Kinh Đời
Truyền thông bất lương: Thượng bất chính hạ tắc loạn
Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, hôm 14/12/2016 nhìn nhận quản lý nhà nước yếu kém và không chủ động trong lĩnh vực truyền thông báo chí.
Có chức vụ Đảng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng
Trương Minh Tuấn đã phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị tổng kết năm 2016
và triển khai kế hoạch 2017 của các đơn vị thuộc quyền, gồm Cục Báo
chí, Cục Thông tin đối ngoại, Vụ Thông tin cơ sở, Cục Phát thanh truyền
hình và thông tin điện tử.
Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, hôm 14/12/2016 nhìn
nhận quản lý nhà nước yếu kém và không chủ động trong lĩnh vực truyền
thông báo chí.
Người dân Sài Gòn đọc báo sáng.AFP photo |
Dẹp loạn báo chí
Câu chuyện quản lý nhà nước diễn ra trong bối cảnh, báo chí dòng chính
có tới 50 đơn vị dính líu vào chiến dịch truyền thông bẩn mang tên “nước
mắm nhiễm độc”. Chiến dịch này được mô tả là do báo Thanh Niên và Hội
tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Vinastas cầm trịch.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, một nhân vật bảo thủ, lần đầu tiên được dư
luận khen ngợi vì đã nhanh chóng dẹp loạn báo chí. Theo VnExpress bản
tin trên mạng ngày 6/12/2016, Bộ Thông tin Truyền thông đã thu hồi thẻ
nhà báo của hai lãnh đạo báo Thanh Niên là Phó Tổng Biên tập Đặng Ngọc
Hoa và Tổng Thư ký Võ Khối của tờ báo. Trước đó ngày 21/11/2016, có đến
50 cơ quan báo chí dòng chính đứng đầu là báo Thanh Niên bị phạt 200
triệu đồng, báo Người tiêu dùng 50 triệu đồng, còn các báo khác từ mức
40 triệu tới thấp nhất là 10 triệu. Có thể nói hầu hết các báo giấy và
báo điện tử lớn ở Việt Nam đã rơi vào vũng lầy truyền thông bẩn.
Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng sau việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư luận xã hội.
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập nằm ngoài sự kiểm soát
của chính quyền cho rằng, một số báo chí từng được gọi là báo chí cách
mạng, giờ đây chạy theo chủ nghĩa kim tiền và truyền thông bẩn mượn danh
ý thức hệ.
Theo lời nhân vật từng được tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đưa
vào danh sách 100 anh hùng truyền thông thế giới năm 2014, thì những tờ
báo dính vào vụ truyền thông bôi bẩn nước mắm truyền thống đã có được
những hợp đồng quảng cáo béo bở; một số nhà báo trực tiếp nhận tiền để
giúp một đại công ty nước mắm công nghiệp giành chiếm thị trường 200
triệu lít nước mắm/năm, mà phần lớn đang nằm trong tay các nhà làm nước
mắm truyền thống quốc hồn quốc túy. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng tiếp
lời:
“Việc này cho thấy là một bộ phận lớn trong giới truyền thông nhà
nước không những vô cảm mà họ còn dính dáng vào những vụ ăn chia bất hợp
pháp. Đáng kể hơn là họ đã đạp trên đầu người dân, đạp trên đầu nước
mắm truyền thống. Gần đây báo giới xôn xao về chuyện có một nhà báo bị
công an khám nhà và tìm thấy tới 168 tỷ đồng tiền mặt trong nhà nhà báo
đó, cùng với 8 sổ đỏ tức là chứng nhận sở hữu nhà. Tôi nghe chuyện này
và rất ngạc nhiên, không thể tưởng tượng được số tiền tới hơn 7 triệu đô
la tiền mặt, tức 168 tỷ đồng nằm trong nhà một nhà báo. Người ta còn
khẳng định với tôi những chuyện như thế này ở Hà Nội là bình thường…tình
hình thực tế cho thấy truyền thông ở Việt Nam đã bị suy thoái toàn
thân… ”
Trên thực tế truyền thông báo chí Việt Nam thuộc về nhà nước, do nhà
nước lãnh đạo và quản lý, cho dù cơ quan chủ quản có thể khác nhau về
danh hiệu. Đáp câu hỏi về khả năng có sự buông lỏng quản lý trong vụ bê
bối truyền thông bất lương, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội
Luật gia TP.HCM nhận định:
“Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng sau
việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư
luận xã hội. Đối với những người làm sai đó, cơ quan quản lý nhà nước đã
căn cứ vào Luật Báo chí để xử lý. Đây là một trò mà dư luận xã hội đã
lên án, như vậy xử lý mạnh tay vừa rồi chính là lời cảnh báo đối với
những người làm báo không chân chính. Thông qua câu chuyện này thì pháp
luật ở Việt Nam cần sửa đổi những quy định, những kẻ hở của Luật Cạnh
tranh để có sự cạnh tranh lành mạnh. Về phía các nhà báo, tôi nghĩ rằng
luật pháp không thiên vị bất cứ ai, họ có những sai phạm thì phải xử lý
một cách nghiêm minh.”
Báo chí và nhóm quyền lực
Các nhà sản xuất nước mắm truyền thống bày tỏ thái độ bất bình, khi báo
chí do nhà nước quản lý lại tiếp tay trở thành công cụ cho kẻ xấu cạnh
tranh bất chính. Kỹ sư Lê Anh, chủ hãng nước mắm truyền thống Lê Gia ở
Thanh Hóa, mô tả nước mắm truyền thống làm bằng cá, đặc biệt cá cơm ủ
chượp với muối trong thùng gỗ, thời gian lên men từ 18 tháng tới 24
tháng mới cho ra sản phẩm nước mắm. Còn nước mắm công nghiệp được cho là
sử dụng một lượng nhỏ nước mắm truyền thống rồi pha loãng và cho thêm
các phụ gia khác.
Vẫn theo lời ông Lê Anh, vừa rồi truyền thông bất lương trở thành công
cụ cho một đại công ty nước mắm công nghiệp muốn soán đoạt thị trường
của nước mắm truyền thống, sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Kỹ
sư Lê Anh đặt vấn đề về trách nhiệm quản lý nhà nước. Ông nói:
“Nếu tôi nhớ không nhầm, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cũng có nêu
ra những bất cập trong quản lý báo chí. Cũng rất may ngoài thông tin
các tờ báo lớn còn có thông tin mạng xã hội, thông tin trên internet cho
nên mọi thứ được cân bằng hơn. Tuy nhiên là sức mạnh của báo chí, cũng
như sự quản lý thì nó chi phối và trách nhiệm của cơ quan quản lý rất
quan trọng. Chúng tôi rất mong báo chí truyền thông cũng như cơ quan
quản lý nhà nước hãy làm sao để thông tin không bị nhiễu loạn, không bị
các thế lực đứng phía sau làm nhiễu loạn vì các mục đích không lành
mạnh, không trong sáng.”
Trả lời chúng tôi, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nói rằng, khủng hoảng
truyền thông bẩn về vụ nước mắm nhiễm độc không phải là biểu hiện của tự
diễn biến, tự chuyển hóa trong giới báo chí, mà nó phản ánh một thực tế
khác. Ông nói:
Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là gì so với quan chức cả, thành thử cứ thoải mái mà ‘ăn’.
- Ông Phạm Chí Dũng
“Một số người bạn của tôi bên trong báo giới nhà nước nói thẳng với tôi
là ‘Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào
thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là gì so với quan chức cả, thành thử cứ
thoải mái mà ‘ăn’.”
VietnamNet đưa tin về Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch
2017 của các đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông dẫn lời Bộ
trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, cần lấy sự ổn định của báo chí làm mục
tiêu quản lý, báo chí phải ở trong khuôn khổ hoạt động đúng pháp luật.
Bộ Thông tin Truyền thông không lấy việc xử phạt làm thành tích.
Giáo sư Trần Hữu Dũng chủ trang mạng Viet Studies ở Hoa Kỳ, khi đưa tin
về hoạt động vừa nêu đã bình luận vui rằng, cách “quản lý” tốt nhất cho
ông Trương Minh Tuấn là đóng cửa tất cả các báo chí chừa báo Nhân Dân!
Trong khi đó, TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nói với chúng tôi là đã quá
muộn để Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chấn chỉnh quản lý, làm sạch làng
báo. Bởi vì theo lời nhà báo tự do, sâu thẳm bên trong làng báo đã hình
thành những tổ hợp khá vững chắc liên kết với những nhóm quyền lực chính
trị, đứng sau lưng một nhân vật quyền lực nào đó.
Nam Nguyên
(RFA)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
CUỘI ÔM ĐỐNG ĐA
*
Bảy mươi năm ăn nằm Hồ Quang đoãng
Đỗ Mười mươi hậu sản Nguyễn Thị Doan
Chú Thu Nông Xuân Lạc Quốc Trần Hoàn
Bình Thị Nguyễn Văn Hoan Duy Đức Cống
*
Cổ lai hy Thất thập người phản động khỉ Ba Đình Cuội ôm quận Đống Đa
Lừa Cát Bà băng Hà Nội Gạc Ma
Casa chết vệ sinh ngoài Vũng Áng
Võ Kim Cự bãi Kê Gà tới tháng Formosa vét cạn máng Cửu Long
*
Tạ Bích Loan Tòng Thị Phóng Hàm Rồng
Bạch long vỹ Mao Trạch Đông Phú Trọng
Việt kiều nuôi lũ Việt gian Việt cộng
Minh bú buồi Ái Quốc Mút Cu Ba
*
Tạ Phong Tần chày cối Cây Da Xà Điếu Cầy bỗng dương Trần Dân Tiên Lãng
Đĩ theo đảng Hồ Tập Chương đại hán
Tập cận Bình xả láng tánh lưu manh
Vịnh Cam Ranh Bành Lệ Viện ban nghành đập ruồi béo muỗi mành thằng củ lẳng
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Truyền thông bất lương: Thượng bất chính hạ tắc loạn
Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, hôm 14/12/2016 nhìn nhận quản lý nhà nước yếu kém và không chủ động trong lĩnh vực truyền thông báo chí.
Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, hôm 14/12/2016 nhìn
nhận quản lý nhà nước yếu kém và không chủ động trong lĩnh vực truyền
thông báo chí.
Người dân Sài Gòn đọc báo sáng.AFP photo |
Dẹp loạn báo chí
Câu chuyện quản lý nhà nước diễn ra trong bối cảnh, báo chí dòng chính
có tới 50 đơn vị dính líu vào chiến dịch truyền thông bẩn mang tên “nước
mắm nhiễm độc”. Chiến dịch này được mô tả là do báo Thanh Niên và Hội
tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Vinastas cầm trịch.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, một nhân vật bảo thủ, lần đầu tiên được dư
luận khen ngợi vì đã nhanh chóng dẹp loạn báo chí. Theo VnExpress bản
tin trên mạng ngày 6/12/2016, Bộ Thông tin Truyền thông đã thu hồi thẻ
nhà báo của hai lãnh đạo báo Thanh Niên là Phó Tổng Biên tập Đặng Ngọc
Hoa và Tổng Thư ký Võ Khối của tờ báo. Trước đó ngày 21/11/2016, có đến
50 cơ quan báo chí dòng chính đứng đầu là báo Thanh Niên bị phạt 200
triệu đồng, báo Người tiêu dùng 50 triệu đồng, còn các báo khác từ mức
40 triệu tới thấp nhất là 10 triệu. Có thể nói hầu hết các báo giấy và
báo điện tử lớn ở Việt Nam đã rơi vào vũng lầy truyền thông bẩn.
Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng sau việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư luận xã hội.
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập nằm ngoài sự kiểm soát
của chính quyền cho rằng, một số báo chí từng được gọi là báo chí cách
mạng, giờ đây chạy theo chủ nghĩa kim tiền và truyền thông bẩn mượn danh
ý thức hệ.
Theo lời nhân vật từng được tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đưa
vào danh sách 100 anh hùng truyền thông thế giới năm 2014, thì những tờ
báo dính vào vụ truyền thông bôi bẩn nước mắm truyền thống đã có được
những hợp đồng quảng cáo béo bở; một số nhà báo trực tiếp nhận tiền để
giúp một đại công ty nước mắm công nghiệp giành chiếm thị trường 200
triệu lít nước mắm/năm, mà phần lớn đang nằm trong tay các nhà làm nước
mắm truyền thống quốc hồn quốc túy. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng tiếp
lời:
“Việc này cho thấy là một bộ phận lớn trong giới truyền thông nhà
nước không những vô cảm mà họ còn dính dáng vào những vụ ăn chia bất hợp
pháp. Đáng kể hơn là họ đã đạp trên đầu người dân, đạp trên đầu nước
mắm truyền thống. Gần đây báo giới xôn xao về chuyện có một nhà báo bị
công an khám nhà và tìm thấy tới 168 tỷ đồng tiền mặt trong nhà nhà báo
đó, cùng với 8 sổ đỏ tức là chứng nhận sở hữu nhà. Tôi nghe chuyện này
và rất ngạc nhiên, không thể tưởng tượng được số tiền tới hơn 7 triệu đô
la tiền mặt, tức 168 tỷ đồng nằm trong nhà một nhà báo. Người ta còn
khẳng định với tôi những chuyện như thế này ở Hà Nội là bình thường…tình
hình thực tế cho thấy truyền thông ở Việt Nam đã bị suy thoái toàn
thân… ”
Trên thực tế truyền thông báo chí Việt Nam thuộc về nhà nước, do nhà
nước lãnh đạo và quản lý, cho dù cơ quan chủ quản có thể khác nhau về
danh hiệu. Đáp câu hỏi về khả năng có sự buông lỏng quản lý trong vụ bê
bối truyền thông bất lương, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội
Luật gia TP.HCM nhận định:
“Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng sau
việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư
luận xã hội. Đối với những người làm sai đó, cơ quan quản lý nhà nước đã
căn cứ vào Luật Báo chí để xử lý. Đây là một trò mà dư luận xã hội đã
lên án, như vậy xử lý mạnh tay vừa rồi chính là lời cảnh báo đối với
những người làm báo không chân chính. Thông qua câu chuyện này thì pháp
luật ở Việt Nam cần sửa đổi những quy định, những kẻ hở của Luật Cạnh
tranh để có sự cạnh tranh lành mạnh. Về phía các nhà báo, tôi nghĩ rằng
luật pháp không thiên vị bất cứ ai, họ có những sai phạm thì phải xử lý
một cách nghiêm minh.”
Báo chí và nhóm quyền lực
Các nhà sản xuất nước mắm truyền thống bày tỏ thái độ bất bình, khi báo
chí do nhà nước quản lý lại tiếp tay trở thành công cụ cho kẻ xấu cạnh
tranh bất chính. Kỹ sư Lê Anh, chủ hãng nước mắm truyền thống Lê Gia ở
Thanh Hóa, mô tả nước mắm truyền thống làm bằng cá, đặc biệt cá cơm ủ
chượp với muối trong thùng gỗ, thời gian lên men từ 18 tháng tới 24
tháng mới cho ra sản phẩm nước mắm. Còn nước mắm công nghiệp được cho là
sử dụng một lượng nhỏ nước mắm truyền thống rồi pha loãng và cho thêm
các phụ gia khác.
Vẫn theo lời ông Lê Anh, vừa rồi truyền thông bất lương trở thành công
cụ cho một đại công ty nước mắm công nghiệp muốn soán đoạt thị trường
của nước mắm truyền thống, sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Kỹ
sư Lê Anh đặt vấn đề về trách nhiệm quản lý nhà nước. Ông nói:
“Nếu tôi nhớ không nhầm, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cũng có nêu
ra những bất cập trong quản lý báo chí. Cũng rất may ngoài thông tin
các tờ báo lớn còn có thông tin mạng xã hội, thông tin trên internet cho
nên mọi thứ được cân bằng hơn. Tuy nhiên là sức mạnh của báo chí, cũng
như sự quản lý thì nó chi phối và trách nhiệm của cơ quan quản lý rất
quan trọng. Chúng tôi rất mong báo chí truyền thông cũng như cơ quan
quản lý nhà nước hãy làm sao để thông tin không bị nhiễu loạn, không bị
các thế lực đứng phía sau làm nhiễu loạn vì các mục đích không lành
mạnh, không trong sáng.”
Trả lời chúng tôi, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nói rằng, khủng hoảng
truyền thông bẩn về vụ nước mắm nhiễm độc không phải là biểu hiện của tự
diễn biến, tự chuyển hóa trong giới báo chí, mà nó phản ánh một thực tế
khác. Ông nói:
Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là gì so với quan chức cả, thành thử cứ thoải mái mà ‘ăn’.
- Ông Phạm Chí Dũng
“Một số người bạn của tôi bên trong báo giới nhà nước nói thẳng với tôi
là ‘Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào
thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là gì so với quan chức cả, thành thử cứ
thoải mái mà ‘ăn’.”
VietnamNet đưa tin về Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch
2017 của các đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông dẫn lời Bộ
trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, cần lấy sự ổn định của báo chí làm mục
tiêu quản lý, báo chí phải ở trong khuôn khổ hoạt động đúng pháp luật.
Bộ Thông tin Truyền thông không lấy việc xử phạt làm thành tích.
Giáo sư Trần Hữu Dũng chủ trang mạng Viet Studies ở Hoa Kỳ, khi đưa tin
về hoạt động vừa nêu đã bình luận vui rằng, cách “quản lý” tốt nhất cho
ông Trương Minh Tuấn là đóng cửa tất cả các báo chí chừa báo Nhân Dân!
Trong khi đó, TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nói với chúng tôi là đã quá
muộn để Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chấn chỉnh quản lý, làm sạch làng
báo. Bởi vì theo lời nhà báo tự do, sâu thẳm bên trong làng báo đã hình
thành những tổ hợp khá vững chắc liên kết với những nhóm quyền lực chính
trị, đứng sau lưng một nhân vật quyền lực nào đó.
Nam Nguyên
(RFA)