Kinh Đời
Trương Nhân Tuấn - Ai nóng ruột muốn được đón tiếp TT Obama vào tháng 5 ?
Theo tin tòa Bạch ốc từ tháng 2 năm 2016, Tổng thống Obama sẽ thăm viếng Việt Nam vào tháng 5 năm 2016, nhân tham dự một Hội nghị cao cấp ở Châu Á. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam, ai sẽ tiếp đón ông Obama trong chuyến viếng thăm này ?
Ai nóng ruột muốn được đón tiếp TT Obama vào tháng 5 năm 2016 ?
Theo tin tòa Bạch ốc từ tháng 2 năm 2016, Tổng thống Obama sẽ thăm viếng
Việt Nam vào tháng 5 năm 2016, nhân tham dự một Hội nghị cao cấp ở Châu
Á. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam, ai sẽ tiếp đón ông Obama trong chuyến
viếng thăm này ?
Câu hỏi có vẻ thừa, vì trên nguyên tắc, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, mới
tái đắc cử TBT, còn có các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Mấy
ông này đều là những người có tư cách tiếp đón TT Obama. Đơn giản vì
nhiệm kỳ chủ tịch nước và thủ tướng chưa chấm dứt. Còn ông Trọng thì
ngoại lệ (do việc Hoa Kỳ nhìn nhận và tôn trọng thể chế chính trị của
VN).
Nhưng theo ông Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, qua loan tải của
báo chí trong nước hôm kia, kỳ họp Quốc hội cuối cùng (của nhiệm kỳ
2011-2016), tức vào cuối tháng 3-2016, sẽ bầu các chức vụ Chủ tịch nước,
Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.
Theo tôi, việc làm này của quốc hội, nếu đúng như vậy, là một viêc vi
hiến, nếu không nói đó là một cuộc "đảo chánh". Đó cũng là một sự sỉ
nhục đến danh dự hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.
Giả sử rằng ông Trần Đại Quang nóng ruột muốn ngồi sớm vào ghế chủ tịch
nước để được bắt tay với Obama, hay là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nóng
ruột tương tự. Hoặc đây là đòn thù của ông Nguyễn Phú Trọng nhắm vào
Nguyễn Tấn Dũng. Dầu thế nào, nếu không chứng minh được ông Dũng (và ông
Sang) có tội (nào đó) để buộc hai người này từ chức, thì cái gọi là "kỳ
họp Quốc hội" cuối cùng để bầu cử nhân sự sắp tới, là một thủ đoạn
chính trị (đê tiện) mà lịch sử Việt Nam sẽ ghi nhớ.
Nhiệm kỳ của chủ tịch nước, theo qui định điều 87 Hiến pháp:
"Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết
nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá
mới bầu ra Chủ tịch nước."
Tức nhiệm kỳ của ông Trương Tấn Sang chỉ chấm dứt sau khi Quốc hội mới bầu ra chủ tịch nước mới.
Nhiệm kỳ của thủ tướng, theo điều 97 của Hiến pháp:
"Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết
nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới
thành lập Chính phủ."
Tức là, nhiệm kỳ thủ tướng được hiến pháp qui định tương tự như chủ tịch nước.
Theo lịch trình bầu cử quốc hội, ngày 11 tháng 6 năm 2016 mới có kết quả bầu cử.
Tức là, các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng còn tại chức ít nhứt
cho hết ngày 11-6-2016. Ít nhứt, vì "gấp rút" cách mấy, Quốc hội mới
nhóm họp buổi đầu tiên phải sau ngày 11-6.
Ý kiến của ông Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc về việc quốc hội
nhiệm kỳ 2011-2016 bầu nhân sự lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2016-2021 là
vi hiến.
Trên nguyên tắc pháp lý, người dân bầu đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ
2016-2021 là gián tiếp bầu chủ tịch nước và thủ tướng cho nhiệm kỳ
2016-2021.
Quốc hội nhiệm kỳ 2011-2016 chỉ có quyền hạn trong nhiệm kỳ 2011-2016,
như bầu chủ tịch nước và thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016 . Quốc hội nhiệm
kỳ này không có thẩm quyền bầu chủ tịch nước và thủ tướng cho nhiệm kỳ
tới.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc có nói việc bãi nhiệm chủ tịch nước và thủ tướng
thuộc quyền hạn của quốc hội. Điều này đúng với qui định Hiến pháp và
Luật về Quốc hội.
Nhưng việc bãi nhiệm một chủ tịch nước, hay một thủ tướng, không thể là
một quyết định "khơi khơi", không dựa vào một lý do chính đáng.
Các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng tuy không còn nằm trong Trung
ương đảng, nhưng đây không phải là một lý do để "bãi nhiệm" hai ông này.
Bởi vì, một bên thuộc về luật lệ quốc gia (hiến pháp) và một bên thuộc
vấn đề nội bộ đảng CSVN. Qui định chỉ ủy viên TƯ mới có thể làm chủ tịch
nước hay thủ tướng là qui định của nội bộ đảng CSVN.
Khi lên nhậm chức (một chức vụ nhà nước), bất kỳ một đảng viên nào cũng
vậy, đều phải tuyên thệ "trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến
pháp".
Nếu đã "trung thành với Hiến pháp", thì những vận động của ông Trọng,
hay quí ông Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc... nhằm "hạ bệ" Trương Tấn
Sang và Nguyễn Tấn Dũng đều "phản bội" Hiến pháp.
Quí ông còn đến 5 năm nữa, còn vô số dịp để "bắt tay" không chỉ với
Obama, mà còn với vị tổng thống tương lai của hoa Kỳ. Có gì mà nóng
ruột?
Vụ ông Trọng đổi lại nội qui để giành ghế TBT (với Nguyễn Tấn Dũng) đã
là một tì vết trong sự nghiệp chính trị của ông Trọng. Điều này đã làm
tổn thương đến tính "chính đáng" của ông Trọng. Bây giờ ông Trọng lại
muốn ngồi xổm lên hiến pháp, thì sau này nói ai nghe ?
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Trương Nhân Tuấn - Ai nóng ruột muốn được đón tiếp TT Obama vào tháng 5 ?
Theo tin tòa Bạch ốc từ tháng 2 năm 2016, Tổng thống Obama sẽ thăm viếng Việt Nam vào tháng 5 năm 2016, nhân tham dự một Hội nghị cao cấp ở Châu Á. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam, ai sẽ tiếp đón ông Obama trong chuyến viếng thăm này ?
Ai nóng ruột muốn được đón tiếp TT Obama vào tháng 5 năm 2016 ?
Theo tin tòa Bạch ốc từ tháng 2 năm 2016, Tổng thống Obama sẽ thăm viếng
Việt Nam vào tháng 5 năm 2016, nhân tham dự một Hội nghị cao cấp ở Châu
Á. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam, ai sẽ tiếp đón ông Obama trong chuyến
viếng thăm này ?
Câu hỏi có vẻ thừa, vì trên nguyên tắc, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, mới
tái đắc cử TBT, còn có các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Mấy
ông này đều là những người có tư cách tiếp đón TT Obama. Đơn giản vì
nhiệm kỳ chủ tịch nước và thủ tướng chưa chấm dứt. Còn ông Trọng thì
ngoại lệ (do việc Hoa Kỳ nhìn nhận và tôn trọng thể chế chính trị của
VN).
Nhưng theo ông Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, qua loan tải của
báo chí trong nước hôm kia, kỳ họp Quốc hội cuối cùng (của nhiệm kỳ
2011-2016), tức vào cuối tháng 3-2016, sẽ bầu các chức vụ Chủ tịch nước,
Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.
Theo tôi, việc làm này của quốc hội, nếu đúng như vậy, là một viêc vi
hiến, nếu không nói đó là một cuộc "đảo chánh". Đó cũng là một sự sỉ
nhục đến danh dự hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.
Giả sử rằng ông Trần Đại Quang nóng ruột muốn ngồi sớm vào ghế chủ tịch
nước để được bắt tay với Obama, hay là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nóng
ruột tương tự. Hoặc đây là đòn thù của ông Nguyễn Phú Trọng nhắm vào
Nguyễn Tấn Dũng. Dầu thế nào, nếu không chứng minh được ông Dũng (và ông
Sang) có tội (nào đó) để buộc hai người này từ chức, thì cái gọi là "kỳ
họp Quốc hội" cuối cùng để bầu cử nhân sự sắp tới, là một thủ đoạn
chính trị (đê tiện) mà lịch sử Việt Nam sẽ ghi nhớ.
Nhiệm kỳ của chủ tịch nước, theo qui định điều 87 Hiến pháp:
"Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết
nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá
mới bầu ra Chủ tịch nước."
Tức nhiệm kỳ của ông Trương Tấn Sang chỉ chấm dứt sau khi Quốc hội mới bầu ra chủ tịch nước mới.
Nhiệm kỳ của thủ tướng, theo điều 97 của Hiến pháp:
"Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết
nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới
thành lập Chính phủ."
Tức là, nhiệm kỳ thủ tướng được hiến pháp qui định tương tự như chủ tịch nước.
Theo lịch trình bầu cử quốc hội, ngày 11 tháng 6 năm 2016 mới có kết quả bầu cử.
Tức là, các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng còn tại chức ít nhứt
cho hết ngày 11-6-2016. Ít nhứt, vì "gấp rút" cách mấy, Quốc hội mới
nhóm họp buổi đầu tiên phải sau ngày 11-6.
Ý kiến của ông Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc về việc quốc hội
nhiệm kỳ 2011-2016 bầu nhân sự lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2016-2021 là
vi hiến.
Trên nguyên tắc pháp lý, người dân bầu đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ
2016-2021 là gián tiếp bầu chủ tịch nước và thủ tướng cho nhiệm kỳ
2016-2021.
Quốc hội nhiệm kỳ 2011-2016 chỉ có quyền hạn trong nhiệm kỳ 2011-2016,
như bầu chủ tịch nước và thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016 . Quốc hội nhiệm
kỳ này không có thẩm quyền bầu chủ tịch nước và thủ tướng cho nhiệm kỳ
tới.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc có nói việc bãi nhiệm chủ tịch nước và thủ tướng
thuộc quyền hạn của quốc hội. Điều này đúng với qui định Hiến pháp và
Luật về Quốc hội.
Nhưng việc bãi nhiệm một chủ tịch nước, hay một thủ tướng, không thể là
một quyết định "khơi khơi", không dựa vào một lý do chính đáng.
Các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng tuy không còn nằm trong Trung
ương đảng, nhưng đây không phải là một lý do để "bãi nhiệm" hai ông này.
Bởi vì, một bên thuộc về luật lệ quốc gia (hiến pháp) và một bên thuộc
vấn đề nội bộ đảng CSVN. Qui định chỉ ủy viên TƯ mới có thể làm chủ tịch
nước hay thủ tướng là qui định của nội bộ đảng CSVN.
Khi lên nhậm chức (một chức vụ nhà nước), bất kỳ một đảng viên nào cũng
vậy, đều phải tuyên thệ "trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến
pháp".
Nếu đã "trung thành với Hiến pháp", thì những vận động của ông Trọng,
hay quí ông Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc... nhằm "hạ bệ" Trương Tấn
Sang và Nguyễn Tấn Dũng đều "phản bội" Hiến pháp.
Quí ông còn đến 5 năm nữa, còn vô số dịp để "bắt tay" không chỉ với
Obama, mà còn với vị tổng thống tương lai của hoa Kỳ. Có gì mà nóng
ruột?
Vụ ông Trọng đổi lại nội qui để giành ghế TBT (với Nguyễn Tấn Dũng) đã
là một tì vết trong sự nghiệp chính trị của ông Trọng. Điều này đã làm
tổn thương đến tính "chính đáng" của ông Trọng. Bây giờ ông Trọng lại
muốn ngồi xổm lên hiến pháp, thì sau này nói ai nghe ?
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)