Tham Khảo
Trường Sa : “ Quần đảo không có đảo ”
Việc phân định này là quan trọng bởi vì quy chế của thực thể giúp xác định xem thực thể đó có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa của nó, có lãnh hải 12 hải lý
Đá Su Bi, Trường Sa, Biển Đông (ảnh vệ tinh ngày 03/09/2015) |
Báo trên mạng Asiaone, ngày 13/07/2016 có bài giải thích rõ hơn về chiến
thuật của Philippines khi ra điều trần tại Tòa Trọng Tài liên quan đến
các thực thể tại Trường Sa, Biển Đông, dưới hàng tựa “ Quần đảo Trường
Sa ” : Không hề có đảo nào cả.
Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, hôm thứ Ba 12/07/2016, đã phán
quyết rằng không một thực thể nào trong quần đảo Trường Sa là đảo.
Trong số nhiều vấn đề đệ trình lên Tòa, Philippines muốn có được một
phán quyết về việc liệu một số thực thể ở Biển Đông mà cả Trung Quốc và
Philippines đều đòi hỏi có phải là đảo, là bãi đá hay chỉ là thực thể
nửa chìm nửa nổi, chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển –
UNCLOS.
Việc phân định này là quan trọng bởi vì quy chế của thực thể giúp xác
định xem thực thể đó có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm
lục địa của nó, có lãnh hải 12 hải lý hoặc không có vùng biển xung
quanh.
Trong phán quyết, Tòa Trọng Tài cho biết, trước tiên, đã tiến hành đánh
giá kỹ thuật để xem một số bãi san hô mà Trung Quốc đòi hỏi có hay không
nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều lên cao. Công việc này cũng dựa
nhiều vào các tài liệu lưu trữ và khảo sát lịch sử thủy văn.
Nêu ra Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển phân loại các thực thể trên
cơ sở « điều kiện tự nhiên », Tòa nhận định là « nhiều bãi đá ở Biển
Đông đã bị thay đổi mạnh mẽ qua các hoạt động bồi đắp và xây dựng gần
đây ».
Theo các điều 13 và 121 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các
thực thể trồi lên trên mặt nước khi thủy triều lên cao thì sẽ có ít nhất
là vùng lãnh hải 12 hải lý trong khi các thực thể bị ngập chìm khi thủy
triều lên cao thì không có lãnh hải.
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, chỉ có « vùng lãnh thổ được
hình thành một cách tự nhiên và trồi lên trên mặt nước khi thủy triều
lên cao và nuôi sống con người hoặc có đời sống kinh tế riêng – thì có
thể coi là đảo, có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa
riêng ».
Tòa Án nói rằng nhiều thực thể ở quần đảo Trường Sa hiện nay do nước này
hoặc nước khác ở vùng duyên hải kiểm soát và xây dựng trên đó những cấu
trúc và duy trì nhân sự. Sự hiện diện vào lúc này của con người trên
nhiều thực thể phụ thuộc vào « các nguồn cung ứng và hỗ trợ từ bên ngoài
» và nhiều thực thể đã bị thay đổi nhằm nâng cao khả năng sinh sống của
con người.
Do vậy, Tòa kết luận rằng tất cả các thực thể nổi lên trên mặt nước khi
thủy triều lên cao, ở Trường Sa, kể cả Itu Aba, về mặt pháp lý, là « bãi
đá » và chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
Tuy không đề nghị Tòa phân xử trong tài liệu đệ trình lên, phía
Philippines, trong phần tranh luận tại Tòa, đã nói rằng Itu Aba do Đài
Loan chiếm giữ không thể giúp duy trì hoạt động kinh tế và do vậy, không
có vùng đặc quyền kinh tế. Nước cờ của Manila là nếu như Itu Aba rộng
48 ha – thực thể lớn nhất ở Trường Sa – không thể coi là đảo thì không
một thực thể nào ở đây được coi là đảo.
Tòa đồng ý với Philippines là Đá Gạc Ma (Johnson Reef), Đá Châu Viên
(Cuarteron Reef), và Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) là những thực thể
nổi, còn Đá Su Bi (Subi Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef), và Bãi Cỏ
Mây (Second Thomas Shoal), trong điều kiện tự nhiên, là những thực thể
chìm khi thủy triều lên. Tuy nhiên, Tòa không đồng ý với Philippines về
Đá Ga Ven (Bắc), McKennan và kết luận cả hai đều là thực thể nổi.
(RFI)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trường Sa : “ Quần đảo không có đảo ”
Việc phân định này là quan trọng bởi vì quy chế của thực thể giúp xác định xem thực thể đó có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa của nó, có lãnh hải 12 hải lý
Đá Su Bi, Trường Sa, Biển Đông (ảnh vệ tinh ngày 03/09/2015) |
Báo trên mạng Asiaone, ngày 13/07/2016 có bài giải thích rõ hơn về chiến
thuật của Philippines khi ra điều trần tại Tòa Trọng Tài liên quan đến
các thực thể tại Trường Sa, Biển Đông, dưới hàng tựa “ Quần đảo Trường
Sa ” : Không hề có đảo nào cả.
Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, hôm thứ Ba 12/07/2016, đã phán
quyết rằng không một thực thể nào trong quần đảo Trường Sa là đảo.
Trong số nhiều vấn đề đệ trình lên Tòa, Philippines muốn có được một
phán quyết về việc liệu một số thực thể ở Biển Đông mà cả Trung Quốc và
Philippines đều đòi hỏi có phải là đảo, là bãi đá hay chỉ là thực thể
nửa chìm nửa nổi, chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển –
UNCLOS.
Việc phân định này là quan trọng bởi vì quy chế của thực thể giúp xác
định xem thực thể đó có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm
lục địa của nó, có lãnh hải 12 hải lý hoặc không có vùng biển xung
quanh.
Trong phán quyết, Tòa Trọng Tài cho biết, trước tiên, đã tiến hành đánh
giá kỹ thuật để xem một số bãi san hô mà Trung Quốc đòi hỏi có hay không
nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều lên cao. Công việc này cũng dựa
nhiều vào các tài liệu lưu trữ và khảo sát lịch sử thủy văn.
Nêu ra Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển phân loại các thực thể trên
cơ sở « điều kiện tự nhiên », Tòa nhận định là « nhiều bãi đá ở Biển
Đông đã bị thay đổi mạnh mẽ qua các hoạt động bồi đắp và xây dựng gần
đây ».
Theo các điều 13 và 121 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các
thực thể trồi lên trên mặt nước khi thủy triều lên cao thì sẽ có ít nhất
là vùng lãnh hải 12 hải lý trong khi các thực thể bị ngập chìm khi thủy
triều lên cao thì không có lãnh hải.
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, chỉ có « vùng lãnh thổ được
hình thành một cách tự nhiên và trồi lên trên mặt nước khi thủy triều
lên cao và nuôi sống con người hoặc có đời sống kinh tế riêng – thì có
thể coi là đảo, có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa
riêng ».
Tòa Án nói rằng nhiều thực thể ở quần đảo Trường Sa hiện nay do nước này
hoặc nước khác ở vùng duyên hải kiểm soát và xây dựng trên đó những cấu
trúc và duy trì nhân sự. Sự hiện diện vào lúc này của con người trên
nhiều thực thể phụ thuộc vào « các nguồn cung ứng và hỗ trợ từ bên ngoài
» và nhiều thực thể đã bị thay đổi nhằm nâng cao khả năng sinh sống của
con người.
Do vậy, Tòa kết luận rằng tất cả các thực thể nổi lên trên mặt nước khi
thủy triều lên cao, ở Trường Sa, kể cả Itu Aba, về mặt pháp lý, là « bãi
đá » và chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
Tuy không đề nghị Tòa phân xử trong tài liệu đệ trình lên, phía
Philippines, trong phần tranh luận tại Tòa, đã nói rằng Itu Aba do Đài
Loan chiếm giữ không thể giúp duy trì hoạt động kinh tế và do vậy, không
có vùng đặc quyền kinh tế. Nước cờ của Manila là nếu như Itu Aba rộng
48 ha – thực thể lớn nhất ở Trường Sa – không thể coi là đảo thì không
một thực thể nào ở đây được coi là đảo.
Tòa đồng ý với Philippines là Đá Gạc Ma (Johnson Reef), Đá Châu Viên
(Cuarteron Reef), và Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) là những thực thể
nổi, còn Đá Su Bi (Subi Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef), và Bãi Cỏ
Mây (Second Thomas Shoal), trong điều kiện tự nhiên, là những thực thể
chìm khi thủy triều lên. Tuy nhiên, Tòa không đồng ý với Philippines về
Đá Ga Ven (Bắc), McKennan và kết luận cả hai đều là thực thể nổi.
(RFI)