Văn Học & Nghệ Thuật
Từ ‘Giấc Ngủ Mười Năm’ đến Ác Mộng Trăm Năm *
Chiến tranh, trong mọi thời kỳ, bởi mọi nguồn cơn, là một tai họa lớn lao. Chiến tranh mang đến sự hủy diệt của không chỉ nhân mạng, làng mạc, phố xá, sông suối, núi rừng mà còn cả tình người, điều giúp cho con người tiếp tục là con người ngay cả trong những hoàn cảnh đen tối nhất. Chiến tranh cũng là cái cớ tuyệt hảo để người ta đạp đổ những hàng rào luân lý, đạo đức mà không cần phải cảm thấy áy náy. Để chiến thắng, người ta không ngần ngại áp dụng những thủ đoạn vô luân vô đạo. Một trong những thủ đoạn này là gắn đầu ác thú lên thân thể kẻ thù. Giới lãnh đạo của phe chiến thắng trong cuộc nội chiến Bắc Nam vừa qua, gồm thành phần chóp bu của đảng CSVN, chiếm giải quán quân trong lãnh vực này. Trong chiến tranh Việt Nam và rất lâu sau đó, họ đã giúp biến người dân người lính miền Nam thành những con quỷ khát máu, một lũ ăn thịt người trong mắt người dân và bộ đội miền Bắc. Sau khi chiến tranh chấm dứt, họ tiếp tục bôi nhọ hình ảnh người lính miền Nam như thế mặc dù họ đã mỗi ngày chạm mặt, sinh hoạt gần gũi với những con người bằng xương bằng thịt ở phía Nam đất nước. Cái hình ảnh xấu xa họ dựng lên trong thời chiến đã thấm sâu vào xương tủy, tim óc người miền Bắc, và sau này, lan tỏa đến các thế hệ trẻ trong cả nước. Đối với đa số dân chúng, “lính ngụy” và “ăn thịt người” là hai từ luôn đi đôi với nhau.
Nhà văn Trần Doãn Nho, tù cải tạo cho đến 1981, kể lại kinh nghiệm của ông về hiện tượng này trong lần viếng thăm thủ đô Hà Nội trong bài ký “Lô sơn yên tỏa” mà người viết trích dẫn dưới đây.
[…]
Hồng im lặng uống hết cốc nước. Mặt trời lên cao. Tôi cảm thấy
người bứt rứt nóng. Tôi trả tiền, ra đi. Hai chú cháu đi vòng quanh hồ
Hoàn Kiếm. Nắng chói chang trên mặt hồ. Tháp Rùa với lá cờ đỏ dựng trên
đỉnh và câu khẩu hiệu treo chung quanh trông nhỏ hẳn đi. Vài người câu
cá quanh bờ hồ. Đám trẻ con chạy nhảy, la hét quanh các ghế đá. Hồng hỏi
tôi:
– Ở quê mình, người ta theo ngụy nhiều không chú?
– Nhiều. Hầu hết đều là ngụy.
–
Sao lại hầu hết. Nhân dân ta mà theo ngụy được à. Chỉ có bọn Thiệu chứ.
Cháu nghe nói bọn ngụy tàn ác lắm, sao lại có kẻ theo chúng nhỉ. Mà
chú, sao ngụy lại ăn thịt người vậy chú?
Tôi quay nhìn Hồng:
– Ai nói với cháu vậy?
– Cháu biết.
– Như chú cũng ngụy mà chú có ăn thịt người đâu.
– Chắc chú lầm lỡ. Chú trông hiền lành, đàng hoàng thế mà ngụy gì!
Tôi cười:
– Cháu sách vở, kinh điển quá.
– Cháu chưa hiểu ý chú.
– Chú muốn nói cháu chỉ lập lại những điều cháu học trong sách vở. Cháu ít biết bên ngoài.
– Cháu đi thực tế luôn à.
– Thực tế ở đây, chứ ở miền Nam cháu đã biết gì đâu.
Cô
gái cười, đôi má phúng phính, hồng lên trong nắng. Tôi lách xe đạp
tránh một bà cụ băng qua đường. Hai chú cháu đi vào một đoạn đường đầy
bóng mát. Tiếng ve kêu ồn ào trên các vòm cây. Hà Nội vào trưa, một buổi
trưa hè. Đó là năm 1983.
[…]
Đó là năm 1983. Miền Nam đã “giải phóng” được 8 năm. Nhưng miền Bắc thì rõ ràng là chưa!
*
Tôi đã nói về đề tài “lính ngụy ăn thịt người” một vài lần, nhưng chưa hề thấy đủ. Bởi vì chưa hề đủ! Đã có không ít người, vì những lý do mà họ nghĩ rằng cao cả, chỉ muốn quay lưng lại, tảng lờ, chối bỏ sự hiện diện của những nọc độc văn hóa đang luân lưu trong huyết quản dân tộc với luận điệu quen thuộc “Hãy chôn chặt chương sách sử xấu xa này và cùng hướng về tương lai.” Ừ thì chôn. Nhưng chôn ở đâu? Trong những cuốn sách của những cây bút thế giá đang tiếp tục bày bán đầy dẫy ở các hàng sách hoặc nằm nghiêm trang trong các thư viện trên cả nước, hoặc trong chồng sách giáo khoa được mang ra giảng dạy ở các cấp trung và tiểu học hàng ngày? Hoặc trên hệ thống Internet, nơi những nọc độc văn hóa được ngụy trang như là dữ kiện lịch sử sẽ xuất hiện trên màn hình máy vi tính của người đọc chỉ sau vài cú nhấn trên bàn phím?
Trong số những người tin vào huyền thoại “lính ngụy ăn thịt người” có thể kể đến Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái, những nhà văn tiếng tăm của Việt Nam, "những người mà dựa vào chức năng của họ, trí tuệ và khả năng tư duy phải vượt trội hơn những tầng lớp khác trong xã hội" như tôi đã từng phát biểu. Vậy mà, ở vào những năm đầu thế kỷ 21, hơn một phần tư thế kỷ sau khi cuộc nội chiến kết thúc, họ tiếp tục sử dụng huyền thoại “ăn thịt người” khi cần phải mô tả tội ác của “lính ngụy” trong tác phẩm của mình.
Về các nhà văn Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái, tôi đã đề cập một cách khá chi tiết trong bài viết “Khi nhà văn không chỉ là kẻ đồng lõa” và phổ biến trên liên mạng cách đây khá lâu. Xin dẫn lại ở đây một vài đoạn có liên quan đến điều đang được thảo luận. Những chỗ in nghiêng là phần mà người viết muốn lưu ý bạn đọc.
Vào tháng 11 năm 2002, tôi có cơ hội đọc Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh trên mạng talawas. Tôi theo dõi Đi tìm nhân vật một cách thích thú, cho đến gần hết chương 6. Cũng trong năm 2002, tôi có dịp đọc Cõi người rung chuông tận thế của
Hồ Anh Thái. Vào lúc bấy giờ, hình như ông là chủ tịch Hội Nhà văn thủ
đô Hà Nội. Ở một trang nào đó cũng nằm trong chương 6, tôi ngừng đọc.
Nơi tôi đã dừng lại ở hai tác phẩm, có một điểm rất chung.
Phần trích dẫn dưới đây từ Đi tìm nhân vật
đề cập đến sự tàn bạo của chiến tranh. Tôi không biết Tạ Duy Anh đã gặp
những khó khăn nào trong việc cho ra đời cuốn sách này (hình như sách
bị tịch thu/cấm phát hành một thời gian?) với phần diễn tả sự thống
khoái bệnh hoạn của người lính bộ đội trong khi tàn sát lũ "lính nguỵ"
và đám "nguỵ cái" dưới đây, nhưng tôi phải thú thực đã cảm thấy có sự
khiên cưỡng trong tâm lý nhân vật:
"… Quân ta ào lên, bắt giết, đâm, giẫm đạp. Một mụ nguỵ cái, ngực để trần, miệng há ra ú ớ. Niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình. Mình găm vào ngực mụ cả loạt khiến ngực mụ vỡ toác mà mặt mụ vẫn chưa tắt hy vọng. Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế! Một thằng nguỵ bị mình xọc lê vào bụng, nghe ‘thụt’ một cái. Mình nghiến răng vặn lê rồi trở báng súng phang vào giữa mặt hắn. Hắn lộn một vòng, gồng mình giãy chết như con tôm sống bị ném vào chảo mỡ."
Đoạn kế tiếp là một xung đột đầy kịch tính, phục vụ cùng một mục đích: diễn tả sự tàn bạo của chiến tranh, trong đó người lính là con thú mắc bẫy. Người lính cụ Hồ chọn ném đứa bé hai tuổi xuống ao nước cho chết đuối thay vì để nó, một cách không thể nghi ngờ, bị sát hại bởi "Mỹ nguỵ" sau đó. Bất kể có đồng ý với cách hành xử của người lính hay không, tôi ghi nhận nỗ lực của Tạ Duy Anh trong việc chuyên chở khá thành công điều xem chừng như một nghịch lý: những tư duy nhân bản có khi được thể hiện dưới những dạng tàn bạo nhất. Đoạn này chấm dứt như sau:
"Hai ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị băm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn nguỵ ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội. Nó đã hy sinh như một người anh hùng trên chiến trận."
Dưới đây là đoạn trong chương 6 của Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái mà tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc:
"Hùng lao người bơi xuôi theo dòng suối tương đối cạn, xa hẳn chỗ Hoa đang nấp. Lũ thám báo văng tục chạy men bờ đuổi theo. Có những chỗ suối cạn không bơi được, Hùng phải chạy. Bốn tên thám báo nhảy chồm chồm trên những tảng đá giữa lòng suối, rồi quây được Hùng vào giữa. Anh quật ngã một thằng. Nó cắm đầu xuống nước, không thấy động đậy gì. Nhưng những thằng kia đã xúm lại. Chỉ một lát sau, chúng đã lôi xềnh xệch Hùng lên bờ. Thân thể anh bầm dập đẫm máu. Chúng đấm đá túi bụi để lấy cung cho tới khi anh ngất đi. Anh tỉnh lại, chúng đánh tiếp. Hoa hiểu vì sao chúng không dùng đến súng. Chúng cũng không muốn gây ra tiếng nổ ở vùng rừng này.
Cuối cùng, điều Hoa không ngờ đã tới. Cô chỉ nghĩ rằng bọn thám báo sẽ lôi Hùng đi làm tù binh để tiếp tục lấy khẩu cung. Nhưng thằng cầm con dao găm của anh đã cúi xuống rạch một đường thành thạo trên bụng Hùng. Anh quằn quại hét lên một tiếng rùng rợn. Ở trên cao, Hoa nghiến chặt răng gần như ngất đi. Hai thằng kia đè chặt chân tay Hùng cho thằng mổ bụng moi tim gan ra. Chúng nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ. Hai hột tinh hoàn thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn."
Tạ Duy Anh là nhà văn có tay nghề cao. Chỉ cần một câu ngắn, "… chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội",
ông đã làm được nhiều việc. Trước hết ông xác lập "thực tế" dựa vào
cung cách diễn đạt ngắn, gọn như một mệnh lệnh của cấu trúc câu. Người
đọc không có thì giờ, và do đó, cơ hội để hoài nghi khẳng định của ông.
Thứ đến, ông "tầm thường hoá", không phải bản chất và mức độ tàn độc mà
là sự hiện hữu và khả năng tái diễn của, một tội ác khủng khiếp bằng
cách nói về nó một cách thản nhiên như đang nói về một sự kiện vô cùng
bình thường, cho dù có trông đợi hay không, sẽ chắc chắn xảy ra một cách
đều đặn và tự nhiên như người Hà Nội sẽ tiếp tục đi ăn chả cá Lã Vọng.
Sau hết, ông xác định "ranh giới" của những tội ác được phép xảy ra: tất
cả những gì khác hơn việc ăn thịt đồng loại, và trong Đi tìm nhân vật,
đó là những tội ác (của bộ đội) xảy ra trước và sau câu văn ngắn gọn
nói trên! Không giống như những đoạn văn khác, Tạ Duy Anh xây dựng đoạn
“lính ngụy ăn thịt người” một cách thoải mái và tự tin, tôi có thể hình
dung. Ông không hề ngay cả trong một sát na hoài nghi điều mình viết
xuống. Bởi vì "lính nguỵ ăn thịt người" là điều có thật, cũng thật như
mặt trời sẽ mọc ở hướng Đông vào mỗi buổi sáng. Ông không phải hư cấu,
và ông yên tâm vô cùng.
Riêng về trường hợp Hồ Anh Thái, không có
gì khó khăn để nhận ra đoạn văn của tác giả này chỉ là một sao chép vụng
về từ một điều đã nghe/đọc/nhặt từ một hay nhiều nơi nào khác. "Thám
báo ngụy" và "ăn thịt người" là những cụm từ cũ mèm, sáo mòn được dùng
đi dùng lại không biết bao nhiêu lần bởi những cây viết trước ông. Hơn
thế nữa, khả năng “hư cấu” nghèo nàn của ông khiến câu chuyện càng trở
nên khó tin. Ông không nhìn ra cái chi tiết “Chúng (lính thám báo) nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ” đang chửi nhau chan chát với “Hoa hiểu vì sao chúng không dùng đến súng. Chúng cũng không muốn gây ra tiếng nổ ở vùng rừng này.”
Tất nhiên Hồ Anh Thái chưa từng ở vào cái tình huống ông đang diễn tả
như là một người lính, bất kể là thám báo “nguỵ” hay trinh sát “Việt
cộng.” Cho nên ông thay vì rón rén mồi lửa lại đi "nổi lửa" nướng thịt
người và trong cùng một lúc rất cẩn thận không dùng đến súng vì sợ gây
tiếng động! Ông không hề biết gì về khoảng cách và tốc độ mà khói và mùi
thịt cháy khét, thịt rừng hay thịt… người, có thể đạt đến!
Trong khi tay nghề cao thấp khác nhau, cả hai nhà văn đều cùng chia sẻ một điều: niềm tin tuyệt đối vào chuyện lính ngụy thật sự ăn thịt người. Tất nhiên Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái không phải là những nhà văn duy nhất sử dụng huyền thoại này để diễn tả tội ác của người lính miền Nam. Tôi tin rằng còn có nhiều tác phẩm với những tình huống tương tự. Và tôi cũng tin như đinh đóng cột là tất cả các tác giả chuyên trị “lính ngụy ăn thịt người” không có ai chứng kiến tận mắt cái tội ác ghê rợn này. Nhưng tất cả đều thuộc nằm lòng, đều hăng hái nói về, hăng hái viết về, và sẵn sàng làm chứng cho sự hiện hữu của một tội ác như thế. Không chút đắn đo!
Tai sao? Quyền lực nào đã khiến cho họ, một cách mù quáng, biến cái tội ác ghê rợn này thành một tín điều bất khả tư nghị và vất qua một bên lý trí và chức năng sáng tạo của mình để chỉ sử dụng một cách máy móc một khuôn mẫu mòn nhẵn để cực tả “tội ác” tưởng tượng của người lính miền Nam? Cái khuôn đến từ đâu, do ai đúc ra, và trong tình huống nào. Câu hỏi hóc búa, nhức nhối, đầy dằn vặt. Và trong nhiều năm, tôi không có câu trả lời.
*
Trong phần trên, tôi đã đưa ra bằng chứng không thể chối cãi về những nọc độc văn hóa tiếp tục lan tràn trong huyết quản dân tộc, phần lớn được chuyên chở bởi các tác phẩm văn học nghệ thuật sản sinh từ nền văn học Cách mạng. Riêng câu hỏi “Âm mưu biến người miền Nam thành bầy thú dữ chuyên ăn thịt người bắt nguồn từ đâu?” luôn ám ảnh tôi. Trong nhiều năm, tôi không tìm được manh mối nào về nguồn gốc của âm mưu ác độc, vô luân, phản dân tộc này cho đến gần đây, khi tình cờ đọc một truyện ngắn do một người bạn trên Facebook đưa đường dẫn. Và Eureka! Tôi tin rằng mình đã tìm được bằng chứng cụ thể của cái “khuôn mẫu tội ác” mà hệ thống văn hóa tuyên truyền miền Bắc đã sử dụng rất nhuần nhuyễn trong gần ba phần tư thế kỷ qua!
Truyện mà tôi được đọc có tựa đề “Giấc ngủ mười năm, ” sáng tác và quảng bá năm 1949, vào khoảng giữa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do Việt Minh lãnh đạo. Trong truyện, nhân vật chính, nông dân Nông Văn Minh, kể lại tao ngộ kỳ lạ của mình. Tham gia kháng chiến chống Pháp, bị thương ở đầu, ngất đi và tỉnh lại mười năm sau. Được Đào, cô con gái nay đã lớn khôn, kể cho nghe diễn tiến trong mười năm qua, từ chiến thắng rực rỡ của Việt Minh cho đến những thành quả vượt bực trong việc xây dựng một đất nước độc lập và thống nhất dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một thứ Rip Van Winkle on steroids, dựa trên cách đánh giá của Ngô Tự Lập. Nguyễn Cao Sinh, trong bài nhận định cùng tên “Giấc ngủ mười năm” đăng trên báo Văn Nghệ Quân Đội năm 2008, đã không hề kiệm lời tán dương nội dung của truyện. “Câu chuyện được viết theo bút pháp, mà các nhà phê bình văn học gọi là ‘bút pháp huyền thoại’, ‘bút pháp giả tưởng’… đã thể hiện một niềm tin chắc chắn, một niềm lạc quan phơi phới về sự tất thắng của cuộc kháng chiến, về một tiền đồ tươi sáng của đất nước ta sẽ ‘tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới’”. Đứng trên quan điểm lịch sử, đặt câu chuyện vào thời điểm năm 1949 chúng ta càng thấy giá trị, ý nghĩa cũng như tính dự báo thiên tài của tác phẩm, Nguyễn Cao Sinh phát biểu.
Người viết không có ý định tranh cãi với ông Nguyễn Cao Sinh về nhận định trên, cho dù “tính dự báo thiên tài” của tác phẩm không hẳn là hoàn toàn chính xác, thí dụ như cái viễn tượng “đất nước ta sẽ tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới” chẳng hạn. Tuy nhiên, trong truyện “Giấc ngủ mười năm,” một số chi tiết hư cấu đã trở thành hiện thực cho dù có xê xích một số năm. Thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như sự phổ cập của khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm” là những bằng chứng cho thấy khả năng “tiên tri” của truyện. Đã có một số ý kiến qua lại liên quan đến việc tác giả của “Giấc ngủ mười năm” có phải là cha đẻ của văn học “viễn tưởng” Việt Nam hay không. Trong khi đây là một đề tài thú vị, người viết xin nhường sân chơi cho quý vị có thẩm quyền trong lãnh vực phê bình văn học để họ quần thảo. Thay vào đó, người viết muốn chia sẻ cùng bạn đọc một chi tiết rất quan trọng nhưng, vì một số lý do không khó hiểu cho lắm, hầu như hoàn toàn bị bỏ rơi hoặc né tránh bởi những người đã bỏ công đọc, nghiên cứu, và nồng nhiệt tán dương truyện ngắn này.
Ở góc nhìn của mình, người viết cho rằng “Giấc ngủ mười năm” trước và trên hết là một tác phẩm tuyên truyền bậc thầy với tầm ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, tác động lên tâm lý đông đảo quần chúng không chỉ trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) mà còn về sau này, trong cuộc chiến tranh “chống Mỹ” và các cơ hội khác. Quan trọng hơn nữa, tác phẩm “Giấc ngủ mười năm” nếu không phải là điểm khởi hành của thì cũng là bằng chứng cụ thể nhất về một chiến lược tuyên truyền vô cùng hiệu quả nhằm mục đích biến kẻ thù, bất kỳ “kẻ thù” là ai, thành bầy ác thú man rợ để khơi dậy căm thù. Và lửa căm thù thiêu đốt lòng người biến thành sức mạnh cần thiết để chiến thắng. “Biến căm thù thành sức mạnh” là khẩu hiệu quen thuộc được hô hoán liên tục suốt hai cuộc chiến tranh, không phải vậy hay sao?
Điều gì trong tác phẩm tuyên truyền “Giấc ngủ mười năm” đã dẫn người viết đến một kết luận nghiêm trọng như thế, bạn hỏi. Không nhiều, chỉ là một đoạn không dài lắm trong truyện, bắt đầu với những câu văn được trích dẫn dưới đây:
“Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.”
Tất nhiên là không có chút xíu liên hệ nào giữa đoạn văn nói trên và phần mô tả lính “thám báo ngụy” hãm hiếp và hành hạ dã man trước khi sát hại các nữ thanh niên xung phong trong “Tiểu thuyết Vô đề” của nhà văn Dương Thu Hương dưới đây:
Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực cô hồn, gặp sáu cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung quanh.
Trở lại với “Giấc ngủ mười năm.” Phần mô tả tội ác của thực dân Pháp tiếp tục với những hình ảnh càng lúc càng ghê rợn hơn như sau:
“Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá.
Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú. Người đàn bà vô phúc van khóc chừng nào, thì Tây reo cười chừng ấy.
Bắt được người già và thanh niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng lòng trên cành cây, chất củi thui. Có khi chúng nó bắt ăn thuốc viên, nói là thuốc chữa bệnh. Nuốt xong chừng mấy phút đồng hồ thì trợn mắt lăn ra chết, cả mình mẩy tím bầm.
Trẻ con thì chúng nó bắt bỏ trong chum, nấu nước sôi giội vào. Hoặc trói 2, 3 em lại một bó, quấn rơm và giẻ chung quanh, rồi chúng nó tưới dầu xăng đốt.
Tây ác như vậy, cho nên dân ta ai cũng hăng máu lên. Họ nói thà đánh Tây mà chết còn hơn để nó hành hạ mà chết.”
Tây thực dân ác là cái chắc. Đốt nhà, hiếp dâm, giết người, chúng đều đã có làm. Nhưng để nghĩ ra những hành động quái đản, ghê rợn trong phần trích dẫn ở trên, tác giả phải có một khả năng tưởng tượng có một không hai, mãnh liệt đến độ bệnh hoạn. Ở vào thời điểm này, năm 2015, mặc dù đã từng làm quen với những màn giết chóc, thiêu sống người dã man của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) trên màn ảnh nhỏ, rất khó để thuyết phục người đọc là bọn thực dân Pháp đã thực sự nhúng tay vào những tội ác ghê tởm như tác giả mô tả trong đoạn trích dẫn kể trên. Tuy nhiên, trong những năm kháng chiến chống Pháp, một bộ phận rất lớn dân chúng đã dễ dàng tin rằng đây là những tội ác có thật của bọn thực dân. Tai sao? Tại vì tên tuổi, địa vị của tác giả, và nhất là niềm tin và sự tôn sùng của một khối lớn nhân dân mà tác giả giành được qua những thủ đoạn tuyên truyền tinh vi trong giai đoạn lịch sử liên hệ.
“Giấc ngủ mười năm” cùng với các sản phẩm tuyên truyền tương tự được dàn dựng, truyền bá rộng rãi đến các tầng lớp dân chúng, được đưa vào chương trình tuyên huấn, dân vận để giáo dục bộ đội và nhân dân biết căm thù, để biến căm thù thành sức mạnh. Và tác giả, không chỉ là một nhà tuyên truyền thiện nghệ mà còn là một chiến lược gia tài ba, đã dựa vào sức mạnh của căm thù để lèo lái cuộc kháng chiến đến thành công. Nguyên tắc “dựa vào căm thù để chiến thắng” tiếp tục sau đó với những cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp trong các đợt cải cách ruộng đất, đánh tư sản, đánh trí phú địa hào. Và tiếp theo là cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước,” trong đó kẻ thù, người miền Nam, cần được biến thành ác thú. Vì độc lập tự do hạnh phúc, vì thống nhất đất nước, mọi thủ đoạn, dù tồi tệ đến đâu, đều có thể được chấp nhận. Hơn nữa, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống là điều bình thường trong công tác tuyên truyền, nhất là khi nhân danh những điều cao quý, đẹp đẽ nhất. Cho nên, ăn thịt người, không phải vì đói khát mà vì nhu cầu khát máu của người miền Nam, là một tội ác “hợp lý” để tròng lên đầu kẻ thù cùng một giống nòi. Nghĩ cho cùng, “ăn thịt người” thì đâu đã thấm gì so với “tội ác” của bọn thực dân Pháp được mô tả bởi ngòi bút thần sầu của tác giả trong truyện “Giấc ngủ mười năm.” Những ai đã tin vào sự hiện hữu của những tội ác như thế nhất định sẽ sẵn sàng tin vào những tội ác kém man rợ hơn, “lính ngụy ăn thịt người” chẳng hạn. Và như thế, trá ngụy biến thành tín điều, và mọi người đều hăng hái kể về, nói về, viết về, và làm chứng cho cái tội ác ghê rợn mà họ không hề chứng kiến.
*
Sẽ bị xem là võ đoán nếu quả quyết rằng sự xuất hiện của tác phẩm “Giấc ngủ mười năm” là điểm xuất phát của chiến lược sử dụng căm thù để chiến thắng. Cũng liều lĩnh không kém nếu khẳng định rằng khái niệm “biến căm thù thành sức mạnh” là phát minh của tác giả truyện “Giấc ngủ mười năm.” Vào năm 1949, thời điểm tác phẩm này được viết ra và phổ biến, Hồng quân Trung Hoa đã kiểm soát toàn bộ hoặc ít nhất phần lớn lãnh thổ Hoa lục, và ảnh hưởng của đàn anh CS Trung quốc lên giới lãnh đạo CS đàn em tại Việt Nam chỉ có thể ngày mỗi lớn mạnh thêm. Có thể khái niệm căm thù đã được tác giả “nhập cảng” từ đồng chí Mao Trạch Đông vĩ đại, người phát động chiến dịch “Thổ địa Cải cách” với khẩu hiệu “Vạn niên đích oan yêu thân – Thiên niên đích cừu yêu báo” trong những năm 1946 – 1949 ở Trung quốc và đem áp dụng cho công cuộc kháng chiến chống Pháp và kế hoạch phát động căm thù trong chương trình Cải Cách Ruộng Đất sau đó. Như vậy, có thể sách lược dựa vào căm thù để chiến thắng đã có mặt ngay trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp, trước khi truyện “Giấc ngủ mười năm” được phổ biến. Trong mọi trường hợp, không thể chối cãi “Giấc ngủ mười năm” là bằng chứng cụ thể và rõ ràng nhất về việc sử dụng căm thù như là món vũ khí hàng đầu để chiến thắng, trong chiến tranh cũng như trong các cuộc đấu tranh nhằm tiêu diệt kẻ thù giai cấp của đảng CS. Chưa bao giờ và ở đâu nguyên tắc “cứu cánh biện minh cho phương tiện” được nâng lên một tầm cao như vậy.
Căm thù, như thế, đã trở thành một phần không thể tách rời của văn hóa Việt Nam trong gần ba phần tư thế kỷ, nếu tính từ những ngày đầu của công cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong chừng ấy năm, bao nhiêu máu đã đổ xuống, bao nhiêu xương cốt đã đầy lên, bao nhiêu hận thù đã chồng chất, và còn như vẫn chưa đủ, nọc độc căm thù tiếp tục được bơm vào huyết quản dân tộc, phần lớn qua các hình thái văn học nghệ thuật và giáo dục. Chỉ cần nhìn lại các sáng tác thơ văn xuất hiện trong hai cuộc chiến tranh và xa hơn, đặc biệt từ nền văn học cách mạng. Có được bao nhiêu tác phẩm mà trong đó không nhắc đến chém giết và hận thù? Có khi nào các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà vẽ tranh v.v.. đã đóng góp vào “sự nghiệp” nuôi dưỡng căm thù dừng lại và tự hỏi mình những hình ảnh về tội ác mà họ sẽ tròng lên đầu lên cổ kẻ thù đến từ đâu?
Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người. Những thế hệ Việt Nam, hàng hàng lớp lớp, được nuôi dưỡng bởi dòng sữa ngập ngụa hận thù, khi trưởng thành, sẽ có những đóng góp gì cho đất nước, đặc biệt về mặt văn hóa? Lợi ích trăm năm hay là ác mộng trăm năm?
*
Đã đến lúc trả lời câu hỏi đang treo lơ lửng trên đầu lưỡi của bạn. Điều gì làm người viết quả quyết truyện “Giấc ngủ mười năm,” đúng hơn là tác giả của nó, có đủ quyền lực để khiến những người cầm bút thuộc nền văn học cách mạng, một cách mù quáng, biến cái tội ác tưởng tượng “lính ngụy ăn thịt người” thành một tín điều bất khả tư nghị và vất qua một bên lý trí và chức năng sáng tạo của mình để chỉ sử dụng một cách máy móc cái khuôn mẫu “tội ác” mô tả trong văn bản tuyên truyền này nhằm biến người lính miền Nam thành bầy ác quỷ?
Bởi vì tác giả là Trần Lực. Còn được biết đến dưới các bút danh Chiến Thắng, Chiến Sĩ, Howang T.S, Lý Thụy, Nguyễn Du Kích, Nguyễn Ái Quốc, Trần Dân Tiên… trong số hàng trăm tên hiệu được tác giả sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chức vụ sau cùng của tác giả: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có thể bạn sẽ cảm thấy có chút hoang mang hoặc ngay cả có nhu cầu không để bị thuyết phục bởi các dữ kiện do bài viết này cung cấp. Không sao! Đó là phản ứng tự nhiên của người đã quá lâu bị che phủ dưới bóng âm u của thần tượng. Đây là một trong những trường hợp tốt hơn hết nên để cho người đọc tự tìm lấy câu trả lời. Người viết xin nhường cho bạn cái công việc điền vào chỗ trống, hoặc như người Mỹ thường nói, connecting the dots, nối những chấm dữ kiện trong bài viết để rút ra kết luận cho chính mình. Nếu vẫn cảm thấy chưa đủ, chỉ cần bấm vào đường dẫn dưới đây để đọc toàn văn truyện “Giấc ngủ mười năm” cùng với các thông tin liên quan đến thân thế tác giả. Và hãy yên tâm, sẽ không có tường lửa, bởi vì người CS không có thói quen dựng tường lửa ngăn chặn nguồn thông tin tuyên truyền của chính họ!
Đường dẫn đến truyện “Giấc ngủ mười năm”:
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30008&cn_id=223316
Phùng Nguyễn
9/19/2015
* Một phần của bài viết này đã được đưa lên blog Rừng & Cây của VOA Tiếng Việt
http://damau.org/archives/39491
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Từ ‘Giấc Ngủ Mười Năm’ đến Ác Mộng Trăm Năm *
Chiến tranh, trong mọi thời kỳ, bởi mọi nguồn cơn, là một tai họa lớn lao. Chiến tranh mang đến sự hủy diệt của không chỉ nhân mạng, làng mạc, phố xá, sông suối, núi rừng mà còn cả tình người, điều giúp cho con người tiếp tục là con người ngay cả trong những hoàn cảnh đen tối nhất. Chiến tranh cũng là cái cớ tuyệt hảo để người ta đạp đổ những hàng rào luân lý, đạo đức mà không cần phải cảm thấy áy náy. Để chiến thắng, người ta không ngần ngại áp dụng những thủ đoạn vô luân vô đạo. Một trong những thủ đoạn này là gắn đầu ác thú lên thân thể kẻ thù. Giới lãnh đạo của phe chiến thắng trong cuộc nội chiến Bắc Nam vừa qua, gồm thành phần chóp bu của đảng CSVN, chiếm giải quán quân trong lãnh vực này. Trong chiến tranh Việt Nam và rất lâu sau đó, họ đã giúp biến người dân người lính miền Nam thành những con quỷ khát máu, một lũ ăn thịt người trong mắt người dân và bộ đội miền Bắc. Sau khi chiến tranh chấm dứt, họ tiếp tục bôi nhọ hình ảnh người lính miền Nam như thế mặc dù họ đã mỗi ngày chạm mặt, sinh hoạt gần gũi với những con người bằng xương bằng thịt ở phía Nam đất nước. Cái hình ảnh xấu xa họ dựng lên trong thời chiến đã thấm sâu vào xương tủy, tim óc người miền Bắc, và sau này, lan tỏa đến các thế hệ trẻ trong cả nước. Đối với đa số dân chúng, “lính ngụy” và “ăn thịt người” là hai từ luôn đi đôi với nhau.
Nhà văn Trần Doãn Nho, tù cải tạo cho đến 1981, kể lại kinh nghiệm của ông về hiện tượng này trong lần viếng thăm thủ đô Hà Nội trong bài ký “Lô sơn yên tỏa” mà người viết trích dẫn dưới đây.
[…]
Hồng im lặng uống hết cốc nước. Mặt trời lên cao. Tôi cảm thấy
người bứt rứt nóng. Tôi trả tiền, ra đi. Hai chú cháu đi vòng quanh hồ
Hoàn Kiếm. Nắng chói chang trên mặt hồ. Tháp Rùa với lá cờ đỏ dựng trên
đỉnh và câu khẩu hiệu treo chung quanh trông nhỏ hẳn đi. Vài người câu
cá quanh bờ hồ. Đám trẻ con chạy nhảy, la hét quanh các ghế đá. Hồng hỏi
tôi:
– Ở quê mình, người ta theo ngụy nhiều không chú?
– Nhiều. Hầu hết đều là ngụy.
–
Sao lại hầu hết. Nhân dân ta mà theo ngụy được à. Chỉ có bọn Thiệu chứ.
Cháu nghe nói bọn ngụy tàn ác lắm, sao lại có kẻ theo chúng nhỉ. Mà
chú, sao ngụy lại ăn thịt người vậy chú?
Tôi quay nhìn Hồng:
– Ai nói với cháu vậy?
– Cháu biết.
– Như chú cũng ngụy mà chú có ăn thịt người đâu.
– Chắc chú lầm lỡ. Chú trông hiền lành, đàng hoàng thế mà ngụy gì!
Tôi cười:
– Cháu sách vở, kinh điển quá.
– Cháu chưa hiểu ý chú.
– Chú muốn nói cháu chỉ lập lại những điều cháu học trong sách vở. Cháu ít biết bên ngoài.
– Cháu đi thực tế luôn à.
– Thực tế ở đây, chứ ở miền Nam cháu đã biết gì đâu.
Cô
gái cười, đôi má phúng phính, hồng lên trong nắng. Tôi lách xe đạp
tránh một bà cụ băng qua đường. Hai chú cháu đi vào một đoạn đường đầy
bóng mát. Tiếng ve kêu ồn ào trên các vòm cây. Hà Nội vào trưa, một buổi
trưa hè. Đó là năm 1983.
[…]
Đó là năm 1983. Miền Nam đã “giải phóng” được 8 năm. Nhưng miền Bắc thì rõ ràng là chưa!
*
Tôi đã nói về đề tài “lính ngụy ăn thịt người” một vài lần, nhưng chưa hề thấy đủ. Bởi vì chưa hề đủ! Đã có không ít người, vì những lý do mà họ nghĩ rằng cao cả, chỉ muốn quay lưng lại, tảng lờ, chối bỏ sự hiện diện của những nọc độc văn hóa đang luân lưu trong huyết quản dân tộc với luận điệu quen thuộc “Hãy chôn chặt chương sách sử xấu xa này và cùng hướng về tương lai.” Ừ thì chôn. Nhưng chôn ở đâu? Trong những cuốn sách của những cây bút thế giá đang tiếp tục bày bán đầy dẫy ở các hàng sách hoặc nằm nghiêm trang trong các thư viện trên cả nước, hoặc trong chồng sách giáo khoa được mang ra giảng dạy ở các cấp trung và tiểu học hàng ngày? Hoặc trên hệ thống Internet, nơi những nọc độc văn hóa được ngụy trang như là dữ kiện lịch sử sẽ xuất hiện trên màn hình máy vi tính của người đọc chỉ sau vài cú nhấn trên bàn phím?
Trong số những người tin vào huyền thoại “lính ngụy ăn thịt người” có thể kể đến Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái, những nhà văn tiếng tăm của Việt Nam, "những người mà dựa vào chức năng của họ, trí tuệ và khả năng tư duy phải vượt trội hơn những tầng lớp khác trong xã hội" như tôi đã từng phát biểu. Vậy mà, ở vào những năm đầu thế kỷ 21, hơn một phần tư thế kỷ sau khi cuộc nội chiến kết thúc, họ tiếp tục sử dụng huyền thoại “ăn thịt người” khi cần phải mô tả tội ác của “lính ngụy” trong tác phẩm của mình.
Về các nhà văn Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái, tôi đã đề cập một cách khá chi tiết trong bài viết “Khi nhà văn không chỉ là kẻ đồng lõa” và phổ biến trên liên mạng cách đây khá lâu. Xin dẫn lại ở đây một vài đoạn có liên quan đến điều đang được thảo luận. Những chỗ in nghiêng là phần mà người viết muốn lưu ý bạn đọc.
Vào tháng 11 năm 2002, tôi có cơ hội đọc Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh trên mạng talawas. Tôi theo dõi Đi tìm nhân vật một cách thích thú, cho đến gần hết chương 6. Cũng trong năm 2002, tôi có dịp đọc Cõi người rung chuông tận thế của
Hồ Anh Thái. Vào lúc bấy giờ, hình như ông là chủ tịch Hội Nhà văn thủ
đô Hà Nội. Ở một trang nào đó cũng nằm trong chương 6, tôi ngừng đọc.
Nơi tôi đã dừng lại ở hai tác phẩm, có một điểm rất chung.
Phần trích dẫn dưới đây từ Đi tìm nhân vật
đề cập đến sự tàn bạo của chiến tranh. Tôi không biết Tạ Duy Anh đã gặp
những khó khăn nào trong việc cho ra đời cuốn sách này (hình như sách
bị tịch thu/cấm phát hành một thời gian?) với phần diễn tả sự thống
khoái bệnh hoạn của người lính bộ đội trong khi tàn sát lũ "lính nguỵ"
và đám "nguỵ cái" dưới đây, nhưng tôi phải thú thực đã cảm thấy có sự
khiên cưỡng trong tâm lý nhân vật:
"… Quân ta ào lên, bắt giết, đâm, giẫm đạp. Một mụ nguỵ cái, ngực để trần, miệng há ra ú ớ. Niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình. Mình găm vào ngực mụ cả loạt khiến ngực mụ vỡ toác mà mặt mụ vẫn chưa tắt hy vọng. Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế! Một thằng nguỵ bị mình xọc lê vào bụng, nghe ‘thụt’ một cái. Mình nghiến răng vặn lê rồi trở báng súng phang vào giữa mặt hắn. Hắn lộn một vòng, gồng mình giãy chết như con tôm sống bị ném vào chảo mỡ."
Đoạn kế tiếp là một xung đột đầy kịch tính, phục vụ cùng một mục đích: diễn tả sự tàn bạo của chiến tranh, trong đó người lính là con thú mắc bẫy. Người lính cụ Hồ chọn ném đứa bé hai tuổi xuống ao nước cho chết đuối thay vì để nó, một cách không thể nghi ngờ, bị sát hại bởi "Mỹ nguỵ" sau đó. Bất kể có đồng ý với cách hành xử của người lính hay không, tôi ghi nhận nỗ lực của Tạ Duy Anh trong việc chuyên chở khá thành công điều xem chừng như một nghịch lý: những tư duy nhân bản có khi được thể hiện dưới những dạng tàn bạo nhất. Đoạn này chấm dứt như sau:
"Hai ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị băm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn nguỵ ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội. Nó đã hy sinh như một người anh hùng trên chiến trận."
Dưới đây là đoạn trong chương 6 của Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái mà tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc:
"Hùng lao người bơi xuôi theo dòng suối tương đối cạn, xa hẳn chỗ Hoa đang nấp. Lũ thám báo văng tục chạy men bờ đuổi theo. Có những chỗ suối cạn không bơi được, Hùng phải chạy. Bốn tên thám báo nhảy chồm chồm trên những tảng đá giữa lòng suối, rồi quây được Hùng vào giữa. Anh quật ngã một thằng. Nó cắm đầu xuống nước, không thấy động đậy gì. Nhưng những thằng kia đã xúm lại. Chỉ một lát sau, chúng đã lôi xềnh xệch Hùng lên bờ. Thân thể anh bầm dập đẫm máu. Chúng đấm đá túi bụi để lấy cung cho tới khi anh ngất đi. Anh tỉnh lại, chúng đánh tiếp. Hoa hiểu vì sao chúng không dùng đến súng. Chúng cũng không muốn gây ra tiếng nổ ở vùng rừng này.
Cuối cùng, điều Hoa không ngờ đã tới. Cô chỉ nghĩ rằng bọn thám báo sẽ lôi Hùng đi làm tù binh để tiếp tục lấy khẩu cung. Nhưng thằng cầm con dao găm của anh đã cúi xuống rạch một đường thành thạo trên bụng Hùng. Anh quằn quại hét lên một tiếng rùng rợn. Ở trên cao, Hoa nghiến chặt răng gần như ngất đi. Hai thằng kia đè chặt chân tay Hùng cho thằng mổ bụng moi tim gan ra. Chúng nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ. Hai hột tinh hoàn thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn."
Tạ Duy Anh là nhà văn có tay nghề cao. Chỉ cần một câu ngắn, "… chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội",
ông đã làm được nhiều việc. Trước hết ông xác lập "thực tế" dựa vào
cung cách diễn đạt ngắn, gọn như một mệnh lệnh của cấu trúc câu. Người
đọc không có thì giờ, và do đó, cơ hội để hoài nghi khẳng định của ông.
Thứ đến, ông "tầm thường hoá", không phải bản chất và mức độ tàn độc mà
là sự hiện hữu và khả năng tái diễn của, một tội ác khủng khiếp bằng
cách nói về nó một cách thản nhiên như đang nói về một sự kiện vô cùng
bình thường, cho dù có trông đợi hay không, sẽ chắc chắn xảy ra một cách
đều đặn và tự nhiên như người Hà Nội sẽ tiếp tục đi ăn chả cá Lã Vọng.
Sau hết, ông xác định "ranh giới" của những tội ác được phép xảy ra: tất
cả những gì khác hơn việc ăn thịt đồng loại, và trong Đi tìm nhân vật,
đó là những tội ác (của bộ đội) xảy ra trước và sau câu văn ngắn gọn
nói trên! Không giống như những đoạn văn khác, Tạ Duy Anh xây dựng đoạn
“lính ngụy ăn thịt người” một cách thoải mái và tự tin, tôi có thể hình
dung. Ông không hề ngay cả trong một sát na hoài nghi điều mình viết
xuống. Bởi vì "lính nguỵ ăn thịt người" là điều có thật, cũng thật như
mặt trời sẽ mọc ở hướng Đông vào mỗi buổi sáng. Ông không phải hư cấu,
và ông yên tâm vô cùng.
Riêng về trường hợp Hồ Anh Thái, không có
gì khó khăn để nhận ra đoạn văn của tác giả này chỉ là một sao chép vụng
về từ một điều đã nghe/đọc/nhặt từ một hay nhiều nơi nào khác. "Thám
báo ngụy" và "ăn thịt người" là những cụm từ cũ mèm, sáo mòn được dùng
đi dùng lại không biết bao nhiêu lần bởi những cây viết trước ông. Hơn
thế nữa, khả năng “hư cấu” nghèo nàn của ông khiến câu chuyện càng trở
nên khó tin. Ông không nhìn ra cái chi tiết “Chúng (lính thám báo) nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ” đang chửi nhau chan chát với “Hoa hiểu vì sao chúng không dùng đến súng. Chúng cũng không muốn gây ra tiếng nổ ở vùng rừng này.”
Tất nhiên Hồ Anh Thái chưa từng ở vào cái tình huống ông đang diễn tả
như là một người lính, bất kể là thám báo “nguỵ” hay trinh sát “Việt
cộng.” Cho nên ông thay vì rón rén mồi lửa lại đi "nổi lửa" nướng thịt
người và trong cùng một lúc rất cẩn thận không dùng đến súng vì sợ gây
tiếng động! Ông không hề biết gì về khoảng cách và tốc độ mà khói và mùi
thịt cháy khét, thịt rừng hay thịt… người, có thể đạt đến!
Trong khi tay nghề cao thấp khác nhau, cả hai nhà văn đều cùng chia sẻ một điều: niềm tin tuyệt đối vào chuyện lính ngụy thật sự ăn thịt người. Tất nhiên Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái không phải là những nhà văn duy nhất sử dụng huyền thoại này để diễn tả tội ác của người lính miền Nam. Tôi tin rằng còn có nhiều tác phẩm với những tình huống tương tự. Và tôi cũng tin như đinh đóng cột là tất cả các tác giả chuyên trị “lính ngụy ăn thịt người” không có ai chứng kiến tận mắt cái tội ác ghê rợn này. Nhưng tất cả đều thuộc nằm lòng, đều hăng hái nói về, hăng hái viết về, và sẵn sàng làm chứng cho sự hiện hữu của một tội ác như thế. Không chút đắn đo!
Tai sao? Quyền lực nào đã khiến cho họ, một cách mù quáng, biến cái tội ác ghê rợn này thành một tín điều bất khả tư nghị và vất qua một bên lý trí và chức năng sáng tạo của mình để chỉ sử dụng một cách máy móc một khuôn mẫu mòn nhẵn để cực tả “tội ác” tưởng tượng của người lính miền Nam? Cái khuôn đến từ đâu, do ai đúc ra, và trong tình huống nào. Câu hỏi hóc búa, nhức nhối, đầy dằn vặt. Và trong nhiều năm, tôi không có câu trả lời.
*
Trong phần trên, tôi đã đưa ra bằng chứng không thể chối cãi về những nọc độc văn hóa tiếp tục lan tràn trong huyết quản dân tộc, phần lớn được chuyên chở bởi các tác phẩm văn học nghệ thuật sản sinh từ nền văn học Cách mạng. Riêng câu hỏi “Âm mưu biến người miền Nam thành bầy thú dữ chuyên ăn thịt người bắt nguồn từ đâu?” luôn ám ảnh tôi. Trong nhiều năm, tôi không tìm được manh mối nào về nguồn gốc của âm mưu ác độc, vô luân, phản dân tộc này cho đến gần đây, khi tình cờ đọc một truyện ngắn do một người bạn trên Facebook đưa đường dẫn. Và Eureka! Tôi tin rằng mình đã tìm được bằng chứng cụ thể của cái “khuôn mẫu tội ác” mà hệ thống văn hóa tuyên truyền miền Bắc đã sử dụng rất nhuần nhuyễn trong gần ba phần tư thế kỷ qua!
Truyện mà tôi được đọc có tựa đề “Giấc ngủ mười năm, ” sáng tác và quảng bá năm 1949, vào khoảng giữa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do Việt Minh lãnh đạo. Trong truyện, nhân vật chính, nông dân Nông Văn Minh, kể lại tao ngộ kỳ lạ của mình. Tham gia kháng chiến chống Pháp, bị thương ở đầu, ngất đi và tỉnh lại mười năm sau. Được Đào, cô con gái nay đã lớn khôn, kể cho nghe diễn tiến trong mười năm qua, từ chiến thắng rực rỡ của Việt Minh cho đến những thành quả vượt bực trong việc xây dựng một đất nước độc lập và thống nhất dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một thứ Rip Van Winkle on steroids, dựa trên cách đánh giá của Ngô Tự Lập. Nguyễn Cao Sinh, trong bài nhận định cùng tên “Giấc ngủ mười năm” đăng trên báo Văn Nghệ Quân Đội năm 2008, đã không hề kiệm lời tán dương nội dung của truyện. “Câu chuyện được viết theo bút pháp, mà các nhà phê bình văn học gọi là ‘bút pháp huyền thoại’, ‘bút pháp giả tưởng’… đã thể hiện một niềm tin chắc chắn, một niềm lạc quan phơi phới về sự tất thắng của cuộc kháng chiến, về một tiền đồ tươi sáng của đất nước ta sẽ ‘tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới’”. Đứng trên quan điểm lịch sử, đặt câu chuyện vào thời điểm năm 1949 chúng ta càng thấy giá trị, ý nghĩa cũng như tính dự báo thiên tài của tác phẩm, Nguyễn Cao Sinh phát biểu.
Người viết không có ý định tranh cãi với ông Nguyễn Cao Sinh về nhận định trên, cho dù “tính dự báo thiên tài” của tác phẩm không hẳn là hoàn toàn chính xác, thí dụ như cái viễn tượng “đất nước ta sẽ tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới” chẳng hạn. Tuy nhiên, trong truyện “Giấc ngủ mười năm,” một số chi tiết hư cấu đã trở thành hiện thực cho dù có xê xích một số năm. Thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như sự phổ cập của khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm” là những bằng chứng cho thấy khả năng “tiên tri” của truyện. Đã có một số ý kiến qua lại liên quan đến việc tác giả của “Giấc ngủ mười năm” có phải là cha đẻ của văn học “viễn tưởng” Việt Nam hay không. Trong khi đây là một đề tài thú vị, người viết xin nhường sân chơi cho quý vị có thẩm quyền trong lãnh vực phê bình văn học để họ quần thảo. Thay vào đó, người viết muốn chia sẻ cùng bạn đọc một chi tiết rất quan trọng nhưng, vì một số lý do không khó hiểu cho lắm, hầu như hoàn toàn bị bỏ rơi hoặc né tránh bởi những người đã bỏ công đọc, nghiên cứu, và nồng nhiệt tán dương truyện ngắn này.
Ở góc nhìn của mình, người viết cho rằng “Giấc ngủ mười năm” trước và trên hết là một tác phẩm tuyên truyền bậc thầy với tầm ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, tác động lên tâm lý đông đảo quần chúng không chỉ trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) mà còn về sau này, trong cuộc chiến tranh “chống Mỹ” và các cơ hội khác. Quan trọng hơn nữa, tác phẩm “Giấc ngủ mười năm” nếu không phải là điểm khởi hành của thì cũng là bằng chứng cụ thể nhất về một chiến lược tuyên truyền vô cùng hiệu quả nhằm mục đích biến kẻ thù, bất kỳ “kẻ thù” là ai, thành bầy ác thú man rợ để khơi dậy căm thù. Và lửa căm thù thiêu đốt lòng người biến thành sức mạnh cần thiết để chiến thắng. “Biến căm thù thành sức mạnh” là khẩu hiệu quen thuộc được hô hoán liên tục suốt hai cuộc chiến tranh, không phải vậy hay sao?
Điều gì trong tác phẩm tuyên truyền “Giấc ngủ mười năm” đã dẫn người viết đến một kết luận nghiêm trọng như thế, bạn hỏi. Không nhiều, chỉ là một đoạn không dài lắm trong truyện, bắt đầu với những câu văn được trích dẫn dưới đây:
“Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.”
Tất nhiên là không có chút xíu liên hệ nào giữa đoạn văn nói trên và phần mô tả lính “thám báo ngụy” hãm hiếp và hành hạ dã man trước khi sát hại các nữ thanh niên xung phong trong “Tiểu thuyết Vô đề” của nhà văn Dương Thu Hương dưới đây:
Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực cô hồn, gặp sáu cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung quanh.
Trở lại với “Giấc ngủ mười năm.” Phần mô tả tội ác của thực dân Pháp tiếp tục với những hình ảnh càng lúc càng ghê rợn hơn như sau:
“Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá.
Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú. Người đàn bà vô phúc van khóc chừng nào, thì Tây reo cười chừng ấy.
Bắt được người già và thanh niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng lòng trên cành cây, chất củi thui. Có khi chúng nó bắt ăn thuốc viên, nói là thuốc chữa bệnh. Nuốt xong chừng mấy phút đồng hồ thì trợn mắt lăn ra chết, cả mình mẩy tím bầm.
Trẻ con thì chúng nó bắt bỏ trong chum, nấu nước sôi giội vào. Hoặc trói 2, 3 em lại một bó, quấn rơm và giẻ chung quanh, rồi chúng nó tưới dầu xăng đốt.
Tây ác như vậy, cho nên dân ta ai cũng hăng máu lên. Họ nói thà đánh Tây mà chết còn hơn để nó hành hạ mà chết.”
Tây thực dân ác là cái chắc. Đốt nhà, hiếp dâm, giết người, chúng đều đã có làm. Nhưng để nghĩ ra những hành động quái đản, ghê rợn trong phần trích dẫn ở trên, tác giả phải có một khả năng tưởng tượng có một không hai, mãnh liệt đến độ bệnh hoạn. Ở vào thời điểm này, năm 2015, mặc dù đã từng làm quen với những màn giết chóc, thiêu sống người dã man của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) trên màn ảnh nhỏ, rất khó để thuyết phục người đọc là bọn thực dân Pháp đã thực sự nhúng tay vào những tội ác ghê tởm như tác giả mô tả trong đoạn trích dẫn kể trên. Tuy nhiên, trong những năm kháng chiến chống Pháp, một bộ phận rất lớn dân chúng đã dễ dàng tin rằng đây là những tội ác có thật của bọn thực dân. Tai sao? Tại vì tên tuổi, địa vị của tác giả, và nhất là niềm tin và sự tôn sùng của một khối lớn nhân dân mà tác giả giành được qua những thủ đoạn tuyên truyền tinh vi trong giai đoạn lịch sử liên hệ.
“Giấc ngủ mười năm” cùng với các sản phẩm tuyên truyền tương tự được dàn dựng, truyền bá rộng rãi đến các tầng lớp dân chúng, được đưa vào chương trình tuyên huấn, dân vận để giáo dục bộ đội và nhân dân biết căm thù, để biến căm thù thành sức mạnh. Và tác giả, không chỉ là một nhà tuyên truyền thiện nghệ mà còn là một chiến lược gia tài ba, đã dựa vào sức mạnh của căm thù để lèo lái cuộc kháng chiến đến thành công. Nguyên tắc “dựa vào căm thù để chiến thắng” tiếp tục sau đó với những cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp trong các đợt cải cách ruộng đất, đánh tư sản, đánh trí phú địa hào. Và tiếp theo là cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước,” trong đó kẻ thù, người miền Nam, cần được biến thành ác thú. Vì độc lập tự do hạnh phúc, vì thống nhất đất nước, mọi thủ đoạn, dù tồi tệ đến đâu, đều có thể được chấp nhận. Hơn nữa, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống là điều bình thường trong công tác tuyên truyền, nhất là khi nhân danh những điều cao quý, đẹp đẽ nhất. Cho nên, ăn thịt người, không phải vì đói khát mà vì nhu cầu khát máu của người miền Nam, là một tội ác “hợp lý” để tròng lên đầu kẻ thù cùng một giống nòi. Nghĩ cho cùng, “ăn thịt người” thì đâu đã thấm gì so với “tội ác” của bọn thực dân Pháp được mô tả bởi ngòi bút thần sầu của tác giả trong truyện “Giấc ngủ mười năm.” Những ai đã tin vào sự hiện hữu của những tội ác như thế nhất định sẽ sẵn sàng tin vào những tội ác kém man rợ hơn, “lính ngụy ăn thịt người” chẳng hạn. Và như thế, trá ngụy biến thành tín điều, và mọi người đều hăng hái kể về, nói về, viết về, và làm chứng cho cái tội ác ghê rợn mà họ không hề chứng kiến.
*
Sẽ bị xem là võ đoán nếu quả quyết rằng sự xuất hiện của tác phẩm “Giấc ngủ mười năm” là điểm xuất phát của chiến lược sử dụng căm thù để chiến thắng. Cũng liều lĩnh không kém nếu khẳng định rằng khái niệm “biến căm thù thành sức mạnh” là phát minh của tác giả truyện “Giấc ngủ mười năm.” Vào năm 1949, thời điểm tác phẩm này được viết ra và phổ biến, Hồng quân Trung Hoa đã kiểm soát toàn bộ hoặc ít nhất phần lớn lãnh thổ Hoa lục, và ảnh hưởng của đàn anh CS Trung quốc lên giới lãnh đạo CS đàn em tại Việt Nam chỉ có thể ngày mỗi lớn mạnh thêm. Có thể khái niệm căm thù đã được tác giả “nhập cảng” từ đồng chí Mao Trạch Đông vĩ đại, người phát động chiến dịch “Thổ địa Cải cách” với khẩu hiệu “Vạn niên đích oan yêu thân – Thiên niên đích cừu yêu báo” trong những năm 1946 – 1949 ở Trung quốc và đem áp dụng cho công cuộc kháng chiến chống Pháp và kế hoạch phát động căm thù trong chương trình Cải Cách Ruộng Đất sau đó. Như vậy, có thể sách lược dựa vào căm thù để chiến thắng đã có mặt ngay trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp, trước khi truyện “Giấc ngủ mười năm” được phổ biến. Trong mọi trường hợp, không thể chối cãi “Giấc ngủ mười năm” là bằng chứng cụ thể và rõ ràng nhất về việc sử dụng căm thù như là món vũ khí hàng đầu để chiến thắng, trong chiến tranh cũng như trong các cuộc đấu tranh nhằm tiêu diệt kẻ thù giai cấp của đảng CS. Chưa bao giờ và ở đâu nguyên tắc “cứu cánh biện minh cho phương tiện” được nâng lên một tầm cao như vậy.
Căm thù, như thế, đã trở thành một phần không thể tách rời của văn hóa Việt Nam trong gần ba phần tư thế kỷ, nếu tính từ những ngày đầu của công cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong chừng ấy năm, bao nhiêu máu đã đổ xuống, bao nhiêu xương cốt đã đầy lên, bao nhiêu hận thù đã chồng chất, và còn như vẫn chưa đủ, nọc độc căm thù tiếp tục được bơm vào huyết quản dân tộc, phần lớn qua các hình thái văn học nghệ thuật và giáo dục. Chỉ cần nhìn lại các sáng tác thơ văn xuất hiện trong hai cuộc chiến tranh và xa hơn, đặc biệt từ nền văn học cách mạng. Có được bao nhiêu tác phẩm mà trong đó không nhắc đến chém giết và hận thù? Có khi nào các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà vẽ tranh v.v.. đã đóng góp vào “sự nghiệp” nuôi dưỡng căm thù dừng lại và tự hỏi mình những hình ảnh về tội ác mà họ sẽ tròng lên đầu lên cổ kẻ thù đến từ đâu?
Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người. Những thế hệ Việt Nam, hàng hàng lớp lớp, được nuôi dưỡng bởi dòng sữa ngập ngụa hận thù, khi trưởng thành, sẽ có những đóng góp gì cho đất nước, đặc biệt về mặt văn hóa? Lợi ích trăm năm hay là ác mộng trăm năm?
*
Đã đến lúc trả lời câu hỏi đang treo lơ lửng trên đầu lưỡi của bạn. Điều gì làm người viết quả quyết truyện “Giấc ngủ mười năm,” đúng hơn là tác giả của nó, có đủ quyền lực để khiến những người cầm bút thuộc nền văn học cách mạng, một cách mù quáng, biến cái tội ác tưởng tượng “lính ngụy ăn thịt người” thành một tín điều bất khả tư nghị và vất qua một bên lý trí và chức năng sáng tạo của mình để chỉ sử dụng một cách máy móc cái khuôn mẫu “tội ác” mô tả trong văn bản tuyên truyền này nhằm biến người lính miền Nam thành bầy ác quỷ?
Bởi vì tác giả là Trần Lực. Còn được biết đến dưới các bút danh Chiến Thắng, Chiến Sĩ, Howang T.S, Lý Thụy, Nguyễn Du Kích, Nguyễn Ái Quốc, Trần Dân Tiên… trong số hàng trăm tên hiệu được tác giả sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chức vụ sau cùng của tác giả: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có thể bạn sẽ cảm thấy có chút hoang mang hoặc ngay cả có nhu cầu không để bị thuyết phục bởi các dữ kiện do bài viết này cung cấp. Không sao! Đó là phản ứng tự nhiên của người đã quá lâu bị che phủ dưới bóng âm u của thần tượng. Đây là một trong những trường hợp tốt hơn hết nên để cho người đọc tự tìm lấy câu trả lời. Người viết xin nhường cho bạn cái công việc điền vào chỗ trống, hoặc như người Mỹ thường nói, connecting the dots, nối những chấm dữ kiện trong bài viết để rút ra kết luận cho chính mình. Nếu vẫn cảm thấy chưa đủ, chỉ cần bấm vào đường dẫn dưới đây để đọc toàn văn truyện “Giấc ngủ mười năm” cùng với các thông tin liên quan đến thân thế tác giả. Và hãy yên tâm, sẽ không có tường lửa, bởi vì người CS không có thói quen dựng tường lửa ngăn chặn nguồn thông tin tuyên truyền của chính họ!
Đường dẫn đến truyện “Giấc ngủ mười năm”:
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30008&cn_id=223316
Phùng Nguyễn
9/19/2015
* Một phần của bài viết này đã được đưa lên blog Rừng & Cây của VOA Tiếng Việt
http://damau.org/archives/39491