Nhân Vật

Trung-tá Hoàng Viết Thìn

( LTS: Bài này có mang tính cá nhân, nhưng lỡ post, xin quý độc giả thông cảm HNPD ) Năm 1971, cơ-quan Cảnh-Sát Quốc-Gia của Việt-Nam Cộng-Hòa lại được cải-tổ, thành một Lực-Lượng: lần này rõ-ràng là để chuẩn-bị cho tình-hình hậu-Chiến-Tranh Việt-Nam.

Tuy nhiên, Chính-Quyền Miền Nam Việt-Nam đã không thi-hành Kế-Hoạch “Cảnh-Sát-Hóa”, là một Quốc-Sách đáng lẽ phải được áp-dụng tiếp theo Chương-Trình “Việt-Nam-Hóa Chiến-Tranh” của Hoa-Kỳ. (Xem cuốn hồi-ký “Cảnh-Sát-Hóa: Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Hòa” của Lê Xuân Nhuận.)

Trung-Ương tùy-tiện leo thang biệt-phái quân-nhân qua Cảnh-Lực. Số lượng quân-nhân từ đại-tá xuống đến binh-nhì đã tràn-ngập từ Bộ Tư-Lệnh xuống đến Xã/Phường, nâng nhân-số nguyên-gốc Cảnh-Sát Quốc-Gia từ mấy chục ngàn người lên đến tổng-số khoảng mười tám vạn người, gây nên những xáo-trộn lớn trong Ngành Áp-Pháp của Việt-Nam Cộng-Hòa.

Cảnh-nhân nguyên-gốc vốn có ngạch-trật và cấp-hiệu riêng (mặc dù bị Bộ Nội-Vụ kỳ-thị nên ít và chậm thăng-thưởng), nhưng không bị ai so-sánh ngạch-trật dân-sự của mình với cấp-bậc bên Quân-Lực để đánh giá “hơn/thua”.

Bây giờ thì mọi cảnh-nhân đều phải xếp lại thứ-hạng theo cấp-bậc quân-sự và mang cấp-hiệu quân-nhân; mà quân-nhân biệt-phái thì đông gấp bội phần và có cấp-bậc cao hơn rất nhiều, nên các sĩ-quan Quân-Lực được biệt-phái qua đều nắm giữ hầu hết các chức-vụ chỉ-huy quan-trọng trong Cảnh-Sát Quốc-Gia.

Trừ một thiểu-số có khả-năng và thiện-chí, còn thì đa-số đã không thạo việc mà không chịu học lại còn lợi-dụng cương-vị mới – có quyền-hành trực-tiếp đối với dân-nhân – để làm lợi riêng cho bản-thân, do đó, làm hại chung cho hoạt-động của cơ-quan trọng-yếu này của Chính Quyền.

Tôi thấy trước hậu-quả bất-lợi cho chế-độ nói chung, nhất là qua chính-sách quân-cách-hóa guồng-máy này, nên đã gửi lên Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực (qua Ngành Đặc-Biệt, hồi đó do Trung-Tá Nguyễn Mâu cầm đầu) một bức thư điều-trần quan-điểm của mình.

Tuy có ngụ-ý là chống “quân-phiệt”, nhưng tôi chỉ viết là tôi chống việc quân-nhân “tay ngang” qua làm “tay tổ” bên dân-chính (Thương-Cảng, Quan-Thuế, v.v…), nhất là hàng loạt qua cầm-nắm các then-chốt bên Cảnh-Sát Quốc-Gia.

Hậu-quả là tôi bị mất chức.

II

 Trung-Tá Hoàng Viết Thìn, nguyên là Sĩ-Quan Thuyết-Trình tại Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH, biệt-phái qua CSQG, được cử ra Nha-Trang làm Giám-Đốc Ngành Đặc-Cảnh Vùng II thay tôi; còn tôi trụt xuống làm Phó cho Thìn.

Tôi thì dù ơ cương-vị nào bao giờ cũng đem hết khả-năng, kinh-nghiệm, và thiện-chí của mình ra mà phục-vụ.

Tôi chống chính-sách quân-cách-hóa Cảnh-Lực, chứ không phải chống cá-nhân quân-nhân biệt-phái nào, nếu họ là những người có đức-độ và tài-năng.

Tôi đã tận-tình góp ý với Thìn trong những vấn-đề đặc-thù của Ngành Áp-Pháp, để giúp ảnh làm tròn trách-vụ, là trách-vụ chung, và tránh lỗi-lầm. Nhưng, nghe theo hay không là một chuyện khác.

Để xác-chứng quyền-lực của mình sau khi đáo-nhiệm Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, một hôm Đại-Tá (về sau là) Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình đến thị-sát Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II cũng là nhiệm-sở của Thìn và tôi.

Trong lễ tiếp-đón, tất cả các Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh/Thị trong Vùng đều về tập-trung trong sân trụ-sở cùng với toàn-thể các cấp viên-chức của Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng.

Khi xe của Đại-Tá Bình được đoàn hộ-tống hướng-dẫn từ phi-trường đến đậu trước cổng trụ-sở, Đại-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Vùng, vốn là cảnh-nhân nguyên-căn, lại mới tiếp-đón Cấp Trên theo lối nhà-binh lần đầu nên còn giữ thế chừng-mực, thì Thìn đã rời chỗ đứng của mình trong sân, lấn bước viên Chỉ-Huy-Trưởng Vùng địa-phương, ra cổng chào đón, rồi sánh vai Bình vừa chuyện-trò thân-mật vừa tiến vào sân, mặc viên Chỉ-Huy-Trưởng sở-tại im-lặng như một cái bóng thừa đi kèm một bên.

Về sau, có một lần Ngài Robert Grainger Ker Thompson được Tổng-Thống Hoa-Kỳ cử qua Việt-Nam tìm hiểu tình-hình tại chỗ, để giúp Hành-Pháp Hoa-Kỳ có thêm căn-bản hầu dễ quyết-định chính-sách đối với Việt-Nam Cộng-Hòa, trong cũng như sau Hòa-Hội Paris; và Robert Thompson đã chọn đến thu-thập thêm những dữ-kiện và nhận-định mới+lạ, về các vấn-đề dân-tình và chính-tình địa-phương, tại Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng này.

Tôi đã tự mình tìm hiểu từ lâu, và đã đọc được bản tài-liệu gốc về “Ấp Chiến-Lược”, nên biết rõ Sir Robert Thompson là “ông tổ” của Kế-Hoạch ấy – mà học-trò là Đại-Tá Mỹ Edward Lansdale đã đem qua đây dạy lại cho anh+em Tổng-Thống Diệm và Cố-Vấn Nhu. Thompson đến đây lần này là để đánh giá chiến-tranh du-kích, chiến-tranh rừng núi, chiến-tranh tiêu-hao – của cộng-sản Việt-Nam – là sở-trường và quan-tâm đặc-biệt của ông, chứ không phải chỉ chú-trọng về khả-năng chiến-tranh diện-địa của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, mà vai trò sắp chấm dứt nay mai. Tôi thảo bản thuyết-trình cho Ngành Đặc-Cảnh, và cũng dự-trù sẽ gặp riêng để trình-bày ý-kiến với Thompson.

Thế nhưng Trung-Tá Thìn, ỷ rành tiếng Anh, đã giành phần của Đại-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng sở-tại mà thuyết-trình và đối-đáp từ đầu đến cuối với Thompson, không để cho người chủ-nhà, lão-luyện trong nghề, có dịp đóng-góp một ý-kiến nào.

Bản thảo tài-liệu thuyết-trình của tôi đã bị loại bỏ từ đầu.

Kết-quả là Sir Robert Thompson, trong một sứ-mệnh trọng-đại như thế, đã chỉ nghe lại những quan-điểm thuần-túy quân-sự của Bộ Tổng Tham-Mưu, mà Thìn xin được, để dựa vào đó mà nói xuôi theo – những điều mà mọi giới-chức Hoa-Kỳ không cần đến đây cũng đều đã có nghe biết trước cả rồi.

Để có tư-cách Sĩ-Quan Cảnh-Sát Tư-Pháp, một yếu-tố cần-thiết về mặt pháp-lý trong hoạt-động của Ngành Đặc-Cảnh, tôi đề-nghị Thìn lập thủ-tục ra tuyên-thệ trước pháp-viện, như tôi đã làm. Thìn lắc đầu:

– Tôi là sĩ-quan cao-cấp Quân-Lực biệt-phái, không phải dân-sự như các anh!

Ngành Đặc-Cảnh có hệ-thống tổ-chức, điều-hành, và quản-trị riêng, theo hệ-thống dọc. Nhưng, trong những hoạt-động có liên-quan trực-tiếp đến quần-chúng một cách công-khai, Trưởng Ngành Đặc-Biệt phải nấp đằng sau, hoặc hành-sử tư-cách Phụ-Tá Đặc-Biệt của Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực địa-phương, theo hệ-thống ngang thí-dụ: bắt, giam, lục-soát, tịch-thu, thẩm-vấn, truy-tố, v.v… Tư-cách Phụ-Tá Đặc-Biệt là một chức-năng đương-nhiên do Sắc-Lệnh của Chính-Phủ Trung-Ương quy-định. Khi hành-sử chức-năng ấy, Trưởng Ngành Đặc-Cảnh một mặt phải chấp-hành các luật-lệ hành-pháp, một mặt phải tuân-thủ các thủ-tục tư-pháp.

Trong tinh-thần đó, và để giản-dị-hóa thủ-tục giấy-tờ, tôi có in sẵn một mẫu “Giấy Giới-Thiệu” để dùng trong mọi trường-hợp cắt cử thuộc-viên đi thi-hành bất-cứ một công-tác gì. Ở phần chức-vị, tôi ghi là “Thừa Ủy-Nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng II” rồi mới tự-xưng tư-cách “Phụ-Tá Đặc-Biệt”, xong ký tên mình, và đóng con dấu của Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng sở-quan. Ở phần Ghi-Chú, tôi cẩn-thận ghi: “Giấy Giới-Thiệu này được dùng để (làm gì), và có hiệu-lực kể từ ngày (nào) đến ngày (nào)”. Vì sợ bị kẻ gian lợi-dụng, nhất là vào thời-gian ấy có nạn “bất phục-tùng” (tức trốn quân-nhiệm) nên tôi ghi thêm: “Giấy Giới-Thiệu này không được dùng để thay-thế Thẻ Căn-Cước của công-dân, Thẻ Hành-Sự của viên-chức, hoặc bất-cứ Chứng-Minh Thư nào.”

Thìn cũng sử-dụng mẫu “Giấy Giới-Thiệu” của tôi, nhưng bỏ bớt câu cuối ở phần “Ghi-Chú” nói trên.

Nhậm-chức được một thời-gian, Thìn liền đặt hẳn phòng-giấy thường-trực và làm việc tại nhà tư, cùng đưa Đại-Úy Chánh Sở Tác-Vụ đến đó trực-tiếp làm việc riêng với nhau.

Những hiện-tượng ấy đã ghi một ấn-tượng sâu đậm trong lòng mọi người. Nó nói lên cái thế mạnh của Thìn, của giới quân-nhân biệt-phái, và rõ-ràng là ảnh đã cố-ý hành-động như trên.

Thật ra, chỉ có những người vì quá yêu nghề, hoặc không tham tiền, hoặc muốn yên phận, hoặc bị cầm chân, hoặc chưa có địp, nên mới ở lại với Ngành Đặc-Cảnh; còn những kẻ khác thì chỉ mong được chuyển qua Cảnh-Sát Sắc-Phục, để có hy-vọng kiếm chút lợi-lộc riêng-tư.

Nếu trong một Tỉnh mà Tỉnh-Trưởng là vua, thì Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực cũng là một phó-vương.

Thìn không bằng lòng với chức-vụ hiện có. Ảnh dòm-ngó chiếc ghế Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh sở-tại, nơi tọa-lạc trụ-sở của cơ-quan mình. Ý-đồ ấy quá lộ-liễu nên tiết-lậu ra ngoài. Và viên trung-tá đương-kim tại-chức, sợ bị mất chỗ, nên phải tự-vệ.

Và một trong những phương-thức tự-vệ đắc-sách nhất xưa nay vẫn là triệt-hạ tiềm-lực của đối-phương, nhất là khi mà đối-phương đã phạm sơ-hở rõ-ràng.

Một hôm, Đại-Tá Cao Xuân Hồng mời tôi vào phòng-giấy, và dặn tùy-phái đừng để người khác vào quấy rầy. Ông hỏi tôi:

– Ông có biết lâu nay Trung-Tá Hoàng Viết Thìn làm những việc gì không?

– Tôi nghĩ là vẫn những việc thông-thường như tôi đã làm trước kia.

Viên Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng II chỉ một chồng hồ-sơ để sẵn trên mặt bàn tiếp khách:

– Ông hãy đọc đi, rồi góp ý-kiến với tôi.

Đấy là những báo-cáo của một số nhân-viên thuộc Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Khánh-Hòa, kèm theo là những bản sao “Giấy Giới-Thiệu” do Trung-Tá Thìn ký. Những “Giấy Giới-Thiệu” ấy đã được cấp cho một số nguời có tên ghi bằng chữ viết tay mà tôi nhận ra là chính thủ-bút của Thìn.

Đại-Tá Hồng gọi điện-thoại mời Trung-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Tỉnh sở-tại đến, và dặn tùy-phái hãy để cho người này vào, xong quay lại tôi:

– “Giấy Giới-Thiệu” là để cấp cho thuộc-viên mỗi lần cần liên-lạc, tiếp-xúc với các cơ-quan đơn-vị khác. Giấy ấy cũng được cấp cho Mật-Báo-Viên để khi cần thì xuất-trình trước nhà chức-trách. Có phải hồi trước ông làm như thế không?

– Vâng.

– Thế mà hiện nay người nào mang “Giấy Giới-Thiệu” này cũng được xem là cảnh-nhân, mà cảnh-nhân thì được miễn quân-dịch. Trung-tá Thìn đã cấp cho các thanh-niên đến tuổi quân-nhiệm để họ khỏi đi làm nghĩa-vụ, và cấp cho cả các quân-nhân tại-ngũ để họ trả súng lại cho đơn-vị mà trở về nhà!

Viên đại-tá chỉ cho tôi đọc câu cuối ở phần “Ghi-Chú”: “Giấy Giới-Thiệu này được dùng để thay-thế Thẻ Căn-Cước, Thẻ Hành-Sự, và các loại Chứng-Minh-Thư khác.” Nãy giờ tôi tưởng là câu ghi-chú cũ của tôi đã được dùng lại và vẫn còn y nguyên, bây giờ mới thấy là thiếu chữ “không”.

Đại-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Vùng cầm tay tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi mà hỏi:

– Ông hãy nói thật với tôi: ông có dính-dáng xa gần gì đến việc làm này không? Nếu có thì tôi sẽ đỡ vớt cho ông, còn nếu không thì… ai làm nấy chịu!

– Tôi làm việc chung với ông từ bao lâu nay, tốt/xấu thế nào ông đã biết rõ tôi rồi.

– Tốt lắm! Thế thì tôi sẽ để mặc cho Cảnh-Lực Tỉnh; phận-sự của họ thì họ thi-hành!

Vừa lúc đó, viên Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Tỉnh gõ cửa bước vào, chào chúng tôi.

Viên đại-tá trưởng-thượng nói ngay:

– Ông Nhuận không liên-can gì đến những việc này!

Viên trung-tá kia nắm chặt tay tôi, lắc mạnh:

– Chính tôi cũng đã tin như thế mà!

Viên Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh lấy lại chồng tài-liệu, nói tiếp:

– Vì kính-trọng đại-tá cũng như có thiện-cảm với Ông Nhuận nên tôi mới trình riêng nội-vụ như thế này. Tôi cũng xin trình thêm là mỗi “Giấy Giới-Thiệu” như thế bán ra hắn thu vào được ít nhất là một trăm nghìn đồng; và bây giờ thì Giấy ấy đã được lưu-hành ở cả các Tỉnh khác nữa. Vậy xin Bộ Chỉ-Huy Vùng hãy xem như chưa hề hay biết gì về vụ này.

Sau khi viên trung-tá Trưởng CSQG Tỉnh ra về, viên đại-tá Trưởng CSQG Vùng mời tôi ngồi nán lại, và cho mời Trung-Tá Hoàng Viết Thìn vào.

– Tôi đã có lần nào ủy-nhiệm cho trung-tá ký thay tôi trên các “Giấy Giới-Thiệu” để thay-thế cho Thẻ Căn-Cước, Thẻ Hành-Sự, hoặc các loại Chứng-Minh-Thư hay không?

– Thưa không.

– Thế thì tại sao trung-tá lại ghi là “Thừa Ủy Nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II”?

Thìn nghẹn-ngào không thể trả lời.

Việt-Nam Cộng-Hòa có ba hệ-thống pháp-viện thì Thìn bị cả “ba tòa quan lớn” truy-tố: Tòa Án Sơ-Thẩm địa-phương về các tội-danh “tiếm chức”, “lạm dụng quyền hành làm điều phi pháp”; Tòa Án Quân Sự Thường-Trực thuộc Quân-Khu sở-tại về tội-danh “tán trợ bất phục tùng”; và Tòa Án Quân-Sự Tại Mặt Trận trong Quân-Khu liên-hệ về tội-danh “tán trợ đào binh trong thời chiến”.

Cả ba pháp-viện ấy đều đặt trụ-sở ngay tại thành-phố Nha Trang là nơi Thìn đang cư-ngụ và có nhiệm-sở của mình.

Khi thình-lình nhận được Trát Đòi, Thìn hốt-hoảng đang giữa đêm khuya vội lén-lút đắt vợ+con chạy trốn về Sài-Gòn, trình-diện tại Bộ Tổng Tham-Mưu, để tránh ê mặt với mọi người ở ngoài này.

Trước tình-cảnh đó, tôi không còn biết nói gì.

III

 Tôi ra Đà-Nẵng làm Giám-Đốc Ngành Đặc-Biệt Khu (Vùng) I trong năm 1973.

Năm 1975, Người Bạn Đồng-Minh của tôi – Kenneth Ferguson – đưa cho tôi xem hồ-sơ của Hoàng Viết Thìn xin vào làm việc tại Tòa Tổng-Lãnh-Sự (bộ-phận CIA) Khu (Vùng) I tại Đà-Nẵng, và hỏi ý-kiến của tôi.

Trong mối liên-hệ cá-nhân với Hoàng Viết Thìn, giữa hai chúng tôi không có điều gì khúc-mắc. Ở Vùng II, tôi đã tận-tình làm việc với Thìn, và chính Thìn cũng đã tỏ ra rất quý-mến tôi.

Nhưng nay thì Thìn lại muốn cộng-tác với cơ-quan tình-báo của Mỹ, là nơi mà “sai một ly thì đi một dặm”, tôi không dám chắc hiện Thìn đã “hồi-chính” hay chưa, mặc dù tôi rất muốn giúp anh.

Hồ-sơ xin việc thì đã có kết-quả sưu-tra về mặt chính-trị rồi – về mặt chính-trị thì đã tốt rồi – tại sao Người Bạn Đồng-Minh lại còn hỏi ý của tôi, hoặc muốn từ-khước mà lại đổ oán cho tôi hay sao?

Cựu Trung-Tá Hoàng Viết Thìn quen thân với Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình và nhiều giới-chức cao-cấp khác tại Bộ Tư-Lệnh CSQG.

Tôi thấy vấn-đề tế-nhị nên tránh dính vào, và đã chuyển trình yêu-cầu của Kenneth Ferguson lên Trung-Ương để tùy trong đó trả lời cho Người Bạn Đồng-Minh…

Biền-biệt về sau vẫn không thấy Trung-Ương hồi-âm.

LÊ XUÂN NHUẬN

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung-tá Hoàng Viết Thìn

( LTS: Bài này có mang tính cá nhân, nhưng lỡ post, xin quý độc giả thông cảm HNPD ) Năm 1971, cơ-quan Cảnh-Sát Quốc-Gia của Việt-Nam Cộng-Hòa lại được cải-tổ, thành một Lực-Lượng: lần này rõ-ràng là để chuẩn-bị cho tình-hình hậu-Chiến-Tranh Việt-Nam.

Tuy nhiên, Chính-Quyền Miền Nam Việt-Nam đã không thi-hành Kế-Hoạch “Cảnh-Sát-Hóa”, là một Quốc-Sách đáng lẽ phải được áp-dụng tiếp theo Chương-Trình “Việt-Nam-Hóa Chiến-Tranh” của Hoa-Kỳ. (Xem cuốn hồi-ký “Cảnh-Sát-Hóa: Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Hòa” của Lê Xuân Nhuận.)

Trung-Ương tùy-tiện leo thang biệt-phái quân-nhân qua Cảnh-Lực. Số lượng quân-nhân từ đại-tá xuống đến binh-nhì đã tràn-ngập từ Bộ Tư-Lệnh xuống đến Xã/Phường, nâng nhân-số nguyên-gốc Cảnh-Sát Quốc-Gia từ mấy chục ngàn người lên đến tổng-số khoảng mười tám vạn người, gây nên những xáo-trộn lớn trong Ngành Áp-Pháp của Việt-Nam Cộng-Hòa.

Cảnh-nhân nguyên-gốc vốn có ngạch-trật và cấp-hiệu riêng (mặc dù bị Bộ Nội-Vụ kỳ-thị nên ít và chậm thăng-thưởng), nhưng không bị ai so-sánh ngạch-trật dân-sự của mình với cấp-bậc bên Quân-Lực để đánh giá “hơn/thua”.

Bây giờ thì mọi cảnh-nhân đều phải xếp lại thứ-hạng theo cấp-bậc quân-sự và mang cấp-hiệu quân-nhân; mà quân-nhân biệt-phái thì đông gấp bội phần và có cấp-bậc cao hơn rất nhiều, nên các sĩ-quan Quân-Lực được biệt-phái qua đều nắm giữ hầu hết các chức-vụ chỉ-huy quan-trọng trong Cảnh-Sát Quốc-Gia.

Trừ một thiểu-số có khả-năng và thiện-chí, còn thì đa-số đã không thạo việc mà không chịu học lại còn lợi-dụng cương-vị mới – có quyền-hành trực-tiếp đối với dân-nhân – để làm lợi riêng cho bản-thân, do đó, làm hại chung cho hoạt-động của cơ-quan trọng-yếu này của Chính Quyền.

Tôi thấy trước hậu-quả bất-lợi cho chế-độ nói chung, nhất là qua chính-sách quân-cách-hóa guồng-máy này, nên đã gửi lên Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực (qua Ngành Đặc-Biệt, hồi đó do Trung-Tá Nguyễn Mâu cầm đầu) một bức thư điều-trần quan-điểm của mình.

Tuy có ngụ-ý là chống “quân-phiệt”, nhưng tôi chỉ viết là tôi chống việc quân-nhân “tay ngang” qua làm “tay tổ” bên dân-chính (Thương-Cảng, Quan-Thuế, v.v…), nhất là hàng loạt qua cầm-nắm các then-chốt bên Cảnh-Sát Quốc-Gia.

Hậu-quả là tôi bị mất chức.

II

 Trung-Tá Hoàng Viết Thìn, nguyên là Sĩ-Quan Thuyết-Trình tại Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH, biệt-phái qua CSQG, được cử ra Nha-Trang làm Giám-Đốc Ngành Đặc-Cảnh Vùng II thay tôi; còn tôi trụt xuống làm Phó cho Thìn.

Tôi thì dù ơ cương-vị nào bao giờ cũng đem hết khả-năng, kinh-nghiệm, và thiện-chí của mình ra mà phục-vụ.

Tôi chống chính-sách quân-cách-hóa Cảnh-Lực, chứ không phải chống cá-nhân quân-nhân biệt-phái nào, nếu họ là những người có đức-độ và tài-năng.

Tôi đã tận-tình góp ý với Thìn trong những vấn-đề đặc-thù của Ngành Áp-Pháp, để giúp ảnh làm tròn trách-vụ, là trách-vụ chung, và tránh lỗi-lầm. Nhưng, nghe theo hay không là một chuyện khác.

Để xác-chứng quyền-lực của mình sau khi đáo-nhiệm Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, một hôm Đại-Tá (về sau là) Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình đến thị-sát Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II cũng là nhiệm-sở của Thìn và tôi.

Trong lễ tiếp-đón, tất cả các Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh/Thị trong Vùng đều về tập-trung trong sân trụ-sở cùng với toàn-thể các cấp viên-chức của Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng.

Khi xe của Đại-Tá Bình được đoàn hộ-tống hướng-dẫn từ phi-trường đến đậu trước cổng trụ-sở, Đại-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Vùng, vốn là cảnh-nhân nguyên-căn, lại mới tiếp-đón Cấp Trên theo lối nhà-binh lần đầu nên còn giữ thế chừng-mực, thì Thìn đã rời chỗ đứng của mình trong sân, lấn bước viên Chỉ-Huy-Trưởng Vùng địa-phương, ra cổng chào đón, rồi sánh vai Bình vừa chuyện-trò thân-mật vừa tiến vào sân, mặc viên Chỉ-Huy-Trưởng sở-tại im-lặng như một cái bóng thừa đi kèm một bên.

Về sau, có một lần Ngài Robert Grainger Ker Thompson được Tổng-Thống Hoa-Kỳ cử qua Việt-Nam tìm hiểu tình-hình tại chỗ, để giúp Hành-Pháp Hoa-Kỳ có thêm căn-bản hầu dễ quyết-định chính-sách đối với Việt-Nam Cộng-Hòa, trong cũng như sau Hòa-Hội Paris; và Robert Thompson đã chọn đến thu-thập thêm những dữ-kiện và nhận-định mới+lạ, về các vấn-đề dân-tình và chính-tình địa-phương, tại Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng này.

Tôi đã tự mình tìm hiểu từ lâu, và đã đọc được bản tài-liệu gốc về “Ấp Chiến-Lược”, nên biết rõ Sir Robert Thompson là “ông tổ” của Kế-Hoạch ấy – mà học-trò là Đại-Tá Mỹ Edward Lansdale đã đem qua đây dạy lại cho anh+em Tổng-Thống Diệm và Cố-Vấn Nhu. Thompson đến đây lần này là để đánh giá chiến-tranh du-kích, chiến-tranh rừng núi, chiến-tranh tiêu-hao – của cộng-sản Việt-Nam – là sở-trường và quan-tâm đặc-biệt của ông, chứ không phải chỉ chú-trọng về khả-năng chiến-tranh diện-địa của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, mà vai trò sắp chấm dứt nay mai. Tôi thảo bản thuyết-trình cho Ngành Đặc-Cảnh, và cũng dự-trù sẽ gặp riêng để trình-bày ý-kiến với Thompson.

Thế nhưng Trung-Tá Thìn, ỷ rành tiếng Anh, đã giành phần của Đại-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng sở-tại mà thuyết-trình và đối-đáp từ đầu đến cuối với Thompson, không để cho người chủ-nhà, lão-luyện trong nghề, có dịp đóng-góp một ý-kiến nào.

Bản thảo tài-liệu thuyết-trình của tôi đã bị loại bỏ từ đầu.

Kết-quả là Sir Robert Thompson, trong một sứ-mệnh trọng-đại như thế, đã chỉ nghe lại những quan-điểm thuần-túy quân-sự của Bộ Tổng Tham-Mưu, mà Thìn xin được, để dựa vào đó mà nói xuôi theo – những điều mà mọi giới-chức Hoa-Kỳ không cần đến đây cũng đều đã có nghe biết trước cả rồi.

Để có tư-cách Sĩ-Quan Cảnh-Sát Tư-Pháp, một yếu-tố cần-thiết về mặt pháp-lý trong hoạt-động của Ngành Đặc-Cảnh, tôi đề-nghị Thìn lập thủ-tục ra tuyên-thệ trước pháp-viện, như tôi đã làm. Thìn lắc đầu:

– Tôi là sĩ-quan cao-cấp Quân-Lực biệt-phái, không phải dân-sự như các anh!

Ngành Đặc-Cảnh có hệ-thống tổ-chức, điều-hành, và quản-trị riêng, theo hệ-thống dọc. Nhưng, trong những hoạt-động có liên-quan trực-tiếp đến quần-chúng một cách công-khai, Trưởng Ngành Đặc-Biệt phải nấp đằng sau, hoặc hành-sử tư-cách Phụ-Tá Đặc-Biệt của Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực địa-phương, theo hệ-thống ngang thí-dụ: bắt, giam, lục-soát, tịch-thu, thẩm-vấn, truy-tố, v.v… Tư-cách Phụ-Tá Đặc-Biệt là một chức-năng đương-nhiên do Sắc-Lệnh của Chính-Phủ Trung-Ương quy-định. Khi hành-sử chức-năng ấy, Trưởng Ngành Đặc-Cảnh một mặt phải chấp-hành các luật-lệ hành-pháp, một mặt phải tuân-thủ các thủ-tục tư-pháp.

Trong tinh-thần đó, và để giản-dị-hóa thủ-tục giấy-tờ, tôi có in sẵn một mẫu “Giấy Giới-Thiệu” để dùng trong mọi trường-hợp cắt cử thuộc-viên đi thi-hành bất-cứ một công-tác gì. Ở phần chức-vị, tôi ghi là “Thừa Ủy-Nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng II” rồi mới tự-xưng tư-cách “Phụ-Tá Đặc-Biệt”, xong ký tên mình, và đóng con dấu của Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng sở-quan. Ở phần Ghi-Chú, tôi cẩn-thận ghi: “Giấy Giới-Thiệu này được dùng để (làm gì), và có hiệu-lực kể từ ngày (nào) đến ngày (nào)”. Vì sợ bị kẻ gian lợi-dụng, nhất là vào thời-gian ấy có nạn “bất phục-tùng” (tức trốn quân-nhiệm) nên tôi ghi thêm: “Giấy Giới-Thiệu này không được dùng để thay-thế Thẻ Căn-Cước của công-dân, Thẻ Hành-Sự của viên-chức, hoặc bất-cứ Chứng-Minh Thư nào.”

Thìn cũng sử-dụng mẫu “Giấy Giới-Thiệu” của tôi, nhưng bỏ bớt câu cuối ở phần “Ghi-Chú” nói trên.

Nhậm-chức được một thời-gian, Thìn liền đặt hẳn phòng-giấy thường-trực và làm việc tại nhà tư, cùng đưa Đại-Úy Chánh Sở Tác-Vụ đến đó trực-tiếp làm việc riêng với nhau.

Những hiện-tượng ấy đã ghi một ấn-tượng sâu đậm trong lòng mọi người. Nó nói lên cái thế mạnh của Thìn, của giới quân-nhân biệt-phái, và rõ-ràng là ảnh đã cố-ý hành-động như trên.

Thật ra, chỉ có những người vì quá yêu nghề, hoặc không tham tiền, hoặc muốn yên phận, hoặc bị cầm chân, hoặc chưa có địp, nên mới ở lại với Ngành Đặc-Cảnh; còn những kẻ khác thì chỉ mong được chuyển qua Cảnh-Sát Sắc-Phục, để có hy-vọng kiếm chút lợi-lộc riêng-tư.

Nếu trong một Tỉnh mà Tỉnh-Trưởng là vua, thì Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực cũng là một phó-vương.

Thìn không bằng lòng với chức-vụ hiện có. Ảnh dòm-ngó chiếc ghế Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh sở-tại, nơi tọa-lạc trụ-sở của cơ-quan mình. Ý-đồ ấy quá lộ-liễu nên tiết-lậu ra ngoài. Và viên trung-tá đương-kim tại-chức, sợ bị mất chỗ, nên phải tự-vệ.

Và một trong những phương-thức tự-vệ đắc-sách nhất xưa nay vẫn là triệt-hạ tiềm-lực của đối-phương, nhất là khi mà đối-phương đã phạm sơ-hở rõ-ràng.

Một hôm, Đại-Tá Cao Xuân Hồng mời tôi vào phòng-giấy, và dặn tùy-phái đừng để người khác vào quấy rầy. Ông hỏi tôi:

– Ông có biết lâu nay Trung-Tá Hoàng Viết Thìn làm những việc gì không?

– Tôi nghĩ là vẫn những việc thông-thường như tôi đã làm trước kia.

Viên Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng II chỉ một chồng hồ-sơ để sẵn trên mặt bàn tiếp khách:

– Ông hãy đọc đi, rồi góp ý-kiến với tôi.

Đấy là những báo-cáo của một số nhân-viên thuộc Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Khánh-Hòa, kèm theo là những bản sao “Giấy Giới-Thiệu” do Trung-Tá Thìn ký. Những “Giấy Giới-Thiệu” ấy đã được cấp cho một số nguời có tên ghi bằng chữ viết tay mà tôi nhận ra là chính thủ-bút của Thìn.

Đại-Tá Hồng gọi điện-thoại mời Trung-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Tỉnh sở-tại đến, và dặn tùy-phái hãy để cho người này vào, xong quay lại tôi:

– “Giấy Giới-Thiệu” là để cấp cho thuộc-viên mỗi lần cần liên-lạc, tiếp-xúc với các cơ-quan đơn-vị khác. Giấy ấy cũng được cấp cho Mật-Báo-Viên để khi cần thì xuất-trình trước nhà chức-trách. Có phải hồi trước ông làm như thế không?

– Vâng.

– Thế mà hiện nay người nào mang “Giấy Giới-Thiệu” này cũng được xem là cảnh-nhân, mà cảnh-nhân thì được miễn quân-dịch. Trung-tá Thìn đã cấp cho các thanh-niên đến tuổi quân-nhiệm để họ khỏi đi làm nghĩa-vụ, và cấp cho cả các quân-nhân tại-ngũ để họ trả súng lại cho đơn-vị mà trở về nhà!

Viên đại-tá chỉ cho tôi đọc câu cuối ở phần “Ghi-Chú”: “Giấy Giới-Thiệu này được dùng để thay-thế Thẻ Căn-Cước, Thẻ Hành-Sự, và các loại Chứng-Minh-Thư khác.” Nãy giờ tôi tưởng là câu ghi-chú cũ của tôi đã được dùng lại và vẫn còn y nguyên, bây giờ mới thấy là thiếu chữ “không”.

Đại-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Vùng cầm tay tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi mà hỏi:

– Ông hãy nói thật với tôi: ông có dính-dáng xa gần gì đến việc làm này không? Nếu có thì tôi sẽ đỡ vớt cho ông, còn nếu không thì… ai làm nấy chịu!

– Tôi làm việc chung với ông từ bao lâu nay, tốt/xấu thế nào ông đã biết rõ tôi rồi.

– Tốt lắm! Thế thì tôi sẽ để mặc cho Cảnh-Lực Tỉnh; phận-sự của họ thì họ thi-hành!

Vừa lúc đó, viên Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Tỉnh gõ cửa bước vào, chào chúng tôi.

Viên đại-tá trưởng-thượng nói ngay:

– Ông Nhuận không liên-can gì đến những việc này!

Viên trung-tá kia nắm chặt tay tôi, lắc mạnh:

– Chính tôi cũng đã tin như thế mà!

Viên Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh lấy lại chồng tài-liệu, nói tiếp:

– Vì kính-trọng đại-tá cũng như có thiện-cảm với Ông Nhuận nên tôi mới trình riêng nội-vụ như thế này. Tôi cũng xin trình thêm là mỗi “Giấy Giới-Thiệu” như thế bán ra hắn thu vào được ít nhất là một trăm nghìn đồng; và bây giờ thì Giấy ấy đã được lưu-hành ở cả các Tỉnh khác nữa. Vậy xin Bộ Chỉ-Huy Vùng hãy xem như chưa hề hay biết gì về vụ này.

Sau khi viên trung-tá Trưởng CSQG Tỉnh ra về, viên đại-tá Trưởng CSQG Vùng mời tôi ngồi nán lại, và cho mời Trung-Tá Hoàng Viết Thìn vào.

– Tôi đã có lần nào ủy-nhiệm cho trung-tá ký thay tôi trên các “Giấy Giới-Thiệu” để thay-thế cho Thẻ Căn-Cước, Thẻ Hành-Sự, hoặc các loại Chứng-Minh-Thư hay không?

– Thưa không.

– Thế thì tại sao trung-tá lại ghi là “Thừa Ủy Nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Quốc-Gia Vùng II”?

Thìn nghẹn-ngào không thể trả lời.

Việt-Nam Cộng-Hòa có ba hệ-thống pháp-viện thì Thìn bị cả “ba tòa quan lớn” truy-tố: Tòa Án Sơ-Thẩm địa-phương về các tội-danh “tiếm chức”, “lạm dụng quyền hành làm điều phi pháp”; Tòa Án Quân Sự Thường-Trực thuộc Quân-Khu sở-tại về tội-danh “tán trợ bất phục tùng”; và Tòa Án Quân-Sự Tại Mặt Trận trong Quân-Khu liên-hệ về tội-danh “tán trợ đào binh trong thời chiến”.

Cả ba pháp-viện ấy đều đặt trụ-sở ngay tại thành-phố Nha Trang là nơi Thìn đang cư-ngụ và có nhiệm-sở của mình.

Khi thình-lình nhận được Trát Đòi, Thìn hốt-hoảng đang giữa đêm khuya vội lén-lút đắt vợ+con chạy trốn về Sài-Gòn, trình-diện tại Bộ Tổng Tham-Mưu, để tránh ê mặt với mọi người ở ngoài này.

Trước tình-cảnh đó, tôi không còn biết nói gì.

III

 Tôi ra Đà-Nẵng làm Giám-Đốc Ngành Đặc-Biệt Khu (Vùng) I trong năm 1973.

Năm 1975, Người Bạn Đồng-Minh của tôi – Kenneth Ferguson – đưa cho tôi xem hồ-sơ của Hoàng Viết Thìn xin vào làm việc tại Tòa Tổng-Lãnh-Sự (bộ-phận CIA) Khu (Vùng) I tại Đà-Nẵng, và hỏi ý-kiến của tôi.

Trong mối liên-hệ cá-nhân với Hoàng Viết Thìn, giữa hai chúng tôi không có điều gì khúc-mắc. Ở Vùng II, tôi đã tận-tình làm việc với Thìn, và chính Thìn cũng đã tỏ ra rất quý-mến tôi.

Nhưng nay thì Thìn lại muốn cộng-tác với cơ-quan tình-báo của Mỹ, là nơi mà “sai một ly thì đi một dặm”, tôi không dám chắc hiện Thìn đã “hồi-chính” hay chưa, mặc dù tôi rất muốn giúp anh.

Hồ-sơ xin việc thì đã có kết-quả sưu-tra về mặt chính-trị rồi – về mặt chính-trị thì đã tốt rồi – tại sao Người Bạn Đồng-Minh lại còn hỏi ý của tôi, hoặc muốn từ-khước mà lại đổ oán cho tôi hay sao?

Cựu Trung-Tá Hoàng Viết Thìn quen thân với Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình và nhiều giới-chức cao-cấp khác tại Bộ Tư-Lệnh CSQG.

Tôi thấy vấn-đề tế-nhị nên tránh dính vào, và đã chuyển trình yêu-cầu của Kenneth Ferguson lên Trung-Ương để tùy trong đó trả lời cho Người Bạn Đồng-Minh…

Biền-biệt về sau vẫn không thấy Trung-Ương hồi-âm.

LÊ XUÂN NHUẬN

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm