cho Triều Tiên.
Trang tin World’s Top Exports ngày 20/9 cập nhật số liệu từ báo cáo World Factbook của CIA cho biết kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên năm 2016 đạt 2,9 tỷ USD, trong đó riêng Trung Quốc đã chiếm tới 2,6 tỷ USD, chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu của Triều Tiên.
Một số thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn khác của Triều Tiên là Ấn Độ với giá trị xuất khẩu đạt 87,4 triệu USD, Philippines với 51,8 triệu USD và Đài Loan 12,2 triệu USD. Một đối tác quan trọng khác là Nga cũng chỉ nhập khẩu hàng hóa với giá trị 8,8 triệu USD từ Triều Tiên.
Cũng theo báo cáo World Factbook, Triều Tiên đã thu được 1,2 tỷ USD từ xuất khẩu than và nhiên liệu thô trong năm 2016. Mặt hàng này phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Triều Tiên, sau than và các khoáng sản khác. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này năm 2016 đạt 752 triệu USD.
Xuất khẩu thủy hải sản ước tính đạt 295 triệu USD (theo tính toán của Liên Hiệp Quốc).
Khó tính toán được chính xác giá trị xuất khẩu lao động của Triều Tiên. Nhưng một nhà điều tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết Triều Tiên đã bắt hơn 50.000 người đi lao động ở nước ngoài năm 2015, chủ yếu ở Nga và Trung Quốc, thu về cho chính phủ khoảng 1,2-2,3 tỷ USD/năm.
Có thể thấy rằng, than đá, kiều hối và dệt may là những nguồn mang về nhiều ngoại tệ nhất cho Triều Tiên, nhưng những nguồn lực này đều phụ thuộc phần lớn vào việc tiêu thụ của Trung Quốc.
Vốn có tiếng là lạm dụng nguồn lực tài nguyên và lao động giá rẻ, Trung Quốc có thể sẽ là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất từ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và Mỹ, chỉ sau Triều Tiên.
Một báo cáo gần đây cho thấy các thương nhân và doanh nghiệp dệt may tại thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc đang tăng cường khai thác những nhà máy ở Triều Tiên nhằm tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ tại đây. Được biết, các công nhân Triều Tiên chỉ được trả mức lương 75-160 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với mức 450-750 USD/tháng của các công nhân người Trung Quốc.
Nhiều quần áo “Made in China” thực chất đang được người Triều Tiên sản xuất và phía Trung Quốc giúp xuất khẩu đi khắp thế giới.
Nếu lệnh trừng phạt mới của Mỹ khiến Trung Quốc mất đi lực lượng lao động Triều Tiên giá rẻ này, chính quyền Bắc Kinh chỉ còn lại một nguồn lao động giá rẻ khác là số lượng đông đảo các tù nhân lương tâm – những người bị cưỡng bức lao động tối ngày để sản xuất ra hàng hóa giúp nước này có đủ sức cạnh tranh với mọi quốc gia trên thế giới.
Phần lớn các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc là những người theo tập Pháp Luân Công, một môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, nhưng bị cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp từ năm 1999. Quyết định này xuất phát từ lòng đố kỵ và lo ngại khi ông Giang chứng kiến sự ưa chuộng của người dân với môn tập tốt cho sức khỏe và tinh thần, ước tính có khoảng 70-100 triệu người tập Pháp Luân Công vào năm 1999, vượt quá số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó. Bên ngoài Trung Quốc, Pháp Luân Công được tự do tập luyện và ưa thích tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, phần nào phơi bày sự vô lý trong cuộc đàn áp của Bắc Kinh.
Video: Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công dù bị thế giới lên án?
Trong khi Triều Tiên là một hình thức gây sức ép gián tiếp về kinh tế với Trung Quốc, Mỹ đồng thời cũng tạo áp lực trực tiếp khi chính quyền Tổng thống Trump tuần qua cũng công khai tố Trung Quốc là mối đe dọa đối với hệ thống thương mại toàn cầu.
Trong một phát biểu ngày 18/9, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói rằng những nỗ lực nhằm phát triển kinh tế, trợ cấp, tạo ra tập đoàn nhà nước lớn, bắt ép chuyển giao công nghệ và làm méo mó thị trường trong nước và khắp thế giới của Trung Quốc đang là mối đe dọa chưa từng có đối với hệ thống thương mại thế giới.
Ông Lighthizer cho rằng những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không được thiết kế để đối phó với hướng tiếp cận hiện nay của Trung Quốc, nên không thể xử lý trong khuôn khổ quy định đó. Ông cho biết Mỹ sẽ hối thúc WTO thay đổi và cũng đang lên kế hoạch trừng phạt Trung Quốc bên ngoài khuôn khổ WTO.
Trong khi đang bận tay đối phó với những biện pháp của Mỹ, Trung Quốc lại chịu thêm sức ép về tài chính khi hãng xếp hạng tín nhiệm S&P ngày 20/9 hạ bậc xếp hạng của Trung Quốc từ A+ xuống AA- với lý do “một thời kỳ bùng nổ tín dụng kéo dài đã làm tăng rủi ro về tài chính và kinh tế”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bị hạ xếp hạng tín nhiệm kể từ năm 1999.
Một loạt áp lực kinh tế từ bên trong và bên ngoài xảy đến vào thời điểm Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng vào tháng tới và Tổng thống Trump dự kiến sẽ đến thăm Trung Quốc vào tháng 11.
Trong nhiều chuyến thăm trước đây của ông Trump tới một số nước, ông hay phát đi một thông điệp nào đó mang tính chỉ trích và thường dùng nó làm công cụ để đàmlấy những điều kiện có lợi khi đến thăm.
Minh Tuệ