Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Từ Ban-Mê-Thuột đến cuộc triệt thoái Cao Nguyên
Mỗi năm, vào dịp kỷ niệm ngày Quân Lực 19.6, các tổ chức và hội đoàn hải ngoại, đặc biệt trong giới cựu quân nhân QLVNCH thường nhắc đến những cái chết hào hùng của các vị Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ và Phạm Văn Phú sau lịnh đầu hàng ngày 30.4.1975 của Tổng-thống-một-ngày Dương Văn Minh trước Cộng Sản xâm lược miền Bắc. Riêng tên tuổi Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lịnh Quân Ðoàn II và Quân Khu II luôn luôn được nhớ đến cùng với sự thất thủ Ban-mê-thuột và cuộc triệt thoái khỏi Cao Nguyên, mở đầu sự tan rã của QLVNCH như là một lực lượng chiến đấu vô cùng hữu hiệu trong suốt hai thập niên và sự sụp đổ của VNCH vào tay CSBV.
Sự kiện bi thảm đó đã trở thành một cơn “hội chứng” đối với người dân miền Nam, và mỗi lần nhớ lại biến cố, tên tuổi ông Nguyễn Văn Thiệu lại được gợi đến với tất cả lỗi lầm và trách nhiệm duy nhứt của cá nhân ông. Dĩ nhiên, với tư cách Tổng thống và Tổng Tư lịnh QLVNCH, ông Thiệu phải là người chịu trách nhiệm hàng đầu. Tuy nhiên, nhìn lại biến cố và bài học quá khứ, chúng ta cũng cần nên có cái nhìn thành thật và công bằng rằng trách nhiệm lịch sử đưa đến sự đánh mất miền Nam không hề nằm trên trách nhiệm đơn độc của một cá nhân nào, cũng như những trang chiến đấu của QLVNCH phải được viết bắt đầu từ hố cá nhân của người lính đi lên, chớ không phải từ trên trực thăng bay cao của ông tướng nhìn xuống.
Sự tin tưởng thông thường đến nay đều cho rằng việc thất thủ Ban-mê-thuột và cuộc rút bỏ Cao Nguyên xuất phát từ lịnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hồi còn trong tù cải tạo của CS, tôi có lần được nghe một anh bạn tù kể lại trận đánh Ban-mê-thuột. Ðơn vị của anh sắp sửa chiếm lại được thành phố thì đột nhiên được lịnh rút trở ra. Cho đến lúc vào tù CS, anh cũng không hiểu tại sao có cái lịnh quái ác đó. Rồi chúng tôi kết luận chỉ có ông tổng thống và tổng tư lịnh mới có quyền ra lịnh đó mà thôi. Người anh của tôi đi lính Biệt Ðộng Quân bị chết mất xác trong cuộc rút lui thảm khốc đó. Anh bạn tù của tôi bây giờ không biết ra sao. Cũng không biết được rằng giờ đây anh đã biết được những thực tế phũ phàng của quá khứ hay chưa?
Tất cả những sự kiện và chi tiết của bài viết dưới đây đều được căn cứ chủ yếu trên các quyển sách “Cruel Avril” (Éditions Robert Laffont, Paris, 1987) của Olivier Todd và “Vietnam at War” (Sedgwick & Jackson Publishers, London, 1989) của Lt. General Phillip B. Davidson, US Army (ret.)
Sau khi chiếm được Phước Long trong tuần lễ đầu tiên năm 1975 mà không gặp sự trở lại của các pháo đài bay B52 của Hoa Kỳ, cũng như lần đầu tiên không có cố gắng tái chiếm nào của QLVNCH, Bộ Chánh Trị ở Hà Nội thông qua một chiến lược hai năm đầy tham vọng nhằm mở rộng thêm nhiều cuộc tấn công đại qui mô ở miền Nam trong năm 1975 để tạo điều kiện cho một cuộc tổng tấn công trong năm 1976. Tại Sài-Gòn, để tố cáo hành vi xâm phạm trắng trợn và thô bạo Hiệp định Paris 1973 của Hà Nội, cũng như để động viên tinh thần dân chúng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu công bố ba ngày quốc tang cho Phước Long, ra lịnh đóng cửa tất các hộp đêm, khiêu vũ trường, rạp chớp bóng và sân khấu cải lương; những cuộc đá banh và đua ngựa cũng bị cấm.
Ngày 9.1.1975, Quân Ủy Trung Ương Hà Nội thông qua “Chiến dịch 275″ và gởi Ðại tướng Văn Tiến Dũng vào miền Nam để trực tiếp thi hành kế hoạch. Chiến dịch 275 của Hà Nội nhằm “giải phóng” vùng Cao Nguyên của miền Nam để nới rộng các hành lang tiếp vận phiá đông Trường Sơn. Ban-mê-thuột sẽ là “điểm” của mưu lược. Sở dĩ Hà Nội chọn chiến trường Cao Nguyên là vì tánh cách quan trọng chiến lược của khu lãnh thổ mênh mông nhưng thưa thớt nầy, nơi lực lượng phòng thủ của QLVNCH yếu kém nhứt. Ban-mê-thuột, nằm hai bên Quốc lộ 14 là trục giao thông chính của vùng Cao Nguyên và Quốc lộ 21 nối liền thành phố với bờ biển tại Nha Trang, là trung tâm dân cư lớn nhứt và cũng là hậu cứ chính của Quân Ðoàn II và Quân Khu II của Tướng Phú. Tại đây, Tướng Phú chỉ có trong tay hai sư đoàn bộ binh, cộng với bảy liên đoàn BÐQ và một lữ đoàn thiết giáp. (Sư đoàn 22BB gồm bốn trung đoàn giữ các tỉnh duyên hải Bình Ðịnh và Phú Yên. Sư đoàn 23BB phòng thủ toàn bộ vùng cao Nguyên với ba trung đoàn tại Pleiku và một tại Ban-mê-thuột. Phần lớn các liên đoàn BÐQ được bố trí ở phiá tây thị xã Kontum. Chỉ có một liên đoàn và một số đơn vị lực lượng địa phương phòng thủ Ban-mê-thuột).
Tướng Phú, với cương vị tư lịnh tại mặt trận, đã đóng góp vào sự thất thủ nhanh chóng của Ban-mê-thuột bằng Lỗi LẦM tai hại của ông. Mặc dầu trước đó đã được các tin tức từ Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài-Gòn, cũng như của chính Ðại tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng Tình báo QÐ II, báo động những cuộc chuyển quân khác thường của nhiều đại đơn vị cộng sản trong vùng mà mục tiêu chính nhắm vào Ban-mê-thuột, tuy nhiên cho đến phút cuối cùng Tướng Phú vẫn tin rằng quân CS sẽ tấn công Kontum hoặc Pleiku, nơi đặt đại bản doanh của ông. Chỉ đến đầu tháng ba Tướng Phú mới miễn cưỡng chuyển Trung Ðoàn 53/23BB về tăng cường Ban-mê-thuột, đưa lực lượng phòng ngự thành phố lên khoảng 2.000!
Trận đánh Ban-mê-thuột mở màn vào khoảng hai giờ sáng ngày 10.3 và đến 17 giờ 30 chiều cùng ngày, Văn Tiến Dũng đã có thể đánh điện về Hà Nội báo tin chiến thắng. Với ba sư đoàn, Dũng đã dự kiến cần phải mất ít nhứt một tuần lễ mới dứt điểm nỗi Ban-mê-thuột. Các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục ở những khu ngoại sang đến hai ngày sau, đặc biệt tại phi trường phiá tây thành phố, nơi Trung đoàn 53BB chống trả ác liệt. Một vài đơn vị QLVNCH lẻ loi còn chống cự đến tận ngày 18. Ngày 12, Tướng Phú báo tin về Sài-Gòn: Ban-mê-thuột đã thất thủ.
Trong một khoảng thời gian giữa ngày 11 hoặc 12 đã xảy ra một sự “ô nhục” cho QLVNCH. Trước khi cuộc tấn công của quân CS, Liên đoàn 23BÐQ đóng ở Buôn Hồ, khoảng ba chục cây số bắc Ban-mê-thuột. Khi các lực lượng Cộng quân bắt đầu tràn được vào trung tâm Ban-mê-thuột, LÐ 23 được lịnh tiến về giải toả thành phố. Sau khi đánh tan các nút chận của quân CS, LÐ 23 tiến được vào các khu vực ngoại ô của Ban-mê-thuột và đang dồn các lực lượng địch quân trước mặt trở vào trung tâm thành phố, nơi Sư đoàn 320 CSBV vừa mới chiếm giữ một cách lỏng lẻo. Ðúng ngay giữa thời cơ ấy, Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lịnh Sư đoàn 23BB, chỉ huy cuộc phản công từ một trực thăng bay trên cao, ra lịnh cho LÐ 23BÐQ ngừng tấn công và rút lui trở ra để lập một khu an toàn cho trực thăng đáp xuống di tản vợ con ông đang trú ẩn trong một căn cứ huấn luyện ở phiá đông-nam ngoài thành phố. Khi cuộc di tản gia đình ông tướng xong xuôi, LÐ 23BÐQ quay trở lại tiếp tục cuộc tấn công, để chỉ gặp các ngõ vào đã bị những lực lượng địch quân to lớn khoá chặt. Cơ hội duy nhứt để chiếm lại trung tâm thành phố trước khi quân CSBV củng cố được vị trí đã bị Tướng Tường hy sinh.
Ngày 12, tổng thống thiệu ra lịnh cho tướng phú tái chiếm Ban-mê-thuột. Ông Thiệu còn yêu cầu Ðại tá Lê Vĩnh Hòa, Giám đốc Ðài Truyền Hình Sài-Gòn gởi một toán chuyên viên quay phim để thu hình tại chỗ cuộc tái chiếm Ban-mê-thuột. (Olivier Todd: ibidem, trang 148). Nhưng cả ông Thiệu lẫn Tướng Phú đều có kế hoạch riêng.
Ðể giúp Tướng Phú lấy lại Ban-mê-thuột, Bộ TTM cho bốc đơn vị trừ bị cuối cùng, Liên đoàn 7BÐQ, đến Kontum để thay thế cho Trung đoàn 44 và Trung đoàn 45 thuộc Sư đoàn 23BB. Hai đơn vị sau cùng nầy được trực thăng vận đến Phước An, từ đó sẽ tấn công theo hướng tây để chiếm lại Ban-mê-thuột và phi trường (vẫn còn trong tay Trung đoàn 53 cố thủ). Chuẩn tướng Tường, ông tướng đã sử dụng các BÐQ để di tản vợ con, lãnh trách nhiệm điều động cuộc phản công.
Lực lượng phản công của Tướng Tường được trực thăng vận xuống Phước An ngày 15 và lập tức rơi vào hỗn loạn. Ban-mê-thuột là hậu cứ của hai Trung đoàn 44 và 45. Tất cả gia đình vợ con các binh sĩ đều tập trung ở đó. Khi vừa đặt chân xuống Phước An, thay vì lập đội hình để chiến đấu, phần lớn các binh sĩ tự động phá hàng ngũ và chạy đi tìm vợ con mình, theo gương ông tướng của họ. Khi đã gặp được vợ con, các binh sĩ lột bỏ quân phục và vất hết võ khí và lên đường cùng với gia đình của họ tìm về Nha Trang. Và như thế, cuộc phản công tái chiếm Ban-mê-thuột sụp đổ một cách thảm hại ngay cả trước khi bắt đầu. Tướng Tường, ông tướng đã làm ung thối cuộc phản công của LÐ 23BÐQ, lại một lần nữa ghi thêm thành tích làm ô nhục QLVNCH của ông ta. Một tràng đạn của Cộng quân quét trúng trực thăng của Tướng Tường. Một mảnh kim khí làm ông tướng bị trầy nhẹ nơi mặt. Thay vì chỉ cần dán lên đó một miếng băng cứu cấp cá nhân và tiếp tục nhiệm vụ chỉ huy, Tướng Tường tự mình báo cáo bị thương về cho Tướng Phú ở Pleiku và ra lịnh cho trực thăng bay thẳng về một bịnh viện an toàn ở Nha Trang.
Ngày 11, Tổng thống Thiệu họp với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại tướng Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên và Trung tướng Cố vấn An ninh Ðặng Văn Quang trong một buổi “điểm tâm làm việc” tại dinh Ðộc Lập. Sau khi ăn uống xong, ông Thiệu rút ra từ trong túi áo một tấm bản đồ nhỏ và trải xuống mặt bàn, chỉ vào đấy và nói với ban tham mưu của mình rằng với tình trạng cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ, QLVNCH không thể giữ nỗi bất cứ mọi nơi, do đó quân đội cần phải được tái phối trí để chỉ có thể bảo vệ được những khu vực xung yếu và sinh tử của miền Nam. Theo chiến lược mới, QLVNCH sẽ chống giữ toàn bộ phần lãnh thổ ở phiá nam một lằn ranh đông-tây bắt đầu từ phiá bắc Tuy Hòa ở vùng duyên hải kéo dài đến biên giới Cao Miên, tức toàn thể Quân Khu IV và Quân Khu III chung quanh Sài-Gòn. Các nơi nầy tập trung sự sung túc của miền Nam: dân cư đông đúc, lúa gạo đồng bằng Cửu Long và dầu hỏa mới phát hiện ngoài khơi Côn Sơn. Ngược về phiá bắc lằn ranh Tuy Hòa, một phần lớn vùng Cao Nguyên, tức Quân Khu II (kể cả Kontum và Pleiku) sẽ được rút bỏ. Ở Quân Khu I, quân đội sẽ chống giữ các “túi” ở Huế, nếu thất bại, sẽ lui về Ðà Nẵng; nếu không giữ nỗi Ðà Nẵng, sẽ rút về thị xã Quảng Ngãi, hoặc Qui Nhơn, và sau cùng, tuyến phòng thủ bắc Tuy Hòa. Các “túi” phòng thủ nầy có giá trị về mặt chiến lược cũng như về mặt tâm lý. Ban-mê-thuột sẽ được chiếm lại như là túi của vùng Cao Nguyên.
Ngày 14, ông Thiệu ra lịnh cho Tướng Phú gặp mình ở Cam Ranh và hỏi Tưóng Phú có thể nào lấy lại Ban-mê-thuột được không. Tướng Phú nói cần có lực lượng. Ông Thiệu nói chẳng có lực lượng nào cả. Sau đó ông Thiệu nói với Tướng Phú về chiến lược mới “đầu teo đít to” của mình và ra lịnh cho Tướng Phú: 1. rút các đơn vị chủ lực mà thôi ra khỏi Kontum và Pleiku và di chuyển tất cả về vùng bờ biển để phối trí lại một lực lượng tái chiếm Ban-mê-thuột; 2. bỏ lại các lực lượng địa phương quân và dân sự trong vùng Kontum và Pleiku; 3. giữ kín và thi hành kế hoạch càng sớm càng tốt; 4. sử dụng tỉnh lộ 7B bị bỏ hoang [nhằm tạo thế bất ngờ] để rút lui. (Phillip B. Davidson: ibidem, trang 777).
Nếu ông Thiệu muốn gây ra một thảm họa, có lẽ không có gì khác tốt hơn bốn lịnh trên. Nhưng việc Tướng Phú thi hành quyết định của ông Thiệu và cách xử lý của của ông còn tệ hại hơn nhiều.
Như đã xảy ra, cuộc rút lui khỏi Cao Nguyên là một sự tan vỡ ngay từ lúc bắt đầu. Tướng Phú và gần hết những sĩ quan cao cấp của Quân Ðoàn II bỏ mặc các toán quân và bay về Nha Trang ngay cả trước khi cuộc hành quân triệt thoái khởi sự. Chỉ có Chuẩn tướng Phạm Văn Tất, chỉ huy các lực lượng BÐQ vừa mới được ông Thiệu vinh thăng từ cấp đại tá qua sự nài nĩ cửa Tướng Phú tại Cam Ranh hai ngày trước đó, được Tướng Phú trao trách nhiệm ở lại điều động cuộc lui quân. Người ta bỗng nhiên mới hiểu ra được tại sao Tướng Phú đã hết lời xin thăng cấp tướng cho Ðại tá Tất. Lãnh đạo và kỷ luật mau chóng biến mất. Quân Ðoàn II như rắn không đầu: mỗi đơn vị, mỗi cá nhân tự lo lấy thân mình. Khi biết được bị bỏ rơi lại, các đơn vị địa phương – phần lớn người Thượng – nổi loạn. Sự tổn thất vượt quá mọi sự đo lường. Trong số 60.000 quân khởi hành về Tuy Hòa, chỉ có 20.000 đến được đích và hầu như không còn sức chiến đấu. Trong số 7.000 BÐQ, chỉ còn 700 sống sót. Sau trận đánh Ban-mê-thuột và cuộc rút lui khỏi Cao Nguyên, Quân Ðoàn II thực sự không còn hiện hữu như là một lực lượng chiến đấu nữa. Trong số 400.000 thường dân cố gắng chạy thoát bánh xích chiến xa và đại bác truy kích của quân CS, chỉ có 100.000 đến được Tuy Hòa. (Phillip B. Davidson: ibidem, trang 779).
Tổng thống Thiệu trút tất cả trách nhiệm lên Tướng Phú. Ông Thiệu xác nhận không có ra lịnh di tản cho Tướng Phú. Sau đó ông Thiệu lại nói rằng đáng lẽ ra vị tư lịnh Quân Ðoàn II phải chuẩn bị cuộc rút lui chu đáo hơn. Bộ Tổng Tham Mưu làm một bản phân tích hợp lý hơn: Tướng Phú chỉ có bốn mươi tám tiếng đồng hồ để chỉnh đốn hàng ngũ của ông. (Olivier Todd: ibidem, trang 175-176).
Tướng Phú thiết lập tổng hành dinh mới tại Nha Trang, trong khu vực tòa tỉnh trưởng Khánh Hòa. Sáng sớm ngày 1.4, không thông báo Tướng Phú, vị tỉnh trưởng ra lịnh cho nhân viên đóng cửa tất cả các phòng sở của họ. Lúc đầu, Tướng Phú không nhận thấy sự ra đi của các công chức và dân chính. Ðến khoảng giữa trưa, Tướng Phú bất thần chạy khắp các tầng lầu do những sĩ quan của ông chiếm ngụ và hô lớn: ẦChuồn ngay!” Hốt hoảng, ông cho gọi viên phi công trực thăng cá nhân và nói: ẦChúng ta đi thôi!” Và ông bay đi luôn. Thành phố Nha Trang lúc đó hãy còn im lìm trong giấc ngủ trưa. Nổi giận, ông Thiệu ra lịnh bắt giam Tướng Phú tại gia.
Tướng Phú uống thuốc tự tử tại nhà riêng ở đường Gia Long (ông mắc chứng lao phổi kinh niên) và từ trần tại bịnh viện Ðồn Ðất chiều ngày 30.4.1975. Cái chết của ông thường được nhắc nhở cùng chung với sự tuẩn tiết hào hùng của các vị Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai và Lê Nguyên Vỹ. Nhưng những cái chết khác của các sĩ quan và binh sĩ Trung Ðoàn 53BB không có tướng chỉ huy, và của các chiến sĩ BÐQ bỏ mạng dọc theo con lộ máu 7B để lót đường cho các ông tướng của mình ra đi an toàn đã không hề được ai nhắc tới.
Tôn Quang Tuấn
(19.6.1999)
- Olivier Todd là một trong số rất hiếm những ký giả Tây Phương thân thích với cả Sài-Gòn, Hà Nội và chiến khu của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, tức Việt Cộng. Cũng giống như phần lớn các đồng nghiệp Tây Phương của mình trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam, Olivier Todd có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với chánh phủ Sài-Gòn. Những bài phóng sự và bình luận tiêu cực của ông trong tờ Newsweek International đã được phong trào phản chiến Tây Phương khai thác triệt để. Olivier Todd đã từng gọi ông Thiệu là quỉ Satan và ca tụng Hồ Chí Minh như là thần thánh. Chỉ sau khi Hà Nội chiếm được miền Nam và để rơi bộ mặt độc tài khát máu và phi dân tộc của mình, Olivier Todd mới tỉnh ngộ ảo tưởng cộng sản.
- Tướng (ba sao) Phillip B. Davidson là một quân nhân nhà nghề, một chuyên viên về tình báo và là một sử gia của quân đội Hoa Kỳ. Ông đã tích cực phục vụ trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam như là Trưởng phòng Quân Báo của quân đội Mỹ (J2, MACV) ở Sài-Gòn từ 1967-1969. Ông đã bỏ ra 11 năm để hoàn thành quyển Vietnam at War, được coi như là một đóng góp chủ lực vào lịch sử quân sự của Chiến Cuộc Việt Nam.
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Từ Ban-Mê-Thuột đến cuộc triệt thoái Cao Nguyên
Mỗi năm, vào dịp kỷ niệm ngày Quân Lực 19.6, các tổ chức và hội đoàn hải ngoại, đặc biệt trong giới cựu quân nhân QLVNCH thường nhắc đến những cái chết hào hùng của các vị Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ và Phạm Văn Phú sau lịnh đầu hàng ngày 30.4.1975 của Tổng-thống-một-ngày Dương Văn Minh trước Cộng Sản xâm lược miền Bắc. Riêng tên tuổi Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lịnh Quân Ðoàn II và Quân Khu II luôn luôn được nhớ đến cùng với sự thất thủ Ban-mê-thuột và cuộc triệt thoái khỏi Cao Nguyên, mở đầu sự tan rã của QLVNCH như là một lực lượng chiến đấu vô cùng hữu hiệu trong suốt hai thập niên và sự sụp đổ của VNCH vào tay CSBV.
Sự kiện bi thảm đó đã trở thành một cơn “hội chứng” đối với người dân miền Nam, và mỗi lần nhớ lại biến cố, tên tuổi ông Nguyễn Văn Thiệu lại được gợi đến với tất cả lỗi lầm và trách nhiệm duy nhứt của cá nhân ông. Dĩ nhiên, với tư cách Tổng thống và Tổng Tư lịnh QLVNCH, ông Thiệu phải là người chịu trách nhiệm hàng đầu. Tuy nhiên, nhìn lại biến cố và bài học quá khứ, chúng ta cũng cần nên có cái nhìn thành thật và công bằng rằng trách nhiệm lịch sử đưa đến sự đánh mất miền Nam không hề nằm trên trách nhiệm đơn độc của một cá nhân nào, cũng như những trang chiến đấu của QLVNCH phải được viết bắt đầu từ hố cá nhân của người lính đi lên, chớ không phải từ trên trực thăng bay cao của ông tướng nhìn xuống.
Sự tin tưởng thông thường đến nay đều cho rằng việc thất thủ Ban-mê-thuột và cuộc rút bỏ Cao Nguyên xuất phát từ lịnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hồi còn trong tù cải tạo của CS, tôi có lần được nghe một anh bạn tù kể lại trận đánh Ban-mê-thuột. Ðơn vị của anh sắp sửa chiếm lại được thành phố thì đột nhiên được lịnh rút trở ra. Cho đến lúc vào tù CS, anh cũng không hiểu tại sao có cái lịnh quái ác đó. Rồi chúng tôi kết luận chỉ có ông tổng thống và tổng tư lịnh mới có quyền ra lịnh đó mà thôi. Người anh của tôi đi lính Biệt Ðộng Quân bị chết mất xác trong cuộc rút lui thảm khốc đó. Anh bạn tù của tôi bây giờ không biết ra sao. Cũng không biết được rằng giờ đây anh đã biết được những thực tế phũ phàng của quá khứ hay chưa?
Tất cả những sự kiện và chi tiết của bài viết dưới đây đều được căn cứ chủ yếu trên các quyển sách “Cruel Avril” (Éditions Robert Laffont, Paris, 1987) của Olivier Todd và “Vietnam at War” (Sedgwick & Jackson Publishers, London, 1989) của Lt. General Phillip B. Davidson, US Army (ret.)
Sau khi chiếm được Phước Long trong tuần lễ đầu tiên năm 1975 mà không gặp sự trở lại của các pháo đài bay B52 của Hoa Kỳ, cũng như lần đầu tiên không có cố gắng tái chiếm nào của QLVNCH, Bộ Chánh Trị ở Hà Nội thông qua một chiến lược hai năm đầy tham vọng nhằm mở rộng thêm nhiều cuộc tấn công đại qui mô ở miền Nam trong năm 1975 để tạo điều kiện cho một cuộc tổng tấn công trong năm 1976. Tại Sài-Gòn, để tố cáo hành vi xâm phạm trắng trợn và thô bạo Hiệp định Paris 1973 của Hà Nội, cũng như để động viên tinh thần dân chúng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu công bố ba ngày quốc tang cho Phước Long, ra lịnh đóng cửa tất các hộp đêm, khiêu vũ trường, rạp chớp bóng và sân khấu cải lương; những cuộc đá banh và đua ngựa cũng bị cấm.
Ngày 9.1.1975, Quân Ủy Trung Ương Hà Nội thông qua “Chiến dịch 275″ và gởi Ðại tướng Văn Tiến Dũng vào miền Nam để trực tiếp thi hành kế hoạch. Chiến dịch 275 của Hà Nội nhằm “giải phóng” vùng Cao Nguyên của miền Nam để nới rộng các hành lang tiếp vận phiá đông Trường Sơn. Ban-mê-thuột sẽ là “điểm” của mưu lược. Sở dĩ Hà Nội chọn chiến trường Cao Nguyên là vì tánh cách quan trọng chiến lược của khu lãnh thổ mênh mông nhưng thưa thớt nầy, nơi lực lượng phòng thủ của QLVNCH yếu kém nhứt. Ban-mê-thuột, nằm hai bên Quốc lộ 14 là trục giao thông chính của vùng Cao Nguyên và Quốc lộ 21 nối liền thành phố với bờ biển tại Nha Trang, là trung tâm dân cư lớn nhứt và cũng là hậu cứ chính của Quân Ðoàn II và Quân Khu II của Tướng Phú. Tại đây, Tướng Phú chỉ có trong tay hai sư đoàn bộ binh, cộng với bảy liên đoàn BÐQ và một lữ đoàn thiết giáp. (Sư đoàn 22BB gồm bốn trung đoàn giữ các tỉnh duyên hải Bình Ðịnh và Phú Yên. Sư đoàn 23BB phòng thủ toàn bộ vùng cao Nguyên với ba trung đoàn tại Pleiku và một tại Ban-mê-thuột. Phần lớn các liên đoàn BÐQ được bố trí ở phiá tây thị xã Kontum. Chỉ có một liên đoàn và một số đơn vị lực lượng địa phương phòng thủ Ban-mê-thuột).
Tướng Phú, với cương vị tư lịnh tại mặt trận, đã đóng góp vào sự thất thủ nhanh chóng của Ban-mê-thuột bằng Lỗi LẦM tai hại của ông. Mặc dầu trước đó đã được các tin tức từ Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài-Gòn, cũng như của chính Ðại tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng Tình báo QÐ II, báo động những cuộc chuyển quân khác thường của nhiều đại đơn vị cộng sản trong vùng mà mục tiêu chính nhắm vào Ban-mê-thuột, tuy nhiên cho đến phút cuối cùng Tướng Phú vẫn tin rằng quân CS sẽ tấn công Kontum hoặc Pleiku, nơi đặt đại bản doanh của ông. Chỉ đến đầu tháng ba Tướng Phú mới miễn cưỡng chuyển Trung Ðoàn 53/23BB về tăng cường Ban-mê-thuột, đưa lực lượng phòng ngự thành phố lên khoảng 2.000!
Trận đánh Ban-mê-thuột mở màn vào khoảng hai giờ sáng ngày 10.3 và đến 17 giờ 30 chiều cùng ngày, Văn Tiến Dũng đã có thể đánh điện về Hà Nội báo tin chiến thắng. Với ba sư đoàn, Dũng đã dự kiến cần phải mất ít nhứt một tuần lễ mới dứt điểm nỗi Ban-mê-thuột. Các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục ở những khu ngoại sang đến hai ngày sau, đặc biệt tại phi trường phiá tây thành phố, nơi Trung đoàn 53BB chống trả ác liệt. Một vài đơn vị QLVNCH lẻ loi còn chống cự đến tận ngày 18. Ngày 12, Tướng Phú báo tin về Sài-Gòn: Ban-mê-thuột đã thất thủ.
Trong một khoảng thời gian giữa ngày 11 hoặc 12 đã xảy ra một sự “ô nhục” cho QLVNCH. Trước khi cuộc tấn công của quân CS, Liên đoàn 23BÐQ đóng ở Buôn Hồ, khoảng ba chục cây số bắc Ban-mê-thuột. Khi các lực lượng Cộng quân bắt đầu tràn được vào trung tâm Ban-mê-thuột, LÐ 23 được lịnh tiến về giải toả thành phố. Sau khi đánh tan các nút chận của quân CS, LÐ 23 tiến được vào các khu vực ngoại ô của Ban-mê-thuột và đang dồn các lực lượng địch quân trước mặt trở vào trung tâm thành phố, nơi Sư đoàn 320 CSBV vừa mới chiếm giữ một cách lỏng lẻo. Ðúng ngay giữa thời cơ ấy, Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lịnh Sư đoàn 23BB, chỉ huy cuộc phản công từ một trực thăng bay trên cao, ra lịnh cho LÐ 23BÐQ ngừng tấn công và rút lui trở ra để lập một khu an toàn cho trực thăng đáp xuống di tản vợ con ông đang trú ẩn trong một căn cứ huấn luyện ở phiá đông-nam ngoài thành phố. Khi cuộc di tản gia đình ông tướng xong xuôi, LÐ 23BÐQ quay trở lại tiếp tục cuộc tấn công, để chỉ gặp các ngõ vào đã bị những lực lượng địch quân to lớn khoá chặt. Cơ hội duy nhứt để chiếm lại trung tâm thành phố trước khi quân CSBV củng cố được vị trí đã bị Tướng Tường hy sinh.
Ngày 12, tổng thống thiệu ra lịnh cho tướng phú tái chiếm Ban-mê-thuột. Ông Thiệu còn yêu cầu Ðại tá Lê Vĩnh Hòa, Giám đốc Ðài Truyền Hình Sài-Gòn gởi một toán chuyên viên quay phim để thu hình tại chỗ cuộc tái chiếm Ban-mê-thuột. (Olivier Todd: ibidem, trang 148). Nhưng cả ông Thiệu lẫn Tướng Phú đều có kế hoạch riêng.
Ðể giúp Tướng Phú lấy lại Ban-mê-thuột, Bộ TTM cho bốc đơn vị trừ bị cuối cùng, Liên đoàn 7BÐQ, đến Kontum để thay thế cho Trung đoàn 44 và Trung đoàn 45 thuộc Sư đoàn 23BB. Hai đơn vị sau cùng nầy được trực thăng vận đến Phước An, từ đó sẽ tấn công theo hướng tây để chiếm lại Ban-mê-thuột và phi trường (vẫn còn trong tay Trung đoàn 53 cố thủ). Chuẩn tướng Tường, ông tướng đã sử dụng các BÐQ để di tản vợ con, lãnh trách nhiệm điều động cuộc phản công.
Lực lượng phản công của Tướng Tường được trực thăng vận xuống Phước An ngày 15 và lập tức rơi vào hỗn loạn. Ban-mê-thuột là hậu cứ của hai Trung đoàn 44 và 45. Tất cả gia đình vợ con các binh sĩ đều tập trung ở đó. Khi vừa đặt chân xuống Phước An, thay vì lập đội hình để chiến đấu, phần lớn các binh sĩ tự động phá hàng ngũ và chạy đi tìm vợ con mình, theo gương ông tướng của họ. Khi đã gặp được vợ con, các binh sĩ lột bỏ quân phục và vất hết võ khí và lên đường cùng với gia đình của họ tìm về Nha Trang. Và như thế, cuộc phản công tái chiếm Ban-mê-thuột sụp đổ một cách thảm hại ngay cả trước khi bắt đầu. Tướng Tường, ông tướng đã làm ung thối cuộc phản công của LÐ 23BÐQ, lại một lần nữa ghi thêm thành tích làm ô nhục QLVNCH của ông ta. Một tràng đạn của Cộng quân quét trúng trực thăng của Tướng Tường. Một mảnh kim khí làm ông tướng bị trầy nhẹ nơi mặt. Thay vì chỉ cần dán lên đó một miếng băng cứu cấp cá nhân và tiếp tục nhiệm vụ chỉ huy, Tướng Tường tự mình báo cáo bị thương về cho Tướng Phú ở Pleiku và ra lịnh cho trực thăng bay thẳng về một bịnh viện an toàn ở Nha Trang.
Ngày 11, Tổng thống Thiệu họp với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại tướng Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên và Trung tướng Cố vấn An ninh Ðặng Văn Quang trong một buổi “điểm tâm làm việc” tại dinh Ðộc Lập. Sau khi ăn uống xong, ông Thiệu rút ra từ trong túi áo một tấm bản đồ nhỏ và trải xuống mặt bàn, chỉ vào đấy và nói với ban tham mưu của mình rằng với tình trạng cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ, QLVNCH không thể giữ nỗi bất cứ mọi nơi, do đó quân đội cần phải được tái phối trí để chỉ có thể bảo vệ được những khu vực xung yếu và sinh tử của miền Nam. Theo chiến lược mới, QLVNCH sẽ chống giữ toàn bộ phần lãnh thổ ở phiá nam một lằn ranh đông-tây bắt đầu từ phiá bắc Tuy Hòa ở vùng duyên hải kéo dài đến biên giới Cao Miên, tức toàn thể Quân Khu IV và Quân Khu III chung quanh Sài-Gòn. Các nơi nầy tập trung sự sung túc của miền Nam: dân cư đông đúc, lúa gạo đồng bằng Cửu Long và dầu hỏa mới phát hiện ngoài khơi Côn Sơn. Ngược về phiá bắc lằn ranh Tuy Hòa, một phần lớn vùng Cao Nguyên, tức Quân Khu II (kể cả Kontum và Pleiku) sẽ được rút bỏ. Ở Quân Khu I, quân đội sẽ chống giữ các “túi” ở Huế, nếu thất bại, sẽ lui về Ðà Nẵng; nếu không giữ nỗi Ðà Nẵng, sẽ rút về thị xã Quảng Ngãi, hoặc Qui Nhơn, và sau cùng, tuyến phòng thủ bắc Tuy Hòa. Các “túi” phòng thủ nầy có giá trị về mặt chiến lược cũng như về mặt tâm lý. Ban-mê-thuột sẽ được chiếm lại như là túi của vùng Cao Nguyên.
Ngày 14, ông Thiệu ra lịnh cho Tướng Phú gặp mình ở Cam Ranh và hỏi Tưóng Phú có thể nào lấy lại Ban-mê-thuột được không. Tướng Phú nói cần có lực lượng. Ông Thiệu nói chẳng có lực lượng nào cả. Sau đó ông Thiệu nói với Tướng Phú về chiến lược mới “đầu teo đít to” của mình và ra lịnh cho Tướng Phú: 1. rút các đơn vị chủ lực mà thôi ra khỏi Kontum và Pleiku và di chuyển tất cả về vùng bờ biển để phối trí lại một lực lượng tái chiếm Ban-mê-thuột; 2. bỏ lại các lực lượng địa phương quân và dân sự trong vùng Kontum và Pleiku; 3. giữ kín và thi hành kế hoạch càng sớm càng tốt; 4. sử dụng tỉnh lộ 7B bị bỏ hoang [nhằm tạo thế bất ngờ] để rút lui. (Phillip B. Davidson: ibidem, trang 777).
Nếu ông Thiệu muốn gây ra một thảm họa, có lẽ không có gì khác tốt hơn bốn lịnh trên. Nhưng việc Tướng Phú thi hành quyết định của ông Thiệu và cách xử lý của của ông còn tệ hại hơn nhiều.
Như đã xảy ra, cuộc rút lui khỏi Cao Nguyên là một sự tan vỡ ngay từ lúc bắt đầu. Tướng Phú và gần hết những sĩ quan cao cấp của Quân Ðoàn II bỏ mặc các toán quân và bay về Nha Trang ngay cả trước khi cuộc hành quân triệt thoái khởi sự. Chỉ có Chuẩn tướng Phạm Văn Tất, chỉ huy các lực lượng BÐQ vừa mới được ông Thiệu vinh thăng từ cấp đại tá qua sự nài nĩ cửa Tướng Phú tại Cam Ranh hai ngày trước đó, được Tướng Phú trao trách nhiệm ở lại điều động cuộc lui quân. Người ta bỗng nhiên mới hiểu ra được tại sao Tướng Phú đã hết lời xin thăng cấp tướng cho Ðại tá Tất. Lãnh đạo và kỷ luật mau chóng biến mất. Quân Ðoàn II như rắn không đầu: mỗi đơn vị, mỗi cá nhân tự lo lấy thân mình. Khi biết được bị bỏ rơi lại, các đơn vị địa phương – phần lớn người Thượng – nổi loạn. Sự tổn thất vượt quá mọi sự đo lường. Trong số 60.000 quân khởi hành về Tuy Hòa, chỉ có 20.000 đến được đích và hầu như không còn sức chiến đấu. Trong số 7.000 BÐQ, chỉ còn 700 sống sót. Sau trận đánh Ban-mê-thuột và cuộc rút lui khỏi Cao Nguyên, Quân Ðoàn II thực sự không còn hiện hữu như là một lực lượng chiến đấu nữa. Trong số 400.000 thường dân cố gắng chạy thoát bánh xích chiến xa và đại bác truy kích của quân CS, chỉ có 100.000 đến được Tuy Hòa. (Phillip B. Davidson: ibidem, trang 779).
Tổng thống Thiệu trút tất cả trách nhiệm lên Tướng Phú. Ông Thiệu xác nhận không có ra lịnh di tản cho Tướng Phú. Sau đó ông Thiệu lại nói rằng đáng lẽ ra vị tư lịnh Quân Ðoàn II phải chuẩn bị cuộc rút lui chu đáo hơn. Bộ Tổng Tham Mưu làm một bản phân tích hợp lý hơn: Tướng Phú chỉ có bốn mươi tám tiếng đồng hồ để chỉnh đốn hàng ngũ của ông. (Olivier Todd: ibidem, trang 175-176).
Tướng Phú thiết lập tổng hành dinh mới tại Nha Trang, trong khu vực tòa tỉnh trưởng Khánh Hòa. Sáng sớm ngày 1.4, không thông báo Tướng Phú, vị tỉnh trưởng ra lịnh cho nhân viên đóng cửa tất cả các phòng sở của họ. Lúc đầu, Tướng Phú không nhận thấy sự ra đi của các công chức và dân chính. Ðến khoảng giữa trưa, Tướng Phú bất thần chạy khắp các tầng lầu do những sĩ quan của ông chiếm ngụ và hô lớn: ẦChuồn ngay!” Hốt hoảng, ông cho gọi viên phi công trực thăng cá nhân và nói: ẦChúng ta đi thôi!” Và ông bay đi luôn. Thành phố Nha Trang lúc đó hãy còn im lìm trong giấc ngủ trưa. Nổi giận, ông Thiệu ra lịnh bắt giam Tướng Phú tại gia.
Tướng Phú uống thuốc tự tử tại nhà riêng ở đường Gia Long (ông mắc chứng lao phổi kinh niên) và từ trần tại bịnh viện Ðồn Ðất chiều ngày 30.4.1975. Cái chết của ông thường được nhắc nhở cùng chung với sự tuẩn tiết hào hùng của các vị Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai và Lê Nguyên Vỹ. Nhưng những cái chết khác của các sĩ quan và binh sĩ Trung Ðoàn 53BB không có tướng chỉ huy, và của các chiến sĩ BÐQ bỏ mạng dọc theo con lộ máu 7B để lót đường cho các ông tướng của mình ra đi an toàn đã không hề được ai nhắc tới.
Tôn Quang Tuấn
(19.6.1999)
- Olivier Todd là một trong số rất hiếm những ký giả Tây Phương thân thích với cả Sài-Gòn, Hà Nội và chiến khu của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, tức Việt Cộng. Cũng giống như phần lớn các đồng nghiệp Tây Phương của mình trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam, Olivier Todd có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với chánh phủ Sài-Gòn. Những bài phóng sự và bình luận tiêu cực của ông trong tờ Newsweek International đã được phong trào phản chiến Tây Phương khai thác triệt để. Olivier Todd đã từng gọi ông Thiệu là quỉ Satan và ca tụng Hồ Chí Minh như là thần thánh. Chỉ sau khi Hà Nội chiếm được miền Nam và để rơi bộ mặt độc tài khát máu và phi dân tộc của mình, Olivier Todd mới tỉnh ngộ ảo tưởng cộng sản.
- Tướng (ba sao) Phillip B. Davidson là một quân nhân nhà nghề, một chuyên viên về tình báo và là một sử gia của quân đội Hoa Kỳ. Ông đã tích cực phục vụ trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam như là Trưởng phòng Quân Báo của quân đội Mỹ (J2, MACV) ở Sài-Gòn từ 1967-1969. Ông đã bỏ ra 11 năm để hoàn thành quyển Vietnam at War, được coi như là một đóng góp chủ lực vào lịch sử quân sự của Chiến Cuộc Việt Nam.
Sinh Tồn chuyển