Đoạn Đường Chiến Binh

Trường Cao Đẳng Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa

Nhắc tới danh từ quốc phòng, nhiều người vẫn quan niệm rằng đó là lãnh vực quân sự của các nguời cầm súng. Điều này chỉ đúng một phần. Lãnh vực quân sự tuy quan trọng thật nhưng chỉ chiếm một phần trong công cuộc giữ nước, dựng nước

Vũ Quang

Huy hieu truong cao dang quoc phong.JPG

Tổ chức Trường Cao Đẳng Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa

Nhắc tới danh từ quốc phòng, nhiều người vẫn quan niệm rằng đó là lãnh vực quân sự của các nguời cầm súng. Điều này chỉ đúng một phần. Lãnh vực quân sự tuy quan trọng thật nhưng chỉ chiếm một phần trong công cuộc giữ nước, dựng nước. Nhu cầu quốc phòng đòi hỏi một nỗ lực chung của mọi lãnh vực từ chính trị, kinh tế tới các vấn đề tâm lý xã hội v.v. tất cả đều hướng về mục tiêu chung: phục vụ cho nhu cầu an ninh quốc gia.        Tại các quốc gia tiền tiến nhiều tổ chức ra đời để phục vụ cho nhu cầu quốc phòng như trường Cao đẳng chiến tranh (War college), Đại hoc chiến tranh Lục Quân, Hải, hay Không quân (Army, Navy, Air Force War Colleges), Cao Đẳng quốc phòng (National Defense College), Cao Đẳng Công Kỹ Nghệ (Industrial armed forces College) v.v. Mỗi quốc gia thường có một hoặc đôi ba trường ở tầm cỡ này. Tại quốc gia lớn như Hoa Kỳ họ tổ chức đầy đủ các trường như đã nêu trên. Trong khi tại Pháp, Anh hay Đức chỉ có một trường Cao Đẳng Chiến tranh duy nhất mà thôi.

Trước năm 1967, QLVNCH đã bành trứớng tới trên một triệu quân, trường huấn luyện quân sư cao nhất mới chỉ là trường Chỉ Huy Tham Mưu, nơi đào tạo các sỹ quan có khả năng đảm nhận chức vụ Tư Lệnh hay sỹ quan tham mưu cấp Sư Đòan, Quân Đòan. Trên hệ thống đó chưa có một trường huấn luyên nào quân sự cũng như dân sự dành riêng cho nhu cầu quốc phòng vừa nói.

Truong cao dang quoc phong VNCH.jpg

Cho mãi tới năm 1967 trường Cao Đẳng Quốc Phòng mới thực sự ra đời. Nhiệm vụ đựoc giao cho cơ sở huấn luyện này là đào tạo môt lớp cán bộ quân, chính, có khả năng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng liên quan tới hệ thống an ninh quốc gia, đồng thời có thể nghiên cứu đề thảo họach ra một chính sách an ninh quốc phòng. Được lựa chọn theo học trường này trong quân lực tối thiểu phải là cấp Đại Tá. Các ngành ngòai quân đội phải là cấp Tổng Giám Đốc trở lên. Trong những năm đầu phôi thai tiêu chuẩn này thường đuợc châm trước.

Khóa học đầu khai giảng vào tháng 5, 1968 gồm 15 cấp tá và 6 học viên cao cấp hành chánh. Họ ra trường vào tháng 4, 1969.

Khóa Hai gốm 16 học viên gốc quân đội (gồm cả tướng lãnh) và 8 cán bộ cao cấp thuộc các Bộ Phủ. Sĩ số học viên tăng dần theo mỗi khóa, cho tới khóa chót có khỏang 50 học viên theo học.

Chương trình huấn luyện đại lọai bao gồm 10 môn học và 7 buổi hội thảo chính trong các địa hạt Bang Giao Quốc Tế (sau đổi thành Chính Trị); Kinh Tế; Xã Hội và Chiến Lược Quân Sự.  Đặc biệt tại trường CĐQP không có các nhân viên giảng huấn cơ hữu. Tùy theo đề tài cần đựoc học hỏi, các chuyên viên có uy tín trong địa hạt đó được mời tới thuyết trình hoặc tham dự hội thảo. Các nhân vật danh tiếng trong các ngành trong và ngòai chính quyền, các Đại sứ ngọai quốc có nhiệm sở tại VN hay các nhân vật danh tiếng quốc tế thường được mời tới thuyết giảng trong số đó có Đại sứ Hoa Kỳ Bunker, William Colby, các tướng lãnh ngọai quốc như Đại Tướng Vanuxem (Pháp), Sarong (Úc) và các Giáo Sư danh tiếng như Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Cao Hách, Nguyễn Văn Canh, Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Văn Thuyết, Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Xuân Óanh, PhạmThị Tự, LS Trần Văn Tuyên v.v. Tùy viên quân sự DoThái tại Thái Lan và các tùy viên ngọai quốc tại Sàigon cũng được mời tới. Trong các dịp này các học viên có cơ hội thảo luận trực tiếp với các thuyết trình viên. Sau đó lớp học đựoc chia ra từng nhóm mổ sẻ về các đề tài vừa được thảo luận. Trong những buổi thảo luận nhóm như vậy, học viên xử dụng phương pháp động não hội (Brainstorming) để kích thích khả năng mổ sẻ vấn đề một cách có hệ thống. Ngòai các địa hạt học tập nói trên, các học viên phải qua một lớp Anh Văn thực dụng ngõ hầu có một số vốn ngọai ngữ đủ để thảo luận với các diễn giả ngọai quốc.

Có thể nói cho tới ngày trường phải đóng cửa không một Đại sứ nào mà không qua bục giảng của trường CĐQP, không có một giáo chức danh tiếng nào không có mặt ít nhất một lần tại trụ sở của trường tai Đại lộ Thống Nhất. Rất nhiều vị tướng lãnh ngọai quốc khi ghé qua Saigon cũng tạo cơ hội đến thảo luận với các học viên trường này. Chưa kể vị nguyên thủ quốc gia, ngừoi có công trong việc tạo lập trường này, đã lui tới nhiều lần kể cả các Tướng lãnh VN đang giữ các địa vị quan trọng.

Trung Tướng Vĩnh Lộc, sau đó Trung Tướng Lữ Lan lần lượt được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng nhà trường. Dưới quyền vị Chỉ Huy Trưởng có 3 khối chính. Quan trọng nhất là Khối Giảng Huấn, khởi đầu là Chuẩn Tướng Lê Trung Trực làm Giám Đốc kế đến Đại Tá Nguyễn Vĩnh Xuân, rồi Đại Tá Vũ Quang. Khối này cùng với các Khoa trực thuộc thiết lập học trình, điều hành chương trình giảng huấn. Có 4 Khoa chính. Khoa Chính Trị trước đó là Khoa Bang Giao Quốc Tế. Khoa Kinh Tế, Khoa Xã Hội Nhân Văn và Khoa Chiến Lược Quân Sự.  Các Trưởng Khoa có nhiệm vụ liên lạc vói các thuyết trình viên và điều hành chương trình giảng huấn.

Khối thứ hai là Khối Chiến Lược Vụ. Nhiệm vụ của khối này là phác họa ra các nhu cầu chiến lược, các mục tiêu quốc phòng để đưa vào khuôn khổ giảng huấn chung.

Khối thứ ba là Khối Hành Chánh với nhiệm vụ yểm trợ các nhu cầu điều hành nhà Trường và của các học viên.

Mỗi học viên truớc khi ra trường phài nộp một bản Luận văn phản ảnh công trình nghiên cứu của mình về một đề tài do mình chọn lựa liên quan tới nền an ninh quốc gia với sự hướng dẫn của một chuyên viên. Nhiều luận văn giá trị đã được cấp trên chú ý và đuợc áp dụng trong chính quyền.

https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/07/60ce1-caodangqp2.jpg?w=541&h=468

Sau khóa học các học viên được cơ hội du hành quan sát tới các quốc gia để học hỏi những nét đặc thù về các địa hạt an ninh quốc phòng của họ. Các quốc gia sau đây đã đựoc các học viên CĐQP tới thăm như Nam Dương, Tân Gia Ba, Do Thái, Đức, Nhật Bản, Pháp Ý, Anh v.v. Đây là cơ hội đặc biệt để các học viên có dịp thu thập kiến thức tại chỗ.

Bên lề các hoat động giảng huấn, Trường còn cho xuất bản một nguyệt san mang tên là Tập San Quốc Phòng. Tài liệu này đăng tải những bài khảo luận về mọi quan điểm liên quan đến nền an ninh quốc phòng bổ túc các đề tài đã được thảo luận tại trường, Tập san dầy 200 trang xuất bản đều đặn hàng tháng. Độc giả của Tập San không chỉ là các cá nhân mà còn các cơ sở trong chính quyền và ngọai quốc. Người ta dễ dàng tìm thấy trong Thư Viện Quốc gia Hoa Kỳ đầy đủ 68 tập đã đựoc xuất bản từ khởi thủy cho tới khi tan rã.

Họat động được trên 5 năm trường đang trên đà phát triển thì được chỉ thị ngưng chương trình giảng huấn bắt tay vào việc nghiên cứu bản dự thảo hiệp định hòa bình Ba Lê. Vào thời gian này Hoa Kỳ đi đêm với Bắc Việt. Họ mật đàm về một hiệp định gọi là hòa bình. Chánh phủ VNCH không được tham khảo cho tới khi bản văn kiện chính đã được Hoa Kỳ và Bắc Việt phê chuẩn, TT Nguyễn Văn Thiệu mới được TS Kissinger trao cho bản phụ đính (protocol) của bản hiệp định để lấy ý kiến (?). Đã từng chứng kiến các họat động giảng huấn của Trường trong nhiều năm qua Tổng Thống có lẽ cho rằng không có một tổ chức dân sự hay quân sự nào trong chính phủ tập trung được một lúc 4, 5 chục người có trình độ hiểu biết ngang nhau để có thể nghiên cứu về văn kiện này nên đã giao cho Trường nhiệm vụ vừa kể. Học viên được chia ra từng nhóm để thảo luận từng lãnh vực một. Từ đề mục “ngưng bắn tại chỗ” tới việc tổ chức các “ban Liên hợp 2 bên, 4 bên v.v. Cái khó của việc nghiên cứu này là phải cố gắng tìm kiếm thâu lượm các dữ kiện tình báo chiến lược để đặt ra mọi giả thuyết. Bởi lẽ bản văn trao cho trường như trên đã nói chỉ là bản phụ đính của văn kiện chính cho nên các học viên đã phải làm việc như “người mù sờ voi”. Bản nghiên cứu trong đó đưa ra 115 đề nghị mới đã được Trường đệ nạp lên Phủ TT. Sau đó người ta đựợc biết chính phủ VNCH đã yêu cầu HK sửa đổi bản văn”hòa bình” với những đề nghị cụ thể, nhưng phía HK cho rằng quá muộn (!).

Một phái đòan do TT Vĩnh Lộc CHT trừờng hướng dẫn với Đại Tá Vũ Quang phụ tá và một vài sỹ quan thuộc bộ Quốc Phòng và TTM đã được gửi sang Ba Lê với nhiệm vụ phụ giúp phái đòan hòa hội của VNCH trong khuôn khổ đàm phán hòa bình.

Khi bản Hiệp định hòa bình đuợc ký kết, tòan thể học viên của trường được bổ nhiệm vào các ủy ban liên hợp hội họp hàng ngày tại Camp David Tân Sơn Nhứt. Giai đọan giảng huấn của trường chấm dứt dần dần từ đó cho tới ngày VNCH sụp đổ.

Vũ Quang

https://phamhungcdqp.wordpress.com/2013/03/31/truong-cao-dang-quoc-phong-vnch-2/

https://dongsongcu.wordpress.com/

Tân Sơn Hà chuyên

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trường Cao Đẳng Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa

Nhắc tới danh từ quốc phòng, nhiều người vẫn quan niệm rằng đó là lãnh vực quân sự của các nguời cầm súng. Điều này chỉ đúng một phần. Lãnh vực quân sự tuy quan trọng thật nhưng chỉ chiếm một phần trong công cuộc giữ nước, dựng nước

Vũ Quang

Huy hieu truong cao dang quoc phong.JPG

Tổ chức Trường Cao Đẳng Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa

Nhắc tới danh từ quốc phòng, nhiều người vẫn quan niệm rằng đó là lãnh vực quân sự của các nguời cầm súng. Điều này chỉ đúng một phần. Lãnh vực quân sự tuy quan trọng thật nhưng chỉ chiếm một phần trong công cuộc giữ nước, dựng nước. Nhu cầu quốc phòng đòi hỏi một nỗ lực chung của mọi lãnh vực từ chính trị, kinh tế tới các vấn đề tâm lý xã hội v.v. tất cả đều hướng về mục tiêu chung: phục vụ cho nhu cầu an ninh quốc gia.        Tại các quốc gia tiền tiến nhiều tổ chức ra đời để phục vụ cho nhu cầu quốc phòng như trường Cao đẳng chiến tranh (War college), Đại hoc chiến tranh Lục Quân, Hải, hay Không quân (Army, Navy, Air Force War Colleges), Cao Đẳng quốc phòng (National Defense College), Cao Đẳng Công Kỹ Nghệ (Industrial armed forces College) v.v. Mỗi quốc gia thường có một hoặc đôi ba trường ở tầm cỡ này. Tại quốc gia lớn như Hoa Kỳ họ tổ chức đầy đủ các trường như đã nêu trên. Trong khi tại Pháp, Anh hay Đức chỉ có một trường Cao Đẳng Chiến tranh duy nhất mà thôi.

Trước năm 1967, QLVNCH đã bành trứớng tới trên một triệu quân, trường huấn luyện quân sư cao nhất mới chỉ là trường Chỉ Huy Tham Mưu, nơi đào tạo các sỹ quan có khả năng đảm nhận chức vụ Tư Lệnh hay sỹ quan tham mưu cấp Sư Đòan, Quân Đòan. Trên hệ thống đó chưa có một trường huấn luyên nào quân sự cũng như dân sự dành riêng cho nhu cầu quốc phòng vừa nói.

Truong cao dang quoc phong VNCH.jpg

Cho mãi tới năm 1967 trường Cao Đẳng Quốc Phòng mới thực sự ra đời. Nhiệm vụ đựoc giao cho cơ sở huấn luyện này là đào tạo môt lớp cán bộ quân, chính, có khả năng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng liên quan tới hệ thống an ninh quốc gia, đồng thời có thể nghiên cứu đề thảo họach ra một chính sách an ninh quốc phòng. Được lựa chọn theo học trường này trong quân lực tối thiểu phải là cấp Đại Tá. Các ngành ngòai quân đội phải là cấp Tổng Giám Đốc trở lên. Trong những năm đầu phôi thai tiêu chuẩn này thường đuợc châm trước.

Khóa học đầu khai giảng vào tháng 5, 1968 gồm 15 cấp tá và 6 học viên cao cấp hành chánh. Họ ra trường vào tháng 4, 1969.

Khóa Hai gốm 16 học viên gốc quân đội (gồm cả tướng lãnh) và 8 cán bộ cao cấp thuộc các Bộ Phủ. Sĩ số học viên tăng dần theo mỗi khóa, cho tới khóa chót có khỏang 50 học viên theo học.

Chương trình huấn luyện đại lọai bao gồm 10 môn học và 7 buổi hội thảo chính trong các địa hạt Bang Giao Quốc Tế (sau đổi thành Chính Trị); Kinh Tế; Xã Hội và Chiến Lược Quân Sự.  Đặc biệt tại trường CĐQP không có các nhân viên giảng huấn cơ hữu. Tùy theo đề tài cần đựoc học hỏi, các chuyên viên có uy tín trong địa hạt đó được mời tới thuyết trình hoặc tham dự hội thảo. Các nhân vật danh tiếng trong các ngành trong và ngòai chính quyền, các Đại sứ ngọai quốc có nhiệm sở tại VN hay các nhân vật danh tiếng quốc tế thường được mời tới thuyết giảng trong số đó có Đại sứ Hoa Kỳ Bunker, William Colby, các tướng lãnh ngọai quốc như Đại Tướng Vanuxem (Pháp), Sarong (Úc) và các Giáo Sư danh tiếng như Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Cao Hách, Nguyễn Văn Canh, Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Văn Thuyết, Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Xuân Óanh, PhạmThị Tự, LS Trần Văn Tuyên v.v. Tùy viên quân sự DoThái tại Thái Lan và các tùy viên ngọai quốc tại Sàigon cũng được mời tới. Trong các dịp này các học viên có cơ hội thảo luận trực tiếp với các thuyết trình viên. Sau đó lớp học đựoc chia ra từng nhóm mổ sẻ về các đề tài vừa được thảo luận. Trong những buổi thảo luận nhóm như vậy, học viên xử dụng phương pháp động não hội (Brainstorming) để kích thích khả năng mổ sẻ vấn đề một cách có hệ thống. Ngòai các địa hạt học tập nói trên, các học viên phải qua một lớp Anh Văn thực dụng ngõ hầu có một số vốn ngọai ngữ đủ để thảo luận với các diễn giả ngọai quốc.

Có thể nói cho tới ngày trường phải đóng cửa không một Đại sứ nào mà không qua bục giảng của trường CĐQP, không có một giáo chức danh tiếng nào không có mặt ít nhất một lần tại trụ sở của trường tai Đại lộ Thống Nhất. Rất nhiều vị tướng lãnh ngọai quốc khi ghé qua Saigon cũng tạo cơ hội đến thảo luận với các học viên trường này. Chưa kể vị nguyên thủ quốc gia, ngừoi có công trong việc tạo lập trường này, đã lui tới nhiều lần kể cả các Tướng lãnh VN đang giữ các địa vị quan trọng.

Trung Tướng Vĩnh Lộc, sau đó Trung Tướng Lữ Lan lần lượt được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng nhà trường. Dưới quyền vị Chỉ Huy Trưởng có 3 khối chính. Quan trọng nhất là Khối Giảng Huấn, khởi đầu là Chuẩn Tướng Lê Trung Trực làm Giám Đốc kế đến Đại Tá Nguyễn Vĩnh Xuân, rồi Đại Tá Vũ Quang. Khối này cùng với các Khoa trực thuộc thiết lập học trình, điều hành chương trình giảng huấn. Có 4 Khoa chính. Khoa Chính Trị trước đó là Khoa Bang Giao Quốc Tế. Khoa Kinh Tế, Khoa Xã Hội Nhân Văn và Khoa Chiến Lược Quân Sự.  Các Trưởng Khoa có nhiệm vụ liên lạc vói các thuyết trình viên và điều hành chương trình giảng huấn.

Khối thứ hai là Khối Chiến Lược Vụ. Nhiệm vụ của khối này là phác họa ra các nhu cầu chiến lược, các mục tiêu quốc phòng để đưa vào khuôn khổ giảng huấn chung.

Khối thứ ba là Khối Hành Chánh với nhiệm vụ yểm trợ các nhu cầu điều hành nhà Trường và của các học viên.

Mỗi học viên truớc khi ra trường phài nộp một bản Luận văn phản ảnh công trình nghiên cứu của mình về một đề tài do mình chọn lựa liên quan tới nền an ninh quốc gia với sự hướng dẫn của một chuyên viên. Nhiều luận văn giá trị đã được cấp trên chú ý và đuợc áp dụng trong chính quyền.

https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/07/60ce1-caodangqp2.jpg?w=541&h=468

Sau khóa học các học viên được cơ hội du hành quan sát tới các quốc gia để học hỏi những nét đặc thù về các địa hạt an ninh quốc phòng của họ. Các quốc gia sau đây đã đựoc các học viên CĐQP tới thăm như Nam Dương, Tân Gia Ba, Do Thái, Đức, Nhật Bản, Pháp Ý, Anh v.v. Đây là cơ hội đặc biệt để các học viên có dịp thu thập kiến thức tại chỗ.

Bên lề các hoat động giảng huấn, Trường còn cho xuất bản một nguyệt san mang tên là Tập San Quốc Phòng. Tài liệu này đăng tải những bài khảo luận về mọi quan điểm liên quan đến nền an ninh quốc phòng bổ túc các đề tài đã được thảo luận tại trường, Tập san dầy 200 trang xuất bản đều đặn hàng tháng. Độc giả của Tập San không chỉ là các cá nhân mà còn các cơ sở trong chính quyền và ngọai quốc. Người ta dễ dàng tìm thấy trong Thư Viện Quốc gia Hoa Kỳ đầy đủ 68 tập đã đựoc xuất bản từ khởi thủy cho tới khi tan rã.

Họat động được trên 5 năm trường đang trên đà phát triển thì được chỉ thị ngưng chương trình giảng huấn bắt tay vào việc nghiên cứu bản dự thảo hiệp định hòa bình Ba Lê. Vào thời gian này Hoa Kỳ đi đêm với Bắc Việt. Họ mật đàm về một hiệp định gọi là hòa bình. Chánh phủ VNCH không được tham khảo cho tới khi bản văn kiện chính đã được Hoa Kỳ và Bắc Việt phê chuẩn, TT Nguyễn Văn Thiệu mới được TS Kissinger trao cho bản phụ đính (protocol) của bản hiệp định để lấy ý kiến (?). Đã từng chứng kiến các họat động giảng huấn của Trường trong nhiều năm qua Tổng Thống có lẽ cho rằng không có một tổ chức dân sự hay quân sự nào trong chính phủ tập trung được một lúc 4, 5 chục người có trình độ hiểu biết ngang nhau để có thể nghiên cứu về văn kiện này nên đã giao cho Trường nhiệm vụ vừa kể. Học viên được chia ra từng nhóm để thảo luận từng lãnh vực một. Từ đề mục “ngưng bắn tại chỗ” tới việc tổ chức các “ban Liên hợp 2 bên, 4 bên v.v. Cái khó của việc nghiên cứu này là phải cố gắng tìm kiếm thâu lượm các dữ kiện tình báo chiến lược để đặt ra mọi giả thuyết. Bởi lẽ bản văn trao cho trường như trên đã nói chỉ là bản phụ đính của văn kiện chính cho nên các học viên đã phải làm việc như “người mù sờ voi”. Bản nghiên cứu trong đó đưa ra 115 đề nghị mới đã được Trường đệ nạp lên Phủ TT. Sau đó người ta đựợc biết chính phủ VNCH đã yêu cầu HK sửa đổi bản văn”hòa bình” với những đề nghị cụ thể, nhưng phía HK cho rằng quá muộn (!).

Một phái đòan do TT Vĩnh Lộc CHT trừờng hướng dẫn với Đại Tá Vũ Quang phụ tá và một vài sỹ quan thuộc bộ Quốc Phòng và TTM đã được gửi sang Ba Lê với nhiệm vụ phụ giúp phái đòan hòa hội của VNCH trong khuôn khổ đàm phán hòa bình.

Khi bản Hiệp định hòa bình đuợc ký kết, tòan thể học viên của trường được bổ nhiệm vào các ủy ban liên hợp hội họp hàng ngày tại Camp David Tân Sơn Nhứt. Giai đọan giảng huấn của trường chấm dứt dần dần từ đó cho tới ngày VNCH sụp đổ.

Vũ Quang

https://phamhungcdqp.wordpress.com/2013/03/31/truong-cao-dang-quoc-phong-vnch-2/

https://dongsongcu.wordpress.com/

Tân Sơn Hà chuyên

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm